Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường ( qua khảo sát tại địa bàn có các khu công nghiệp tỉnh hà tĩnh) tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.6 KB, 25 trang )

`

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của luận án
Nghiên cứu dư luận xã hội (DLXH) có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý
xã hội. Ở Việt Nam, Đảng và nhà nước rất coi trọng công tác nghiên cứu DLXH. Từ
năm 2009 đến nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết; Thông báo; Kết
luận quan trọng có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu DLXH. Trong quá trình hội nhập
kinh tế, Đảng và nhà nước luôn xem mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại
hóa (CNH-HĐH) là mục tiêu hàng đầu. Kết quả sau hơn 30 năm thực hiện đường lối
đổi mới (kể từ Đại hội VI của Đảng) đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội… Trong đó, nổi bật nhất là trên lĩnh vực kinh tế với nhiều
kết quả đạt được đáng khích lệ. Hiện nay, chúng ta đang thu hút đầu tư nước ngoài
(FDI) mạnh mẽ, phát triển nhiều khu công nghiệp (KCN), (KCX) trên phạm vi cả
nước, nhằm phát huy tiềm năng kinh tế của địa phương, đồng thời tạo ra một lượng
việc làm lớn cho thị trường lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu do ngành
công nghiệp mang lại, nước ta đang phải đối diện với tình trạng ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng do chất thải từ các KCN – KCX. Công tác quản lý môi trường của các cơ
quan chức năng còn nhiều hạn chế; nhận thức, thái độ và hành vi của các tầng lớp nhân
dân về vấn đề này còn rất yếu, vai trò của DLXH trong việc phòng, chống các hành vi
gây ô nhiễm môi trường còn chưa được thể hiện nhiều nên càng tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp có nhiều hành vi gây ô nhiễm, môi trường. Đặc biệt, thời gian
qua các thế lực thù địch liên tục lợi dụng vấn đề ô nhiễm môi trường từ các KCN để tụ
tập, gây rối, biểu tình, gây mất ổn định xã hội ở nhiều địa phương. Trong những năm
qua, Hà Tĩnh là địa phương tiên phong trong việc thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) và
phát triển doanh nghiệp. Hiện nay, Hà Tĩnh có trên 20 cụm, KCN có mặt tại hầu hết
các huyện, thị trong toàn tỉnh, nổi trội hơn tất cả là khu kinh tế Vũng Áng tại huyện Kỳ
Anh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế, thu hút
đầu tư nước ngoài, Hà Tĩnh cũng là địa phương đang đối diện với vấn đề ô nhiễm môi
trường từ các KCN. Các thế lực thù địch liên tục lợi dụng; xuyên tạc vấn đề môi


trường để kích động tụ tập, biểu tình gây mất ổn định anh ninh và trật tự an toàn xã hội,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) chung của toàn
tỉnh, các cấp chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đôi khi còn lúng túng, bối rối trong việc xử lý
“điểm nóng” do các sự cố môi trường gây ra. Chính vì vậy, nghiên cứu “Dư luận xã
hội về bảo vệ môi trường qua nghiên cứu tại địa bàn có các KCN tỉnh Hà Tĩnh”
thực sự là vấn đề rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục tiêu và nghiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu DLXH về BVMT tại địa bàn có các KCN tỉnh Hà Tĩnh; đề xuất
một số giải pháp thông tin, tuyên truyền định hướng DLXH tạo sự đồng thuận xã hội
trong nhân dân về vấn đề BVMT tại các khu vực này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của DLXH về BVMT bao gồm: lý thuyết,
khái niệm, bản chất, đặc điểm, các cách tiếp cận nghiên cứu và các phát hiện lý luận.
1


- Tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng DLXH tại địa bàn nghiên cứu về
vấn đề BVMT
- Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến DLXH tại địa bàn nghiên cứu về vấn
đề BVMT.
- Đề xuất giải pháp cơ bản trong thông tin, tuyên truyền, định hướng DLXH về
BVMT tại địa bàn có các KCN tỉnh Hà Tĩnh.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường
3.2. Khách thể nghiên cứu
Người dân sinh sống và làm việc tại địa bàn có các KCN tỉnh Hà Tĩnh
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi địa bàn khảo sát: Địa bàn có các KCN tỉnh Hà Tĩnh.

- Phạm vi thời gian: nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ năm 2016
đến nay
- Phạm vi nội dung: Luận án tập trung làm rõ DLXH về nhận thức, thái độ và
xu hướng hành động của người dân đối với các hoạt động BVMT; Luận án tập trung
làm rõ DLXH về bảo vệ môi trường tự nhiên.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án nhằm trả lời một số câu hỏi nghiên cứu cơ bản sau đây:
Câu hỏi thứ nhất: Thực trạng dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại địa bàn
có các KCN tỉnh Hà Tĩnh hiện nay như thế nào?
Câu hỏi thứ hai: Truyền thông đại chúng có ảnh hưởng như thế nào đến DLXH
về BVMT?
Câu hỏi thứ ba: Mạng xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến DLXH về bảo vệ
môi trường?
Câu hỏi thứ tư: Các yếu tố liên quan đến đặc điểm cá nhân có ảnh hưởng như
thế nào đến DLXH về BVMT?
5. Giả thuyết nghiên cứu và các biến số
5.1. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Dư luận xã hội quan tâm, lo lắng về các vấn đề môi trường và
không hài lòng với các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương.
Giả thuyết 2:. Truyền thông đại chúng (truyền hình và báo mạng điện tử) có
ảnh hưởng đáng kể đến các chiều cạnh của dư luận xã hội về bảo vệ môi trường. Tiếp
cận với truyền thông đại chúng làm tăng nhận thức, thái độ, thúc đẩy xu hướng hành
động bảo vệ môi trường.
Giả thuyết 3: Mạng xã hội (facebook và youtube) có ảnh hưởng đáng kể đến
các chiều cạnh của dư luận xã hội về bảo vệ môi trường. Tiếp cận với mạng xã hội
(facebook và youtube) làm tăng nhận thức, thái độ và thúc đẩy xu hướng hành động
bảo vệ môi trường.
Giả thuyết 4: Điều kiện kinh tế và tôn giáo có ảnh hưởng đáng kể đến các chiều
cạnh của dư luận xã hội về bảo vệ môi trường. Điều kiện kinh tế càng tốt càng làm tăng
nhận thức, thái độ và thúc đẩy hướng hành động bảo vệ môi trường.

5.2. Các biến số
Các biến số độc lập: hệ thống chính sách, pháp luật; truyền thông đại chúng
2


Các biến phụ thuộc: nhận thức, thái độ, xu hướng hành động của các tầng lớp
nhân dân về hoạt động BVMT.
Các biến số can thiệp: bối cảnh đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập
quốc tế.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu được xây dựng trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời
bám sát các quan điểm lý luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về
DLXH và BVMT.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp thu thập thông tin định tính
- Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn sâu18 người bao gồm: cán bộ lãnh
đạo quản lý truyền thông và quản lý môi trường; người dân đang sinh sống tại TP. Hà
Tĩnh và Huyện Kỳ Anh.
- Phương pháp phân tích tài liệu: phân tích nội dung các tư liệu, tài liệu văn
bản trong nước và quốc tế có liên quan đến DLXH về BVMT.
6.2.2. Phương pháp thu thập thông tin định lượng
Luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu câu hỏi có sẵn
bao gồm 900 phiếu ở Thành phố Hà Tĩnh và Huyện Kỳ Anh.
6.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu điều tra xã hội học được nhập liệu bằng phần mềm Epidata 1.3 và
được xử lý bằng phần mềm thống kê chuyên dụng SPSS 20.0. Trên cơ sở số liệu
được nhập, tác giả tiến hành phân tích tần xuất (frequency), phân tích nhị biến
(crosstabs), hồi qui phi tuyến (logistic regression).

7. Điểm mới của luận án
- Luận án đầu tiên tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống về lý luận và thực
tiễn dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại địa bàn có các khu công nghiệp tỉnh Hà
Tĩnh dưới góc độ tiếp cận xã hội học; Luận án góp phần luận giải và làm sáng tỏ nhận
thức, thái độ và xu hướng hành động của các tầng lớp nhân dân về bảo vệ môi
trường; Luận án xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến dư luận xã hội về bảo vệ
môi trường; Luận án sử dụng phương pháp phân tích điểm tin, bài về BVMT trên báo
chí và MXH, tác giả sử dụng phần mềm quét các tin, bài trên báo chí bằng sử dụng
công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu lớn (Big Data).
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
8.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý thuyết DLXH về
BVMT như: Lý thuyết không gian công cộng của Habermas; Lý thuyết vòng xoắn im
lặng của Noelle Neumman và lý thuyết truyền thông can thiệp xã hội; Kết quả nghiên
cứu của luận án sẽ cung cấp tri thức khoa học cho việc nghiên cứu và giảng dạy về
chủ đề DLXH. Luận án là tài liệu tham khảo cho các bộ môn xã hội học khác.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án góp phần xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo đo lường và đánh
giá DLXH về BVMT; Cung cấp thông tin khoa học để nắm bắt được thực trạng
DLXH; Đề xuất và kiến nghị và những giải pháp dựa trên các bằng chứng khoa học
3


và cơ sở thực tiễn nhằm định hướng DLXH, tạo sự đồng thuận trong xã hội về vấn đề
BVMT.
9. Kết cấu của luận án
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung chính của Luận án gồm 04 chương.
- Chương I. Tổng quan tình hình nghiên cứu DLXH về BVMT
- Chương II. Cơ sở lý luận nghiên cứu DLXH về bảo vệ môi trường

- Chương III.Thực trạng DLXH về BVMT tại địa bàn có các khu công nghiệp
tỉnh Hà Tĩnh
- Chương IV. Những yếu tố ảnh hưởng đến DLXH về BVMT và giải pháp
thông tin, tuyên truyền định hướng DLXH
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Luận án tổng quan tình hình nghiên cứu DLXH dựa trên một số nhóm vấn đề:
i) Sự hình thành và phát triển khái niệm DLXH; ii) Chỉ báo đo lường DLXH; Quá
trình hình thành DLXH; iii) các chỉ báo đo lường BVMT; iv) nghiên cứu DLXH về
BVMT ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam với mục đích xác định khái niệm,
công cụ nghiên cứu và các khoảng trống nghiên cứu mà các nghiên cứu trước đó
chưa giải quyết được.
1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHÁI NIỆM DLXH
Tổng quan tình hình nghiên cứu về lịch sử phát triển khái niệm DLXH cho
thấy khái niệm DLXH khá phong phú và đa dạng. Khái niệm DLXH được định
nghĩa rất khác nhau và được phát triển bởi các nhà khoa học xã hội trên thế giới theo
chu trình thời gian. Một số tác giả tiêu biểu ở nước ngoài đã có định nghĩa về DLXH
như: Jean-Jacques Rousseau (1712-1778) là người đầu tiên đề cập đến thuật ngữ dư
luận. Vào thế kỷ XIX, Wiliam Alexander Makinnon (1784-1870) nêu quan điểm về
DLXH; Abbot Lawrence Lowell (1856-1943); Theo Young (1923), Folsom (1931);
Floyd H. Allport (1890-1979); Warner (1939); Steinberg Charles S (1958); Richter
(1977); Valdimer Orlando Key (1908-1963); Barbara A.Bardes và Robert
W.Oldendick (2007). Ở Việt Nam, trong quan niệm về DLXH của các nhà khoa học
cũng như những người có quan tâm đến khái niệm DLXH cũng còn nhiều điểm rất
khác nhau. Các nhà khoa học ở Việt Nam thường tranh luận “DLXH là ý kiến của cá
nhân hay DLXH là ý kiến của đa số? Một số học giả quan niệm chỉ có ý kiến của đa
số mới được coi là DLXH. Tuy nhiên, một số học giả khác lại cho rằng DLXH bao
gồm các ý kiến không chỉ của đa số mà còn cả của thiểu số. Một số nhà khoa học ở
Việt Nam đã có định nghĩa về DLXH được đăng trên các tài liệu uy tín như: Mai

Quỳnh Nam; Phạm Chiến Khu; Lê Ngọc Hùng; Nguyễn Quý Thanh; Bùi Phương
Đình; Phan Tân ...
1.2. HỆ THỐNG CHỈ BÁO ĐO LƯỜNG DƯ LUẬN XÃ HỘI
Tổng quan tình hình nghiên cứu về chỉ báo đo lường DLXH cho thấy các
nghiên cứu về DLXH thường được các nhà khoa học trong và ngoài nước sử dụng
các chỉ báo khác nhau để đo lường. Phillip Converse (1964) cho rằng DLXH bao
4


gồm 2 luồng ý kiến đến từ giới thượng lưu và công chúng; Robert Lane (1973) cho
rằng DLXH không chỉ là ý kiến của giới thượng lưu mà còn là của mọi người dân có
nhận thức khác. Barbara. Farhar và cộng sự (1979) đã nghiên cứu DLXH dựa trên các
chỉ báo là: hiểu biết (knowledge), thái độ (attitude) và niềm tin (belief). Stanley
Feldman (1988) đã cho rằng DLXH được đo lường dựa trên: thái độ, niềm tin và
nhạy cảm chính trị của người dân trong cộng đồng. David P. Daniels và Jon A.
Krosnick (2011) đo lường DLXH về môi trường thông qua: thái độ; niềm tin; mong
muốn. Elliott, Regens và Seldon (1995 đã dựa trên các chỉ báo đo lường DLXH bao
gồm: thái độ, niềm tin, sự kỳ vọng của nhân dân. Edward Maguire, Devon Johnson
(2015) sử dụng chỉ báo thái độ để đo lường DLXH. W. Phillips Davison (2016) cho
rằng DLXH được đo lường bằng các chỉ báo: nhận thức, thái độ và niềm tin về một
chủ đề cụ thể. Ở Việt Nam, tác giả Lê Ngọc Hùng cho rằng DLXH được đo lường
bằng 3 chỉ báo cơ bản đó là: nhận thức, thái độ và xu hướng hành động của các tầng
lớp nhân dân. Tác giả Nguyễn Quý Thanh (2006) cho rằng dư luận được hình thành
trên cơ sở tương tác các ý kiến cá nhân. Các ý kiến cá nhân hình thành trên cơ sở tâm
thế, thái độ của họ, do đó, nếu xét theo chiều cạnh về “chất” thì DLXH gồm 3 thành
phần: tình cảm, duy lý và ý chí. Tác giả Phạm Chiến Khu (2006) cho rằng DLXH bao
gồm các luồng ý kiến khác nhau về một vấn đề. Tác giả Vũ Thị Minh Chi (2016)
phân tích DLXH về biến đổi xã hội trong công cuộc đổi mới theo các chỉ báo: nhận
thức; thái độ; ý kiến đánh giá và mong muốn của người dân về biến đổi xã hội. Tác
giả Mai Quỳnh Nam (2015) cho rằng: ngoài những yếu tố của tri thức đúng đắn,

trong cấu trúc của DLXH còn có cả khái niệm – hình ảnh khái quát của nhiều ấn
tượng cảm xúc, tri thức nhìn thấy rất phức tạp. Tác giả Bùi Phương Đình (2017) cho
rằng DLXH được đo lường bằng các chỉ báo: nhận thức, thái độ và xu hướng hành
động.
1.3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH DƯ LUẬN XÃ HỘI
Tổng quan về quá trình hình thành DLXH xã hội cho thấy các quan điểm về sự
hình thành DLXH của các nhà khoa học trong và ngoài nước tương đối khác nhau.
Bryce (1838-1922) đã đưa ra một mô hình về quá trình hình thành DLXH bao gồm:
xuất hiện tình cảm tức thời sau khi nghe hoặc đọc sự kiện; sự việc được làm rõ và
truyền thông truyền đi và giao tiếp cá nhân với nhau; suy nghĩ, phán xét, đánh giá và
hình thành ý kiến; biểu lộ ý kiến; trao đổi, tranh luận về ý kiến; Huy động gắn kết “số
đông tin cậy”; hành động của cá nhân, nhóm và các tổ chức; phản hồi lại hệ thống
chính sách công; thay đổi sự kiện hoặc chính sách. Theo Foote và Hart (1953), quá
trình hình thành DLXH trải qua 5 giai đoạn sau: giai đoạn vấn đề trong đó một vài tình
huống được một cá nhân hay nhóm cụ thể xác định có tính vấn đề; giai đoạn đề xuất, ở
đó một hoặc nhiều hơn các hành động được hình thành để đáp lại vấn đề đó; giai đoạn
chính sách; giai đoạn chương trình trong thời gian này quá trình đã được thông qua của
hành động thực hiện; giai đoạn đánh giá. Daniel Yankelovich (1992) đã đề cập đến 7
giai đoạn hình thành DLXH bao gồm: hình thành nhận thức; phân tích sâu hơn vấn đề;
tìm kiếm các giải pháp; thông suốt về nhận thức; nhìn nhận lại sự lựa chọn; hình thành
một tư duy chuẩn; hình thành ý kiến đánh giá dựa trên cả đạo đức và tình cảm. Hiện
nay, ở Việt Nam, quan điểm về sự hình thành DLXH của các nhà khoa học cũng có
sự khác nhau. Tác giả Nguyễn Quý Thanh (2006) cho rằng quá trình hình thành
DLXH thường qua các giai đoạn: Thứ nhất, các cá nhân biết đến sự kiện/ vấn đề; Thứ
5


hai, hình thành ý kiến cá nhân trên cơ sở tâm thế và tiền tâm thế của họ. Thứ ba, sự
tương tác các ý kiến, tạo thành ý kiến chung của nhóm nhỏ rồi tới nhóm lớn. Quá
trình tương tác này diễn ra khá dài, không có giới hạn thời gian; Thứ tư, hình thành ý

kiến chung gọi là DLXH.Thứ năm, nếu vấn đề DLXH đề cập tới được giải quyết triệt
để và thoả đáng, DLXH sẽ đi theo hướng bị triệt tiêu, hình thành DLXH mới ủng hộ
cách giải quyết; Thứ sáu, nếu vấn đề không được giải quyết triệt để và thoả đáng thì
một mặt, DLXH cũ vẫn tồn tại và cường độ tăng cường, mặt khác, xuất hiện DLXH
mới về cách thức giải quyết. Tuy nhiên, tác giả Phạm Chiến Khu (2006) cho rằng quá
trình hình thành DLXH chỉ bao gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn tiếp nhận thông tin; Giai
đoạn hình thành các ý kiến cá nhân; Giai đoạn trao đổi ý kiến giữa các cá nhân; Giai
đoạn hình thành các luồng ý kiến chung (DLXH). Tác giả Lương Khắc Hiếu (2014)
cho rằng quá trình hình thành DLXH thường trải qua 4 giai đoạn: giai đoạn hình
thành ý kiến cá nhân; giai đoạn trao đổi thông tin thông qua giao tiếp xã hội; giai
đoạn thống nhất ý kiến, hình thành về cơ bản sự phán xét đánh giá chung; giai đoạn
DLXH chính thức hình thành.
1.4. ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN XÃ HỘI
Tổng quan tình hình nghiên cứu về định hướng DLXH cho thấy “Định hướng
DLXH” là khái niệm ít được đề cập tại các nước phương tây. Một số nhà khoa học tại
Việt Nam còn cho rằng đã là thông tin DLXH thì tại sao lại phải định hướng? Hiện
nay, khái niệm này ở Việt Nam cũng đang gây ra nhiều ý kiến, quan điểm hay cách
hiểu khác nhau trong các nhà khoa học. Theo Nguyễn Đình Gấm (2003) “Định hướng
DLXH” là một quá trình tác động hợp quy luật vào diễn biến của nó nhằm xác định
phương hướng đúng để hướng dẫn, thúc đẩy sự hình thành DLXH tích cực, có tính tư
tưởng cao, khách quan, chân thực, tập trung thống nhất và có tác động giáo dục”.
Nguyễn Quý Thanh (2006) khi bàn về định hướng DLXH, tác giả đã đề cập đến khái
niệm “DLXH trưởng thành”. Tác giả cho rằng “DLXH trưởng thành” là nguồn thông
tin tốt trong công tác quản lý và tuyên truyền định hướng DLXH. “DLXH trưởng
thành” đóng vai trò tích cực đối với sự phát triển của xã hội, còn “DLXH chưa trưởng
thành” thì không nên sử dụng trong công tác quản lý và tuyên truyền, định hướng vì
những đánh giá của nó chưa đủ độ tin cậy. Theo Lương Khắc Hiếu (2014) định
hướng DLXH có mục đích là xác định phương hướng đúng cho dư luận. Định hướng
DLXH còn là quá trình hướng dẫn, thúc đẩy DLXH diễn ra theo mục đích đã xác
định, làm cho sự diễn biến của DLXH theo mục đích đã xác định, làm cho sự diễn

biến của dư luận là một quá trình tự giác chứ không phải là quá trình tự phát, mò mẫm.
Viện DLXH (1998) trong cuốn tài liệu nghiệp vụ công tác nghiên cứu DLXH cũng đã
chỉ ra: thành công của công tác thông tin, tuyên truyền thể hiện ở chỗ tạo ra được
DLXH chín chắn, có các thái độ, phán xét đánh giá đúng đắn về các sự kiện, hiện
tượng, vấn đề xã hội... Nếu công tác thông tin, tuyên truyền nói một đằng, DLXH nói
một nẻo thì đó là sự thất bại của công tác thông tin, tuyên truyền. Phan Tân (2015) đã
nêu sự cần thiết phải định hướng DLXH đã đề cập đến khái niệm “DLXH lành mạnh”.
Theo tác giả, khi thuật ngữ dư luận lành mạnh và định hướng dư luận lành mạnh được
đưa ra không ít người đã phản đối phạm trù này bởi lý do dư luận là dư luận thì bản
thân đã là nó, đã không còn định hướng và chỉ có thể định hướng khi chưa là dư luận.
Tác giả Đỗ Chí Nghĩa (2011) đã nêu rõ vai trò của báo chí trong định hướng DLXH và
6


cho rằng sự phát triển của báo chí gắn liền với ý thức hệ, lợi ích của các tầng lớp dân
cư, các tổ chức chính trị mà nó đại diện.
1.5. CHỈ BÁO ĐO LƯỜNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Nghiên cứu sinh cũng đã tổng quan hệ thống các chỉ báo đo lường bảo vệ môi
trường, tập trung khai thác và sử dụng các hệ thống chỉ báo đo lường BVMT trong hệ
thống luật pháp về BVMT bao gồm: Luật BVMT (1993); Luật BVMT (2005); Luật
BVMT(2014). Cụ thể như sau: Hệ thống chỉ báo đo lường BVMT chủ yếu được
phân tích cụ thể trong hệ thống luật pháp về BVMT. Luật BVMT (1993) đã nêu rõ:
BVMT là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi
trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con
người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài
nguyên thiên nhiên. Luật BVMT (2005) cũng nêu BVMT là hoạt động giữ cho môi
trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường,
ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi
trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng
sinh học. Luật BVMT (2014) cũng đã nêu: “Hoạt động BVMT là hoạt động giữ

gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi
trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành”.
1.6. NGHIÊN CỨU DLXH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Hiện nay, trên thế giới, có một số nghiên cứu DLXH về BVMT. Các nghiên
cứu này thường tập trung vào các yếu tố: nhận thức; thái độ và hành động của người
dân về BVMT để phân tích. Cụ thể như sau:
Nhận thức của người dân về BVMT
Ở Mỹ, vào năm 1996, hãng Princeton đã đưa ra 15 vấn đề mà người dân lo
ngại nhất. Vấn đề môi trường chỉ đứng thứ 14 trong số 15 vấn đề. Hãng CBS và tạp
chí Newyork Times cũng đã trưng cầu người dân Mỹ về những vấn đề quan trọng mà
nước Mỹ phải đối mặt, kết quả nghiên cứu cho thấy: chỉ có 2% người được hỏi cho
rằng môi trường là vấn đề quan trọng, xếp sau vấn đề tội phạm. Vào năm 1996,
Trung tâm điều tra DLXH Roper tiến hành điều tra DLXH về những vấn đề đáng lo
ngại trong xã hội Mỹ, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chỉ có 12% người được hỏi
cho rằng ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước là vấn đề mà người dân Mỹ lo
lắng nhất. Kết quả nghiên cứu của Kristina Juraite (2002 cho thấy chỉ có 21% người
được hỏi cho rằng vấn đề BVMT là quan trọng, xếp sau các vấn đề “tội phạm”,
“nghiện rượu”, “nghiện ma túy” và “HIV/AIDS”. Kết quả nghiên cứu của Nancy
Lubin cho thấy: chỉ có 1/3 người được hỏi xếp môi trường vào vấn đề quan trọng
nhất. ½ số người được hỏi ở Kazakhstan và 1/3 số người được hỏi ở Uzbekistan cho
rằng môi trường đang ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cuộc sống của người dân.
Nghiên cứu cũng chỉ rõ nhận thức chính trị của người được hỏi về môi trường là chưa
tốt và vấn đề về môi trường sẽ được cải thiện nếu vấn đề này được đặt cân bằng với
phát triển kinh tế, chính trị và biến đổi xã hội. Trung tâm nghiên cứu PEW khi hỏi về
những lĩnh vực ưu tiên mà Chính phủ cần phải giải quyết, vấn đề về “BVMT” cũng
không được nhiều người được hỏi lựa chọn.
Ở Việt Nam, tác giả Võ Thành Danh (2010) cho rằng người dân trên địa bàn
nghiên cứu có nhận thức cao về vấn nạn ô nhiễm nguồn nước. Trong các vấn đề xã
7



hội, vấn đề “Giáo dục”, “Nghèo đói” và “Ô nhiễm môi trường” được người dân quan
tâm nhiều nhất. Kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Thanh Thảo và cộng sự (2013)
cho thấy, nhìn chung đối tượng khảo sát có kiến thức và sự hiểu biết cơ bản về môi
trường. Có từ 55% -63% người được hỏi trả lời đúng nguyên nhân gây nên hiện
tượng biến đổi khí hậu. Khái niệm phát triển bền vững còn khá xa lạ với người được
hỏi chỉ có từ 16%-23% học sinh hiểu đúng. Trên 80% người được hỏi trả lời đúng
các câu hỏi kiến thức cơ bản liên quan đến tài nguyên thiên nhiên và vấn đề sử dụng
hợp lý các nguồn tài nguyên, sự ô nhiễm và sự suy thoái của môi trường. Vũ Thị
Minh Chi (2016) cho rằng “Môi trường” và “An toàn thực phẩm” là hai vấn đề được
nhiều người dân cho là quan trọng ở nước ta hiện nay [Môi trường (62%); an toàn
thực phẩm (64.4%)]. So sánh vấn đề môi trường trên tổng số 36 vấn đề được người
dân đánh giá quan trọng của đất nước thì vấn đề môi trường đứng xếp hạng thứ 7 trên
tổng số 36 vấn đề được liệt kê.
Thái độ của người dân về BVMT
Nghiên cứu DLXH về BVMT của Gillroy và Sapiro (1986) đã nêu rõ người
dân rất quan tâm đến vấn đề BVMT và họ cảm thấy lo lắng về vấn đề này. Sự lo lắng của
người dân về BVMT có xu hướng biến đổi theo tiến trình trình thời gian. Riley E. Dunlap
(1991) đã nghiên cứu quá trình biến đổi DLXH về môi trường từ những năm 1965 đến
1990. Kết quả của nghiên cứu cho thấy:những lo lắng của người dân về môi trường phát
triển mạnh mẽ vào cuối những năm 1960 và đạt đỉnh điểm vào năm 1970, những lo lắng về
môi trường có phần giảm vào đầu những năm 70 và giữ nguyên trong vòng 10 năm; vào
những năm 80 cho thấy xu hướng gia tăng những lo ngại của người dân về các vấn đề môi
trường.Vào năm 1996, Everett Carll và Karlyn Bowman (1996) đã tiến hành nghiên cứu
DLXH theo chu trình thời gian và liệt kê một số các cuộc thăm dò DLXH do các cơ quan
truyền thông Mỹ tiến hành về môi trường. Vào những năm cuối 1960 và đầu năm 1970 ở
Mỹ, vấn đề BVMT rất ít được người dân quan tâm. Young đã kết luận rằng BVMT thường
xuyên gắn liền với 3 kết quả liên quan đến thái độ của người dân là: Sự quan tâm, lo lắng
của người dân về các vấn đề liên quan đến môi trường đang tăng lên; sự hỗ trợ của cộng

đồng về các chính sách, ý tưởng về môi trường đang tăng lên; Ngày càng nhiều các hoạt
động về BVMT xuất hiện đặc biệt là các hoạt động của Đảng xanh, những nhóm môi
trường. Vào năm 2010, IPSOS Mori đã làm rõ các vấn đề nghiên cứu: sự lo ngại của người
dân về môi trường, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trách nhiệm của nhân dân với môi
trường. Kết quả nghiên cứu của Wang Hongyi (2014) trên trang China Daily cho thấy: hơn
50% số người được hỏi bày tỏ thái độ lo lắng về vấn đề môi trường. 83% người được hỏi lo
lắng về ô nhiễm không khí và cho rằng ô nhiễm không khí đang trở thành vấn đề hệ trọng ở
Trung Quốc Tác giả Pippa Norris (2008) đã có công trình nghiên cứu “DLXH về BVMT ở
Vương Quốc Anh”. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những lo lắng của người dân về các vấn đề
môi trường cụ thể như: xử lý nước thải, sự tiệt chủng của thực vật và động vật; thuốc trừ
sâu, chất hóa học; thủng tầng ozone; rủi ro của năng lượng nguyên tử; chất lượng nước
uống; hiệu ứng nhà kính; cạn kiệt nhiên liệu; gia tăng dân số. Người được hỏi thường quan
tâm, lo lắng đến những vấn đề môi trường trong nước hơn là những vấn đề bên ngoà quốc
tế. Trong nghiên cứu “DLXH về biến đổi xã hội”, tác giả Vũ Thị Minh Chi (2016) cho
rằng vấn đề môi trường được người dân rất quan tâm, lo lắng... Tác giả đưa ra 3 tiêu chí
đánh giá về vấn đề quản lý môi trường: môi trường làm việc ảnh hưởng đến sức khỏe, có số
người lựa chọn câu trả lời thấp hơn so với 2 tiêu chí môi trường bị tàn phá (63%); BVMT
8


(73%). Nghiên cứu cũng cho thấy người dân không hài lòng với công tác quản lý môi
trường tự nhiên ở cấp vĩ mô, cho rằng chưa thực sự hiệu quả, việc quản lý môi trường
không tốt gây ra tâm trạng băn khoăn, lo lắng của người dân. Tác giả Wang Hongyi (2014)
trên trang China Daily đã cho rằng 60% người Trung Quốc mong muốn Chính phủ dành sự
ưu tiên hàng đầu trong vấn đề BVMT trong điều kiện nhà nước cần phát triển kinh tế [85].
Tác giả Vũ Thị Minh Chi (2016) cho rằng nhân dân mong muốn Đảng và Nhà nước quan
tâm nhất là: BVMT (73%); “xóa đói giảm nghèo” (67.8%); “Chất lượng y tế” (67.6%);
“Chấn hưng giáo dục” (49%); “Chính sách giá cả” (46.5%); “Lao động việc làm” (48.9%);
“Chính sách kinh tế” (40%); “Phát triển khoa học kỹ thuật” (37.4%); “Bảo hiểm xã hội”
(26.8%); “Phát triển văn hóa – thể thao – du lịch” (24.3%).

Hành động BVMT
Tác giả Kristina Juraite (2002) chỉ rõ những hành động BVMT mà người được
hỏi thường xuyên thực hiện như: “chăm sóc các con vật” (52%); “trồng cây” (52%);
“làm vườn’ (46%); “nhặt rác thải” (45%). Nghiên cứu cũng đã chỉ rõ nhận thức của
người được hỏi về môi trường và chỉ rõ các nguồn thông tin mà người được hỏi chủ
yếu tiếp cận: tivi (87%); báo chí (65%); đài phát thanh (55%); tạp chí (31%); gia
đình, bạn bè và đồng nghiệp (28%); sách (8%); băng rôn, poster (8%); bài giảng, họp
và thảo luận (7%); trường học (4%); khác (1%). Trần Thanh Thảo và cộng sự (2013)
cũng đã có nghiên cứu về hành động bảo vệ môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
có trên 55% học sinh đã tham gia các hành động liên quan đến môi trường, trong đó
ngoài các hành động mang tính chất cá nhân như “bỏ rác đúng nơi quy định”, “dọn dẹp
vệ sinh cá nhân”, “tái sử dụng lại vật liệu”, “chăm sóc cây cảnh” … người được hỏi
tham gia các hành động BVMT mang tính cộng đồng như: “khuyến khích mọi người
bỏ rác đúng nơi quy định”, “phê phán các hành vi sai lệch trong BVMT”. Tác giả đã sử
dụng câu hỏi mở để khảo sát các hành động BVMT cụ thể là các em học sinh đã: “tích
cực học tập và tìm hiểu về môi trường”; “trồng cây xanh”, “giữ gìn vệ sinh chung”,
“bỏ rác đúng nơi quy định”, “không khạc nhổ bừa bãi”, “sử dụng phương tiện công
cộng”, “hạn chế sử dụng túi nilon”, “tiết kiệm sử dụng các nguồn tài nguyên và năng
lượng”, “tăng cường sử dụng các nguồn nguyên liệu sạch và thân thiện với môi
trường”; “tuyên truyền, kêu gọi mọi người trong gia đình và ngoài xã hội có ý thức
BVMT”. Tác giả Lê Thị Minh và Quách Văn Toàn Em (2012) trong đề tài “Nâng cao
nhận thức cho học sinh về môi trường ở một số trường Trung học cơ sở quận Bình
Thạnh thành phố Hồ Chí Minh” đã cho thấy các em học sinh đã có các hành động
BVMT như: “tiết kiệm điện, nước”; “bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định”; và “tham
gia dọn dẹp vệ sinh trường lớp”. “Việc tái chế, tái sử dụng rác, phân loại rác” chưa
được các em quan tâm. Nhìn chung, hành vi của các em chỉ dừng lại ở những hành
động BVMT ở trường lớp, nơi có người giám sát và đánh giá, chứ chưa phát triển và
phổ biến ở cộng đồng. Tác giả Nguyễn Thị Kim Liên (2016) đã nghiên cứu “Ý thức
BVMT nước của người dân sinh sống tại kênh Nhiều Lộc - Thị Nghè ở thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay”. Kết quả cho thấy hầu hết mọi người đều cho rằng mình “không

xả rác, nước thải”, “tiểu tiện, phóng uế” hay “đánh bắt cá trái phép”.
Ngoài ra NCS đã tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã
hội từ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học: Mai Quỳnh Nam; Nguyễn
Quý Thanh; Lương Khắc Hiếu, Phạm Chiến Khu …
9


CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU
DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
2.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
2.1.1. Khái niệm DLXH
Dư luận xã hội là sự phán xét, đánh giá thể hiện thái độ và kỳ vọng của các
nhóm xã hội đối với các vấn đề đang diễn ra trong xã hội có liên quan đến lợi ích và
giá trị của họ; dư luận xã hội được hình thành qua các cuộc trao đổi thảo luận công
khai đối với các vấn đề quan tâm. Dư luận xã hội bao gồm các thành phần: nhận thức,
thái độ và xu hướng hành động.
2.1.2. Định hướng DLXH
Định hướng DLXH là một quá trình tác động hợp quy luật vào diễn biến của
nó nhằm xác định phương hướng đúng để hướng dẫn, thúc đẩy sự hình thành DLXH
tích cực, có tính tư tưởng cao, khách quan, chân thực, tập trung thống nhất và có tác
động giáo dục.
2.1.3. Môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
2.1.4. Bảo vệ môi trường
BVMT là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện
môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con
người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài

nguyên thiên nhiên.
2.1.5. Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường. Gây ảnh hưởng xấu
đến con người và sinh vật.
2.1.6. Khu công nghiệp
KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho
sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định.
2.1.7. Truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng là hoạt động truyền thông – giao tiếp hướng đến các
nhóm xã hội lớn, trên phạm vi rộng rãi được thực hiện thông qua các phương tiện kỹ
thuật và công nghệ truyền thông. Một số loại hình truyền thông đại chúng tiêu biểu
như sách, báo in và các ấn phẩm in ấn, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, quảng cáo,
các dạng thức truyền thông trên mạng internet, băng, đĩa hình và âm thanh ... phát
hành rộng rãi.
2.1.8. Mạng xã hội
Mạng xã hội là phương thức truyền thông trên mạng internet đã và đang tạo ra
khả năng tương tác xã hội theo nhóm và kết nối giữa các nhóm xã hội. Chính quá
trình tương tác và kết nối này đã hình thành sức mạnh xã hội cho mạng xã hội; từ đó
thu hút công chúng, cạnh tranh lôi kéo công chúng báo chí tham gia và đang hình
thành thực thể truyền thông ngày càng được quan tâm.
10


2.1.9. Khái niệm DLXH về BVMT
Từ khái niệm DLXH và BVMT như trên, luận án đưa ra cách hiểu “DLXH về
BVMT” là thể hiện nhận thức, thái độ và xu hướng hành động của các tầng lớp nhân
dân về vấn đề BVMT.
2.2. CHỨC NĂNG CỦA DLXH:
DLXH bao gồm các chức năng: Chức năng đánh giá; Chức năng điều tiết các mối

quan hệ xã hội; Chức năng giáo dục của DLXH; Chức năng giám sát; Chức năng tư vấn,
phản biện; Chức năng giải toả tâm lý xã hội.
2.3. CÁC THUỘC TÍNH CỦA DLXH
DLXH bao gồm các thuộc tính: Khuynh hướng; Cường độ; Sự thống nhất và
xung đột của DLXH; Tính bền vững; Sự tiềm ẩn.
2.4. CƠ SỞ NHẬN THỨC VÀ CƠ SỞ XÃ HỘI CỦA DLXH
2.4.1. Cơ sở nhận thức của dư luận xã hội
Nội dung và sắc thái của dư luận xã hội được quy định trước hết bởi trình độ
hiểu biết của công chúng, nhóm xã hội. Sự hiểu biết nhiều hay ít, sâu sắc hay không
sâu sắc của công chúng, nhóm xã hội đối với vấn đề, hiện tượng, sự kiện quyết định
sự đánh giá đúng hay sai của công chúng, nhóm xã hội đối với vấn đề, sự kiện, hiện
tượng đó.
2.4.2. Cơ sở xã hội của dư luận xã hội
Các yếu tố xã hội, trước hết là lợi ích nhóm, tầng lớp, giai cấp, quốc gia, dân tộc
có mối liên hệ chặt chẽ với nội dung và sắc thái của dư luận xã hội. Trong một nhà
nước mạnh, chính quyền và nhân dân gắn bó với nhau, lợi ích quốc gia, dân tộc
thường được coi trọng hơn các lợi ích khác (cá nhân, nhóm, tầng lớp, giai cấp); trước
các sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội, người ta thường lấy lợi ích quốc gia, dân tộc,
lợi ích cộng đồng làm cơ sở để đưa ra sự nhận xét, đánh giá, bày tỏ thái độ của mình.
Trong một nhà nước yếu, dân chủ không được coi trọng, pháp luật, kỷ cương bị
buông lỏng, chủ nghĩa cá nhân phát triển, người ta thường nhân danh lợi ích quốc gia,
dân tộc, cộng đồng để đưa ra ý kiến này, ý kiến kia, nhưng nếu phân tích kỹ thì không
phải như vậy, lợi ích cá nhân, cục bộ mới chính là căn cứ của các ý kiến đó.
2.5. CƠ CHẾ HÌNH THÀNH CỦA DƯ LUẬN XÃ HỘI
Các nhà xã hội học thường coi quá trình hình thành dư luận xã hội gồm 4 giai
đoạn: Giai đoạn tiếp nhận thông tin; Giai đoạn hình thành các ý kiến cá nhân; Giai
đoạn trao đổi ý kiến giữa các cá nhân; Giai đoạn hình thành các luồng ý kiến chung
(dư luận xã hội).
2.6. TIẾP CẬN TỪ PHƯƠNG DIỆN LÝ THUYẾT
2.6.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh

- Theo quan điểm của Mác xít, DLXH luôn đóng vai trò là phương tiện và yếu
tố điều chỉnh các quan hệ xã hội cũng như hành vi con người. DLXH là kết quả của
sự biến đổi ý thức xã hội thành sức mạnh xã hội thông qua các luật lệ chung.
- Lê Nin đã khẳng định rằng để chiến thắng, cách mạng phải dựa vào sức mạnh
vật chất và tinh thần của DLXH.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng quần chúng nhân dân có vai trò to lớn trong
việc giải quyết các vấn đề xã hội. Trong công tác lãnh đạo, quản lý việc thường
11


xuyên lắng nghe ý kiến của nhân dân và thường xuyên giữ mối liên hệ với quần
chúng.
2.6.2. Quan điểm của Đảng về DLXH
Đảng Cộng sản Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập đã coi việc nắm bắt lòng
dân là một trong những công việc quan trọng hàng đầu.Trong văn kiện Hội nghị lần
thứ ba Ban Chấp hành Trung ương (Khóa VII) đã nêu ra nhiệm vụ đối với công tác tư
tưởng sau đây: “Nâng cao chất lượng thông tin nội bộ và công tác tuyên truyền, coi
trọng biện pháp điều tra dư luận xã hội”; Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung
ương (Khóa VII) tiếp tục yêu cầu: “Tổ chức điều tra dư luận xã hội về những vấn đề
cần thiết cho công tác lãnh đạo, quản lý Nhà nước. Xây dựng luật về trưng cầu dân ý”;
Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu
cầu mới, tiếp tục nhấn mạnh: "Chú trọng công tác nghiên cứu, điều tra xã hội học, nắm
bắt dư luận xã hội phục vụ công tác tư tưởng". Vào năm 2014, Ban Bí thư đã ban hành
Kết luận số 100-KL/TW về việc “Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác điều tra,
nắm bắt, nghiên cứu DLXH” .
2.6.3. Một số lý thuyết xã hội học
2.6.3.1. Lý thuyết vòng xoắn im lặng của Noelle-NeuMann
Theo Noelle-Neumann: “Vòng xoắn im lặng” là một mô hình giải thích tại sao
con người không sẵn sàng bày tỏ công khai quan điểm, ý kiến của mình khi họ nghĩ
rằng họ đang thuộc về nhóm thiểu số. Neumann đặc biệt quan tâm đến khía cạnh tâm

lý cá nhân khi sử dụng mô hình này vào nghiên cứu DLXH. Nếu cá nhân là số ít, họ sẽ
giữ im lặng, không nói gì để đảm bảo họ không bị cô lập. Khi đưa ra quan điểm này,
bà dựa trên ba bằng chứng: Thứ nhất, con người có giác quan thứ 6 và điều này cho
phép họ nắm được ý kiến đang phổ biến mà không cần phải điều tra; thứ hai, con
người sợ bị cô lập và họ biết thái độ nào sẽ khiến cho họ bị gia tăng khả năng bị cô lập;
Thứ ba, con người rất dè dặt trong việc thể hiện những quan điểm mà họ cho quan
điểm của họ là thiểu số.
2.6.3.2. Lý thuyết không gian công cộng của Habermas
Theo Habermas, lĩnh vực công cộng là một vụ đài mà nơi chốn các công dân
tranh luận, cân nhắc thiệt hơn, thỏa thuận thống nhất và hành động. Tại đây, các cá
nhân có thể chia sẻ quan điểm của mình một cách tự do với nhau. Theo Habermas
thành viên của các lĩnh vực công cộng tôn trọng những quy tắc nhất định của “tình
huống phát biểu lý tưởng”. Đó là: a) Mọi chủ thể có kiến thức trình độ để nói và hành
động đều được cho phép tham dự vào thảo luận; b) Mọi người đều được phép nhận
định mọi vấn đề; mọi người đều được phép đưa mọi sự nhận định vào thảo luận; mọi
người đều được phép bày tỏ thái độ, mong muốn và nhu cầu của mình; c) Không có
một diễn giả nào bị ngăn ngừa trong việc thực thi các quyền của họ như đã được trình
bày trên bằng bất cứ sự ép buộc bên trong hoặc bên ngoài nào.
2.6.3.3. Lý thuyết truyền thông can thiệp xã hội
Lý thuyết này cho rằng trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thông tin – giao tiếp của
công chúng xã hội, truyền thông thể hiện phương tiện và phương thức kết nối xã hội,
từ đó tạo lập sức mạnh xã hội để can thiệp các vấn đề kinh tế - xã hội đang đặt ra. Từ
lý thuyết can thiệp xã hội của truyền thông, báo chí cung cấp thông tin, kiến thức và
tạo diễn đàn công chúng chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm, giúp cho công
12


chúng xã hội mở mang hiểu biết, thay đổi nhận thức, từ đó báo chí truyền thông góp
phần làm thay đổi, điều chỉnh thái độ và hành vi xã hội của công chúng.
2.7. KHUNG CHÍNH SÁCH

2.7.1. Quan điểm của Đảng về BVMT
Thời gian qua, Đảng ta đã ban hành rất nhiều các văn bản về bảo vệ môi
trường như: Nghị quyết Đại hội XI của Đảng xác định vị trí, vai trò quan trọng của
biến đổi khí hậu; Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/2002 của Bộ Chính trị về tăng
cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam; Nghị
quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị; Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày
15/11/2004 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.7.2. Chính sách, pháp luật của nhà nước về BVMT
Chiến lược quốc gia về BVMT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã có những quy định mang
tính nguyên tắc về BVMT; Luật BVMT (ban hành năm 1993 và được thay thế bởi Luật
BVMT năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI,
kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/7/2006) và các văn bản có liên quan. Đến thời điểm này, đã thống kê được trên 33
Luật và 22 Pháp lệnh có nội dung liên quan tới công tác BVMT. Trong hệ thống các
Luật, Pháp lệnh về BVMT, Luật BVMT có thể coi là đạo luật có vị trí trung tâm (luật
chung) trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT. Bên cạnh Luật BVMT,
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT còn có các đạo luật, pháp lệnh về bảo
vệ các thành tố môi trường; Quy định về nghĩa vụ BVMT hoặc nghĩa vụ tuân thủ các
quy định của pháp luật về BVMT đối với các tổ chức, cá nhân còn nằm rải rác trong
nhiều đạo luật khác.
CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA
BÀN CÓ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ SỰ HÌNH THÀNH DƯ
LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
3.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Sự hình thành dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại địa bàn
nghiên cứu
- Sự kiện công ty TNHH Hưng Thịnh Formosa Hà Tĩnh xả thải gây hiện tượng
cá chết hàng loạt tại vùng biển 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế
năm 2016 (Sự cố Formosa)
- Sự kiện thứ hai tác động đến sự hình thành dư luận xã hội về bảo vệ môi
trường ở Hà Tĩnh là: vào ngày 21 tháng 2 năm 2017 một đoạn clip cống nước xã màu
đỏ như máu tại Hà Tĩnh được đăng tải trên mạng xã hội. Ngày 3 tháng 4, một cuộc
biểu tình lớn của hàng ngàn ngư dân hai xã Thạch Kim và Thạch Bằng đã diễn ra ở
13


huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh. Biểu tình bắt đầu ở Thạch Bằng trong những ngày cuối
tháng 3. Cả 2 sự kiện trên diễn ra bắt đầu từ Hà Tĩnh và đều do nguyên nhân từ việc
các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh không tuân thủ đúng quy trình xử lý chất thải công
nghiệp dẫn đế ô nhiễm môi trường. Các sự kiện này đã khiến cho hình thành dư luận
xã hội về bảo vệ môi trường tại địa bàn nghiên cứu.
Ngoài 2 sự kiện gây ra sự hình thành dư luận xã hội về bảo vệ môi trường được
nêu bên trên, thực trạng môi trường tại địa bàn có các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh
cũng là vấn đề khiến cho hình thành dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại địa bàn
nghiên cứu.
- Tình Hà Tĩnh hiện có 02 khu kinh tế, 03 KCN đã đi vào hoạt động (KCN Vũng
Áng 1, KCN Gia Lách, KCN Đại Kim) thu hút 77 dự án đầu tư trong và ngoài nước,
22 Cụm công nghiệp (CCN) đã được thành lập trong đó 17 CCN đi vào hoạt động thu
hút 239 dự án đăng ký; toàn tỉnh có 30 làng nghề truyền thống, trong đó có 05 làng
nghề và 08 nghề truyền thống được công nhận. Ngoài ra, Hà Tĩnh còn có trên 5.000
doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài KKT, KCN, CCN, làng
nghề. Toàn tỉnh hiện nay chưa có KCN nào có hệ thống xử lý nước thải (KCN Vũng
Áng 1 mới có dự án được duyệt nhưng chưa triển khai đầu tư, KCN Gia Lách đang lập
dự án); có 03 CCN do tỉnh quản lý đã đầu tư hệ thống thu gom xử lý nước thải tập

trung, tuy nhiên các công trình xây dựng chưa đồng bộ, chưa vận hành đảm bảo. Trong
số 19 CCN còn lại, một số CCN mới chỉ đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa như
CCN Thái Yên, CCN Bắc Thạch Quý, CCN Bắc Cẩm Xuyên. Quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của các đơn vị trong Khu, Cụm CN ... đã làm phát sinh một lượng lớn
chất thải (gồm chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại, nước thải,
khí thải) gây ảnh hưởng đến môi trường.
3.2. NHẬN THỨC CỦA NHÂN DÂN VỀ BVMT
3.2.1. Sự quan tâm của nhân dân với vấn đề BVMT
Người dân đang rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Kết quả nghiên cứu
cho thấy: vấn đề BVMT đứng thứ ba trong số 10 vấn đề mà người được hỏi quan tâm.
Cụ thể là: vấn đề y tế, chăm sóc sức khỏe (78%); vấn đề thu nhập kinh tế (73.4%); vấn
đề BVMT (69.9%); vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm (59.8%); vấn đề giáo dục và đào
tạo (55.8%). Người được hỏi ít khi quan tâm đến các vấn đề liên quan đến chính trị
(27.3%); vấn đề ngoại giao, quan hệ quôc tế (25.9%); vấn đề văn hóa (33.9%); vấn đề
quốc phòng, an ninh (37.4%). Mức độ quan tâm của người dân về vấn đề bảo vệ môi
trường có thể lên xuống theo chu trình phát triển của thời gian. Sự quan tâm của
người dân đến bảo vệ môi trường luôn tiềm ẩn trong mỗi người dân. Nó bị kích hoạt
và có thể bùng phát mạnh khi có sự cố về môi trường nào đó xảy ra tại địa bàn.
3.2.2. Nhận thức của nhân dân về hiện trạng môi trường ở địa phương
Người dân đang sinh sống tại địa bàn có các KCN tỉnh Hà Tĩnh cho rằng môi
trường đất, môi trường nước, môi trường không khí đã xấu hơn rất nhiều so với 10
năm trước đây. Cụ thể nhất là môi trường không khí có đến 69.9% cho rằng đã xấu
hơn; 57% người được hỏi cho rằng môi trường nước xấu hơn; 48.4% người được hỏi
cho rằng môi trường đất xấu hơn. Trong 3 môi trường đất, môi trường nước, môi
trường không khí thì môi trường không khí được nhiều người được hỏi cho rằng xấu
hơn so với môi trường nước và môi trường đất. Người được hỏi cho rằng: chất thải
14


công nghiệp từ quá trình sản xuất tại các KCN tại tỉnh Hà Tĩnh đang ảnh hưởng xấu

đến môi trường sống của họ.
3.2.3. Nhận thức của nhân dân về các chủ trương, chính sách, pháp luật về
BVMT
Nhận thức của nhân dân về các chủ trương, chính sách, pháp luật về BVMT là
chưa tốt, phần lớn người được hỏi không biết đến các công ước, luật pháp quốc tế và
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về BVMT. Cụ thể tỷ lệ người được
hỏi không biết “Chỉ thị số 36-CT/TW của Đảng về đẩy mạnh BVMT trong thời kỳ
CNH, HĐH của đất nước” (60.7%); Các Nghị định của chính phủ về BVMT (57.5%);
Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy Hà Tĩnh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với
một số lĩnh vực về BVMT đến năm 2025 và những năm tiếp theo (57.2%); Chiến lược
quốc gia về BVMT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (56.1%); Nghị quyết
số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (55.8%). Hai văn bản có tỷ lệ người được hỏi
biết và hiểu nhiều nhất là Luật BVMT (57%) và Văn bản quy định của UBND tỉnh Hà
Tĩnh về BVMT (49.8%). Có sự khác biệt ý kiến giữa các nhóm: nghề nghiệp; trình độ
học vấn; điều kiện kinh tế với nhận thức của nhân dân về các chủ trương, chính sách,
pháp luật về bảo vệ môi trường.
3.2.4. Kiến thức của người dân về hoạt động BVMT
Người dân đều biết đến các kiến thức về hoạt động BVMT. Cụ thể có đến
69.4% người được hỏi biết, hiểu và hiểu rõ các kiến thức về giữ gìn, phòng ngừa, hạn
chế các tác động xấu đến môi trường; 68.2% người được hỏi biết đến, hiểu và hiểu rõ
các kiến thức về ứng phó sự cố môi trường; 69.9% người được hỏi biết đến, hiểu và
hiểu rõ các kiến thức về khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi
trường; 64.5% người được hỏi biết và hiểu các kiến thức về khai thác, sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành. Có sự khác biệt ý kiến giữa
các nhóm nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, trình độ học vấn với việc người dân biết
đến các kiến thức về bảo vệ môi trường.
3.3. THÁI ĐỘ CỦA NHÂN DÂN VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Nghiên cứu sinh đã đo lường 2 khuynh hướng trong thái độ của nhân dân về bảo
vệ môi trường: Thứ nhất, đo lường mức độ lo lắng của nhân dân về môi trường; Thứ

hai, đo lường sự hài lòng của nhân dân với các hoạt động BVMT của tỉnh Hà Tĩnh
trong thời gian qua.
3.3.1. Mức độ lo lắng của người dân về vấn đề môi trường
Kết quả nghiên cứu cho thấy người được hỏi đang rất lo lắng đến các vấn đề
môi trường hiện nay. Hầu hết các chỉ tiêu được đưa ra để phân tích, đo lường đều có
chỉ số điểm trung bình cao hơn mức 4.2 điểm. Các vấn đề môi trường mà người dân
lo lắng xếp thứ tự từ cao xuống thấp như sau: thiên tai, hạn hán, lũ lụt (4.43) và sử
dụng chất hóa học tràn nan trong sản xuất nông nghiệp (4.43); chất thải từ các nhà
máy KCN (4.38); Chặt phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi (4.25);
Thủng tầng ô zôn, mưa axit, hiệu ứng nhà kính (4.20); chất thải sinh hoạt trong đời
sống thường ngày (4.20); Sự gia tăng dân số (3.81).
3.3.2. Mức độ hài lòng của nhân dân về hoạt động bảo vệ môi trường
Mức độ hài lòng của nhân dân về bảo vệ môi trường được nghiên cứu sinh tập
trung đo lường thông qua 4 hoạt động: hoạt động phòng, chống ô nhiễm môi trường;
15


ứng phó với các sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm môi trường; sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên.
3.3.2.1. Mức độ hài lòng của nhân dân về hoạt động phòng, chống ô nhiễm
môi trường
Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân địa phương chưa thực sự hài lòng
với các hoạt động giữ gìn phòng, chống ô nhiễm môi trường tại địa phương bởi chỉ
số điểm trung bình chưa đạt ngưỡng hài lòng (3.41 đến 4.2 điểm) và rất hài lòng
(4.21 đến 5 điểm). Trong các hoạt động phòng, chống ô nhiễm môi trường, người
được hỏi hài lòng nhất với hoạt động nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ
môi trường (3.26); công tác xây dựng chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
(3.24); Tôn vinh các gương người tốt, việc tốt trong bảo vệ môi trường (3.21);
Công tác tuyên truyền người dân về bảo vệ môi trường (3.19); Xây dựng các
phong trào bảo vệ môi trường (3.19). Công tác dự báo các tác động môi trường từ

các dự án công nghiệp được triển khai trên địa bàn tỉnh được ít người được hỏi
(2.99) hài lòng nhất.
3.3.2.2. Mức độ hài lòng của các tầng lớp nhân dân về những việc làm ứng
phó với các sự cố môi trường
Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân địa phương chưa thực sự hài lòng với
các hoạt động liên quan đến ứng phó các sự cố môi trường. Điểm trung bình của các
chỉ tiêu chỉ dao động từ mức điểm trung bình từ 3.11 đến 3.32, chưa đạt tới ngưỡng
điểm hài lòng và rất hài lòng. So sánh trong nội bộ bốn chỉ tiêu đo lường được đưa ra,
người được hỏi hài lòng nhất đối với: Công tác xây dựng kế hoạch phòng, chống ứng
phó với thiên tai, lũ lụt, sự cố môi trường (3.32); Công tác tìm kiếm, cứu nạn do sự cố
môi trường (bão, lũ, lụt ...); Diễn tập phòng, chống thiên tai, lũ lụt, sự cố môi trường
(3.16); Công tác đền bù, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống do sự cố môi trường xảy
ra (3.11). Người được hỏi hài lòng nhất đối với công tác xây dựng kế hoạch phòng,
chống ứng phó với thiên tai, lũ lụt, sự cố môi trường.
3.3.2.3. Mức độ hài lòng các tầng lớp nhân dân về việc làm khắc phục ô nhiễm
môi trường
Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số người dân địa phương chưa thực sự hài lòng
với các hoạt động khắc phục ô nhiễm môi trường ở địa phương. Điểm trung bình của
các việc làm khắc phục ô nhiễm môi trường chưa ở mức hài lòng và rất hài lòng (Hài
lòng: từ 3.41 đến 4.2; Rất hài lòng: từ 4.21 đến 5). Trong số các hoạt động khắc phục
ô nhiễm môi trường, hoạt động nắm bắt tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về
môi trường được nhiều người được hỏi hài lòng nhất (điểm trung bình=3.09); tiếp
theo đó là các hoạt động được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp là: Công tác quy
hoạch lại các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, các đô thị gây ra ô nhiễm
môi trường (3.04); Xử lý sai phạm đối với các tổ chức, cá nhân gây ra ô nhiễm môi
trường (2.93); Công tác nghiên cứu khoa học về bảo vệ môi trường (2.97); Công tác
hướng dẫn người dân khắc phục ô nhiễm môi trường (2.97).
3.2.2.4. Mức độ hài lòng của các tầng lớp nhân dân về những việc làm sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân dân chưa hài lòng với các hoạt động khắc phục ô

nhiễm môi trường ở địa phương. Điểm trung bình của các việc làm khắc phục ô nhiễm
môi trường không ở mức hài lòng và rất hài lòng (Hài lòng: từ 3.41 đến 4.2; Rất hài
16


lòng: từ 4.21 đến 5). Chỉ số điểm trung bình của các chỉ báo đo lường chưa đạt ngưỡng
hài lòng và rất hài lòng. Trong số các tiêu chí đo lường việc làm khai thác sử dụng hợp
lý tài nguyên thiên nhiên, người được hỏi hài lòng với “Nhận thức của người dân về sự
cần thiết phải khai thác tiết kiệm, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên” (3.05); Công
tác tuyên truyền người dân sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (3.05); Sử dụng
công nghệ sạch, công nghệ cao trong sản xuất để có môi trường tự nhiên thân thiện
(3.01). Người được hỏi không hài lòng nhất đối với Công tác xử lý sai phạm đối với tổ
chức, cá nhân sử dụng, khai thác tài nguyên thiên nhiên không hợp lý (2.83); Công tác
quản lý tài nguyên thiên nhiên (2.84).
3.3.3. Mong muốn của nhân dân về hoạt động bảo vệ môi trường
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân dân mong muốn đối với chính quyền trong
hoạt động bảo vệ môi trường là: Hoàn thiện các chính sách, pháp luật hiện hành về
bảo vệ môi trường (70.6%); Có hình phạt thật nặng, nghiêm đối với các cá nhân, tổ
chức gây ô nhiễm môi trường (65.9%); Được cung cấp kiến thức trong các hoạt động
bảo vệ môi trường (63.1%); Đẩy mạnh các phong trào bảo vệ môi trường trên địa bàn
Tỉnh (61.9%); Cung cấp đầy đủ thông tin, công khai, minh bạch về các vấn đề bảo vệ
môi trường cho người dân (60.5%); Giải quyết chu đáo, đầy đủ các thắc mắc của
người dân trong vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường (60%); Được thoải mái góp
ý với chính quyền địa phương về các hoạt động bảo vệ môi trường (59.8%); Cân
bằng lợi ích giữa các giai tầng (công chức, nông dân ...) trong xã hội trong vấn đề
môi trường (59.3%); Tăng cường giám sát và phản biện xã hội liên quan đến bảo vệ
môi trường, phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội (hội phụ nữ, đoàn
thanh niên, Hội Cựu chiến binh ...) (54.9%); Tăng cường công tác nghiên cứu khoa
học về bảo vệ môi trường (44.9%).
3.4. XU HƯỚNG HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

3.4.1. Xu hướng thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường
Xu hướng thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường được tập trung vào 4 hoạt
động: hoạt động phòng, chống ô nhiễm môi trường; ứng phó với các sự cố môi
trường; khắc phục ô nhiễm môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
a) Xu hướng tham gia các hành động phòng, chống ô nhiễm môi trường
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân dân có xu hướng thường xuyên tham gia các
hoạt động phòng, chống ô nhiễm môi trường mang tính cá nhân như: Tiết kiệm sử
dụng điện, nước (68%); Quét rọn rác tại nhà và chỗ ở (66.1%); Trồng cây xanh
(59.3%); Mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường (47.7%). Người
được hỏi không có xu hướng thường xuyên tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường
mang tính cộng đồng như: Tuyên truyền cho người thân, bạn bè về hoạt động phòng
ngừa, giữ gìn, tránh tác động xấu đến môi trường (44.7%); Góp ý với chính quyền về
hoạt động phòng ngừa, giữ gìn môi trường (35%).
b) Xu hướng tham gia các hoạt động ứng phó với sự cố môi trường
Kết quả nghiên cứu cho thấy người được hỏi không có xu hướng thường
xuyên tham gia các hoạt động ứng phó với sự cố môi trương (tất cả tỷ lệ % người trả
lời sẽ thường xuyên tham gia các hoạt động <50%). Tỷ lệ người được hỏi có xu
hướng thường xuyên thực hiện cao nhất thuộc về: Tuyên truyền về hoạt động ứng phó
với sự cố môi trường (44.6%); Hỗ trợ nhân dân chống bão, lụt, sự cố môi trường
17


(41.4%); Tham gia tìm kiếm, cứu nạn, hỗ trợ nhân dân chống bão, lụt, sự cố môi trường
(32.5%).
c) Xu hướng tham gia các hoạt động khắc phục ô nhiễm môi trường
Kết quả nghiên cứu cho thấy người được hỏi có không có xu hướng thường xuyên
tham gia các hoạt động khắc phục ô nhiễm môi trường. Tỷ lệ tham gia các hoạt động
khắc phục ô nhiễm môi trường đều dưới 50%. Cụ thể là: Tuyên truyền về các hoạt động
khắc phục ô nhiễm môi trường (45.1%); Góp ý với chính quyền về những sai phạm
trong khắc phục ô nhiễm môi trường (38.2%); Trực tiếp tham gia vào hoạt động khắc

phục ô nhiễm môi trường; Hướng dẫn người dân thực hiện khắc phục ô nhiễm môi
trường (35.7%).
d) Xu hướng thường xuyên tham gia việc làm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người được hỏi có xu hướng thường xuyên
tham gia các hoạt động sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên không cao. Cao nhất là:
tiết kiệm điện, nước, tài nguyên thiên nhiên (63.5%); Tuyên truyền cho người dân sử
dụng tiết kiệm (điện, nước, tài nguyên thiên nhiên ...) (51.9%); Tố cáo những hành vi
khai thác không hợp lý, không tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (39.7%); Góp ý với
chính quyền về các chính sách khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
(36.2%).
3.4.2. Xu hướng hành động của nhân dân khi có những bức xúc về môi trường
Kết quả nghiên cứu cho thấy khi có những bức xức về môi trường, người được hỏi
có xu hướng trao đổi thông tin với các thành viên trong gia đình (66.1%); đồng nghiệp
trong các cuộc họp (tổ dân phố, cơ quan, đơn vị) (50%); nhóm đông bạn bè, đồng
nghiệp (5 người trở lên) (41.4%); nhóm nhỏ bạn bè, đồng nghiệp (27.3%). Kết quả
nghiên cứu cho thấy xu hướng hành động của người được hỏi khi có bức xúc về môi
trường là: Trực tiếp gặp, phản ánh đối với chính quyền (74.8%); Phản ánh qua các tổ
chức chính trị - xã hội (48.4%); Phản ánh qua điện thoại (39.3%); Phản ánh qua thư
nặc danh, đơn tố cáo (28.7%); tụ tập, biểu tình phản đối chính quyền (24.5%); Chỉ có
17.1% người được hỏi không làm gì vì lo sợ sẽ ảnh hưởng đến bản thân.
3.5. Sự biến đổi của thành phần dư luận xã hội về bảo vệ môi trường
Khi phân tích tương quan giữa các thành phần dư luận xã hội về bảo vệ môi
trường là: nhận thức, thái độ và xu hướng hành động. Kết quả nghiên cứu cho thấy
chỉ số Pearson r biến thiên từ 0.314 đến 0.672 với mức ý nghĩa P <0,01. Các nội dung
nhận thức, thái độ và xu hướng hành động về bảo vệ môi trường có sự tương quan
chặt chẽ với nhau, sự tăng lên hay giảm xuống nội dung nào đó có thể dẫn đến sự
tăng lên hay giảm xuống của các nội dung khác trong thành phần của dư luận xã hội
về bảo vệ môi trường. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nội dung thái độ với bảo vệ
môi trường và nội dung xu hướng hành động bảo vệ môi trường có mối tương quan

mạnh nhất với R = 0.627; tiếp đến là mối tương quan giữa nội dung nhận thức và nội
dung xu hướng hành động với R = 0.432 và mối tương quan giữa nhận thức và thái
độ với R = 0.314. Kết quả này phản ánh thực tế rằng thành phần của dư luận xã hội là
nhận thức, thái độ và xu hướng hành động có mối quan hệ biện chứng với nhau. Quá
trình biến đổi dư luận xã hội không cứng nhắc bắt nguồn từ nội dung nào? Sự tác
động vào từng nội dung sẽ dẫn đến sự thay đổi hình thái của dư luận xã hội. Thái độ
18


của người dân về bảo vệ môi trường có ảnh hưởng mạnh nhất đến xu hướng hành
động bảo vệ môi trường của họ.
CHƯƠNG IV
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG VÀ GIẢI PHÁP THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN ĐỊNH HƯỚNG
DƯ LUẬN XÃ HỘI
4.1. TRUYỀN THÔNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
4.1.1. Truyền thông về bảo vệ môi trường ở Trung ương
Truyền thông đại chúng là một công cụ hữu hiệu, có vai trò quan trọng trong
công tác BVMT làm thay đổi nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong các hoạt
động BVMT. Nghị quyết số 41/NQ-TW về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNHHĐH đất nước đã xác định việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao
nhận thức và trách nhiệm BVMT là giải pháp hàng đầu. Trong đó, đa dạng hóa các
hình thức tuyên truyền chính sách, pháp luật và các thông tin về môi trường cho cộng
đồng; đồng thời lên án nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm pháp luật về
BVMT… tăng cường giáo dục đạo đức môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân. Một
số kết quả đạt được đáng phấn khởi trong công tác tuyên truyền BVMT như: Sự phối
hợp giữa cơ quan Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội với ngành tài
nguyên môi trường trong tuyên truyền về BVMT ngày càng được đẩy mạnh. Nhiều
sự kiện môi trường được phát động, tổ chức rộng khắp với các hoạt động tuyên
truyền thiết thực, hiệu quả. Nhiều cơ quan truyền thông ở Trung ương và địa phương
đã mở các chuyên trang, chuyên mục nhằm phổ biến kiến thức về tài nguyên, môi

trường và biến đổi khí hậu với nội dung và hình thức rất phong phú và đa dạng. Hiện
nay, ở nước ta, các phương tiện truyền thông đại chúng về BVMT khá phong phú và
đa dạng bao gồm: Tạp chí; Truyền hình; Báo mạng điện tử.
4.1.2. Truyền thông với bảo vệ môi trường ở Hà Tĩnh
UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các Sở ngành liên quan và địa phương triển
khai tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về BVMT bằng nhiều hình thức.
Ngoài ra, hàng năm tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã tổ chức các
đợt tuyên truyền, phổ biến các văn bản QPPL về TNMT cho hàng nghìn lượt người
tham gia. Đài PTTH Hà Tĩnh thời gian qua cũng sản xuất rất nhiều các chuyên mục
BVMT trên sóng. Cụ thể: Đài đã sản xuất chuyên mục: Tài nguyên và môi trường;
Khoa học và đời sống; Nông thôn mới với thời lượng là 10 phút, chu kỳ phát sóng là
mỗi tuần 1 số; Câu chuyện tuần này; Nông nghiệp nông thôn với thời lượng 15 phút,
chu kỳ phát sóng là mỗi tuần 1 số. Hai chương trình: Tiếng nói từ cơ sở và Góc nhìn
thời sự với thời lượng là 5 và 7 phút.
4.2. MẠNG XÃ HỘI VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
4.2.1. Thực trạng sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay
Tại Việt Nam, Internet và mạng xã hội được người dân sử dụng khá phổ biến.
Theo báo cáo của tổ chức Ecomobi3 , năm 2016, Việt Nam có 48,2 triệu người sử
dụng Internet chiếm 52% dân số, là quốc gia đứng thứ 13 thế giới về số người sử
dụng Internet và số người sử dụng sẽ tăng lên khoảng trên 62 triệu vào năm 2020.
Việt Nam có tỷ lệ người dùng mạng xã hội cao. Trong số 12 nền tảng mạng xã hội
19


được báo cáo, có 4 nền tảng mạng xã hội có tỷ lệ người dùng cao gồm: Facebook và
Youtube (51%), tiếp đến là Facebook Messenger (37%), Google+ (32%); có 5 mạng
xã hội có tỷ lệ người dùng trên 20- 30% là Zalo, Twitter, Insta, Skype và 4 mạng xã
hội có tỷ lệ người dùng trên 10% là Viber. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng cho
thấy có đến 70.6% người được hỏi sử dụng MXH để nắm bắt các thông tin liên quan
đến BVMT.

4.2.2. Mạng xã hội với bảo vệ môi trường
Mạng xã hội mang lại những mặt tích cực trong công tác bảo vệ môi trường.
MXH là phương tiện truyền thông lan tỏa thông tin chủ trương, chính sách về bảo vệ
môi trường, lan tỏa các tấm gương người tốt, việc tốt về hoạt động bảo vệ môi trường.
MXH gây áp lực đối với chính quyền địa phương trong việc quyết định triển khai dự
án về môi trường. Tuy nhiên, MXH cũng mang lại nhiều mặt trái cho xã hội về môi
trường. Nhiều phần tử xấu lợi dụng MXH để chống phá, gây rối an ninh trật tự với
mục đích bạo loạn lật đổ. Một số cá nhân, tổ chức phần tử liên tục sử dụng MXH để
phát tán tin sai sự thật về môi trường gây chia rẽ dân tộc, gây khó khăn cho phương
thức xử lý của các cơ quan chức năng.
4.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG
Ba yếu tố chính ảnh hưởng đến dư luận xã hội về bảo vệ môi trường bao gồm:
truyền thông đại chúng (truyền hình, báo in, báo mạng điện tử, báo phát thanh ....); Mạng
xã hội (facebook, zalo, youtube ...) và đặc điểm nhân khẩu xã hội của người trả lời. Các
yếu tố này ảnh hưởng đến dư luận xã hội về bảo vệ môi trường được nghiên cứu sinh đo
lường bằng mô hình hồi quy logistic.
4.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi
trường
Trong các phương tiện thông tin, đại chúng: Truyền hình, báo viết và báo mạng
điện tử có ảnh hưởng mạnh đến việc người được hỏi biết nhiều chủ trương, chính
sách, pháp luật của nhà nước và biết các kiến thức về bảo vệ môi trường. Trong các
trang mạng xã hội: Facebook và Youtube là 2 mạng xã hội có ảnh hưởng mạnh nhất
đến việc biết nhiều chủ trương, chính sách và pháp luật và biết các kiến thức về bảo
vệ môi trường.
Trình độ học vấn có ảnh hưởng đến việc biết các kiến thức về bảo vệ môi
trường. Trình độ học vấn càng cao thì khẳ năng biết đến các kiến thức liên quan đến
hoạt động bảo vệ môi trường càng cao. Điều kiện kinh tế có ảnh hưởng mạnh đến
việc biết các chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường của nhân dân.
4.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của người dân về bảo vệ môi

trường
Trong các phương tiện thông tin, đại chúng: Truyền hình và báo viết có ảnh
hưởng rất mạnh đến thái độ lo lắng của người dân về vấn đề môi trường. Truyền
hình; Báo viết; Báo mạng điện tử là 3 phương tiện truyền thông có ảnh hưởng rất
mạnh đến thái độ không hài lòng với công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
Trong các trang mạng xã hội: Facebook và Youtube có ảnh hưởng đến thái độ lo
lắng nhiều của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường. Facebook và youtube có ảnh
hưởng đến thái độ không hài lòng với công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
20


Trình độ học vấn, tôn giáo có ảnh hưởng đến thái độ lo lắng của người dân về
bảo vệ môi trường. Trình độ học vấn cũng có ảnh hưởng mạnh đến thái độ không hài
lòng đối với công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường.
4.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng hành động của người dân về
bảo vệ môi trường
Trong các phương tiện thông tin đại chúng, Báo phát thanh và sách tạp chí có
ảnh hưởng mạnh đến xu hướng hành động tụ tập, biểu tình phản đối chính quyền khi
có những bức xúc về môi trường.
Trong các trang mạng xã hội, Youtube là mạng xã hội có ảnh hưởng mạnh đến
xu hướng tụ tập, biểu tình phản đối chính quyền.
Tôn giáo và điều kiện kinh tế có ảnh hưởng mạnh đến xu hướng tụ tập, biểu
tình phản đối chính quyền.
4.3.4 Các yếu tố khác ảnh hưởng đến dư luận xã hội về bảo vệ môi
trường
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến dư luận xã hội về bảo vệ môi trường bao gồm:
Sự thiếu ý thức trách nhiệm của các chủ doanh nghiệp xả thải chật thải độc hại chưa
qua xử lý ra môi trường; Sự yếu kém của các cơ quan chức năng tỏng việc xử lý các
vi phạm của doanh nghiệp về BVMT.
4.4. GIẢI PHÁP THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN, ĐỊNH HƯỚNG DƯ

LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
4.4.1. Giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường
Tỉnh Hà Tĩnh cần phải có các chương trình tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận
thức của người dân đặc biệt là tăng độ bao phủ các đối tượng được đào tạo, tập huấn,
bồi dưỡng nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường không chỉ có tập trung vào đối
tượng cán bộ công chức, viên chức.
Tỉnh Hà Tĩnh cần tập trung sử dụng truyền hình và báo mạng điện tử trong
công tác tuyên truyền về môi trường và bảo vệ môi trường. Đối với facebook và
youtube, tỉnh Hà Tĩnh cần thận trọng trong việc sử dụng các phương tiện truyền
thông này trong công tác tuyên truyền về môi trường và bảo vệ môi trường
Tỉnh Hà Tĩnh cần phải tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất
cho nhân dân bởi điều kiện kinh tế có ảnh hưởng đến nhận thức của người dân về bảo
vệ môi trường.
4.4.2. Giải pháp kiểm soát thái độ lo lắng và không hài lòng với hoạt động
bảo vệ môi trường
Tỉnh Hà Tĩnh cần có những hành động cụ thể để cải thiện môi trường sống cho
người dân, trấn an thái độ của nhân dân bằng các hành động thực tiễn như: cải thiện ô
nhiễm môi trường, xử lý thật nghiêm những cá nhân, tổ chức vi phạm gây ô nhiễm
môi trường...
Truyền hình, báo viết và báo mạng điện tử có ảnh hưởng rất mạnh đến thái độ
lo lắng của người dân về môi trường, tỉnh Hà Tĩnh cần tăng cường tuyên truyền chủ
trương, chính sách, pháp luật về môi trường, những tấm gương điển hình, người tốt
việc tốt về bảo vệ môi trường, công khai các tổ chức cá nhân vi phạm môi trường,
công khai việc xử lý các tổ chức đó trên 2 phương tiện truyền thông này.
21


Facebook và Youtube có ảnh hưởng đến thái độ lo lắng của người dân về vấn
đề bảo vệ môi trường và không hài lòng với công tác tuyên truyền về bảo vệ môi
trường. Do vậy, các trang mạng xã hội như facebook, youtube, yahoo (blogs) nên

được kiểm soát thông tin tránh để người dân có những lo lắng quá mức về vấn đề môi
trường cũng như tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật
của nhà nước về bảo vệ môi trường trên 2 trang mạng xã hội là Facebook và
Youtube.
Tôn giáo có ảnh hưởng đến thái độ lo lắng với các vấn đề môi trường và thái độ
không hài lòng với công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường. Do vậy, các cơ quan
chức năng tỉnh Hà Tĩnh cần có các hình thức đối thoại với bà con giáo dân, tuyên
truyền, thuyết phục, vận động để tạo sự đồng thuận về các vấn đề môi trường, ngăn
chặn sự kích động của các thế lực thù địch đối với bà con giáo dân.
4.4.3. Giải pháp thúc đẩy xu hướng hành động tích cực, hạn chế xu hướng
hành động tiêu cực trong bảo vệ môi trường
Đẩy mạnh tuyên truyền khuyến khích, động viên người dân tích cực tham gia
các hoạt động phòng, chống ô nhiễm môi trường mang tính cá nhân. Bên cạnh đó,
tỉnh Hà Tĩnh cũng nên tạo môi trường tranh luận, dân chủ, công khai, minh bạch,
không quy chụp, quy tội mà khuyến khích người dân tham gia nhiều hơn nữa vào các
hoạt động bảo vệ môi trường mang tính cộng đồng.
Thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, bức xúc của các tầng lớp nhân dân
về môi trường, trao đổi thông tin, tranh luận, giải quyết công khai, minh bạch cân bằng
lợi ích, hướng đến xóa bỏ các ”điểm nóng” trong tâm trạng, tư tưởng của nhân dân.
Bên cạnh việc nâng cao nhận thức của người dân về hoạt động bảo vệ môi trường, tỉnh
Hà Tĩnh cần lấy việc thay đổi thái độ của người dân với các việc làm của chính quyền
là nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc hướng nhân dân vào các hoạt động bảo vệ môi
trường tích cực.
4.4.4. Giải pháp trong quản lý môi trường tại địa bàn có các khu công
nghiệp tỉnh Hà Tĩnh
Ban hành các văn bản cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường chú trọng xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích, thu hút đầu
tư cho công tác bảo vệ môi trường
Kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường các cấp;
Lồng ghép các tiêu chí môi trường trong lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực

hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các dự án phát triển của tỉnh; rà soát,
điều chỉnh thống nhất các quy hoạch, triển khai đồng bộ các quy hoạch theo hướng
phát triển kinh tế gắn với BVMT;
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thẩm định quy hoạch, xét duyệt dự án
đầu tư; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về
BVMT của các dự án đầu tư, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; Tăng cường
đầu tư kinh phí sự nghiệp BVMT ; Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học
và công nghệ tiên tiến vào bảo vệ môi trường; Nâng cao năng lực quan trắc và phân
tích môi trường theo mạng lưới được phê duyệt; Xây dựng, hoàn thiện Hệ thống cơ
sở dữ liệu môi trường nhằm thống nhất quản lý, lưu trữ, liên kết dữ liệu và cảnh báo
kịp thời tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái và sự cố môi trường, Phối hợp với
22


Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát môi trường tại dự án Formosa.
4.4.5. Giải pháp định hướng DLXH về BVMT
Một là, hình thành ở công chúng nhận thức đúng đắn về các vấn đề liên quan
đến môi trường trên địa bàn tỉnh. Hai là, hình thành ở công chúng thái độ phù hợp
với các hoạt động BVMT. Ba là, hình thành hành vi phát ngôn, xu hướng hành động
hợp lý của công chúng đối với sự kiện, hiện tượng
Nghiên cứu sinh cũng đã đề xuất 5 phương pháp định hướng dư luận xã hội về
bảo vệ môi trường như sau: Định hướng DLXH về BVMT thông qua uy tín của
người lãnh đạo, thủ lĩnh nhóm xã hội; Định hướng dư luận về BVMT thông qua sinh
hoạt, hội họp của các tổ chức; Định hướng DLXH trên MXH về BVMT một cách
khoa học, chúng ta phải tăng cường phổ biến các thông tin chính thống về môi trường
và BVMT trên; Định hướng dư luận về BVMT bằng DLXH; Cung cấp thông tin về
môi trường nhanh chóng, chính xác, kịp thời, định hưởng đến quá trình hình thành,
thay đổi thái độ của con người.


23


KẾT LUẬN
Nghiên cứu về DLXH hiện nay khá phong phú, đa dạng và ngày càng có tính
hệ thống hơn. DLXH được nghiên cứu theo hai khuynh hướng phổ biến là lý luận và
thực tiễn. Tác giả luận án đã làm rõ cơ sở lý luận về DLXH Luận án đã thực hiện
được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, trả lời được các câu hỏi và chứng minh các
giả thuyết nghiên cứu, qua đó phản ánh được thực trạng DLXH về BVMT ở địa bàn
có các KCN tỉnh Hà Tĩnh.
Luận án đã có một số phát hiện đáng chú ý về thực trạng dư luận xã hội về bảo vệ
môi trường như:
Về nhận thức, người dân tại địa bàn có các KCN tỉnh Hà Tĩnh rất quan tâm đến vấn
đề BVMT. Nhận thức của người dân về chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi
trường là chưa tốt. Về thái độ, người dân tại địa bàn có các KCN tỉnh Hà Tĩnh rất lo lắng và
bức xúc về những vấn đề môi trường trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống cá nhân (thiên tai,
hạn hán, lũ lụt ...) Người dân tại địa bàn có các KCN tỉnh Hà Tĩnh chưa thực sự hài lòng với
các hoạt động BVMT tại địa phương. Về xu hướng hành động, người được hỏi có xu
hướng thường xuyên tham gia các hoạt động phòng, chống ô nhiễm môi trường mang tính
cá nhân Người được hỏi không có xu hướng thường xuyên tham gia các hoạt động bảo vệ
môi trường mang tính cộng đồng. Người dân sẵn sàng có các hành động với chính quyền
khi có những bức xúc về môi trường diễn ra. Đa số người dân sẽ gặp trực tiếp phản ánh đối
với chính quyền; một bộ phận người dân sẽ có xu hướng tụ tập, biểu tình phản đối chính
quyền khi gặp phải những bức xúc do môi trường mang lại.
Về sự biến đổi DLXH về bảo vệ môi trường, các thành phần của DLXH có cấu
trúc phức tạp gồm các mối liên hệ biện chứng. Một yếu tố này thay đổi sẽ kéo theo
thay đổi ở các yếu tố còn lại. Thái độ và xu hướng hành động về bảo vệ môi trường
có mối tương quan mạnh với nhau.
Về các yếu tố ảnh hưởng, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến DLXH về bảo vệ
môi trường song 3 yếu tố ảnh hưởng mạnh đến DLXH các tầng lớp nhân dân về

BVMT là truyền thông đại chúng, MXH và các yếu tố đặc điểm cá nhân của người
được hỏi.
Luận án cũng đã kiểm định một số giả thuyết nghiên cứu. Luận án cũng đã đưa
ra một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ môi trường;
kiểm soát trước thái độ lo lắng và không hài lòng với hoạt động bảo vệ môi trường;
thúc đẩy xu hướng hành động bảo vệ môi trường tích cực; hạn chế xu hướng hành
động bảo vệ môi trường tiêu cực. Luận án cũng đã đề xuất nội dung và phương pháp
định hướng DLXH về BVMT.

24


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Bùi Hồng Việt (2018) Sử dụng các kết quả nghiên cứu, nắm bắt DLXH phục
vụ công tác lãnh đạo, quản lý xã hội, Tạp chí Nội chính Tr17 -21.
2. Bùi Hồng Việt (2018) Một số phương pháp “Định hướng DLXH”, Tạp chí
Tuyên giáo. Tr 70 - 72.
3. Bùi Hồng Việt (2018) Bàn về khái niệm và các chỉ báo đo lường DLXH, Tạp
chí Mặt trận Tổ quôc Việt Nam.

25


×