Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Phân tích những vấn đề về đặc điểm tâm lý của người phạm tội về ma túy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.48 KB, 10 trang )

1

MỤC LỤC
NỘI DUNG TIỂU LUẬN....................................................................................3
1. Nhận thức chung về tội phạm ma túy............................................................3
1.1. Nhận thức về ma túy................................................................................3
1.2. Nhận thức về tội phạm ma túy................................................................4
2. Đặc điểm tâm lý của tội phạm ma túy...........................................................5
3. Thực trạng và giải pháp nâng cao việc vận dụng đặc điểm tâm lý về tội
phạm ma túy trong thực tiễn..............................................................................8
KẾT LUẬN........................................................................................................10


2

LỜI NÓI ĐẦU
Ma túy và tội phạm về ma túy trên thế giới và các nước trong khu vực, nhất
là vùng “tam giác vàng” – láng giềng với nước ta đang diễn biến hết sức phức tạp.
Thực trạng đó đang ảnh hưởng trực tiếp và rất nghiêm trọng đến tình hình tội phạm
ma túy tại Việt Nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, hàng ngày, hàng
giờ, chúng ta đều được cảnh báo về hiểm họa ma túy và sự gia tăng đến mức báo
động các tội phạm ma túy cả về tính chất, mức độ, phương thức, thủ đoạn và quy
mô hoạt động phạm tội.
Ma túy và tội phạm ma túy đang gây ra hiểm họa lớn cho toàn xã hội, gây
tác hại cho sức khỏe con người, làm suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá
hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội và
an ninh quốc gia. Ma túy là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm bùng phát
đại dịch HIV/AIDS và hàng loạt các tội phạm như cướp tài sản, trộm cắp, giết
người, hiếp dâm… Do ý chí cá nhân kém và nguồn lợi nhuận khổng lồ do buôn,
bán ma túy mang lại nên không ít người đã trở thành người phạm tội về ma túy 1.
Theo đó, để hoạt động điều tra, khám phá tội phạm ma túy đạt được hiệu quả


cao, chúng ta cần xây dựng cơ sở lý luận và làm rõ những đặc điểm mang tính đặc
trưng của loại tội phạm này. Với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu kĩ hơn về
chuyên ngành Tâm lý học tội phạm, tiểu luận đã lựa chọn tình huống số 11 cho bài
tập kết thúc học phần của mình, qua đó phân tích những vấn đề về đặc điểm tâm lý
của người phạm tội về ma túy. Do những hạn chế khó tránh khỏi về tri thức khoa
học pháp lí và kĩ năng phân tích tình huống, tiểu luận sẽ còn tồn tại những hạn chế
nhất định. Rất mong nhận được sự đóng góp để hoàn thiện thêm phương pháp học
và nghiên cứu chuyên ngành Tâm lý học tội phạm tại Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn!

1

Xem: PGS.TS. Mạc Văn Trang, Nguyên Viện trưởng Viện PSD, Tâm lý học với công cuộc phòng chống ma
túy, Cổng thông tin điện tử Viện nghiên cứu người sử dụng ma túy PSD Việt Nam, truy cập ngày 10/03/2019,
/>

3

NỘI DUNG TIỂU LUẬN
1. Nhận thức chung về tội phạm ma túy
1.1. Nhận thức về ma túy
Theo Luật phòng chống ma túy (được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000) thì: “Chất ma túy là các
chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ
ban hành. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình
trạng nghiện đối với người sử dụng. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần
kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối
với người sử dụng” 2.
Do tính đặc thù của ma túy nên hoạt động sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là hành vi vi phạm pháp

luật, thường diễn ra với hình thức lén lút, bí mật, tạo thành một thị trường ngầm về
ma túy hết sức sôi động và phức tạp. Hoạt động của thị trường này luôn gắn liền
với nguồn cung cấp ma túy, nhu cầu về ma túy, hoạt động của các cơ quan phòng
chống ma túy và môi trường khu vực, quốc tế cũng ảnh hưởng đến tình hình ma túy
của mỗi nước. Theo đó, nguồn ma túy từ các cây trồng có chất ma túy; sản xuất ma
túy từ các tiền chất 3; ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam; từ thuốc gây nghiện của
các cơ sở y tế, dược phẩm. Hơn nữa, hoạt động của các cơ quan phòng chống ma
túy cũng có ảnh hưởng đến tệ nạn ma túy. Nếu ở đâu các cơ quan này hoạt động
tích cực và được tích cực và được sự hưởng ứng tích cực của quần chúng nhân dân
thì nơi đó ma túy bị đẩy lùi và ngược lại 4. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào môi
trường pháp lý, chính trị, xã hội trong nước, khu vực và thế giới.
2

Xem : Khoản 1, 2, 3, Điều 2, Luật của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 23/2000/QH10
ngày 09 tháng 12 năm 2000 về phòng, chống ma túy
3
Xem : Khoản 4, Điều 2, Luật của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 23/2000/QH10 ngày
09 tháng 12 năm 2000 về phòng, chống ma túy
4
Xem: TS. Đỗ Thành Trường, Trưởng phòng phòng Tham mưu tổng hợp, Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Một số vấn đề lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy dưới góc độ tội phạm
học, Cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao, truy cập ngày 10/03/2019,
/>

4

1.2. Nhận thức về tội phạm ma túy
Khái niệm tội phạm ma túy được nhiều nhà khoa học đề cập, theo quy định
của Bộ luật Hình sự và các văn bản pháp luật Việt Nam về kiểm soát ma túy, ta có
thể đưa ra định nghĩa: Tội phạm ma túy là hành vi nguy hiểm cho xã hội; vi phạm

các quy định của Nhà nước về sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, quản lý, sử
dụng các chất ma túy, tiền chất; do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện
một cách cố ý. Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), tại chương
XX quy định về Các tội phạm về ma túy bao gồm 10 Điều 5:
Điều 247. Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây
khác có chứa chất ma túy
Điều 248. Tội sản xuất trái phép chất ma túy
Điều 249. Tội tàng trữ trái phép chất ma túy
Điều 250. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy
Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy
Điều 252. Tội chiếm đoạt chất ma túy
Điều 253. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng
vào việc sản xuất trái phép chất ma túy
Điều 254. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng
cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy
Điều 255. Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
Điều 256. Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy
Điều 257. Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy

5

Xem: Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017


5

Điều 258. Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
Điều 259. Tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây
nghiện, thuốc hướng thần
2. Đặc điểm tâm lý của tội phạm ma túy

Trước hết, việc nghiên cứu tâm sinh lý của người phạm tội về ma túy cần
nhìn nhận đa chiều, tổng hợp để có thể phân tích được diễn biến tâm lý của bị cáo,
từ đó tìm ra lý do phạm tội và các biện pháp cần áp dụng nhằm tác động tích cực
đến ý thức tự cải tạo, giáo dục của họ. Bản chất của hành vi phạm tội về ma túy xét
đến cùng là tổng hòa các quan hệ tâm – sinh lý – xã hội, trong đó xã hội là cái tồn
tại khách quan, bên ngoài và giữ vai trò quy định đối với tâm – sinh lý, tức là cái
bên trong (cá nhân con người) 6. Tâm sinh lý bên trong tùy phụ thuộc vào cái bên
ngoài, song nó có vai trò độc lập tương đối trong cơ chế hành vi. Do vậy, nghiên
cứu tình hình tội phạm ma túy dưới góc độ cơ chế hành vi phạm tội sẽ mở ra nhiều
khả năng tiếp cận gần nhất tới nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện hành vi, đưa ra
được những cơ sở vững chắc cho công tác đấu tranh ngăn chặn những hành vi vi
phạm này.
Con người khi thực hiện hành vi phải chịu sự điều tiết xã hội bao gồm hệ
thống luật pháp, phong tục và các chuẩn mực về đạo đức, văn hóa nhưng không
phải ai cũng tôn trọng và làm theo các quy tắc của xã hội và đó là lý do tạo ra hiện
tượng lệch chuẩn xã hội 7. Như vậy, hành vi lệch chuẩn khi thực hiện hành vi phạm
tội về ma túy là hành vi đi chệch khỏi những quy tắc, chuẩn mực của xã hội. Khi
phân tích về các yếu tố tiêu cực thuộc về chủ thể của tội phạm ma túy, cần lưu ý
thêm rằng tình hình tội phạm nói trên có tính chất xã hội và bị quyết định về mặt xã
hội. Tính quyết định xã hội đó được thực hiện thông qua con người và những đặc
điểm cá nhân cũng được hình thành dưới sự tác động của xã hội. Tính quyết định
về mặt xã hội được “trung chuyển” đến cá nhân dựa trên cơ sở tác động của các đặc
6

Xem: TS. Lê Thị Thu Dung, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng, Nghiên cứu nhân thân người phạm
tội về ma túy trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Cổng thông tin Viện kiểm sát nhân dân tối cao, truy cập ngày
10/03/2019, />7
Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tội phạm học, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2017, tr.113



6

điểm tự nhiên, sinh học. Sự ảnh hưởng đó được biểu hiện chủ yếu về mặt thực tế
của cơ chế hành vi phạm tội. Bởi tội phạm ma túy được thực hiện do lỗi cố ý, nên
các đặc điểm sinh học tạo ra cái nền và quyết định nội dung xã hội của cá nhân, từ
đó hình thành hành vi phạm tội 8.
Hành vi lệch chuẩn của người phạm tội về ma túy có liên quan nhiều đến
môi trường tiêu cực hoặc các hiện tượng, quá trình tiêu cực tồn tại khách quan. Các
nguyên nhân đó bao gồm: sự trống rỗng và thiếu hụt về chuẩn mực giá trị; mức độ
tác động thấp của các chuẩn mực xã hội lên cá nhân; tính không kiên định, sự tản
mạn và mâu thuẫn giữa các chuẩn mực; sự suy giảm về chức năng giáo dục của các
môi trường xã hội hóa; trạng thái dồn nén và căng kéo của xã hội công nghiệp – đô
thị hóa; sự mâu thuẫn quyền lợi giữa các giai cấp; sự mâu thuẫn giữa nhu cầu đòi
hỏi quá cao trong đời sống so với khả năng thỏa mãn có giới hạn trong thực tế; sự
ràng buộc cộng đồng yếu…
Thêm vào đó, những yếu tố tiêu cực về nhân thân người phạm tội là một
trong những nguyên nhân gây ra tình hình tội phạm về ma túy. Chúng là hệ quả của
sự tác động qua lại giữa con người với những yếu tố tiêu cực (hiện tượng, quá trình
tiêu cực) thuộc môi trường xã hội, bao gồm: Gia đình, nhà trường, cơ quan, đơn vị,
tổ chức... mà ở đó Nhà nước là chủ thể quản lý. Thứ nhất, đặc điểm về nghề
nghiệp, thành phần xã hội của tội phạm ma túy cho thấy thái độ tiêu cực hoặc thiếu
trách nhiệm của người phạm tội đối với việc thực hiện nghĩa vụ công dân, trong đó
có nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ tôn trọng trật tự an toàn xã hội, tôn trọng quyền
được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân... Thái độ tiêu cực đó suy
đến cùng là sản phẩm tích tụ của các yếu tố, điều kiện, hoản cảnh, nhân tố xã hội
tiêu cực khác nhau, trong đó tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, thu nhập thấp,
thiếu thốn kinh tế do tính chất nghề nghiệp là cơ bản. Những điều này cần được
chính quyền phối kết hợp cùng các cơ quan quản lý, giám sát việc phòng, chống ma
túy cân nhắc khi xây dựng các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm về ma túy
trên phạm vi cả nước. Thứ hai, sự phát triển về kinh tế xã hội phần lớn tác động đến

thành phần xã hội của người phạm tội về ma túy, theo đó, đối tượng phạm tội về ma
túy ngày càng mở rộng ra các thành phần xã hội khác nhau, thậm chí có trường hợp
8

Xem: Phạm Văn Tỉnh, Một số vấn đề lí luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2007


7

những người thực hiện hành vi phạm tội về ma túy hiện đang có nghề nghiệp và
công việc ổn định. Việc buôn bán, vận chuyển, tổ chức sử dụng trái phép chất ma
túy mang lại lợi ích kinh tế rất cao, do vậy các đối tượng đã bất chấp bị xử phạt
nặng vẫn phạm tội với số lượng và quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, manh
động và táo bạo hơn, có nhiều hình thức phạm tội hơn.
Mặt khác, khi dựa vào cơ chế hành vi của con người trong tâm lý học, tội
phạm học,... cụ thể là tội phạm với tính cách là hành vi phạm tội, PGS.TS Phạm
Văn Tỉnh đã xây dựng và đưa ra mô hình S-X-R trong mối quan hệ nhân - quả,
trong đó: S là những yếu tố môi trường bên ngoài; X là những yếu tố nhân thân của
chủ thể hành vi phạm tội; R là các quá trình động cơ hoá hành vi phạm tội, kế
hoạch hoá và hiện thực hoá hành vi. Cụ thể như sau:

Mô hình cơ chế hành vi tội phạm cụ thể

Từ những nghiên cứu trên, ta có thể hiểu rằng, nguyên nhân và điều kiện
của các tội phạm về ma túy là sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các hiện tượng xã
hội làm phát sinh các tội phạm về ma túy và sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các
đặc điểm nhân thân người phạm tội về ma túy với môi trường sống dẫn đến sự phát


8


sinh tội phạm cụ thể trong nhóm tội phạm về ma túy 9. Những sự tác động đó ở
mức độ nhất định chịu ảnh hưởng của những đặc điểm sinh học của con người cụ
thể. Những yếu tố tiêu cực thuộc môi trường xã hội mà Nhà nước là chủ thể quản lý
và những yếu tố tiêu cực thuộc về cá nhân con người, trong sự tác động qua lại với
nhau hình thành đặc điểm nhân thân tiêu cực (lệch chuẩn) của cá nhân đó.
3. Thực trạng và giải pháp nâng cao việc vận dụng đặc điểm tâm lý về
tội phạm ma túy trong thực tiễn
Trong những năm gần đây, những vụ mua bán, vận chuyển trái phép ma túy
tăng cả về số vụ và khối lượng ma túy. Từ năm 2007 đến 31/5/2018, Cơ quan điều
tra đã khởi tố mới 159.924 vụ và 201.775 bị can (chiếm 20% trên tổng số các vụ án
mới khởi tố trong toàn quốc ở giai đoạn này). Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2018,
cơ quan điều tra đã khởi tố 8.969 vụ, tăng 765 vụ (9,3%) so với cùng kỳ năm 2017.
Tội phạm ma túy tiếp tục tăng, phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi;
tính chất tội phạm ngày càng nguy hiểm, manh động, liều lĩnh; trang bị các loại vũ
khí “nóng”, phương tiện hiện đại, chống trả quyết liệt lực lượng chức năng khi bị
phát hiện, bắt giữ 10.
Các đối tượng phạm tội trong và ngoài nước luôn tìm cách câu kết với nhau,
hình thành đường dây tội phạm xuyên quốc gia. Các cơ quan chức năng đã phát
hiện nhiều vụ với số lượng ma túy lớn, như: Vụ Vừ A Nhìa (tỉnh Điện Biên) và
Giàng Nhìa Cấu (tỉnh Tạ, Thái Lan) vận chuyển trái phép 131 bánh heroin và 2.280
túi Hồng Phiến; vụ Vừ Chù Sếnh và Mùa Thị Đớ (tỉnh Điện Biên) vận chuyển trái
phép 489 bánh heroin (trọng lượng 171kg); vụ Trần Văn Bằng (tỉnh Vĩnh Phúc) vận
chuyển trái phép 288 bánh heroin và 438 viên ma túy tổng hợp; vụ Lý Chái Thào,
Vàng A Cho và Lý A Khoa (tỉnh Điện Biên) vận chuyển trái phép 77 bánh heroin
và 300 gói ma túy tổng hợp). Đáng lưu ý, đã khởi tố, điều tra nhiều vụ án sản xuất
trái phép ma túy, như: Vụ Lưu Trường San (tỉnh Lạng Sơn) cùng đồng phạm mua
9

Xem: Nguyễn Xuân Yêm, Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội,

2001, tr. 34
10
Xem: TS. Đỗ Thành Trường, Trưởng phòng phòng Tham mưu tổng hợp, Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, Một số vấn đề lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy dưới góc độ tội
phạm học, Cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao, truy cập ngày 10/03/2019,
/>

9

thu gom thuốc thú y loại Ket-A-100 rồi tách chiết và bổ sung thêm moocphin để
điều chế trái phép thành Ketamine; đã thu giữ 207 lọ Ket-A-100, 236 lọ Lidocain,
04 lọ Ketamine,… Ma túy được vận chuyển chủ yếu từ Lào, Campuchia và Trung
Quốc vào Việt Nam bằng đường bộ qua biên giới giáp hai nước để tiêu thụ trong
nước hoặc vận chuyển sang nước thứ ba (qua các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn
La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tây Ninh,…).
Những vụ án có tang vật vài trăm bánh heroin trở lên phổ biến, xuất hiện
nhiều phương thức thực hiện hành vi mới, tinh vi hơn (lợi dụng việc xuất, nhập
khẩu hàng hóa; lợi dụng hoạt động của các quán bar, vũ trường, nhà hàng, khách
sạn; sử dụng công nghệ cao, mạng xã hội để giao dịch, mua bán trái phép chất ma
túy, nhất là ma túy tổng hợp,... rất phức tạp và khó kiểm soát), với thủ đoạn phạm
tội liều lĩnh và tính chất ngày càng nguy hiểm hơn. Vừa qua, sau khi các cơ quan
chức năng triệt phá đường dây ma túy đặc biệt nguy hiểm tại xã Lóng Luông,
huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, hoạt động của các đường dây ma túy qua tuyến biên
giới Sơn La có xu hướng giảm, chuyển qua các khu vực khác. Các đối tượng phạm
tội sử dụng nhiều thủ đoạn hoạt động mới, tinh vi hơn.
Theo đó, tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn cả nước ắt sẽ còn diễn
biến phức tạp trong thời gian tới. Các đối tượng phạm tội thuộc nhiều thành phần
xã hội khác nhau, có sự câu kết chặt chẽ, sử dụng nhiều phương thức thủ đoạn tinh
vi và sử dụng công nghệ cao trong quá trình thực hiện tội phạm 11. Cơ quan chức
năng thực hiện việc quản lý muốn kiểm soát và hạn chế tình hình tội phạm về ma

túy cần phải thực hiện công tác điều tiết xã hội, nhằm định hướng hành vi của cá
nhân, tác động đúng đối tượng để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa hành vi vi phạm.
Tinh thần tố giác tội phạm của người dân, cộng đồng xã hội cần phải được nâng
cao, ra sức ngăn chặn và kiểm soát những hành vi lệch chuẩn của cá nhân, nhằm
tạo ra môi trường sống lành mạnh, ổn định và phát triển.

11

Xem: Lê Thị Sơn, Về khái niệm kiểm soát xã hội và kiểm soát tội phạm, Tạp chí Luật học, số 8/2012


10

KẾT LUẬN
Trong phạm vi không dài, tiểu luận đã phân tích về đặc điểm tâm lý của tội
phạm ma túy. Trên đây là những vấn đề vừa có ý nghĩa nghiên cứu lí luận, nhưng
cũng có ý nghĩa thực tế rất sâu sắc. Những kiến giải riêng của tiểu luận là một góc
nhìn riêng về cách giải quyết vấn đề trong chuyên ngành Tâm lý học tội phạm.
Nghiên cứu kĩ lưỡng về khoa học chuyên ngành Tâm lý học tội pham, chính là nắm
vững một công cụ pháp lí sắc bén trong đấu tranh phòng chống tội phạm và bảo
đảm trật tự, an toàn xã hội.



×