Tải bản đầy đủ (.doc) (199 trang)

Sự phối hợp chiến đấu giữa lực lượng vũ trang quân khu 4 (việt nam) với quân dân lào trên chiến trường lào (1955 – 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 199 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐOÀN MINH ĐIỀN

SỰ PHỐI HỢP CHIẾN ĐẤU
GIỮA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG QUÂN KHU 4
(VIỆT NAM) VỚI QUÂN DÂN LÀO
TRÊN CHIẾN TRƯỜNG LÀO (1955 - 1975)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

NGHỆ AN - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐOÀN MINH ĐIỀN

SỰ PHỐI HỢP CHIẾN ĐẤU
GIỮA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG QUÂN KHU 4
(VIỆT NAM)VỚI QUÂN DÂN LÀO
TRÊN CHIẾN TRƯỜNG LÀO (1955 - 1975)
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 9 22 90 11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS PHẠM NGỌC TÂN


2. PGS. TS TRẦN NGỌC LONG

NGHỆ AN - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong
luậnán này là trung thực, đảm bảo chuẩn xác. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có
xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.

Tác giả

Đoàn Minh Điền


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ................................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................
4. Nguồn tài liệu ......................................................................................................
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ....................................................
6. Đóng góp của luận án ..........................................................................................
7. Bố cục của luận án ...............................................................................................
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...........................................
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................

1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam ..........................................................
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở các nước trên thế giới
177

1
1
3
4
4
5
6
6
7
7
7

1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tập trung giải
quyết ...................................................................................................................
255
1.2.1. Nhận xét về tình hình nghiên cứu ............................................................... 255
1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết ........................................... 266
Chương 2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHỐI HỢP
CHIẾN ĐẤU GIỮA LỰC LƯỢNG VŨ TRANG QUÂN KHU 4 (VIỆT NAM) VỚI
QUÂN DÂN LÀO CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ VÀ TAY SAI (1955 - 1975) .... 27
2.1. Cơ sở hình thành sự phối hợp chiến đấu chống đế quốc Mỹ và tay sai giữa lực
lượng vũ trang Quân khu 4 với quân dân Lào trên chiến trường Lào (1955 - 1975) 27
2.1.1. Cơ sở lý luận và nhận thức ........................................................................... 27
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 30
2.1.3. Cơ sở pháp lý ............................................................................................... 37
2.2. Yếu tố tác động đến sự phối hợp chiến đấu giữa lực lượng vũ trang Quân khu 4

với quân dân Lào (1955 - 1975) ........................................................................... 466
2.2.1. Tình hình thế giới và khu vực Đông Nam Á .............................................. 466
2.2.2. Âm mưu của Mỹ đối với Lào và Việt Nam ................................................
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................

499
51


Chương 3 HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP CHIẾN ĐẤU GIỮA LỰC LƯỢNG VŨ
TRANG QUÂN KHU 4 (VIỆT NAM) VỚI QUÂN DÂN LÀO TRÊN CHIẾN
TRƯỜNG LÀO (1955 - 1975).............................................................................................. 533
3.1. Phối hợp xây dựng, bảo vệ căn cứ địa và phát triển lực lượng cách mạng.........533
3.2. Phối hợp mở các tuyến đường vận tải chiến lược..................................................... 666
3.3. Phối hợp tác chiến............................................................................................................... 72
3.3.1. Giai đoạn 1955 - 1973.................................................................................................... 72
3.3.2. Giai đoạn 1973 - 1975.................................................................................................... 98
Tiểu kết Chương 3.................................................................................................................. 1033
Chương 4 MỘT SỐ NHẬN XÉT.......................................................................................... 106
4.1. Kết quả và hạn chế............................................................................................................ 107
4.1.1. Kết quả............................................................................................................................. 107
4.1.2. Hạn chế............................................................................................................................ 110
4.2. Đặc điểm............................................................................................................................. 114
4.2.1. Sự phối hợp chiến đấu diễn ra sớm và liên tục trong một thời gian dài...........114
4.2.2. Sự phối hợp chiến đấu diễn ra trên các địa bàn chiến lược quan trọng nhất của
Lào................................................................................................................................................ 116
4.2.3. Nội dung phối hợp chiến đấu phong phú, toàn diện.............................................. 118
4.3. Một số bài học kinh nghiệm........................................................................................... 122
4.3.1. Thường xuyên coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.......................... 122
4.3.2. Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương và lực lượng vũ trang

Lào trong suốt quá trình làm nhiệm vụ quốc tế............................................................... 1244
4.3.3. Thực hiện gắn kết ba nhiệm vụ: chiến đấu, tuyên truyền và lao động sản xuất .125 5

4.3.4. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ ngang tầm nhiệm vụ............1266
4.3.5. Xây dựng cơ sở cách mạng dọc biên giới Lào - Việt Nam vững mạnh để phối
hợp bảo vệ an ninh biên giới................................................................................................ 1288
KẾT LUẬN................................................................................................................................ 130
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN.................................................................................................................................. 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 135
PHỤ LỤC 1 QUYẾT ĐỊNH, NGHỊ QUYẾT, CHỈ THỊ, ĐIỆN VĂN, HIỆP ĐỊNH.. PL1
PHỤ LỤC 2 MỘT SỐ CHIẾN DỊCH TIÊU BIỂU....................................................... PL32
PHỤ LỤC 3 MỘT SỐ ẢNH, BẢN ĐỒ............................................................................ PL35


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT

Từ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

1.

BCH

Ban Chấp hành

2.


BCHQS

Bộ Chỉ huy quân sự

3.

CHDCND

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân

4.

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

5.

CTQG

Chính trị Quốc gia

6.

DCCH

Dân chủ cộng hòa

7.


GPND

Giải phóng nhân dân

8.

LLVT

Lực lượng vũ trang

9.

Nxb

Nhà xuất bản

10.

QĐND

Quân đội nhân dân

11.

TTLTQG

Trung tâm lưu trữ quốc gia

12.


XHCN

Xã hội chủ nghĩa


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Sau khi thực dân Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông
Dương (1946 -1954), Mỹ tìm mọi cách thay chân Pháp để biến Đông Dương thành
thuộc địa kiểu mới. Để thực hiện âm mưu này, ở Lào, Mỹ đưa Kàtày Đônxaxôrít lên
làm Thủ tướng, tìm mọi thủ đoạn để chống phá cách mạng Lào, ngăn chặn sự chi viện
của miền Bắc Việt Nam cho cách mạng miền Nam và cách mạng Lào. Mỹ còn cấu kết
với phái Hữu phá hoại công cuộc xây dựng của miền Bắc Việt Nam. Ở miền Nam Việt
Nam, Mỹ đưa Ngô Đình Diệm lên làm Thủ tướng và thành lập Chính phủ Việt Nam
Cộng hòa, chối bỏ việc thi hành Hiệp định Giơnevơ, đàn áp những người yêu nước.
Một lần nữa, nhân dân hai nước Lào, Việt Nam phải đối mặt với một kẻ thù chung là
đế quốc Mỹ, do đó liên minh chiến đấu giữa hai nước trở thành vấn đề sống còn của
hai dân tộc. Để đưa sự nghiệp cách mạng của hai nước đi đến thắng lợi, dưới sự lãnh
1

đạo của Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân Lào , nhân dân Việt Nam và
nhân dân Lào đã đoàn kết, phối hợp chiến đấu. Theo đề nghị của Đảng Nhân dân Lào,
từ rất sớm, Việt Nam đã quyết định cử các đoàn chuyên gia, cố vấn, lực lượng bộ đội
tình nguyện sang phối hợp với quân dân Lào chiến đấu chống đế quốc Mỹ và tay sai.
Quân khu 4 (Việt Nam) hội đủ các điều kiện như vị trí địa lý, sự tương đồng về
kinh tế, văn hóa, kinh nghiệm đoàn kết chiến đấu với quân dân Lào trong kháng chiến
chống Pháp, đã được Bộ Tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam giao trách nhiệm phối hợp
với quân dân Lào chiến đấu chống đế quốc Mỹ và tay sai. Trong suốt 20 năm (1955 1975), hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến của Quân
khu 4 đã kề vai sát cánh với quân dân Lào xây dựng lực lượng chính trị và quân sự,

căn cứ địa, tổ chức tác chiến chống đế quốc Mỹ và tay sai.
Về phần mình, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, quân dân Lào đã cùng các
LLVT Quân khu 4 khai phá, mở đường chiến lược. Nhân dân Lào đã di dời bản,
mường để nhường đất cho việc mở đường, tham gia mở đường, phối hợp chiến đấu
bảo vệ đường,... Hàng trăm kilômet đường chiến lược chạy ngang dọc trên đất Lào đã
chi viện sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và tay sai của
1

. Năm 1972, tại Đại hội lần thứ II, Đảng Nhân dân Lào đổi tên thành Đảng Nhân dân cách mạng Lào.


2
nhân dân hai nước Việt Nam và Lào. Việc mở tuyến vận tải chiến lược đi trên đất Lào
là một minh chứng rõ nét về sự phối hợp giữa quân dân Lào với Quân khu 4. Điều đó
góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt
Nam (30/4/1975) và của nhân dân Lào (2/12/1975).
Sự phối hợp chiến đấu giữa LLVT Quân khu 4 và quân dân Lào trên đất Lào là
nhân tố quan trọng góp phần đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, đưa
cách mạng Lào giành thắng lợi hoàn toàn vào ngày 02/12/1975.
1.2. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, Việt Nam và Lào
có nhiều điểm tương đồng. Hai nước Lào và Việt Nam đều do Đảng Cộng sản lãnh
đạo. Trên nền tảng mối quan hệ “đặc biệt hiếm có” của nhân dân Việt Nam và nhân
dân Lào trong những năm tháng chống Mỹ, đến nay quan hệ hợp tác giữa hai nước vẫn
không ngừng phát triển mạnh mẽ. Hơn lúc nào hết, bài học của những ngày nhân dân
hai nước Việt Nam và Lào cùng nhau “đồng cam cộng khổ”, “chia ngọt sẻ bùi” trong
kháng chiến chống Mỹ vẫn còn giữ nguyên giá trị. Đó là tài sản tinh thần vô giá, góp
phần đưa sự nghiệp cách mạng hai nước Việt Nam và Lào tiếp tục gặt hái được những
thắng lợi mới.
Đối với nhân dân các tỉnh Quân khu 4, vẫn như trước kia - những ngày đánh
Mỹ, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, họ lại “nhường cơm, sẻ

áo”, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác, giúp đỡ nhân dân Lào xây dựng cuộc sống mới. Sự
gắn bó keo sơn, máu thịt giữa các tỉnh trên địa bàn Quân khu 4 hiện nay với các tỉnh
Bắc, Trung Lào là nhân tố quan trọng để hai nước tiếp tục giành được những thắng lợi
to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
1.3. Hiện nay, nghiên cứu về quan hệ giữa các địa phương Việt Nam với các địa
phương Lào, giữa các quân khu ở Việt Nam với Lào đang là xu hướng mới trong
nghiên cứu lịch sử quan hệ Việt - Lào nhằm góp phần tăng cường sự hiểu biết giữa các
địa phương Việt Nam và Lào, giữa các quân khu ở Việt Nam với Quân đội Nhân dân
Lào. Do đó, nghiên cứu về sự phối hợp chiến đấu giữa LLVT Quân khu 4 với quân dân
Lào trên chiến trường Lào là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc nhằm
phục dựng lại quá trình phối hợp chiến đấu giữa LLVT Quân khu 4 với quân dân Lào
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai (1955 - 1975), tìm ra các đặc điểm, những
thành tựu và hạn chế của sự phối hợp, từ đó góp phần làm sáng rõ quan hệ đặc biệt
Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, đồng thời đúc rút những kinh


3
nghiệm cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc.
Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Sự phối hợp chiến đấu giữa lực
lượng vũ trang Quân khu 4 (Việt Nam) với quân dân Lào trên chiến trường Lào (1955
- 1975)” làm luận án Tiến sĩ Sử học của mình.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về sự phối hợp chiến đấu giữa LLVT Quân khu 4 (Việt
Nam) với quân dân Lào trên chiến trường Lào chống đế quốc Mỹ xâm lược (1955 1975).
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian
+ Mốc mở đầu là năm 1955, kể từ khi Mỹ thay chân Pháp tiến hành cuộc chiến
tranh xâm lược Lào. Đây cũng là mốc Đảng Nhân dân Lào thành lập (1955), đề ra chủ

trương tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và tay sai. Đồng thời, đây cũng
là mốc Đảng Nhân dân Lào đề nghị Đảng Lao động Việt Nam giúp đỡ Lào kháng
chiến chống Mỹ xâm lược.
Mặc dầu năm 1957, Quân khu 4 mới được thành lập, nhưng trên thực tế sự phối
hợp giữa Liên khu 4 với quân dân Lào đã diễn ra từ năm 1955.
+ Mốc kết thúc là ngày 2/12/1975 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân
dân Lào giành thắng lợi, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Lào.
- Phạm vi không gian
+ Luận án nghiên cứu sự phối hợp chiến đấu giữa LLVT Quân khu 4 với quân
1

dân Lào trên địa bàn các tỉnh Xiêng Khoảng, Bôlikhămxay , Xavannakhẹt, Khăm
Muộn, Áttôpư, Xaravan. Đây là những tỉnh mà Quân khu 4 được giao nhiệm vụ phối
hợp với quân dân Lào chiến đấu chống đế quốc Mỹ và tay sai.
2

+ Địa bàn Quân khu 4 . Trong kháng chiến chống Mỹ, Quân khu 4 bao gồm
3

các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và khu vực huyện Vĩnh Linh .
1. Năm 1967, Trung ương Đảng Neo Lào Hắc xạt ra quyết định thành lập tỉnh Bôlikhămxay trên cơ sở Liên
mường 90 [139; tr.455].
2
. Quân khu 4 có nhiều tên gọi qua các thời kỳ: Chiến khu 4 (1945 - 1946); Khu 4 (1946 - 1948);
Liên khu 4 (1948 - 1957); Quân khu 4 (1957 đến nay). Từ 1976 đến nay, địa bàn Quân khu 4 có thêm các tỉnh
Thanh Hóa, Quảng trị và Thừa thiên - Huế.
3
. Ngày 16/6/1955, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 151/TTg thành lập Khu vực Vĩnh Linh như một đơn
vị tỉnh trực thuộc Trung ương.



4
- Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình phối hợp chiến đấu
giữa LLVT Quân khu 4 với quân dân Lào trên chiến trường Lào từ năm 1955 đến năm
1975 trên các lĩnh vực xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, xây dựng và
bảo vệ căn cứ địa cách mạng, tổ chức tác chiến và mở các tuyến đường chiến lược chi
viện chiến trường;
Ngoài nội dung trên, các nội dung khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của
luận án.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận án nhằm phục dựng quá trình phối hợp chiến đấu giữa LLVT Quân khu 4
với quân dân Lào trên chiến trường Lào từ năm 1955 đến năm 1975, qua đó rút ra một
số đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở hình thành và những yếu tố tác động đến sự phối hợp chiến
đấu giữa LLVT Quân khu 4 với quân dân Lào trên chiến trường Lào trong những năm
1955 - 1975.
- Nghiên cứu quá trình phối hợp chiến đấu giữa LLVT Quân khu 4 với quân dân
Lào trên chiến trường Lào trong những năm 1955 - 1975 trên các lĩnh vực: xây dựng,
bảo vệ căn cứ địa và phát triển lực lượng cách mạng; mở đường chiến lược chi viện
chiến trường và tổ chức tác chiến trên chiến trường.
- Rút ra những thành tựu và hạn chế của quá trình hợp tác chiến đấu giữa LLVT
Quân khu 4 với quân dân Lào trong những năm 1955-1975.
- Bước đầu khát quát một số đặc điểm và kinh nghiệm trong quá trình phối hợp
chiến đấu, từ đó để củng cố và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong
giai đoạn hiện nay.
4. Nguồn tài liệu
- Tài liệu gốc: Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiếp cận và khai thác các văn kiện

của Đảng Nhân dân Lào (sau này là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào), Chính phủ
1

Kháng chiến Pathet Lào, Neo Lào Ítxala (sau này là Neo Lào Hắcxạt), Bộ Quốc phòng
Lào, Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ nước Việt Nam DCCH, Bộ Quốc phòng
Việt Nam, Quân khu 4 (Việt Nam). Nguồn tài liệu này được lưu trữ tại Bảo tàng Lịch
sử Quân đội Nhân dân Lào, Bảo tàng Cayxỏn Phômvihản, Cục Lưu trữ
1

. Neo Lào Ítxala nghĩa là Mặt trận Lào tự do; Neo Lào Hắcxạt nghĩa là Mặt trận Lào yêu nước.


5
Văn phòng Trung ương Đảng, Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân
sự Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Trung tâm Lưu trữ Quân khu 4,
Bảo tàng Quân khu 4,...
- Tài liệu tham khảo: Trong quá trình triển khai luận án, chúng tôi đã tiếp cận
và tham khảo các công trình của Bộ Quốc phòng Việt Nam, Bộ Quốc phòng Lào, Quân
khu 4, của Tỉnh ủy và Bộ Chỉ huy Quân sự các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,
của các đơn vị của LLVT Quân khu 4 đã từng phối hợp chiến đấu với quân dân Lào
trên chiến trường Lào như Sư đoàn 324, Sư đoàn 968..., của các đơn vị LLVT Pathet
Lào như Tiểu đoàn 2 Pathet Lào, của các nhà nghiên cứu, các tướng lĩnh liên quan đến
nội dung luận án.
Ngoài ra, chúng tôi còn tiếp cận và khai thác các công trình nghiên cứu, các
thông báo khoa học, các tham luận trong các hội thảo khoa học, luận án, các bài viết
đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành như Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử,
Tạp chí Lịch sử Quân sự Việt Nam, lưu trữ tại các thư viện các trường đại học ở Việt
Nam và Lào có nội dung liên quan đến sự phối hợp chiến đấu giữa LLVT Quân khu 4
với quân dân Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Tài liệu điền dã:

Tác giả đã có 3 chuyến đi thực tế tại các tỉnh Bôlikhămxay, Khăm Muộn, thủ đô
Viêng Chăn để sưu tầm tư liệu tại Bảo tàng Quân đội Nhân dân Lào, Bảo tàng Cayxỏn
Phômvihản, phỏng vấn các nhân chứng lịch sử.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận án được thực hiện dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối đối ngoại và đường
lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đặc biệt, luận án nghiên cứu dựa trên quan
điểm nhất quán của Đảng ta về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong những năm
chống Mỹ và trong giai đoạn hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là
chủ yếu. Ngoài ra, còn sử dụng một số phương pháp khác như, tổng hợp, thống kê, so
sánh đối chiếu giữa các nguồn tài liệu, phương pháp phỏng vấn… để giải quyết vấn đề
mà luận án đặt ra.


6
6. Đóng góp của luận án
Giải quyết được các nhiệm vụ đặt ra, luận án có những đóng góp sau:
- Từ sự phân tích những cơ sở và những yếu tố tác động, luận án phục dựng có
hệ thống quá trình phối hợp chiến đấu giữa LLVT Quân khu 4 với quân dân Lào trên
chiến trường Lào (1955 - 1975); từ đó rút ra những thành tựu và hạn chế của quá trình
phối hợp chiến đấu, dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu lịch sử.
- Luận án làm rõ vị trí chiến lược và vai trò Quân khu 4 đối với cách mạng Lào
cũng như vai trò của cách mạng Lào đối với cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ và trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Từ đó, luận án góp phần
bổ sung vào kho tàng nghiên cứu ở Việt Nam về quan hệ giữa Quân khu 4 với quân
dân Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai.
- Luận án khái quát một số đặc điểm của sự phối hợp chiến đấu giữa LLVT

Quân khu 4 Việt Nam với quân dân Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai.
Đồng thời, luận án đúc kết một số kinh nghiệm có thể vận dụng để củng cố và phát
triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trong giai đoạn hiện nay.
- Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách có hệ thống,
chuyên sâu về sự phối hợp chiến đấu giữa LLVT Quân khu 4 với quân dân Lào trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ và tay sai. Vì vậy, luận án là tài liệu tham khảo cần thiết
cho những ai nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử Lào, lịch sử Việt Nam, nghiên cứu về
quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4
chương:
Chương 1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2.

Cơ sở hình thành và yếu tố tác động đến sự phối hợp chiến đấu
giữa lực lượng vũ trang Quân khu 4 (Việt Nam) với quân dân Lào
chống đế quốc Mỹ và tay sai (1955 - 1975)

Chương 3.

Hoạt động phối hợp chiến đấu giữa lực lượng vũ trang Quân khu
4 (Việt Nam) với quân dân Lào trên chiến trường Lào (19551975)

Chương 4. Một số nhận xét


7

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đề tài sự phối hợp chiến đấu giữa QĐND Việt Nam với quân dân Lào cũng như
sự phối hợp chiến đấu giữa LLVT Quân khu 4 với quân dân Lào trên chiến trường Lào
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1955 - 1975) đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu
của các nhà chính trị, ngoại giao, các nhà sử học, các nhà quân sự Việt Nam, Lào. Trên
cơ sở nguồn tư liệu tác giả đã tiếp cận, có thể chia thành các nhóm như sau:
1.1.1.Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào,
trong đó có đề cập đến sự phối hợp chiến đấu giữa lực lượng vũ trang Quân khu 4 với
quân dân Lào
Trước hết phải kể đến cuốn Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt
Nam 1930 - 2007, Bài viết của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đây là công trình tập hợp
các bài viết của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tướng lĩnh như: Lê Duẩn, Phạm Văn
Đồng, Võ Nguyên Giáp,... viết về quan hệ Việt Nam - Lào. Điểm chung các bài viết là
tác giả đã làm rõ các chủ trương, đường lối liên minh, đoàn kết, phối hợp chiến đấu
giữa Đảng Lao động Việt Nam với Đảng Nhân dân Lào, giữa hai dân tộc Việt Nam và
Lào; giữa quân dân QĐND Việt Nam với Lào, trong đó có LLVT Quân khu 4 và của
nhân dân các tỉnh trên địa bàn Quân khu 4; khẳng định đoàn kết, liên minh chiến đấu
Việt Nam -Lào là một tất yếu và là một trong những nhân tố quan trọng đưa đến thắng
lợi cách mạng của mỗi nước.
1

Tác giả Đồng Sĩ Nguyên với tác phẩm Đường xuyên Trường Sơn [93] đã làm
nổi bật quá trình hoạt động của Đoàn 565 chuyên gia quân sự của Quân khu 4 hoạt
động trên chiến trường Lào cũng như hoạt động của Tuyến vận tải chiến lược 559 trên
đất Lào, qua đó thấy được tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân hai nước Việt
Nam - Lào, sự đóng góp to lớn của nhân dân Lào đối với Đường Hồ Chí Minh.
Bức tranh tổng thể lịch sử Lào từ cội nguồn đến khi kết thúc cuộc kháng chiến

chống Mỹ cứu nước được phản ánh khá đầy đủ trong cuốn Lịch sử các quốc gia
1

. Nguyên Chính ủy Quân khu 4, nguyên Tư lệnh Đoàn 565 của Quân khu 4 hoạt động ở Lào.


8
Đông Nam Á - Tập II - Lịch sử Lào [95] do Giáo sư Lương Ninh chủ biên và cuốn
Lịch sử Lào [63] của nhóm tập thể tác giả Đặng Bích Hà, Phạm Nguyên Long, Vũ
Công Quí, Phạm Lệ Thi, Nguyễn Duy Thiệu, Nguyễn Hào Hùng, Trần Cao Thành biên
soạn. Các tác giả của hai công trình này đã dành một dung lượng đáng kể để khảo cứu
về liên minh đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào và có điểm qua một
số hoạt động của LLVT Quân khu 4 trên chiến trường Lào, qua đó khẳng định sự ra
đời, phát triển của liên minh Việt Nam - Lào là một tất yếu lịch sử và là một trong
những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Lào.
Năm 1995, Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị Đảng
Cộng sản Việt Nam hoàn thành công trình Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước - Thắng lợi và bài học[2]. Công trình này đã tổng kết có hệ thống cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, rút ra các bài học kinh nghiệm
trong đó có bài học về liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào; khẳng định liên minh,
đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của hai nước Việt Nam - Lào.
Năm 1999, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam xuất bản cuốn Lịch sử các đoàn
quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào(1945 - 1975)[20]. Cuốn
sách phục dựng các hoạt động của Đoàn Cố vấn 100 và Đoàn Chuyên gia 959 giúp
cách mạng Lào, đồng thời rút ra một số kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên gia, cố vấn
giúp cách mạng Lào. Công trình cũng đã đề cập đến việc Quân khu 4 giúp đỡ cách
mạng Lào mở một số chiến dịch quân sự.
Trên lĩnh vực phối hợp mở đường chi viện chiến lược, cuốn Lịch sử Đoàn 559
- Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh [91] do Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên, Bộ

Tư lệnh Binh đoàn 12, Viện Nghiên cứu Lịch sử Quân sự Việt Nam, Tổng Cục Hậu
cần, Ban Liên lạc Bộ đội Trường Sơn chỉ đạo biên soạn, đã phục dựng quá trình ra đời
và phát triển của Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh. Qua đó, người
đọc hiểu được đóng góp to lớn của Đoàn 559, bộ đội Trường Sơn, Đường Hồ Chí
Minh đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng như những đóng góp của LLVT Quân
khu 4 và nhân dân Lào ở thời kỳ đầu mở đường, bao gồm mở chiến dịch quân sự để
giải phóng địa bàn, vận động nhân dân Lào nhường đất để mở đường và tham gia mở
đường, tổ chức vận tải, bảo vệ đường...


9
Dưới góc độ tổng kết cuộc chiến tranh nhân dân ở Lào, Ban Chỉ đạo Tổng kết
chiến tranh Lào và Bộ Quốc phòng nước CHXHCN Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên
huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bộ Quốc phòng Lào đã hoàn thành
công trình: Tổng kết cuộc chiến tranh nhân dân ở Lào chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1945 –
1975) [18]. Công trình này đã làm rõ bối cảnh lịch sử, nguyên nhân, tính chất và đặc
điểm của cuộc chiến tranh nhân dân, luận giải về liên minh chiến đấu ba nước Đông
Dương, đoàn kết chiến đấu giữa quân dân Lào với LLVT Việt Nam; điểm qua một số
hoạt động quân sự của LLVT Quân khu 4 trên chiến trường Lào. Công trình đã rút ra 8
bài học kinh nghiệm, trong đó có bài học nói về đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa
nhân dân Lào với nhân dân Việt Nam, Campuchia.
Nhân dịp Lào và Việt Nam kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1962
- 2002), Hội Hữu nghị ViệtNam - Lào xuất bản Đặc san kỷ niệm 25 năm Hiệp ước hữu
nghị hợp tác và 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao của nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [71]. Công trình tập hợp bài viết
của nhiều tác giả là cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quân đội hai nước Việt Nam,
Lào, phản ánh sinh động tình đoàn kết chiến đấu, những hi sinh, mất mát của nhân dân
hai nước cũng như của LLVT Quân khu 4 và quân dân Lào trong quá trình giúp đỡ lẫn
nhau kháng chiến chống ngoại xâm.

Chủ trương đoàn kết chiến đấu của hai nước Lào, Việt Nam còn được thể hiện
qua các bài viết của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tướng lĩnh Việt Nam như:
Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Đồng Sĩ Nguyên. Điểm
chung trong các bài viết của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quân đội cách mạng của hai
nước là làm rõ nguyên nhân của sự đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân hai nước Việt
Nam và Lào; ca ngợi tình đoàn kết, gắn bó giữa Đảng Lao động Việt Nam và Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào, giữa hai dân tộc Việt Nam- Lào, giữa QĐND Việt Nam và
Quân GPND Lào và khẳng định liên minh, đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào là một
tất yếu lịch sử, là một trong những nhân tố quan trọng đưa cách mạng hai nước đi đến
thắng lợi. Để minh chứng cho các luận điểm của mình, các tác giả đã điểm lại sự giúp
đỡ của LLVT Việt Nam cũng như của LLVT Quân khu 4 đối với cách mạng Lào trong
hai cuộc kháng chiến.
Năm 2012 Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp


10
với Ban Tuyên huấn Đảng Nhân dân Cách mạng Lào chỉ đạo biên soạn cuốn Lịch sử
quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930 - 2007 [6]. Cuốn sách khái quát
những nhân tố dẫn đến đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào, làm rõ một số nội dung và
quá trình đoàn kết chiến đấu ViệtNam - Lào. Sự giúp đỡ của LLVT Quân khu 4 đối với
cách mạng Lào đã được cuốn sách điểm qua để minh chứng cho tình đoàn kết ViệtNam
- Lào. Công trình đã đúc rút một số bài học kinh nghiệm về liên minh đoàn kết chiến
đấu Việt Nam - Lào.
Công trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1954 - 1975), Tập II [130] đã tái
hiện quá trình Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong
đó có đề cập đến nội dung đoàn kết, liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào; khẳng định
tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào là một tất yếu lịch sử, là một trong những nhân
tố quan trọng đưa đến thắng lợi cách mạng của mỗi nước.
Những nét chung về liên minh, đoàn kết chiến đấu giữa lực lượng vũ trang Việt
Nam với quân dân Lào và một số bài học kinh nghiệm còn được phản ánh qua bộ sách

nhiều tập Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) [23,24,25] của Viện
Lịch sử Quân sự Việt Nam. Những sự kiện về sự giúp đỡ của LLVT Quân khu 4 đã
được hai công trình nêu trên sử dụng để minh chứng cho tình đoàn kết chiến đấu giữa
Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, giữa hai dân tộc Việt
Nam - Lào.
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam với công trình Tổng kết nghĩa vụ quốc tế của
Đảng ta với chiến tranh giải phóng Lào 1945 - 1975 [129], làm rõ các cơ sở dẫn đến
nghĩa vụ quốc tế của Đảng Lao động Việt Nam đối với cách mạng Lào và rút ra một số
bài học về vấn đề này từ năm 1945 đến năm 1975.
Những cơ sở dẫn đến nghĩa vụ quốc tế của Đảng Lao động Việt Nam đối với
cách mạng Lào và những bài học về thực hiện nghĩa vụ quốc tế của Đảng Lao động
Việt Nam đối với cách mạng Lào từ năm 1945 đến năm 1975 cũng được tác giả Hoàng
Văn Thái trình bày trong công trình Liên minh đoàn kết chiến đấu ViệtNam - Lào Campuchia [108].
Một trong những nghiên cứu sâu về quan hệ Việt Nam - Lào trong giai đoạn
1954 - 1975 được tác giả Lê Đình Chỉnh làm rõ trong Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan
hệ Việt - Lào trong giai đoạn 1954 - 1975 [39]. Tác giả luận án làm rõ bối cảnh lịch sử,
quá trình hình thành và phát triển quan hệ Việt Nam - Lào được biểu hiện trên các


11
lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, đào tạo cán bộ và rút ra một số kết luận về
sự thành công của quan hệ Việt Nam - Lào và khẳng định đó là một trong những
nguyên nhân đưa đến thắng lợi của cách mạng hai nước.
Luận án Phó Tiến sĩ Lịch sử Chính phủ Liên hiệp dân tộc trong cách mạng giải
phóng dân tộc của nước Lào thời kỳ 1954 - 1975 [101] của Nguyễn Thị Quế đã phân
tích làm sáng tỏ vai trò của Chính phủ Liên hiệp dân tộc trong cách mạng giải phóng
dân tộc của Lào thời kỳ 1954 - 1975. Luận án có đề cập đến sự giúp đỡ của cách mạng
Việt Nam đối với cách mạng Lào, trong đó có LLVT Quân khu 4.
Nhìn chung, các công trình trên đã nêu bật được sự lãnh đạo của Đảng Lao
động Việt Nam, quá trình thực hiện nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào, tập trung

làm nổi bật các nhân tố dẫn đến liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào, các chủ trương và
nội dung đoàn kết chiến đấu bao gồm xây dựng lực lượng, xây dựng căn cứ địa, tổ
chức tác chiến, chi viện chiến trường trong tổng thể sự giúp đỡ của Việt Nam đối với
cách mạng Lào trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Các
công trình nêu trên đã phục dựng hoạt động của các đoàn chuyên gia quân sự của Việt
Nam tại Lào, như: Đoàn 100, Đoàn 959, Đoàn 565...; tái hiện một số chiến dịch quân
sự của LLVT Việt Nam tại Lào trong đó có LLVT Quân khu 4 như: Chiến dịch phòng
ngự Cánh đồng Chum(1972), chiến dịch phản công đường số 9 - Nam Lào (1971),...;
đúc rút một số bài học kinh nghiệm trong quá trình phối hợp chiến đấu giữa quân tình
nguyện Việt Nam và quân dân Lào, khẳng định tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào
là một tất yếu trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nước; tình đoàn
kết chiến đấu giữa Việt Nam và Lào là sự sống còn, là nhân tố quan trọng góp vào
thắng lợi cách mạng của mỗi nước.
1.1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu trực tiếp về sự phối hợp chiến đấu
giữa lực lượng vũ trang Quân khu 4 với quân dân Lào trên chiến trường Lào
Năm 1992, Thường vụ Đảng ủy và Chỉ huy Sư đoàn 324 chỉ đạo biên soạn cuốn
Sư đoàn 324 [116]. Cuốn sách phản ánh một cách trung thực, khách quan về lịch sử
phát triển của Sư đoàn 324, trong đó có thời gian khá dài hoạt động trên chiến trường
Lào. Trong quá trình hoạt động, Sư đoàn 324 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giúp đỡ
quân dân Lào trong và sau cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Sự giúp đỡ của Quân khu 4 đối với cách mạng Lào trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ được viết khá rõ trong cuốn Quân khu 4 -Lịch sử kháng chiến chống Mỹ


12
cứu nước (1954 - 1975) [118]. Cuốn sách đã phục dựng lịch sử kháng chiến chống Mỹ
của Quân khu 4, trong đó có các hoạt động của LLVT Quân khu 4 trên chiến trường
Trung Lào và Hạ Lào từ năm 1955 đến năm 1975 qua một số chiến dịch quân sự như
Chiến dịch 128, Chiến dịch giải phóng Áttôpư, Chiến dịch giải phóng Xaravan, Chiến
dịch 972...Đánh giá những những hoạt động của LLVT Quân khu 4 trên chiến trường

Trung - Hạ Lào, công trình khẳng định sự giúp đỡ của Quân khu 4 đối với cách mạng
Lào đã góp phần củng cố tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam- Lào, là nhân tố góp phần
đưa sự nghiệp cách mạng Lào đến thắng lợi.
Sư đoàn 968 là một trong hai sư đoàn chủ lực của Quân khu 4 trực tiếp chiến
đấu trên chiến trường Lào. Những hoạt động của Sư đoàn được phản ánh sinh động
trong cuốn Sư đoàn 968 [104]. Cuốn sách đã điểm lại chặng đường xây dựng, chiến
đấu và trưởng thành của Sư đoàn 968, trong đó phần lớn thời gian gắn bó với chiến
trường Lào. Trong quá trình phát triển, Sư đoàn 968 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
phối hợp chiến đấu với quân dân Lào trên chiến trường Lào.
Năm 2010, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Ban Liên lạc Quân tình nguyện và
chuyên gia quân sự Việt Nam xuất bản cuốn sách: Quân tình nguyện và chuyên gia
quân sự Việt Nam giúp Lào - Biểu tượng đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu Việt Lào. Cuốn sách tập hợp bài viết của các tướng lĩnh Việt Nam và Lào về các đơn vị
quân tình nguyện, cố vấn, chuyên gia của Việt Nam tại Lào trong hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và khái quát một số đặc điểm chung, một số bài học
kinh nghiệm của quân tình nguyện Việt Nam tại Lào. Trong số các bài viết có đề cập
đến sự phối hợp giữa LLVT Quân khu 4 với quân dân Lào, có thể kể đến hai bài điển
hình:
- Bài viết Dấu ấn quân tình nguyện Việt Nam trong mối quan hệ đoàn kết đặc
biệt Việt - Lào trên chiến trường Quân khu 4, Tây Nguyên với Trung - Hạ Lào của
Nguyễn Quốc Thước [112]. Là một người trực tiếp chỉ huy chiến dịch giải phóng
Áttôpư, trong bài viết này, tác giả khẳng định tỉnh Áttôpư có vị trí địa - chính trị, địa
- chiến lược quan trọng trong thế chiến lược của Việt Nam, Lào, Campuchia. Nhận
định này giúp tác giả luận án có thêm cơ sở khẳng định đóng góp của LLVT Quân khu
4 và quân dân Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Bài viết Quân và dân Nghệ An tham gia làm nhiệm vụ quốc tế giúp Lào trong
hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược (1945 - 1975) [106] của


13
tác giả Bùi Hoài Thanh đã làm sáng tỏ sự giúp đỡ của tỉnh Nghệ An đối với tỉnh Xiêng

Khoảng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ xâm lược. Bài viết giúp
đọc giả hiểu được vị trí chiến lược của tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Nghệ An đối với
cách mạng Lào.
Năm 2013, Bộ Quốc phòng nước CHXHCN Việt Nam và Bộ Quốc phòng nước
CHDCND Lào công bố cuốn: Đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt giữa quân đội hai
nước Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào. Thực tiễn và bài học lịch sử. Cuốn sách được
xuất bản bằng hai thứ tiếng (tiếng Lào và tiếng Việt) tập hợp các bài viết của các tướng
lĩnh, các nhà nghiên cứu hai nước. Nội dung tập trung phản ánh một cách sinh động về
tình đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào, trong đó có một số bài viết về sự phối hợp
chiến đấu giữa LLVT Quân khu 4 với quân dân Lào trên chiến trường Lào qua một số
chiến dịch. Công trình là tài liệu có giá trị để tác giả tham khảo. Trong đó, đáng chú ý
là bài viết của các tác giả:
- Nguyễn Quốc Thước với bài viết Tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa quân
đội hai nước Việt Nam - Lào trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược - Giá trị lý luận và thực tiễn [113]điểm lại những mốc
lịch sử phối hợp chiến đấu giữa LLVT Quân khu 4 với các lực lượng vũ trang Lào qua
hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược và khẳng định sự
phối hợp chiến đấu giữa LLVT Quân khu 4 với các lực lượng vũ trang Lào là một tất
yếu.Trong bài viết, tác giả khẳng định những hoạt động phối hợp giữa LLVT Quân khu
4 với quân dân Lào trên đường số 9 từ biên giới Lào - Việt Nam đến Pha Lan đã thông
đường chiến lược Tây Trường Sơn từ Bu La Pha đến Mường Nòong, đáp ứng yêu cầu
chi viện cho chiến trường. Phần kết luận, tác giả cho rằng, quan trọng nhất là từ những
hoạt động phối hợp chiến đấu giữa LLVT Quân khu 4 với quân dân Lào rút ra những
vấn đề thuộc bản chất, nguyên tắc, quan điểm cơ bản có tính qui luật trong hoạt động
phối hợp chiến đấu.
- Võ Văn Chót với bài: Sư đoàn 324 anh hùng có chiều dày liên minh đoàn kết
chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào [40] đã điểm lại các hoạt động quân sự của Sư đoàn
324 sát cánh bên quân dân Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng như trong giai
đoạn bảo vệ Tổ quốc sau này. Bài viết đã khẳng định: Sư đoàn 324 là một trong những
đơn vị của LLVT Quân khu 4 có mặt bên cạnh cách mạng Lào sớm nhất và vào những

thời điểm nhạy cảm nhất.


14
- Tác giả Nguyễn Chí Hướng với bài viết: Phối hợp tác chiến giữa lực lượng vũ
trang và nhân dân Quân khu 4 với quân và dân Trung- Hạ Lào trong sự nghiệp giải
phóng đất nước và bảo vệ Tổ quốc [72] đã điểm một số hoạt động quân sự của LLVT
Quân khu 4 trên chiến trường Lào trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế
quốc Mỹ và bảo vệ tổ quốc từ năm 1945 đến năm 1988.
- Tác giả Vũ Quang Đạo trong bài: Đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt giữa
quân đội hai nước Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, những bài học kinh nghiệm [57] và
Nguyễn Thành với bài Liên minh chiến đấu đặc biệt giữa quân đội hai nước Việt Nam
- Lào - thực tiễn và kinh nghiệm [107] đã phân tích rõ những kinh nghiệm đoàn kết,
liên minh chiến đấu đặc biệt giữa quân đội hai nước Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.
Những kinh nghiệm đó được đúc rút từ những đơn vị LLVT Việt Nam chiến đấu trên
chiến trường Lào, trong đó có LLVT Quân khu 4.
- Tác giả Hoàng Xiển với bài Sư đoàn 968 tình nguyện ra đời và lớn lên trên
đất Nam Lào (Trung - Hạ Lào) [132] điểm lại các hoạt động của Sư đoàn 968 - sư đoàn
chủ lực của Quân khu 4 hoạt động khá lâu trên chiến trường Lào và có những nhận xét
xác đáng về những đóng góp của Sư đoàn này đối với cách mạng Lào.
Sự giúp đỡ cách mạng Lào của lực lượng vũ trang trên địa bàn Quân khu 4 cũng
được phản ánh qua các công trình Hà Tĩnh 30 năm kháng chiến (1945 - 1975)
[54], Lịch sử Quảng Bình chống Mỹ cứu nước 1954 -1975 [119], Nghệ An lịch sử
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) [120], Lịch sử Nghệ An, Tập II, Từ
năm 1945 đến 2005 [121], Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, Tập II (1954 - 1975) [51],
Lịch sử Đảng bộ Nghệ An, Tập II (1954 - 1975) [3], Quảng Trị kháng chiến chống Mỹ
cứu nước (1954 - 1975)[55],... Các công trình trên đây đã dành dung lượng khá lớn
phản ánh sinh động sự giúp đỡ của quân dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
với quân dân tỉnh Xiêng Khoảng, Bôlikhămxay, Khăm Muộn của Lào.
Năm 2006, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 chỉ đạo tổng kết 43 năm LLVT Quân khu 4

làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào với công trình Tổng kết 43 năm lực lượng vũ trang Quân
khu 4 làm nhiệm vụ quốc tế ở Lào [14]. Đây có thể coi là công trình tổng kết một cách
hệ thống và đầy đủ nhất về sự giúp đỡ của LLVT Quân khu 4 đối với cách mạng Lào
từ năm 1945 đến năm 1988. Công trình nêu một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
của Lào và của Quân khu 4, bối cảnh lịch sử, tổng hợp những nét chính về sự giúp đỡ
của Quân khu 4 đối với cách mạng Lào từ năm 1945 đến năm


15
1988.
Trong lĩnh vực công tác đảng, công tác chính trị, năm 2005, Đảng ủy - Bộ Tư
lệnh Quân khu 4 biên soạn cuốn Lịch sử công tác đảng, công tác chính trị lực lượng
vũ trang Quân khu 4 (1945 - 1975) [53]. Công trình phục dựng hoạt động công tác
đảng, công tác chính trị của LLVT Quân khu 4 trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ. Trong đó, công trình đi sâu phân tích làm rõ các chủ trương của Quân ủy
Trung ương và của Quân khu ủy 4 đối với LLVT Quân khu 4 trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ quốc tế ở Lào. Công trình khẳng định công tác đảng, công tác chính trị là
nhân tố quan trọng giúp LLVT Quân khu 4 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế tại
Lào. Năm 2012, Đảng ủy Sư đoàn 968 biên soạn công trình Biên niên sự kiện Đảng bộ
Sư đoàn Bộ binh 968 (1968 - 2011) [44]. Cuốn sách đã tập hợp, hệ thống hóa các Nghị
quyết, Chỉ thị, Điện của Quân khu ủy 4 và của Đảng ủy Sư đoàn 968 về chỉ đạo Sư
đoàn thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu trên chiến trường Lào trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ (1955 - 1975). Năm 2018, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 biên soạn công trình
Tổng kết công tác đảng, công tác chính trị trong thực hiện nhiệm vụ quốc tế đối với
nước bạn Lào của lực lượng vũ trang Quân khu 4 (1945 - 2015) [13]. Đây là công
trình tổng kết có hệ thống và đầy đủ nhất về công tác đảng, công tác chính trị của
LLVT Quân khu 4 trong thực hiện nhiệm vụ quốc tế đối với cách mạng Lào từ năm
1945 đến năm 2015. Công trình đã tổng hợp và phân tích những thành tựu và hạn chế,
rút ra những bài học kinh nghiệm về công tác đảng, công tác chính trị trong thực hiện
nhiệm vụ quốc tế đối với cách mạng Lào.

Nghiên cứu về vai trò của Quân khu 4 với cách mạng Lào, hai công trình
nghiên cứu có giá trị cao:
- Nguyễn Văn Quang với công trình: Vai trò của hậu phương Quân khu 4 trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước [99], đã làm nổi bật vai trò hậu phương của Quân
khu 4 trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Công trình dành một dung lượng đáng
kể đề cập đến sự chi viện Quân khu 4 đối với cách mạng Lào trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ.
- Bộ Tư lệnh Quân khu 4 - Cục Hậu cần với công trình: Lịch sử Hậu cần lực
lượng vũ trang Quân khu 4 (1945 - 2005) [26] đã phản ánh quá trình hình thành, phát
triển của ngành Hậu cần Quân khu 4 trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ, trong đó dành một phần phản ánh sự chi viện của Quân khu 4


16
đối với cách mạng Lào trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
Năm 2008, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 xuất bản bộ sách nhiều tập: Những trận
đánh của lực lượng vũ trang Quân khu 4 (1945 - 1979) [27; tr.28]. Công trình đã phục
dựng các trận đánh của LLVT Quân khu 4, trong đó có một số trận đánh phối hợp với
quân dân Lào trong hai cuộc kháng chiến thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Công trình Lịch sử Đảng bộ Trường Quân sự Quân khu 4 (1946 - 2010) [2] đã
làm sáng rõ quá trình Đảng bộ Trường Quân sự Quân khu 4 lãnh đạo Nhà trường hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo cán bộ quân đội cho Quân khu 4 và cho cách mạng
Lào.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ Việt Nam - Lào, Nguyễn Thế Trung có bài:
“Quan hệ đặc biệt giữa tỉnh Nghệ An (Việt Nam) với tỉnh Xiêng Khoảng (Lào)”[124].
Bài viết đã điểm lại chặng đường phát triển quan hệ và sự phối hợp chiến đấu chống
ngoại xâm giữa hai tỉnh Nghệ An và Xiêng Khoảng.
Các đặc điểm của sự phối hợp giữa LLVT Quân khu 4 với quân dân Lào trên
chiến trường Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã được tác giả Phạm Ngọc Tân
và Đoàn Minh Điền làm rõ trong công trình Vài nét về sự phối hợp giữa lực lượng vũ

trang Quân khu 4 với quân dân Lào trên chiến trường Lào trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ (1954 - 1975) [105] được đăng tải trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 6
(506)/2018. Đây là một công trình nghiên cứu có giá trị có liên quan đến đề tài.
Nghiên cứu giữa các tỉnh trên địa bàn Quân khu 4 các tỉnh của Lào đang là một
xu hướng diễn ra mạnh mẽ. Tác giả Bùi Văn Hào trong Luận án Tiến sĩ Lịch sử:

“Quan hệ giữa các tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bôlykhămxay, Khăm Muộn của
Lào với Nghệ An, Hà Tĩnh của Việt Nam từ năm 1976 đến năm 2007” [64] làm rõ bối
cảnh lịch sử, quá trình hình thành và phát triển quan hệ trên các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, quân sự, văn hóa... và rút ra một số kết luận về sự thành công của các tỉnh nói trên.
Đậu Quỳnh Mai với đề tài Luận văn Thạc sĩ Lịch sử Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh
Nghệ An (Việt Nam) và Xiêng Khoảng (Lào) 1976 - 2002 đã làm sáng tỏ quan hệ giữa
tỉnh Nghệ An và Xiêng Khoảng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục ...
Tuy nhiên, các đề tài Luận án Tiến sĩ và Luận văn Thạc sĩ vừa nêu trên chỉ đề cập đến
quan hệ các tỉnh trên địa bàn Quân khu 4 với các tỉnh của Lào sau cuộc kháng chiến
chống Mỹ.
Nhìn chung, các công trình trên đã nêu bật quá trình thực hiện nghĩa vụ quốc


17
tế đối với cách mạng Lào của LLVT Quân khu 4 trong hai cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Các công trình nêu trên tái hiện một số chiến dịch quân
sự của LLVT Quân khu 4 như chiến dịch 128, chiến dịch 972, đúc rút một số bài học
kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào của
LLVT Quân khu 4 từ năm 1954 đến năm 1975.
Như vậy, cho đến nay ở Việt Nam đề tài sự phối hợp chiến đấu giữa lực lượng
vũ trang Quân khu 4 với quân dân Lào trên chiến trường Lào (1955 - 1975) chưa được
nghiên cứu hoàn chỉnh, toàn diện và chuyên sâu.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở các nước trên thế giới
1.1.2.1. Những nghiên cứu chung về sự phối hợp chiến đấu giữa lực lượng vũ

trang Quân khu 4 với quân dân Lào trên chiến trường Lào (1955 - 1975)
Trước hết phải kể đến bài viết về quan hệ Lào - Việt Nam của lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, các tướng lĩnh như: Cayxỏn Phômvihản, Xuphanuvông, Khămtày
Xiphănđon, Nuhắc Phumxavẳn được tập hợp trong cuốn Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt
Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930 - 2007, Bài viết của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Điểm
chung các bài viết trong công trình này là các tác giả làm rõ các chủ trương, đường lối
liên minh, đoàn kết chiến đấu giữa Đảng Nhân dân Lào với Đảng Lao động Việt Nam,
giữa hai dân tộc Lào và Việt Nam; giữa quân dân Lào với QĐND Việt Nam, trong đó
có LLVT Quân khu 4 và của nhân dân các tỉnh trên địa bàn Quân khu 4; khẳng định
đoàn kết, liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam là một tất yếu và là một trong những
nhân tố quan trọng đưa đến thắng lợi cách mạng của mỗi nước.
Là nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, ông Cayxỏn
Phômvihản, tác giả cuốn: Xây dựng một nước Lào hòa bình, độc lập và chủ nghĩa xã
hội [30] đã khẳng định dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, quân dân
Lào đấu tranh anh dũng và giành thắng lợi to lớn. Cuốn sách còn giúp người đọc thấy
được tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân hai nước Lào - Việt Nam trong suốt chặng
đường đấu tranh cách mạng của nhân dân Lào.
Ở một khía cạnh khác, tác giả Cayxỏn Phômvihản trong bài: “Tăng cường
đoàn kết liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam, đẩy mạnh cuộc đấu tranh cách mạng
oanh liệt, tiến tới giành thắng lợi mới” [34] đã khẳng định công lao to lớn của LLVT
Việt Nam trong đó có LLVT Quân khu 4 đối vớicách mạng Lào. Tác giả bài viết cũng
đã nêu lên một số kinh nghiệm cho LLVT Việt Nam làm nhiệm vụ quốc tế ở


18
Lào, đó là phải làm tốt ba nhiệm vụ chiến đấu, tuyên truyền và lao động sản xuất; phải
nghiên cứu kỹ đặc điểm của chiến trường Lào để vận dụng chiến tranh nhân dân một
cách sáng tạo và linh hoạt; phải thực hiện phương châm kết hợp 3 mặt: Chính trị là cơ
sở, quân sự là răn đe, kinh tế là đòn bẩy; phải xây dựng tổ chức đảng, tổ chức quần
chúng, giác ngộ quần chúng. Những quan điểm trên là cơ sở để tác giả luận án tham

khảo khi rút ra một số kinh nghiệm trong sự phối hợp chiến đấu giữa LLVT Quân khu
4 với quân dân Lào.
Ghi nhận công lao của cán bộ, chiến sĩ Việt Nam trong đó LLVT Quân khu 4
đối với cách mạng Lào, trong bài phát biểu tại Hội nghị Tổng kết công tác chuyên gia
giúp Lào trong 10 năm (1964 - 1974) [35], Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản cho rằng,
cán bộ, chiến sĩ Việt Nam luôn luôn có mặt bên cạnh cách mạng Lào kể cả lúc cam go
nhất và không tiếc xương máu đối với cách mạng Lào. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh
LLVT Việt Nam đã giúp cách mạng Lào tạo nên những nhân tố quyết định đảm bảo
thắng lợi cuối cùng đó là hình thành lực lượng cách mạng, hình thành nên mặt trận
thống nhất, giúp giành, giữ và xây dựng vùng giải phóng, nhưng điều “quyết định
nhất” là đã giúp Lào xây dựng nên một Đảng Mác - Lênin chân chính. Những ý kiến
của Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản là cơ sở để tác giả luận án khẳng định những
đóng góp của LLVT Quân khu 4 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đối với cách mạng
Lào.
Ban Chỉ đạo Nghiên cứu lí luận và thực tiễn Trung ương Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào, Viện Khoa học Quốc gia Lào, Cục Khoa học Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc
phòng Lào đã cho công bố một số công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống đế
quốc Mỹ của nhân dân Lào, trong đó có một số nội dung đề cập đến sự phối hợp chiến
đấu giữa LLVT Quân khu 4 với quân dân Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Công
trình
ຄະນະໂຄສະນາສສູນກາງພພກກອມມສູມນດຫວຽດນາມ,
ປະຫວພດສາດສາຍພພວພພນແບບພມເສດລາວ- ຫວຽດນາມ, ຫວຽດນາມ- ລາວ 1930 - 2007,
[6] (Lịch sử quan hệ hữu
ngh ịLào - Việt Nam, Việt Nam - Lào 1930 - 2007) của Ban Tuyên giáo Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Tuyên truyền Đảng Nhân dân Cách mạng Lào phối
hợp biên soạn, đã luận giải làm rõ một số nội dung cơ bản như: cơ sở hình thành và
phát triển tình đoàn kết Lào - Việt Nam, quá trình đoàn kết Lào - Việt Nam
ເອກະສານໂຄສະນາ, ໍ ສານພກພມມຈ ໍາໜໜາຍການເມມອງແຫໜງຊາດ, ຮໜາໂນນຍ



19
chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng đất nước và đúc rút một
số bài học kinh nghiệm về đoàn kết Lào - Việt Nam. Công trình đã đề cập đến một số
sự kiện có liên quan sự đoàn kết chống ngoại xâm của nhân dân trên địa bàn Quân khu
4 với quân dân Lào.
Cuốn ປະຫວພດສາດ ພພກປະຊາຊພນປະຕມວພດລາວ[144] (Lịch sử Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào) đã tái hiện toàn bộ quá trình thành lập, xây dựng và phát
triển về tổ chức, hoạt động, lãnh đạo nhân dân Lào kháng chiến và xây dựng đất nước
của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Cuốn sách cũng làm rõ chủ trương đoàn kết chiến
đấu của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào với Đảng Lao động Việt Nam, khẳng định chủ
trương đó là hoàn toàn đúng đắn và là một trong những nguyên nhân đưa đến thắng lợi
của cách mạng Lào. Công trình có điểm qua một số sự kiện có liên quan đến LLVT
Quân khu 4 giúp cách mạng Lào.
Cuốn ປະຫວພດສາດປະເທດລາວ (Lịch sử nước Lào) [145] đã tái hiện quá trình phát
triển của Lào qua các thời kỳ, trong đó có đề cập đến tình đoàn kết chiến đấu giữ hai
dân tộc Lào - Việt Namnói chung và LLVT Quân khu 4 nói riêng.
Năm 2013, Bộ Quốc phòng hai nước Lào, Việt Nam xuất bản cuốn
ກ ະ ຊ ວ ງ ປ ອນງ ກພນ ປ ະ ເ ທ ດ ສ າ ທ າ ລ ະ ນ ະ ລພດ ປ ະ ຊ າ ທມ ປ ະ ໄ ຕ ປ ະ ຊ າ ຊພນ ລ າ ວ :
ຄວາມສາມພກຄຄຄວາມສ ໍາພພນສສູນຮພບແບບພມເສດລະຫວໜາງກອງທພບລາວ - ຫວຽດນາມ,
ຫ ວ ຽ ດ ນ າ ມ -ລ າ ,ພ ດ ຕ ກ າ ຕ ວ ຈ ງ ແ ລ ະ ບ ດ ຮ ຽ ນ ປ ະ ຫ ວ ດ ສ າ ດ ,

ມ ໍ




ສານກພມຈາໜາຍການເມອງແຫງຊາດ
- ຄວາມຈງ ຮາໂນຍ (Bộ
Quốc phòng nước

ໍ ພ ມ ໍ ໜ



ໜ ນ

CHDCND Lào, Đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt giữa quân đội hai nước Lào Việt Nam, Việt Nam - Lào. Thực tiễn và bài học lịch sử. Đây là tuyển tập bằng hai thứ
tiếng (tiếng Lào và tiếng Việt) tập hợp các bài viết của các tướng lĩnh quân đội Lào
viết về tình đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Lào - Việt Nam. Đáng chú ý trong
công trình này là một số bài viết đề cập đến sự phối hợp chiến đấu giữa LLVT Quân
khu 4 với quân dân Lào, như:
- Bài viết: ການປະກອບສວໜນຂອງກ ໍາລພງປະກອບອາວວຸດ ແລະ ປະຊາຊພນ ແຂວງ


ຄາມວນຕເສພນນ ທາງຍດທະສາດ ສາຍພຫຫຼວງ ເສພນທາງໂຮຈມນ
ໍ ໜ ໍ
ວຸ
ສູ
-

[138] (Sự đóng góp của



lực lượng vũ trang và nhândân tỉnh Khăm Muộn đối với tuyến đường chiến lược
Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh) của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Khăm Muộn. Bài viết
làm nổi bật sự phối hợp của quân dân tỉnh Khăm Muộn với LLVT Việt Nam,



×