Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong cao chiết chloroform từ lá bằng lăng nước (lagerstroemia speciosa (l )pers ) ở kon tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 72 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA HÓA HỌC

+ 

TRƢƠNG NHƢ Ý

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH
THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG CAO CHIẾT
CHLOROFORM TỪ LÁ BẰNG LĂNG NƢỚC
(LAGERSTROEMIA SPECIOSA (L.)PERS.)
Ở KON TUM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng - 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA HÓA HỌC

+ 

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH
THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG CAO CHIẾT
CHLOROFORM TỪ LÁ BẰNG LĂNG NƢỚC
(LAGERSTROEMIA SPECIOSA (L.)PERS.)
Ở KON TUM



SVTH: TRƢƠNG NHƢ Ý
LỚP: 14SHH
GVHD: GS.TS ĐÀO HÙNG CƢỜNG
Đà Nẵng - 2018

Đà Nẵng - 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐHSP

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA HÓA

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Trƣơng Nhƣ Ý
Lớp

: 14SHH

1. Tên đề tài: “Nghiên cứu chiết tách và xác định thành phần hóa học trong cao chiết
lá Bằng lăng nƣớc (Lagerstroemia speciosa(L.)Pers.) ở Kon Tum”.
2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị
- Nguyên liệu: Quả Bằng lăng nƣớc thu hái tại tỉnh Kon Tum.
- Dụng cụ, thiết bị: bộ chiết chƣng ninh, bình tam giác, cột sắc ký, bản mỏng sắc

ký, đèn UV, cân phân tích, bếp cách thủy, tủ sấy, lò nung…
3. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu, tƣ liệu về nguồn nguyên liệu, thành
phần hóa học, ứng dụng về cây Bằng Lăng nƣớc.
- Tổng hợp tài liệu về phƣơng pháp lấy mẫu, xử lý mẫu; các phƣơng pháp chiết
tách, định tính và phân lập các hợp chất từ thực vật.
- Nghiên cứu phƣơng pháp phổ để xác định thành phần hóa học, định danh và
xác định cấu trúc.
4. Giáo viên hƣớng dẫn: GS.TS Đào Hùng Cƣờng


5. Ngày giao đề tài: 08/12/2017
6. Ngày hoàn thành: 23/04/2018

Chủ nhiệm khoa

Giáo viên hƣớng dẫn

PGS.TS Lê Tự Hải

GS.TS Đào Hùng Cƣờng

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày … tháng 04 năm 2018
Kết quả điểm đánh giá:…….

Đà Nẵng, ngày … tháng … năm 2018
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt đề tài khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn đến
Thầy Đào Hùng Cƣờng đã tận tình hƣớng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ trong suốt quá trình
thực hiện đề tài và hoàn thành báo cáo.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giảng dạy và công tác tại phòng thí
nghiệm khoa Hóa, đại học Sƣ phạm Đà Nẵng, đặc biệt là cô Võ Thị Kiều Oanh và thầy
Trần Mạnh Lục đã hỗ trợ kiến thức, cơ sở vật chất, dụng cụ thí nghiệm giúp em hoàn
thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.

Đà Nẵng, ngày

tháng năm 2018

Sinh viên thực hiện


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
GC : Gas Chromatography
MS : Mass Spectrometry
STT : Số thứ tự
RT: Thời gian lƣu


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu ...................................................................... 1
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 1
2.2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................ 2
3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 2

3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết ........................................................... 2
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm...................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 3
5. Bố cục đề tài ........................................................................................................ 3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN...........................................................................................................4
1.1. GIỚI THIỆU VỀ HỌ BẰNG LĂNG VÀ CHI TỬ VI....................................... 4
1.1.1. Họ Bằng Lăng ..................................................................................... 4
1.1.2. Thực vật chi Tử vi ................................................................................. 4
1.2. ĐẠI CƢƠNG VỀ CÂY BẰNG LĂNG NƢỚC ................................................ 4
1.2.1. Tên gọi .................................................................................................. 4
1.2.2. Mô tả thực vật ....................................................................................... 5
1.2.3. Phân bố và cách trồng ........................................................................... 5
1.3. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÂY BĂNG LĂNG NƢỚC ................................... 6
1.3.1. Dùng làm thuốc chữa bệnh .................................................................... 6
1.3.2. Tác dụng dƣợc lý................................................................................... 7
1.3.3. Trồng làm cảnh ..................................................................................... 7


1.4. NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA HỌ BẰNG LĂNG ....... 7
1.4.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới ................................................. 7
1.4.2. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam ................................................ 9
CHƢƠNG 2
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………11
2.1. NGUYÊN LIỆU, DỤNG CỤ, HÓA CHẤT VÀ SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU ........ 11
2.1.1. Thu mẫu và xử lý mẫu nguyên liệu ...................................................... 11
2.1.2. Khảo sát khối lƣợng cao chiết cồn trong mỗi loại nguyên liệu ............. 11
2.1.3. Định tính một số nhóm chất trong dịch chiết cồn ................................. 12
2.1.4. Dụng cụ, hóa chất và thiết bị nghiên cứu ............................................. 14
2.2. CHIẾT RẮN–LỎNG NGUYÊN LIỆU VÀ CHIẾT LỎNG–LỎNG VỚI DUNG

MÔI CHLOROFORM……………………………………………………………16
2.3. PHÂN LẬP PHÂN ĐOẠN CAO TỔNG CHLOROFORM ............................ 19
2.3.1. Sắc ký bản mỏng ................................................................................. 19
2.3.2. Sắc ký cột ............................................................................................ 23
2.3.3. Chạy sắc ký bản mỏng để lựa chọn dung môi chạy sắc ký cột ............. 26
2.3.4. Tiến hành sắc ký cột cao chloroform. .................................................. 27
2.4. PHƢƠNG PHÁP SẮC KÝ KHÍ KẾT HỢP KHỐI PHỔ (GC-MS) ................. 30
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN………………………………………………….33
3.1. KẾT QUẢ CHIẾT TÁCH CÁC HỢP CHẤT TRONG NGUYÊN LIỆU BẰNG
PHƢƠNG PHÁP NGÂM DẦM VÀ CHIẾT PHÂN BỐ LỎNG – LỎNG…..……42
3.1.1. Kết quả điều chế tổng cao ethanol bằng phƣơng pháp ngâm dầm…..…42
3.1.2. Kết quả chiết phân bố cao ethanol bằng dung môi chloroform………..34


3.2. KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG CAO CHIẾT
ETHANOL VÀ CAO CHIẾT CHLOROFORM .................................................... 37
3.3.KẾT QUẢ PHÂN LẬP PHÂN ĐOẠN CAO CHLOROFORM TỪ CAO
TỔNG ETHANOL ................................................................................................ 44
3.4.KẾT QUẢ ĐỊNH DANH THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG CAO CHIẾT
CHLOROFORM VÀ PHÂN ĐOẠN. ............................................................. …...48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………………… ….68
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………69


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
hiệu

Tên bảng


Trang

1.1

Hàm lƣợng các axit có trong dầu hạt loài Lagerstroemia thomsonii

9

1.2

Hàm lƣợng nƣớc một số bộ phận của cây Bằng Lăng nƣớc

10

2.1

Thông số nguyên liệu

11

2.2

Các hóa chất đã sử dụng

15

3.1

Kết quả chiết ngâm dầm nguyên liệu bằng Ethanol 96%


33

3.2

Kết quả chiết phân bố cao ethanol bằng dung môi chloroform

35

3.3

Phần trăm khối lƣơng cao

35

3.4

Thành phần nhóm chức trong cao chiết dung môi ethanol 96%

36

3.5

Thành phần nhóm chức trong cao chiết bằng dung môi chloroform

41

3.6

Kết quả định danh cao chloroform


49

3.7

Thành phần hóa học phân đoạn BL.2

53


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số
hiệu
1.1

Tên hình

Trang

Cây Bằng Lăng nƣớc

4

1.2

Hoa, lá, quả già và lá khô của cây Bằng Lăng nƣớc

5

2.1


Lá non, lá già và lá khô (từ trái sang phải)

11

2.2

Bản mỏng slicagel 60F254

14

2.3

Phƣơng pháp chiết ngâm dầm

17

2.4

Phƣơng pháp chiết lỏng – lỏng

17

2.5

Bình triển khai dạng hình khối trụ có nắp đậy

27

2.6


Cột sắc ký cao chloroform sau khi nhồi cột và mẫu

29

2.7

Thiết bị sắc kí khí kết hợp khối phổ (GC – MS) Agligent
7890/5975C

30

2.8

Sơ đồ nghiên cứu thực nghiệm

32

3.1

Điều chế tổng cao ethanol băng phƣơng pháp ngâm dầm

33

3.2

Phổ UV–Vis dịch chiết ethanol 3 lần

34


3.3

Điều chế tổng cao chloroform bằng phƣơng pháp chiết lỏng-lỏng

35

3.4

Biểu đồ phần trăm chất chiết của các lần chiết với chloroform

36

3.5

Phổ UV–Vis dịch chiết chloroform 3 lần

36

3.6

Kết quả chạy sắc ký bản mỏng với dung môi đơn

45

3.7

Kết quả chạy sắc ký bản mỏng với hệ dung môi diclometane:
chloroform theo các tỷ lệ 10:0; 8:2; 6:4; 4:6; 2:8: 0:10

45



3.8

Các bình hứng dung dịch giải ly (17 ml)

46

3.9

Kết quả sắc ký bản mỏng cao chloroform

47

3.10

Vết trên bản mỏng 4 phân đoạn

48

3.11

Sắc ký đồ GC của cao chloroform

49

3.12

Sắc ký đồ GC của phân đoạn BL.2


53


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong vài chục năm trở lại đây, Đái tháo đƣờng hay còn gọi là tiểu đƣờng đang
là một trong mƣời nguyên nhân chính gây tử vong hàng đầu ở hầu hết các quốc gia trên
thế giới; theo thống kê của Liên đoàn Tiểu đƣờng thế giới, Đái tháo đƣờng đã cƣớp đi
mạng sống của 4,6 triệu ngƣời mỗi năm; nếu tính trung bình thì cứ 7 giây, trên thế giới
lại có một ngƣời chết vì căn bệnh này; ngoài ra, bê ̣nh Đái tháo đƣ ờng còn để la ̣i gánh
nă ̣ng đố i với bản thân ngƣời bê ̣nh và cho xã hô ̣i trên n hiề u phƣơng diê ̣n (cả về mặt vật
chấ t lẫn tinh thầ n ); PGS.TS Tạ Văn Bình- Chủ tịch Hội Ngƣời giáo dục bệnh tiểu
đƣờng Việt Nam, đã phát biể u : “Việt Nam không phải là quốc gia có tỷ lệ bê ̣nh tiểu
đƣờng lớn nhất thế giới, nhƣng bệnh tiểu đƣờng ở Việt Nam phát triển nhanh nhất thế
giới”. Một thực tế cho thấy, những ngƣời mắc bệnh Đái tháo đƣờng ở nƣớc ta đang có
xu hƣớng trẻ hóa, thƣờng ở độ tuổi từ 30-65, cá biệt có bệnh nhân tiểu đƣờng dƣới 10
tuổi.
Một trong những dƣợc liệu quý chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều là cây Bằng Lăng
nƣớc (Lagerstroemia speciosa). Ở nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Mỹ, Philippin v.v…
các chế phẩm từ lá Bằng Lăng nƣớc thƣờng xuyên đƣợc sử dụng để làm giảm mức
đƣờng huyết trong máu đối với những bệnh nhân Đái tháo đƣờng. Do đó, việc nghiên
cứu thành phần hóa học của cây Bằng Lăng nƣớc để tìm hiểu hoạt chất có tác dụng
chữa bệnh, chứng minh cho hoạt tính của cây là công việc rất có ý nghĩa khoa học và
thực tiễn. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu chiết tách thành phần hóa học trong
lá cây Bằng Lăng nƣớc (Lagerstroemia speciosa) ở Kon Tum”, với mục tiêu đóng
góp một phần tƣ liệu vào hệ thống các công trình khoa học về loài cây này.
2. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Lá Bằng Lăng nƣớc thu hái tại thành phố Kon Tum.


1


2.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm các điều kiện chiết tách thích hợp các chất từ lá Bằng Lăng nƣớc.
- Phân lập, xác định thành phần hóa học của một số dịch chiết từ lá Bằng Lăng
nƣớc.
- Đóng góp thêm thông tin, tƣ liệu khoa học về loài Bằng Lăng nƣớc, tạo cơ sở
khoa học ban đầu cho các nghiên cứu về sau.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
- Thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu, tƣ liệu về nguồn nguyên liệu, thành
phần hóa học, ứng dụng về cây Bằng Lăng nƣớc.
- Tổng hợp tài liệu về phƣơng pháp lấy mẫu, xử lý mẫu; các phƣơng pháp chiết
tách, định tính và phân lập các hợp chất từ thực vật.
- Nghiên cứu tài liệu về các phƣơng pháp phổ để xác định thành phần hóa học,
định danh và xác định cấu trúc.
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Chiết ngâm bằng dung môi ethanol 96%.
- Chiết phân bố bằng dung môi có độ phân cực .
- Phân lập các chất từ cao chiết chloroform bằng phƣơng pháp sắc ký cột, sắc ký
lớp mỏng.
- Dùng phƣơng pháp khối phổ (GC-MS) để xác định các chất trong các phân
đoạn.

2


4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Những kết quả có đƣợc trong đề tài nghiên cứu này sẽ là một nguồn tƣ liệu có ý

nghĩa trong việc cung cấp thông tin về thành phần hóa học các cấu tử đƣợc chiết tách
từ loài Lagerstroemia speciosa, qua đó nâng cao giá trị và ứng dụng của chúng trong
ngành dƣợc liệu.
5. Bố cục đề tài
Luận văn bao gồm 60 trang, 11 bảng, 22 hình, 22 tài liệu tham khảo.
Cấu trúc bài nghiên cứu nhƣ sau:
Mở đầu (3 trang)
Chƣơng 1: Tổng quan (7 trang)
Chƣơng 2: Nguyên liệu và phƣơng pháp nghiên cứu (22 trang)
Chƣơng 3: Kết quả và thảo luận (24 trang)
Kết luận và kiến nghị (1 trang)
Tài liệu tham khảo (3 trang)

3


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU VỀ HỌ BẰNG LĂNG VÀ CHI TỬ VI
1.1.1. Họ Bằng Lăng
Họ Bằng Lăng (hay Tử vi, Tƣờng vi) là một họ khá lớn có tên khoa học là
Lythraceae, bao gồm trên 500 loài thuộc 32 chi, đa số là cây thân thảo và một số cây
thân bụi hoặc cây thân gỗ. Các thực vật họ Lythraceae phân bố khắp toàn cầu.Vùng
nhiệt đới là khí hậu “ƣa thích” của loài này, tuy nhiên chúng cũng sinh sống tốt trong
các khu vực có khí hậu ôn đới [4].
1.1.2. Thực vật chi Tử vi
Chi Tử vi (tên khoa học: Lagerstroemia) có khoảng 50 loài. Cây thân gỗ hay
cây bụi, có nguồn gốc ở vùng Đông Á và Australia.Thân cây giống nhƣ gân tạo nếp
máng, hàng năm đều lột vỏ. Lá mọc đối, đơn và có chiều dài khoảng 5-20 cm. Hoa
mọc thành những cụm dài từ 20-40 cm, có màu trắng, hồng hoặc tím; cây nở hoa từ

giữa mùa hè đến cuối hè. Quả là dạng quả nang, ban đầu có màu xanh lục, khi chín
chuyển thành màu đen, đƣợc mở rộng theo 6 hoặc 7 đƣờng, tạo ra các răng giống nhƣ
đài hoa và giải phóng nhiều hạt nhỏ có cánh. Ở nƣớc ta, chi Tử vi là một chi thảo mộc
khá lớn, mọc nhiều nhất ở các rừng Đông Nam Bộ[2,3].
1.2. ĐẠI CƢƠNG VỀ CÂY BẰNG LĂNG NƢỚC
1.2.1. Tên gọi
Tên khoa học: Lagerstroemia speciosa L.
Tên thông thƣờng: Bằng Lăng nƣớc, Bằng Lăng tím.
Theo phân loại thực vật:
- Giới: Thực vật (Plantae)
- Bộ: Đào kim nƣơng (Myrtales)

Hình 1.1. cây Bằng lăng nước

4


- Họ: Bằng Lăng (Lythraceae)
- Chi: Tử vi (Lagerstroemia) [2, 6 ,7].
1.2.2. Mô tả thực vật
Bằng Lăng nƣớc có thân cây thẳng và khá nhẵn nhụi. Lá màu xanh lục, dài khoảng từ
8 đến 15 cm, rộng từ 3 đến 7 cm, hình oval hoặc elip, lá rụng theo mùa. Hoa màu tím
hoặc tím nhạt, mọc thành cụm dài từ 20 đến 40 cm, thƣờng thấy vào giữa mùa hè. Mỗi
bông hoa có 6 cánh, mỗi cánh dài chừng 2 đến 3,5 cm. Quả lúc tƣơi màu tím nhạt pha
xanh lục, mềm. Quả già có đƣờng kính 1,5 đến 2 cm, khô trên cây.

Hình 1.2. Hoa, lá, quả già và lá khô của cây Bằng Lăng nước
1.2.3. Phân bố và cách trồng
Bằng Lăng nƣớc có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Á, hiện có nhiều ở Đông
Nam Á, Ấn Độ và các vùng nhiệt đới khác. Đây là loại cây thƣờng sinh sống chủ yếu

5


trong những kiểu rừng khô rụng lá, nửa rụng lá. Cây đòi hỏi có độ đất dày, sâu và có
độ ẩm cao. Bên cạnh đó, Bằng Lăng nƣớc còn là cây đạt biên độ sinh thái khá rộng,
thƣờng hay mọc tại ven hồ, ven sông suối, ven các đầm nƣớc ngọt. Cây thƣờng phân
bố tại những nơi có độ cao không quá 700m trên mực biển.
Ở Việt Nam, Bằng Lăng nƣớc là loại cây mọc hoang. Cây thƣờng phân bố chủ
yếu ở những tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ nhƣ Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình.
Một số tỉnh ở khu vực Tây Nguyên nhƣ Gia Lai, Đắc Lắc, Kon Tum cũng bắt gặp cây
Bằng Lăng nƣớc sinh sống và phát triển.
Cây đƣợc trồng vào đầu mùa mƣa (tháng 5,6) và đƣợc trồng dặm trƣớc tháng 9
hàng năm. Đất trồng cây Bằng Lăng nƣớc phải có tầng đất mặt tơi xốp, dễ thoát nƣớc,
nếu đất có độ pH thấp, cần bón thêm vôi. Trƣớc khi trồng tiến hành đào hố trƣớc ít
nhất 1 tháng, kích thƣớc hố và lƣợng phân bón lót tùy thuộc vào đất giàu hoặc nghèo
dinh dƣỡng, thông thƣờng là 50 x 50 x 50cm, trộn đều lớp đất mặt với phân hữu cơ,
NPK, phân bón lót, phân lân, vôi... sau đó cho hỗn hợp đất phân xuống hố. Công việc
trên cần thực hiện trƣớc khi trồng cây ít nhất nửa tháng.
Mật độ trồng thích hợp từ 500 đến 834 cây/ha. Cây cách cây 3m, hàng cách
hàng 4m, hoặc cây cách cây 4m, hàng cách hàng 5m. Sau khi trồng cần làm cỏ, xới đất
kết hợp tủ gốc giữ ẩm cho cây 4-5 lần/năm.Trong 3 năm đầu khi cây chƣa kép tán cần
trồng thêm cây che bóng giữa các hàng để bảo vệ đất, nhằm tăng cƣờng chất hữu cơ và
giảm công làm cỏ. Lƣợng phân bón trong 3 năm đầu nhƣ sau: phân chuồng 5-10kg,
phân NPK 150g/gốc/năm. Các năm sau tăng dần lƣợng phân lên, nên bón phân vào lúc
làm cỏ và vun gốc vào đầu, giữa và cuối mùa mƣa.
1.3. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÂY BĂNG LĂNG NƢỚC
1.3.1. Dùng làm thuốc chữa bệnh
Bằng Lăng nƣớc đã đƣợc dùng trong Y học dân gian ở Châu Mỹ, Ấn Độ,
Philippines,...để trị bệnh đái tháo đƣờng và khá nhiều bệnh khác nhƣ trị ỉa chảy, tim
6



mạch, mụn nhọt. Trong Y học cổ truyền châu Á, ngƣời ta sử dụng lá Bằng Lăng nƣớc
làm trà uống hàng ngày để trị đau dạ dày và kiểm soát mức đƣờng huyết. Các chất trích
ly đƣợc thƣơng mại hóa đôi khi cũng đƣợc dùng làm giảm mỡ, chống béo phì [8].
1.3.2. Tác dụng dƣợc lý
Dƣợc liệu này chứa ancaloit, flavonoit, saponin và cumarin. Tanin trong vỏ với
hàm lƣợng 30%, chủ yếu là catechin (23%) và một lƣợng nhỏ tanin gallickhoảng 7%.
Vỏ Bằng Lăng nƣớc đã đƣợc nghiên cứu dƣợc lý với kết quả là cao lỏng của vỏ có tác
dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn [9] Shigella shigae, Bacillus subtilis,
Shigella flexneri, Salmonella typhi, Escherichia coli, Staphylloccus aures. Cao này có
tác dụng chống một số nấm bệnh ngoài da nhƣ Epidermophyton inguinale,
Trichophuton rubrum và Cadida albicans. Lá và quả già loài Bằng Lăng nƣớc chứa
axit corosolic ở hàm lƣợng cao (axit corosolic đƣợc cho là hoạt chất chính làm hạ mức
đƣờng huyết) [10]
1.3.3. Trồng làm cảnh
Ở Việt Nam và một số nƣớc châu Á, Bằng Lăng nƣớc đƣợc trồng để tạo mỹ
quan đô thị. Trong tự nhiên, ngoài Bằng Lăng có hoa tím còn có hoa các màu đậm,
nhạt, trắng, hồng, đỏ,... Vào cuối thu nhiều giống cũng rụng lá vàng, lá đỏ nhƣ cây
phong xứ lạnh.
1.4. NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA HỌ BẰNG LĂNG
1.4.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã có một số các công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh đái
tháo đƣờng của một số thành phần có trong cây Bằng Lăng nƣớc nhƣ công trình của
Kakura, Garcia và một nhóm các nhà khoa học thuộc trƣờng đại học Hirosima, Nhật
Bản v.v…[11, 12].
Đầu năm 1940, Garcia đã công bố những nghiên cứu đầu tiên của mình về khả
năng làm giảm hàm lƣợng đƣờng huyết của cao đặc từ Bằng Lăng nƣớc tƣơng tự nhƣ

7



insulin. Sau đó, việc sử dụng rộng rãi cây Bằng Lăng nƣớc ở Philippin đƣợc chú ý và
đƣợc đƣa sang Nhật Bản.Hiện nay,các nhà khoa học từ nhiều nƣớc nhƣ Nhật Bản,
Philippin, Mỹ, Hàn Quốc đang nghiên cứu về cây Bằng Lăng nƣớc. Cây Bằng Lăng
nƣớc đã trở thành phổ biến dƣới nhiều hình thức nhƣ trà bảo vệ sức khỏe ở nhiều
nƣớc phía Đông Nam Á và nƣớc Mỹ.
Năm 1961, Carew D.P và Chin T.F đã làm các thí nghiệm để kiểm tra một số
nhóm chất có trong lá Bằng Lăng nƣớc ở Philippin và đã đi đến kết luận: Trong lá có
tanin, glucozit trợ tim, flavonoit và sterol, không có ancaloit [13].
Đến năm 1996, Kakuda đã nghiên cứu về hoạt tính ngăn ngừa bệnh đái tháo
đƣờng của dịch cô đƣợc ngâm chiết từ cây Bằng Lăng nƣớc. Trong nghiên cứu này,
Kakuda đã thấy rằng dịch chiết có thể làm giảm mức insulin, đƣờng huyết và hàm
lƣợng cholesterol trong máu. Một nghiên cứu khác cũng thuộc nhóm nghiên cứu của
Kakuda cho biết, một số thành phần trong cây Bằng Lăng nƣớc có tác dụng làm giảm
đáng kể cân nặng của các cơ thể béo phì, một trong những nguyên nhân phổ biến gây
ra bệnh tiểu đƣờng.
Một nghiên cứu khác cho thấy, trong hạt cây Bằng Lăng nƣớc có chứa axit (Z)9-oxooctadec-11-enoic [15], trong lá có các amino axit nhƣ isoleuxin, alanin, axit αaminobutyric và methionin [13].

Axit α-aminobutyric ( C4H9O2N)

Isoleuxin (C6H13O2N)

Alanin (C3H7O2N)

Methionin (C5H11O2SN)
8


Năm 1991, công trình nghiên cứu của Daulatabad C.D và các cộng sự [14] đã

xác định đƣợc hàm lƣợng các axit có trong dầu lấy từ hạt loài Lagerstroemia
thomsonii đƣợc trình bày ở bảng 1.1 dƣới đây.
Bảng 1.1. Hàm lượng các axit có trong dầu hạt loài Lagerstroemia thomsonii
Hàm lƣợng

Hợp chất

Công thức

Axit panmitic

CH3(CH2)16COOH

17,8

Axit stearic

CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COOH

8,8

Axit oleic

CH3(CH2)14COOH

20,7

Axit linoleic

CH3(CH2)4CH=CHCH2CH=CH(CH2)7COOH


49,9

Các axit khác

(%)

2,8

Khi nghiên cứu lá loài Lagerstroemia subcostata,Iida,H và CominsD.L đã phát
hiện một số ancaloit khác nhƣ: Subcosin I, lasubin I, lasubin II [16], subcosin II [17].
Còn Blomster R.N và Zachrias D.E đã phân lập đƣợc lythridin [18], lythrin [19] từ
Lagerstroemia fauriei và decinin từ loài Lagerstroemia lanceolatum [20].
Trong công trình nghiên cứu về thành phần hóa học của loài Lagerstroemia
flosreginae, Xu Y.M đã chỉ ra rằng trong lá có flosin A, reginin A, reginin B [21],
reginin C và reginin D [22].
1.4.2. Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam
Năm 2001, PGS.TS. Đỗ Đình Rãng cùng các cộng sự trƣờng ĐHSP Hà Nội [5]
đã nghiên cứu hàm lƣợng nƣớc có trong một số bộ phận của cây Bằng Lăng nƣớc nhƣ

9


hoa, lá, vỏ đƣợc trình bày ở bảng 1.2. Kết quả cho thấy, hàm lƣợng nƣớc trong hoa là
lớn nhất và trong vỏ là ít nhất.
Bảng 1.2. Hàm lượng nước một số bộ phận của cây Bằng Lăng nước
Các bộ phận

Hàm lƣợng nƣớc (%)


Hoa

86,96



74,29

Vỏ

68,75

.

10


CHƢƠNG 2
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. NGUYÊN LIỆU, DỤNG CỤ, HÓA CHẤT VÀ SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Thu mẫu và xử lý mẫu nguyên liệu
Nguyên liệu để nghiên cứu là lá cây

Bằng Lăng nƣớc (Lagerstroemia

speciosa) còn có tên gọi khác theo địa phƣơng là cây Bằng Lăng tím đƣợc thu hái tại
Kon Tum. Lựa chọn thu hái 2 dạng nguyên liệu là lá non, lá già với tổng khối lƣợng là
5kg..


Hình 2.1 Lá non, lá già và lá khô (từ trái sang phải)
Thông số về trạng thái kích thƣớc nguyên liệu tính trung bình trên 50 lá ngẫu
nhiên đƣợc trình bày ở bảng 2.1
Bảng 2.1. Thông số nguyên liệu
Thông số
Lá non
Lá già
Lá khô

Đƣờng kính

Chiều dài

(cm)

(cm)

4,1

7,8

6,6

14,2

5,4

9,5

2.1.2. Khảo sát khối lƣợng cao chiết cồn trong mỗi loại nguyên liệu

Nguyên liệu: bột lá Bằng Lăng nƣớc. Nguyên liệu sau khi thu hái đƣợc cắt nhỏ
và phơi khô, sấy và đem nghiền thành bột. Cho vào bình thủy tinh lớn 600g bột nguyên

11


liệu các loại, thêm vào 5400ml ethanol 96%, chiết ngâm 3 lần, mỗi lần 4 giờ. Dịch
chiết đƣợc cô cạn dung môi đến cao khô, cân đến khối lƣợng không đổi.
2.1.3. Định tính một số nhóm chất trong dịch chiết cồn
a. Định tính alkaloid
Lấy 0,01g cao chiết, thêm 15ml HCl, khuấy đều, lọc qua giấy lọc, lấy vào 2 ống
nghiệm mỗi ống 5ml.
Ống 1: thêm vào 1-2 giọt thuốc thử Dragendorff, nếu xuất hiện màu da cam là
phản ứng dƣơng tính
Ống 2: thêm vào 1-2 giọt thuốc thử Mayer, nếu xuất hiện tủa trắng là phản ứng
dƣơng tính.
b. Định tính flavonoid
Lấy 0,01g cao chiết, thêm 15ml methanol, đun nóng cho tan và lọc qua giấy lọc.
Lấy vào 2 ống nghiệm mỗi ống 5ml dịch lọc:
Ống 1: Thêm vào 1-2 giọt H2SO4 đậm đặc, đun trong bình cách thủy vài phút.
Dung dịch xuất hiện màu đỏ hoặc hồng là phản ứng dƣơng tính.
Ống 2: Thêm vào 1-2 giọt NaOH 1%/ethanol, nếu xuất hiện màu đỏ đậm hoặc
đỏ tím thì phản ứng dƣơng tính.
c. Định tính sesquiterpen lacton
Lấy 0,01g cao chiết, thêm 15ml chloroform, khuấy đều, lọc qua giấy lọc, lấy
vào ống nghiệm 5ml dịch lọc, thử bằng thuốc thử Tollen, nếu có lớp gƣơng bạc bám
trên thành ống nghiệm hoặc có kết tủa Ag màu đen dƣới đáy ống nghiệm thì phản ứng
dƣơng tính.
d. Định tính terpenoid – steroid
12



Lấy 0,01g cao chiết, thêm 15ml clorofom, khuấy đều, lọc qua giấy lọc. Lấy vào
2 ống nghiệm mỗi ống 5ml dịch lọc:
Ống 1: Thêm vào 1-2 giọt H2SO4 đậm đặc, nếu dung dịch đổi sang màu đỏ đậm
hoặc xanh tím thì phản ứng dƣơng tính.
Ống 2: Thêm vào 2 giọt dung dịch vanillin 1% trong etanol, 1 giọt HCl đậm
đặc. Nếu dung dịch chuyển sang màu xanh lục hoặc tím thì phản ứng dƣơng tính.
e. Định tính chất béo
Lấy 0,01g cao chiết, thêm vào 15ml ethanol, khuấy đều, lọc qua giấy lọc, thêm
vào 1-2 giọt H2SO4 50% trong methanol. Nếu xuất hiện màu nâu đen hoặc đỏ tía thì
phản ứng dƣơng tính.
f. Định tính glycoside
Lấy 0,01g cao chiết, thêm 2ml dd NaOH 10%, đun cách thủy đến khô. Hòa tan
cặn trong 5ml clorofom. Lấy dịch clorofom để làm phản ứng định tính.
Phản ứng Keller-Kilian: thuốc thử gồm 100ml axit axetic loãng + 1ml
Fe2(SO4)35%.
Cách tiến hành: thêm vào mẫu thử 1ml dung dịch thuốc thử, 1-2 giọt H2SO4
đậm đặc. Nếu xuất hiện màu xanh lục sau 1-2 phút thì phản ứng dƣơng tính.
g. Định tính hợp chất phenol
Lấy 0,01g cao chiết, thêm 15ml ethanol, khuấy đều, lọc qua giấy lọc. Lấy vào 3
ống nghiệm mỗi ống 5ml dịch lọc.
Ống 1: thêm vào 1-2 giọt thuốc thử Bortrager (KOH 50%/methanol). Nếu xuất
hiện màu đỏ, tím hoặc xanh lục thì phản ứng dƣơng tính.

13


×