Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu quy trình chiết tách tinh dầu sả chanh (c citratus) ở vùng quảng nam – đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA HÓA HỌC
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngành: Sư phạm Hóa học
Đề tài:
Nghiên cứu quy trình chiết tách tinh dầu sả chanh
(C. citratus) ở vùng Quảng Nam – Đà Nẵng

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. TRẦN ĐỨC MẠNH

Sinh viên thức hiện

: Đoàn Bảo Duy

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA HÓA HỌC
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngành: Sư phạm Hóa học

Đề tài:
Nghiên cứu quy trình chiết tách tinh dầu sả chanh
(C. citratus) ở vùng Quảng Nam – Đà Nẵng



Giáo viên hướng dẫn

: ThS. TRẦN ĐỨC MẠNH

Sinh viên thức hiện

: ĐOÀN BẢO DUY

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2018

2


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐHSP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA HÓA

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên:
Lớp:
1. Tên đề tài:

ĐOÀN BẢO DUY
14SHH
Nghiên cứu quy trình chiết tách tinh dầu
sả ở vùng Quảng Nam – Đà Nẵng.


2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị: Củ sả của cây sả chanh, các dụng cụ, thiết
bị thí nghiệm và hoá chất cần thiết.
3. Nội dung nghiên cứu:

Quy trình chiết tách tinh dầu sả chanh.

4. Giáo viên hướng dẫn:

ThS. Trần Đức Mạnh

5. Ngày giao đề tài:

15/10/ 2017

6. Ngày hoàn thành:

10/04/2018

Chủ nhiệm khoa
(Ký và ghi rõ họ, tên)

Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ, tên)

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho khoa ngày … tháng … năm 2018.
Kết quả đánh giá:
Ngày … tháng … năm 2018
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ, tên)


3


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này, không thể không kể đến những
sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô và các anh chị, các bạn cùng thực hiện khóa
luận đã tạo điều kiện, giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận này. Qua đây em xin gởi
lời cảm ơn chân thành đến:
❖ Gia đình đã ủng hộ tinh thần, vật chất và tạo điều kiện cho em trong những

năm học vừa qua và trong suốt quá trình làm khóa luận.
❖ Các thầy cô Khoa Hóa học trường Đại học Sư pham Đà Nẵng đã tận tụy dạy

dỗ em trong suốt thời gian theo học tại trường.
❖ Thầy ThS. Trần Đức Mạnh là người trực tiếp hướng dẫn truyền đạt kiến thức,

kinh nghiệm và tạo điều kiện tốt nhất để em thực hiện tốt khóa luận này.
Các bạn sinh viên cùng học lớp 14SHH, trường Đại học Sư phạm Đại học Đà Nẵng
và các bạn sinh viên khác đã giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm học tập và vui buồn trong
suốt thời gian cùng em làm khóa luận.

4


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................................. 1
MỤC LỤC ................................................................................................................................................... 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ 8
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................................................... 9
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................................................... 10
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................................... 11
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................................... 14
A. Giới thiệu về cây sả chanh ................................................................................................................... 14
1.1. Nguồn gốc và phân bố ................................................................................................................... 14
1.2. Đặc tính sinh thái ........................................................................................................................... 14
1.2.1. Tên gọi ...................................................................................................................................... 14
1.2.2. Phân loại khoa học .................................................................................................................. 14
1.2.3. Hình thái, đặc điểm ................................................................................................................. 14
1.3. Giá trị thực tiễn .............................................................................................................................. 15
1.3.1. Trong ẩm thực ......................................................................................................................... 15
1.3.2. Trong y học .............................................................................................................................. 16
1.3.3. Trong những lĩnh vực khác .................................................................................................... 17
1.4. Các loài sả khác .............................................................................................................................. 17
1.4.1. Sả Java – Sả đỏ - Sả xoè.......................................................................................................... 18
1.4.2. Sả Úc – Sả Australia ............................................................................................................... 19
1.4.3. Sả lam – Sả hôi ........................................................................................................................ 19
1.4.4. Sả hoa hồng – Sả rộng ............................................................................................................ 19
1.4.5. Sả Sri Lanka ............................................................................................................................ 20
1.4.6. Sả tía ......................................................................................................................................... 20
B. Giới thiệu về tinh dầu thực vật và tinh dầu cây sả chanh................................................................. 21
1.5. Tinh dầu .......................................................................................................................................... 21
1.5.1. Tổng quan ................................................................................................................................ 21
1.5.2. Các nguồn cung cấp tinh dầu thực vật .................................................................................. 21
1.5.3. Tính chất vật lý của tinh dầu ................................................................................................. 22
1.5.4. Thành phần hoá học ............................................................................................................... 22
1.5.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết tách tinh dầu .................................................... 24


5


1.6. Tinh dầu sả ..................................................................................................................................... 25
1.6.1. Citral ........................................................................................................................................ 25
1.6.2. Geraniol ................................................................................................................................... 26
1.6.3. Công dụng ................................................................................................................................ 27
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................................................... 29
2.1. Nguyên liệu, dụng cụ, hóa chất:.................................................................................................... 29
2.1.1. Nguyên liệu: ............................................................................................................................. 29
2.1.2. Xử lý nguyên liệu: ................................................................................................................... 29
2.1.3. Thiết bị - dụng cụ và hóa chất................................................................................................ 29
2.2 Sơ đồ nghiên cứu:............................................................................................................................ 30
2.3. Phương pháp chiết tách tinh dầu: ................................................................................................ 32
2.3.1. Chiết tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước: ....................................... 33
2.4. Các phương pháp xác định chỉ tiêu lí học : ................................................................................. 38
2.4.1. Xác định tinh dầu: .................................................................................................................. 38
2.4.2. Xác định độ ẩm: ...................................................................................................................... 38
2.4.3 Xác định tỉ trọng: ..................................................................................................................... 39
2.4.4. Xác định chỉ số khúc xạ: ......................................................................................................... 40
2.4.5. Xác định độ hòa tan trong etanol: ......................................................................................... 40
2.5. Các phương pháp xác định chỉ tiêu hóa học: .............................................................................. 41
2.5.1. Chỉ số axit (Ax) ........................................................................................................................ 41
2.5.2. Chỉ số este (Es) ......................................................................................................................... 41
2.5.2. Chỉ số xà phòng hóa (Xp) ........................................................................................................ 42
2.6. Định lượng tinh dầu: ..................................................................................................................... 42
2.7. Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS) dùng xác định thành phần hóa học tinh
dầu: ......................................................................................................................................................... 42
2.7.1.Sắc ký khí: ................................................................................................................................ 42
2.7.2.Phương pháp khối phổ (MS) ................................................................................................... 44

2.7.3.Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS).............................................................. 45
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................................... 48
3.1. Kết quả chiết tách tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước: ........................ 48
3.2. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tinh dầu thu được: .................................... 50
3.2.1. Ảnh hưởng của thời gian sau thu hoạch đến lượng tinh dầu trong cây sả: ....................... 50
3.2.2. Ảnh hưởng của thời gian chiết đến lượng tinh dầu thu được: ............................................ 51
3.3. Kết quả xác định các chỉ số lý học: ............................................................................................... 52
3.3.1. Cảm quan: ............................................................................................................................... 52

6


3.3.2. Độ ẩm: ...................................................................................................................................... 53
3.3.3. Tỷ trọng: .................................................................................................................................. 53
3.3.4.Chỉ số khúc xạ : ........................................................................................................................ 54
3.3.5. Độ hòa tan trong etanol: ......................................................................................................... 55
3.4.Kết quả xác định các chỉ số hóa học:............................................................................................. 56
3.4.1. Chỉ số axit : .............................................................................................................................. 56
3.4.2. Chỉ số este ................................................................................................................................ 58
3.4.3. Chỉ số xà phòng hóa:............................................................................................................... 59
3.5 Xác định thành phần hóa học trong tinh dầu sả bằng phương pháp sắc kí khí khối phổ ....... 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................................. 61
KẾT LUẬN : ................................................................................................................................. 61
KIẾN NGHỊ................................................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................ 63

7


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GC – MS

: Sắc ký khí ghép khối phổ

ts

: Nhiệt độ sôi

CTPT

: Công thức phân tử

CTCT

: Công thức cấu tạo

KOH

: Kali hidroxit

HCl

: Dung dịch axit clohidric

Na2SO4

: Natri sunfat

RCOOH


: Các axit hữu cơ

RCOOK

: Muối kali của axit hữu cơ

8


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Phân loại tecpen…………………………………………………………….……21
Bảng 2: Kết quả hàm lượng tinh dầu trong củ sả………………………………………….46
Bảng 3: Kết quả khảo sát hàm lượng tinh dầu theo ngày thu hoạch…………………….…47
Bảng 4: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết đến lượng tinh dầu thu được……48
Bảng 5: Kết quả thử cảm quan……………………………………………………………49
Bảng 6: Kết quả khảo sát độ ẩm…………………………………………………………..50
Bảng 7: Tỷ trọng tinh dầu thu được từ củ sả……………………………………………....51
Bảng 8: Chỉ số khúc xạ của tinh dầu thu được từ củ sả…………………………………....52
Bảng 9: Kết quả xác định độ hòa tan trong etanol của tinh dầu sả………………………...53
Bảng 10: Nồng độ dung dịch KOH……………………………………………………….53
Bảng 11: Kết quả xác định chỉ số axit của tinh dầu sả…………………………………….54
Bảng 12: Kết quả xác định chỉ số este của tinh dầu sả…………………………………….55
Bảng 13: Kết quả xác định chỉ số xà phòng hóa của tinh dầu……………………………..56
Bảng 14: Thành phần hóa học của các cấu tử chính trong tinh dầu sả……………………..56

9


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: CTCT của Geranial (Citral A) và Neral (Citral B)……………………………….23

Hình 2: CTCT của Geraniol và Nerol…………………………………………………….24
Hình 3: Nguyên liệu đã được xử lý……………………………………………………….26
Hình 4: Sơ đồ quy trình chiết tách tinh dầu……………………………………………….27
Hình 5: Sơ đồ thu gọn của thiết bị sắc ký khí……………………………………………..40
Hình 6: Hình ảnh sắc ký đồ……………………………………………………………….41
Hình 7: Sơ đồ thiết bị sắc ký khí ghép khối phổ…………………………………………..42
Hình 8: Nguyên liệu đã được xử lý……………………………………………………….45
Hình 9: Hệ thống chưng cât lôi cuốn hơi nước……………………………………………46
Hình 10: Biểu đồ ảnh hưởng của thời gian sau thu hoạch đến hàm lượng tinh dầu………..48
Hình 11: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng thời gian chiết đến lượng tinh dầu thu được………..49
Hình 12: Máy đo chỉ số khúc xạ ATAGO 1T……………………………………………..52

10


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội hiện đại ngày càng phát triển, trình độ khoa học kỹ thuật của con người ngày
càng tiến bộ, mỗi ngày chúng ta lại đều tìm ra những công nghệ mới, tổng hợp được những
hợp chất mới phục vụ cho đời sống, tuy nhiên chúng không thể sánh được với những dược
liệu thiên nhiên mà dân tộc ta cũng như biết bao dân tộc khác trên thế giới đã sưu tầm, chắt
lọc qua nhiều đời để đưa ra kinh nghiệm, quy luật sử dụng các dược liệu đó. Do đó từ
những thập kỉ gần đây, chúng ta đang có xu hướng quay trở lại sử dụng những hợp chất có
nguồn gốc thiên nhiên mà trong đó có tinh dầu thực vật.
Và may mắn hơn cả, đất nước Việt Nam ta có thổ nhưỡng, khí hậu thuận lợi cho
một số lượng lớn các loại thực vật phong phú, đa dạng có thể phát triển được và trong đó
lại có nhiều loài thực vật có ứng dụng nhiều trong đời sống. Cây sả chanh cũng là một loài
cây như vậy, tinh dầu sả chanh là một loại tinh dầu có ứng dụng tốt trong đời sống hàng
ngày. Qua nghiên cứu, ta đã biết trong tinh dầu của cây sả chanh có chứa một tỉ lệ lớn các
hợp chất tecpen và tecpenoit như citral, geraniol, nerol, citronellal, citronellol,…

Vì có thành phần như trên nên tinh dầu sả chanh có nhiều công dụng vượt trội mà
các hợp chất tổng hợp khó có thể bằng được như tinh dầu sả chanh là chất liệu khử mùi
hoàn toàn tự nhiên lại có thể giúp xua đuổi muỗi, chuột, gián và các loại côn trùng đáng
ghét khác. Ngoài ra tinh chất sả chanh cũng giúp giảm căng thẳng, bớt lo lắng, được dùng
trong các chất tẩy uế, xà phòng, thuốc diệt côn trùng, nước hoa, dầu gội đầu có tác dụng
thông trung tiện, chống nôn, giảm đau, chữa đầy bụng, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy. Lợi
ích tinh dầu sả chanh cũng bao gồm giảm đau cải thiện lưu thông máu, và do đó có thể làm
giảm co thắt cơ, đau lưng, bong gân, và chuột rút. Ở một số nước châu Âu, nước sả có
đường là một loại đồ uống giải khát, thanh nhiệt được nhiều người ưa thích. Ở Indonesia,
rễ sả phối hợp với nhiều vị thuốc khác chữa bệnh vàng da dưới dạng nước sắc; dùng nước
này súc miệng hằng ngày để chữa đau răng. Nếu dùng ngoài, tinh dầu sả phối hợp với nhiều
loại tinh dầu khác để xoa bóp làm giảm đau xương, đau mình, nhức mỏi. Với mùi thơm dễ
chịu tinh dầu sả còn được dùng trong công nghiệp mỹ phẩm và hương liệu. Ngoài ra, tinh

11


dầu sả còn cung cấp geraniol là chất dùng làm chất thơm, nguyên liệu để sản xuất chất
thơm ( xitronelal...), dùng làm chất sát trùng, hạ huyết áp...
Qua đó ta có thể thấy được rằng tinh dầu sả chanh có ứng dụng rộng rãi trong đời
sống và vì lí do này nên tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu quy trình chiết tách tinh dầu sả chanh ở vùng Quảng Nam – Đà Nẵng”

2. Mục tiêu nghiên cứu
˗

Xây dựng quy trình chiết tách tinh dầu sả chanh ở cơ sở sản xuất.

˗


So sánh, giải thích và nhận xét sự khác nhau giữa quy trình chiết tách ở phòng thí
nghiệm và ở cơ sở sản xuất.

˗

Đóng góp thêm thông tin khoa học về tinh dầu cây sả chanh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
❖ Đối tượng nghiên cứu
˗

Cây sả chanh ở vùng Quảng Nam – Đà Nẵng.

❖ Phạm vi nghiên cứu

˗ Quá trình chiết tách, xác định thành phần và cấu trúc một số hợp chất trong
tinh dầu củ sả chanh.

˗ Quy trình chiết tách tinh dầu sả chanh trong điều kiện phòng thí nghiệm và
trong cơ sở sản xuất.

4. Phương pháp nghiên cứu
❖ Nghiên cứu lý thuyết
˗

Phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên, tổng quan các tài liệu về tinh
dầu, thành phần hoá học của tinh dầu sả chanh.

❖ Nghiên cứu thực nghiệm


12


➢ Phương pháp vật lý
˗

Thu gom và xử lý mẫu.

˗

Xác định độ ẩm toàn phần.

➢ Phương pháp hoá học
˗

Khảo sát thời gian chiết tối ưu và ảnh hưởng của thời gian thu hoạch đến
lượng tinh dầu

˗

Phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước

˗

Xác định thành phần hóa học của tinh dầu dựa vào phương pháp sắc ký khí
ghép khối phổ, GC-MS

˗

Xác định các chỉ số hóa lí: độ ẩm; tỉ trọng; chỉ số khúc xạ, khả năng hòa

tan trong cồn ở các cấp độ khác nhau; chỉ số axit, chỉ số este, chỉ số xà
phòng hóa

❖ Nghiên cứu tại cơ sở sản xuất tinh dầu
˗

Tìm hiểu về cơ sở sản xuất.

˗

Giấy phép hoạt động, chứng chỉ của cơ sở.

˗

Quy trình chiết tách tinh dầu tại cơ sở.

˗

Các chỉ tiêu hoá lý mà cơ sở dùng để xác định chất lượng đầu ra của sản
phẩm.

5. Ý nghĩa khoa học của đề tài
˗

Cung cấp thông tin, giải thích và nhận xét về quy trình chiết tách tinh dầu sả
chanh ở cơ sở chế biến, sản xuất.

˗

So sánh sự tương quan giữa hai quá trình chiết tách ở phòng thí nghiệm và cơ sở

sản xuất.

˗

Cung cấp thông tin, tư liệu cho những nghiên cứu sau này.

13


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
A. Giới thiệu về cây sả chanh [1, 4, 6]
1.1. Nguồn gốc và phân bố
˗

Cây Sả chanh có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm của lục địa Á – Âu – Phi.

˗

Loài Sả này phân bố ở Ấn Độ, Sri Lanka, các nước Đông Nam Á như Malaysia, Thái
Lan, Campuchia, Việt Nam, một số nước châu Phi và vùng Caribê.

˗

Ở nước ta, cây Sả chanh được trồng hầu hết ở khắp các tỉnh phía Bắc nước ta, tập
trung ở một số nông trường như Việt Trung (Quảng Bình), Thạch Ngọc (Nghệ Tĩnh
cũ ), Cửu Long (Hà Sơn Bình cũ), Bắc Sơn (Bắc Thái cũ ), v.v… Sau năm 1975, cây
Sả còn được nghiên cứu và trồng trọt ở các tỉnh phía Nam như miền Đông Nam Bộ,
Tây Nguyên, v.v…


1.2. Đặc tính sinh thái
1.2.1. Tên gọi
˗

Tên gọi thông thường: Sả chanh, Cỏ sả, Cỏ chanh, Hương mao…

˗

Tên tiếng Anh: Lemongrass, Oil grass, Citronella grass...

˗

Tên khoa học: Cymbopogon citratus.

˗

Tên đồng nghĩa: Andropogon citratus.

1.2.2. Phân loại khoa học
Giới :

Plantae

Bộ

:

Poales

Họ


:

Poaceae (Hoà thảo)

Chi

:

Cymbopogon

Loài :

cc

1.2.3. Hình thái, đặc điểm
Sả chanh là cây thân cỏ, sống được lâu năm. Sả thường mọc thành bụi rậm, thân sả
cao khoảng 80 -150 cm. Thân sả hình tròn và được tạo thành bởi các bẹ lá ôm sát vào nhau.

14


Phần gốc sả có nhiều đốt màu tím. Củ sả thực ra là thân sả phình to ra và nổi lên trên mặt
đất. Củ sả có màu xanh nhạt, thuôn dài. Lá sả hẹp, dài giống như lá lúa, mép lá có răng cưa
nhỏ, đầu lá cong. Hoa sả có nhiều bông nhỏ, không có cuống. Cụm hoa gồm nhiều bông
nhỏ không cuống. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt mùi chanh. Mùa hoa sả thường nằm vào
khoảng tháng 3 tới tháng 4 nhưng ở Việt Nam chưa thu được quả. Sả có thể sống lâu năm
nhờ vào bộ rễ. Rễ sả phát triển khoẻ.
Sả là cây chịu hạn nhưng chịu ngập úng kém. Nhiệt độ thích hợp đối với cây Sả là
24-28 C. Cây Sả phát triển kém khi nhiệt độ dưới 10 0C. Trên 35 0C Sả cũng sinh trưởng

kém. Lượng mưa thích hợp là 1500 – 2000 mm/năm.
0

Về rễ: Rễ là rễ chùm, mọc tập trung ở đốt thân đầu tiên của cây và có khả năng phát
sinh trên tất cả các đốt của thân, nhánh. Trong điều kiện đất tơi xốp giàu chất hữu cơ, bộ
rễ có thể phân bố rộng tới hơn 20 cm và ăn sâu xuống mặt đất từ 15 tới 20 cm. Mặc dù là
loài cây hoà thảo nhưng cây sả chanh lại có bộ rễ có khả năng chịu hạn khá hơn một số loài
hoà thảo khác; tuy nhiên ẩm độ cao, đất tơi xốp vẫn là điều kiện tốt cho rễ phát sinh, phát
triển. Ẩm độ đất thấp (55%) hoặc quá cao (> 80 %) đều rất bất lợi cho rễ phát triển.
Về thân, nhánh: Thân cây sả có nhiều đốt, các gốc có đốt rất ngắn chỉ từ 0,2 tới 3
cm, các đốt ở phía trên dài dần nhưng không quá 2 cm. Vì vậy chiều cao cây biến động từ
10 tới 20 cm. Trên mỗi đốt mang một mầm lá, một mầm ngủ mọc so le và đai rễ có thể
phát sinh nhiều rễ, nên các đốt của đoạn thân trên cũng phát sinh rễ bất định. Các mầm ngủ
phát sinh trên thân khoẻ tạo thành nhánh cấp I, các nhánh cấp I cũng phát sinh ra nhiều
nhánh cấp II. Do vậy ban đầu trồng một cây sả về sau sẽ phát triển thành bụi sả. Trung bình
một cây có thể phát sinh 80 - 100 nhánh. Đất tốt đủ dinh dưỡng, đủ ẩm có thể đạt tới 130 150 nhánh. Do bẹ lá ôm gần vòng thân và xếp sít nhau nên thân sả phía trên có màu trắng
ngà, đoạn gốc thân có màu nâu vàng.
Về lá: Lá là bộ phận để chưng cất tinh dầu. Lá gồm có bẹ lá ôm sát thân, có gốc lá
và phiến lá dài, mềm hơn bẹ. Chiều dài phiến lá gấp 1,5 tới 2 lần bẹ lá. Chiều dài lá biến
động rất lớn từ 0,5 tới 0,7 m cá biệt có thể lên tới 1,3 tới 1,6 m. Khi thu hoạch thì người ta
thường cắt phần phiến lá. Số lá trên thân, cành tương ứng với số đốt. Trong kỹ thuật chăm
sóc chúng ta cần chú ý để cho cây có tán lá rộng, phiến lá phát triển tốt để năng suất và tỷ
lệ tinh dầu trong lá cao.

1.3. Giá trị thực tiễn
1.3.1. Trong ẩm thực
˗

Sả chanh được dùng làm gia vị trong nền ẩm thực lâu đời của các quốc gia
châu Á. Nó có thể được dùng tươi hoặc sấy khô và xay thành bột mịn.


15


˗

Ở Việt Nam, cây sả là nguyên liệu không thể thiếu trong các món mắm, món
nấu với thịt…

˗

Ở Ấn Độ, nó được dùng trong các món súp, trà, cà ri…

˗

Ở các nước châu Phi (Togo, Congo…) và các nước vùng Trung Mỹ thì lại được
dùng như trà uống.

1.3.2. Trong y học
˗

Theo Đông Y: Sả chanh có tên là Hương mao, có vị cay the, mùi thơm, tính
ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu
đờm để chữa đầy bụng, khó tiêu, đái rắt, phù nề, chữa ho do cảm cúm…

˗

Ở Thái Lan, thân rễ cây sả được dùng để trị bạch đới, dùng diệt muỗi.

˗


Ở Trung Quốc lại được dùng làm thuốc khử trùng, trừ giun.

˗

Ở Indonesia thì dùng rễ kết hợp với nhiều vị thuốc khác nhằm chữa bệnh vàng
da.

˗

Ở các quốc gia Nam Mỹ, tinh dầu sả được cho là có khả năng giải toả lo âu,
căng thẳng, chống co giật nhưng không ảnh hưởng tới sức khoẻ.

˗

Tinh dầu sả còn có tác dụng chống viêm, chống oxi hoá nên có tiềm năng ngăn
ngừa ung thư.

˗

Một số bài thuốc cổ truyền có dùng cây sả:
+ Trị chứng đầy bụng: Lá sả, vỏ bưởi, hồi hương, trạch tả, mộc thông, cỏ bấc,
mỗi vị 10g; quế 5g; bồ hóng, diêm tiêu, mỗi vị 2g; xạ hương 0,05g. Tất cả
sắc cách thủy với 200ml nước trong 15 - 30 phút, chia uống làm hai lần
trong ngày. Nên uống sau bữa ăn trưa và tối. Uống trong 2 ngày. Lưu ý:
Trong quá trình điều trị không nên đồ nếp và muối mặn.
+ Thuốc xông giải cảm: Lá sả, lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu hoặc lá
bạch đàn (có thể thêm tía tô, bạc hà, kinh giới), mỗi thứ 50g, cho vào nồi,
đậy kín, đun sôi trong 5-10 phút. Lấy ra, mở vung, trùm chăn xông hơi cho
ra mồ hôi, lau khô, rồi uống một bát nước thuốc, đắp chăn, nằm nghỉ.

+ Chữa tiêu chảy do lạnh bụng: Rễ sả 10g; củ gấu, vỏ rụt, mỗi vị 8g; vỏ quýt,
hậu phác, mỗi vị 6g tất cả đem sắc với 3 bát nước còn 1 bát, uống khi thuốc

16


còn ấm nên uống vào buổi sáng. Dùng trong 2 ngày. Hoặc rễ sả 10g, búp ổi
8g, củ riềng già 8g, thái nhỏ, sao qua, sắc với 200ml nước còn lại 50ml,
uống sau bữa ăn.
+ Chữa ho do cảm cúm: Rễ sả, trần bì, sinh khương, tô tử, mỗi vị 200g, tất cả
giã nát, ngâm với rượu 40 độ (200ml rượu); bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao
khô 400g; mạch môn bỏ lõi 200g; tang bạch bì tẩm mật, sao vàng 200g, 3
vị thuốc này đem sắc cô đặc lại thành 250ml cao lỏng. Trộn lẫn cao lỏng và
rượu ngâm thuốc. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 5-10ml. Uống trong 3 ngày.

1.3.3. Trong những lĩnh vực khác
˗

Ở các quốc gia Đông Nam Á, người ta dùng tinh dầu sả chanh làm chất bảo
quản, ngoài ra còn dùng để đuổi muỗi, côn trùng.

˗

Mặc dù dầu sả có khả năng xua đuổi côn trùng, tuy nhiên dầu sả có tác dụng
hấp dẫn và được sử dụng như "mồi nhử" để thu hút ong mật. Vì một trong
những chất pheromone từ ong chúa tiết ra giống như một chất có mùi của tinh
dầu sả. Do đó trong kỹ thuật nuôi ong mật người ta dùng dầu sả như chất gọi
đàn khi đàn ong mới được chuyển vùng.

˗


Ở Việt nam cây sả được trồng khắp, nhân dân trồng cây sả quanh nhà, ngoài
vườn, xung quanh nhà vệ sinh để xua đuổi ruồi, muỗi, dĩn, bọ chét vừa làm
sạch môi trường, vừa có tác dụng phòng bệnh. Ngoài ra, tinh dầu sả còn khử
mùi hôi trong công tác vệ sinh.Kinh nghiệm dân gian Nam Bộ cho biết khi
trồng sả rắn độc không dám đến gần để trú ẩn hay làm hang.

˗

Ở Ấn Độ, theo kinh nghiệm dân gian, người ta dùng thân là sả đặt trên ngọn
cây dầu cọ để xua đuổi các loài bọ cánh cứng hại cây cọ.

˗

Tinh dầu sả được khai thác trong công nghiệp với mức độ ngày càng cao, hiện
nay chúng được dùng trong các sản phầm dầu thơm y học, dầu thơm mỹ phẩm,
xà phòng y tế, hương liệu thực phẩm…

1.4. Các loài sả khác

17


˗

Chi sả thuộc họ Poaceae hiện nay bao gồm 55 loài, chúng phân bố khắp thế
giới, chủ yếu ở các quốc gia có khí hậu ấm áp. Sau đây xin nói thêm về một số
loài sả khác.

1.4.1. Sả Java – Sả đỏ - Sả xoè

˗

Tên khoa học: Cymbopogon winterianus

˗

Phân bố ở các nước Đông dương, Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc. Ngoài ra
còn được trồng ở nhiều nơi như Đài Loan, Goatemala, Ghinê, Madagascar,
Thái Lan… Tại Việt Nam thì sả Java được nhập trồng ở các tỉnh Tuyên Quang,
Thái Nguyên... Sau năm 1975 lại đã được đưa trồng tại nhiều nơi ở Tây Nguyên
và miền Đông Nam.

˗

Sả Java thuộc họ cây thân thảo, sống lâu năm, mọc thành bụi, có chiều cao từ
80 cm đến trên 1m. Đốt ngắn, được bao bọc bởi các bẹ, các lá bẹ ôm chặt với
nhau. Bẹ lá có vân sọc, màu vàng nhạt hoặc đỏ tía, nhẵn. Phiến lá hình dải,
thuôn, nhọn, kích thước 1-1,2mx1,5(-5)cm;nhẵn; đầu thuôn nhọn, mặt trên
màu xanh nhạt, bóng; mặt dưới hơi ráp, có màu mốc phấn, mép lá hơi gợn răng
cưa mảnh.

˗

Lá hẹp, dài giống như lá lúa, mép lá hơi nhám, đầu lá thường uốn cong xuống.
Rễ cây phát triển khỏe ăn sâu ở lớp đất 20 - 25 cm, chồi mọc từ nách lá tạo
thành dảnh sả. Nhiều dảnh sả tạo thành bụi sả.

˗

Cụm hoa dạng chùm, dài 60-100cm, phân nhiều chùm nhánh, mảnh và kết

thúc là những chùm đôi; lá bắc hình đường, thuôn hay hình mác, dài 1-2,5cm;
nhiều gân, màu đỏ nhạt. Chùm đôi dài 1-2cm, gồm một hoa đực hoặc vô tính,
có cuống và một hoa lưỡng tính, nhỏ, không cuống. Quả dĩnh, hình trụ hay gần
hình cầu.

˗

Sả Java được trồng phổ biến ở cả ba vùng Bắc – Trung - Nam của Việt Nam
và thường dùng dược liệu (Sả Java không ăn được).

18


1.4.2. Sả Úc – Sả Australia
˗

Tên khoa học: Cymbopogon ambiguous

˗

Phân bố ở Úc và Đông Timor.

˗

Loài sả này có lá thơm, màu xám xanh lá cây và có hạt giống mịn. Đây là loài
cây tự thụ phấn.

˗

Sả Úc khi phát triển cần nhiều nắng nhưng lại có thể chịu khô tốt do đó nó có

thể trồng ở các vùng đất khô hạn và không cần tưới nước nhiểu – rất thích hợp
với địa hình thổ nhưỡng Úc.

˗

Sả Úc khi phát triển đầy đủ có thể cao tới 1,8 mét.

1.4.3. Sả lam – Sả hôi
˗

Tên khoa học: Cymbopogon casein

˗

Phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc, Afghanistan, Ả Rập và Việt Nam.

˗

Đa số mọc hoang ở vùng đồi núi hoặc được trồng để lấy tinh dầu dùng làm
hương liệu. Ngoài ra lá và thân cũng được dùng làm thuốc như sả chanh

1.4.4. Sả hoa hồng – Sả rộng
˗

Tên khoa học: Cymbopogon martini

˗

Được trồng nhiều ở Ấn Độ. Bắt đầu du nhập vào nước ta từ năm 1982 và hiện
nay được trồng nhiều ở Đắc Lắk.


˗

Sả hoa hồng thuộc bộ cây thảo sống nhiều năm, thân rễ ngắn. Thân trung bình
cao từ 1,2 tới 1,8 m. Cây trưởng thành trung bình có 10 – 20 đốt, lóng dài 10
– 13 cm, rộng chừng 3 mm, hơi dài hơn bẹ. Ở các đốt thấp gần mặt đất có có
rễ bất định. Phiến lá có gốc hình tim hay tròn, dài từ 10 – 15 cm đến 25 – 40
cm, bẹ lá không có lông. Chuỳ hoa ít hoa, cao 10 cm, lúc khô có màu đỏ nhạt,
bông không có cuống, có mày dưới lõm ở trong. Cây thường ra hoa từ tháng
10 tới tháng 11.

19


˗

Hiện nay người ta hay dùng tinh dầu sả hoa hồng thay thế cho tinh dầu hoa
hồng trong việc sản xuất xà phòng thơm và trong kỹ nghệ hương liệu.

1.4.5. Sả Sri Lanka
˗

Tên khoa học: Cymbopogon nardus

˗

Phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka và một số nơi khác trong đó
có Việt Nam.

˗


Đây là cây cỏ sống dại, mọc thành bụi, cao từ 0,8 tới 2,1m. Thân rễ to, lát cắt
ngang có màu đỏ. Lá phẳng, dài tới 1m, rộng 0,5 – 1,5cm, có mép sắc, lưỡi bẹ
mỏng. Chuỳ hoa cũng cao 80cm, xoè rộng nhưng mang nhiều chum mọc đứng.
Bông chét dài 3-5mm, có cuống và không cuống, cuống màu tím hay đỏ. Bông
chét lưỡng tính không cuống dài 4-4,5mm, hình ngọn giáo nhọn, mày 1 dài 44,5mm, mỏng, có lườn với cánh hẹp, nguyên hay chia 2 ren nhỏ ở đỉnh, 2-4
gân giữa ở đỉnh, 2-4 gân giữa các lườn, mày nhỏ 1 ngắn hơn, hình dải, chia hai
rất ngắn. Bông chét có cuốn là bông đực, dài 3,8-4,3 mm, hình ngọn giáo nhọn.

˗

Tinh dầu của loài sả này cũng có mùi chanh nhưng hàm lượng không cao và
chất lượng kém hơn so với sả thường.

1.4.6. Sả tía
˗

Tên khoa học: Cymbopogon pendulus

˗

Phân bố ở Ấn Độ, Indonesia, Australia. Ở nước ta hay trồng ở Ninh Bình, Côn
Đảo và một số tỉnh Nam Bộ.

˗

Có đặc điểm hình thái gần giống với sả Sri Lanka nhưng lại khác ở chỗ thân
cây rất cao (tới 2,5m), lá dài tới 1m, có đường gân giữa rất dày ở gần gốc, mo
dài đến 2cm, dài hơn cuống chung của hoa. Cụm hoa dài 30 – 50cm, thuôn,
thưa và phân nhánh tới 3 bậc, các nhánh sơ cấp dài, mảnh, có đốt xa nhau.


˗

Tinh dầu chiết ra từ cây sả tía được gọi là tinh dầu Bengal có thành phần chính
là citral.

20


B. Giới thiệu về tinh dầu thực vật và tinh dầu cây sả chanh
1.5. Tinh dầu [2, 3, 5]
1.5.1. Tổng quan
˗

Tinh dầu là chất lỏng có mùi thơm và vị đặc trưng của mỗi loài cây. Tinh dầu
là sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất và không được sử dụng lại
trong các hoạt động sống sau này của cây.

˗

Tinh dầu do một loại tế bào đặc biệt của cây tạo ra bằng cách sử dụng năng
lượng ánh sang mặt trời và các nguyên liệu từ đất, nước và không khí.

˗

Các loại tinh dầu có mùi hương rất khác nhau, thậm chí có trường hợp cùng
một loài nhưng mùi vẫn có thể khác nhau nếu không có sự tương đồng về thổ
nhưỡng, khí hậu, điều kiện chăm sóc và thời điểm thu hoạch.

˗


Tinh dầu chỉ được xem là nguyên chất nếu nó được chiết tách từ cây theo cách
tự nhiên, không có sự can thiệp về mặt hoá học hay nói cách khác là chỉ được
dùng các phương pháp vật lý.

˗

Nếu lá hay các bộ phận có chứa tinh dầu của cây bị dập hoặc phá huỷ thì tinh
dầu sẽ được giải phóng tạo ra mùi đặc trưng của loài cây đó.

˗

Tinh dầu tồn tại ở dạng rất cô đặc, tinh khiết; thông thường thì lượng tinh dầu
có trong một cá thể cây chỉ chiếm chưa tới 1% khối lượng cây đó.

1.5.2. Các nguồn cung cấp tinh dầu thực vật
Thông thường mỗi bộ phận của cây đều có chứa tinh dầu, tuy nhiên trong một loài
cây thì sẽ có những bộ phận có chứa nhiều tinh dầu và ngược lại. Do đó khi tiến hành chiết
tách một loại tinh dầu nào đó thì người ta chỉ sử dụng một số bộ phận nhất định của cây.
Sau đây xin liệt kê khái quát về các nguồn cung cấp tinh dầu của cây:
˗

Từ quả và hạt: hồi, mùi, mùng tơi,…

˗

Từ lá và cành: sả chanh, sả java, bạc hà, hương nhu,…

˗


Từ rễ và củ: gừng, long não,…

˗

Từ vỏ: cam, chanh, quýt, quất,…

21


˗

Từ hoa: hoa hồng, hoa nhài, hoa oải hương,…

1.5.3. Tính chất vật lý của tinh dầu
˗

Trạng thái tồn tại: Ở điều kiện thường, đa số các loại tinh dầu tồn tại ở trạng
thái lỏng; nhưng vẫn có một số tinh dầu rắn như camphor, methol,… Ngoài ra
tinh dầu rất dễ bay hơi nên tạo ra mùi đặc trưng.

˗

Màu sắc: Đa phần các loại tinh dầu không có màu ngoại trừmột số như tinh
dầu sả, tinh dầu quế,… Nếu để tinh dầu tiếp xúc với không khí trong thời gian
dài có thể làm tinh dầu đổi màu do bị oxi hoá.

˗

Tỉ trọng: Tinh dầu thường nhẹ hơn nước nhưng vẫn có một vài loại nặng hơn
nước như tinh dầu quế, đinh hương,…


˗

Tính tan: Tinh dầu thường không tan trong nước (thực ra là tan rất ít), tan tốt
trong các dung môi hữu cơ. Tuy nhiên tinh dầu lại dễ bay hơi cùng với hơi
nước. Dựa vào tính chất này mà người ta thường tiến hành chiết tách tinh dầu
bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước, phương pháp chiết tách dung
môi ít phổ biến hơn.

˗

Về mùi: Tinh dầu là hỗn hợp của các chất hữu cơ có mùi thơm do đó mùi thơm
của tinh dầu chính là mùi thơm của những cấu tử tạo thành nhưng mùi của tinh
dầu thường là mùi của cấu tử chiếm nhiều nhất trong đó. Đa số tinh dầu có mùi
thơm dễ chịu nhưng vẫn có một số loại có mùi hắc.

˗

Chỉ số khúc xạ: Chỉ số khúc xạ của tinh dầu nói chung thường biến đổi từ 1,45
– 1,56.

1.5.4. Thành phần hoá học
˗

Tinh dầu thực vật là một hỗn hợp phức tạp của nhiều chất hữu cơ như
hidrocacbon, ancol, este, ete, andehit, xeton,… nhưng phần lớn và quan trọng
hơn cả là các hợp chất tecpen và dẫn xuất có oxi của chúng – tecpenoit. Hai
loại hợp chất này là sản phẩm của quá trình trao đổi chất thứ cấp trong thực
vật và cũng là chất chủ yếu gây ra mùi của tinh dầu.


22


˗

Teccpen là tên gọi nhóm hiđrocacbon không no thường có công thức chung
là (C5H8)n với n≥2, thường gặp trong giới thực vật. Tecpen có nhiều trong tinh
dầu thảo mộc như tinh dầu thông, sả, quế, chanh, cam,...

˗

Các dẫn xuất chứa oxi của tecpen như ancol tecpen, xeton, andehit tecpen hay
cacboxylic, este tecpen… lại được gọi là tecpenoit. Chúng thường có mùi thơm
hấp dẫn hơn so với tecpen cũng loại.

˗

Tecpen và tecpenoit đôi khi còn được gọi chung là isoprenoit bởi cấu tạo chung
của mạch cacbon của chúng chính là sự lắp ghép các mắt xích isoprene với
nhau theo trật tự “đầu nối đuôi”.

n

1

CTPT

Loại Tecpen

C5H8


Hemitecpen

Ví dụ

Isopren
Limonen – Tinh dầu cam, chanh

2

C10H16

Monotecpen

Farnensen – Tạo ra mùi của táo xanh
3

C15H24

Sesquitecpen

4

C20H32

Ditecpen

Cembren – Có trong nhựa thông

23



Squalen – Dầu gan cá mập
6

C30H48

Tritecpen

β-caroten – Sắc tố đỏ trong cà rốt
8

C40H64

Tetratecpen

Polyisopren – Cao su thiên nhiên
n

(C5H8)n

Politecpen

Bảng 1: Phân loại tecpen

1.5.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết tách tinh dầu
˗

Độ chín: Nguyên liệu được khảo sát khi củ sả căng mọng, màu xanh đậm ở lá.
Thân cứng không mềm. Khi đó sả ổn định về lượng tinh dầu.


˗

Độ tươi: Nguyên liệu bị khô, dập, úng cũng ảnh hưởng đến hàm lượng và chất
lượng tinh dầu. Nên tránh để dồn đống nguyên liệu đưa đến sự phát nhiệt bên
trong làm thối rữa nguyên liệu. Cần phơi héo nguyên liệu thích hợp, tốt nhất
phơi héo trong bóng mát vì nếu nhiệt độ lên quá 400C một số cấu phần trong
tinh dầu sẽ bay hơi. Nhưng độ héo cũng ảnh hưởng đến hàm lượng và chất
lượng tinh dầu. Do đó, nếu để nguyên liệu héo trong một thời gian dài sẽ đưa
đến giảm khối lượng tinh dầu chứa trong nguyên liệu. Mặt khác, việc này cũng

24


sẽ dẫn đến một số cấu phần không bền trong tinh dầu bị phân hủy làm cho tinh
dầu thu được không còn chất lượng tự nhiên. Do đó, trước khi ly trích tinh dầu,
nguyên liệu cần được phơi héo, cần phải khảo sát hiệu suất và thành phần hóa
học của tinh dầu theo thời gian để héo để biết cần để héo trong thời gian bao
nhiêu lâu là thích hợp nhất.
˗

Độ sạch: Nguyên liệu càng sạch thì chất lượng tinh dầu thu được càng cao. Do
đó khi ly trích cần phải làm sạch, loại bỏ bẩn, các đối tượng không phải nguyên
liệu cần ly trích ra khỏi nguyên liệu, không được để lẫn vào.

1.6. Tinh dầu sả
Ở nhiệt độ thường, tinh dầu sả là chất lỏng màu vàng khá đậm, có mùi thơm giống
với mùi chanh, không tan trong nước và nhẹ hơn nước, có độ nhớt tương tự nước. Thành
phần chính của tinh dầu sả là citral và geraniol.


1.6.1. Citral
˗

Công thức phân tử : C10H16O ≡ C9H15CHO

˗

CTCT là (CH3)2C=CH-CH2-CH2-(CH3)C=CH-CHO

˗

Danh pháp IUPAC: 3,7-dimethylocta-2,6-dienal

˗

Là hợp chất thuộc loại andehit không no và là một trong những andehit quan
trọng nhất của tinh dầu sả chanh.

˗

Citral là hỗn hợp của hai đồng phân hình học: dạng Z là geranial (citral A) và
dạng E là neral (citral B)

25


×