Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

10 10 2018“giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trong giảng dạy phần VHVN từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945” (ngữ văn 12) (1) (1) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 48 trang )

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
“GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG GIẢNG
DẠY PHẦN VHVN TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
ĐẾN NĂM 1975”
Bộ môn: Ngữ văn 12

Năm học 2017 – 2018
0


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trong giảng dạy phần
VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX” (Ngữ văn 12)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Ngữ văn
3. Tác giả:
- Họ và tên: Trần Hữu Quang

Nam

- Ngày tháng/năm sinh: 15/08/1979.
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân Ngữ văn.
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Trần Phú - Thị xã Chí Linh
- Tỉnh Hải Dương.
- Điện thoại: 0913486933.
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Trường THPT Trần Phú - Thị xã Chí Linh - Tỉnh Hải Dương.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:
Trường THPT Trần Phú - Thị xã Chí Linh - Tỉnh Hải Dương.


6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Đối tượng: Học sinh lớp 12.
- Các phương tiện hỗ trợ: Máy chiếu, tranh ảnh, video, sơ đồ…
- Nguồn tài liệu tham khảo.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9/2017
HỌ TÊN TÁC GIẢ
(KÝ TÊN)

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

TRẦN HỮU QUANG

1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cánh nảy sinh sáng kiến
Tất cả các tác phẩm của môn Ngữ văn trong nhà trường đều trang bị kiến
thức và giáo dục lòng yêu nước, trân trọng giá trị truyền thống của dân tộc, giáo
dục nhân cách, tư duy độc lập sáng tạo cho học sinh. Để đạt được nhiệm vụ giáo
dục đó trước hết phải bắt nguồn từ chính sự thay đổi trong tư duy nhận thức,
trong phương pháp giảng dạy của mỗi giáo viên.
Việc giáo dục được lòng yêu nước cho học sinh qua các tác phẩm văn học
người giáo viên vừa giúp học sinh có cái nhìn tổng thể về giá trị của tác phẩm
văn học vừa rèn luyện kĩ năng tư duy độc lập, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng
trình bày sản phẩm, kĩ năng tranh luận.
Xuất phát từ thực tế dạy học môn Ngữ văn, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến
“Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trong giảng dạy phần VHVN từ Cách
mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX” (Ngữ văn 12)

2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
2.1. Điều kiện áp dụng sáng kiến: Sáng kiến này có thể áp dụng trong
nhiều điều kiện học tập khác nhau của học sinh.
2.2. Thời gian nghiên cứu: Sáng kiến được áp dụng trong khoảng thời
gian học kì I của học sinh lớp 12 và các đối tượng học sinh khối khác.
2.3. Đối tượng áp dụng: Là học sinh đang học lớp 12.
Các em học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước, nếu các
em có những nhận thức hoàn toàn đúng đắn về lòng yêu nước qua các tác phẩm
thì các em sẽ đóng góp công sức to lớn của mình trong việc bảo vệ và phát huy
giá trị của lòng yêu nước.
3. Nội dung sáng kiến cần làm rõ:
3.1. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến
- Trong sáng kiến “Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trong giảng
dạy phần VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX”
(Ngữ văn 12) đã tạo ra điểm mới, sáng tạo so với cách trình bày cũ là: phương
pháp cũ giáo viên chỉ giảng theo phương pháp truyền thống là cảm thụ thay cho
2


học sinh, học sinh hưởng thụ một chiều như vậy chưa phát huy tính sáng tạo của
học sinh, còn với đề tài này thì từng phần sẽ được trình bày chi tiết, nhiều ví dụ
minh họa, có video chiếu cụ thể, học sinh có cái nhìn khái quát hơn, qua đó tự
hào về truyền thống cha ông, và tự hình thành nhân cách cho bản thân.
Sáng kiến trình bày nội dung chính sau:
- Cơ sở lý luận của vấn đề.
- Thực trạng vấn đề giáo dục lòng yêu nước trong nhà trường phổ
thông.
- Các hình thức lựa chọn để giáo dục lòng yêu nước.
- Tổ chức thực hiện.
- Kết quả vận dụng sáng kiến.

3.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Đối với sáng kiến này thì có thể áp
dụng cho nhiều đối tượng, đối tượng là học sinh, giáo viên.
- Đối với học sinh thì sáng kiến này vừa là nội dung kiến thức học tập
vừa là tài liệu nghiên cứu tham khảo để hình thành nhân cách cho bản thân.
- Đối với giáo viên thì đây là giáo án dạy chính khóa cũng như dạy phụ
đạo, tài liệu tham khảo để giáo dục lòng yêu nước cho học sinh và bản thân.
- Đối với tổ chuyên môn thì sáng kiến này có thể tổ chức thành buổi
ngoại khóa văn học bổ ích.
- Nhà trường in thành tài liệu để làm tài liệu tham khảo đối với thư viện
nhà trường.
3.3. Lợi ích thiết thực của sáng kiến: Với mục đích viết sáng kiến nhằm
nâng cao chuyên môn, khả năng sư phạm và quan trọng hơn đó là mong muốn
làm sao truyền tải kiến thức lòng yêu nước cho học sinh một cách nhẹ nhàng để
các em vừa hiểu được nội dung bài, tạo hứng thú cho các em và đặc biệt rèn các
kĩ năng tư duy độc lập sáng tạo cho học sinh qua đó góp phần hình thành nên
nhân cách cho các em sau này.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
- Thông qua quá trình giảng dạy của bản thân và qua quá trình học tập
của học sinh tôi thấy sau khi áp dụng sáng kiến này thì việc truyền tải kiến thức
3


đến với học sinh dễ dàng hơn, học sinh cũng học tập tích cực hơn, có tính tự
giác hơn, hiểu bài hơn, từ đó kết quả học tập tốt hơn, đặc biệt là hình thành được
lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống văn hóa
của quê hương đất nước.
- Phát huy tính tích cực học tập, năng lực sáng tạo, bồi dưỡng phương
pháp tự học của học sinh.
- Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh qua các bài giảng đây là điểm mới

tạo hứng thú trong học tập.
- Tăng cường kiến thức thực tế thông qua những hoạt động trải nghiệm
thực tế.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng sáng kiến
Cần có sự vào cuộc đồng bộ, của nhà trường các thầy cô và các em học
sinh. Để sáng kiến này có thể áp dụng rộng rãi đối với học sinh và giáo viên tôi
đề xuất để sáng kiến này thành một đầu sách của thư viện nhà trường nhằm làm
tài liệu cho học sinh và giáo viên.

4


MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước,
tinh thần yêu nước đã trở thành một trong những tài sản quý, một giá trị thiêng
liêng góp phần làm nên truyền thống dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã nói: “... Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu
của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi,
nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy
hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước... ”. Trong bất kì
hoàn cảnh nào cho dù thời bình hay thời chiến thì lòng yêu nước luôn luôn phát huy
giá trị, tạo tiền đề bảo vệ và phát triển đất nước.
Văn học yêu nước cũng chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình phổ
thông, ở hầu hết các tác phẩm văn học. Từ việc thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc, ý
thức độc lập tự chủ, tự hào dân tộc, đến tình yêu thiên nhiên đất nước, mỗi tác phẩm
đều chứa đựng tư tưởng yêu nước. Đây là tài sản quý cần giáo dục cho học sinh.
Trong hoàn cảnh xã hội ngày nay việc mở rộng mối quan hệ trên chiến
trường quốc tế thì chủ quyền của đất nước đang bị xâm phạm nghiêm trọng vì
vậy việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh càng cần thiết hơn lúc nào hết. Vì

thế, việc giảng dạy lòng yêu nước qua các tác phẩm văn học không chỉ làm cho
học sinh hiểu và cảm nhận được nội dung của tác phẩm, mà còn có khả năng
cảm nhận về đất nước, lịch sử dân tộc ngàn đời của cha ông ta. Điều này cũng
phù hợp với quan điểm của Đảng và nhà nước về việc giáo dục nhân cách, phẩm
chất đạo đức cho thế hệ trẻ: vừa hồng vừa chuyên như lời Bác hằng mong ước.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 12 có rất nhiều văn bản để tích hợp giáo
dục lòng yêu nước cho học sinh, nhưng với nhiều năm giảng dạy bộ môn Ngữ
văn lớp 12 bản thân tôi nhận thấy dạy tích hợp “Giáo dục lòng yêu nước cho
học sinh trong giảng dạy phần VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm 1945
đến hết thế kỉ XX” (Ngữ văn 12) là rất cần thiết, nhằm giáo dục lòng yêu nước,
tự hào dân tộc cho các thế hệ học sinh.
5


Bản thân tôi hi vọng rằng qua sáng kiến dạy “Giáo dục lòng yêu nước
cho học sinh trong giảng dạy phần VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm
1945 đến hết thế kỉ XX” (Ngữ văn 12) giúp các em có cách nhìn mới về nội
dung của bài và hình thành thêm về lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề
2.1. Những vấn đề chung.
2.1.1. Khái niệm chung về lòng yêu nước.
Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng
đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc. (Theo sách GDCD 10
Trang 96 NXB Giáo dục)
2.1.2. Đặc điểm chung của lòng yêu nước.
- Lòng yêu nước là gắn liền lí tưởng trung quân ái quốc, yêu nước cũng
chính là trung thành với vua.
- Chủ nghĩa yêu nước gắn liền với dân, gắn với lí tưởng XHCN và quốc tế
vô sản.
- Ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc.

- Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù.
- Tự hào trước chiến công thời đại, tự hào trước truyền thống lịch sử, biết
ơn, ca ngợi những người hi sinh vì đất nước.
- Tình yêu thiên nhiên đất nước.
2.1.3. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam thể hiện ở những điểm sau:
- Tình cảm gắn bó với quê hương đất nước: Người Việt Nam yêu nước
luôn luôn hướng về cội nguồn, về ông bà, cha mẹ, tổ tiên và quê hương của
mình. Khi phải xa quê hương, đất nước, luôn nhớ về quê hương, hướng về Tổ
quốc.
- Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc: Đồng bào, giống
nòi là những gì thiêng liêng nhất gắn bó con người Việt Nam với nhau. Mỗi
người dân Việt Nam yêu nước đều cảm thông sâu sắc với nỗi đau của đồng bào,
dân tộc, luôn mong muốn đồng bào của mình được sống ấm no, hạnh phúc.
6


- Lòng tự hào dân tộc chính đáng: Người Việt Nam luôn tự hào về truyền
thống văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc và có sức sống mạnh mẽ của dân
tộc mình, tự hào về những con người của quê hương, đất nước, những người anh
hùng hào kiệt, những danh nhân văn hóa, tự hào về non sông gấm vóc và những
sản vật phong phú của quê hương.
- Đoàn kết kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền
dân tộc và nền độc lập tự do của Tổ quốc, không bao giờ chịu làm nô lệ, làm
người dân mất nước hoặc lệ thuộc người nước ngoài. Tinh thần đoàn kết, kiên
cường bất khuất chống giặc ngoại xâm là nét nổi bật của truyền thống yêu nước
Việt Nam.
- Cần cù và sáng tạo trong lao động để xây dựng, phát triển nền văn hóa
dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
(Theo sách GDCD 10 Trang 97) Nhà xuất bản giáo dục.

2.2. Biểu hiện cụ thể của nội dung yêu nước qua văn học hiện đại.
2.2.1. Chủ nghĩa yêu nước gắn liền với dân : “Dân là dân nước, nước là
nước dân”. Rất nhiều các sáng tác thể hiện tư tưởng yêu nước, trong đó các sáng
tác của Phan Bội Châu:
Đường đường một đấng nam nhi đứng trong trời đất
Không thể để trời đất tự xoay vần đến đâu cũng được
Trong cuộc đời trăm năm này cần có ta
Còn chuyện nghìn năm sau nữa chẳng lẽ không có ai?
Non sông mất rồi sống chỉ là nhơ nhuốc
Sách vở thánh hiền tẻ ngắt, đọc chỉ mụ người
Theo ngọn gió xuôi mà đi ra biển Đông
Cùng với cá côn, cá kình bay nhảy trong ngàn sóng
(Gửi Các Đồng Chí Đông Du - Phan Bội Châu)
2.2.2. Chủ nghĩa yêu nước gắn với lí tưởng XHCN và quốc tế vô sản
trong đó có các sáng tác của các nhà văn như Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
và Tố Hữu.
"...Hoan hô Xta-lin
7


Đời đời cây đại thọ
Rợp bóng mát hoà bình
Đứng đầu ngọn sóng gió..."
(Ca "Bài ca tháng mười" - Thơ Tố Hữu)
2.2.3. Trong thơ hiện đại, cảm hứng yêu nước còn thể hiện ở việc coi thơ
văn là phương tiện tuyên truyền vận động các phong trào yêu nước. mảng thơ
Đông kinh nghĩa thục, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
"... Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi...."
(Xuất dương lưu biệt- Phan Bội Châu)

2.2.4. Tố cáo tội ác của bọn thực dân thống trị bọn quan lại địa chủ như
sâu mọt vơ vét bóc lột cuộc sống nhân dân: Tắt đèn, Lão Hạc, Chí Phèo. Làm
nổi bật hình tượng người nông dân bị bần cùng hóa dẫn đến lưu manh hóa.
2.2.5. Ca ngợi tấm gương anh dũng hi sinh vì nước vì dân. Phan Bội
Châu, Phan Châu Trinh, kêu gọi canh tân xã hội đấu tranh theo khuynh hướng
dân chủ tư sản.
2.2.6. Cảm hứng yêu nước trong thơ hiện đại còn thể hiện ở việc các nhà
thơ ca ngợi cảnh đẹp của quê hương đất nước. Trong thơ, thiên nhiên đất nước
Việt Nam hiện lên thật đẹp, tráng lệ giàu đường nét, màu sắc. Qua cảnh thiên
nhiên các thi sĩ đã gửi vào đó tình yêu quê hương đất nước của mình.
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền…"
Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử
Như vậy cảm hứng yêu nước trong thơ hiện đại Việt Nam đã thể hiện ở
nhiều khía cạnh phong phú và sâu sắc. Đất nước, dân tộc là nỗi niềm khắc khoải
không nguôi trong tâm hồn con người Việt Nam nói chung và các thi sĩ nói
riêng. Vậy nên, ở mỗi nhà thơ có cách khai thác, cảm nhận khác nhau song lại là

8


sự thống nhất và làm nên một cảm hứng yêu nước lớn. Chính cảm hứng ấy đã
làm nên cái độc đáo riêng và giá trị của văn thơ Việt Nam thời hiện đại.
2.3. Vai trò của môn Ngữ văn trong việc giáo dục tư tưởng đạo đức
cho thế hệ trẻ.
Hiện nay, trong nhà trường luôn coi trọng và quán triệt sâu sắc, toàn diện
việc giáo dục tố chất, lấy giáo dục con người làm gốc, giáo dục đạo đức là ưu
tiên, coi sự nghiệp trồng người là nhiệm vụ cơ bản của giáo dục. Chúng ta phải

nỗ lực bồi dưỡng con người phát triển toàn diện đức – trí – thể – mỹ với phương
châm dạy chữ, dạy nghề, dạy làm người.
Nghị quyết của Bộ chính trị về cải cách giáo dục đã chỉ rõ: Giáo dục thế
hệ trẻ yêu quê hương, Tổ quốc XHCN và tinh thần quốc tế vô sản, ý thức làm
chủ tập thể, tinh thần đoàn kết, thân ái, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa
học, có ý thức kỷ luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đức tính thật thà, khiêm
tốn, dũng cảm…
Trong giáo dục đạo đức cho học sinh, việc giáo dục đạo đức truyền thống
của dân tộc là rất quan trọng. Những giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống
của dân tộc Việt Nam đã được lưu giữ, truyền lại cho các thế hệ và không ngừng
được phát huy qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước rất hào hùng, oanh
liệt. Giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc ta tựu chung lại có
những nội dung cơ bản:
- Một trong những yêu cầu quan trọng nhất đó là giáo dục lòng yêu nước,
“dạy cho học sinh biết yêu nước thương nòi”.
- Sống hoà thuận, đoàn kết, thương yêu đồng bào, đồng loại “thương
người như thể thương thân”, nhất là với những người gặp hoạn nạn, khốn khổ.
Tình cảm mặn nồng đó thể hiện ở vô vàn hành vi ứng xử trong quan hệ cộng
đồng của người Việt Nam.
- Căm thù giặc ngoại xâm, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.
- Sống thuỷ chung, biết ơn, tôn kính, noi gương những anh hùng, nghĩa sĩ
có công đức với dân, với nước. Người Việt Nam luôn hướng về tương lai nhưng
không bao giờ lãng quên quá khứ, quên tổ tông, vong ơn, bội nghĩa. Từ ngàn đời
9


nay nhân dân ta luôn ghi nhớ những câu răn dạy như: “uống nước nhớ nguồn”,
“ăn quả nhớ người trồng cây”.
- Lòng tự hào dân tộc qua các tác phẩm ở các thời đại, trải qua hàng ngàn
năm VHVN đã phát triển, học sinh cần tự hào về dân tộc qua các thời đại.

- Biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt qua giao tiếp, điều đó cũng thể
hiện lòng yêu nước, bản sắc dân tộc.
Trong chương trình giáo dục, đã có rất nhiều hình thức, môn học nhằm
giáo dục đạo đức cho học sinh như môn giáo dục công dân, văn học, lịch sử,…
tất cả các môn học này ngoài việc cung cấp kiến thức cho học sinh thông qua đó
phải coi trọng và đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh.
Không thể giao phó nhiệm vụ ấy cho riêng một môn học nào mà cần có sự kết
hợp chặt chẽ với nhau, biện chứng với nhau hướng tới một mục đích chung cuối
cùng là giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh.
Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tôi chỉ đề cập đến vấn đề giáo dục lòng yêu
nước, đạo đức truyền thống cho học sinh THPT thông qua hoạt động dạy và học
môn Ngữ văn trong nhà trường.
Môn Ngữ văn có giá trị giáo dục rất to lớn như M.gorky đã nói “Văn học
là nhân học” học văn chính là học cách làm người đồng thời môn văn học làm
cho con người phát triển toàn diện.
Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức học sinh nói riêng nhằm hình
thành hành vi ứng xử văn hoá cho học sinh là vấn đề hết sức cần thiết hiện nay.
Đó chính là sự định hướng vào những bản chất tốt đẹp của con người Việt Nam
mới, vừa giữ được thuần phong mỹ tục của dân tộc, vừa thể hiện sự thông minh
sáng tạo của các thế hệ học sinh Việt Nam. Đây là việc làm vừa mang tính cấp
bách, vừa có tính lâu dài và cũng không hề đơn giản trước những làn sóng nhiễu
của thời kỳ hội nhập và kinh tế thị trường. Tuy nhiên, nếu xác định đúng các
bước đi và biết sử dụng những biện pháp phù hợp cùng với sự chung tay của cả
cộng đồng vì thế hệ trẻ thì nhất định chúng ta sẽ đào tạo được một lớp người
mới vừa hồng vừa chuyên như Bác Hồ hằng mong ước. Và việc giáo dục lòng
yêu nước cho học sinh và thế hệ trẻ đã được xác định là cả một sự nghiệp lớn
10


của Đảng ta, cần có sự tham gia, chung sức, chung lòng của toàn hệ thống chính

trị - xã hội, mà nòng cốt là từng gia đình (tế bào của xã hội) nhà trường, thầy cô
giáo hết lòng chăm lo đến sự nghiệp giáo dục, hết lòng vì học sinh thân yêu, bản
thân từng học sinh phải tự xác định trách nhiệm của mình đối với gia đình, xã
hội, thì chắc chắn sự nghiệp giáo dục trong tương lai sẽ gặt hái những thành tích
xứng đáng với lòng tin của Đảng, Nhà nước.
3. Thực trạng của vấn đề
3.1 Thuận lợi
- Sáng kiến nhận được sự nhất trí cao của Ban giám hiệu, sự quyết tâm
đầu tư của tổ bộ môn và của bản thân từ khi ý tưởng mới hình thành. Học sinh
ham học hỏi, các thầy cô nhiệt tình, cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo.
- Việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh trong dạy học là công việc
thường xuyên, liên tục của giáo viên nói chung và của giáo viên trong giảng dạy
Ngữ văn nói riêng. Một tiết dạy học Ngữ văn theo tôi nghĩ trước hết phải là tiết
học được các em hào hứng, sôi nổi trong các hoạt động mà giáo viên đưa ra,
trong tiết học đó các em thu được những thông tin hữu ích và thấy thêm yêu Văn
học nước mình. Để làm được điều đó, quả thật là không hề dễ dàng đối với giáo
viên. Điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, vốn sống,
thời gian, sự tìm tòi kiến thức của giáo viên trong quá trình giảng bài và đương
nhiên không thể thiếu là sự nghiêm túc, ham học của học sinh trong tiết học.
3.2. Khó khăn:
- Thực trạng học sinh hiện nay một bộ phận không nhỏ các em có tâm lí thờ
ơ quay lưng lại với môn Ngữ văn, Học văn chính là để thêm yêu đất nước mình,
nhưng tại sao học sinh lại chán môn Ngữ văn? Đó là điều không riêng gì tôi trăn
trở. Thực tế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân chúng
ta không thể phủ nhận đó chính là do phương pháp dạy học của giáo viên đã khiến
cho học sinh không yêu thậm chí chán môn học này.
- Mặt khác, xu hướng nghề nghiệp hiện nay thiên về các ngành khoa học
tự nhiên, đó cũng là một nguyên nhân khiến học sinh ngày càng thờ ơ với bộ
môn xã hội. Đặc biệt, hình thức dạy học truyền thống đã trở nên đơn điệu, không
11



phù hợp với tâm lý con người hiện đại; điều này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ
đến hứng thú học tập, khả năng sáng tạo của học sinh.
- Thực tế học sinh bây giờ quay lưng lại với các trường sư phạm, đặc biệt
sư phạm văn, nhưng học sinh chưa thể nhìn ra rằng học văn là học giá trị làm
người, và phát triển trong suốt quá trình làm người.
- Qua dự giờ của các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường, trong quá
trình giảng dạy môn Ngữ văn nói chung và dạy “Giáo dục lòng yêu nước cho
học sinh qua bài Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, Nguyễn Đình Chiểu ngôi
sao sáng trong văn nghệ dân tộc của Phạm Văn Đồng, Tây Tiến của Quang
Dũng.” (Ngữ văn 12) nói riêng, tôi nhận thấy không phải giáo viên nào cũng chú
trọng vào việc giáo dục lòng yêu nước cho học sinh hoặc có giáo dục nhưng không
đạt hiệu quả như mong muốn. Theo tôi nghĩ là có những nguyên nhân chủ yếu sau
đây:
Thứ nhất, là do trong chương trình Ngữ văn 12, có nhiều bài nội dung
quá dài, một số thể loại khó, xa lạ với học sinh và giáo viên, chỉ riêng phần
truyền đạt để học sinh nắm vững kiến thức cơ bản đã chiếm hết thời gian nên
giáo viên khó có thể giáo dục lòng yêu nước theo đúng ý đồ của mình.
Thứ hai, đại đa số học sinh đã ý thức được tầm quan trọng của môn Ngữ
văn, còn một số học sinh có suy nghĩ học văn chỉ cần ghi chép đủ là được, điều đó
phần nào cũng khiến giáo viên nản lòng không thực sự tâm huyết trong giờ dạy.
Thứ ba, giáo viên có giáo dục lòng yêu nước nhưng kiến thức gò ép,
khiên cưỡng không phù hợp thậm chí còn khiến cho học sinh cảm thấy sáo rỗng,
thấy lòng yêu nước là một điều gì đó rất xa lạ với các em.
Thứ tư, trong giảng dạy nếu giáo viên không tâm huyết thì sẽ chỉ chú
trọng kiến thức cơ bản, chỉ giảng nội dung, nghệ thuật qua câu chữ mà không
thông qua đó khắc sâu thêm lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho học sinh.
Thứ năm, quá trình tiếp nhận kiến thức học sinh mới chỉ dừng lại ở các
hoạt động giảng dạy truyền thụ của giáo viên trên lớp, các hoạt động ngoại khóa

dành cho học sinh không được quan tâm đúng mức trong khi nguyện vọng được
tham quan trải nghiệm các di sản văn hóa của các em là rất chính đáng.
12


Thứ sáu, Việc tìm hiểu đọc sách, Internet của học sinh còn hạn chế.
Thứ bẩy công tác làm gương còn chưa cao, một số giáo viên vẫn chưa
hiểu sâu sắc về giáo dục lòng yêu nước, đặc biệt là khi đất nước không có chiến
tranh.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi nhận thấy rằng bản thân mình phải có
sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy, để đạt được hiệu quả trong giáo dục
như tập trung vào một số nội dung - sự kiện trong bài để giáo dục lòng yêu nước
cho các em. Mặt khác cần phải thực hiện buổi ngoại khóa nhằm giáo dục lòng
yêu nước cho học sinh qua văn học hiện đại, tổ chức chiếu phim tuyên truyền.
Nếu có điều kiện tổ chức cho học sinh trải nghiệm di sản qua các di tích trong và
ngoài tỉnh để không chỉ khắc sâu kiến thức mà còn giúp phát triển kĩ năng học
tập, kĩ năng sống của học sinh, gắn kết ”học đi đôi với hành” thì giáo dục lòng
yêu nước mới đạt hiệu quả cao nhất.
Chính vì vậy tôi mạnh dạn thực hiện sáng kiến “Giáo dục lòng yêu nước
cho học sinh trong giảng dạy phần VHVN từ Cách mạng tháng Tám năm
1945 đến hết thế kỉ XX” (Ngữ văn 12) Trong sáng kiến, tôi không chỉ giáo dục
lòng yêu nước thông qua quá trình giảng dạy mà còn chiếu các video cho học
sinh xem chiêm nghiệm. Hi vọng rằng sáng kiến này nhận được sự quan tâm
đóng góp ý kiến của các thày cô giáo và các em học sinh.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
Có rất nhiều biện pháp để giáo viên lựa chọn nhằm giáo dục lòng yêu
nước cho học sinh. Giáo dục như thế nào căn cứ vào nội dung của từng chương,
từng bài, từng mục. Giáo viên có thể lựa chọn một biện pháp hoặc nhiều biện
pháp trong một tiết giảng với mục đích là đạt kết quả tối ưu nhất. Đối với “Giáo
dục lòng yêu nước cho học sinh trong giảng dạy phần VHVN từ Cách mạng

tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX” (Ngữ văn 12) để giáo dục lòng yêu
nước, qua thực tiễn dạy học, qua dự giờ tổ nhóm chuyên môn, tham khảo tài
liệu, tôi sử dụng một số hình thức sau đây:

13


4.1.Trong quá trình giảng dạy trên lớp
4.1.1.Giáo dục lòng yêu nước qua những câu chuyện kể về các danh
nhân, anh hùng, các điển tích văn học, các nhân vật lịch sử trong lịch sử dân
tộc.
Đây là hình thức mà ưu điểm nổi trội là rất gây hứng thú cho học sinh, được
học sinh chăm chú lắng nghe. Đương nhiên giáo viên cũng cần phải có cách khai
thác câu chuyện một cách dễ hiểu phù hợp với suy nghĩ và lứa tuổi của các em.
4.1.2.Giáo dục lòng yêu nước qua việc giáo viên cung cấp cho học sinh
những thông tin sưu tầm qua sách báo, video trên Internet…
Đây là cách giáo dục phổ biến ở nhiều giáo viên hiện nay. Nếu có sự chuẩn bị
tốt những thông tin sưu tầm thì chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả, tuy nhiên phương
pháp này cũng đòi hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn thông tin đảm bảo tính
chính xác, khoa học những thông tin mình cung cấp cho học sinh. Giáo viên
cung cấp những đường linh, địa chỉ cho học sinh tự tìm hiểu.
4.1.3. Giáo dục lòng yêu nước qua khai thác, sử dụng tư liệu về di sản.
Cách giáo dục này giúp học sinh nhanh chóng hiểu bài và cũng gây hứng
thú cao cho học sinh. Vì những dẫn chứng, liên hệ thông qua việc quan sát mắt
thấy, tai nghe mang tính trực quan sinh động. Giáo viên chủ động xin phép nhà
trường, ban đại diện hội cha mẹ học sinh tổ chức cho học sinh thăm quan học
tập tại các di tích như: Lăng chủ tịch gắn với chủ tịch Hồ Chí Minh, và di tích
lịch sử Nguyễn Đình Chiểu gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân
văn hóa Nguyễn Đình Chiểu, khu di tích trung đoàn Tây Tiến, gắn liền với đoàn
quân Tây Tiến.


14


(Hình 1) Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh

(Hình 2) Khu lưu niệm danh nhân Nguyễn Đình Chiểu
15


(Hình 3) Di tích lịch sử lưu niệm Trung đoàn Tây Tiến (Trung đoàn 52)

16


4.1.4.Giáo dục lòng yêu nước bằng những liên hệ thực tiễn tại địa
phương học sinh cư trú.
Nếu những kiến thức trong bài liên quan đến những hình ảnh, sự vật, hiện
tượng hay những sự kiện tại địa phương nơi cư trú của học sinh… thì đây được
xem là hình thức giáo dục dễ hiểu mà đem lại hiệu qủa giáo dục cao. Vì nó
không chỉ giúp học sinh hiểu bài, khắc sâu kiến thức của tiết học đó mà còn góp
phần giáo dục lòng yêu quê hương đất nước và trân trọng, tự hào về địa phương
mình cư trú.
4.1.5.Giáo dục dưới hình thức cho học sinh thuyết trình, báo cáo trong
tiết học.
Hình thức liên hệ này đòi hỏi đối tượng học sinh phải có trình độ nhận
thức ở mức khá giỏi, thường được sử dụng ở các trường chuyên, lớp chọn. Theo
hình thức này, học sinh và giáo viên đều phải có sự chuẩn bị tốt các nội dung bài
học trước khi vào tiết học. Giáo viên cho câu hỏi học sinh về chuẩn bị và đến
tiết học cho học sinh thuyết trình.

4.1.6.Giáo dục lòng yêu nước qua ngoại khóa, hoặc chiếu phim di động.
Giáo viên liên hệ với tổ chuyên môn xin phép ban chuyên môn tổ chức
buổi ngoại khóa văn học, hoặc chiếu phim tuyên truyền về lòng yêu nước qua
văn học hiện đại. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo viên liên hệ với công ty
chiếu phim di động của tỉnh Hải Dương về chiếu bộ phim “Vượt qua bến
Thượng Hải”. Qua đó học sinh vừa hiểu nội dung bài vừa rút ra bài học cho bản
thân. Đối với hoạt động trải nghiệm thực tế giáo viên liên hệ và xin phép BGH
nhà trường tổ chức buổi ngoại khóa về thăm Di tích lịch sử Địa điểm lưu niệm
Trung đoàn Tây Tiến (Trung đoàn 52) địa điểm tại đồi Nà Bó, thị trấn Mộc
Châu, Sơn La
4.1.7.Giáo dục lòng yêu nước qua liên môn.
Giáo viên kết hợp với các môn để kết hợp giáo dục lòng yêu nước cho học
sinh được đầy đủ và sâu sắc hơn:
- Môn GDCD: Giáo dục về lòng yêu nước, biểu hiện của lòng yêu nước.
- Môn lịch sử: Giáo dục về truyền thống yêu nước của cha ông.
17


4.1.8.Giáo dục lòng yêu nước qua buổi ngoại khóa
Giáo viên kết hợp với nhà trường, ban chuyên môn tổ chức các buổi ngoại
khóa, cho học sinh thuyết trình về các bài học, thông qua đó nhằm giáo dục lòng
yêu nước cho học sinh.

(Hình 4) Một số hình ảnh của buổi ngoại khóa
4.2.Tổ chức thực hiện
4.2.1.Giảng dạy trên lớp
Giáo dục lòng yêu nước trong một bài học Ngữ văn có thể chia làm ba
giai đoạn.
4.2.1.1 Chuẩn bị
Giáo viên và học sinh đều phải chuẩn bị một số vốn kiến thức nhất định,

vốn kiến thức này do giáo viên và học sinh có được từ sách báo, câu chuyện quà
tặng cuộc sống và các phương tiện thông tin đại chúng khác…

18


- Đối với giáo viên: Cần nghiên cứu kỹ mục tiêu, nội dung kiến thức bài
học để lựa chọn những nội dung có thể giáo dục một cách phù hợp nhất nhằm
đem lại hiệu quả cho tiết học. Từ đó sưu tầm, tìm tòi những kiến thức mà sẽ sử
dụng để giáo dục trong tiết học đó.
- Đối với học sinh: Để tiết học có hiệu quả, trước khi vào tiết học, giáo
viên cũng cần nhắc nhở các em chuẩn bị các kiến thức liên quan đến bài học.
Làm tốt khâu chuẩn bị sẽ là thành công bước đầu khi bước vào tiết học.
Điều đó sẽ giúp người giáo viên tự tin hơn về kiến thức và vốn sống của mình,
các em học sinh cũng sẽ hứng thú hơn trong các tiết học.
4.2.1.2 Trong khi giảng
Trong chương trình ngữ văn lớp 12 phần VHVN từ Cách mạng tháng
Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX” có rất nhiều bài để tích hợp nhưng trong
phạm vi của sáng kiến tôi chỉ đề cập đến 03 bài:
Bài 1: Việt Bắc của Tố Hữu
Bài 2: Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Bài 3: Dọn về làng của Nông Quốc Chấn
Lòng yêu nước được biểu hiện rất phong phú đa dạng. Do đó tôi không
giáo dục một cách chung chung mà căn cứ vào nội dung của từng bài tôi chú
trọng giáo dục cho học sinh lòng yêu nước với những biểu hiện cụ thể:
* Đối với bài Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài là:
– Tuyên Ngôn Độc Lập là văn kiện lịch sử vô giá: tuyên bố trước quốc dân đồng
bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh
dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới. Vừa tố cáo mạnh mẽ tội

ác của thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù
địch và các phe nhóm cơ hội quốc tế.
– Tuyên ngôn độc lập vừa là một tác phẩm văn học lớn: bộc lộ tình cảm yêu
nước, thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của tác giả và toàn dân
tộc Việt Nam

19


Ví dụ 1 Dạy phần I : phần tác giả: tôi yêu cầu học sinh đọc phần tác giả,
và nêu những nét chính về tác giả, đồng thời nêu bài học cho bản thân.
Trên cơ sở những ý kiến trả lời của học sinh tôi nhấn mạnh và tích hợp
giáo dục lòng yêu nước và tự hào về tác giả Hồ Chí Minh là anh hùng dân tộc,
danh nhân văn hóa thế giới người có tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng
yêu nước thương dân.
Liên hệ bản thân mỗi học sinh cần có tấm lòng yêu nước, tự hào dân tộc
Khi dạy tôi sử dụng một đoạn của video sau:
Video 1: Giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp của Tố Hữu
/>Ví dụ 2: Dạy phần II phần tác phẩm:
Phần nội dung:
- Nêu nguyên lí chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc
của con người và các dân tộc.
Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp nhằm đề cao giá trị tư tưởng
nhân đạo và văn minh nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo. Từ
quyền bình đẳng, tự do của con người, Hồ Chí Minh suy rộng ra về quyền đẳng,
tự do của các dân tộc. Đây là một đóng góp riêng của Người vào lịch sử tư
tưởng nhân loại.
- Tố cáo tội ác của thực dân Pháp:
+ Thực dân Pháp đã phản bội và chà đạp lên chính nguyên lí mà tổ
tiên họ xây dựng.

+ Vạch trần bản chất xảo quyệt, tàn bạo, man rợ của thực dân Pháp
bằng những lí lẽ và sự thật lịch sử không thể chối cãi. Đó là những tội ác về
chính trị, kinh tế, văn hóa,…; là những âm mưu thâm độc, chính sách tàn bạo.
Sự thật đó có sức mạnh lớn lao, bác bỏ luận điệu của thực dân Pháp về công lao
“khai hóa”, quyền “bảo hộ” Đông Dương. Bản tuyên ngôn cũng khẳng định thực
tế lịch sử: nhân dân ta nổi dây giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân
chủ Cộng hòa.

20


+ Những luận điệu khác của các thế lực phản cách mạng quốc tế
cũng bị phản bác mạnh mẽ bằng những chứng cớ xác thực, đầy sức thuyết phục.
- Tuyên bố độc lập: tuyên bố thoát lí hẳn quan hệ thực dân với Pháp, kêu
gọi toàn dân đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp, kêu gọi cộng đồng
quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của Việt Nam và khẳng định quyết tâm
bảo vệ quyền độc lập, tự do ấy.
Trong phần này giáo viên sau khi giảng dạy xong giáo viên giáo dục cho
học sinh về tấm lòng yêu nước của Hồ Chí Minh là người tiên phong trong sự
nghiệp cứu nước, là phát lệnh đầu tiên cho phong trào cứu nước sau này và có
thể liên hệ với những phẩm chất cần có trong thế hệ thanh niên ngày nay.
Như vậy khi giảng dạy bài này, tôi chú ý đi sâu phân tích được nội dung, kết hợp
các câu chuyện lịch sử, qua đó giáo dục lòng yêu nước cho học sinh.
* Bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm
Bài dạy có 2 phần:
Phần 1 tác giả
Ví dụ 1: Dạy phần tác giả: tôi yêu cầu học sinh đọc phần tác giả, và nêu
những nét chính về tác giả, đồng thời nêu bài học cho bản thân.
Trên cơ sở những ý kiến trả lời của học sinh tôi nhấn mạnh và tích hợp giáo dục
lòng yêu nước và tự hào về tác giả Phạm Văn Đồng là nhà chính trị, nhà

văn hóa lớn của Đảng và dân tộc có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và sự
nghiệp văn hóa phong phú.
Với phần này tôi giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết, sáng tạo dân
tộc sẵn sàng trong mọi hoàn cảnh xây dựng đất nước.
Khi dạy tôi sử dụng một đoạn của video sau:
Video 2: Giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Khoa Điềm
/>Ví dụ 2: Phần 2 Tác phẩm: Đây là bài học hay và khó, liên quan đến kiến
thức thực tế nếu như giáo viên không có sự đầu tư thì việc giảng dạy trên lớp sẽ
21


trở nên nhàm chán không gây hứng thú đối với học sinh chứ chưa nói gì đến
giáo dục lòng yêu nước.
Trong phần tác phẩm có 2 phần.
- Dạy phần đầu : Nêu cách tiếp cận vừa có tính khoa học vừa có ý nghĩa
phương pháp luận đối với thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, một hiện tượng văn học
độc đáo có vẻ đẹp riêng không dễ nhận ra.
- Phần tiếp theo : Ý nghĩa, giá trị to lớn của cuộc đời, văn nghiệp Nguyễn
Đình Chiểu.
+ Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu – một chiến sĩ
yêu nước, trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn của dân tộc : coi thơ văn là vũ
khí chiến đấu bảo vệ chính nghĩa, chống lại kẻ thù xâm lược và tay sai, vạch trần
âm mưu, thủ đoạn và lên án những kẻ lợi dụng thơ văn làm điều phi nghĩa.
+ Thơ văn yêu nước chống ngoại xâm của Nguyễn Đình Chiểu “làm sống
lại ” một thời kì “khổ nhục” nhưng “vĩ đại”, tham gia tích cực vào cuộc đấu
tranh của thời đại, cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc đấu tranh của thời đại, cổ vũ mạnh
mẽ cho cuộc chiến đấu chống ngoại xâm bằng những hình tượng văn học “sinh
động và não nùng” xúc động lòng người. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc làm sống
dậy một hình tượng mà từ trước tới nay chưa tùng có trong văn chương thời
trung đại : hình tượng người nông dân.

+ Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Chiểu, chứa
đựng những nội dung tư tưởng gần gũi với quần chúng nhân dân, là “một bản
trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời”, có thể
“truyền bá rộng rãi trong dân gian”.
- Phần kết : Khẳng định vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học
dân tộc.
Trong phần này giáo viên sau khi giảng dạy xong có thể liên hệ với những
quan niệm sống cần có trong thế hệ thanh niên ngày nay.
Như vậy khi giảng dạy bài này, tôi chú ý đi sâu phân tích được nội dung,
kết hợp các câu chuyện cuộc sống, qua đó giáo dục lòng yêu nước cho học sinh.
* Bài Tây Tiến của Quang Dũng
22


Ví dụ 1: Dạy phần tác giả: tôi yêu cầu học sinh đọc phần tác giả, và nêu
những nét chính về tác giả, đồng thời nêu bài học cho bản thân.
Trên cơ sở những ý kiến trả lời của học sinh tôi nhấn mạnh và tích hợp giáo dục
lòng yêu nước và tự hào về tác giả Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài : làm
thơ, vẽ tranh, soạn nhạc, viết văn.
Với phần này tôi giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước vượt qua mọi
gian khổ, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì tổ quốc. Đồng thời mỗi học sinh cần tự
liên hệ đến trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với đất nước trong hoàn cảnh mới.
Khi dạy tôi sử dụng một đoạn của video sau:
Video 3: Giới thiệu Binh đoàn Tây Tiến
/>Ví dụ 2: Dạy phần nội dung chính của văn bản
- Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội nhưng vô
cùng mĩ lệ, trữ tình và hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân trong
cảm xúc “nhớ chơi vơi” về một người Tây Tiến:
+ Vùng đất xa xôi, hoang vắng, hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt, đầy bí hiểm
nhưng vô cùng thơ mộng, trữ tình.

+ Cảnh đêm liên hoan rực rỡ lung linh. Chung vui với bản làng xứ lạ.
+ Cảnh thiên nhiên sông nước miền tây một chiều sương giăng hư ảo.
+ Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân: gian khổ, hi sinh mà vẫn
ngang tàng, tâm hồn vẫn trẻ trung, lãng mạn.
- Bức chân dung về người lính Tây Tiến trong nỗi “nhớ chơi vơi” về một
thời gian khổ mà hào hùng:
+ Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn;
+ Vẻ đẹp bi tráng.
Với bài này tôi giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết dân tộc sẵn sàng
chiến đấu chống giặc ngoại xâm khi Tổ quốc gặp nguy nan, tự hào về những anh
hùng dân tộc. Có thể liên hệ với những phẩm chất trong thế hệ thanh niên ngày
nay.
23


Như vậy khi giảng dạy bài này, tôi chú ý đi sâu phân tích được nội dung,
kết hợp các câu chuyện lịch sử, qua đó giáo dục lòng yêu nước cho học sinh.
4.2.1.3 Sau khi giảng
Tôi giáo dục lòng yêu nước ở các khâu sau đây :
* Củng cố bài :
Ví dụ: Bài Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh
Khi giảng xong bài giảng giáo viên có thể đặt ra câu hỏi củng cố kiến thức, và
giáo dục lòng yêu nước cho học sinh: Qua tác phẩm giúp em cảm nhận như thế
nào về giá trị của tác phẩm Tuyên ngôn độc lập?
Gợi ý: - Là văn kiện lịch sử to lớn
- Áng văn chính luận đặc sắc bất hủ.
Ví dụ: Bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc của
Phạm Văn Đồng Khi giảng xong bài giảng giáo viên có thể đặt ra câu hỏi củng
cố kiến thức, và giáo dục lòng yêu nước cho học sinh: Qua bài Nguyễn Đình
Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc. Em cảm nhận gì về vẻ đẹp nhân

cách của Nguyễn Đình Chiểu rút ra bài học cho bản thân.
Gợi ý:
- Cuộc đời và quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu – một chiến sĩ
yêu nước, trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn của dân tộc, bài học lớn lao về
ý chí và nghị lực.
- Thơ văn yêu nước chống ngoại xâm của Nguyễn Đình Chiểu “làm sống
lại ” một thời kì “khổ nhục” nhưng “vĩ đại”.
- Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Chiểu, chứa
đựng những nội dung tư tưởng gần gũi với quần chúng nhân dân.
Ví dụ: Tây Tiến của Quang Dũng Khi giảng xong bài giảng giáo viên có
thể đặt ra câu hỏi củng cố kiến thức, và giáo dục lòng yêu nước cho học sinh:
Qua bài thơ giúp em cảm nhận như thế nào về hoàn cảnh đất nước và vẻ đẹp tâm
hồn của các chiến sĩ Tây tiến.
Gợi ý: Học sinh trả lời:
24


×