Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

LỒNG GHÉP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC 8 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.25 KB, 19 trang )

Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn Sinh học 8 ở trường THCS
GV: Dương Thị Thu Hà
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH
TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC 8
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển, hiện đại với
biết bao đổi thay đang diễn ra. Chất lượng cuộc sống con người ngày càng được
nâng cao. Chúng ta đang cố gắng tiếp cận với những cái mới, cái hiện đại và cái
văn minh. Nhưng đồng thời chúng ta cũng phải chống lại những mặt tồn tại của
chúng. Đó là sự bùng nổ dân số, bệnh hiểm nghèo, ô nhiễm môi trường, tệ nạn
xã hội,... ngày càng nặng nề, sức khỏe con người ngày càng bị đe dọa trầm
trọng, nhất là ở những nước đang phát triển. Chúng đe dọa cuộc sống và sức
khỏe của mọi lứa tuổi,đặc biệt là thế hệ trẻ phải đương đầu chịu đựng.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, xã hội mà đối tượng chủ yếu là thanh thiếu
niên đang nổi lên các hiện tượng sống thử, phá thai, các “bà mẹ” 14 – 15 tuổi,
quan hệ tình dục không an toàn, đồng tính,....Điều này làm dư luận xôn xao rất
nhiều. Đặc biệt, trong xã hội Việt Nam, theo ý kiến của một bộ phận người,
điều này lại càng bị lên án gay gắt. Cũng có nhiều người cho rằng đó là kết quả
tất yếu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, sự bùng nổ thông tin, hay
nói rộng ra là quá trình toàn cầu hóa,....Nhìn chung, dư luận hầu như chỉ nhắm
vào sự việc đã rồi của những thanh thiếu niên còn “trẻ người non dạ”, kiến thức
giới tính, sức khỏe sinh sản còn nhiều hạn chế.
Mặt khác, do quan niệm của người Á Đông, cho đến nay, trong phạm vi xã
hội nói chung, và góc độ gia đình nói riêng, chuyện giáo dục giới tính, sức khỏe
sinh sản cho con trẻ còn bị né tránh. Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng
đấy chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những hậu quả
không mong muốn như trên.
Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục giới tính rất quan trọng. Bởi giáo dục
giới tính có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ ở lứa
tuổi đang lớn và việc duy trì thế hệ mai sau, góp phần tạo ra cho xã hội một thế


hệ phát triển toàn diện về thể trạng tâm lý và sinh lý. Xã hội càng phát triển,
điều kiện sống càng được nâng cao, tuổi dậy thì của trẻ em càng sớm. Điều này
khiến các em giảm bớt tuổi thơ ngây, sớm trở thành người lớn, dẫn đến sự
chênh lệch giữa phát triển thể xác với phát triển sự khôn ngoan. Có nghĩa là
tinh thần các em chưa đủ khôn ngoan để đối phó với những cám dỗ, cạm bẫy
của thể xác. Vì vậy, sự thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản, về giới tính một
cách đúng đắn dễ dẫn đến những hành vi “lầm đường lạc lối”, và để lại hậu quả
không nhỏ.
Vấn đề giáo dục giới tính cũng được nhà nước ta quan tâm từ rất lâu, đặc
biệt được thể hiện trong chỉ thị 176a của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, về vấn
đề biên soạn nội dung giảng dạy giáo dục giới tính trong học đường từ năm
1984 . Từ đó cho đến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, các đề tài
Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Cửu – Trường THCS Lê Quý Đôn Trang 1
Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn Sinh học 8 ở trường THCS
GV: Dương Thị Thu Hà
giải quyết vấn đề giáo dục giới tính dưới sự chỉ đạo của nhà nước, của Bộ Giáo
dục – Đào tạo, của Viện khoa học giáo dục, với sự tham gia của các nhà khoa
học, các sở giáo dục và nhiều ngành có liên quan.
Cho đến nay, vấn đề bảo vệ sức khỏe sinh sản cho thế hệ trẻ, đặc biệt là ở
lứa tuổi học sinh đã được quan tâm hơn. Hình thức giúp vấn đề này trở nên phổ
biến và gần gũi với thế hệ trẻ, hiệu quả nhất là thông qua giáo dục trong trường
phổ thông. Tuy nhiên, giáo dục giới tính cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà
trường vẫn còn nhiều khó khăn, cần sự phối hợp của nhiều ban ngành, bộ phận
tư vấn, chuyên môn có liên quan.
Trong các bộ môn được giảng dạy ở trường Trung học cơ sở, Sinh học là
một bộ môn tương đối phù hợp để giáo viên lồng ghép giáo dục giới tính cho
học sinh, đặc biệt là chương trình Sinh học 8, khi các em được tìm hiểu các kiến
thức về giải phẫu sinh lý người. Học sinh sẽ có điều kiện khám phá các hoạt
động sinh lý của cơ thể, giải thích một số hiện tượng tâm sinh lý lứa tuổi, biết
cách vệ sinh thân thể, giữ gìn sức khỏe bản thân,.... Chính vì thế,từ nhận thức

thực tế, tôi cảm thấy bộ môn sinh học 8 có nhiều thuận lợi để đề cập đến vấn đề
này. Do vậy, tôi xin mạnh dạn trình bày ý tưởng thông qua đề tài:
“ Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy
môn Sinh học 8 ở trường Trung học cơ sở”.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ
TÀI
1. Thuận lợi
- Giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh đang là một vấn
đề được quan tâm hiện nay. Đây cũng là một nhu cầu cần thiết của lứa tuổi vị
thành niên.
- Đối tượng chủ yếu của kết quả ứng dụng đề tài này là các em học sinh
trong độ tuổi từ 14 đến 16. Ở độ tuổi này, nhận thức của các em đã có sự thay
đổi so với trước đây. Các em bắt đầu có nhu cầu hiểu biết, nhận thức chọn lọc
về các vấn đề trong cuộc sống, đặc biệt là về tâm sinh lý. Đây chính là cơ sở tốt
để giáo dục cho các em nhận thức về việc chăm sóc sức khỏe nói chung, sức
khỏe sinh sản nói riêng.
- Nhà trường là nơi thuận lợi để tiến hành giáo dục cho thanh thiếu niên
thông qua các môn học, các hoạt động chung. Ở đây, ngoài thầy cô giáo, còn có
các tổ chức khác như Hội Phụ huynh học sinh, Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên,
Hội chữ thập đỏ,… cùng phối hợp giáo dục học sinh.
- Ngoài ra, hiện nay các thông tin về bảo vệ sức khỏe, sức khỏe sinh
sản đã được phổ biến hơn, được thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, cập
nhật: sách báo, tờ rơi, tranh ảnh, phim truyện, internet,….
2. Khó khăn
- Giáo dục sức khỏe, đặc biệt là giáo dục giới tính hiện nay được đề cập khá
nhiều trên mọi phương tiện thông tin. Việc chọn lọc luồng thông tin tích cực
không phải dễ dàng đối với đối tượng thanh thiếu niên.
Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Cửu – Trường THCS Lê Quý Đôn Trang 2
Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy môn Sinh học 8 ở trường THCS
GV: Dương Thị Thu Hà

- Theo suy nghĩ của người phương Đông, vấn đề giới tính còn khá nhạy cảm, đòi
hỏi phải cẩn trọng khi đề cập đến vấn đề tế nhị này.
- Chuyên viên thực hiện tư vấn tâm lý, tư vấn sức khỏe sinh sản còn chưa nhiều,
đặc biệt ở địa phương.
- Giáo viên có chuyên môn nhưng khả năng diễn giảng về bảo vệ sức khỏe nói
chung, sức khỏe sinh sản nói riêng còn hạn chế, do không chuyên.
- Thời lượng lồng ghép hạn chế, do đây không phải là nội dung chính trong môn
học.
- Thực hiện ứng dụng rộng đề tài này đòi hỏi sự phối hợp, giúp sức của nhiều tổ
chức.
3.Số liệu thống kê
 Một số số liệu đáng lưu ý:
- Dân số thế giới hiện nay khoảng trên 6 tỷ người, trong đó trẻ em dưới
15 tuổi chiếm khoảng 37%.
- Theo Vnexpress, 2009, thì “Mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,4 triệu
ca nạo phá thai, trong đó 500 ngàn ca ở tuổi vị thành niên, 25% số ca chưa lập
gia đình và 20% ca nạo phá thai khi còn ở tuổi vị thành niên.”. Nếu so với
khoảng 46 triệu ca nạo phá thai trên tòan thế giới thì chúng ta chiếm 3%.
(Theo Vũ Hoàng Linh, Kyoto Institute Of Technology, 2009)
- Đầu những năm 2000 số trẻ vị thành niên đến khoa nạo phá thai ở
Bệnh viện Từ Dũ, thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 5%, thì từ
năm 2006-2007 đến nay con số này đã tăng lên 10%.
- Mỗi năm ở Bệnh viện Từ Dũ có xấp xỉ 30.000 ca nạo phá thai, trong
số đó số trẻ vị thành niên chiếm khoảng gần 3.000 ca. Các em ở lứa tuổi từ 17
và nhỏ nhất chỉ mới qua tuổi 11.
- Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, sự lây lan các bệnh qua
đường tình dục và đặc biệt là HIV/AIDS nhanh chóng đến mức báo động.
Riêng trong các trường hợp nhiễm HIV thì 50% là ở lứa tuổi thanh niên, 14% ở
lứa tuổi dưới 15 tuổi, và ngày càng có xu hướng trẻ hoá.
- Tỷ lệ trẻ vị thành niên nạo phá thai ở Từ Dũ là 50% ca người Thành

phố Hồ Chí Minh và 50% số ca từ các tỉnh khác.
(Số liệu từ Tạp chí y học, 11/2007)
 Thực trạng trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tìm hiểu trao đổi với một số
học sinh về thái độ đối với vấn đề giáo dục giới tính.
Kết quả khảo sát học sinh khối 8 (290HS) như sau :
Thái độ của học sinh khi đề cập đến
vấn đề giới tính
Tỉ lệ %
Rất hứng thú 81.2
Hứng thú 11.8
Còn sự e ngại 7
Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Cửu – Trường THCS Lê Quý Đôn Trang 3

×