Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.19 KB, 19 trang )

NHÓM: TỔ CHỨC XẾP HẠNG TÍN NHIỆM

Họ tên thành viên
Lê Thị Ngọc Ánh (nhóm
trưởng)

Mã sinh viên
11160505

Nhiệm vụ
I.5. Các quy định của pháp luật về tổ
chức xếp hạng tín nhiệm+ chỉnh sửa

word
Phạm Diệu Linh

11163023

Lê Thị Nhung

11163932

Hoàng Thanh Sơn

11164474

Lê Quang Vũ

11165973

Hoàng Thu Trang



11165357

Nguyễn Thị Hằng

11161523

II.1.Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm
thế giới
I.1. Khái niệm về xếp hạng tín nhiệm
2. Đặc điểm của xếp hạng tín nhiệm+
thuyết trình
II.3.Thực trạng công ty cổ phần SG
Phát Thịnh Rating
II.2.Thực trạng tổ chức tín nhiệm tại
Việt Nam + slides
I.3.Tầm quan trọng của xếp hạng tín
nhiệm 4. Các tổ chức xếp hạng tín
nhiệm + thuyết trình
III. Giải pháp nâng cao hiệu quả của
các tổ chức tín nhiệm tại Việt Nam

1


MỤC LỤC

I.

sở


luận
về
tổ
nhiệm.............................................................3

chức

xếp

hạng

tín

1.
Khái
niệm
về
nhiệm............................................................................3

xếp

hạng

tín

2.
Đặc
điểm
của

nhiệm............................................................................3

xếp

hạng

tín

3.
Tầm
quan
trọng
nhiệm................................................................3

của

xếp

hạng

tín

4. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm..............................................................................4
5. Các quy định của
nhiệm..................................5

pháp

luật


II.
Thực
trạng
của
xếp
nay.........................................................7

về

tổ

hạng

chức
tín

xếp

hạng

nhiệm

tín
hiện

1. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thế giới................................................................7
2.
Thực
trạng
tổ

chức
Nam..........................................................13

tín

nhiệm

tại

Việt

3. Thực trạng công ty cổ phần SG Phát Thịnh Rating............................................14
3.1. Đôi nét giới thiệu về công ty...............................................................................14
3.2. Thực trạng hoạt động........................................................................................14
III.Giải pháp nâng cao hiệu quả của các tổ chức tín nhiệm tại Việt
Nam..............17

2


I. Cơ sở lý luận về tổ chức xếp hạng tín nhiệm
1. Khái niệm về xếp hạng tín nhiệm
Xếp hạng tín nhiệm là thuật ngữ rất rộng đuợc dùng không chỉ để xếp hạng cho cá
nhân, tổ chức hay doanh nghiệp mà còn đuợc sử dụng để xếp hạng cho cả quốc gia và
vùng lãnh thổ.
Theo Standards & Poor, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá hiện tại về rủi ro
tín dụng, chất lượng tín dụng, khả năng và thiện ý của chủ thể đi vay trong việc đáp
ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn
Theo Moody’s, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về chất lượng tín dụng và
khả năng thanh toán nợ của chủ thể đi vay dựa trên những phân tích tín dụng cơ bản và

biểu hiện thông qua hệ thống ký hiệu Aaaa-C
Như vậy, xếp hạng tín nhiệm là việc các tổ chức xếp hạng tín dụng đưa ra những nhận
định của mình về mức độ tín nhiệm đối với vấn đề tài chính của người đi vay có thể là
cá nhân hoặc tổ chức, hoặc đánh giá rủi ro tín dụng phụ thuộc vào các yếu tố bao gồm
khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính, khả năng dễ bị vỡ nợ khi các điều kiện kinh
doanh hay là sự thay đổi của các yếu tố của nền kinh tế thay đổi, đồng thời qua đó có
thể xem xét ý thức và thiện chí trả nợ của người đi vay. Nếu chỉ xét riêng cho doanh
nghiệp thì xếp hạng tín nhiệm là việc các tổ chức xếp hạng sử dụng các tiêu chí nguồn
lao động, tài sản, doanh thu và mức thuế phải nộp cho Nhà nước và một số tiêu chí
khác trên bảng cân đối kế toán đã được kiểm toán để đưa ra những nhận xét, đánh giá
đối với các rủi ro tín dụng.
2. Đặc điểm của xếp hạng tín nhiệm
Xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng. Xếp hạng tín nhiệm
không phải là lời khuyên tài trợ, đầu tư, mua bán hoặc nắm giữ trái phiếu, các công cụ
nợ. Chúng chỉ là một trong những nhân tố mà nhà đầu tư và các nhà tài trợ nên tham
khảo trước khi ra quyết định đầu tư, tài trợ.
Xếp hạng tín nhiệm không phải là chỉ dẫn về tính thanh khoản của một chứng khoán
hay đo lường giá trị của nó trên thị trường. Kết quả mô hình không dùng để chỉ dẫn
cho các nhà đầu tư rằng nên đầu tư vào công ty nào, chứng khoán nào mà chỉ ở mức
độ tham khảo

3


Xếp hạng tín nhiệm không đảm bảo tuyệt đối chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng
trong tương lai. Kết quả xếp hạng này phản ảnh mức độ tín nhiệm tại thời điểm quá
khứ và hiện tại do đó không đảm bảo tuyệt đối chất lượng tín dụng và rủi ro trong
tương lai, khi mà những yếu tố về môi trường kinh tế vĩ mô hay mục đích của doanh
nghiệp đã thay đổi.
3. Tầm quan trọng của xếp hạng tín nhiệm

Đối với nhà đầu tư: Các nhà đầu tư, trước khi quyết định đầu tư vào công cụ hay công
ty nào thì vấn đề quan trọng là phải nắm rõ về nó. Để có được những thông tin cần
thiết về công ty họ dự định đầu tư, các nhà đầu tư thường thu thập những thông tin, số
liệu báo cáo tài chính của công ty để có thể đưa ra quyết định chính xác nhất, nhằm
hạn chế rủi ro trong đầu tư. Ngày nay, với hệ thống xếp hạng tín nhiệm, các nhà đầu tư
có thể có thêm công cụ để giúp họ nhận diện và đánh giá rủi ro tín dụng, từ đó so sánh,
đánh giá mối quan hệ lợi nhuận – rủi ro giữa các công cụ để tìm ra công cụ có lợi nhất,
đảm bảo hiệu quả đầu tư và an toàn cho đồng vốn.
Đối với doanh nghiệp: Một doanh nghiệp được xếp hạng đặc biệt là với các tổ chức
xếp hạng lớn trên thế giới, với kết quả xếp hạng tốt thì doanh nghiệp đó có nhiều điều
kiện thuận lợi trong việc mở rộng thị trường vốn trong và ngoài nước, được biết đến
rộng rãi bởi các nhà đầu tư trên thị trường, giảm bớt sự phụ thuộc vào các khoản vay
ngân hàng. Xếp hạng tín nhiệm cũng giúp duy trì sự ổn định nguồn tài trợ cho công ty,
các công ty được xếp hạng cao có thể duy trì được thị trường vốn hầu như trong mọi
hoàn cảnh, ngay cả khi thị trường vốn có những biến động bất lợi. Xếp hạng tín nhiệm
càng cao thì chi phí vay (lãi suất) càng giảm, các nhà đầu tư sẵn sàng nhận một mức
lãi suất thấp hơn cho một chứng khoán an toàn hơn. Xếp hạng tín nhiệm giúp cho
nguồn tài trợ của công ty linh hoạt hơn, đặc biệt là trong việc phát hành các chứng
khoán và công cụ nợ. Công ty phát hành có thể cơ cấu thời hạn và tổng giá trị chứng
khoán phát hành một cách thích hợp.
Đối với ngân hàng: Xếp hạng tín nhiệm là cơ sở để quản trị rủi ro tín dụng nhằm hạn
chế và giới hạn rủi ro ở mức mục tiêu. Đồng thời cũng hỗ trợ ngân hàng trong việc
phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, tiến tới mục đích tối đa hóa lợi nhuận và bảo
vệ sự ổn định của hệ thống ngân hàng.
Đối với chính phủ và thị trường tài chính: Xếp hạng tín nhiệm giúp thị trường tài
chính minh bạch hơn, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và tăng cường khả năng giám
sát thị trường của chính phủ.
Đối với nền kinh tế: Nâng cao tính minh bạch của thị trường, bằng cách xếp hạng các
kết quả phân tích, hệ thống xếp hạng đã cung cấp đánh giá các rủi ro tín dụng theo
những chuẩn mực chung. Nhờ sự minh bạch thị trường, các nhà đầu tư bớt lo ngại

những chứng khoán lạ và các nhà phát hành có thể tạo được những kênh phân phối đến
những thị trường khác.
4. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm

4


Tổ chức xếp hạng tín nhiệm là tổ chức cung cấp quan điểm của họ về độ tin cậy của
một doanh nghiệp trong nghĩa vụ thanh toán tài chính như là trái phiếu, thương phiếu,
cổ phiếu ưu đãi. Các tổ chức xếp hạng tín dụng cung cấp thông tin cho cá nhân và tổ
chức đầu tư nhằm hỗ trợ họ trong việc xác định khả năng thanh toán của các công ty
phát hành đối với nghĩa vụ nợ và chứng khoán thu nhập cố định. Tổ chức xếp hạng tín
dụng còn cung cấp những phân tích khách quan và đánh giá độc lập về các công ty và
quốc gia phát hành chứng khoán.
Các tổ chức xấp hạng tín nhiệm hoạt động theo một chuẩn thống nhất trên toàn cầu.
Các chuẩn này quy định như sau:
+ Tổ chức xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo tính công bằng, khách quan và minh bạch
để tạo niềm tin vững chắc cho các thành phần tham gia thị trường, đảm bảo uy tín cho
công ty xếp hạng tín nhiệm.
+ Tổ chức xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo tính độc lập, tức là không phụ thuộc sức
ép chính trị hoặc kinh tế để các kết quả đưa ra được chính xác và công minh nhất.
+ Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo về mặt tài chính, về mặt kỹ thuật, về
cơ sở hạ tầng thông tin để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và để đảm bảo
hoạt động lâu dài.
Ảnh hưởng của việc xếp hạng tín dụng đối với đời sống tài chính là rất lớn. Quyết định
của các tổ chứcđánh giá tín nhiệm không chỉ tác động đến các công ty, tập đoàn... mà
còn cả quốc gia. Đó là lý do vì sao họ phải có trách nhiệm trong các quyết định của
mình.

5.Các quy định của pháp luật về tổ chức xếp hạng tín nhiệm

Theo nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm và nghị định
151/2018/NĐ_CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính
Điều 9. Loại hình doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm
1. Các loại hình doanh nghiệp sau đây được kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm
sau khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định tại Nghị
định này:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn;
b) Công ty cổ phần;
c) Công ty hợp danh.
2. Việc đặt tên của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải tuân thủ theo quy định của
pháp luật về doanh nghiệp.

5


3. Các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm thì không
được phép sử dụng cụm từ “xếp hạng tín nhiệm” hoặc các cụm từ khác có nội hàm
như “xếp hạng tín nhiệm” trong tên gọi.
Điều 10. Cổ đông hoặc thành viên góp vốn của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm
1. Việc góp vốn thành lập doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm thực hiện theo quy định
của Luật Doanh nghiệp và phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Tổ chức, cá nhân đã góp vốn sở hữu trên 5% vốn điều lệ thực góp của 01 doanh
nghiệp xếp hạng tín nhiệm thì không được góp vốn thành lập hoặc mua, nắm giữ cổ
phiếu hoặc phần vốn góp của 01 doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm khác;
b) Các tổ chức, cá nhân không được sử dụng vốn ngân sách nhà nước để tham gia góp
vốn thành lập doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm.
2. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh theo quy định tại Nghị định này không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp
xếp hạng tín nhiệm khác.

Điều 11. Vốn pháp định
1. Mức vốn pháp định của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm đối với hoạt động xếp
hạng tín nhiệm là 15 tỷ đồng.
2. Mức vốn pháp định nêu tại Khoản 1 Điều này chưa bao gồm mức vốn pháp định của
các lĩnh vực kinh doanh khác mà doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm được phép kinh
doanh theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Quy trình hoạt động xếp hạng tín nhiệm
1. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải xây dựng quy trình hoạt động xếp hạng tín
nhiệm bao gồm các bước cơ bản sau:
a) Đàm phán và ký hợp đồng xếp hạng tín nhiệm với tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
b) Lựa chọn và phân công nhiệm vụ chuyên viên phân tích tham gia vào hợp đồng xếp
hạng tín nhiệm theo quy định tại Điều 29 Nghị định này;
c) Thành lập Hội đồng xếp hạng tín nhiệm để thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm
theo quy định tại Điều 30 Nghị định này;
d) Thu thập thông tin, phân tích, nhận định, xếp hạng về khả năng thực hiện đầy đủ,
đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
đ) Thông qua kết quả xếp hạng tín nhiệm;
e) Công bố báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm;
g) Theo dõi, cập nhật, đánh giá định kỳ báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm theo quy
định tại hợp đồng xếp hạng tín nhiệm cho đến khi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm kết
thúc;

6


h) Kết thúc hợp đồng xếp hạng tín nhiệm.
2. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải tuân thủ quy trình xếp hạng tín nhiệm theo
quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải công bố Quy trình hoạt động xếp hạng tín
nhiệm và bản cập nhật các quy trình này (nếu có) trên trang thông tin điện tử của

doanh nghiệp.
Điều 27. Hợp đồng xếp hạng tín nhiệm
1. Hợp đồng xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 5
Nghị định.
2. Hợp đồng xếp hạng tín nhiệm được lập thành văn bản và bao gồm những nội dung
cơ bản sau:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm và tổ chức được
xếp hạng tín nhiệm;
b) Mục đích, phạm vi và nội dung hoạt động xếp hạng tín nhiệm;
c) Thời hạn thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;
d) Điều kiện, điều khoản về việc công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm;
đ) Chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm;
e) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng xếp
hạng tín nhiệm;
g) Nghĩa vụ bảo mật thông tin của các bên theo quy định tại Điều 39 Nghị định này;
h) Quy định về việc theo dõi, đánh giá định kỳ, cập nhật báo cáo kết quả xếp hạng tín
nhiệm cho đến khi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm kết thúc;
i) Quy định về các trường hợp kết thúc hợp đồng xếp hạng tín nhiệm trước thời hạn và
trách nhiệm của các bên;
k) Quy định về xử lý các tranh chấp.
II. Thực trạng của xếp hạng tín nhiệm hiện nay
1. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm thế giới
Trong hầu hết trường hợp, các nhà phát hành các loại chứng khoán là các công ty, các
thực thể có mục đích đặc biệt, các chính quyền địa phương hoặc trung ương, các tổ
chức phi lợi nhuận... (gọi chung là nhà phát hành nợ). Việc xếp hạng tín nhiệm đối với
một nhà phát hành nợ bao gồm việc xem xét giá trị của loại nợ của nhà phát hành đó
(chẳng hạn khả năng trả nợ) và ảnh hưởng lãi suất áp dụng cho loại chứng khoán được
phát hành.
Xét về thị phần, ba công ty đánh giá tín dụng lớn nhất trên thế giới hiện nay là các
công ty Standard & Poor's (S&P), Moody's, và Fitch Group. Tính đến năm 2001, mỗi


7


"Ông Lớn" Moody's và Standard & Poor's kiểm soát 40% thị phần đánh giá tín dụng
toàn cầu, trong khi thị phần của Fitch là 15%. Như vậy, bộ 3 Ông Lớn năm giữ tới
95% thị phần toàn cầu.
STANDARD & POOR’S
Loại hình: Công ty con của the McGraw-Hill Companies
Ngành nghề: Dịch vụ tài chính
Thành lập: 1860, chuyển thành tập đoàn năm 1941
Người sáng lập: Henry Varnum Poor
Trụ sở chính: Thành phố New York, Hoa Kỳ
Nhân viên chủ chốt: Douglas L. Peterson (Chủ tịch)
Số nhân viên: khoảng 10,000
Henry Varnum Poor công bố lần đầu tiên "History of Railroads and Canals in the
United States" (Lịch sử ngành đường sắt và kênh đào tại Hoa Kỳ) vào năm 1860, tiền
thân của các phân tích và báo cáo chứng khoán được phát triển trong thế kỷ sau đó. Tổ
chức Standard Statistics được thành lập vào năm 1906 và công bố xếp hạng trái phiếu
doanh nghiệp, nợ công và trái phiếu địa phương. Standard Statistics được sáp nhập với
Poor's Publishing vào năm 1941 để thành lập nên Tập đoàn Standard and Poor’s, sau
đó được mua lại bởi công ty McGraw-Hill, Inc vào năm 1966. Standard and Poor’s trở
nên nổi tiếng với các chỉ số, chẳng hạn như chỉ số thị trường chứng khoán S&P 500.
Đó vừa là một công cụ hỗ trợ việc phân tích cũng như đưa ra quyết định đầu tư, vừa là
một chỉ số kinh tế của Mỹ.
Standard & Poor's đưa ra các đánh giá tín dụng cả dài hạn và ngắn hạn cho các tổ chức
công và tư.
 Đánh giá dài hạn
S&P đánh giá người vay từ từ mức AAA cho tới D. Các mức ở giữa có từ AA và CCC
(ví dụ BBB+, BBB và BBB-). Với một vài người vay, S&P có thể đưa ra các hướng tư

liệu người vay đó có khả năng được nâng bậc nâng bậc (tích cực), hạ bậc (tiêu cực)
hoặc không chắc chắn (trung gian).
-

Đánh giá đầu tư:

AAA: những người vay tốt nhất, đáng tin cậy và ổn định (gồm nhiều chính phủ)
AA: những người vay tốt, có độ rủi ro cao hơn AAA một chút, bao gồm:
AA+: tương ứng với bậc Aa1 của Moody's và Fitch
AA: tương ứng bậc Aa2
AA-: tương ứng bậc Aa3

8


A: những người vay tốt nhưng độ ổn định tài chính có thể bị ảnh hưởng bởi những
hoàn cảnh kinh tế nhất định
A+: tương ứng bậc A1
A: tương ứng bậc A2
BBB: những người vay ở bậc tầm trung, có thể tạm hài lòng ở thời điểm hiện tại
-

Đánh giá phi đầu tư

BB: có xu hướng dẫn tới những thay đổi trong nền kinh tế
B: tình hình tài chính biến đổi đáng chú ý
CCC: hiện tại dễ tổn thương và phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế thuận lợi để thực hiện
được cam kết
CC: độ tổn thương cao, trái phiếu đầu cơ
C: độ tổn thương cao, có khả năng bị vỡ nợ hoặc đang bị truy thu nhưng vẫn trả tiền

theo giao ước
CI: quá hạn chưa trả
R: chịu sự kiểm soát theo quy định do hoàn cảnh tài chính
SD: đã vỡ nợ có lựa chọn đối với vài giao ước
D: đã vỡ nợ với các giao ước và sẽ vỡ nợ với phần lớn hoặc tất cả các giao ước
NR: không đánh giá
 Đánh giá ngắn hạn
A-1: khả năng đáp ứng cam kết tài chính của người vay là tốt nhất
A-2: nhạy cảm với các hoàn cảnh tài chính bất lợi nhưng khả năng đáp ứng các giao
ước tài chính của người vay vẫn ở mức hài lòng
A-3: những hoàn cảnh tài chính bất lợi có thể làm yếu khả năng đáp ứng cam kết tài
chính của người vay
B: có những đặc điểm đầu cơ rõ nét. Người vay hiện vẫn có khả năng đáp ứng nghĩa
vụ tài chính nhưng đối mặt với những vấn đề không chắc chắn có thể ảnh hưởng tới
cam kết tài chính theo giao ước
C: hiện có khả năng không thanh toán và người vay phải phu thuộc vào những yếu tố
kinh tế, tài chính, kinh doanh thuận lợi để đáp ứng cam kết tài chính theo giao ước
D: không có khả năng trả nợ (vỡ nợ với các khoản phải trả). Giao ước không được
thực thi đúng thời hạn and grace period may not have expired. The rating is also used
upon the filing of a bankruptcy petition.

9


MOODY’S được thành lập vào năm 1909 bởi John Moody để sản xuất các hướng
dẫn thống kê liên quan đến kho hàng và tín dụng và trái phiếu tín dụng. Năm 1975,
công ty được nhận định là Tổ chức xếp hạng thống kê quốc gia (NRSNO).
John Moody and Company xuất bản lần đầu tài liệu hướng dẫn "Moody’s Manual" vào
năm 1900. Tài liệu này công bố số liệu thống kê cơ bản và các thông tin chung về cổ
phiếu và trái phiếu của các ngành khác nhau. Từ năm 1903 cho đến thời điểm sụp đổ

của thị trường chứng khoán năm 1907, "Moody’s Manual" trở thành ấn phẩm quốc
gia. Năm 1909, Moody bắt đầu xuất bản "Moody's Analyses of Railroad Investments"
(Các phân tích đầu tư ngành đường sắt của Moody) nhằm bổ sung thêm thông tin phân
tích về giá trị của các loại chứng khoán. Việc mở rộng ý tưởng này đã đưa đến sự
thành lập vào năm 1914 của công ty Moody’s Investor Service, mà trong 10 năm sau,
sẽ cung cấp dịch vụ xếp hạng cho hầu hết các thị trường trái phiếu chính phủ lúc bấy
giờ. Vào những năm 70, Moody bắt đầu việc xếp hàng thương phiếu, tiền gửi ngân
hàng, và trở thành tổ chức xếp hạng toàn diện như hiện nay.
Moody's Investors Service-viết tắt: MIS, hoặc thường hay gọi là thang Moody, là mức
đánh giá trái phiếu tín dụng trong kinh doanh của tập đoàn Moody, qua đó phản ánh về
đường lối kinh doanh và lịch sử tên gọi của tập đoàn. MIS cung cấp cho quốc tế những
nghiên cứu tài chính về vấn đề tín dụng bởi các cơ quan chính phủ hoặc thương mại.
MIS cùng với Standard & Poor's và Fitch Group trở thành 3 ông lớn về lĩnh vực xếp
hạng tín dụng.
Công ty sẽ tiến hành xếp hạng khả năng thanh toán nợ của người vay bằng việc sử
dụng thang đo đã chuẩn hóa mà từ đó sẽ đo lường những tổn thất của các nhà đầu tư
trong những sự kiện thiếu hụt. MIS xếp hạng mức nợ chứng khoán trong nhiều phân
khúc thị trường liên quan đến chứng khoán công và thương mai trong thị trường tín
dụng. Trong đó bao gồm chính phủ, tín dụng thành thị và tín dụng hợp tác; những nơi
quản lý đầu tư như thị trường quỹ tiền tệ, quỹ khôi phục thu nhập và quỹ hàng rào;
viện tài chính bao gồm công ty tài chính ngân hàng và phi ngân hàng[1] Trong MIS hệ
thống xếp hạng sẽ được ghi theo một mức từ Aaa tới C, với Aaa là chất lượng cao nhất
và C là chất lượng thấp nhất.
 Thang xếp hạng tín dụng Moody's
Theo Moody's, mục đích của việc xếp hạng là để cung cấp cho các nhà đầu tư một hệ
thống bậc đơn giản mà nhờ đó, việc dự đoán khả năng thanh toán nợ chứng khoán sẽ
trở nên có thể trong tương lai. Mỗi một thứ hạng từ Aa đến Caa, Moody's thêm các con
số 1, 2 và 3; con số càng thấp thì xếp hạng càng cao. Hạng Aaa, Ca và C thì sẽ không
thêm số. Ngoài ra, thứ hạng này không phản ánh tới giá cả thị trường, mặc dù điều
kiện thị trường lại tác động tới rủi ro tín dụng.


Thang xếp hạng tín dụng Moody's
Bậc đầu tư

10


Hạng

Theo dài hạn

Aaa

Chất lượng cao nhất và rủi ro tín dụng thấp
nhất
Hạng

Aa1
Aa2

Theo ngắn hạn

Chất lượng cao và rủi ro rất thấp.

Aa3

1

Khả năng trả nợ ngắn hạn
tốt nhất


A1
A2
A3

1/Hạng
2
Chất lượng trên trung bình và mức rủi ro Hạng
thấp.
Khả năng trả nợ ngắn hạn
tốt hoặc tốt nhất
Hạng

Baa1

Khả năng trả nợ ngắn hạn
tốt
Hạng

Baa2

2

2/

Hạng

3

Chất lượng trung bình, với một vài yếu tố

đầu cơ và rủi ro tín dụng đáng kể
Khả năng trả nợ ngắn hạn
tốt hoặc ở mức chấp nhận
Hạng

Baa3

3

Khả năng trả nợ ngắn hạn
ở mức chấp nhận

Bậc đầu cơ
Hạng

Theo dài hạn

Ba1
Ba2

Theo ngắn hạn
Không có hạng nào

Có yếu tố đầu tư, nhưng rủi ro tín dụng
đáng kể

Ba3
B1

Có yếu tố đầu tư, nhưng rủi ro tín dụng cao


11


B2
B3
Caa1
Caa2

Chất lượng thấp và rủi ro tín dụng rất cao

Caa3
Ca

Có tính đầu cơ cao và có khả năng gần như
thiếu hụt, nhưng còn có khả năng hoàn vốn
và lãi

C

Chất lượng thấp nhất, thường thiếu hụt và
khả năng hoàn lại vốn và lãi thấp

FITCH RATINGS
John Knowles Fitch thành lập Nhà Xuất Bản Fitch vào năm 1913. Fitch đã công bố
các thống kê tài chính với mục đích sử dụng trong ngành đầu tư thông qua "The Fitch
Stock and Bond Manual" và "The Fitch Bond Book." Vào năm 1924, Fitch giới thiệu
hệ thống xếp hạng tín dụng từ AAA đến D làm cơ sở để xếp hạng toàn ngành. Với mục
tiêu trở thành tổ chức cung cấp dịch vụ xếp hạng tín dụng toàn cầu, vào cuối những
năm 90, Fitch đã sáp nhập với IBCA tại London, một công ty con của Fimalac, S.A.

của Pháp. Fitch cũng đã mua lại công ty đối thủ cạnh tranh - Thomson BankWatch và
Duff & Phelps Credit Ratings Co. Từ năm 2004, Fitch bắt đầu phát triển các công ty
con hoạt động chuyên về quản lý rủi ro doanh nghiệp, dịch vụ dữ liệu và đào tạo liên
quan đến lĩnh vực tài chính với việc mua lại công ty của Canada, Algorithmics, và mở
ra công ty con Fitch Solutions and Fitch Training.
Các xếp hạng tín dụng dài hạn của Fitch Xếp hạng được chỉ định theo thang chữ cái từ
'AAA' đến 'D', được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1924 và sau đó được S&P cấp
giấy phép. (Moody's cũng sử dụng thang đo tương tự, nhưng đặt tên cho các danh mục
khác nhau.) Giống như S & P, Fitch cũng sử dụng trung gian + / & trừ; công cụ sửa đổi
cho từng danh mục giữa AA và CCC (ví dụ: AA +, AA, AA & minus;, A +, A, A &
minus;, BBB +, BBB, BBB & minus;, v.v.).

 Quy mô đầu tư
-

Cấp đầu tư

AAA: các công ty chất lượng tốt nhất, đáng tin cậy và ổn định
AA: các công ty chất lượng, rủi ro cao hơn một chút so với AAA

12


A: tình hình kinh tế có thể ảnh hưởng đến tài chính
BBB: các công ty hạng trung, hiện đang đạt yêu cầu
-

Hạng không đầu tư

BB: dễ bị thay đổi hơn trong nền kinh tế

B: tình hình tài chính thay đổi đáng chú ý
CCC: hiện dễ bị tổn thương và phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế thuận lợi để đáp
ứng các cam kết của nó
CC: trái phiếu rất dễ bị tổn thương, rất đầu cơ
C: rất dễ bị tổn thương, có thể bị phá sản hoặc bị truy thu nhưng vẫn tiếp tục chi trả
cho các nghĩa vụ
D: đã mặc định về nghĩa vụ và Fitch tin rằng nó thường sẽ mặc định trên hầu hết hoặc
tất cả các nghĩa vụ
NR: không được xếp hạng công khai
 Xếp hạng tín dụng ngắn hạn
Xếp hạng ngắn hạn của Fitch cho thấy mức độ tiềm năng của mặc định trong khoảng
thời gian 12 tháng.
F1 +: loại chất lượng tốt nhất, cho thấy năng lực đặc biệt mạnh mẽ của bên có nghĩa
vụ phải đáp ứng cam kết tài chính của mình
F1: loại chất lượng tốt nhất, cho thấy năng lực mạnh mẽ của bên có nghĩa vụ phải đáp
ứng cam kết tài chính của mình
F2: lớp chất lượng tốt với khả năng đáp ứng thỏa đáng về cam kết tài chính
F3: loại chất lượng công bằng với khả năng bắt buộc phải đáp ứng cam kết tài chính
nhưng điều kiện bất lợi trong thời gian ngắn có thể ảnh hưởng đến các cam kết của bên
có nghĩa vụ
B: có tính chất đầu cơ và bên có nghĩa vụ có khả năng tối thiểu để đáp ứng cam kết và
tính dễ bị tổn thương trước những thay đổi bất lợi ngắn hạn trong điều kiện tài chính
và kinh tế
C: khả năng vỡ nợ là cao và cam kết tài chính của bên có nghĩa vụ phụ thuộc vào các
điều kiện kinh tế và kinh doanh thuận lợi, bền vững
D: bên có nghĩa vụ mặc định vì đã thất bại trong các cam kết tài chính của mình.
2. Thực trạng tổ chức tín nhiệm tại Việt Nam
Cho tới nay, các doanh nghiệp Việt Nam thường được xếp hạng bởi các tổ chức xếp
hạng tín nhiệm thế giới như Standard & Poors, Moody's Investors Service...


13


Ngày 26/9/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định về dịch
vụ xếp hạng tín nhiệm; điều kiện hoạt động của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm
được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
Theo Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đến 2020
và tầm nhìn đến 2030 của Thủ tướng Chính phủ vừa được ban hành, việc phát hành
trái phiếu doanh nghiệp sẽ phải qua xếp hạng tín nhiệm kể từ năm 2020.
Cũng theo Quyết định này, từ nay tới năm 2030, Bộ Tài chính sẽ xem xét và cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho tối đa 5 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xếp
hạng tín nhiệm.
Cho đến nay, công ty Cổ phần Sài Gòn Phát Thịnh Rating là công ty xếp hạng tín
nhiệm đầu tiên của Việt Nam được cấp phép hoạt động.
Hoạt động của các công ty xếp hạng tín nhiệm nhằm hỗ trợ thị trường chứng khoán,
thị trường trái phiếu, nâng cao tính công khai minh bạch, thúc đẩy huy động vốn thông
qua thị trường chứng khoán, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư.
3. Thực trạng công ty cổ phần SG Phát Thịnh Rating
3.1. Đôi nét giới thiệu về công ty
Công ty Cổ phần Sài Gòn Phát Thịnh Rating (SAIGON PHATTHINH CREDIT
RATING - PTR), là đơn vị thành viên của PHATTHINH Group được Phòng Đăng ký
kinh doanh-Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp mã số 0313375448, cấp lần đầu ngày 30 tháng 07 năm 2015, và
cấp đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 06 tháng 08 năm 2015.
Văn phòng Hội sở: Tòa nhà PHATTHINH Building, R4.34 Đường Lê văn Thiêm, Phú
Mỹ Hưng, Phường Tân Phong, Quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Người đại diện theo pháp luật: Ông Phùng Xuân Minh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị –
kiêm Tổng Giám đốc.
Trên cơ sở một thời gian dài tổ chức xây dựng, tạo lập tiền đề và nền tảng chuyên môn
của một tổ chức định chế xếp hạng tín nhiệm, SAIGON PHATTHINH Credit Rating

đã trình hồ sơ lên Bộ Tài Chính và các Bộ, Ngành chức năng và Ủy ban Nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh thẩm định cấp phép theo quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành.
Ngày 21 tháng 7 năm 2017, Bộ Tài Chính đã chính thức cấp Giấy Chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm cho SAIGON PHATTHINH Credit Rating
số 01/GCN-DVXHTM.
SAIGON PHATTHINH Credit Rating là tổ chức xếp hạng tín nhiệm ĐẦU TIÊN và
DUY NHẤT của Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

14


3.2. Thực trạng hoạt động
Hiện nay, PTR đang trong quá trình đàm phán hợp tác đối tác chiến lược với một tổ
chức Xếp hạng tín nhiệm có uy tín hàng đầu Thế giới.
Việc cho phép một tổ chức Xếp hạng tín nhiệm trong nước hoạt động là một bước tiến
mới trong quá trình thúc đẩy phát triển nền tài chính Việt Nam trong thời gian tới.
Cùng với sự tồn tại và phát triển của thị trường chứng khoán, việc Xếp hạng tín nhiệm
(XHTN) ngày càng đóng vai trò quan trọng.
Tầm ảnh hưởng của các CRA quốc tế lên thị trường tài chính là rất lớn. Một khi CRA
hạ mức tín nhiệm của Chính Phủ hoặc doanh nghiệp, nó sẽ kích hoạt sự hoảng loạn lên
thị trường chứng khoán và tăng áp lực với với Nhà phát hành nợ do chi phí vay nợ sẽ
tăng.
Trong thời gian qua, Chính phủ việt Nam đã có quan hệ hợp tác chính thức với 3 tổ
chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế, gồm Moody’s (2005), Standard & Poor’s (2005) và
Fitch Ratings (2014). Vừa qua, Fitch đã công bố báo cáo nâng xếp hạng tín nhiệm Việt
Nam từ BB- lên BB, đây là một tín hiệu tích cực cho nền kinh tế quốc gia. Hiện nay,
có 8 Ngân hàng thương mại Việt Nam có kết quả đánh giá xếp hạng tín nhiệm của 1
trong 3 CRA nói trên.
Thủ tướng đã có quyết định số 304/QĐ-TTg phê duyệt nội dung Đề án nâng cao mức

tín nhiệm quốc gia, trong đó đặt ra mục tiêu “phấn đấu đến năm 2020 nâng mức
XHTN quốc gia lên mức đầu tư, đạt mức XHTN từ Baa3 (Moody’s), hoặc BBB- (S&P
và Fitch) trở lên.
Nguyên tắc hoạt động: Một Quốc gia, một chính quyền địa phương, một tổ chức định
chế tài chính hoặc doanh nghiệp đều có thể định mức tín nhiệm. Xếp hạng tín nhiệm
giúp cho các Nhà phát hành, kể cả Chính phủ và các doanh nghiệp có thể tham gia vào
nhiều thị trường vốn khác nhau, vì các thị trường tài chính đều đòi hỏi các Nhà phát
hành phải được XHTN bởi các Tổ chức XHTN khi tham gia thị trường huy động vốn;
thậm chí mức XHTN phải đạt một mức độ tối thiểu nhất định.
- Đối với các Nhà đầu tư, XHTN cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về Nhà
phát hành để họ có cơ sở đánh giá rủi ro nhằm ra quyết định đầu tư. Đối với các Ngân
hàng Thương mại, khi thẩm định hồ sơ cho vay, họ sẽ dựa vào điểm xếp hạng tín
nhiệm để ra quyết định cấp tín dụng. Chất lượng XHTN sẽ ảnh hưởng đến hạn mức
cho vay, lãi suất và hình thức đảm bảo của khoản vay. Chất lượng XHTN càng cao
doanh nghiệp sẽ càng có lợi. Định mức tín nhiệm doanh nghiệp cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc xác định mua Trái phiếu của các Nhà đầu tư tiềm năng.
- Đối với Doanh nghiệp được xếp hạng, việc sử dụng XHTN giúp họ huy động vốn dễ
dàng, thuận lợi hơn trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra thông tin XHTN còn giúp
Doanh nghiệp đưa ra so sánh với các Doanh nghiệp cạnh tranh khác, nắm rõ tình hình
hình hoạt động kinh doanh, triển vọng phát triển kinh trong tương lai, những rủi ro gặp
phải để có kế hoạch tổ chức quản lý và phát triển hiệu quả hơn.

15


Hoạt động của các Tổ chức Xếp hạng tín nhiệm nhằm hỗ trợ thị trường chứng khoán,
thị trường trái phiếu, nâng cao tính công khai minh bạch, thúc đẩy huy động vốn thông
qua thị trường chứng khoán, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của các nhà đầu tư. Việc sử
dụng công cụ xếp hạng tín nhiệm đã trở thành thông dụng và thông lệ của hầu hết các
nước trên Thế giới nhằm minh bạch thông tin giữa các nhà đầu tư và các nhà kinh

doanh.
SAIGON PHATTHINH Credit Rating hoạt động theo nguyên tắc độc lập và khách
quan, minh bạch và chính trực. Triết lý kinh doanh là đặt lợi ích của khách hàng, cộng
đồng nhà đầu tư và trách nhiệm với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia vào lợi ích
của Tổ chức PTR.
SAI GON PHATTHINH Credit Rating thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ Xếp
hạng tín nhiệm cho các Tổ chức tài chính, Doanh nghiệp và Công cụ nợ trên thị
trường; đảm bảo đúng quy định của Pháp luật; phù hợp với chuẩn mực chất lượng và
thông lệ hoạt động của các Tổ chức Xếp hạng tín nhiệm quốc tế, bao gồm: Xếp hạng
tín nhiệm đối với các Tổ chức tài chính, Doanh nghiệp; Xếp hạng tín nhiệm đối với
các Công cụ nợ trên thị trường; Ý kiến phân tích đánh giá và báo cáo chuyên môn
chuyên sâu đối với doanh nghiệp.
Định hướng phát triển:
-

Giai đoạn 1 (2018-2019):

Giai đoạn phát triển này, nhiệm vụ hàng đầu là Xây dựng nền tảng chuyên môn và
hình ảnh thương hiệu trên thị trường Việt Nam.
Kế hoạch Phát triển kinh doanh tập trung những vấn đề trọng tâm sau:
 Xây dựng nền tảng chuyên môn chuyên ngành Xếp hạng tín nhiệm dựa trên sự
nghiên cứu học hỏi kiến thức chuyên ngành của các CRA quốc tế.
 Xác lập hệ thống quy trình nghiệp vụ, Bộ quy tắc chuẩn mực đạo đức PTR và
Hệ thống quy trình Kiểm soát nội bộ chặt chẽ, hiệu quả.
 Tuyển dụng nhân sự có nền tảng kiến thức tốt, yêu nghề và có năng lực nghiên
cứu, học hỏi tiến bộ nhằm từng bước xây dựng nguồn nhân lực chuyên môn
chất lượng cao.
 Tham gia thị trường, kết nối với các Tổ chức trong hệ sinh thái tài chính quốc
gia; thành viên của các tổ chức hiệp hội chuyên ngành trong nước và quốc tế.
 Hợp tác phát triển với các đối tác là các Tổ chức tài chính, Doanh nghiệp và cơ

sở nghiên cứu và đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
 Ưu tiên hàng đầu là mời gọi sự hợp tác với một CRA quốc tế có uy tín cùng
đồng hành phát triển ở thị trường Việt Nam.

-

Giai đoạn 2 (2020-2025):

16


 Hoàn thiện nền tảng chuyên môn của Tổ chức PTR, tiếp cận phù hợp với thông
lệ hoạt động và chuẩn mực chuyên môn của các CRA khu vực Châu Á.
 Trở thành một CRA có uy tín hàng đầu của thị trường Việt Nam, cung cấp dịch
vụ đa dạng cho các đối tượng khách hạng tiềm năng ở thị trường Việt Nam.
 Mời gọi, đàm phán với CRA quốc tế tham gia trở thành Cổ đông chiến lược của
PTR, cùng đồng hành quản lý và phát triển bền vững doanh nghiệp.

-

Giai đoạn 3 (2026-2030):

 Trở thành thương hiệu CRA hàng đầu Việt Nam và có uy tín ở khu vực Châu Á.
 Mời gọi CRA quốc tế trở thành cổ đông chiến lược lớn nhất của Tổ chức PTR.
 Dẫn đầu thị phần cung cấp dịch vụ ở thị trường Việt Nam.

III.Giải pháp nâng cao hiệu quả của các tổ chức tín nhiệm tại Việt Nam
Để cải thiện định mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam, theo Cục Quản lý nợ và tài
chính đối ngoại, thời gian tới cần tập trung triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp sau:
Thứ nhất, về chính trị và thể chế: Tăng cường ổn định chính trị, kỷ cương, kỷ luật và

các hoạt động của đất nước trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật cần được tăng
cường. Cùng với đó, không ngừng thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh xã hội
nhằm giảm thiểu khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng giữa các đối tượng, vùng,
miền và khu vực địa lý…
Thứ hai, về điều hành kinh tế vĩ mô: Thực hiện đầy đủ, nhất quán và triệt để các đề án
về tái cơ cấu kinh tế, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, hệ thống các tổ chức tín
dụng, tái cấu trúc thị trường chứng khoán và các định chế tài chính; Thực hiện chính
sách tài khóa chặt chẽ, phấn đấu giảm bội chi ngân sách nhà nước về mức dưới 4%
GDP vào năm 2020; Điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt theo
tín hiệu thị trường.
Thứ ba, nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác đánh giá xếp hạng tín nhiệm.
Trong nhóm giải pháp này chú ý một số nội dung sau: Tiếp tục cải thiện tính công
khai, minh bạch, phục vụ cho công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia; Tăng cường phối
hợp giữa cơ quan Việt Nam trong cung cấp thông tin và thực hiện công tác đánh giá
xếp hạng tín nhiệm quốc gia; Tranh thủ hỗ trợ tư vấn quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm và
duy trì tiếp xúc thường xuyên với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm; Nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xếp hạng tín
nhiệm quốc gia.
Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế khi làm việc với các tổ chức định mức tín nhiệm, ông
Scott Wong, Chuyên gia tư vấn quốc tế của Ngân hàng Standard Chartered nêu ra 4
giải pháp nhằm cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam, đó là: Tăng cường

17


nền tảng tín nhiệm; Tạo nên sự thống nhất và mạch lạc về độ tín nhiệm; tạo bố cục để
đối thoại nhất quán với các tổ chức đánh giá định mức và nhà đầu tư; Phối hợp chặt
chẽ với chuyên gia phân tích quốc gia trong suốt quá trình đánh giá định mức của họ.
Theo đó, để tăng cường nền tảng tín nhiệm, cần phân tích các báo cáo tín nhiệm hiện
tại và chỉ ra những bất cập hoặc yếu kém, sai có thể được phản biện. Thực hiện phân

tích so sánh các chỉ tiêu về tín nhiệm của Việt Nam so với các quốc gia được đánh giá
và dự báo. Xác định các sự kiện bên ngoài có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam
và cách thức có thể cải thiện. Xác định các mốc thời gian hợp lý để thể hiện cải thiện
cho những bất cập được xác định.
Tiếp đến là tạo nên cốt chuyện thống nhất và mạch lạc về độ tín nhiệm: Đảm bảo câu
chuyện tổng thể về độ tín nhiệm thể hiện mục tiêu chính sách dài hơn, qua đó có thể
xem xét các diễn biến hiện nay. Cải thiện phối hợp giữa các bộ, ngành nhằm tăng
cường cho cốt truyện. Thực hiện báo cáo riêng cho các quan chức chính phủ và đại
diện trước khi có cuộc họp quan trọng với các tổ chức đánh giá tín nhiệm.
Bên cạnh đó, tạo bố cục để đối thoại nhất quán với các tổ chức đánh giá định mức và
nhà đầu tư: Đảm bảo tham gia các buổi làm việc cấp cao để đưa ra ý kiến về chính
sách và chiến lược dài hạn. Mời nhóm phân tích và quản lý của họ tham gia các
chuyến thăm đánh giá hàng năm, các buổi tiếp tân chính thức và các sự kiện công bố
lớn. Cung cấp thông tin quan trọng theo yêu cầu của các tổ chức đánh giá định mức và
theo dõi kiểm tra các bước tiếp theo.
Phối hợp chặt chẽ với chuyên gia phân tích quốc gia trong suốt quá trình đánh giá định
mức của họ: Cập nhật cho nhóm phân tích về những diễn biến và công bố quan trọng
của quốc gia càng sớm càng tốt. Thể hiện mối quan hệ liên ngành có phối hợp trong
quá trình làm việc với các tổ chức đánh giá định mức tín nhiệm. Tiến hành các buổi
làm việc ngoài kế hoạch với nhóm phân tích, như trong các nhóm tài chính trong các
chuyến công tác định kỳ của chính phủ. Tổ chức thăm thực địa định kỳ tới những dự
án phát triển quan trọng.
Nguồn tham khảo:
Cafef.vn
Vinabiz.org
Phatthinhrating.com
+Wikipedia-Bách khoa toàn thư mở
/>%A1ng_t%C3%ADn_d%E1%BB%A5ng
/> /> />
18



+Saga
/>
19



×