Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu khả năng sử dụng cỏ vetiver (vetiveria zizanioides l ) để kiểm soát chất lượng môi trường nước ao nuôi tôm tại xã tam giang, huyện núi thành, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG
----------

NGUYỄN VĂN TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CỎ
VETIVER (VETIVERIA ZIZANIOIDES L.)
ĐỂ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG MÔI
TRƯỜNG NƯỚC AO NUÔI TÔM TẠI XÃ
TAM GIANG, HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH
QUẢNG NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam trong những năm gần đây phát triển mạnh
và trở thành ngành sản xuất hàng hóa chủ lực có vị trí quan trọng đối với nền kinh
tế quốc gia [1], [10]. Sự phát triển mạnh mẽ của nghề nuôi trồng thủy sản đã giải
quyết công việc, giúp xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế nâng cao đời sống
nhân dân nhiều địa phương trong cả nước [12]. Bên cạnh những lợi ích trên, sự phát
triển ồ ạt, thiếu quy hoạch tổng thể và cụ thể, thiếu kỹ thuật trong nuôi trồng, sự dư
thừa của thức ăn và việc sử dụng hóa chất trong nuôi trồng đã gây nên sự suy thoái
rừng ngập mặn, mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường nước [3], [13].
Để khắc phục ô nhiễm môi trường nước do các hoạt động nuôi trồng thủy
sản gây ra đã có nhiều biện pháp vật lý, hóa học được sử dụng như bón vôi, nạo vét
ao, pha loãng nước thải từ ao nuôi tôm. Những biện pháp này gây nên những tác


động trực tiếp tới môi trường và hiệu quả không lâu dài [8], [9]. Biện pháp sinh học
điển hình là biện pháp sử dụng thực vật để xử lý ô nhiễm môi trường nước đang
được chú ý quan tâm nhờ những đặc điểm ưu việt như: giá thành rẻ, hiệu quả cao, lá
thiện với môi trường[8], [30]. Đã có nhiều nghiên cứu tìm ra các loài thực vật có
khả năng xử lý tốt các chất ô nhiễm trong môi trường nước ngọt. Tuy nhiên, những
nghiên cứu tìm ra loài thực vật có khả năng xử hiệu quả các chất ô nhiễm trong môi
trường nước mặn, lợ còn rất ít [30]. Cỏ vetiver là khả năng hấp thụ rất mạnh các
chất ô nhiễm hữu cơ, kim loại nặng trong nước thải và có phổ thích nghi rộng với
những điều kiện môi trường khác nhau. Ở các nước như Úc, Trung Quốc, Thái Lan
người ta đã chứng minh khả năng chịu đựng của cỏ vetiver với độc chất như acid,
kiềm, sự nhiễm mặn, kim loại nặng và hóa chất công nghiệp [29]. Một đặc điểm
quan trọng của cỏ vetiver là khả năng chịu đựng với nồng độ muối cao. Đặc điểm
này mở ra triển vọng mới trong việc sử dụng cỏ vetiver để bảo vệ các bờ kênh, đê
biển và xử lý các chất ô nhiễm trong môi trường nước lợ, nước mặn đặc biệt là nước
nuôi trồng thủy sản [31].
Nuôi trồng thủy sản có vị trí quan trọng đối với huyện Núi Thành, tỉnh
Quảng Nam. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các hồ nuôi tôm tại một số địa

2


phương trong huyện Núi Thành thường xuyên bị ô nhiễm và dịch bệnh gây ra
những thiệt hại lớn cho người dân [5], [13]. Trước thực trạng đó cần có biện pháp
xử lý ô nhiễm môi trường nước và góp phần phát triển bền vững vùng nuôi trồng
thủy sản tại nơi đây.
Từ những cơ sở trên chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu khả năng sử dụng cỏ
vetiver (Vetiveria zizanioides L.) để kiểm soát chất lượng môi trường nước ao nuôi
tôm tại xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam”

3



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sự ảnh hưởng của nuôi trồng thủy sản tới môi trường nước
1.1.1. Trên thế giới
Nghề nuôi trồng thủy sản trên thế giới đã được bắt đầu từ khoảng 500 năm
trước công nguyên tại Trung Quốc với loài cá được nuôi đầu tiên là cá chép
(Cyprinus carpio). Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi trồng thủy
sản được bắt đầu từ những năm thập niên 1970 với tốc độ tăng trưởng hàng năm về
sản lượng là 3,9%. Hiện nay, nghề nuôi trồng thủy sản vẫn liên tục tăng trưởng
mạnh và tập trung phần lớn vào các nước trong khu vực Châu Á. Năm 2006, tổng
sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới là 51 triệu tấn và sản lượng khai thác là 92
triệu tấn, đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm về sản lượng là 36%. Trong đó, Trung
Quốc chiếm 66,7% tổng sản lượng nuôi, các nước Châu Á khác chiếm 22,8%, và
các nước khác còn lại ở Châu Âu, Châu Mỹ, Úc,… chiếm 10,5% [11], [32].
Bên cạnh những lợi ích kinh tế, nuôi trồng thủy sản còn gây ra những vấn đề
môi trường nghiêm trọng. Trong đó, ô nhiễm môi trường nước và suy thoái rừng
ngập mặn là hai vấn đề được các nước nuôi trồng thủy sản chú ý quan tâm [26].
Mức độ ô nhiễm từ nuôi trồng thủy sản phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm của
hệ thống nuôi trồng, vào loài được nuôi và còn phụ thuộc vào chất lượng thức ăn và
cách quản lý [39]. Các chất ô nhiễm chủ yếu là các chất dinh dưỡng dưới dạng nito
và photpho, các chất rắng lơ lửng, các chất hóa học để trị bệnh cho tôm cá và các
chất hóa học để trừ mầm bệnh [33]. Các chất ô nhiễm này tăng dần theo thời gian
nuôi gây biến đổi các thông số môi trường nước như COD, BOD, DO, TSS, nito,
photpho gây ảnh hưởng tới thủy sinh vật nuôi trong hồ [26].
Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Tuy nhiên,
hiện nay nhiều khu vực nuôi trồng thủy sản đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hồ
Taihu là một trong ba hồ nước ngọt lớn nhất ở Trung Quốc, với diện tích khoảng
2338 km2. Khu vực phía đông của hồ Taihu được sử dụng cho nuôi trồng thủy sản
với hình thức chủ yếu là nuôi cá lồng. Khu vực đông nam của hồ có thực vật phát

triển, diện tích khoảng 131 km2. Tại đây 2833 km2 được sử dụng cho nuôi trồng
4


thủy sản [40]. Sau một năm nuôi cá, sự đa dạng của các động, thực vật nổi tăng gấp
3 lần so với khu vực không nuôi cá, và sự đa dạng của các dạng vi khuẩn tăng gấp
3-4 lần [40]. Tổng lượng cacbon hữu cơ, tổng nito, và tổng nitrogen hữu cơ trong
lớp bùn lắng tăng tương ứng là 141%, 87,5%, và 86% sau 2 năm nuôi cá [41]. Từ
năm 1984 đến năm 1993, cá và cua là sản phẩm nuôi trồng thủy sản ở phía đông hồ
Taihu với sản lượng là 11,165 tấn cá và 109 tấn cua. Lượng nitrogen và
phosphorous tống vào hồ này lần lượt là 1,634 tấn và 166 tấn. So sánh với những
khu vực không nuôi trồng thủy sản trong hồ, lượng N-NH4+ và phosphorous thải
vào khu vực này tăng lên tương ứng là 55% và 46%. Trong toàn hồ Taihu năm
1993, lượng nitrogen, N-NH4+, phosphorous và COD tăng lần lượt là 55%, 180%,
43% và 91% so với năm 1983 [40]. Từ năm 1990 đến 2004, lượng nitrogen tổng số,
N-NH4+, và COD tăng lần lượt là 38,8%, 70,8% và 16%. Nuôi trồng thủy sản tại hồ
Taihu làm gia tăng lượng chất dinh dưỡng trong nước và bùn, đây là những yếu tố
gây nên sự thếu oxi và sự bồi lắng trong hồ. Tại hồ chưa nước Dahonghu ở khu vực
phía đông nam Trung Quốc, hồ có tổng diện tích khoảng 40 km2 [42]. Hình thức
nuôi trồng thủy sản chính trong hồ là nuôi lồng. Các lồng nuôi trong hồ chứa
Dahonghu làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng, gây nên sự thiếu oxi trong nước.
Tổng lượng nitrogen và tổng lượng phosphorus trong nước tại khu vực lồng nuôi
tăng đáng kể so với nước tại những khu vực không thả lồng nuôi. Bên cạnh đó,
trong lớp bùn bên dưới lồng, lượng nitrogen tổng số và phosphorous tổng số lần
lượt là 681mg/l và 30,7 mg/l, cao hơn đáng kể so với những khu vực không nuôi.
Như vậy, tác động chính của hình thức nuôi trồng thủy sản dạng lồng là tăng cường
sự thả vào lượng nitrogen, photphorus và vật chất hữu cơ nó làm giàu lượng dinh
dưỡng trong nước là lớp bùn đáy. Sự ô nhiễm môi trường nước do nuôi trồng thủy
sản tại Trung Quốc không phải chỉ có ở các hồ nước ngọt. Tại các ao hồ nước lợ,
nước mặn nuôi trồng thủy sản, tình trạng ô nhiễm cũng diễn ra nghiêm trọng. Xung

quanh khu vực quanh biển Bohai và biển Yellow một lượng lớn chất ô nhiễm được
tạo ra do hoạt động nuôi tôm và nuôi cá tại các ao quanh khu vực này. Cui et
al.(2005) xác định trong năm 2002 lượng chất ô nhiễm được tạo bởi các hoạt động
nuôi tôm ở Yellow sea và Bohai sea với tổng diện tích là 180833 hm2 là 141,91x109

5


m3 .Trong đó, có 1334,8 tấn nito, 183,8 tấn photpho, 28847,5 tấn BOD được thải ra.
Cũng tại khu vực này năm 2002, lượng nito, photpho, BOD thải vào môi trường do
hoạt động nuôi cá lần lượt là 2082 tấn, 376 tấn và 5056 tấn [42]. Tovar et al.(2002)
xác định, cứ 1 tấn cá được tạo ra có thể thải xuống biển 34,61 kg BOD, 14,25 kg
nitor, 2,57 kg photpho. Hình thức nuôi thủy sản bằng lồng ở biển khá phổ biển ở
Trung Quốc. Nhưng hệ thông lớn nuôi trồng thủy sản bằng lồng gây gia tăng nhanh
chóng lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng giải phóng vào trong môi trường nước
khu vực ven bờ. Hàm lượng chất hữu cở trong bùn ở khu vực các lồng nuôi tai
Dapeng’ao Bay (dry weight) tăng từ 1,56% đến 3,05% trung bình là 2,57 % , và rõ
ràng cao hơn giá trị bình thường ở trong bùn dọc theo nước ven bở biển Trung
Quốc (1,0%-1,5% lần) và vượt tiêu chuẩn quốc gia (2,0%) [44], [33].
Chất lượng và khối lượng nước thải ra từ các trang trại nuôi tôm biển đã
được nghiên cứu toàn diện ở Thái Lan. Năm 1993, Bộ Thủy Sản (Songsangjinda
and Tunvilai 1993) đã công bố tải lượng ô nhiễm từ một hoạt động nuôi tôm hùm ở
hệ thống nuôi tôm biển khơi tại một tỉnh phía nam của Thái Lan, gồm có tổng lượng
nitrogen 2,02kg/ha/ngày, tổng lượng chất rắn lơ lửng là 532,2kg/ha/ngày. Những
nghiên cứu ở Chantaburi provin (eastern part of Thailand) được chỉ đạo bởi
Tookwinas et al 1995. Lượng nước thải ra là 67400 tấn/ha/mùa, với tổng lượng
nitrogen là 5,1kg/ha/mùa, tổng lượng cacbon hữu cơ là 89,6 kg/ha/mùa và BOD là
1821 kg/ha/mùa. Với lượng chất thải lớn đã gây ra ô nhiễm nhiều thủy vực trong
tỉnh Chantaburi [44]. Cũng theo báo cáo của Tookvinas et al, (1995), khu vực
Kungkrabaen Bay, tỉnh Chantaburi lượng nước thải từ các trang trại nuôi tôm thả

xuống vịnh này trong suốt năm 1995 là khoảng 16697 tấn/ao (ao rộng khoảng 2479
m2). Nước thải này bao gồm BOD và tổng nitrogen amonia lần lượt vào khoảng
5989kg/năm và 3479 kg/năm (3479kg/yr). Nghiên cứu của Songsangjinda and
Tunvilai, et al, (1993) đưa ra, trong mỗi kg bùn ở các ao nuôi tôm sau khi thu hoạch
có chứa 13,6mg hidro sunfua, 45,9mg nitrogen amonia, 1,2mg orthophosphate, và
16,0 % chất hữu cơ. Khi bùn được dẫn trực tiếp tới những nguồn nước tiếp nhận, nó
có thể là nguyên nhân quan trọng tác động đến môi trường, nguyên nhân làm giàu

6


chất dinh dưỡng cho các nguồn nước tự nhiên, làm gia tăng thực vật nổi có hoa và
thiếu hụt oxi [34].
Taal lake là một hồ lớn của Philippines. Trong hồ có ba khu vực được sử
dụng để nuôi cá lồng là khu vực Balakilong, Bañaga, Gonzales . Theo kết quả
nghiên cứu của Arnold V. Hallare, Patrica Ann Factor, Erica Katrina Santos, and
Henner Hollert et al, (2009) về chất lượng nước tại ba khu vực này cho thấy, cả ba
khu vực, hàm lượng nitrogen tổng số trong lớp bùn đáy vượt mức cho phép nhiều
lần (Balakilong là 404,2 ppm; Bañaga là 239,1 ppm; Gonzales là 47,12 ppm). Chính
việc nuôi cá lồng trong hồ Taal là nguyên nhân làm hàm lượng nitrogen tăng lên
trong hồ [35].
Một nghiên cứu vê sự ô nhiễm nước ngầm do hoạt động nuôi trồng thủy sản
của Ramesh Reddy Putheti, R N Okigbo, Madhusoodan sai Advanapu and Radha
Leburu, et al, (2008) tại vùng Nellore district, Andhrapradesh, India. Nghiên cứu
tiến hành lấy mẫu và xác định các thông số lý hóa của nước ngầm trong khu vực
nuôi tôm (khoảng 52 km) từ Vijayawada tới Madras dọc theo phía đông bờ biển
Andhrapradesh. Kết quả, 35% số mẫu có pH vượt quá tiêu chuẩn quốc gia về chất
lượng nước uông cho phép. BOD tại một số khu vực lên tới 32 mg/l chứng tỏ sự ô
nhiễm nhẹ các chất hữu cơ từ hoạt động nuôi trồng thủy sản. COD dao động từ 19
đến 172 mg/l, chứng tỏ sự tác động của hàm lượng chất hữu cơ cao trong nước biển

[36].
Tại một số quốc gia Mỹ Latin, nghiên cứu tác động môi trường của nuôi tôm
công nghiệp đã được chú ý ở Ecuador và Honduras. Tại hai quốc gia này, những
nghiên cứu đã chứng minh hầu hết những vấn đề môi trường quan trọng đều liên
quan tới sự suy giảm của các hệ sinh thái rừng ngập mặn, ô nhiễm môi trường nước,
sự suy giảm của chất lượng nước, sự biến đổi của các hệ sinh thái ven bờ. Nguyên
nhân chính cho các vấn đề trên chủ yếu liên quan tới các hoạt động nuôi trồng thủy
sản [46].
Tại Mexico, những rắc rối về môi trường liên quan với sự phát triển của công
nghiệp là vấn đề nổi cộm ở Sinaloa, Sonora, và Nayarit, nơi mà tập trung cao nhất

7


các trang trại tôm. Sự phát triển nhanh chóng số lượng trang trại tôm đang gây tác
động tới các hệ sinh thái ven bờ và cuộc sống của các cộng đồng nông thôn ở đây
phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên được cung cấp bởi các hệ sinh thái này [37].
Không chỉ có ô nhiễm môi trường nước, nuôi trồng thủy sản còn là nguyên
nhân làm suy thoái nghiêm trọng nhiều hệ sinh thái rừng ngập mặn. Trong lịch sử,
ước tính hơn một nửa diện tích rừng ngập mặn đã bị phá hủy [47]. Các rừng ngập
mặn ban đầu đã được sử dụng cho các trang trại tôm trong các thập kỷ, nhưng với
sự mở rộng việc nuôi tôm thương mại và việc hoàn thành phá hủy các cánh rừng
theo nhu cầu, dẫn đến các hệ sinh thái ngập mặn nhanh chóng bị mất. Theo báo cáo
của Valiela et al. 2001 thì sự chuyển đổi sang nuôi tôm là nguyên nhân cho 38%
tổng diện tích rừng ngập mặn bị mất và việc nuôi tôm thu được lợi nhuận cao là
nguyên nhân số một của sự mất rừng ngập mặn [48]. Tại Thái Lan ước tính 83,7%
diện tích rừng ngập mặn bị mất từ năm 1975 đến 2003 [49].
Những cánh rừng ngập mặn bao phủ vùng Chokoria Sundarbun của
Bangladesh đã bị chặt phá từ 7500 ha vào năm 1976 xuống còn 973 ha vào năm
1988, phần lớn số rừng bị chặt phá được sử dụng để phát triển các trang trại nuôi

tôm. Phá rừng đã tác động tới hoạt động kinh tế- xã hội của hơn 90% cộng đồng địa
phương tại nơi đây [50].
Nuôi trồng thủy sản là một nguyên nhân chính cho sự mật rừng ngập mặn ở
Thái Lan hiện nay [51], [52]. Có nhiều ước tính khác nhau, nhưng khoảng 50%65% rừng ngập mặn ở Thái Lan đã bị mất cho việc phát triển các trang trại nuôi tôm
từ năm 1975 đến 2002 [50]. Tỉ lệ rừng ngập mặn bị mất ở Thái Lan được đánh giá ở
mức cao, khoảng 6037 ha/năm [53].
Gần một nửa trong số 279000 ha rừng ngập mặn ở Philippine bị mất từ năm
1951 đến năm 1988 là để phát triển các ao nuôi trồng thủy sản, với 95% các ao
nước mặn, lợ ở Philippine vào năm 1952-1987 được lấy từ các rừng ngập mặn [54].
Tại Indonesia từ năm 1960-1990 có tới 269000 ha rừng ngập mặn được
chuyển thành các ao nuôi tôm. Các trang trại tôm phát triển là mối đe dọa lớn tới

8


những cánh rừng ngập mặn ở Indonesia và 50%

khu vực Nypa ở Borneo’s

Mahakam River đã bị mất để nuôi trồng thủy sản từ năm 1991 [55].
Gần 50% rừng ngập mặn của Ecuador đã bị mất trong suốt 20 năm ; hầu hết
trong số rừng bị mất này được cho là từ việc phát triển các trang trại tôm [56].
Các trang trại tôm được cảnh báo là chịu tránh nhiệm cho việc trực tiếp phá
hủy một phần ba những cánh rừng ngập mặn dày đặc ở Gulf of Fonseca, Honduras.
Tỉ lệ phá hủy những cánh rừng gập mặn hiện tại ở Honduras đã được ước tính cao
từ 2000 đến 4000 ha/năm, một tỉ lệ nó có thể chắc chắn đưa tất cả những cánh rừng
ngập mặn mất vào năm 2020 [57].
Sự phát triển mạnh mẽ của nghề nuôi trồng thủy sản trên thế giới mang lại
những lợi ích cho nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng
là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và tàn phá một lượng lớn các hệ sinh thái

ngập mặn trên thế giới. Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu sử dụng thực vật cải
tạo môi trường các ao, hồ nuôi trồng thủy sản có ý nghĩa lớn góp phần phát triển
nuôi trồng thủy sản bền vững.
1.1.2. Tại Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có sản lượng thủy sản lớn thứ 3 trên thế giới (sau
Trung Quốc và Ấn Độ). Có tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng thủy sản
nuôi đứng thứ 2 trên thế giới (sau Myanmar). Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả
nước năm 2007 đạt khoảng 1008 nghìn ha, sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2007
đạt khoảng 2,1 triệu tấn, giá trị xuất khẩu toàn ngành năm 2007 đạt 3,8 tỉ USD trong
đó nuôi trồng thủy sản chiếm 60%. Đối tượng nuôi đa dạng, tôm sú là đối tượng
nuôi chủ đạo đối với các loài nuôi mặn, lợ; cá tra là đối tượng xuất khẩu chính đối
với nhóm loài thủy sản nước ngọt. Nuôi trồng thủy sản chủ yếu tập trung tại khu
vực ĐBSCL (chiếm 62% diện tích nuôi trồng thủy sản toàn quốc, vùng đồng bằng
sông hồng chiếm 10,1%, miền núi phía bắc chiếm 9,1%, bắc trung bộ 5,9%, nam
trung bộ 2,9%, tây nghiên 1,4% và đông nam bộ 8,6% [11].

9


Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nuôi trồng thủy sản thì vấn đề ô nhiễm
môi trường nước và suy thoái các cánh rừng ngập măn ngày càng trở nên nghiêm
trọng hơn.
Quá trình ô nhiễm nước chủ yếu do lượng thức ăn thừa mà các thủy sinh vật
nuôi không thể sử dụng hết [34]. Theo thời gian nuôi, lượng thức ăn dư thừa cũng
tăng theo và càng gần thời điểm thu hoạch mức độ ô nhiễm nước càng cao. Một số
kết quả nghiên cứu cho thấy: chỉ có 17% trọng lượng khô của thức ăn cung cấp cho
ao nuôi được chuyển thành sinh khối, phần còn lại được thải ra môi trường dưới
dạng phân và chất hữu cơ dư thừa thối rữa vào môi trường. Đối với các ao nuôi
công nghiệp chất thải trong ao có thể chứa đến trên 45% nitrogen và 22% là các
chất hữu cơ khác. Các loại chất thải chứa nitơ và photpho ở hàm lượng cao gây nên

hiện tượng phú dưỡng môi trường nước phát sinh tảo độc trong môi trường nuôi
trồng thủy sản [21].
Cuối năm 1993 đầu năm 1994 đã xảy ra dịch bệnh gây chết hàng loạt tôm sú
ở hầu khắp các tỉnh Miền Nam, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho ngành
thủy sản và ảnh hưởng lớn tới kinh tế, xã hội. Ngày 20/08/1994 Bộ thủy sản giao
nhiệm vụ cho Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II chủ trì thực hiện chương
trình “Khảo sát nguyên nhân gây chết tôm tại khu vực phía Nam và đưa ra các giải
pháp khắc phục đưa nghề tôm phát triển”. Sau khảo sát đã xác định một trong
những nguyên nguyên nhân chính gây chết tôm nuôi ở các tỉnh phía Nam là do môi
trường không được xử lý (nguồn nước, nền đáy) [20].
Thành phố Cần Thơ có khoảng 10893ha nuôi thủy sản ở dạng ao nuôi, nếu
tính bình quân ao sâu một mét ta sẽ có 108930000m3 nước ao, mỗi ngày thay 25%
lượng nước trong ao quy ra 27232500m3 được thải ra nguồn nước mặt địa phương
hàng ngày với COD khoảng 50-80mg/lít. Hàng ngày sản xuất thủy sản đã thải
khoảng 165 tấn hữu cơ vào 7150ha sông rạch của Cần Thơ. Trong đó có 1067 ha
mặt nước nuôi cá tra, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước. Phong trào nuôi cá
tra tăng nhanh, theo kiểu tự phát đã kéo theo hệ quả là môi trường nước ở vùng nuôi
thủy sản ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng [21]. Theo khảo sát tại các nơi xả nước

10


các ao cá ở Ô Môn và Thốt Nốt năm 2005 - 2006 cho thấy nồng độ chất rắn lơ lửng
(SS) cao vượt mức tiêu chuẩn cho phép (mức A: 50 mg/L, loại B: 100 mg/L theo
TCVN 5945-1995) [22].
Tại khu vực Trung Bộ tình hình ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản
đang diễn ra. Tháng 6/2011 tại các vùng Phú Vang, Phú Lộc, Hương Trà tỉnh Thừa
Thiên Huế xuất hiện bệnh đốm trắng ở tôm sú. Các vùng nuôi tôm chân trắng bị
thiệt hại do bệnh đốm trắng và bệnh tử hoại đã làm thiệt hại với tổng diện tích lên
tới 247 ha tại tỉnh Quảng Nam thuộc vùng nuôi Núi Thành (90 ha); Thăng Bình (80

ha); Duy Xuyên (22 ha); Hội An (15 ha) và tỉnh Quảng Ngãi do bệnh đỏ lá và bệnh
phân trắng xuất hiện làm thiệt hại với tổng diện tích lên đến 33 ha thuộc vùng nuôi
Đức Phổ và Mộ Đức. Ngoài ra, tại Ninh Thuận bệnh đốm trắng, đỏ lá, đường ruột
làm thiệt hại với tổng diện tích lên đến 94,5 ha thuộc vùng nuôi tôm Đầm Nại, Ninh
Phước và Thuận Nam. Tại Phú Yên một số cơ sở sản xuất giống xuất hiện bệnh
đường ruột và ký sinh trùng [5].
Hoạt động nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam không chỉ gây nên ô nhiễm môi
trường mà còn là nguyên nhân chính làm cho nhiều hệ sinh thái rừng ngập mặn bị
suy thoái nghiêm trọng.
Để phát triển nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, đã có hơn 80% rừng
ngập mặn tại Việt Nam bị mất trong hơn 50 năm. Hiện nay, nuôi tôm là nguyên
nhân chính đe dọa các cánh rừng ngập mặn còn lại [59].
Do nhu cầu về tôm xuất khẩu rất lớn trong lúc sản lượng đánh bắt giảm sút
vào cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90, hầu hết vùng ven biển, cửa sông nước ta, nhân
dân và các cơ quan đã phá các khu rừng ngập mặn xanh tốt như Cà Mau, Sóc Trăng
và các rừng phòng hộ tự nhiên hoặc trồng (Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh
Bình, Khánh Hòa..) để là đầm nuôi tôm quảng canh thô sơ. Ở nhiều đại phương
rừng ngập mặn đã biến mất chỉ còn lại các đầm nuôi tôm và đất hoang hóa [23].
Tại ĐBSCL rừng ngập mặn tập trung tại các tỉnh Cà Mau, Trà Vinh, Bến
Tre, Bạc Liêu. Năm 1950 tổng diện tích rừng ngập mặn tại ĐBSCL là 250000 ha
đến năm 2002 chỉ còn lại 82369 ha. Chỉ trong vòng hơn 50 năm diện tích rừng ngập
11


mặn tại khu vực này giảm tới 80,4%. Nguyên nhân chính của sự suy giảm đó là do
nghề nuôi tôm nước lợ vùng cửu sông ven biển mang lại lợi nhuận cao nên nghề
này ở ĐBSCL phát triển mạnh, kéo theo diện tích rừng ngập mặn ngày càng bị thu
hẹp [23].
Tỉnh Quảng Nam có hơn 4000 ha diện tích rừng ngập mặn, bãi triều ven biển
và có sự phân bố của các cây đại diện rừng ngập mặn nhiệt đới đó là: dừa nước,

mắm, bần, sú vẹt…Vùng rừng ngập mặn chủ yếu chạy dọc theo sông Hội An,
Trường Giang. Các rừng ngập mặn chủ yếu tập trung ở các huyện: Duy Xuyên,
Thăng Bình, Núi Thành…Riêng huyện Núi Thành diện tích rừng ngập mặn trên
2000 ha. Trong quá trình phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản, diện tích rừng
ngập mặn những vùng này bị thu hẹp dần [24].
Nghề nuôi trồng thủy sản là nguyên nhân của ô nhiễm môi trường nước và
suy thoái nhiều hệ sinh thái thủy vực. Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ thực vật
vào cải tạo các ao, hồ nuôi nuôi trồng thủy sản là một giải pháp triển vọng cho sự
phát triển bền vũng nghề nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.
1.2. Tình hình nghiên cứu cỏ vetiver xử lý ô nhiễm môi trường nước
1.2.1. Trên thế giới
Cỏ vetiver lần đầu tiên được dùng để xử lý nguồn chất thải từ các nhà vệ sinh
ở Ôxtralia vào năm 1996. Kết quả cho thấy, trồng khoảng 100 khóm cỏ vetiver trên
một diện tích dưới 50m2 có thể đủ để tiêu giải hết lượng nước thải từ một khu vệ
sinh ở một công viên, trong khi trước đó người ta đã trồng những giống cây cỏ nhiệt
đới phát triển nhanh, kể cả các giống cây nông nghiệp như mía và chuối, mà vẫn
không hiệu quả [61]. Một thí nghiệm khác cũng tại Ôxtralia tiến hành với 5 hàng cỏ
vetiver, năm hàng cỏ này đã được tưới ngầm bằng nước thải lấy từ hố ga ở nhà vệ
sinh ra. Khi cỏ vetiver được 5 tháng tuổi, lượng Nitơ tổng trong nước thấm ngầm
qua 2 hàng cỏ đã giảm 83%, và sau 5 hàng cỏ đã giảm tới 99%. Tương tự như vậy,
hàm lượng Phốtpho tổng cũng giảm lần lượt 82% và 85% [61]. Việc nghiên cứu sử
dụng cỏ vetiver không chỉ dừng lại ở mô hình thí nghiệm mà đã có những ứng dụng
thành công cỏ vetiver vào xử lý nước thải. Tại một thị trấn nhỏ tại Ôxtralia người ta
12


đã tạo nên một vùng đất ngập nước với mục đích nhằm tiêu giảm 500.000m3
nước/ngày thải ra từ thị trấn này, trước khi xả vào các dòng sông. Kết quả, vùng đất
ngập nước trồng cỏ vetiver đã hấp thụ toàn bộ lượng nước thải của thị trấn nhỏ này
[62].

Nước thải từ bãi rác là một vấn đề rất được quan tâm ở các thành phố lớn, vì
nước thải thấm rỉ từ bãi rác thường chứa nhiều kim loại nặng và các chất ô nhiễm
hữu cơ và vô cơ khác với nồng độ rất cao. Ở Ôxtralia và Trung Quốc, người ta đã
giải quyết vấn đề này bằng cách trồng cỏ vetiver trên các bãi rác và lấy luôn nước
thải thấm rỉ để tưới. Kết quả thu được; cỏ vetiver phát triển tốt đến mức thậm chí
trong mùa khô không có đủ nước rỉ rác để tưới. Trồng 3,5ha cỏ vetiver có thể xử lý
4 triệu lít mỗi tháng trong mùa hè và 2 triệu lít mỗi tháng trong mùa đông [63].
Năm 1998, tỉnh Quảng Đông có tới 1600 trại nuôi lợn, trong đó hơn 130 trại
sản xuất hơn 10.000 con lợn thịt mỗi năm. Mỗi trại lợn này xả ra 100-150 tấn nước
thải mỗi ngày, kể cả phân lợn tập trung từ các lò mổ, chứa rất nhiều dưỡng chất.
Người ta đã tiến hành thử nghiệm cỏ vetiver cùng với 11 giống cỏ khác để xem
giống nào thích hợp nhất cho vùng đất ngập nước. Kết quả cho thấy, những giống
cỏ có hiệu quả nhất là vetiver, Cyperus alternifolius và Cyperus exaltatus. Tuy
nhiên, tiếp tục thử nghiệm cho thấy giống Cyperus exaltatus tới mùa thu thì bị tàn
lụi, chuyển sang trạng thái ngủ đông cho tới mùa xuân năm sau mới mọc lại, trong
khi vấn đề xử lý nước thải đòi hỏi phải thực hiện quanh năm. Do vậy, chỉ có cỏ
vetiver và Cyperus alternifolius là thích hợp trồng ở đất ngập nước để xử lý nước
thải từ các trại nuôi lợn [64]. Cũng ở Trung Quốc, nghiên cứu của Liao et al., 2003
cho thấy chất dinh dưỡng và kim loại nặng thải ra từ các trại lợn là những chất chủ
yếu nhất gây ô nhiễm nguồn nước, với nồng độ N, P và cả Cu, Zn vốn rất cao trong
thức ăn tăng trọng. Kết quả thử nghiệm cho thấy, cỏ Vetiver có khả năng làm sạch
nước thải rất cao. Nó có thể hấp thụ và lọc Cu và Zn tới trên 90%; As và N tới trên
75%; Pb trong khoảng 30-71% và P trong khoảng 15-58% [64].
Xử lý nước thải công nghiệp là một vấn đề lớn của nhiều quốc gia. Ở
Ôxtralia, người ta đã xử lý rất hiệu quả khối lượng lớn nước thải công nghiệp bằng

13


cỏ vetiver, tới 1,4 triệu lít nước thải/ngày tại một nhà máy chế biến lương thực và

1,4 triệu lít nước thải/ngày tại một lò mổ sản xuất thịt bò [65]. Ở Thái Lan gần đây
đã triển khai nghiên cứu thử nghiệm dùng cỏ vetiver xử lý nước thải tại một số khu
vực đất ngập nước lưu trữ nước thải, bước đầu đạt kết quả rất tốt. Ba dòng cỏ
vetiver (Monto, Surat Thani và Songkhla 3) được trồng để xử lý nước thải từ một xí
nghiệp sản xuất tinh bột sắn. Thí nghiệm tiến hành trên hai mô hình, mô hình thứ
nhất giữ nước thải trong thời gian 2 tuần trên một khu đất ngập nước có trồng cỏ
vetiver, sau đó cho tháo hết; mô hình thứ hai giữ nước thải trong thời gian 1 tuần và
tháo từ từ trong thời gian 3 tuần tiếp theo. Kết quả cho thấy trong cả 2 mô hình,
dòng cỏ Monto có khả năng tăng trưởng lá lá, rễ và sinh khối lớn nhất, có thể hấp
thụ hàm lượng cao nhất các nguyên tố P, K, Mn và Cu trong lá lá và rễ, Mg, Ca và
Fe trong rễ và Zn và N trong lá lá. Dòng Surat Thani có khả năng hấp thụ cao nhất
nguyên tố Mg trong lá lá và Zn trong rễ. Dòng Songkhla có khả năng hấp thụ cao
nhất nguyên tố Ca, Fe trong lá và N trong rễ [66].
Một số thí nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu-Phát triển Hoàng gia Huai Sai,
tỉnh Phetchaburi, Thái Lan cho thấy, cỏ vetiver trồng thành nhiều hàng theo đường
đồng mức trên đất dốc có tác dụng như một đập nước sống. Bộ rễ cỏ tạo thành bức
tường ngầm ngăn không cho thuốc trừ sâu và những chất độc khác thấm xuống bên
dưới. Lá cỏ trên mặt đất cũng ngăn bùn đất cùng các chất thải khác, không để chảy
theo dòng nước [66].
Tình trạng thiếu nước đang trở nên ngày càng phổ biến trên toàn thế giới và
tình trạng ô nhiễm nước do các hoạt động của con người ngày càng nghiêm trọng.
Xu thế hiện nay là tái sử dụng lại các loại nước bị ô nhiễm, do vậy tiềm năng ứng
dụng hệ thống cỏ vetiver như một biện pháp đơn giản, kinh tế và lá thiện với môi
trường là rất quan trọng nhằm xử lý và tái sử dụng mọi nguồn nước do con người
thải ra.
1.2.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, bước đầu đã có những nghiên cứu và ứng dụng cỏ vetiver vào
xử lý ô nhiễm môi trường nước. Theo đề tài nghiên cứu “cỏ vetiver (vetiveria

14



zizanioides L.): một giải pháp sinh học cho xử lý nước thải” của Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh cho thấy khả năng xử lý cao các chất ô nhiễm ở nước thải
trại chăn nuôi Phú Sơn. Thí nghiệm tiến hành trồng cỏ vetiver dạng thủy canh trong
nước thải tại trại heo Phú Sơn, sau 16 ngày thí nghiệm kết quả thu được: Cỏ vetiver
có khả năng xử lý nước thải tốt qua việc làm giảm BOD (159mgO2/l) 79% so với
50% đối chứng không trồng cỏ và hạn chế quá trình phát triển của tảo trong quá
trình xử lý, ngoài ra cỏ vetiver đạt được hiệu suất xử lý khá cao đến 91% đối với
nitrogen và 85% đối với phosphorus trong nước thải nuôi heo [28]. Một đề tài
nghiên cứu khác của Nguyễn Tuấn Phong, Dương Thúy Hoa (2004), “Nghiên cứu
khả năng xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng cỏ vetiver và lục bình, xây dựng mô
hình xử lý nước thải ô nhiễm chất hữu cơ từ các trại chăn nuôi”, kết quả cho thấy
cỏ vetiver sống và sinh trưởng tốt trong môi trường nước thải đặc trưng bởi các chỉ
tiêu vể sinh khối của cỏ: Khối lượng tươi (tăng 96%), chiều dài lá (tăng 135%),
chiều dài rễ tăng (85%), số chồi (tăng 263, 84%), khối lượng khô (tăng 92%). Bên
cạnh đó, mô hình cỏ vetiver có hiệu suất xử lý BOD5 là 91,04%, lân tổng là
69,44%, đạm tổng là 69,34%.[17]
Cỏ vetiver không chỉ xử lý hiệu quả các chất ô nhiễm trong nước thải chăn
nuôi heo mà còn xử lý tốt các chất ô nhiễm trong nước thải từ bãi rác. Phương pháp
xử lý nước rỉ rác tại ĐBSCL cũ bằng các loại cây thực vật như dầu mè, cỏ vetiver,
cỏ voi và cỏ signal được TS Ngô Hoàng Văn và cs nghiên cứu thành công, áp dụng
thí điểm để xử lý nước rác BCL Đông Thạnh TP Hồ Chí Minh. Đây là phương pháp
xử lý sinh học, trong môi trường tự nhiên, không gây ô nhiễm môi trường. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, nguồn nước rỉ rác đậm đặc có nồng độ các chất ô nhiễm cao
sau khi được pha loãng với tỷ lệ 10% để tưới cho khu trồng cỏ Vetiver gần 100m2,
khu trồng dầu mè khoảng 150m2, kết quả cho thấy NH3, phosphate và mùi hôi đều
được xử lý rất tốt và đơn giản. Theo đánh giá của các chuyên gia, có thể áp dụng kết
nghiên cứu này, nhân rộng mô hình để xử lý nước rác tại các bãi chôn lấp cũ.[19]
Ứng dụng cỏ vetiver vào xử lý nước thải công nghiệp là vấn đề mới mẻ tại

Việt Nam. Tại nhà máy chế biến thủy sản Cafatex Cần Thơ đã tiến hành thí nghiệm
để xác định thời gian cần thiết giữ nước thải ở đồng cỏ vetiver nhằm tiêu giảm nitrat
15


và photphat xuống tới nồng độ dưới tiêu chuẩn cho phép. Kết quả phân tích cho
thấy, hàm lượng Nitơ tổng trong nước thải giảm 88% sau 48 giờ và giảm 91% sau
72 giờ, hàm lượng Phốtpho tổng giảm 80% sau 48 giờ và 82% sau 72 giờ. Tổng
lượng N và P bị tiêu giảm sau 48 giờ và 72 giờ xử lý không khác nhau nhiều [67]. Ở
miền Bắc nước thải từ một xí nghiệp sản xuất giấy ở Bắc Ninh và từ nhà máy phân
đạm Hà Bắc cũng đang được thử nghiệm xử lý bằng hệ thống cỏ vetiver. Ở Bắc
Ninh cỏ đã mọc tốt sau 2 tháng chỉ trừ một vài đoạn ngay sát nước thải, nơi hàm
lượng các chất độc hại tỏ ra quá cao. Trong khi đó, ở nhà máy phân đạm Hà Bắc, cỏ
mọc lên rất tốt mặc dù luôn ở trong tình trạng ngập nước thải, có thể giảm đáng kể
hàm lượng các nguyên tố độc hại [18].
Tiếp theo thử nghiệm này một số đầm hồ nuôi cá ở đồng bằng sông Cửu
Long đã ứng dụng hệ thống cỏ vetiver bảo vệ bờ đầm, bờ hồ, làm sạch nước trong
đầm hồ và xử lý nước thải.
1.3. Tình hình nuôi trồng thủy sản huyện Núi Thành
1.3.1. Những thành tựu đạt được (2006-2010)
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
huyện Núi Thành, ngành nuôi trồng thủy sản cũng có những bước phát triển đánh
kể.
Giá trị sản xuất ngành thủy sản năm 2006 tính theo giá cố định đạt 247,274 tỉ
đồng, đến năm 2010 đạt 342,440 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,48%
Trong đó:
- Đánh bắt hải sản: Năm 2006 đạt: 209,512 tỉ đồng, đến năm 2010 đạt:
285,900 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,08%.
- Nuôi trồng thủy sản: Năm 2006 đạt: 25,002 tỉ đồng, đến năm 2010 đạt:
51,040 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 19,53%.

Phong trào nuôi trồng thủy sản bao gồm nuôi tôm thịt, sản xuất tôm giống và
nuôi cá nước ngọt có xu hướng tăng về giá trị và sản lượng. Tốc độ tăng trưởng sản
lượng thủy sản trong 5 năm (2006-2010) đạt: 9,34% [24].
16


1.3.2. Những tác động của nuôi trồng thủy sản tới môi trường
Bên cạnh những thành tựu quan trọng trên, nghề nuôi trồng thủy sản huyện
Núi Thành vẫn còn một số vấn đề đang đặt ra cần phải giải quyết tạo động lực cho
phát triển ngành Thủy Sản thành một ngành kinh tế mũi nhọn của huyện.
Bất cập về mặt quản lý, quy hoạch: Có rất nhiều vùng nuôi trồng thủy sản tại
Núi Thành phát triển một cách tự phát thiếu quy hoạch tổng thể lẫn cụ thể. Vì vây,
hầu hết các hộ nuôi trồng thủy sản ở đây đều không có hệ thống xử lý môi trường
trong quá trình nuôi và sau khi nuôi dẫn đến rất nhiều nơi xảy ra ô nhiễm môi
trường, dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho các hộ nuôi. Việc đào ao lấn sông, phá rừng
ngập mặn gây nên suy thoái nghiêm trọng nhiều hệ sinh thái thủy vực.
Bất cập về môi trường: Do lợi nhuận cao nên hầu hết các hộ nuôi tôm đều
chỉ chú ý vào năng suất mà không có hệ thống xử lý môi trường và việc đào ao, lấn
sống gây nên những vấn đề môi trường như ô nhiễm nước, dịch bệnh và suy thoái
rừng ngập măn.
Bất cập về khoa học kỹ thuật: Do phát triển tự phát và khoa học kỹ thuật còn
kém so với các nước trong khu vực nên việc kiểm soát dịch bệnh, kiểm tra chất
lượng giống, thiết kế ao nuôi, xử lý ô nhiễm môi trường, quy trình kỹ thuật nuôi còn
kém. Các hộ nuôi trồng thủy sản ở đây chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên yếu tố rủi
ro cao. Đây là những bất cập chính mà ngành nuôi trông thủy sản huyện Núi Thành
cần có biện pháp giải quyết để phát triển bền vững các vùng nuôi tôm trong huyện
[24].
1.3.3. Định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản 2010-2020
Đối với vùng nước ngọt: Ổ định diện tích nuôi các loại cá truyền thống để
tăng nguồn thực phẩm, tăng nguồn thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho

các hộ gia đình nông dân tại đây [6].
Đối với vùng nước lợ: Tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng các đối tượng
thủy sản tạo sản phẩm chủ lực theo nhu cầu thị trường, phù hợp với điều kiện từng
vùng sinh thái phục vụ xuất khẩu. Hình thành các vùng nuôi công nghiệp tập trung

17


có quy mô lớn theo tiêu chuẩn GAP phù hợp với từng thị trường, tạo lượng sản
phẩm lớn phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Duy trì, phát triển các hình thức
nuôi hữu cơ (nuôi sinh thái), nuôi quảng canh cải tiến ở vùng bãi bồi, đầm phá, rừng
ngập mặn để tạo sản phẩm chất lượng cao, vừa bảo vệ môi trường sinh thái và
nguồn lợi thủy sản [6].
Đối với nuôi nước mặn: Phát triển nghề nuôi biển thành một lĩnh vực sản
xuất quy mô công nghiệp tạo khối lượng sản phẩm lớn phục vu xuất khẩu, du lịch
và tiêu thụ nội địa. Hoàn chỉnh quy hoạch, công bố quy hoạch các vùng nuôi biển
tập trung: Trên biển và ven bờ; quy hoạch và có kế hoạch phát triển các giống hải
sản phục vụ nghề nuôi biển, tạo sản phẩm hàng hóa lớn (giáp xác, nhuyễn thể, cá).
Tập trung phát triển nhanh, mạnh các đối tượng có thị trường tốt, đã có truyền
thống, có thương hiệu, chủ động sản xuất giống và quy trình sản xuất. Áp dụng các
tiêu chuẩn kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, công nghệ cao vào sản xuất giống, tập
trung nguồn lực để tạo nguồn giống sạch bệnh, trước hết đối với tôm sú, tôm chân
trắng và cá tra. Tăng cường quản lý nhà nước để quản lý nghiêm ngặt chất lượng
con giống, hệ thống sản xuất, lưu thông, tiêu thụ thủy sản [6].

18


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu

Cỏ vetiver (Vetiveria zizanioides L.) còn gọi là cỏ Hương lau, cỏ Hương bài
có tên khoa học là Vetiveria zizanioides (Linn.) Nash, mới đổi thành Chrysopogon
zizanioides (Linn.) Nash. Cỏ thuộc lớp: Poaceae (Gramineae), phân lớp: Panicoidae,
bộ: Andropogoneae.

Hình 2.1. Cỏ vetiver (Vetiveria zizanioides L.)
Nước trong ao nuôi tôm và nước tại kênh dẫn vào và ra ao nuôi tôm xã Tam
Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, đây là khu vực trong những năm gần
đây thường xuyên xảy ra ô nhiễm và dịch bệnh gây chết tôm hàng loạt.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại một số ao nuôi tôm xã Tam Giang,
huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

19


Hình 2.2. Khu vực nghiên cứu thuộc xã Tam Giang, huyện Núi Thành
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sử dụng cỏ vetiver cải tạo môi trường nước các ao nuôi
tôm góp phần phát triển bền vững vùng nuôi trồng thủy sản huyện Núi Thành, tỉnh
Quảng Nam
2.3.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu khả năng tăng trưởng và xử lý nước nuôi tôm của cỏ vetiver
trong mô hình thí nghiệm
- Nghiên cứu khả năng tăng trưởng của cỏ vetiver ngoài thực địa
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
Trồng cỏ vetiver tại môi trường nước ao nuôi tôm, kênh dẫn nước vào và ra
ao nuôi tôm, trên bờ ao nuôi tôm.

Thu mẫu nước tại ao nuôi tôm, kênh dẫn và thoát nước vào và ra ao nuôi tôm
theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5994 – 1995 [7]. Mẫu nước đưa về phân tích tại

20


Phòng Công Nghệ Môi Trường, khoa Sinh-Môi Trường, trường Đại Học Sư Phạm,
Đại Học Đà Nẵng
2.4.1.1. Bố trí thí nghiệm
* Chuẩn bị cỏ vetiver
Cỏ vetiver được ươm vào bầu (gồm: đất, mùn cưa, phân vi sinh) và chăm sóc
trong thời gian 3 tháng. Chọn những cây cỏ vetiver khỏe mạnh, chiều dài lá, chiều
dài rễ và số nhánh tương đương nhau sau đó đưa vào các lô thí nghiệm.

Hình 2.3. Cỏ vetiver ươm trong bầu sau 3 tháng
tại xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
* Bố trí thí nghiệm xác định khả năng sinh trưởng, phát triển và xử lý nước
nuôi tôm của cỏ vetiver
Cỏ vetiver được trồng dạng thủy canh trong thùng xốp có kích thước 45cm x
30cm x 20cm với thể tích nước là 20 lít. Thí nghiệm bao gồm 3 lô, mỗi lô gồm 3
thùng thí nghiệm 1 thùng đối chứng.

21


Hình 2.4. Lô thí nghiệm KV2
Bố trí trồng cây vào các thùng thí ngiệm với mật độ đồng đều (9cây/thùng),
nước trong mỗi lô được lấy tại các khu vực khác nhau. Lô KV1 chứa nước lấy từ
kênh dẫn nước vào và ra ao nuôi tôm, lô KV2 chứa nước lấy trong ao nuôi tôm, lô
KV50 chứa nước lấy từ ao nuôi tôm pha loãng với nước ngọt theo tỉ lệ 1:1.

* Bố trí thí ngiệm xác định sự sinh trưởng, phát triển của cỏ vetiver ngoài
thực đia
Tiến hành trồng cỏ trên giá thể xốp, thả dưới dạng thủy canh tại trong ao
nuôi tôm (T-KV2), kênh dẫn nước vào và ra ao nuôi tôm (T-KV1) và theo dõi sự
tăng trưởng của cỏ trong 1 tháng. Trồng cỏ trên bờ ao nuôi tôm và theo dõi sự tăng
trưởng của cỏ trong 3 tháng.
2.4.1.2. Xác định khả năng sinh trưởng, phát triển của cỏ vetiver
* Xác định khả năng sinh trưởng, phát triển của cỏ vetiver trong mô hình thí
nghiệm
Cứ sau 3 ngày tiến hành tháo hết nước cũ và thay bằng nước mới lấy tại khu
vực tương ứng với các lô ban đầu. Sau 15 ngày, 30 ngày tiến hành đo các chỉ tiêu
tăng trưởng (chiều dài rễ, trọng lượng tươi của lá và rễ, số nhánh).
* Xác định khả năng sinh trưởng, phát triển của cỏ vetiver ngoài thực địa
22


Sau thời gian 15 ngày, 30 ngày đối với cỏ trồng tại T-KV1 và T-KV2; 30
ngày, 60 ngày, 90 ngày đối với cỏ trồng trên bờ ao nuôi tôm tiến hành đo lại các chỉ
tiêu tăng trưởng của cỏ (chiều dài rễ, trọng lượng tươi của lá và rễ, số nhánh) của cỏ
vetiver.
2.4.1.3. Xác định khả năng xử lý của cỏ vetiver
Cỏ trồng được 15 ngày, tháo hết nước ra và tiến hành các thực nghiệm sau:
Thực nghiệm 1: Cho vào mỗi lô 80 lít nước (20lít/ thùng) lấy tại khu vực
tương ứng với dãy thùng, sau khoảng thời gian 1 ngày tháo hết nước
Thực nghiệm 2 và 3 tiến hành giống với thực nghiệm 1 nhưng thời gian lưu
nước là 2 ngày và 3 ngày.
2.4.2. Phân tích trong phòng thí nghiệm
2.4.2.1. Phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước
Tiến hành phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước đầu vào và đầu ra của nước
lấy làm thí nghiệm.

Cụ thể sử dụng những phương pháp sau:
- Phân tích pH bằng máy đo pH: Inolab S6
- Phân tích DO bằng máy Dissolved Oxigen Meter YSI 5000.
- Phân tích COD bằng phương pháp chuẩn độ KMnO4 [25]
- Phân tích P-PO4 bằng thuốc thử Sunfo Molypdic [25]
- Phân tích N tổng số bằng phương pháp phân hủy mẫu bằng persunphat
[25].
2.4.2.2. Xử lý số liệu
Xử lý số liệu thống kê và vẽ biểu đồ bằng phần mềm Excel. So sánh các giá
trị trung bình bằng phương pháp phân tích phương sai ANOVA và kiểm định LSD
với mức ý nghĩa α = 0,05.

23


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.1. Khả năng sinh trưởng và phát triển của cỏ vetiver ngoài thực địa
3.1.1. Khả năng sinh trưởng và phát triển của cỏ vetiver tại T-KV1 và T-KV2
Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển cỏ vetiver cho thấy,
cỏ có khả năng sống và phát triển tốt tại T-KV1 và T-KV2. Điều này được thể hiện
qua sự biến thiên của chiều dài rễ, trong lượng tươi của lá và rễ, số nhánh của cỏ
vetiver theo các giai đoạn nghiên cứu. Kết quả xác định các chỉ tiêu sinh trưởng và
phát triển của cỏ vetiver được thể hiện trong bảng 3.1
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của
cỏ vetiver theo giai đoạn nghiên cứu
Khu vực thi nghiệm

T-KV1
T-KV2
Trọng lượng tươi của lá (g)

Ban đầu
9,79 ± 4,34a
9,79 ± 4,34
b
15 ngày
17,00 ± 4,38
18,30 ± 3,44
30 ngày
18,21 ± 5,24bc
18,83 ± 4,47
Chiều dài rễ (cm)
Ban đầu
24,50 ± 8.70a
24,50 ± 8.70
15 ngày
30,33 ± 12.15b
32,33 ± 14.56
bc
30 ngày
32,14 ± 5.24
33,83 ± 6.84
Trọng lượng tươi của rễ (g)
Ban đầu
5,27 ± 0,51a
5,27 ± 0,51
b
15 ngày
17,38 ± 12,10
16,73 ± 11,27
30 ngày

20,06 ± 5,05bc
21,33 ± 6,73
Số nhánh
Ban đầu
2,00 ± 0,00a
2,00 ± 0,00
b
15 ngày
4,00 ± 2,48
3,67 ± 2,87
bc
30 ngày
5,67 ± 1,43
6,25 ± 2,06
Ghi chú: Các giá trị trung bình có cùng ký tự a, b, c
không khác nhau có ý nghĩa (α=0,05)

Bảng 3.1 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu tăng trưởng của cỏ vetiver được xác
định đều có mức tăng trưởng cao. Để đánh giá mức độ tăng trưởng của cỏ vetiver
chúng tôi tiến hành xác định sự biến đổi của của từng chỉ tiêu tăng trưởng.

24


3.1.1.1. Trọng lượng tươi của lá
Kết quả xác định trọng lượng tươi của lá cỏ vetiver cho thấy có sự khác biệt
về trọng lượng tươi của lá tại các khu vực thí nghiệm theo các giai đoạn nghiên cứu
(hình 3.1).

Hình 3.1. Sự biến thiên của trọng lượng tươi của lá cỏ vetiver

tại các khu vực theo giai đoạn nghiên cứu
Hình 3.1 thể hiện, sau 1 tháng tiến hành thí nghiệm, tại T-KV1, T-KV2 trọng
lượng tươi của lá tăng tương ứng là 98,15% và 92,34% so với ban đầu. Cùng với
kết quả phân tích phương sai (ANOVA), với α = 0,05 cho thấy có sự sại khác có ý
nghĩa về trọng lượng tươi của lá giữa các giai đoạn nghiên cứu, điều này chứng tỏ
cỏ vetiver có sự tăng trưởng cao về trọng lượng lá trong các giai đoạn nghiên cứu.
Đây là dấu hiệu tốt thể hiện sự thích nghi và sinh trưởng bình thường của cỏ ngoài
thực địa.
3.1.1.2. Chiều dài rễ
Kết quả xác định chiều dài rễ cỏ vetiver cho thấy chiều dài rễ có sự tăng
trưởng đáng kể so với ban đầu (hình 3.2).

25


×