Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn khoa học tự nhiên – THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

ĐOÀN THỊ NHUNG

THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG
DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN - THCS

Đà Nẵng, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm
trong dạy học môn khoa học tự nhiên - THCS” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong toàn văn khóa luận này là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả


LỜI CẢM ƠN
Để đề tài nghiên cứu khoa học đạt được kết quả như ngày hôm nay thì
tôi biết ngoài sự cố gắng của tôi không thôi là chưa đủ, mà còn nhờ vào sự
giúp đỡ của gia đình, thầy cô và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến những người đã luôn sát cánh cùng tôi, luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
tôi, đặc biệt là TS. Trương Thị Thanh Mai, giảng viên khoa Sinh – Môi
trường, Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn cô Cao Thị Kim Tiễn và các em học
sinh lớp 6/2 và 6/1 Trường THCS Phong Hóa – tỉnh Quảng Bình đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.


Xin chân thành cảm ơn bạn bè đã luôn động viên, nhiệt tình giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Tác giả


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 1
1.1. Xuất phát từ chủ trương về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo
dục phổ thông .................................................................................................... 1
1.2. Xuất phát từ dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm có ý nghĩa giáo
dục cao............................................................................................................... 1
1.3. Khoa học tự nhiên là môn học có ý nghĩa thực tiễn đối với học sinh
THCS ................................................................................................................. 2
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................... 2
3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC ......................................................................... 3
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI .................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................ 4
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................ 4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 4
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................... 5
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .............................................................. 6
1.2.1. Hoạt động trải nghiệm............................................................................. 6
1.2.2. Môn khoa học tự nhiên – THCS ........................................................... 11
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................ 26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG ................................................... 28
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................... 28
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 28
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 28

2.1.2. Khách thể nghiên cứu............................................................................ 28
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................... 28


2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 28
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 29
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ....................................................... 29
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ....................................................... 29
2.4.3. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia ...................................................... 29
2.4.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ...................................................... 30
2.4.5. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu ................................................... 30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................................. 31
3.1. QUY TRÌNH THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY
HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ...................................................................... 31
3.2. QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY
HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ...................................................................... 41
3.3. KẾT QUẢ THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY
HỌC KHTN – THCS ...................................................................................... 43
3.4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................................... 55
3.4.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 55
3.4.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm ................................................ 55
3.4.3. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 66
1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 66
2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 68
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 70


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


GV

Giáo viên

HS

Học sinh

THCS

Trung học cơ sở

NL

Năng lực

THTN

Tìm hiểu tự nhiên

NLKHTN

Nguyên lí khoa học tự nhiên

HĐTN

Hoạt động trải nghiệm

KHTN


Khoa học tự nhiên



Hoạt động

TGTN

Thế giới tự nhiên


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

bảng
1.1.

1.2.

3.3.

3.4.

Mức độ thể hiện các nguyên lí của mỗi chủ đề trong
chương trình
Tiêu chí đánh giá các mức độ đạt được của NLTHTN
và hình thành NLKHTN thông qua HĐTN

Bảng thống kê số lượng HĐTN dùng trong dạy học
môn Khoa học tự nhiên – THCS
Bảng phân phối các mức độ phát triển NLTHTN và
HTNLKH của HS lớp 6/2 qua HĐTN

Trang

14

22

43

57

Kết quả kiểm tra NLTHTN và hình thành NLKHTN
3.5.

trong dạy học KHTN của hai lớp thực nghiệm và đối
chứng

60


DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Số hiệu

Tên hình

hình


Trang

Sơ đồ minh họa sự liên kết của các trục: Chủ đề
1.1.

khoa học – Các nguyên lí, khái niệm chung của

13

khoa học – Hình thành và phát triển năng lực
3.1.

3.2.

3.3.

3.4.

Sơ đồ thể hiện quy trình thiết kế HĐTN trong dạy
học môn KHTN
Sơ đồ thể hiện quy trình tổ chức HĐTN trong dạy
học môn KHTN
Biểu đồ đánh giá các mức phát triển NLTHTN và
hình thành NLKH của HS lớp 6/2 qua HĐTN
Biểu đồ thể hiện sự phát triển NLTHTN và hình
thành NLKHTN của HS lớp 6/2 qua 2 HĐTN

31


41

58

59

Biểu đồ thể hiện sự phát triển NLTHTN và hình
3.5.

thành NLKHTN của HS 2 lớp thực nghiệm và đối

61

chứng qua HĐTN
3.6.

HS trong giờ hoạt động trải nghiệm của 2 chủ đề

64

3.7.

HS trình bày kết quả hoạt động của nhóm

64


1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Xuất phát từ chủ trương về đổi mới chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thông
Giáo dục và đào tạo (GDĐT) là lĩnh vực có vai trò quan trọng đối với
mọi quốc gia ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, GDĐT
được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều
quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Cùng với sự đổi
mới về kinh tế - xã hội là sự đổi mới giáo dục một cách căn bản và toàn diện
theo tinh thần của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam (khóa XI) đã thông qua. Bộ GDĐT cũng đang từng bước hoàn
thành chương trình đổi mới trong giáo dục. Tại Nghị quyết số 88/2014/QH13
đã xác định rõ mục tiêu: Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ
thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả
giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp;
góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục
phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và
phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh [4].
1.2. Xuất phát từ dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm có ý
nghĩa giáo dục cao
Học tập thông qua hoạt động trải nghiệm sẽ góp phần định hướng, tạo
điều kiện cho HS quan sát, suy nghĩ và tham gia các hoạt động thực tiễn, qua
đó tổ chức khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho các em tích cực
nghiên cứu, tư duy tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên
cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực
tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực


2

cho HS. Thiết kế các hoạt động trải nghiệm tương ứng với mỗi chủ đề dạy

học khác nhau, sẽ góp phần tạo sự hứng thú cho các em học sinh, đồng thời
đánh giá được năng lực học tập của học sinh và dạy học của giáo viên THCS.
1.3. Khoa học tự nhiên là môn học có ý nghĩa thực tiễn đối với học
sinh THCS
Khoa học tự nhiên (KHTN) sẽ là môn học giúp các em hình thành và
phát triển về thế giới quan khoa học của mình. Hình thành cho các em tình
yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường và biết ứng xử với thiên nhiên phù
hợp với yêu cầu phát triển bền vững hiện nay. Ở cấp trung học cơ sở, giáo
dục KHTN là tích hợp các kiến thức và kỹ năng về Lý – Hóa – Sinh. Môn
KHTN sẽ giúp các em học sinh hiểu biết kiến thức phổ thông cốt lõi về sự
đa dạng, tính hệ thống, quy luật vận động, tương tác và biến đổi của thế giới
tự nhiên; tương ứng với các chủ đề khoa học về vật chất, vật sống, năng
lượng và sự biến đổi vật chất, Trái đất và Bầu trời. Chính vì vậy, thiết kế
hoạt động trải nghiệm để dạy học môn KHTN có ý nghĩa rất lớn trong giáo
dục KHTN hiện nay.
Xuất phát từ những lí do cấp thiết như trên, tôi thực hiện đề tài “Thiết kế và tổ
chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn khoa học tự nhiên –
THCS”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thiết kế và tổ chức được các HĐTN trong dạy học môn khoa học tự
nhiên –THCS để hình thành các nguyên lí khoa học tự nhiên và năng lực tìm
hiểu tự nhiên cho HS.


3

3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu thiết kế và tổ chức được các HĐTN trong dạy học môn khoa học
tự nhiên – THCS một cách hợp lí, thì sẽ phát huy được năng lực tìm hiểu tự
nhiên và hình thành nguyên lí khoa học tự nhiên cho HS.

4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động trải nghiệm và môn học khoa
học tự nhiên – THCS.
- Đề xuất quy trình thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ
đề của bộ môn KHTN.
- Thiết kế và tổ chức được một số HĐTN trong dạy học khoa học tự
nhiên – THCS.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Học từ trải nghiệm (hoạt động trải nghiệm) gần giống với học thông
qua làm, thực hành nhưng học qua làm là nhấn mạnh về thao tác kỹ thuật còn
học qua trải nghiệm giúp người học không những có được năng lực thực hiện
mà còn có những trải nghiệm về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lý
khác; học qua làm chú ý đến những quy trình, động tác, kết quả chung cho
mọi người học nhưng học qua trải nghiệm chú ý gắn với kinh nghiệm và cảm
xúc cá nhân.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Kolb (1984) từng đưa ra một lí thuyết về học từ trải nghiệm
(Experiential learning), theo đó, học là một quá trình trong đó kiến thức của
người học được tạo ra qua việc chuyển hóa kinh nghiệm; nghĩa là, bản chất
của hoạt động học là quá trình trải nghiệm [9].
Từ giữa thế kỉ XX, nhà khoa học giáo dục nổi tiếng người Mĩ, John
Dewey, đã chỉ ra hạn chế của giáo dục nhà trường và đưa ra quan điểm về vai
trò của kinh nghiệm trong giáo dục. Với triết lí giáo dục đề cao vai trò của
kinh nghiệm, Dewey cũng chỉ ra rằng: Những kinh nghiệm có ý nghĩa giáo

dục giúp nâng cao hiệu quả giáo dục bằng cách kết nối người học và những
kiến thức được học với thực tiễn. Theo ông học qua trải nghiệm xảy ra khi
một người sau khi tham gia trải nghiệm nhìn lại và đánh giá, xác định cái gì là
hữu ích hoặc quan trọng cần nhớ và sử dụng những điều này để thực hiện các
hoạt động khác trong tương lai [10].
Một số các học giả quốc tế cho rằng: Giáo dục trải nghiệm coi trọng và
khuyến khích mối liên hệ giữa các bài học trừu tượng với các hoạt động giáo


5

dục cụ thể để tối ưu hóa kết quả học tập [7]; Học từ trải nghiệm phải gắn kinh
nghiệm của người học với hoạt động phản ánh và phân tích [10]; Chỉ có kinh
nghiệm thì chưa đủ để được gọi là trải nghiệm; chính quá trình phản ánh đã
chuyển hóa kinh nghiệm thành trải nghiệm giáo dục [8].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Trong bài báo khoa học của ThS. Trần Thị Gái - Khoa Sinh học,
Trường Đại học Vinh với đề tài nghiên cứu: “Xây dựng và sử dụng mô hình
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Sinh học ở trường THPT”. Với
kết quả nghiên cứu nhận thấy, mô hình hoạt động trải nghiệm sáng tạo rất phù
hợp cho việc giảng dạy sinh học ở trường phổ thông theo định hướng phát
triển năng lực.
Theo PGS. TS. Đỗ Ngọc Thống, tác giả giới thiệu kinh nghiệm tổ chức
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giáo dục phổ thông nước Anh và Hàn
Quốc. Đây đều là những nước đã đưa hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào
chương trình đào tạo từ sớm và đạt được những kết quả to lớn. Từ đó tác giả
đưa ra kết luận: Lâu nay chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam đã có
hoạt động giáo dục nhưng chưa được chú ý đúng mức; chưa hiểu đúng vị trí,
vai trò và tính chất của các hoạt động giáo dục. Chưa xây dựng được một
chương trình hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú và chi tiết với đầy

đủ các thành tố của một chương trình giáo dục. Chưa có hình thức đánh
giá và sử dụng kết quả các hoạt động giáo dục một cách phù hợp.
Dựa vào tình hình nghiên cứu hoạt động trải nghiệm hiện nay, ta có thể
thấy rằng dạy học thông qua trải nghiệm đã được các tác giả trong và ngoài
nước quan tâm. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả lại chỉ mới nghiên cứu về ý
nghĩa của hoạt động trải nghiệm và cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm
trong giáo dục phổ thông thông qua hoạt động ngoại khóa. Từ việc phân tích


6

tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã giúp tôi phần nào định
hình được nhiệm vụ mà tôi sẽ làm trong đề tài nghiên cứu này.
1.2.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Hoạt động trải nghiệm
a. Hoạt động
Lý thuyết hoạt động được gắn liền với các công trình nghiên cứu của

A.N.Leontiev và S.L.Rubinstein. Có nhiều quan niệm khác nhau về hoạt
động.
Theo sinh lí học, hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ
bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu
vật chất và tinh thần của con người.
Theo tâm lý học, hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là sự tác
động một cách tích cực giữa con người với hiện thực, thiết lập mối quan hệ
giữa con người với thế giới khách quan. Nhằm tạo ra sản phẩm cả về phía thế
giới (khách thể), cả về phía con người (chủ thể). Trong mối quan hệ đó, có hai
quá trình diễn ra đồng thời và bổ sung cho nhau [2]:

+ Quá trình đối tượng hóa, trong đó chủ thể chuyển năng lực của mình
thành sản phẩm của hoạt động, bằng quá trình đối tượng hóa mà tâm lí con
người được bộc lộ, được khách quan hóa trong quá trình làm ra sản phẩm. Đó
là quá trình chuyển từ trong ra ngoài hay còn gọi là quá trình xuất tâm hoặc
quá trình khách thể hóa.
+ Quán trình chủ thể hóa, có nghĩa là con người bằng hoạt động tác
động vào thế giới quan làm bộc lộ ra những thuộc tính, bản chất, những mối
quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng, con người lĩnh hội chúng
chuyển thành kinh nghiệm của mình. Quá trình chuyển từ ngoài vào trong


7

theo cơ chế lĩnh hội được gọi là nhập tâm. Thông qua quá trình này, con
người tạo nên tâm lý, ý thức, nhân cách.
Theo từ điển Tiếng Việt: i) Hoạt động là tiến hành những việc làm có
quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã
hội; ii) Hoạt động là vận động, cử động nhằm một mục đích nhất định nào đó
[5].
Từ sự phân tích trên, hoạt động là sự tác động qua lại có định hướng
giữa con người với thế giới xung quanh, hướng tới biến đổi nó nhằm thỏa
mãn nhu cầu của mình. Trong quá trình đó, con người luôn tích cực sáng tạo
tác động vào thế giới khách quan, tạo sản phẩm về phía thế giới và tâm lý, ý
thức, nhân cách được bộc lộ và hình thành trong hoạt động.
b. Trải nghiệm
Theo từ điển Tiếng Việt, “trải có nghĩa là đã từng qua, từng biết, từng
chịu đựng; còn nghiệm có nghĩa là ngẫm, suy xét hay chứng thực, cũng có
nghĩa là kinh qua thực tế nhận thấy điều nào đó là đúng”
Trong Tiếng anh, “experience” được dùng với cả 2 nghĩa là kinh
nghiệm và trải nghiệm. Trải nghiệm được dùng với nghĩa là động từ. Theo

Dewey, kinh nghiệm được hiểu là kinh nghiệm tri giác (sense experience),
vừa là nội dung, vừa là phương pháp. “Mọi thứ đều là do cá nhân trẻ em tự
tìm ra thông qua công cụ của chúng, đặc biệt là công cụ tư duy. Khi trẻ em tự
mình trải nghiệm thì mới tìm ra được giá trị của điều chúng trải nghiệm (giá
trị là điều được thấy trong khi cảm thụ và đánh giá của người học chứ không
phải là giá trị tự than của sự vật, hiện tượng). Do đó, giá trị là cái được tìm ra
chứ không phải là giá trị cố hữu, giá trị bên trong, kết quả có sẵn” [10].
Như vậy, trải nghiệm là tiến trình hay là quá trình năng động để thu
thập kinh nghiệm, trên tiến trình đó có thể thu thập được những kinh nghiệm


8

tốt hay xấu, thu thập được những bình luận, nhận định, rút tỉa tích cực hay
tiêu cực. Trải nghiệm còn là tri thức hay sự thông thạo về một sự kiện hay
một chủ đề có được thông qua sự tham gia hay tiếp xúc trực tiếp.
c. Hoạt động trải nghiệm
* Khái niệm
Học từ trải nghiệm (hoạt động trải nghiệm) gần giống với học thông
qua làm, qua thực hành nhưng học qua làm là nhấn mạnh về thao tác kỹ thuật
còn học qua trải nghiệm giúp người học không những có được năng lực thực
hiện mà còn có những trải nghiệm về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm
lý khác; học qua làm chú ý đến những quy trình, động tác, kết quả chung cho
mọi người học nhưng học qua trải nghiệm chú ý gắn với kinh nghiệm và cảm
xúc cá nhân.
Từ những nghiên cứu trên, HĐTN trong dạy học là nhiệm vụ học tập
trong đó HS được độc lập thực hiện hoặc tham gia tích cực vào tất cả các
khâu từ đề xuất ý tưởng, thiết kế kế hoạch, tổ chức và đánh giá kết quả thực
hiện, qua đó HS vừa chiếm lĩnh kiến thức, vừa phát triển kỹ năng, năng lực và
hình thành các phẩm chất. Trong quá trình HS trải nghiệm, GV đóng vai trò

như là người tạo động lực cho người học. Các HĐTN thường được tổ chức
theo một chu trình, ở giai đoạn bắt đầu, HS vận dụng kinh nghiệm vốn có của
bản thân để giải quyết các vấn đề học tập và ở giai đoạn kết thúc HS có thể
vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã học để giải quyết một các linh hoạt, chủ
động, sáng tạo những vấn đề thực tiễn đời sống và xã hội.
* Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong nhà
trường
Theo công văn chỉ đạo số 791/HD-BGDĐT, 3031/QĐ-BGDĐT,
5555/BGDĐT-GDTrH, 4325/BGDĐT-GDTrH, 1290/BGDĐT-GDTrH,


9

7291/BGDĐT-GDTrH của Bộ giáo dục và đào tạo đã chỉ ra một số định
hướng nội dung và hình thức tổ chức hoạt động trong nhà trường như:
- Xây dựng chương trình của nhà trường gắn với phát triển nghề
nghiệp, gắn với định hướng nghề nghiệp, kĩ năng sống của HS.
- Xây dựng các chủ đề dạy học liên môn với nội dung giáo dục liên
quan đến các vấn đề thời sự của địa phương, đất nước để bổ sung vào kế
hoạch dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Gắn với nghiên cứu khoa học – kĩ thuật trong nhà trường.
- Gắn với văn hóa, đời sống, xã hội và đặc điểm truyền thống của địa
phương, của cộng đồng.
- Gắn với sản xuất, kinh doanh tiêu biểu tại địa phương, theo truyền
thống gia đình.
Hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm là dựa trên các phương pháp
tổ chức dạy học tích cực mang tính tích hợp cả về nội dung kiến thức và
phong cách học tập khác nhau của HS, trong đó HS được học tập theo sự
phân hóa năng lực, sở trường, sở thích của cá nhân mình. Qua các hình thức
này sẽ phát huy và bồi dưỡng toàn bộ năng lực của HS như: năng lực làm việc

nhóm, năng lực sử dụng và khai thác công nghệ thông tin, năng lực thích ứng,
năng lực sáng tạo,…
* Vai trò của hoạt động trải nghiệm
- HĐTN là mô hình học tập, là cách học, là chiến lược học
Theo Trần Bá Hoành “cốt lõi của học là cách học” [3]. Ngày nay, tri
thức của loài người đang tăng rất nhanh, đổi mới rất nhanh về chất lượng và
nội dung giáo dục. Kéo theo sự phát triển về kinh tế - xã hội là sự phát sinh
rất nhiều vấn đề có vấn đề, đòi hỏi HS cần phải biết cách học, cách tư duy và


10

khả năng giải quyết vấn đề. Tổ chức UNESCO các quốc gia cần coi mục đích
học tập là “học để biết cách học” (learning to learn), đó là điều kiện tối ưu
giúp người học có thể tự học suốt đời [11].
Với rất nhiều các dạng hoạt động trải nghiệm khác nhau, khi HS tham
gia, HS sẽ hình thành thêm các chiến lược học tập có hiệu quả để có thể tiếp
cận, thu thập và ghi nhớ thông tin khác nhau trong quá trình học như: tham
quan, khảo sát thực tế (trực quan), thực hành thao tác thí nghiệm, thảo luận
nhóm,…
- HĐTN tạo nên phong cách học cân bằng
Khi tổ chức HĐTN bao giờ cũng cần đi từ cái dễ đến cái khó, từ cái cụ
thể đến cái trừu tượng, từ lý thuyết đến thực tiễn. Vì sự logic của một mô hình
HĐTN như vậy đã tạo nên sự cân bằng trong quá trình học tập của HS.
- HĐTN giúp phát triển năng lực người học
HĐTN là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo
dục phổ thông mới. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải
nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành
năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân.
Thông qua HĐTN, HS sẽ hình thành và phát triển được các NL cốt lõi

như: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và
sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL tính toán, NL tìm hiểu tự nhiên và xã hội, NL tin
học, NL công nghệ, NL thẩm mỹ, NL thể chất.
Chính vì vậy, đầu ra của HĐTN khá đa dạng và khó xác định mức độ
chung, nhất là khi nó luôn gắn với cảm xúc – lĩnh vực mang tính chủ quan
cao, cũng là cơ sở quan trọng của sự hình thành sự sáng tạo và phân hóa HS.


11

* Đánh giá học sinh trong hoạt động trải nghiệm
Việc đánh giá học sinh trong hoạt động trải nghiệm chủ yếu thông qua
quan sát hành vi, thái độ và sản phẩm học tập của HS. Các Công văn số
791/HD-BGDĐT, 4325/BGDĐT-GDTrH, đặc biệt công văn số 5555/
BGDĐT-GDTrH của Bộ GDĐT về đánh giá HS theo định hướng đổi mới
giáo dục đều chỉ rõ cần chú trọng đánh giá thường xuyên với tất cả HS và tổ
chức đánh giá thông qua:
- Hoạt động trên lớp của HS;
- Hồ sơ học tập, vở học tập của từng HS;
- Báo cáo kết quả thực hiện dự án học tập, nghiên cứu khoa học – kĩ
thuật, kết quả thực hành, thí nghiệm trong các môn học;
- Bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,…) về kết quả
thực hiện nhiệm vụ học tập.
1.2.2. Môn khoa học tự nhiên – THCS
a. Đặc điểm môn học
KHTN là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của Vật
lí, Hóa học, Sinh học và Khoa học Trái đất,… góp phần thúc đẩy sự phát triển
không ngừng của KHTN. Đối tượng nghiên cứu của KHTN là các sự vật, hiện
tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự
nhiên. Vì vậy, thực hành, thí nghiệm trong phòng thực hành, phòng bộ môn

học, ngoài thực địa có vai trò và ý nghĩa quan trọng và ý nghĩa quan trọng, là
hình thức dạy học đặc trưng của môn học này. Qua đó, năng lực tìm tòi, khám
phá của học sinh được hình thành và phát triển. Nhiều kiến thức khoa học tự
nhiên rất gần gũi với cuộc sống hằng ngày của HS, đây là điều kiện thuận lợi
để tổ chức cho HS trải nghiệm, nâng cao năng lực nhận thức kiến thức khoa


12

học, năng lực tìm tòi, khám phá và vận dụng kiến thức khoa học vào thực
tiễn. Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn KHTN được dạy ở trung
học cơ sở là môn học bắt buộc, giúp HS phát triển các phẩm chất, năng lực đã
được hình thành. Hình thành phương pháp học tập, hoàn chỉnh tri thức và kĩ
năng nền tảng để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham
gia cuộc sống lao động [1].
b. Nội dung chương trình môn KHTN - THCS
Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông – chương trình tổng thể
môn KHTN được tổ chức theo các chủ đề. Trong mỗi chủ đề lại bao gồm
nhiều đơn vị kiến thức nhỏ hơn. Các chủ đề khoa học, các nguyên lí/khái
niệm chung của khoa học, hình thành và phát triển năng lực trong môn
KHTN được thể hiện trong sơ đồ sau:

Hình 1.1. Sơ đồ minh họa sự liên kết của các trục: Chủ đề khoa học–Các nguyên lí,
khái niệm chung của khoa học – Hình thành và phát triển năng lực


14

Bộ môn KHTN thể hiện các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên. Mức độ phù hợp của mỗi nội
dung với các nguyên lí chung là khác nhau. Mức độ thể hiện cho mỗi nguyên lí chung được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.1. Mức độ thể hiện các nguyên lí của mỗi chủ đề trong chương trình
Sự đa
STT Chủ đề

Nội dung

Tính

dạng cấu trúc

Tính hệ

Sự vận

Sự

thống

động và

tương

biến đổi

tác

CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT
1

Chất có ở Các trạng thái (thể) của chất


A

C

B

A

B

xung quanh Một số chất thông dụng

A

C

B

B

B

Dung dịch. Huyền phù, nhũ tương

B

B

B


A

A

Tách chất ra khỏi hỗn hợp

B

B

B

A

A

Nước và khoáng trong đất là “thức ăn” cho cây

B

A

A

A

B

Vật chất di truyền: ADN, ARN


B

A

A

A

B

Nguyên tử. Nguyên tố hoá học

B

A

B

B

B

Sơ lược về liên kết hoá học

B

A

A


B

B

Hoá trị; công thức hoá học

A

B

B

C

C

Mol và tỷ khối của chất khí

B

A

C

B

B

ta


2

Cấu

trúc

của chất


15

Sự đa
STT

Chủ đề

Nội dung

Tính

dạng cấu trúc

Tính hệ
thống

Sự vận

động và tương
biến đổi


3

Sự

tác

Nồng độ dung dịch

B

A

C

A

A

Chuyển

Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học

B

B

C

A


A

hoá

Phản ứng hoá học

B

B

C

A

A

Định luật bảo toàn khối lượng

B

B

C

A

A

Phương trình hoá học; Tính toán hoá học


B

B

C

A

A

Năng lượng trong các phản ứng hoá học

B

B

C

A

A

Acid – Base – pH

A

B

C


A

A

Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố

A

A

A

B

B

hoá học hoá các chất trong cơ thể người
Chuyển

C

C

B

A

A


Dãy hoạt động hoá học của kim loại

B

B

B

A

A

Giới thiệu về chất hữu cơ

A

A

B

C

C

Giới thiệu một số sản phẩm từ dầu mỏ

B

B


B

A

A

Giới thiệu một số chất hữu cơ thường gặp trong B

B

B

A

A

học

hoá

cuộc sống


16

Sự đa
Chủ đề

STT


Tính

dạng cấu trúc

Nội dung

Tính hệ

Sự vận

Sự

thống

động và

tương

biến đổi

tác

VẬT SỐNG
Cấu tạo và chức năng, sinh sản của tế bào

4

Tế bào

5


Từ tế bào Từ tế bào – mô – cơ quan – cơ thể
đến cơ thể
Đa dạng thế Virus, vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật
giới sống

6
7

8

9

Các
hoạt
động sống
của cơ thể
sinh vật
Con người

sức
khoẻ

Trao đổi chất và chuyển hoá năng

Sinh vật

Môi trường và các nhân tố sinh thái




môi

trường

C

A

A

A

B

B

A

A

B

A

A

B

B


B

A

B

A

A

A

A

B

A

A

A

A

A

A

A


A

A

lượng; Sinh trưởng và phát triển ở sinh
vật;
Khái
quátởvề
cơvật;
thể người
Sinh sản
sinh
Cảm ứng ở sinh vật
Các hệ cơ quan trong cơ thể người

Hệ sinh thái; Cân bằng tự nhiên


17

STT Chủ đề

Nội dung

Sự đa

Tính

Tính hệ


Sự vận

Sự tương

dạng

cấu trúc

thống

động và

tác

biến đổi
10

Di truyền và Gene định vị trên các nhiễm sắc thể
biến dị
Các gene vận động cùng nhiễm sắc thể theo
quy luật nguyên phân và giảm phân

A

B

C

A


A

Đột biến nhiễm sắc thể
Quan hệ kiểu gene – môi trường – kiểu hình
11 Chọn lọc
tự nhiên
và tiến
hoá

Khái
niệmhọc
tiếnvới
hoá;
Bằng
chứng tiến hoá
Di truyền
con
người

A

B

B

A

A


B

B

A

C

C

B

B

B

A

A

Chọn lọc tự nhiên; Chọn lọc nhân tạo
Sự phát sinh, phát triển sự sống trên Trái Đất
và hình thành loài người
NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI

12 Đo đại lượng Vai trò của đo các đại lượng; Đo chiều dài,
khối lượng, thời gian; Đo nhiệt độ
13 Lực và
chuyển
động


Lực và tác dụng của lực; Lực tiếp xúc và lực
không tiếp xúc; Ma sát; Khối lượng và trọng
lượng; Biến dạng của lò xo


18

Sự đa
STT

Chủ đề

Tốc độ

Nội dung

Tốc độ trong cuộc sống; Đo tốc độ;

Tính

dạng cấu trúc

Tính hệ

Sự vận

Sự

thống


động và

tương

biến đổi

tác

B

B

B

A

A

B

B

B

B

B

Khái

niệm
lượng;
Áp suất
ở rễ,vềápnăng
suất thẩm
thấuCác
ở tếdạng
bào năng A
lượng
và lượng; Sự chuyển hoá năng lượng; Năng
lượng hao phí; Nhiên liệu; Nguồn năng
cuộc sống Năng lượng chuyển động nhiệt; Đo nhiệt
lượng trong tự nhiên
lượng; Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt; Sự
bay
hơivà công suất; Động năng và thế
Công

B

B

A

B

B

B


A

A

Đồ thị quãng đường – thời gian
14

Khối
lượng
riêng và
áp suất

15

Khái niệm về khối lượng riêng; Đo khối
lượng riêng; Áp suất trên một bề mặt; Tăng,
giảm
áp suất; Áp suất trong chất lỏng; Áp suất
trong chất khí

Năng

năng; Tốc độ xe với an toàn giao thông;
Vòng năng lượng trên Trái Đất

B


×