Tải bản đầy đủ (.docx) (133 trang)

Đặc điểm ngôn ngữ văn hóa của địa danh huyện tây giang quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN

ĐỖ THẾ VẠN

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ - VĂN HÓA
CỦA ĐỊA DANH HUYỆN TÂY GIANG - QUẢNG NAM
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
ThS. HỒ TRẦN NGỌC OANH

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Ngôn ngữ
học với đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của địa danh huyện Tây Giang –
Quảng Nam” ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình, những lời động viên sâu sắc từ thầy cô, gia đình, bạn bè.

Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng
viên Thạc sĩ: Hồ Trần Ngọc Oanh, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận
tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các thầy giáo, cô
giáo đã giảng dạy em trong suốt những năm học vừa qua, cung cấp cho tôi
những kiến thức bổ ích để tôi ứng dụng vào đề tài luận văn của mình.


Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo, các nhân
chứng điền dã và cộng tác viên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có
thể hoàn thành luận văn này
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Người thực hiện

Đỗ Thế Vạn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu và các kết luận được trình bày trong luận văn
hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ một nghiên cứu
nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Người thực hiện

Đỗ Thế Vạn


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU................................................................................................................
1.

Lí do chọn đề tài..................................................................................................

2.


Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................................

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................

3.1.

Mục đích nghiên cứu ..........................................................................

3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................

4.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................

4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................

5.

Tư liệu và phương pháp nghiên cứu...................................................................


5.1. Tư liệu nghiên cứu..........................................................................................
5.2.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................

6.

Đóng góp của luận văn ......................................................................................

7.

Cấu trúc của luận văn ........................................................................................

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .........................................................
1.1.

Khái quát về địa danh ........................................................................

1.1.1. Định nghĩa địa danh....................................................................................
1.1.2. Phân loại địa danh.......................................................................................
1.1.2.1. Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu.............................................................
1.1.2.2. Căn cứ vào nguồn gốc ngôn ngữ tộc người ..............................................
1.1.3. Đặc điểm của địa danh................................................................................
1.1.4. Chức năng của địa danh ..............................................................................
1.1.5. Vị trí của địa danh trong ngôn ngữ học .......................................................
1.2.

Vài nét về tiếng Cơ-tu .......................................................................

1.2.1. Đặc điểm về ngữ âm ...................................................................................

1.2.2. Đặc điểm về từ vựng...................................................................................


1.2.3. Đặc điểm về ngữ pháp........................................................................................... 23
1.2.4. Vài nét về chữ viết.................................................................................................... 23
1.3. Tư liệu thực tế về lịch sử, địa danh huyện Tây Giang .............................. 24
1.3.1. Đặc điểm chung về lịch sử, địa lí và cư dân huyện Tây Giang ........24
1.3.2. Kết quả thu thập và phân loại địa danh huyện Tây Giang.................. 24
1.3.2.1. Kết quả thu thập..................................................................................................... 24
1.3.2.2. Kết quả phân loại................................................................................................... 26
Tiểu kết:....................................................................................................................................... 32
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA ĐỊA DANH HUYỆN TÂY GIANG.........33

2.1. Đặc điểm cấu tạo địa danh về mặt hình thức................................................ 33
2.1.1. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh huyện Tây Giang ........................33
2.1.2. Thành tố chung trong cấu trúc phức thể địa danh huyện Tây Giang . 34

2.1.2.1. Kết quả thu thập và phân loại......................................................................... 34
2.1.2.2. Đặc điểm và cấu tạo của thành tố chung................................................. 35
2.1.2.3. Khả năng chuyển hóa của thành tố chung............................................. 37
2.1.2.4. Một vài nhận xét về thành tố chung............................................................ 38
2.1.3. Đặc điểm của thành tố tên riêng trong cấu trúc phức thể địa danh
.......................................................................................................................................................... 39

2.1.3.1. Vị trí của tên riêng trong cấu trúc phức thể địa danh.......................39
2.1.3.2. Đặc điểm cấu tạo tên riêng trong địa danh huyện Tây Giang.......39
2.1.3.3. Các yếu tố cấu tạo địa danh huyện Tây Giang ...................................... 45
2.2. Đặc điểm cấu tạo địa danh về mặt nội dung.................................................. 46
2.2.1. Phương thức tự tạo................................................................................................. 46
2.2.1.1. Nhóm dựa vào đặc điểm của chính đối tượng để đặt tên..............46

2.2.1.2. Nhóm địa danh dựa vào sự vật, yếu tố có quan hệ chặt chẽ với đối tượng để

đặt tên........................................................................................................................................... 48
2.2.1.3. Lồng ghép các yếu tố Hán Việt để đặt tên............................................... 49
2.2.1.4. Loại dùng số thứ tự hoặc chữ cái để đặt tên........................................ 49
2.2.2. Phương thức chuyển hóa.................................................................................... 49
2.2.2.1. Chuyển hóa trong nội bộ một loại địa danh........................................... 50
2.2.2.2. Chuyển hóa giữa các loại địa danh............................................................. 51
2.2.3. Phương thức vay mượn....................................................................................... 52


2.3. Vấn đề chuẩn hóa chính tả địa danh gốc Cơ-tu ở Tây Giang trong tiếng Việt.. 54

2.3.1. Thực trạng cách viết địa danh gốc Cơ-tu trong tiếng Việt.................54
2.3.1.1. Cách viết từ ngữ âm học không thống nhất.......................................... 55
2.3.1.2. Cách viết các phụ âm không thống nhất.................................................. 59
2.3.1.3. Chuyển tự không thống nhất.......................................................................... 62
2.3.1.4. Phiên âm kết hợp với sự chuyển dịch trùng lặp về nghĩa ..............64
2.3.2. Cách phiên chuyển địa danh gốc Cơ-tu sang tiếng Việt.....................64
2.3.2.1. Đặc điểm ngữ âm – chữ viết Cơ-tu............................................................. 64
2.3.2.2. Cách phiên chuyển địa danh gốc Cơ-tu sang tiếng Việt................. 65
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA – VĂN HÓA CỦA ĐỊA DANH
HUYỆN TÂY GIANG............................................................................................................... 74
3.1. Đặc điểm về nguồn gốc và ý nghĩa của địa danh huyện Tây Giang . 74
3.1.1. Địa danh có nguồn gốc và ý nghĩa rõ ràng................................................. 74
3.1.2. Địa danh có nguồn gốc và ý nghĩa không rõ ràng.................................. 79
3.2. Nguyên nhân biến đổi và ra đời, mất đi của địa danh huyện Tây Giang
.......................................................................................................................................................... 80

3.2.1. Nguyên nhân biến đổi địa danh........................................................................ 80

3.2.1.1. Biến đổi do lịch sử, địa lí.................................................................................. 80
3.2.1.2. Biến đổi do ngôn ngữ......................................................................................... 81
3.2.1.3. Biến đổi do những nguyên nhân xã hội................................................... 81
3.2.2. Nguyên nhân ra đời và mất đi của một địa danh..................................... 82
3.2.2.1. Nguyên nhân xã hội............................................................................................. 82
3.2.2.2. Nguyên nhân hiện thực...................................................................................... 82
3.2.2.3. Nguyên nhân chính trị........................................................................................ 82
3.3. Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa thể hiện qua địa danh huyện Tây Giang
.......................................................................................................................................................... 83

3.3.1. Một số vấn đề về văn hóa và ngôn ngữ........................................................ 83
3.3.1.1. Khái niệm văn hóa................................................................................................ 83
3.3.1.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa................................................... 84
3.3.2. Đặc trưng văn hóa thể hiện qua địa danh huyện Tây Giang .............86
3.3.2.1. Đặc trưng văn hóa thể hiện qua các thành tố chung........................ 86
3.3.2.2. Địa danh huyện Tây Giang phản ánh đặc điểm địa hình tự nhiên, dấu ấn văn

hóa – tộc người, tâm tư tình cảm của người dân................................................ 88


3.3.3. Mối tương quan giữa địa danh huyện Tây Giang với địa danh tỉnh Quảng

Nam và địa danh cả nước................................................................................................. 92
3.3.3.1. Tính thống nhất trong đang dạng giữa địa danh huyện Tây Giang so với địa

danh tỉnh Quảng Nam và địa danh cả nước........................................................... 92
3.3.3.2. Nét đặc thù địa danh huyện Tây Giang..................................................... 93
KẾT LUẬN.................................................................................................................................. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 99
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) của địa danh huyện Tây Giang 17
Bảng 1.2: Số lượng và tỉ lệ (%) về sự phân loại địa danh dựa trên đối tượng địa lí

tự nhiên và không tự nhiên................................................................................................... 20
Bảng 1.3: Số lượng và tỉ lệ (%) của địa danh huyện Tây Giang được phân loại theo

tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ............................................................................................... 23
Bảng 2.1: Mô hình phức thể địa danh có gốc ngôn ngữ dân tộc Cơ-tuở huyện Tây

Giang, tỉnh Quảng Nam........................................................................................................... 25
Bảng 2.2: Số lượng và tỉ lệ (%) của thành tố chung trong địa danh huyện Tây

Giang.................................................................................................................................................. 32
Bảng 2.3: Số lượng và tỉ lệ (%) của âm tiết tạo thành các thành tố tên riêng
.............................................................................................................................................................. 32

Bảng 2.4: Số lượng và tỉ lệ (%) của các địa danh có cấu tạo đơn...................33
Bảng 2.5: Số lượng và tỉ lệ (%) của thành tố tên riêng đơn cấu tạo bằng từ đơn đa

tiết........................................................................................................................................................ 34
Bảng 2.6: Số lượng và tỉ lệ (%) của địa danh có cấu tạo phức .........................35
Bảng 2.7: Số lượng và tỉ lệ (%) của địa danh huyện Tây Giang theo phương thức

định danh......................................................................................................................................... 44
Bảng 2.8: Sự không thống nhất trong cách viết địa danh gốc Cơ-tu............47
Bảng 2.9: Sự không thống nhất trong cách viết địa danh gốc Cơ-tu............48
Bảng 2.10: Sự không thống nhất trong cách viết địa danh gốc Cơ-tu.........49

Bảng 2.11: Sự không thống nhất trong cách viết địa danh gốc Cơ-tu..........50


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Địa danh từ lâu đã được xem là một chứng tích, ghi lại những giá trị lịch
sử - văn hóa bằng ngôn ngữ độc đáo. Được cấu tạo từ chất liệu ngôn ngữ, địa danh
là một bộ phận đặc biệt của từ vựng học. Chịu tác động của các quy luật ngữ âm, địa
danh còn là đối tượng nghiên cứu của ngữ âm học. Đồng thời, do được cấu tạo theo
các phương thức cấu tạo từ khác nhau nên chúng cũng là đối tượng được ngữ pháp
học chú ý. Địa danh còn là sản phẩm do người bản địa tạo ra, gắn chặt với một vùng
phương ngữ, thể hiện nét văn hóa riêng của địa phương ấy. Như vậy, địa danh là một
đối tượng đặc biệt mà các phân môn thuộc ngôn ngữ học quan tâm.

Gắn với văn hóa - địa lí - lịch sử dân cư, vì vậy, địa danh có mối dây
liên hệ chặt chẽ với từng vùng đất nhất định. Qua địa danh nào đó, ta có thể
tìm thấy được bề sâu về lịch sử - xã hội của một dân tộc, thấy được đặc
trưng văn hóa, cuộc sống sinh hoạt và năng lực nhận thức cũng như tâm lí
của học. Trong một vùng đất có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống thì địa
danh nơi đó cũng mang dấu tích của nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Tây Giang là huyện phía Tây tỉnh Quảng Nam, nằm ngay phía Tây cửa
ngõ ra vào của tỉnh qua tuyến biên giới Lào. Khảo sát và phân tích địa danh ở
một nơi mà dân tộc thiểu số chiếm tới 95% dân số trong toàn huyện, chúng
tôi nhận thấy nổi trội hơn hết là một lớp địa danh bằng tiếng dân tộc (chủ yếu
là tiếng Cơ-tu) phổ biến trong huyện. Nghiên cứu địa danh của một ngôn ngữ
cũng như của một địa phương đã giúp hiểu được đặc điểm văn hóa - lịch sử
của một dân tộc hoặc của một cộng đồng dân cư địa phương thông qua chất
liệu ngôn ngữ của vùng này. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm cấu tạo và đặc
điểm ngữ nghĩa - văn hóa của địa danh ở một vùng có đặc thù như vậy sẽ
góp phần tìm hiểu sâu hơn bản sắc văn hóa của người dân nơi đây.


Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ - văn
hóa của địa danh huyện Tây Giang - Quảng Nam” để nghiên cứu.


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tính đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về địa danh học, bao
gồm những công trình có tính chất lí luận và những công trình nghiên cứu địa danh
cụ thể của mỗi vùng đất, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về
“Đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của địa danh huyện Tây Giang - Quảng Nam”. Tuy
nhiên, các công trình có tính chất lý luận và những công trình nghiên cứu địa danh
cụ thể của mỗi vùng đất cụ thể đã góp phần rất lớn để chúng tôi tham khảo, từ đó tìm
ra được định hướng nghiên cứu thích hợp để hoàn thành đề tài này.

Với tư cách là một bộ phận từ vựng của một ngôn ngữ, địa danh
thường được các nhà ngôn ngữ học xem xét từ nhiều góc độ như: cấu tạo, ý
nghĩa, phương thức định danh, nguồn gốc, quá trình biến đổi,… Theo
Superanskaia trong “Địa danh học là gì” (1985) có đề cập: “Chức năng của
địa danh là định vị các mục tiêu về mặt lãnh thổ nên trong ý thức của mỗi con
người, mỗi địa danh nhất định đều gắn liền với một nơi nhất định và một thời
đại nhất định. Sự phân bố không gian này của các địa danh cho phép chúng
trở thành nhân tố đại diện và bảo tồn phần lớn thông tin văn hóa” [27, tr.1].
Việc nghiên cứu về địa danh nói chung và địa danh mang đặc điểm ngôn
ngữ - văn hóa nói riêng đang là vấn đề được rất nhiều tỉnh, thành phố cùng các
nhà nghiên cứu quan tâm. Trên thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu về địa
danh ở mỗi vùng đất và đạt những thành tựu tiêu biểu được công bố như: Địa
danh thành phố Đà Nẵng (Hoàng Tất Thắng), Nghiên cứu địa danh Quảng Trị (Từ
Thu Mai), Nghiên cứu địa danh Phú Yên (Phan Thanh Bình), Đặc điểm ngôn ngữ văn hóa của địa danh ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Tây Thừa Thiên Huế (Trần Văn
Sáng),… Chính những công trình này không chỉ giúp cho bức tranh nghiên cứu
địa danh ở Việt Nam ngày càng đa dạng phong phú mà còn là nguồn tư liệu tham

khảo quý báu cho những công trình nghiên cứu địa danh về sau. Hơn nữa, chính
các công trình nghiên cứu những cụ thể về địa danh của từng vùng đất này đã
góp phần rất lớn để chúng tôi tham khảo để hoàn thành đề tài này.


Hơn nữa, nghiên cứu sâu hơn về địa danh, tác giả Trần Văn Sáng trong
bài “Đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của địa danh có nguồn gốc tiếng Cơ tu ở
Thừa Thiên Huế” đã đăng trong “Kỉ yếu Hội thảo quốc tế Đào tạo và nghiên cứu
ngôn ngữ học ở Việt Nam: những vấn đề lí luận và thực tiễn” công bố năm 2013
đã có một cách nghiên cứu mới, sâu hơn về vấn đề địa danh học. Bên cạnh đó,
năm 2013, tác giả còn cho công bố các công trình “Vấn đề chuẩn hóa địa danh
dân tộc thiểu số trong văn bản tiếng Việt (Qua khảo sát địa danh ở Thừa Thiên
Huế)”. Đến năm 2014, tác giả tiếp tục cho đăng tải bài viết “Cách phiên chuyển
địa danh gốc dân tộc thiểu số ở Thừa Thiên Huế sang tiếng Việt” được in trong
Tạp chí Khoa học, số 1, 2014 (tr.396-412) và “Những vấn đề Chính tả tiếng Việt
hiện nay”. Chính những công trình này là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị rất
lớn giúp chúng tôi hoàn thành được đề tài này.

Theo khảo sát, chúng tôi thu thập được bài viết “Địa danh có
nguồn gốc tiếng Cơ-tu ở Quảng Nam”, tác giả Nguyễn Hữu Hoành chỉ
dừng lại ở hai khía cạnh: “phương thức định danh” và “các đặc trưng
văn hóa được thể hiện qua định danh”. Như vậy, tính đến thời điểm
hiện tại, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về “Đặc điểm
ngôn ngữ - văn hóa của địa danh huyện Tây Giang - Quảng Nam”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Căn cứ trên nhu cầu lí thuyết và ứng dụng vào thực tiễn, mục đích nghiên
cứu của đề tài này muốn hướng đến: Một là, khảo sát và phân tích những yếu tố liên
quan đến đặc điểm của địa danh huyện Tây Giang về cấu tạo hình thức, đặc điểm
ngữ nghĩa và những đặc trưng văn hóa qua mối quan hệ giữa địa danh với lịch sử,

địa lí, phương ngữ và đặc biệt là sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa tiếng Việt và tiếng Cơ-tu
(ngôn ngữ của cư dân bản địa ở Tây Giang). Từ đó làm nổi bật những đặc điểm về
phương thức định danh từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa và làm sáng tỏ truyền thống,
văn hóa của địa phương. Hai là, thông qua những kết quả đạt được từ


luận văn này, góp phần xác định rõ nguồn gốc của tiếng Cơ-tu do có
sự cạnh tranh về nguồn gốc giữa hai huyện Tây Giang và Đông Giang.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lí thuyết về định danh, về địa danh và

các vấn đề đặc trưng văn hóa của địa danh.
- Điền dã, khảo sát thực tế các địa danh tồn tại trên địa bàn

huyện Tây Giang để thu thập các thông số thông tin của địa danh.
- Thống kê, miêu tả, phân tích cứ liệu để rút ra nhận xét về nguồn gốc
ngôn ngữ, cấu tạo và ý nghĩa của các yếu tố cấu tạo địa danh. Trên cơ sở đó
khái quát về sự tương tác giữa ngôn ngữ với văn hóa, lịch sử cũng như mối
quan hệ giữa địa danh huyện Tây Giang với địa danh trong tỉnh Quảng Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các địa danh ở huyện Tây
Giang thuộc tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tập trung khảo sát 231 địa danh thuộc huyện Tây
Giang, trong đó có: 87 địa danh hành chính; 5 địa danh công trình xây
dựng, 3 địa danh kinh tế - xã hội, 136 địa danh địa hình tự nhiên.
5. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Tư liệu nghiên cứu

Tư liệu mà chúng tôi sử dụng trong luận văn này được chia thành ba

nguồn chính:
+ Nguồn tư liệu thành văn
Trước hết, đó là những công trình nghiên cứu đã được công bố
của các tác giả trong nước có liên quan đến đề tài; các bài viết đăng
trên các tạp chí, trong các kỉ yếu hội thảo khoa học. Trong đó những
bài viết liên quan trực tiếp đến địa danh được chúng tôi đặc biệt chú ý.
Tài liệu phân chia đơn vị hành chính, địa danh, địa giới.


Bảng tổng hợp các thôn, bản, làng được lưu trữ tại Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh, huyện.
+ Các loại bản đồ
+ Nguồn tư liệu điền dã: là nguồn tài liệu có ý nghĩa đặc biệt đối

với sự thành bài của đề tài. Đây là những tài liệu do nhóm tác giả tiến
hành điều tra nghiên cứu, khảo sát trên thực tế, đối chiếu tư liệu với tư
liệu thành văn trong quá trình thực hiện đề tài này.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp ngôn ngữ học:

Phương pháp thống kê, phân loại là sử dụng phương pháp
điều ra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu.
Phương pháp điền dã là phương pháp cơ bản mà chúng tôi vận dụng.
Bằng phương pháp điền dã, chúng tôi có thể quan sát, nghe những người bản
địa ở chính địa danh đó phát âm, kể về địa danh, ghi chép, chụp ảnh… nhằm xác
định các địa danh về mặt từ, ngữ cũng như địa điểm mà địa danh đã tồn tại.

Phương pháp so sánh đối chiếu được sử dụng nhằm tiến

hành đối sánh các mối tương liên giữa tên gọi của các địa danh cũ và
mới, giữa tên gọi của tiếng Cơ-tu, tiếng Kinh, tiếng Pháp… Từ đó làm
cơ sở xác định rõ tên gọi của các địa danh
Phương pháp phân tích, hệ thống và tổng hợp khái quát cũng
được sử dụng trong khi thực hiện đề tài nhằm làm rõ nghĩa của từng
từ hoặc nhìn chúng trong cái nhìn tổng quát để có thể hiểu chính xác
về các địa danh được đề cập trong từng mục từ.
Ngoài ra, để tiếp cận chân lí từ nhiều phía, chúng tôi đã vận
dụng một số phương pháp nghiên cứu liên ngành, gồm: xã hội học,
văn hóa học, lịch sử học, dân tộc học, địa lí học,…
6. Đóng góp của luận văn
Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi hi vọng luận văn sẽ góp phần bổ sung

lí thuyết về nghiên cứu địa danh đối với một vùng miền có sự cộng cư của nhiều


dân tộc mà ở đó ngôn ngữ, bản sắc của mỗi dân tộc vừa bảo toàn một cách trọn
vẹn song cũng đóng góp nét riêng của mình cho cộng đồng. Từ đó, chúng tôi hi
vọng sẽ giới thiệu những giá trị ngôn ngữ văn hóa trong địa danh cho những ai
quan tâm tìm hiểu. Đồng thời cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho chính quyền,
người dân địa phương khi đặt tên những vùng đất mới ở Tây Giang và trả lại
những tên gọi trước kia đã bị mất do quá trình thâm nhập ngôn ngữ.

7. Cấu trúc của luận văn Chương
1. Những vấn đề chung
Chương 2. Đặc điểm cấu tạo của địa danh huyện Tây Giang Chương
3. Đặc điểm ngữ nghĩa – văn hóa địa danh huyện Tây Giang


CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát về địa danh
1.1.1. Định nghĩa địa danh
Mỗi vùng đất, mỗi địa phương đều có những tên gọi riêng và cụ thể. Các
tên gọi này tồn tại nhất định trong trường từ vựng của những ngôn ngữ cụ thể
khác nhau và được quy chuẩn bằng các thuật ngữ quốc tế “toponym”, dịch sang
tiếng Việt là “địa danh” hay tên gọi riêng dành cho một đối tượng địa lí cụ thể.
Khái niệm về địa danh mặc dù đã được nhắc tới trong những công trình nghiên
cứu khác nhau, tuy nhiên đến hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất dù ai cũng
đều hiểu địa danh là tên gọi cho một đối tượng địa lí, hay một cách chiết tự là
“tên đất”. Trên thực tế đã chứng minh, địa danh không chỉ là khái niệm bao gồm
tên của các đối tượng địa lí (tên vùng đất) mà còn chứa đựng những đối tượng
địa lí khác tồn tại trên nó như: địa danh dân cư, địa danh giao thông, địa danh
kinh tế - xã hội, địa danh sơn văn, địa danh thủy văn,… Do vậy, để khái niệm về
địa danh trở thành khái niệm khoa học thực thụ thì cần phải được hiểu ở góc độ
rộng hơn, bao hàm hơn, khái quát hơn.

Trong Từ điển tiếng Việt của Văn Tân, mục từ Địa danh được
giải thích bằng một câu ngắn gọn: “Tên đất đai” [27, tr.294].
Theo Nguyễn Văn Âu: “Địa danh là tên đất, gồm tên sông, núi,
làng, mạc…hay là tên các địa phương, các dân tộc…[1, tr.5].
Trong cuốn “Địa danh học là gì”, A.V. Superanskaia đã chỉ rõ: “Tên
gọi các địa điểm được biểu thị bằng những từ riêng. Đó là các tên gọi địa
lý, địa danh” [26, tr.1]. Những địa điểm, mục tiêu địa lí đó là những vật thể
tự nhiên nhiên hay nhân tạo với sự định vị xác định trên bề mặt trái đất,
từ những vật thể lớn nhất cho đến những vật thể nhỏ nhất đều có tên gọi.
Trong công trình nghiên cứu về địa danh của mình, Lê Trung Hoa định
nghĩa cụ thể hơn: “Địa danh là những từ hoặc ngữ cố định được dùng làm tên



riêng của địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành
chính, các vùng lãnh thổ. Đứng trước các địa danh thường có một danh từ
chung chỉ tiểu loại địa danh đó như: núi, sông, đường, thôn…” [9, tr.18].

Theo góc độ Địa – Văn hóa, trong cuốn “Một số vấn đề về Địa danh
học Việt Nam”, Nguyễn Văn Âu định nghĩa: “Địa danh là tên địa lí các địa
phương; địa danh học là một môn khoa học chuyên nghiên cứu về tên địa
lí các địa phương” [1, tr.5]. Tuy nhiên, đây là định nghĩa còn chung chung
và chưa lọt tả được bản chất cũng như chức năng của địa danh.
Trong cuốn “Đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của địa danh ngôn ngữ
dân tộc thiểu số ở Tây Thừa Thiên Huế”, Trần Văn Sáng quan niệm: “Địa
danh chính là những từ, cụm từ được sử dụng để gọi tên các đối tượng,
không gian địa lý, các đặc trưng địa hình, địa vật nào đó. Địa danh có tác
dụng khu biệt, định vị chính những đối tượng, không gian địa lý, những đặc
trưng địa hình, địa vật được gọi tên đó với những đối tượng, không gian địa
lý, những đặc trưng địa hình địa vật khác trong môi trường [25, tr.38].
Từ những định nghĩa về địa danh nêu trên, chúng tôi quan niệm địa danh
là những từ ngữ chỉ tên riêng của đối tượng địa lí bao gồm địa hình tự nhiên, các
đơn vị dân cư và các công trình nhân tạo có vị trí xác định trên bề mặt trái đất.
Các tên gọi này được khu biệt bằng các từ, cụm từ chỉ từng loại đối tượng địa lí
trong một không gian địa hình địa vật cụ thể, xác định. Địa danh phải cấu thành
từ những đặc điểm địa lí của từng vùng miền, phản ánh chính xác đặc trưng của
từng đối tượng chứa trong môi trường đó. Như vậy, địa danh của huyện Tây
Giang là những từ hoặc ngữ cố định được dùng làm tên riêng của địa hình thiên
nhiên, các công trình xây dựng, các đơn vị hành chính, các vùng lãnh thổ phản
ánh những dấu ấn lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ trên địa bàn huyện Tây Giang.


1.1.2. Phân loại địa danh
1.1.2.1. Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu

Căn cứ theo đối tượng nghiên cứu, địa danh huyện Tây Giang
được chia thành 4 loại chính, đó là: địa danh tự nhiên, công trình xây
dựng, địa danh dân cư, đơn vị hành chính.
1.1.2.2. Căn cứ vào nguồn gốc ngôn ngữ tộc người
Địa danh huyện Tây Giang được chia thành hai nhóm lớn:
- Địa danh thuần Cơ-tu.
- Địa danh thuần Việt.
Ngoài ra, còn có một bộ phận nhỏ là địa danh có nguồn gốc từ tiếng Pháp.

1.1.3. Đặc điểm của địa danh
Địa danh là một ngành nghiên cứu rất phức tạp, phạm vi nghiên cứu của
địa danh học lại phong phú, bao trùm cả đối tượng địa lí tự nhiên cũng như
các hiện tượng kinh tế xã hội. Mặt khác, địa danh cũng thường thay đổi do
quá trình phát triển của ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc. Việc nghiên cứu địa
danh ở nước ta nói riêng, trên thế giới nói chung đã bắt đầu từ lâu, song việc
tìm ra các đặc điểm, các nguyên tắc lại chưa được chú ý nhiều lắm.

Khi xác định tên các địa danh, thường dựa vào các đặc điểm tự
nhiên (sông, núi), các điều kiện sinh hoạt xã hội, sản xuất hay một sự
kiện lịch sử nào đó. Cụ thể:
Địa phương: một số địa danh cụ thể được xác định theo tên của
một địa danh sẵn có ở địa phương.
Hình dạng: một vài địa danh khác được xác định bằng hình dáng của đối

tượng địa lí như: hòn Vòng Phu, hòn Trống Mái, ghềnh Đá Dĩa,…
Kích thước: địa danh cũng có thể đặt theo kịch thước khi so sánh với nhau.

Màu sắc: địa danh cũng có thể được xác định căn cứ vào màu sắc
như: sông Hồng, sông Lam,…
Mùi vị: địa danh cũng được xác định qua mùi vị như: sông Hương,

nước Mặn, nước Ngọt,…


Âm thanh: Có những địa danh cũng được đặt tên theo âm thanh
như: biển Thiên Cầm,…
Đặc sản: địa danh cũng được xác định theo đặc sản trong vùng
như: sông Sài Gòn, rào Tre,…
Thứ tự: trong điều kiện phức tạp, địa danh có thể được sắp xếp trong một trật

tự nhất định như: cầu Bản 1, cầu Bản 2,..
Phương hướng: địa danh cũng đặt theo phương hướng như: biển
Đông, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam,…
Vị trí: địa danh có khi được khẳng định theo vị trí trong vùng như:
sông Tiền, sông Hậu,…
Tên người: địa danh có khi được đặt theo tên người như: suối
Lênin, núi Yên Tử,…
1.1.4. Chức năng của địa danh
Địa danh là lĩnh vực nghiên cứu rất phức tạp, có nhiều cách tiếp
cận địa danh theo những hướng nghiên cứu khác nhau. Điều này dẫn
tới việc xác định chức năng của địa danh thường được các tác giả
trình bày theo các hiểu riêng của từng cá nhân.
1.1.5. Vị trí của địa danh trong ngôn ngữ học
Địa danh học là một trong những đối tượng nghiên cứu nằm trong
ngành khoa học về ngôn ngữ. Đối với ngôn ngữ học, địa danh là một trong
nhiều nguồn từ liệu quý, có giá trị đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực nghiên
cứu về lịch sử của ngôn ngữ học. Hơn nữa, địa danh vừa là thành tố cũng là
đối tác quan trọng của trong việc tìm về những chân giá trị về quá trình hình
thành, nguồn gốc, ý nghĩa của ngôn ngữ. Chính vì vậy, địa danh có những
mối quan hệ chặt chẽ với những ngành khoa học khác như:


a) Vị trí của địa danh trong ngữ âm học, từ vựng học, ngữ pháp học
Được tạo nên từ các chất liệu ngôn ngữ gồm: vỏ âm thanh, nội dung, ý nghĩa,
quan hệ ngữ ngữ với các yếu tố cấu tạo, nên, địa danh mang đầy đủ đặc tính của
ngôn ngữ. Chính vì vậy, địa danh có quan hệ với ngữ âm học, từ vựng học, ngữ


pháp học. Bên cạnh đó, nhắc tới địa danh thì hay nghĩ đến tên gọi của một đối tượng
địa lí, vì vậy, địa danh cũng là đối tượng nghiên cứu của phương ngữ học.

b) Vị trí của địa danh trong danh xưng học
Danh xưng học (onomastics) là một phân ngành nhỏ của từ vựng học. Theo
Nguyễn Kiên Trường trong công trình nghiên cứu “Những đặc điểm chính của
địa danh Hải Phòng (sơ bộ so sánh với địa danh một số vùng khác)” đã đưa ra
quan điểm: “Địa danh học thuộc hẳn về từ vựng học” [33, tr.20]. Cùng vấn đề
này, nhà nghiên cứu A.V. Superanskaja cũng phân tích “nếu từ vựng được ví
như mặt trời thì các hình thái từ vựng như địa danh, tên người, thuật ngữ khoa
học,… là những hành tình xoay quanh nó trong thái dương hệ” [27, tr.2]. Chính lẽ
đó, chúng tôi quan niệm địa danh học là tiểu loại của danh xưng học thuộc phân
ngành từ vừng học trong ngôn ngữ học. Từ đó, chúng tôi mô hình hóa vị trí của
địa danh trong ngôn ngữ như sau:

Ngôn ngữ học
Ngữ âm học

Từ vựng học

Ngữ pháp học

Danh xưng
học

Địa danh học
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cây về vị trí của địa danh trong ngôn ngữ học

c) Vị trí của địa danh trong các ngành khoa học khác
Tên riêng nói chung và địa danh nói riêng là những sản phẩm của quá trình
định danh cho một đối tượng địa lí hay sự vật, đối tượng nào đó và chúng không
nằm ngoài những qui luật tác động của ngôn ngữ. Một đối tượng địa lí được định


danh khi nó cùng tồn tại con người, các yếu tố xã hội như lịch sử, văn hóa, xã
hội… Và từ trong quá trình phát triển này của quy luật xã hội, các địa danh luôn
tồn tại song song, qua đó, nó là những “ổ cứng” lưu giữ những tài liệu quý về
đặc điểm dân tộc, lịch sử, các giá trị văn hóa - văn học, địa lí, kinh tế, xã hội,…

+ Đối với dân tộc học: Địa danh là nhân chứng đáng tin cậy nhất

của quá trình hình thành, tồn tại, phát triển của một cộng đồng dân cư,
qua đó, nó phản ánh đúng vị trí cư trú của một tộc người nào đó.
+ Đối với lịch sử học: Địa danh đều ghi chép lại các dấu ấn lịch sử

qua những sự kiện biến động trên địa bàn tồn tại của địa danh đó.
Thông qua lịch sử, ta có thể dễ dàng định vị được nguồn gốc nguyên
ngữ và các phương thức định danh địa danh của một đối tượng địa lí.
+ Đối với địa lí học: Địa danh học có mối quan hệ ràng buộc với

địa lí học. Từ địa danh, chúng ta có thể biết được cảnh quan thiên
nhiên, đặc điểm địa hình của một địa bàn địa lí. Hơn nữa, địa danh còn
giúp ta tìm kiếm một đối tượng địa lí nào đó như con sông, đồi núi, đặc
điểm sinh thái,… một cách thuận tiện và nhanh chóng.
+ Đối với văn hóa học: Địa danh sẽ cho biết những thông tin văn hóa quan

trọng về đặc điểm tâm lí, tôn giáo, tín ngưỡng, thông tục tập quán,…của một vùng
đất, của một tộc người cụ thể được lưu giữ thông qua tên gọi của địa danh. Đồng
thời, những sự kiện xảy ra trong xã hội, thông qua văn hóa, ta sẽ dễ dàng hơn trong
việc tìm ra phương thức định danh và nguyên nhân biến đổi của địa danh đó.

Vị trí của địa danh trong các ngành khoa học khác được chúng tôi
cụ thể hóa bằng sơ đồ lưới sau:

Dân

Lịc

Đị
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ lưới về vị trí của địa danh học trong mối quan hệ với
các ngành khoa học khác


Như vậy, có thể thấy địa danh học có một vị trí và mối quan hệ ràng
buộc, chặt chẽ, mất thiết với các ngành khoa học khác nhau. Chúng gắn bó và có
sự tác động qua lại để hình thành nên sự liên kết. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về
địa danh, chúng ta cần xác định đây là một chuyên ngành thuộc “sự quản lí” trực
tiếp từ ngôn ngữ học. Ngoài ra, địa học danh còn mang đầy đủ hình thái của một
ngành nghiên cứu của lịch sử, văn hóa của địa lí học. Chính điều này gây nên sự
sai lệch vì các thành tố lịch sử chứa trong địa danh. Cần phải hiểu rằng, nghiên
cứu lịch sử, văn hóa của một địa danh địa lí có nghĩa không phải là tìm hiểu về
lịch sử của một vùng đất, địa phương hay của sự hình thành một quốc gia mà là
của lịch sử ngôn ngữ học. Các kiến thức về lịch sử, địa lí chỉ bổ trợ cho việc
nghiên cứu nhằm xác định rõ được bản chất ngôn ngữ tìm ẩn trong địa danh.

1.2. Vài nét về tiếng Cơ-tu

Tiếng Cơ-tu là một thành viên trong nhóm Katuic thuộc họ ngôn
ngữ Môn-Khmer, ngữ hệ Nam Á. Về mặt loại hình, tiếng Cơ-tu là một
ngôn ngữ đơn lập, cận âm tiết (sesquisyllabic). Trong đó có sử dụng
các tiền tố, trung tố tạo từ phái sinh; có các tổ hợp phụ âm đầu đa
dạng; không có thanh điệu; tính đơn tiết kém. Đồng thời có sự mờ
nhạt về nghĩa và rơi rụng về âm của một số âm tiết phụ [17, tr.91].
Xét về cấu tạo, từ tiếng Cơ-tu gồm có: từ đơn (từ chỉ có 1 hình vị, đơn
đơn tiết hoặc đơn đa tiết), từ phái sinh (từ dùng tiền tố và trung tố tạo từ), từ
ghép (từ ghép các hình vị có khả năng độc lập tạo từ thành từ ghép) và từ láy
(từ mà các âm tiết trong từ có quan hệ ngữ âm với nhau). Từ được cấu tạo
bằng phương thức phụ gia lại vừa là hình vị có khả năng độc lập tạo từ đơn
(từ đơn đơn tiết). Ngoài ra, từ còn được tạo theo phương thức ghép hoặc láy.
Bên cạnh đó, tiếng Cơ-tu còn sử dụng các phương tiện ngữ pháp ở bên
ngoài từ như phương tiện trật tự, hư từ và ngữ điệu. [34].


1.2.1. Đặc điểm về ngữ âm
Về đặc điểm ngữ âm của tiếng Cơ-tu, trong phần này, dựa trên kết quả
nghiên cứu về các nhóm ngôn ngữ Katuic và một số nội dung được trình bày
trong cuốn sách Tiếng thông dụng C’tu Kinh và văn hóa làng C’tu do Bh’riu Liếc
biên soạn, cũng như trong bài viết “Cơ cấu ngữ âm tiếng Cơ-tu” của ThS.
Nguyễn Đăng Châu và nguồn tư liệu khi đi thống kê điền dã; chúng tôi rút ra
những đặc điểm nổi bật về đặc điểm ngữ âm của tiếng Cơ-tu như sau:

+ Tiếng Cơ-tu là ngôn ngữ cận âm tiết tính, thuộc nhóm Katuic, chi Môn-Khmer.
Điều này dẫn đến cấu trúc âm tiết trong tiếng Cơ-tu rất đa dạng. Từ nguồn tư liệu
điền dã cho thấy, tiếng Cơ-tu rất ít xuất hiện các tổ hợp phụ âm ở cuối âm tiết, ngay
cả đầu âm tiết cũng ít thấy có sự xuất hiện của tổ hợp phụ hai phụ âm.

+ Từ ngữ âm học thường có dạng đơn đa tiết. Các âm tiết được chia thành hai

loại: tiền âm tiết và âm tiết chính. Trong những từ song tiết, âm tiết chính luôn là
âm tiết mang trọng âm của từ. Bên cạnh đó, tiếng Cơ-tu còn tồn tại những từ có
vỏ ngữ âm gồm ba âm tiết. Ở từ âm vị học, tiếng Cơ-tu gồm có một âm tiết chính
và có trường hợp có một, hai hoặc ba tiền âm tiết. Các âm đầu của tiền âm tiết
gần như không hạn chế, có thể là phụ âm bất kì, trừ các phụ âm bật hơi.

+ Các âm cuối trong tiền âm tiết phần lớn là các phụ âm rung [l; r] hoặc âm
mũi [m; n; ŋ]. Trường hợp đặc biệt là những âm trước mũi hay trước âm tiết mũi
với dạng âm vị học là /N/. /N/ ở vị trí của trước âm tiết mũi và đồng nhất về vị trí
cấu âm với phụ âm đầu của âm tiết chính. Và tiếng Cơ-tu có hệ thống âm cuối
trong âm tiết khá phức tạp. Nó có thể là một phụ âm hoặc một tổ hợp phụ âm.
Ngoài các phụ âm tắc, vô thanh được kí hiệu [-p; -t; -k] và các âm trước mũi được
kí hiệu [-m; -n; -ŋ], các bán nguyên âm được kí hiệu [-j; -w], các phụ âm rung được
kí hiệu [-l; - r] thì nó còn có các phụ âm thanh hầu được kí hiệu [-wʔ; -iʔ; -ih].

Tuy nhiên, xét về cấu trúc âm tiết của tiếng Cơ-tu còn có sự không chặt
chẽ do sự xuất hiện của các phụ âm kép ở tiền âm tiết, phụ âm xát và
phụ âm rung ở cuối âm tiết.


1.2.2. Đặc điểm về từ vựng
Vì cùng thuộc với nhóm ngôn ngữ Katuic, nên trong từ vựng của tiếng
Cơ-tu cũng phản ánh một bức trong phong phú, đa dạng trong các mối quan hệ
cội nguồn và tiếp xúc với các ngôn ngữ Môn-Khmer cùng họ Nam Á. Chính vì
vậy, tiếng vay mượn các ngôn ngữ không cùng nguồn gốc và loại hình là điều
hiển nhiên. Đó là các lớp từ thuộc vốn cơ bản như: các từ chỉ hiện tượng thiên
nhiên: mây, mưa, nước, gió,… các từ chỉ bộ phận cơ thể người: chân, tay, cổ,…
các từ chỉ người: con, thanh niên,… các từ chỉ thời gian: ngày, đêm, đồng hồ,…
Trong vốn từ của mình, ngôn ngữ Cơ-tu hiện nay có nhiều từ ngữ vay mượn do
quá trình tiếp xúc với các ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng Việt. Đa số các từ vay

mượn đều thuộc lớp từ vựng văn hóa, chẳng hạn: kiêng học (thích học), choom
học (học giỏi), lướt họp (đi họp),… Ngoài ra, tiếng Cơ-tu hiện nay vay mượn rất
nhiều từ Việt nhằm diễn đạt các lĩnh vực văn hoá, chính trị, khoa học kĩ thuật. Ví
dụ: hiến pháp, luật, nghị quyết, pháp lệnh, lệnh, quyết định, thông tư, chỉ thị,…

1.2.3. Đặc điểm về ngữ pháp
Là một ngôn ngữ không có hệ biến hoá hình thái, tiếng Cơ-tu cũng sử dụng
các phương tiện ngữ pháp ở bên ngoài từ như phương tiện trật tự, hư từ và ngữ
điệu như các ngôn ngữ đơn lập. Tuy nhiên, hiện tượng láy phụ âm đầu của động từ
nhằm cụ thể hoá hành động; hiện tượng tiền mũi gắn với từ cần nhấn có liên quan gì
đến các ý nghĩa ngữ pháp không thì còn cần phải có các công trình nghiên cứu
chuyên sâu về đặc điểm ngữ pháp của tiếng Cơ-tu để minh chứng.

1.2.4. Vài nét về chữ viết
Trong các ngôn ngữ Môn-Khơmer ở Việt Nam, tiếng Cơ-tu gần gũi với
tiếng Tà-ôi, Bru-Vân Kiều là những ngôn ngữ còn bảo lưu khá nhiều đặc điểm hệt
hình thái cổ Nam Á. Năm 1957, trên cơ sở sử dụng bộ chữ cái Latinh mà người
Mỹ xây dựng cho người Cơ-tu, chính quyền nhân dân đã bắt tay vào tạo nên bộ
chữ viết và mở trường dạy chữ Cơ-tu. Từ năm 1985, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng
có chủ trương điều chỉnh và giảng dạy chữ Cơ-tu ở trưởng phổ thông miền núi.
Hiện nay, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn như chữ viết Cơ-tu đã thay đổi quá
nhiều và không còn sự thống nhất giữa các vùng miền đồng bào, giáo viên giảng


dạy chữ Cơ-tu chưa được đào tạo bài bản, tài liệu truyền giảng chưa thực sự
phong phú và đầy đủ; cơ sở vật chất cũng chưa đáp ứng được nhu cầu dạy
và học nhưng được sự ủng hộ của chính quyền địa phương tỉnh Quảng Nam,
công tác giảng dạy tiến Cơ-tu tiếp tục được phát triển. Cuốn sách “Tài liệu
giảng dạy tiếng dân tộc Cơ-tu” được ấn hành vào năm 2010, tập trung ở 10
chuyên đề xoay quanh cuộc sống, sinh hoạt, giao tiếp của đồng bào Cơ-tu,

với mục đích tổ chức giảng dạy ở Tây Giang và tổ chức đưa chữ Cơ-tu vào
giảng dạy cho nhiều huyện, nhiều tỉnh có đồng bào Cơ-tu sinh sống, với hi
vọng có thể nhân rộng chữ viết Cơ-tu đến nhiều thế hệ, tầng lớp đồng bào
Cơ-tu cũng như những người đang công tác, sinh sống trên cả nước.

1.3. Tư liệu thực tế về lịch sử, địa danh huyện Tây Giang
1.3.1. Đặc điểm chung về lịch sử, địa lí và cư dân huyện Tây Giang
Tây Giang là một huyện miền núi tỉnh Quảng Nam, phía tây giáp Lào, phía
bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía đông giáp huyện Đông Giang, phía nam giáp
huyện Nam Giang cùng tỉnh. Đất đai của huyện Tây Giang nằm hoàn toàn về phía
Tây của dãy Trường Sơn. Địa hình có hướng phần thấp dần từ tây sang đông với
các đồi núi và thung lung xen kẽ nhau khá phức tạp.
Tây Giang được thành lập vào ngày 25 tháng 12 năm 2003 trên cơ sở tách
huyện Hiên tỉnh Quảng Nam thành huyện Đông Giang và Tây Giang theo quyết định
số 72/2003/NĐ-CP của thủ tướng chính phủ với tổng diện tích tự nhiên trong toàn
huyện là: 902,97km2. Diện tích đất ở và sản xuất là: 90.296,56 ha.

Có thể nói, địa danh chỉ hình thành khi vùng đất đó có sự hiện diện
của con người, hay ít ra cũng là khi con người biết đến nó. Chính vì vậy mà
lịch sử hình thành cộng đồng dân cư của một vùng đất có thể coi là yếu tố
quan trọng nhất trong việc hình thành địa danh. Tính đến năm 2012, dân số
Tây Giang có: 16,076 người, thành phần dân cư ở đây là dân tộc Cơ-tu.

1.3.2. Kết quả thu thập và phân loại địa danh huyện Tây Giang
1.3.2.1. Kết quả thu thập
Khi thu thập địa danh trong một địa bàn nghiên cứu phải tuân thủ những
nguyên tắc, các tiêu chí phân loại cụ thể mới có thể quy kết nhóm địa danh và xác


định được phạm vi đối tượng khảo sát một cách chính xác, khách

quan. Việc thống kê, thu thập địa danh huyện Tây Giang không nằm
ngoài những nguyên tắc trên. Cụ thể:
Thống kê, thu thập những địa danh có nguồn gốc tiếng Cơ-tu
được Quốc ngữ hóa trên các bản đồ hành chính và các văn bản ghi
chép bằng chữ Quốc ngữ của các cơ quan tại huyện Tây Giang.
Thống kê, thu thập bằng hình thức điền dã tại địa bàn khảo sát.
Kết hợp cùng phương pháp so sánh, đối chiếu với tên gọi của từng địa
danh trên bản đồ hành chính và thực địa.
Khi quy nhóm địa danh, chúng tôi dựa vào các thành tố chung được
biểu thị bằng các từ ngữ hoặc thuật ngữ địa lí có chức năng khu biệt địa danh.

Trong quá trình điền dã, chúng tôi phát hiện một địa danh có nhiều
cách gọi hoặc cách viết khác nhau. Do đó, trong quá trình thu thập địa
danh, chúng tôi đặc biệt chú ý đến những địa danh này. Hơn nữa, đó là
những biến thể khác nhau của cùng một địa danh hay các tên gọi có sẵn
dùng để chỉ một đối tượng địa lý. Những thông tin đó cùng với vị trí địa lí
sẽ là nguồn tư liệu có giá trị cho việc đề xuất chuẩn hóa địa danh.

Qua khảo sát điền dã trên phạm vi toàn huyện, số lượng địa
danh chúng tôi thu thập được là 231 địa danh. Số lượng và tỉ lệ được
thể hiện qua các loại hình địa danh sau:
TT

LOẠI HÌNH ĐỊA
DANH

1

Địa hình tự nhiên


2

Công trình xây dự

3

Kinh tế - xã hội

4

Địa danh hành chí
TỔNG CỘNG

Bảng 1.1: Số lượng và tỉ lệ phần trăm (%) của địa danh huyện Tây Giang


×