Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Cơ hội phát triển của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tại thị trường Mỹ Latinh trong bối cảnh toàn cầu hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.73 KB, 97 trang )

4

MỤC LỤC:
DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................6
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................7
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................................8
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................................10
1. Tính cấp thiết của đề tài:............................................................................10
2. Tình hình nghiên cứu:.................................................................................11
3. Mục đích của nghiên cứu:...........................................................................13
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu:..............................................................14
5. Phạm vi nghiên cứu:....................................................................................14
6. Phương pháp nghiên cứu:...........................................................................14
7. Kết quả nghiên cứu:....................................................................................15
8. Cấu trúc của luận văn.................................................................................15
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................16
1.1.

Tổng quan về toàn cầu hoá......................................................................16

1.1.1.

Các quan niệm về toàn cầu hoá............................................................16

1.1.2.

Khái niệm toàn cầu hoá kinh tế...........................................................19

1.1.3.

Nội dung và biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế...................................21



1.2.

Những cơ hội phát triển đối với các doanh nghiệp khi thực hiện đầu tư

nước ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa...........................................................31
1.2.1.

Cơ hội mở rộng thị trường...................................................................31

1.2.2.

Cơ hội duy trì khả năng sinh lợi nhuận................................................32

1.2.3.

Cơ hội tìm kiếm và tận dụng các nguồn lực, nguồn tài nguyên thiên

nhiên mới..........................................................................................................34
1.2.4.

Cơ hội tối ưu hóa chi phí sản xuất và kinh doanh hơn so với các hình

thức thâm nhập thị trường nước ngoài khác.....................................................35


5

1.2.5.


Cơ hội nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro........36

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CƠ HỘI PHÁT TRIỂN CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN
THÔNG QUÂN ĐỘI (VIETTEL) TẠI THỊ TRƯỜNG MỸ LA TINH..................37
2.1.

Tổng quan về Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel).........................37

2.2.

Phân tích cơ hội phát triển của Viettel tại thị trường Mỹ La tinh........40

2.2.1.

Cơ hội mở rộng thị trường...................................................................40

2.2.2.

Cơ hội duy trì khả năng sinh lợi nhuận................................................58

2.2.3.

Cơ hội tận dụng nguồn lực chất lượng cao và giá thành cạnh tranh....61

2.2.4.

Cơ hội tối ưu hóa chi phí sản xuất và kinh doanh................................65

2.2.5.


Cơ hội nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh....................................73

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIETTEL VÀ CÁC DOANH
NGHIỆP VIỄN THÔNG KHÁC KHI ĐẦU TƯ RA THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI
................................................................................................................................. 80
3.1.

Đối với Tập đoàn Viễn thông Quân đội..................................................80

3.1.1.

Bài học về sự cẩn trọng khi nghiên cứu thị trường...............................80

3.1.2.

Bài học về cách thức điều hành, quản lý hoạt động từ công ty mẹ........83

3.2.

Đối với các doanh nghiệp viễn thông khác.............................................84

3.2.1.

Bài học về tầm nhìn và chiến lược lựa chọn thị trường đầu tư trong bối

cảnh toàn cầu hóa:............................................................................................85
3.2.2.

Bài học về chính sách nhân sự..............................................................88


3.2.3.

Bài học về chiến lược cạnh tranh với các đối thủ lớn............................90

3.2.4.

Bài học về tận dụng những điều kiện thuận lợi về quy định và luật pháp

tại thị trường nước ngoài...................................................................................92
KẾT LUẬN.............................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................97


6

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Tình hình tăng trưởng thuê bao di động tại Haiti giai đoạn 2005 2015........
………………………………………………………………………….....38
Hình 2.2: Tình hình tăng trưởng thuê bao di động tại Peru giai đoạn 2005-2015…..
…………………………………………………………………………...…40
Hình 2.3: Tình hình tăng trưởng thuê bao di động của Natcom 2011-2020.......
…………………………………………………………………………......44
Hình 2.4: Thị phần thị trường viễn thông Haiti các năm 2011-2016…….
……………………………………………………………………………45
Hình 2.5: Mức tiêu dùng trung bình của khách hàng Viettel tại thị trường Haiti và
Việt Nam .……………………………………………………………………….....46
Hình 2.6: Tình hình tăng trưởng thuê bao di động của Bitel 2014-2020...
…...................................................................................................................47
Hình 2.7: Thị phần thị trường viễn thông Peru các năm 2014-2016...
…...................................................................................................................48

Hình 2.8: Mức tiêu dùng trung bình của khách hàng Viettel tại thị trường Peru và
Việt Nam……..……………………………………………………....…................49
Hình 2.9: Doanh thu và lợi nhuận của Viettel tại thị trường Mỹ La tinh giai đoạn
2011-2015...….........................................................................................................50
Hình 2.10: Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận tại các thị trường nước ngoài của Viettel
năm 2013...…...........................................................................................................51
Hình 2.11: Tổng chi phí nhân công năm 2013 của một số nước thuộc khu vực Mỹ
La tinh (USD)...…....................................................................................................53
Hình 2.12: Thu nhập trung bình tháng trong năm 2016 của người lao động Peru và
Việt Nam (USD)…………………………………………………………...............56


7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

ARPU

Mức tiêu dùng trung bình của 01 thuê bao di động

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CAFTA-DR

Hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ, Cộng hòa Dominic và các

nước Trung Mỹ

CMEP

Ủy ban Hiện đại hóa Doanh nghiệp nhà nước Haiti

EU

Liên Minh Châu Âu

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FITEL

Quỹ Đầu tư Viễn thông

GATT

Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GSMA

Hiệp hội thông tin di động toàn cầu


IMF

Qũy Tiền tệ quốc tế

M&A

Mua bán và Sáp nhập

MTC

Bộ Giao thông Vận tải và Truyền thông Peru

NAFTA

Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

OSIPTEL

Cơ quan giám sát đầu tư tư nhân vào lĩnh vực viễn thông của Peru

TPP

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương

UNCTAD


Tổ chức thương mại và phát triển thuộc Liên hợp quốc

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bài luận văn đi vào nghiên cứu những khái niệm, lý luận chung nhất về toàn
cầu hoá, toàn cầu hoá kinh tế và những cơ hội phát triển mà doanh nghiệp có được
tiến hành đầu tư ra nước ngoài trong bối cảnh toàn cầu hoá. Từ cơ sở lý thuyết đã
tìm hiểu được từ các tài liệu cũng như các bài nghiên cứu trước đó trong cùng lĩnh
vực, sau đó vận dụng và đặt ra các giả thuyết về trường hợp của Tập đoàn Viễn


8

thông Quân đội (Viettel) khi đầu tư tại thị trường Mỹ La tinh, kết hợp với phân tích
các dữ liệu thu thập được, tác giả đã rút ra một số kết luận như sau
Thứ nhất, khi tiến hành đầu tư vào thị trường Mỹ La tinh trong bối cảnh toàn
cầu hóa, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã có được cơ hội mở rộng thị
trường, cơ hội đưa dịch vụ của mình đến phục vụ những đối tượng khách hàng mới.
Tại 2 thị trường Haiti và Peru, Viettel đã xây dựng được 7 triệu thuê bao di động với
mức tiêu dùng trung bình cao hơn các khách hàng trong nước. Dự kiến đến năm
2020, thị trường Mỹ La tinh sẽ mang về cho Viettel thêm 3 triệu thuê bao mới nữa,
nâng tổng số khách hàng sử dụng dịch vụ tại thị trường này lên 10 triệu thuê bao.
Thứ hai, khi đầu tư vào thị trường Mỹ La tinh, Viettel có được cơ hội tiếp cận
và tận dụng nguồn lao động dồi dào và trẻ (thị trường Haiti với 10 triệu người, thị
trường Peru với hơn 31 triệu người với 65% dân số nằm trong độ tuổi lao động), chất
lượng cao (lao động Peru có trình độ học vấn cao cũng như kinh nghiệm chuyên
môn tốt, lao động Haiti có sự nhiệt tình, chăm chỉ và tính năng động cao) và giá

thành cạnh tranh hơn thị trường trong nước (với nguồn lao động tại thị trường Haiti),
giúp cho Viettel tiết kiệm được một lượng đáng kể chi phí, nâng cao năng lực cạnh
tranh của thị trường này cao hơn các thị trường khác mà Viettel đang đầu tư.
Thứ ba, Viettel có được cơ hội tiết kiệm chi phí giao dịch, bao gồm chi phí
chính thống như chi phí đóng thuế nhập khẩu, chi phí luân chuyển vốn quốc tế hoặc
giao dịch tài chính ... và chi phí phi chính thống như chi phí vận động hành lang do
được hưởng ưu đãi từ chính sách khuyến khích đầu tư thông thoáng, minh bạch và
công bằng như cơ chế thuế ổn định, cạnh tranh tự do không phân biệt nhà mạng
trong hay ngoài nước….
Thứ tư, chiến lược đầu tư vào thị trường Mỹ La tinh giữa muôn vàn khó khăn
đã mang lại cho Viettel cơ hội nâng cao uy tín, củng cố niềm tin của khách hàng vào
năng lực của bản thân doanh nghiêp không chỉ tại thị trường Việt Nam mà cả trên
thị trường quốc tế, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh với các nhà mạng hàng
đầu thế giới, góp phần không nhỏ để chuẩn bị cho những chiến lược đầu tư dài hạn,
hướng đến các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu.


9

Sau khi nghiên cứu, phân tích trường hợp của Viettel tại thị trường Mỹ La tinh,
bài luận văn cũng đã rút ra một số bài học kinh nghiệm nhằm mục tiêu giúp bản thân
Viettel tận dụng tốt hơn các cơ hội phát triển khi hoạt động tại thị trường nước ngoài,
đồng thời giúp các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam khác xây dựng chiến lược đầu
tư ra nước ngoài nói chung và thị trường Mỹ La tinh nói riêng.

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài:
Không ai có thể phủ nhận rằng toàn cầu hóa đang là xu hướng phổ biến nhất


trong nền kinh tế thế giới hiện nay. Theo Charles W.L. Hill trong cuốn Global
Business Today (2008), chúng ta đang vận động từ một thế giới của các nền kinh tế
đóng sang một thế giới mới mà ở đó các rào cản đối với thương mại và đầu tư quốc


10

tế được xóa bỏ, khoảng cách giữa các quốc gia được rút ngắn nhờ sự phát triển của
giao thông và công nghệ thông tin, nền văn hóa giữa các nước bắt đầu trở nên tương
tự nhau, và các nền kinh tế riêng lẻ của từng quốc gia đang dần nhập lại thành một
hệ thống kinh tế toàn cầu, có mối liên hệ mật thiết và gắn bó với nhau. Từ những sự
thay đổi đang diễn ra trong nền kinh tế toàn cầu, có thể thấy rằng toàn cầu hoá có
tác động mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia và dân tộc trên toàn thế giới bởi quá trình
này tạo ra cho các nước rất nhiều cơ hội phát triển về kinh tế, xã hội, kỹ thuật và
công nghệ.
Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy tự nhiên đó. Kể từ sau quá trình
cải cách toàn diện đất nước bắt đầu từ năm 1986, Việt Nam đã chuyển đổi từ nền
kinh tế đóng sang nền kinh tế thị trường và ngày càng hội nhập hơn với nền kinh tế
thế giới. Việc gia nhập vào Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (1996), Tổ chức
Thương mại Thế giới (2007) và mới đây nhất là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương (2016) cùng hàng loạt các hiệp định thương mại tự do song phương khác đã,
đang và sẽ có những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam. Là một trong
những bộ phận chính cấu thành nên nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam, bất kể
quy mô lớn hay nhỏ cũng đều sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của quá trình toàn cầu
hoá, nếu là ảnh hưởng tích cực thì có thể tận dụng để tối đa hoá lợi nhuận, nâng cao
vị thế, nhưng nếu là ảnh hưởng tiêu cực thì có thể sẽ dẫn tới thất bại.
Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về những tác động, những cơ hội mà toàn
cầu hoá mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam khi hoạt động tại thị trường trong
nước như cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cơ hội được chuyển giao

công nghệ hiện đại hơn từ các nước đang phát triển… Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều
nghiên cứu về các cơ hội phát triển của doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh trực
tiếp tại thị trường nước ngoài dưới hình thức đầu tư. Trong khi đó, Tập đoàn Viễn
thông Quân đội (Viettel) là một trong những đơn vị tiên phong trong hoạt động này
và thị trường Mỹ Latinh là một thị trường tiềm năng với 33 quốc gia và dân số hơn
600 triệu người. Do đó, tác giả đã chọn đề tài “Cơ hội phát triển của Tập đoàn Viễn
thông Quân đội (Viettel) tại thị trường Mỹ Latinh trong bối cảnh toàn cầu hoá” làm
đề tài nghiên cứu.


11

2.

Tình hình nghiên cứu:
Với tầm ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của toàn cầu hoá đối với hoạt động

kinh doanh của các quốc gia nói chung và các doanh nghiệp nói riêng thì việc phân
tích các cơ hội cũng như thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt khi tiến ra thị
trường nước ngoài đang dần trở thành một trong những đề tài được nhiều nhà khoa
học, giới chuyên môn và nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
-

Daniels, John D. và Bracker, Jeffrey, Profit Performance: Do Foreign
Operations Make a Difference?, NXB Springer, Mỹ 1989.

Công trình nghiên cứu này đi sâu vào nghiên cứu một số doanh nghiệp cụ thể
để trả lời hai câu hỏi chính: Liệu rằng lợi nhuận của một doanh nghiệp có khả năng
cao hơn nếu như họ mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường nước ngoài? Lợi

nhuận của doanh nghiệp đó sẽ cao hơn khi mức độ phụ thuộc vào doanh số từ thị
trường nước ngoài của họ càng cao? Kết quả nghiên cứu của công trình này là
nguồn tham khảo hữu ích cho một số giả thuyết được đặt ra tại bài luận văn này.
-

Dunning, John H. và Lundan, Sarianna M, Multinational Enterprises and
the Global Economy, NXB Edward Elgar Publishing Limited, Anh 2008.

Công trình nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu các vấn đề xoay quanh các
doanh nghiệp đa quốc gia, cụ thể: định nghĩa và các khía cạnh của đầu tư nước
ngoài, các lý do thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động theo chính sách đa quốc gia, các
yếu tố tác động và ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp tại thị trường nước
ngoài, một số chiến lược hoạt động của các doanh nghiệp đa quốc gia. Công trình
nghiên cứu cũng đưa ra các kiến nghị dành cho chính phủ và các doanh nghiệp đa
quốc gia nhằm giúp hoạt động đầu tư ra nước ngoài có hiệu quả hơn.
-

Gutterman, Alan S. và Brown, Robert L., Going Global: A Guide to
Building an International Business, NXB Thomson/West, Mỹ 2011.

Công trình nghiên cứu này đề cập đến tầm quan trọng của chiến lược kinh
doanh và hiểu biết về luật pháp khi một doanh nghiệp hoạt động tại thị trường nước


12

ngoài và cách mà doanh nghiệp xây dựng cũng như quản lý kinh doanh. Bằng việc
khái quát các vấn đề liên quan đến pháp lý tại Mỹ và các thị trường khác, công trình
nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích đối với tác giả trong phần phân tích
hoạt động kinh doanh của Viettel tại thị trường Mỹ La tinh.

Tình hình nghiên cứu trong nước:
Liên quan đến đề tài tác giả đang nghiên cứu, có thể kể đến một số công trình
của các tác giả sau:
-

Nguyễn Hoàng Hải, Tác động của toàn cầu hoá kinh tế với doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngoại
thương, Hà Nội năm 2004.

Đề tài này đã phân tích tác động của tiến trình toàn cầu hoá kinh tế đến các yếu
tố liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm các khía cạnh về
năng lực cạnh tranh, chiến lược kinh doanh và môi trường hoạt động của doanh
nghiệp. Đề tài nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao khả
năng thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam trước tác động của toàn cầu hoá, đồng
thời cũng đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước nhằm hỗ trợ
tối đa các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Kết quả nghiên cứu của đề tài là
nguồn tham khảo hữu ích cho việc xây dựng luận văn này.
-

Dương Trà My, Thực trạng thâm nhập thị trường thế giới của các doanh
nghiệp Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá, Luận văn thạc sĩ kinh tế,
Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội năm 2008.

Luận văn đã hệ thống hóa và luận giải một số cơ sở lý luận chung về toàn cầu
hoá cũng như đi sâu phân tích các tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá đối
với các nền kinh tế đang phát triển, từ đó chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với
các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình thâm nhập thị trường thế giới. Trên cơ
sở phân tích những vấn đề nổi cộm đang đặt ra ở Việt Nam hiện nay, luận văn đã rút
ra một số bài học có giá trị tham khảo cho các doanh nghiệp và cơ quan quản lý
Nhà nước nhằm mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế thành công, đồng thời kiến nghị



13

các giải pháp lựa chọn nhằm hạn chế tác động tiêu cực và phát huy tác động tích
cực của quá trình toàn cầu hoá.
Tất cả các tài liệu, các công trình nghiên cứu nói trên đều đã chỉ ra những tác
động hai chiều của toàn cầu hoá đối với doanh nghiệp và cũng rút ra một số bài học
khá hữu ích về việc xây dựng chiến lược kinh doanh tại thị trường nước ngoài. Tuy
nhiên, phạm vi nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở tổng quan các doanh nghiệp nói
chung mà chưa đi sâu vào từng doanh nghiệp cụ thể. Do đó tác giả lựa chọn đối
tượng nghiên cứu là Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), có thể coi là đơn vị
tiêu biểu nhất trong công tác đầu tư ra thị trường nước ngoài và phạm vi nghiên cứu
là thị trường Mỹ La tinh, thị trường tiềm năng và cũng là thị trường có khoảng cách
địa lý xa nhất tính đến thời điểm hiện tại của Viettel. Trong quá trình nghiên cứu,
tác giả sẽ tiếp tục kế thừa những thành quả của những công trình nghiên cứu trước
đó, vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể tại Viettel, đồng thời tiếp tục bổ sung các nội
dung cần thiết để rút ra được những bài học, những giải pháp hữu hiệu nhất cho bản
thân Viettel cũng như các doanh nghiệp viễn thông khác của Việt Nam khi hoạt
động kinh doanh tại thị trường nước ngoài.
3.

Mục đích của nghiên cứu:
Mục đích chính của bài nghiên cứu này nhằm:
Thứ nhất là hệ thống hoá những kiến thức, lý luận chung nhất về toàn cầu hoá

(bao gồm khái niệm, biểu hiện của toàn cầu hoá và toàn cầu hoá kinh tế, những cơ
hội phát triển đối với các doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài trong bối cảnh toàn
cầu hoá).
Thứ hai là phân tích những cơ hội phát triển của Viettel tại thị trường Mỹ La

tinh và đánh giá kết quả mà Viettel đã đạt được khi tận dụng các cơ hội đó.
Thứ ba là đưa ra một số bài học kinh nghiệm nhằm giúp Viettel tận dụng tốt hơn
các cơ hội phát triển và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp viễn thông Việt
Nam khác đang có ý định đầu tư ra nước ngoài nói chung và thị trường Mỹ La tinh
nói riêng.
4.

Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu:


14

Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn đi sâu vào trả lời câu hỏi:
Viettel đã có được những cơ hội phát triển nào tại thị trường Mỹ La tinh và họ đã
tận dụng những cơ hội ấy như thế nào?
Các giả thuyết nghiên cứu được đặt ra trong luận văn bao gồm:
Giả thuyết 1: Tại thị trường Mỹ La tinh, Viettel có những cơ hội mở rộng thị
trường.
Giả thuyết 2: Tại thị trường Mỹ La tinh, Viettel có những cơ hội duy trì khả
năng sinh ra lợi nhuận.
Giả thuyết 3: Tại thị trường Mỹ La tinh, Viettel có những cơ hội tìm kiếm và
tận dụng các nguồn lực mới.
Giả thuyết 4: Tại thị trường Mỹ La tinh, Viettel có những cơ hội tiết kiệm chi
phí sản xuất và kinh doanh.
Giả thuyết 5: Tại thị trường Mỹ La tinh, Viettel có những cơ hội nâng cao uy
tín và năng lực cạnh tranh.
5.

Phạm vi nghiên cứu:
Hoạt động đầu tư và kinh doanh của Viettel tại thị trường Mỹ La tinh (bao gồm


hai quốc gia Haiti và Peru) từ năm 2010 đến nay.
6.

Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Đầu tiên, bài sẽ

tập trung nghiên cứu nguồn tài liệu thứ cấp liên quan đến khái niệm toàn cầu hoá và
các cơ hội phát triển mà toàn cầu hoá mang lại cho các doanh nghiệp khi triển khai
đầu tư tại thị trường nước ngoài. Sau đó, tác giả sẽ thu thập các số liệu liên quan đến
hoạt động đầu tư và kinh doanh của Viettel tại thị trường Mỹ La tinh, phân tích và so
sánh với cơ sở lý thuyết nói trên để trả lời câu hỏi nghiên cứu và chứng minh giả
thuyết nghiên cứu. Các tài liệu được sử dụng để làm cơ sở cho bài luận văn này là các
nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, các bài báo và báo cáo kết quả kinh
doanh của Viettel.
7.

Kết quả nghiên cứu:


15

Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích, bài luận văn đã chứng minh
được giả thuyết 1, giả thuyết 3, giả thuyết 4 và giả thuyết 5 là phù hợp và rút ra
được các kết luận sau: Khi tiến hành đầu tư vào thị trường Mỹ La tinh trong bối
cảnh toàn cầu hóa, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã có được (1) cơ hội
mở rộng thị trường; (2) cơ hội tận dụng nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao và
giá thành cạnh tranh hơn thị trường trong nước; (3) cơ hội tiết kiệm chi phí giao
dịch do được hưởng ưu đãi từ chính sách khuyến khích đầu tư và (4) cơ hội nâng
cao uy tín cũng như năng lực cạnh tranh.

8.

Cấu trúc của luận văn
Luận văn được chia thành 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và giả thuyết
Chương 2: Phân tích cơ hội phát triển của Tập đoàn Viễn thông Quân đội

(Viettel) tại thị trường Mỹ La tinh
Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho Viettel và các doanh nghiệp viễn thông
khác khi đầu tư ra thị trường nước ngoài

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan về toàn cầu hoá
1.1.1. Các quan niệm về toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá là một trong những vấn đề quan trọng được tất cả các quốc gia
trên thế giới quan tâm nhất hiện nay. Trong những năm gần đây, toàn cầu hoá đã và


16

đang chiếm vị trí trọng tâm trong rất nhiều nghiên cứu khoa học, cũng như trong
các diễn đàn, các cuộc thảo luận quốc tế. Tuỳ thuộc vào góc độ tiếp cận của người
nghiên cứu, bản chất và tính chất của toàn cầu hoá lại được định nghĩa theo những
quan điểm khác nhau và cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa nào chính xác
hoàn toàn, cũng như được thừa nhận rộng rãi về toàn cầu hoá.
Theo Roland Robertson trong cuốn Globalization: Social Theory and Global
Culture (1992, tr.58), tiến trình toàn cầu hoá bắt đầu ở châu Âu từ đầu thế kỷ XV và
được mở rộng phạm vi ra ngoài châu Âu từ thế kỷ XVIII. Trong khi đó, hai học giả
Kevin O'Rourke và Jeffrey Williamson đã lập luận trong cuốn Globalization and
History: The Evolution of a Nineteenth century Atlantic economy (1999, tr.53) rằng

toàn cầu hóa chỉ thực sự bắt đầu vào thế kỷ 19, khi chi phí vận chuyển giảm đột
ngột cho phép giá hàng hóa ở Châu Âu và Châu Á trùng hợp với nhau. Thuật ngữ
“toàn cầu hoá” lần đầu tiên được đưa vào cuốn từ điển tiếng Anh của Webster (Hoa
Kỳ) năm 1961 và đến những năm 1980 thì bắt đầu được sử dụng rộng rãi (Nguyễn
Văn Dân 2001, tr.14).
Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Dân trong cuốn Những vấn đề của toàn cầu hoá kinh
tế (2001, tr.15), nói một cách khái quát nhất thì có thể định nghĩa toàn cầu hoá là
quá trình rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia, làm cho con người ngày càng
thấy mình sống trong một thế giới giống như một nơi chốn duy nhất, một “ngôi làng
toàn cầu” không biên giới. Thuật ngữ “Ngôi làng toàn cầu” được nhà triết học, giáo
sư Marshall McLuhan (Canada) nói đến trong cuốn Understanding Media: The
Extensions of Man (1964), khi đề cập đến khía cạnh toàn cầu của cuộc cách mạng
thông tin.
Một trong những quan niệm nhận được nhiều sự đồng tình nhất là xem toàn cầu
hoá là biểu hiện, là kết quả của sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất dẫn
đến phá vỡ sự biệt lập của các quốc gia, tạo ra và làm tăng lên các mối quan hệ gắn
kết và tương tác, sự ảnh hưởng, tác động và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia,
dân tộc trên quy mô toàn cầu trong sự vận động, phát triển. Với quan niệm này thì
toàn cầu hoá và quốc tế hoá chưa có sự phân biệt rõ ràng.


17

Một quan điểm khác lại cho rằng toàn cầu hóa là giai đoạn cao của quá trình
phát triển lực lượng sản xuất thế giới, là kết quả phát triển tất yếu của kinh tế thị
trường và khoa học công nghệ, hay thực chất toàn cầu hoá chính là sự tăng trưởng
của hoạt động kinh tế nói chung đã vượt khỏi biên giới quốc gia và khu vực. Toàn
cầu hoá mang nội dung chủ đạo là toàn cầu hoá kinh tế, phát triển kinh tế vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của toàn cầu hoá. Có thể thấy rằng quan điểm này tập
trung vào khía cạnh phát triển của lực lượng sản xuất khi xem xét bản chất của toàn

cầu hoá. Đúng là toàn cầu hóa phản ánh sự phát triển lực lượng sản xuất trên quy
mô toàn cầu, song vấn đề cơ bản lại ở chỗ bản chất của các hoạt động kinh tế này
thì chưa được làm rõ. Vì vậy, hạn chế của quan điểm này là khó lý giải những hiện
tượng phản đối, chống lại toàn cầu hóa (Vũ Văn Hà 2001, tr. 513-514).
Một quan điểm đáng chú ý khác cho rằng toàn cầu hóa là xu hướng bắt nguồn
từ bản chất của hệ thống kinh tế thị trường là hệ thống mở, không bị giới hạn bởi
các đường biên giới và ranh giới dân tộc, chủng tộc và tôn giáo, hay nói cách khác,
toàn cầu hóa là quá trình tự nhiên đi tới cộng đồng toàn thế giới của những người
lao động tự do và phát triển toàn diện (Vũ Văn Hà 2001, tr. 514).
Theo định nghĩa mà Uỷ ban Châu Âu đưa ra vào năm 1997, “Toàn cầu hóa có
thể được định nghĩa như là một quá trình mà thông qua đó, thị trường và sản xuất ở
nhiều nước khác nhau đang trở nên ngày càng phụ thuộc lẫn nhau do tính năng
động của việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ cũng như do có sự lưu thông vốn tư
bản và công nghệ” (Nguyễn Văn Dân 2001, tr.16). Đây không phải hiện tượng mới
mà là sự kế tục của một tiến trình đã được khơi mào từ khá lâu.
Từ các quan điểm nêu trên có thể rút ra một định nghĩa chung có tính tổng
quát hơn về toàn cầu hoá như sau: Toàn cầu hoá là một quá trình xã hội hóa ngày
càng sâu sắc sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cùng với
những mối quan hệ biện chứng giữa hai yếu tố này ở quy mô toàn cầu. Đó là quá
trình giao lưu và quốc tế hóa trên mọi lĩnh vực của đời sống con người và đời sống
các quốc gia trong cộng đồng thế giới. Toàn cầu hóa không chỉ phản ánh sự gia tăng
của các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau mà còn phản ánh quy mô của các hoạt
động liên quốc gia. Toàn cầu hóa chính là sự gia tăng mạnh mẽ các mối quan hệ gắn


18

kết, tác động phụ thuộc lẫn nhau, là quá trình mở rộng quy mô và cường độ của các
hoạt động giữa các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên phạm vi toàn cầu trong
sự vận động phát triển (Nguyễn Hoàng Hải 2004, tr.5).

Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu khách quan của thời đại và bị chi phối bởi
sáu nhân tố cơ bản sau:
Thứ nhất là sự phát triển của lực lượng sản xuất mà biểu hiện tập trung nhất là
ở sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Theo một luận điểm của Các Mác trong cuốn
Tuyên Ngôn của Đảng Cộng sản (1986, tr.47), các cuộc cách mạng công nghiệp đã
dẫn đến sự ra đời của thị trường thế giới, nơi mà các quốc gia, dân tộc phát triển
những mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.
Thứ hai là sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường. Có thể thấy rằng
cơ chế kinh tế thị trường thúc đẩy quá trình phân công lao động quốc tế bằng cách
tạo điều kiện cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm cho quy mô sản xuất
không chỉ bó hẹp trong phạm vi của một quốc gia mà mang tính chất toàn cầu. Hiện
nay, đa số các quốc gia đều thống nhất áp dụng một cơ chế để xử lý các mối quan hệ
kinh tế, đó là cơ chế thị trường với phương thức phân bổ nguồn lực từ sức lao động
đến tư liệu sản xuất. Đây chính là cơ sở gia tăng của xu thế toàn cầu hoá.
Thứ ba là sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia. Nhờ sự tiến bộ khoa
học công nghệ và chính sách tự do hóa thương mại, các nước có thể dễ dàng trao
đổi các yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh như vốn, máy móc, nguyên nhiên
liệu, nhân công..., từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, tập đoàn lớn thực
hiện phân bổ cơ cấu sản xuất trên phạm vi toàn cầu thông qua hình thức đầu tư ra
nước ngoài mà vẫn duy trì được sự quản lý thống nhất. Các công ty hoạt động theo
hình thức này được gọi là công ty xuyên quốc gia. Bằng việc đầu tư và phân bổ dây
chuyền sản xuất kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới và thực hiện các hoạt động
lưu chuyển vốn, lưu chuyển hàng hoá dịch vụ, các công ty này đã góp phần thúc
đẩy thương mại toàn cầu và khu vực.
Thứ tư là sự ra đời của các tổ chức kinh tế toàn cầu, các khối kinh tế khu vực
và liên khu vực, các hiệp định kinh tế thương mại song phương và đa phương. Các


19


tổ chức này vừa là kết quả, vừa là động lực của quá trình toàn cầu hoá. Quá trình
quốc tế hoá phát triển dẫn đến việc cần phải hình thành các tổ chức để quản lý, điều
phối các “luật chơi chung” mang tính toàn cầu giữa các quốc gia. Sau đó, khi các tổ
chức quốc tế ra đời sẽ tác động đến bản thân các quốc gia, buộc họ phải thay đổi để
thích ứng.
Thứ năm là vai trò của Chính phủ các nước trong việc quyết định, triển khai
các chính sách mở cửa, tự do hoá trên nhiều lĩnh vực như thương mại, tài chính, đầu
tư…, cho phép các yếu tố của quá trình sản xuất được lưu chuyển tự do, để từ đó
thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá.
Thứ sáu, sự phát sinh của hàng loạt các vấn đề mang tính chất toàn cầu như ô
nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ôzôn, dịch bệnh, thiếu nguồn
nước…và sau này là tình trạng phân hóa giàu nghèo sâu sắc, mâu thuẫn về thương
mại và đầu tư trong quá trình cạnh tranh phát triển giữa các quốc gia. Các vấn đề
này đòi hỏi phải có sự phối hợp cố gắng của tất cả các quốc gia, do vậy cũng làm
gia tăng mối quan hệ giữa nhiều nước với nhau, mà thực chất chính là một trong
những biểu hiện rõ ràng nhất của quá trình toàn cầu hoá.
1.1.2. Khái niệm toàn cầu hoá kinh tế
Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu khách quan diễn ra trên nhiều phương diện
khác nhau như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trong đó toàn cầu hoá kinh tế là
vấn đề nổi bật và chiếm vị trí trọng tâm trong các cuộc thảo luận, các diễn đàn quốc
tế hiện nay bởi trên thực tế, toàn cầu hoá kinh tế vừa là cơ sở, vừa là động lực dẫn
đến xu thế toàn cầu hoá trong các lĩnh vực khác.
Tương tự như Toàn cầu hoá, hiện cũng có rất nhiều quan điểm được đưa ra để
định nghĩa khái niệm của toàn cầu hoá kinh tế. Có quan điểm cho rằng toàn cầu hoá
kinh tế là những mối quan hệ kinh tế vượt qua biên giới quốc gia, vươn tới quy mô
toàn thế giới, đạt trình độ và chất lượng mới. Một quan điểm khác lại cho rằng thực
chất của toàn cầu hoá (về kinh tế) là tự do hoá kinh tế và hội nhập quốc tế, trước hết
là về thương mại, đầu tư, dịch vụ….



20

Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thắng trong bài nghiên cứu Toàn cầu hoá kinh tế Đặc trưng và những biểu hiện chủ yếu trong cuốn Những vấn đề của toàn cầu hoá
kinh tế (2001), toàn cầu hoá kinh tế là một quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế đã
đạt đến trình độ đưa vào lưu thông kinh tế toàn cầu đến cả các khâu của quá trình tái
sản xuất xã hội, dựa trên sự phân công lao động toàn cầu, thông qua các loại hình
quan hệ kinh tế khác nhau giữa các nước và theo đó các nền quốc gia xâm nhập và
gắn bó chặt chẽ với nhau, chuyển hoá thành nền kinh tế toàn cầu.
Các nhà kinh tế thuộc Tổ chức thương mại và phát triển thuộc Liên hợp quốc
(UNCTAD) cho rằng: “Toàn cầu hóa kinh tế liên hệ tới các luồng giao lưu không
ngừng tăng lên của hàng hóa và nguồn lực vượt qua biên giới giữa các quốc gia
cùng với hình thành các cấu trúc tổ chức trên phạm vi toàn cầu, nhằm quản lý các
hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế không ngừng gia tăng đó”.
Các chuyên gia Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho rằng toàn
cầu hóa kinh tế là sự vận động tự do của các yếu tố sản xuất nhằm phân bổ tối ưu
các nguồn lực trên phạm vi toàn cầu. Theo quan điểm của Qũy Tiền tệ quốc tế
(IMF) thì toàn cầu hóa kinh tế là sự gia tăng không ngừng các luồng mậu dịch, vốn,
kỹ thuật với quy mô và hình thức phong phú, làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa
các nền kinh tế trên thế giới.
Từ các quan điểm trên có thể rút ra kết luận rằng khái niệm toàn cầu hoá kinh
tế chủ yếu xoay xung quanh ba vấn đề chính. Đó là sự phân công lao động toàn cầu;
sự tự do lưu chuyển của hàng hoá, dịch vụ và các nguồn lực sản xuất như vốn, công
nghệ, nhân công vượt ra ngoài biên giới quốc gia; và mối quan hệ kinh tế ngày càng
gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau của các nước trên toàn thế giới.
Theo Nguyễn Hoàng Hải trong bài nghiên cứu Tác động của toàn cầu hoá kinh
tế với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam (2004, tr.5), một số các thuật ngữ liên
quan trực tiếp đến vấn đề toàn cầu hoá kinh tế có thể kể đến là: khu vực hoá kinh tế
và hội nhập kinh tế:
-


Khu vực hóa kinh tế có thể được hiểu như quá trình làm sâu sắc hơn nữa

các cơ cấu kinh tế phụ thuộc lẫn nhau trong nội bộ khu vực dưới bất kỳ một hình


21

thức nào, thông qua trao đổi thương mại, đầu tư trực tiếp hoặc qua những dòng
người di cư và di chuyển lao động. Các yếu tố của khu vực hóa kinh tế là tự do mậu
dịch, di chuyển dòng vốn, mở rộng phân công và hợp tác lao động qua biên giới,
phát triển cơ sở hạ tầng chung (vận tải, thông tin liên lạc,...) thiết lập cơ chế kinh tế
mang tính đồng nhất nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh các yếu tố sản xuất của
nền kinh tế khu vực và của mỗi nước. Khu vực hóa kinh tế có thể được xem là một
bộ phận của quá trình toàn cầu hóa kinh tế, là những bước đi để tiến tới toàn cầu
hóa kinh tế.
-

Hội nhập kinh tế là sự chủ động tham gia tích cực của một quốc gia vào

quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế thông qua nỗ lực tự do hóa và mở cửa
trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương nhưng vẫn giữ được sự
kiểm soát và bản sắc riêng của nền kinh tế. Tính chủ động hội nhập kinh tế của một
quốc gia thường được biểu hiện như sau:
 Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của hàng hóa - dịch vụ của các
doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.
 Đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế.
 Nhà nước kiểm soát được dòng vốn đầu tư nước ngoài.
 Chính sách tự do hóa thương mại phục vụ trước hết cho lợi ích phát
triển quốc gia.
 Nhà nước kiểm soát di cư lao động.

 Thiết chế quản lý nền kinh tế dựa vào những thế mạnh của bản sắc dân tộc.
1.1.3. Nội dung và biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế
Toàn cầu hóa kinh tế được thể hiện chủ yếu ở hai bình diện: mở rộng địa bàn
sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ. Và liên quan đến hai bình diện đó là các
quá trình tự do hóa hoạt động kinh tế mà trong đó nổi bật lên các quá trình chính là
tự do hóa thương mại, tự do hóa tài chính và tự do hóa đầu tư (Nguyễn Văn Dân
2001, tr.17). Quan điểm này cũng tương tự như quan điểm của O.T. Bogomolov
trong cuốn Thách thức đối với trật tự thế giới – toàn cầu hóa kinh tế không giải


22

quyết được những vấn đề giữa các quốc gia và những vấn đề xã hội của nhân loại
(2000). Ông cho rằng “những đặc trưng nổi bật của toàn cầu hóa kinh tế chính là sự
liên kết trong các hoạt động kinh tế quốc tế mà bao trùm lên tất cả là các dòng trao
đổi thương mại, hàng hóa và dịch vụ, các dòng vốn và đầu tư trực tiếp”. Như vậy,
để có cái nhìn rõ ràng hơn về các biểu hiện của quá trình toàn cầu hóa kinh tế,
chúng ta sẽ đề cập đến khái niệm và nội dung cụ thể của ba xu hướng tự do hóa
thương mại, tài chính và đầu tư.
1.1.3.1. Tự do hóa thương mại:
Theo Từ điển Chính sách thương mại quốc tế của Trung tâm nghiên cứu kinh
tế quốc tế (Đại học Adelaide, Australia), tự do hoá thương mại là thuật ngữ dùng để
chỉ hoạt động loại bỏ các cản trở hiện hành đối với thương mại hàng hoá và dịch vụ.
Theo khái niệm này, nếu đặt trong bối cảnh thương mại quốc tế thì tự do hoá thương
mại chính là quá trình hướng tới xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa hàng hoá trong
nước và hàng nhập khẩu, tạo điều kiện cho sự tự do lưu chuyển dòng hàng hoá liên
biên giới giữa các quốc gia với nhau.
Nói một cách khái quát, tự do hoá thương mại là hành động loại bỏ mọi cản trở
đối với các hoạt động giao thương quốc tế nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho thương
mại quốc tế phát triển. Các rào cản gây trở ngại cho thương mại quốc tế bao gồm:

các rào cản thuế quan, phi thuế quan, các hàng rào kỹ thuật, và các rào cản khác
mang tính chính trị - xã hội. Tự do hoá thương mại chính là việc loại bỏ các rào cản
nêu trên (Lê Thị Bích Thủy 2007, tr.7-8).
Thực tế cho thấy, trong quá trình thực hiện tự do hóa thương mại, tùy theo điều
kiện lịch sử và tình hình thực tế, mỗi quốc gia sẽ có những quyết định khác nhau
trong việc lựa chọn các biện pháp và cách thức triển khai phù hợp.
Hiện có rất nhiều biện pháp đang được nhiều nước sử dụng để loại bỏ các rào
cản đối với thương mại quốc tế. Một số biện pháp chính có thể nói đến như cắt giảm
thuế quan và tiến tới áp dụng mức thuế xuất nhập khẩu bằng 0%; loại bỏ hàng rào
phi thuế quan; giảm hạn chế đối với thương mại dịch vụ và đầu tư; thuế hóa các
biện pháp phi thuế quan; đảm bảo nguyên tắc đối xử công bằng, đối xử quốc gia và


23

tối huệ quốc trong thương mại quốc tế; minh bạch và công khai hoá các chính sách
pháp luật thương mại; hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện một số hoạt động liên quan
đến giao dịch thương mại như thủ tục hải quan, đăng ký sở hữu trí tuệ...
Về các hình thức tự do hóa thương mại, hiện các quốc gia trên thế giới đang áp
dụng khá nhiều loại hình phong phú khác nhau, tuy nhiên xét trên phạm vi toàn cầu,
có thể tóm gọn lại qua bốn hình thức chủ yếu sau:

 Tự do hóa thương mại thông qua các diễn đàn thương mại đa biên:
-

Đây là một trong những hình thức phổ biến nhất được đa số các quốc gia

lựa chọn để tiến hành tự do hóa thương mại. Có ý kiến cho rằng để quản lý quá
trình tự do hóa thương mại, quốc tế đã lập ra các tổ chức như Hội nghị về Thương
mại và Phát triển của Liên Hiệp Quốc, được thành lập năm 1964; và Tổ chức

Thương mại Thế giới (WTO), thành lập năm 1995, với tiền thân của nó là Hiệp định
chung về Thuế quan và Mậu dịch (GATT), thành lập từ năm 1947 (Nguyễn Văn
Dân 2001, tr.17-18). Trên thực tế, WTO hay GATT trước đây chính là biểu hiện
sinh động nhất cho quá trình tự do hóa thương mại thông qua các diễn đàn đa biên.
-

GATT là một khuôn khổ hợp tác đa phương, ban đầu nhằm mục tiêu cắt

giảm thuế quan, dành các ưu đãi cho các nước đang và chưa phát triển và các quy
chế thoả thuận khu vực, sau đó mở rộng sang hàng rào phi thuế quan, thuế hoá các
biện pháp phi thuế quan, xem xét chính sách thương mại của các bên tham gia, mở
rộng sang lĩnh vực dịch vụ, sở hữu trí tuệ, đầu tư, môi trường. Sau khi WTO ra đời,
ngoài việc tiếp tục theo đuổi mục tiêu của GATT là tự do hóa thương mại toàn cầu,
WTO hoạt động như một tổ chức toàn cầu chặt chẽ, có những thể chế, nguyên tắc
và cách thức hoạt động rõ ràng. Như vậy, có thể kết luận rằng sự mở rộng về quy
mô, số lượng thành viên tham gia và nội dung đàm phán của GATT và sau này là sự
phát triển không ngừng của WTO đã cho thấy tính phổ biến của hình thức tự do hoá
thương mại thông qua các diễn đàn thương mại đa biên.

 Tự do hóa thương mại thông qua hội nhập khu vực:
-

Đặc trưng của quá trình tự do hoá thương mại thông qua hội nhập khu vực

là được tiến hành thông qua đàm phán về các vấn đề liên quan đến thương mại


24

trong phạm vi một khu vực cụ thể và dựa trên nguyên tắc có đi có lại giữa các quốc

gia trong khu vực đó. Biểu hiện của hình thức tự do hóa thương mại này là sự ra đời
của hàng loạt các tổ chức liên kết kinh tế khu vực như Liên Minh Châu Âu (EU),
Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN)…
-

Mục tiêu của các liên kết kinh tế khu vực như trên là tạo ra một môi trường

thương mại ưu đãi trong khu vực trên cơ sở cắt giảm các rào cản thuế quan và phi
thuế quan, tạo ra các ưu đãi về tiêu chuẩn xuất xứ, thủ tục hải quan…khi lưu thông
hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia trong khu vực.
-

Hình thức tự do hoá thương mại thông qua hội nhập khu vực chủ yếu phù

hợp với các nước đang phát triển và chậm phát triển, là những nước có nền kinh tế
với sức cạnh tranh còn yếu, chưa đủ cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. Việc tham
gia vào các tổ chức liên kết kinh tế trong khu vực sẽ giúp các nước này tận dụng
được lợi thế cạnh tranh của toàn khu vực do các nước phát triển hơn mang lại.
 Tự do hoá thương mại thông qua các hiệp định thương mại song phương:
-

Cùng với quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa các quan hệ kinh tế thương

mại, xu hướng hình thành các Hiệp định thương mại tự do song phương đang ngày
càng trở nên phổ biến bởi tính hiệu quả và khả thi cao. Đặc trưng của hình thức này
là hai nước tham gia cùng ký kết hiệp định cùng thoả thuận đưa ra các cam kết loại
bỏ các rào cản thương mại song phương và dành cho nhau những ưu đãi về thương
mại trên cơ sở tính toán cân bằng lợi ích của cả hai phía.
-


Tương tự như hai hình thức đã kể trên, mục tiêu chủ yếu của các hiệp định

thương mại song phương cũng là hướng tới tự do hoá thương mại, thể hiện bằng
cách cắt giảm và gỡ bỏ hàng loạt các rào cản thuế quan, phi thuế quan, và các rào
cản thương mại khác giữa hai quốc gia.
-

Trên thực tế, hình thức này không phải luôn luôn mang lại lợi ích cho tất cả

các bên tham gia, bởi tùy thuộc theo điều kiện, tính chất và quy mô nền kinh tế mà
mỗi nước sẽ nhận được những mức độ tác động khác nhau. Do vậy, khi áp dụng


25

hình thức tự do hoá thương mại qua các hiệp định thương mại song phương, các
quốc gia, đặc biệt là các nước nhỏ cần phải có sự cân nhắc thận trọng trong khi đưa
ra các nhượng bộ.

 Tự do hóa thương mại đơn phương:
-

Đây là hình thức một quốc gia đơn phương tự nguyện cắt giảm các hàng

rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu từ nước
ngoài. Mục tiêu của hình thức tự do hóa thương mại này là nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn và các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thị trường thế giới, thúc đẩy
sự phát triển của các ngành sản xuất trong nước bằng cách tăng cường mức độ cạnh
tranh trên thị trường nội địa, từ đó tạo động lực cho sự phát triển của toàn bộ nền

kinh tế. Một số nước tiêu biểu đã từng triển khai hình thức này là Singapore, New
Zealand và Australia.
1.1.3.2. Tự do hóa tài chính
Theo Vũ Văn Hà trong cuốn Toàn cầu hóa tài chính (2001, tr.268, 279), tự do
hoá tài chính là quá trình giảm thiểu và cuối cùng là hủy bỏ sự can thiệp, kiểm soát
của Nhà nước vào các quan hệ và giao dịch tài chính, làm cho hệ thống tài chính
quốc gia được hoạt động tự do hơn và hiệu quả hơn theo tín hiệu thị trường. Có thể
hiểu tự do hóa tài chính là quá trình nới lỏng những hạn chế, ràng buộc về các
quyền tham gia thị trường tài chính cho các tổ chức hay cá nhân trong phạm vi kiểm
soát được của pháp luật dưới nhiều hình thức khác nhau:
-

Giảm tối đa việc kiểm soát về giá cả (trái phiếu, cổ phiếu và các chứng từ

thanh toán) và lãi suất trên thị trường tài chính (thị trường vốn và thị trường tiền tệ).
-

Xã hội hoá khu vực tài chính và đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong

việc cho vay tín dụng.
-

Cho phép sự gia nhập rộng rãi trong lĩnh vực dịch vụ tài chính; đặc biệt xoá

bỏ những trợ cấp cho các tổ chức hoạt động trong thị trường tài chính.
Có thể nói, bản chất của tự do hoá tài chính là nhằm đưa hoạt động tài chính
vận hành theo cơ chế nội tại vốn có của thị trường và chuyển vai trò điều tiết tài


26


chính từ chính phủ sang thị trường, mục tiêu là tìm ra sự phối hợp có hiệu quả giữa
Nhà nước và thị trường trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội.
Do vậy, mức tự do hóa tài chính được thể hiện ở tỷ số giữa tiền mở rộng (tiền mặt
và tiền gửi trong hệ thống ngân hàng thương mại) trên thu nhập quốc dân. Tỷ lệ này
càng cao, mức tự do hóa tài chính càng lớn.
Nội dung cơ bản của tự do hoá tài chính bao gồm: Tự do hoá lãi suất và giá cả,
tự do hóa hoạt động tín dụng và giảm thiểu thủ tục hành chính của các tổ chức tín
dụng nhà nước, tự do hoá hoạt động ngoại hối, tự do hoá hoạt động của các tổ chức
tài chính trên thị trường tài chính, cắt giảm thuế và lạm phát trên thị trường tài
chính quốc gia. Cụ thể:
-

Tự do hóa lãi suất và giá cả là cho phép các định chế tài chính, ngân hàng

tự do xác định các mức lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, tự do ấn định các mức phí
trong phạm vi hoạt động tài chính.
-

Tự do hóa hoạt động tín dụng và giảm thiểu thủ tục hành chính của các tổ

chức tín dụng nhà nước là việc xóa bỏ các hạn chế, định hướng chủ quan hay ràng
buộc về số lượng trong quá trình cấp và phân phối tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động tín dụng và mở rộng tín dụng cho mọi thành phần kinh tế.
-

Tự do hóa hoạt động ngoại hối là việc xóa bỏ các hạn chế về quản lý ngoại

hối và thực hiện điều hành tỷ giá hối đoái theo nguyên tắc thị trường.
-


Tự do hóa hoạt động của các tổ chức tài chính trên thị trường tài chính là

việc tiến hành mở rộng tự do cạnh tranh trong các hoạt động trung gian tài chính
thông qua việc xóa bỏ những hạn chế về phạm vi hoạt động, phạm vi kinh doanh
của các tổ chức tài chính.
-

Cắt giảm thuế và mở rộng quan hệ tự do thương mại nhằm khắc phục

những tổn thất kinh tế mà các quốc gia phải gánh chịu nếu có hàng rào thuế quan.
Đồng thời tạo ra một môi trường ổn định kinh tế vĩ mô tạo điều kiện cho các nguồn
lực của quốc gia được tận dụng triệt để và hiệu quả.


27

Tuy nhiên, tự do hóa không có nghĩa là chấm dứt mọi quy định hay giám sát
các hoạt động tài chính. Ngược lại, tự do hóa đòi hỏi phải tăng cường cơ sở hạ tầng
quy chế và các cơ quan giám sát. Việc đặt ra các quy định là cần thiết để đảm bảo
cho sự vận hành hiệu quả của các thị trường tài chính và ngân hàng.
Khi nói đến tự do hóa tài chính, chúng ta thường xem xét hai cấp độ là tự do
hoá tài chính nội địa hay tự do hoá tài chính trong nước và tự do hoá tài chính
quốc tế hay tự do hoá tài chính với nước ngoài:
-

Tự do hóa tài chính trong nước là việc xóa bỏ kiểm soát lãi suất và phân bổ

tín dụng, cho phép các tổ chức tài chính trong nước tự do thực hiện các dịch vụ tài
chính theo nguyên tắc thị trường, các thị trường tài chính trong nước được khuyến

khích phát triển, các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành theo tín hiệu thị
trường.
-

Tự do hóa tài chính với nước ngoài là loại bỏ kiểm soát vốn và các hạn chế

trong quản lý ngoại hối bao gồm tự do hóa giao dịch vãng lai và tự do hóa giao dịch
vốn.
Việc tự do hóa thị trường tài chính thực chất là điều kiện thúc đẩy và là bước
đi quan trọng cho một quá trình khác cao hơn là hội nhập các thị trường tài chính
quốc tế, để từ đó tiến tới toàn cầu hóa tài chính, khi mà các thị trường quốc gia khác
nhau về một sản phẩm hay một dịch vụ tài chính trở thành một thị trường toàn cầu
duy nhất.
Hiện nay có rất nhiều các tổ chức kinh tế tài chính khu vực và toàn cầu đã
được thành lập để đáp ứng yêu cầu của quá trình tự do hóa, toàn cầu hóa tài chính
như Ngân hàng Thế giới (World Bank), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng
châu Á (ADB)... Các tổ chức này tham gia vào việc điều chỉnh quan hệ tài chính –
tiền tệ giữa các quốc gia thành viên và thực hiện cho vay để hỗ trợ quá trình phát
triển kinh tế - xã hội. Với yêu cầu các quốc gia muốn được cấp vốn thì cần phải cải
cách hệ thống tài chính quốc gia hoặc khu vực theo xu hướng tự do hóa, phù hợp
với thông lệ quốc tế, các tổ chức như World Bank hay IMF đang nhằm vào mục tiêu
hướng các thị trường quốc gia hội nhập vào thị trường tài chính toàn cầu.


28

1.1.3.3. Tự do hóa đầu tư
Có ý kiến cho rằng tự do hóa đầu tư cũng tương tự như tự do hóa thương mại
hàng hóa và dịch vụ, ở chỗ đều cùng tiến hành việc hạn chế, cắt giảm và tiến tới xóa
bỏ các rào cản đối với các đối tượng của tự do hóa. Nếu như rào cản thương mại

hàng hóa là thuế quan và phi thuế quan, rào cản thương mại dịch vụ là các biện
pháp hạn chế tiếp cận thị trường và các biện pháp phân biệt đối xử thì rào cản đối
với đầu tư là các biện pháp cấm đầu tư, các biện pháp hạn chế đầu tư và các biện
pháp phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư (Nhóm 07, tr.1).
Về cơ bản, tự do hóa đầu tư được hiểu là quá trình trong đó các rào cản đối với
hoạt động đầu tư, các phân biệt đối xử trong đầu tư được từng bước dỡ bỏ, các tiêu
chuẩn đối xử tiến bộ dần dần được thiết lập và các yếu tố để đảm bảo sự hoạt động
đúng đắn của thị trường được hình thành (Đại học Ngoại thương, tr.3).
Đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa, tự do hóa đầu tư là những biện pháp nhằm cắt
giảm hay loại bỏ các rào cản có tính cản trở hoạt động đầu tư từ quốc gia này sang
quốc gia khác để tạo nên một môi trường đầu tư có tính cạnh tranh và bình đẳng
hơn, tạo sự thuận lợi, thông thoáng cho việc di chuyển các nguồn vốn đầu tư giữa
các quốc gia (Nhóm 11 – Lớp DTU308.6, tr.5).
Từ các khái niệm trên có thể hiểu rằng khi hoạt động trong một thị trường
được tự do hóa đầu tư, các nhà đầu tư có thể đầu tư vào bất cứ ngành, lĩnh vực và
dự án nào; dòng vốn đầu tư có thể chảy đến bất cứ nơi nào mà không bị ngăn cản
bởi các quy định phi kinh tế và đều được đối xử công bằng, bình đẳng. Ngay cả các
ưu đãi, khuyến khích đầu tư, vốn được coi là một nhân tố kích thích đầu tư cũng sẽ
không được sử dụng trong chế độ đầu tư đã tự do hóa hoàn toàn vì những ưu đãi,
khuyến khích này sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử. Các dòng vốn ở đây bao gồm cả vốn
của Nhà nước và tư nhân, vốn trong nước cũng như vốn nước ngoài, vốn đầu tư trực
tiếp cũng như gián tiếp.
Các nội dung cơ bản của tự do hóa đầu tư bao gồm loại bỏ các rào cản và ưu
đãi trong hoạt động đầu tư; thiết lập tiêu chuẩn đối xử tiến bộ trong hoạt động đầu


×