Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

bao cao luận văn dự án nuôi cá chạch sông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.05 KB, 79 trang )

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN

XÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG, CHUYỂN GIAO
CÔNG NGHỆ SINH SẢN NHÂN TẠO VÀ NUÔI THƯƠNG PHẨM
CÁ CHẠCH SÔNG (MASTACEMBELUS ARMATUS)


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................iv
PHẦN 1 MỞ ĐẦU................................................................................................1
A. Thông tin chung về dự án.................................................................................1
B. Mục tiêu............................................................................................................1
C. Nội dung...........................................................................................................2
D. Sản phẩm và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, chất lượng, quy mô của sản phẩm theo
hợp đồng, thuyết minh dự án đã được phê duyệt..................................................2
PHẦN 2 KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN.................................. 5
I. Công tác tổ chức, quản lý điều hành để triển khai thực hiện dự án...................5
1. Tình hình chung................................................................................................ 5
2. Công tác tổ chức............................................................................................... 5
II. Kết quả thực hiện các nội dung........................................................................9
1. Điều tra, khảo sát bổ sung thực trạng tại vùng dự án........................................9
1.1. Khảo sát, đánh giá thực trạng vùng thực hiện dự án và nhu cầu của người
dân với đối tượng cá Chạch sông......................................................................9
1.1.1. Phương pháp điều tra.......................................................................... 9
1.1.2. Tổng hợp kết quả điều tra................................................................. 10
1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên....................................10
1.1.2.2. Kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thủy sản và nhu cầu với cá
chạch sông...................................................................................................14
1.2. Hiện trạng môi trường nước vùng triển khai dự án................................. 17
1.2.1. Phương pháp điều tra........................................................................ 17


1.2.2. Kết quả điều tra hiện trạng môi trường vùng triển khai dự án..........18
2. Kết quả đào tạo tập huấn kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá
Chạch sông..........................................................................................................20
2.1. Chuyển giao công nghệ............................................................................20
2.2. Đào tạo kỹ thuật viên............................................................................... 21
2.3. Tập huấn kỹ thuật.....................................................................................22
3. Kết quả xây dựng mô hình sản xuất giống nhân tạo cá Chạch sông...............22
3.1. Địa điểm, thời gian, quy mô triển khai:...................................................22
3.2. Chuẩn bị ao nuôi vỗ – nuôi vỗ cá Chạch sông bố mẹ..............................23
3.2.1. Tuyển chọn cá Chạch sông bố mẹ:....................................................23
3.2.2. Chuẩn bị ao nuôi vỗ cá bố mẹ:..........................................................23


3.2.3. Nuôi vỗ cá Chạch sông bố mẹ:......................................................... 24
3.2.4. Chọn cá bố mẹ thành thục cho đẻ và ấp trứng:.................................24
3.2.5. Ương cá bột lên cá giống:.................................................................26
3.3. Kết quả sản xuất cá chạch sông giống:.................................................... 28
4. Kết quả xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Chạch sông.......................30
4.1. Địa điểm, thời gian, quy mô triển khai.................................................... 30
4.2. Kết quả xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Chạch sông số 01.......31
4.2.1. Điều kiện tự nhiên nơi triển khai mô hình........................................31
4.2.2. Chuẩn bị ao nuôi...............................................................................32
4.2.3. Thả giống:......................................................................................... 33
4.2.4. Chăm sóc quản lý ao nuôi:................................................................33
4.2.5 Kết quả đánh giá sinh trưởng định kỳ cá trong mô hình 1:................35
4.2.5.1 Kết quả theo dõi môi trường:..........................................................35
a. Một số yếu tố môi trường nuôi thương phẩm cá Chạch sông tại Quang
húc...............................................................................................................35
b. Một số yếu tố môi trường nuôi thương phẩm cá Chạch sông tại Cao xá 36
4.2.5.2. Sinh trưởng cá Chạch sông thương phẩm trong ao đất tại mô hình 1

37
a.

Sinh trưởng cá Chạch sông thương phẩm tại mô hình 1 xã Quang Húc . 37

b.

Sinh trưởng cá Chạch sông thương phẩm trong ao đất nuôi tại Cao xá . 39

4.2.6. Đánh giá kết quả Chạch sông thương phẩm tại mô hình 1...............41
4.3. Kết quả xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Chạch sông số 02.......42
4.3.1. Chuẩn bị ao nuôi...............................................................................42
4.3.2. Thả giống:......................................................................................... 44
4.3.3. Chăm sóc và quản lý ao nuôi............................................................44
4.3.4. Quản lý ao nuôi.................................................................................45
4.3.5. Kết quả đánh giá sinh trưởng định kỳ cá Chạch sông trong mô hình 2
45
a. Một số yếu tố môi trường nuôi thương phẩm cá Chạch sông tại mô hình 2 . 45

b. Sinh trưởng cá Chạch sông thương phẩm trong ao đất tại mô hình 2.....47
4.3.6. Thu hoạch cá Chạch sông thương phẩm tại mô hình 2.....................50
5. Tình hình sử dụng lao động............................................................................ 51
5.1. Lao động trực tiếp sản xuất......................................................................51
5.2. Lao động gián tiếp....................................................................................52
ii


6. Quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ
tỉnh; huy động đối ứng từ các thành phần kinh tế để thực hiện dự án................52
6.1. Sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ

đến ngày nghiệm thu.......................................................................................52
6.2. Sử dụng kinh phí nguồn khác đến ngày nghiệm thu so với thuyết minh đã
được phê duyệt................................................................................................53
6.3. Doanh thu.................................................................................................53
6.4. Lợi nhuận dòng........................................................................................53
7. Tổ chức thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án.............................................54
8. Thông tin tuyên truyền và biện pháp khuyến khích nhân rộng kết quả của dự
án.........................................................................................................................54
9. Tổng hợp kết quả đạt được của các nội dung so với hợp đồng và thuyết minh
dự án....................................................................................................................55
III. Phân tích đánh giá kết quả đạt được của dự án theo các nội dung................57
1. Công tác chuyển giao công nghệ.................................................................... 58
2. Mức độ thực hiện nội dung và quy mô so với hợp đồng................................ 59
3. Phương pháp tổ chức, quản lý, chỉ đạo thực hiện dự án................................. 59
4. Tình hình sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách và huy động kinh phí đối ứng
để thực hiện dự án...............................................................................................60
5. Hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường của dự án........................................60
6. Khả năng duy trì, phát triển và nhân rộng kết quả của dự án.........................63
7. Đánh giá tiềm lực của đơn vị chủ trì trước và sau khi triển khai dự án..........64
PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................66
1. Kết luận...........................................................................................................66
2. Kiến nghị và đề xuất....................................................................................... 67
Phụ lục quy trình công nghệ chuyển giao...........................................................71

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1. danh sách cán bộ tham gia thực hiện dự án.........................................6
Bảng 2. 2. Danh sách học viên tham gia khóa đào tạo kỹ thuật viên....................8

Bảng 2. 3. Thống kê diện tích mặt nước tại các hộ điều tra................................14
Bảng 2. 4. Khó khăn trong phát triển nuôi cá.....................................................15
Bảng 2. 5. Môi trường nước tại địa bàn điều tra.................................................18
Bảng 2. 6. nội dung học của lớp đào tạo kỹ thuật viên.......................................21
Bảng 2. 7. Chỉ tiêu kỹ thuật cá Chạch sông bố mẹ.............................................23
Bảng 2. 8. dụng cụ mổ cá đực, vuốt trứng cá cái và thụ tinh nhân tạo cho cá....25
Bảng 2. 9. Kết quả sản xuất giống cá Chạch sông đợt 1.....................................29
Bảng 2. 10. Kết quả sản xuất giống cá Chạch sông đợt 2...................................29
Bảng 2. 11. Kết quả sản xuất giống cá Chạch sông đợt 3...................................30
Bảng 2. 12. Môi trường nước tại địa bàn triển khai mô hình..............................32
Bảng 2. 13. Thành phần dinh dưỡng tham khảo của khẩu phần nuôi cá Chạch sông
thương phẩm....................................................................................................... 34
Bảng 2. 14. Sinh trưởng tích lũy khối lượng của cá Chạch sông thương phẩm
nuôi tại mô hình 1 xã Quang Húc.......................................................................37
Bảng 2. 15. Sinh trưởng tích lũy chiều dài cá Chạch sông thương phẩm nuôi tại
mô hình 1 xã Quang Húc.................................................................................... 38
Bảng 2. 16. Sinh trưởng tích lũy khối lượng cá Chạch sông thương phẩm nuôi
tại mô hình 1 xã Cao xá...................................................................................... 39
Bảng 2. 17. Sinh trưởng tích lũy chiều dài cá Chạch sông thương phẩm nuôi tại
mô hình 1 xã Cao xá........................................................................................... 41
Bảng 2. 18. Chỉ tiêu thu hoạch cá Chạch sông thương phẩm tại mô hình 1 sau 7
tháng nuôi và dự kiến sau 9 tháng nuôi...............................................................42
Bảng 2. 19. Môi trường nước tại địa bàn triển khai mô hình..............................43
Bảng 2. 20. Thành phần dinh dưỡng tham khảo của khẩu phần nuôi cá Chạch sông
thương phẩm....................................................................................................... 44
Bảng 2. 21. Sinh trưởng tích lũy khối lượng của cá Chạch sông thương phẩm. 47
Bảng 2. 22. Sinh trưởng tích lũy chiều dài cá Chạch sông thương phẩm trong mô
hình 2...................................................................................................................49
Bảng 2. 23. Chỉ tiêu thu hoạch cá Chạch sông thương phẩm tại mô hình 2.......50
Bảng 2. 24. Danh sách lao động trình độ cao trực tiếp tham gia thực hiện dự án

51

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

DO

Hàm lượng oxy hòa tan

v


PHẦN 1
MỞ ĐẦU

A. Thông tin chung về dự án
1. Tên dự án: “Xây dựng mô hình ứng dụng, chuyển giao công nghệ sinh sản
nhân tạo và nuôi thương phẩm cá Chạch sông (Mastacembelus amatus).”.
2. Thời gian thực hiện dự án: 26 tháng từ tháng 5/2017 - 6/2019
B. Mục tiêu
- Mục tiêu chung: Chuyển giao thành công quy trình sinh sản nhân tạo và

nuôi thương phẩm cá Chạch sông cho các hợp tác xã, các doanh nghiệp thủy sản
trên địa bàn tỉnh góp phần nâng cao hiệu quả khai thác, phát triển nguồn lợi
thủy sản của địa phương.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Chuyển giao được quy trình sinh sản nhân tạo, quy trình nuôi thương
phẩm cá Chạch sông.
+ Xây dựng được mô hình sinh sản nhân tạo giống cá Chạch sông (qui mô
50.000 con giống và công suất 50.000 giống/năm) và mô hình nuôi thương
phẩm cá Chạch sông (quy mô 5000m2 , năng suất nuôi 2 tấn/ha, tỷ lệ sống đạt
40%, khối lượng trung bình đạt 150g/con).
+ Đào tạo, tập huấn kỹ thuật sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm cá
Chạch sông cho 05 kỹ thuật viên và 100 lượt hộ dân.
C. Nội dung
Nội dung 1: Điều tra khảo sát bổ sung hiện trạng vùng thực hiện dự án
Nội dung 2: Chuyển giao, đào tạo tập huấn cho 100 lượt hộ nông dân kỹ
thuật Nội dung 3: Xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá
Nội dung 4. Tuyên truyền, phổ biến kết quả dự án và đề xuất nhân rộng kết

quả dự án


PHẦN 2
KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Công tác tổ chức, quản lý điều hành để triển khai thực hiện dự án
1. Tình hình chung
Công tác tổ chức, quản lý điều hành dự án được cơ quan chủ trì giao quyết
định cho nhóm thực hiện dự án và ban Quản lý dự án. Ban Quản lý dự án luôn
nhận được sự hỗ trợ tư vấn của Sở Khoa học và Công nghệ về tổ chức quản lý,
chuyển giao tiếp nhận công nghệ phục vụ sản xuất.
Ban thực hiện dự án đã đề ra kế hoạch, lên chương trình hành động, giao

nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách, lập trình tự điều hành, thực hiện với các
nội dung công việc cụ thể theo đúng tiến độ.
Kết hợp với địa phương triển khai dự án để điều tra dữ liệu, phân tích và
tiến hành chọn vùng triển khai dự án, chọn đơn vị phối hợp phù hợp với tiêu chí
của dự án.
Trường đã ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ với đơn vị tiếp nhận cồng
nghệ là công ty Cổ phần Nghiên cứu và ứng dụng khoa học nông nghiệp Tây
bắc, và Hợp tác xã sản xuất và thương mại dịch vụ Quang Húc, ngoài việc đào
tạo kỹ thuật viên cho đơn vị, chuyển giao các quy trình công nghệ, đồng thời
Trường đã cử cán bộ tích cực, có chuyên môn cao hỗ trợ các đơn vị triển khai
xây dựng thành công, đạt hiệu quả các mô hình của dự án.
Phối hợp với Chi cục Thủy sản tổ chức tập huấn cho người dân vùng thực
hiện dự án, đào tạo kỹ thuật viên của đơn vị tiếp nhận chuyển giao công nghệ.
2. Công tác tổ chức
Căn cứ vào thuyết minh và hợp đồng số 28/HĐ-NCKH&PTCN, ngày 24
tháng 7 năm 2017 về việc thực hiện dự án: “Xây dựng mô hình ứng dụng,
chuyển giao công nghệ sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm cá chạch sông tại
tỉnh Phú Thọ” giữa Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ và trường Đại học
Hùng Vương.
5


Ngày 24 tháng 07 năm 2017 cơ quan chủ trì đã ký hợp đồng giao việc thực
hiện dự án, danh sách cán bộ thực hiện dự án bao gồm 10 người có tên trong
bảng 2.1.
Ban quản lý dự án có trách nhiệm kết hợp với Cơ quan tiếp nhận chuyển
giao xây dựng phương án và thực hiện nội dung của dự án.
Ban quản lý dự án có trách nhiệm điều hành và thực hiện các nội dung dự
án đã được phê duyệt, trong đó:
+ Chủ nhiệm dự án điều hành chung và quyết định các vấn đề nhân sự, tài

chính liên quan đến dự án.
- Tiến hành điều tra, khảo sát: Rà soát, để lựa chọn cơ sở phối hợp thực hiện
mô hình. Phối hợp với cơ sở có đủ điều kiện tham gia thực hiện mô hình
sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Chạch sông. Ký kết hợp đồng phối hợp
với các cơ sở trong việc thực hiện các nội dung triển khai mô hình sản xuất giống
và nuôi thương phẩm cá Chạch sông. Cùng với lãnh đạo các đơn vị phối hợp
chọn ao nuôi có đủ điều kiện để tham gia thực hiện dự án và triển khai phương án
sản xuất.
- Ký kết hợp đồng sử dụng vật tư, mua thức ăn chăn nuôi cung ứng cho mô hình.

- Thực hiện các nội dung về khoa học công nghệ của dự án, lập sổ sách,
phân công và trực tiếp theo dõi các chỉ tiêu sản xuất của các mô hình.
3. Chọn điểm, chọn hộ để tiếp nhận và triển khai thực hiện các nội
dung của dự án.
* Lựa chọn địa điểm sản xuất giống:
-

Địa điểm thực hiện tiếp nhận công nghệ sản xuất giống tại trại thực nghiệm

của công ty cổ phần nghiên cứu và ứng dụng khoa học nông nghiệp Tây Bắc xã
Cao Xá, huyện Lâm thao, Tỉnh Phú Thọ.
- Lý do lựa chọn: địa điểm lựa chọn có nguồn nước chủ động, phù hợp với
đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm sinh thái của đối tượng nuôi, vùng nuôi. Tổng
diện tích của cơ sở là 5 ha với tổng diện tích ao là 3 ha với 5 ao, các ao
đều được gia cố kè vững chắc đảm bảo có thể nuôi cá Chạch tránh thất thoát. Có
hệ thống bể ấp, thu trứng phục vụ cho sinh sản một số loài cá truyền thống và hệ


thống bể trong nhà dùng để nuôi lưu giữ, ép cá, nhốt cá bố mẹ. Cơ sở có diện tích
đủ đáp ứng theo yêu cầu dự án. Đơn vị phối hợp có kinh nghiệm triển khai thực

hiện việc sản xuất giống cá, có nguồn nhân lực kỹ thuật cao và có khả năng huy
động nhân lực. Ngoài ra đơn vị còn có khả năng đối ứng, đáp ứng đủ yêu cầu
kinh phí đối ứng (thức ăn).
* Lựa chọn địa điểm nuôi thương phẩm:
- Địa điểm thực hiện:
+ Tại trại thực nghiệm của công ty cổ phần nghiên cứu và ứng dụng khoa
học nông nghiệp Tây Bắc xã Cao Xá, huyện Lâm thao, Tỉnh Phú Thọ.
Tại khu trại nấm hợp tác xã sản xuất và thương mại dịch vụ Quang
Húc . Các địa điểm triển khai thực hiện đều phù hợp với tiêu chí lựa chọn:
+

+ Đối với ao nuôi thương phẩm cá Chạch: bờ chắc chắn, có hệ thống cấp
thoát nước, bờ ao được kè hoặc lát mái để tránh thất thoát. Có diện tích đủ đáp
ứng theo yêu cầu dự án.
+ Các đơn vị đều có kinh nghiệm triển khai nuôi cá, có kỹ thuật.
+ Có khả năng đối ứng, đáp ứng đủ yêu cầu kinh phí đối ứng (thức ăn,
con giống).
+ Có nguồn nhân lực có kỹ thuật, và khả năng huy động nhân lực.
+ Có nguồn nước chủ động, phù hợp với đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm
sinh thái của đối tượng nuôi, vùng nuôi.
+ Phù hợp với quy hoạch phát triển các đối tượng thủy đặc sản của tỉnh
Phú Thọ.
+ Có điều kiện tiêu thụ sản phẩm thuận lợi, thuận lợi cho việc chăm sóc,
theo dõi.
+ Các yếu tố môi trường ao nuôi tương đối phù hợp với các đối tượng nuôi
trồng thủy sản ở giai đoạn nuôi thương phẩm, nuôi vỗ và ương nuôi.
4. Đào tạo kỹ thuật
Quyết định số 168/QĐ-ĐHHV ngày 9 tháng 3 năm 2018 về việc mở lớp
Đào tạo cán bộ kỹ thuật năm 2018. Lớp học diễn ra trong 10 ngày (ngày 12/3
đến ngày 22/3/2018), các học viên được học về các bước trong quy trình sản



xuất giống và nuôi thương phẩm cá Chạch sông.
Quyết định số 269/QĐ –ĐHHV ngày 27/3/2018 về việc cấp Giấy chứng
nhận cho học viên tham dự lướp đào tạo cán bộ kỹ thuật năm 2018.
II. Kết quả thực hiện các nội dung
1. Điều tra, khảo sát bổ sung thực trạng tại vùng dự án
1.1. Khảo sát, đánh giá thực trạng vùng thực hiện dự án và nhu cầu của
người dân với đối tượng cá Chạch sông
1.1.1. Phương pháp điều tra
Ban thực hiện dự án đã tiến hành thu thập thông tin theo phương pháp điều
tra đánh giá. Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn dựa
trên bộ mẫu phiếu điều tra.
Thực trạng vùng thực hiện dự án là xã Quang Húc – huyện Tam Nông và
xã Cao xá – Huyện Lâm Thao được thu thập thông qua các báo cáo về kinh tế
xã hội của các xã và thông qua phỏng vấn cán bộ chính quyền tại các địa
phương.
Phương pháp chọn mẫu điều tra: kết hợp với chính quyền địa phương (ủy
ban nhân dân các xã), điều tra trên địa bàn của một số xã thuộc Huyện Lâm
Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Hạ Hòa, Cẩm Khê. Tổng số người tham gia phỏng
vấn là 160 người. Trong đó 150 người nuôi thủy sản và 10 người đánh bắt.
Xây dựng bộ câu hỏi điều tra: mẫu phiếu điều tra được thiết kế 2 bộ:
+ Bộ 1: Bộ phiếu điều tra về thực trạng nuôi trồng thủy sản và nhu cầu
nuôi cá Chạch sông.
+Bộ 2: Nguồn lợi cá Chạch sông và nhu cầu sản phẩm cá Chạch sông.
Phỏng vấn trực tiếp: sử dụng các dạng câu hỏi mở và câu hỏi đóng, các loại
câu hỏi này đã được mã hóa để thuận tiện cho việc xử lý thông tin báo cáo.
1.1.2. Tổng hợp kết quả điều tra
1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
Xã Cao Xá (Huyện Lâm Thao) đều là xã có địa hình tương đối bằng phẳng

thuận tiện cho việc phát triền nông nghiệp. Xã Quang Húc (huyện Tam Nông) địa


hình phức tạp, tuy nhiên có diện tích sông hồ ao, lớn.
Hầu hết diện tích đất nông nghiệp của các xã có thành phần cơ giới là đất thịt
nhẹ, là loại đất có đặc tính cơ, lý hóa và sinh học phù hợp cho trồng các loại cây
hàng năm như lúa và đặc biệt là các loại cây màu.
Các xã nằm trong vùng khí hậu trung du miền núi phía Bắc, một năm có 2
mùa rõ rệt. Mùa khô lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nóng và ẩm
từ tháng 5 đến tháng 10.
- Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,90C;
- Tổng số giờ nắng trong năm 1241,4 giờ;
- Lượng mưa bình quân cả năm trung bình 1436,7 mm;
- Độ ẩm trung bình năm 85%.
Xã Cao xá có tổng diện tích là 763,09 ha trong đó đất nông nghiệp có diện
tích 373,35 ha chiếm 48,93% tổng diện tích tự nhiên. Đất trồng cây hàng năm có
diện tích là 250,78 ha chiếm 32,86 % tổng diện tích đất tự nhiên trong đó chủ yếu
là trồng lúa, diện tích đất nuôi trồng thủy sản chiếm một tỷ lệ nhỏ trong diện tích
đất tự nhiên là 2,86%.
Đất phi nông nghiệp chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên
của xã 51,07% tương ứng với 389,74 ha. Trong đó đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng chiếm tỷ lệ khá cao (33,1%) trong tổng diện tích tự nhiên của toàn
xã. Đất chuyên dùng phục vụ đời sống của nhân dân trong xã chiếm diện tích là
91,03 ha tương ứng với 11,93 % tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã.
Cao xá có sông Hồng chảy qua địa giới phía Nam của xã, đây là nguồn nước
tưới tiêu chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, các hệ thống kênh
mương, ao hồ trên địa bàn xã cũng là những yếu tố phục vụ rất nhiều các diện
tích sản xuất nông nghiệp của xã.
Trồng trọt-chăn nuôi những tiến bộ kỹ thuật đã được đưa vào sản xuất; đưa
các loại giống mới có năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng như: Lúa lai

TH3-5, HT1, BG6, BG1, Nếp 87; ngô lai VN4, DK6919..; thực hiện đầy đủ chính
sách hỗ trợ phát triển sản xuất; nên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát
triển khá, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được duy trì ổn định, cụ thể:


- Về trồng trọt: Diện tích trồng lúa (2 vụ) 473,1 ha, năng suất 63,46 tạ/ha
tổng sản lượng lúa đạt 3002,4 tấn. Diện tích cây ngô (đồng và bãi) 125,44 ha,
năng suất 54 tạ/ha tổng sản lượng ngô đạt 677,6 tấn.
- Về chăn nuôi – Thủy sản: Nuôi trồng thuỷ sản có 18,3 ha, sản lượng đạt
85,38 tấn, tăng 0,07 tấn so năm 2014. Đàn trâu, bò có 660 con, trong năm bán ra
thị trường 229 con; đàn lợn có 3862 con, sản lượng lợn hơi bán ra thị trường
581,9 tấn.
Quang Húc là một xã nhỏ nằm phía Tây Bắc huyện Tam Nông – tỉnh Phú
Thọ, cách trung tâm huyện Tam Nông 11km về phía Tây bắc, cách thành phố Việt
trì khoảng 30km về phía Tây bắc.
+ Phía Bắc giáp: xã Hựng Đô, Huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
+ Phía Nam giáp: xã Tề Lễ huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
+ Phía Tây giáp: xã Đồng Lương, Huyện Cẩm Khê, Tỉnh Phú Thọ.
+ Phía Đông giáp: xã Phương Thịnh, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Xã Quang Húc có Diện tích đất tự nhiên: 731,29 ha. Xã cách trung tâm
Huyện Tam Nông khoảng 15km, và xã cách trung tâm tỉnh Phú Thọ khoảng
30km.
Địa hình của xã Quang Húc đặc trưng của xã trung du miền núi. Xã Quang
Húc nằm trong khu vực địa hình chủ yếu là vựng núi thấp, đặc điểm địa hình của
xã Quang Húc tương đối phức tạp, xã bị chia cắt thành hai khu vực nằm ở hai
bờn bờ sông Bứa. Địa hình của xã có thế nghiêng dần từ Tây Nam xuống Đông
Bắc, đất đai ở đây là loại đất phù sa của sông Bứa, các khu vực ngoài đê hàng
năm đều được bồi đắp nên rất màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Địa hình đồi gò thấp là nơi tập trung các khu dân cư, địa hình trũng chủ yếu
là đất trồng lúa và mặt nước.

Quang Húc nằm trong vùng khí hậu trung du Bắc Bộ, thuộc tiểu vùng khí
hậu II của tỉnh Phú Thọ có ảnh hưởng của khí hậu miền núi do vậy khí hậu được
chia làm 2 mùa rõ rệt :
- Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều tập trung từ tháng 4 năm trước đến tháng 9


năm sau.
- Mùa đông lạnh và khô hanh tập trung từ tháng 10 năm trước đến tháng 3
năm sau.
+ Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24oC – 26oC
+ Lượng mưa trung bình hàng năm là 1800-2000mm
+ Độ ẩm không khí trung bình hàng năm 80-85%
+ Lượng bốc hơi trung bình hàng năm từ 40-45% lượng mưa hàng năm.
- Hướng gió chính: Gió thổi theo 2 mùa rõ rệt: Gió Đông Bắc thổi vào
mùa lạnh, gió Đông Nam thổi vào mùa nóng, các tháng 6, 7 thỉnh thoảng xuất
hiện gió Tây khô nóng gây ảnh hưởng đến sản xuất.
- Lượng mưa phân bố theo mùa, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 chiếm
80% lượng mưa
- Cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, lượng mưa ít có
tháng hầu như không có mưa.
Trên địa bàn xã Quang Húc có 4,6 km Sông Bứa chảy qua.
Do đặc điểm vị trí địa lý của xã là vùng đồi núi, trữ lượng nước mặt của xã
lớn. Nước mặt chủ yếu tập trung tại các hồ đập và các suối. Nguồn nước mặt
là nguồn tài nguyên phục vụ và đáp ứng phần lớn nhu cầu nước sinh hoạt cho bà
con nhân dân của xã.
Tổng diện tích mặt nước của xã là 201,12 ha, trong đó diện tích hồ đập kết
hợp nuôi thủy sản là 58ha, diện tích ao hồ nuôi thủy sản là 92,21 ha, còn lại là
diện tích mặt nước sông suối.
Tổng giá trị sản xuất của toàn xã năm 2015 là: 63.500.000.000 đồng, trong
đó:

+ Giá trị sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp là 25.600.000.000 đồng
+ Giá trị sản xuất TTCN - Xây dựng là 19.300.000.000 đồng
+ Giá trị kinh doanh - dịch vụ là 18.600.000.000 đồng.
Về cơ cấu kinh tế năm 2015 giá trị sản xuất Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản
chiếm 40,3 %; Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 30,3% ;


các ngành nghề dịch vụ 29,4%.
Bình quân lương thực đầu người là: 355,4 kg/người/năm. Thu nhập bình quân
là 16,227 triệu/người/năm. Về thủy lợi, xã có diện tích đất nông nghiệp khá lớn,
nhưng diện tích đất trồng lúa không nhiều mà chủ yếu là trồng hoa màu do đất
không bằng phẳng việc tưới tiêu nước do công ty Thủy nông huyện phụ trách.

Việc nuôi cá lồng ở Quang Húc đã được người dân áp dụng cách đây hàng
chục năm tuy nhiên do các hộ nuôi với quy mô nhỏ. Đến tháng 8 năm 2012 các
hộ dân ở Quang Húc sau khi đi tham quan mô hình nuôi cá lồng tại tỉnh Hải
Dương đã đầu tư xây dựng lồng nuôi kiểu mới nên bước đầu nghề nuôi cá lồng
tại huyện Tam Nông bắt đầu khởi sắc, đến tháng 9 năm 2013 đã có 30 lồng nuôi,
mở ra một hướng đi mới cho địa phương.
Năm 2015, diện tích nuôi trồng thủy sản duy trì ổn định, mô hình nuôi cá
lồng trên sông, trên hồ cũng được tiếp tục đầu tư. Hiện tại trên địa bàn xã đã có
hơn 30 hộ đầu tư nuôi cá lồng với 159 lồng. Sản lượng cá khai thác trong năm là
hơn 370 tấn, so với năm 2014 tăng 2,8%. Đối tượng cá nuôi tại địa bàn là cá Điêu
hồng, cá Nheo mỹ, cá trắm cỏ, cá Chép... Tại địa bàn xã hiện nay vẫn thiếu
những đối tượng thủy sản đặc sản có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
người nuôi như cá Chạch sông, cá Lăng chấm,...
1.1.2.2. Kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thủy sản và nhu cầu với cá
chạch sông
Đa số các hộ nuôi cá có diện tích mặt nước nhỏ và vừa.
Bảng 2. 3. Thống kê diện tích mặt nước tại các hộ điều tra

Loại hình nuôi

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Ao 100-1000 m2

51

37,22

Ao 1000 -50002

83

60,58

Hồ trên 5000 m2

3

2,2

Tại đa số các hộ điều tra số lượng hộ có ao nuôi với diện tích trên 5000 m 2
chỉ 2,2%, số hộ có ao nuôi diện tích nhỏ hơn 1000m 2 chiếm 37,22% tổng số hộ
điều tra, có tới 60,58% số hộ điều tra có diện tích ao nằm trong khoảng từ 1000-


5000m2. Với diện tích ao nuôi ở qui mô vừa, phù hợp để phát triển nuôi trồng

thủy sản, tuy nhiên đa số các hộ được điều tra nuôi cá với hình thức quảng canh,
ít đầu tư và chăm sóc.
Với các hộ nuôi cá lồng tập trung chủ yếu tại các lưu vực sông Bứa, sông
Lô, diện tích của mỗi lồng trung bình 36m 3, mỗi hộ có trung bình 6 lồng. Cá
được nuôi theo hình thức nuôi thâm canh, có đầu tư quản lý chăm sóc.
Tập đoàn cá nuôi, hình thức nuôi
Tại các hộ điều tra nhóm cá truyền thống bao gồm (Trắm cỏ, Mè trắng, Mè
hoa, Trôi ấn độ, Trôi Mrigan..) được nuôi phổ biến ở các loại hình mặt nước,
chiếm từ 85- 90 % số lượng giống và sản lượng nuôi trồng.
Nhóm giống mới di nhập có giá trị kinh tế cao như cá rô phi, cá chép,… phát
triển nuôi tập trung ở diện tích ao hồ nhỏ, đa phần nuôi thả xen ghép, tỷ lệ chiếm

10 - 15%. Ngoài ra nhóm cá này cũng được nuôi đơn tại các hộ nuôi cá lồng.
Nhóm đối tượng cá bản địa và đặc sản như cá Lăng, Chiên, trắm đen…được
tập trung nuôi ở nhóm hộ nuôi lồng, chiếm hình thức triển khai dạng mô hình và
và nuôi lồng, tỷ lệ không đáng kể chiếm 8% tổng số hộ điều tra.
Tại đa số các hộ điều tra hình thức nuôi thủy sản chủ yếu là Quảng canh và
Quảng canh cải tiến, các hộ nuôi kết hợp trong mô hình chăn nuôi nhằm tận dụng
chất thải của sản phẩm chăn nuôi. Có 88,67% hộ nuôi cá nuôi 1 vụ/năm, 11,33 % số
hộ điều tra nuôi cá 2 vụ/năm, các hộ nuôi cá 2 vụ/năm là các hộ nuôi cá lồng và một
số hộ có nuôi thâm canh và bán thâm canh cá rô phi. Tại 100% số hộ điều tra nuôi cá
lồng bè có chủ động cung cấp thức ăn cho cá, thức ăn chủ yếu là cám, rau cỏ. Các hộ
nuôi cá theo hình thức quảng canh cải tiến và bán thâm canh có cung cấp thêm rau
cỏ và các phế phụ phẩm nông nghiệp cho cá trong quá trình nuôi.

Kết quả điều tra cho thấy năng suất cá nuôi tại các hộ điều tra đa số đạt dưới
2 tấn/ha. Có tới 88,67% số hộ trả lời năng suất đạt dưới 2 tấn/1ha/năm, đây là các
hộ nuôi cá theo hình thức nuôi quảng canh, cá được nuôi nhằm tận dụng mặt
nước và sản phẩm thải từ chăn nuôi. Số hộ nuôi cá ao đạt năng suất trên 2 tấn
chiếm 3,33%. Các hộ nuôi cá Lồng đạt năng suất từ 3-4 tấn/100m 3 lồng. Thu

nhập của các hộ nuôi quảng canh chỉ đạt 30-40 triệu/1ha/năm. Các hộ nuôi bán


thâm canh, thâm canh trong ao thu nhập 100 triệu/năm. Đối với các hộ nuôi lồng,
thu nhập bình quân đạt 120-160 triệu/100m3 lồng.
Kết quả điều tra về những khó khăn trong việc phát triển nuôi cá được thể
hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2. 4. Khó khăn trong phát triển nuôi cá
Khó khăn

Tỷ lệ (%)

Thiếu vốn

14

Thiếu kỹ thuật

36

Khó khăn về đầu ra
Khó khăn về con giống
Khó khăn do thiếu lao động

66,67
10
2,67

Qua bảng 2.4 cho thấy, có 66,67% tổng số hộ điều tra cho biết gặp khó khăn
trong việc lo đầu ra do đa số các đối tượng nuôi là cá truyền thống, thường thu

đồng loạt vào cuối năm dẫn đến việc không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ được với
giá thấp. Khó khăn trong việc phát triển nuôi cá do người dân không có kỹ thuật
chiếm 36%, việc thiếu kỹ thuật trong nuôi cá làm cho người dân khó mở rộng sản
xuất và băn khoăn trong việc đầu tư phát triển nuôi cá. 14% tổng số hộ điều tra
gặp khó khăn trong việc huy động vốn vào sản xuất nuôi cá. 10% số hộ cho biết
gặp khó khăn do con giống chất lượng thấp và thiếu các đối tượng giống có giá
trị để đưa vào sản xuất. 2,67% số hộ điều tra gặp khó khăn do thiếu lao động
trong sản xuất giống.
Có 48,67% số hộ điều tra trả lời “có” khi hỏi “có muốn chuyển đối tượng cá
nuôi không?”, đa số các hộ muốn chuyển sang các đối tượng nuôi có giá trị cao,
dễ bán, nhất là các đối tượng đặc sản như cá lăng, chiên,..
Như vậy muốn để phát triển nuôi thủy sản được cần phải có tập huấn nâng
cao kỹ thuật nuôi cho người dân, ngoài ra phải có những hỗ trợ cho đầu ra.
Hướng phát triển các giống loài đặc sản là một hướng đi hay có thể giúp giải
quyết vấn đề đầu ra.


Có 47,33% số hộ điều tra trả lời biết về cá Chạch sông. 52,76% số hộ trong
diện điều tra còn lại trả lời không biết về cá chạch sông. Trong số 47,33% số hộ
biết về cá Chạch sông chỉ có 22% số hộ trả lời muốn nuôi cá Chạch sông.
Có 78% số hộ trả lời không muốn nuôi cá Chạch sông, khi hỏi “tại sao
không có ý định nuôi loại cá này” thì các hộ đều trả lời “không có thông tin gì về
việc nuôi đối tượng này” hoặc “đối tượng cá Chạch sông chỉ thấy khai thác từ tự
nhiên”.
Trong số 22% số hộ muốn nuôi cá Chạch sông, lý do chủ yếu do nhu cầu thị
trường cao và giá bán cao. Các hộ đều trả lời có muốn học về kỹ thuật nuôi đối
tượng này. Khó khăn mà các hộ gặp phải trong việc phát triển nuôi cá Chạch sông là
không có nguồn con giống, không có kỹ thuật nuôi và không có vốn đầu tư.

Như vậy qua điều tra có thể thấy, đối tượng cá Chạch sông tuy là đối tượng

cá bản địa tuy nhiên các hộ nuôi cá đều có rất ít thông tin về việc nhân giống và
nuôi đối tượng này. Vì vậy, để có thể phát triển nuôi đối tượng này tốt cần phổ
biến kiến thức về kỹ thuật nuôi và địa chỉ cung cấp nguồn giống tin cậy để phát
triển nuôi đối tượng cá Chạch sông.
Theo khảo sát sơ bộ tại một số hộ đánh bắt cho thấy sản lượng cá Chạch
sông thu được từ năm 2010 trở lại đây giảm đáng kể, lượng cá Chạch sông đánh
bắt được chỉ bằng 1/10 so với trước kia. Theo khảo sát này cá Chạch sông được
thu mua bởi thương lái và các nhà hàng với giá bán từ 250.000-400.000 đồng/
kg tùy vào số lượng và khối lượng cá.
1.2. Hiện trạng môi trường nước vùng triển khai dự án
1.2.1. Phương pháp điều tra
Đối tượng nghiên cứu là môi trường nước NTTS tỉnh Phú Thọ. Phạm vi
nghiên cứu là 2 xã thuộc 2 huyện: (1) Xã Cao xá - huyện Lâm Thao, (2) xã
Quang Húc - huyện Tam Nông.
a. Cách thu mẫu:
Chọn mỗi xã kiểm tra ở 30 ao nuôi và 10 điểm nguồn cấp nước đầu vào
chung. Các điểm thu mẫu để đo phải đại diện và phản ánh đúng chất lượng nước
trong từng ao nuôi và toàn khu nuôi. Các mẫu lấy được kiểm tra trực tiếp tại các
điểm lấy mẫu.


Thời gian lấy mẫu: từ tháng 8-10/2017
Đối với công tác thu mẫu ở từng ao nuôi, đo như sau:
Trong mỗi ao, chọn ra 5 điểm theo hình dưới đây

Hình 1: Các điểm thu mẫu nước trong 1 ao
b. Phương pháp đo một số chỉ tiêu môi trường:
* Nhiệt độ:
Sử dụng nhiệt kế thủy ngân. Nhúng ngập nhiệt kế xuống nước, để khoảng 3
phút, sau đó nghiêng nhiệt kế và đọc kết quả.

* pH: sử dụng bộ test kit pH.
Cách sử dụng test pH theo hướng dẫn nhà sản xuất.
* Oxy hòa tan:
Để đo oxy hòa tan sử dụng bộ test kit oxy đo theo hướng dẫn của nhà sản xuất

* NH3/NH4:
Để đo NH3/NH4 hòa tan sử dụng bộ test kit NH3/NH4 đo theo hướng dẫn
của nhà sản xuất
*NO3: Để đo NO3 hòa tan sử dụng bộ test kit NO 3 đo theo hướng dẫn của
nhà sản xuất
*NO2-: Để đo NO2- hòa tan sử dụng bộ test kit NO 2- đo theo hướng dẫn của
nhà sản xuất
*Độ trong: Thiết bị đo độ trong được sử dụng là đĩa secchi:
Thả đĩa theo phương thẳng đứng, hạ từ từ xuống nước cho tới khi không
phân biệt được 2 màu đen/trắng trên mặt đĩa. Đọc kết quả trên dây hoặc thước, đó
chính là độ trong của nước ao (đơn vị là cm).
1.2.2. Kết quả điều tra hiện trạng môi trường vùng triển khai dự án
Sau quá trình khảo sát các yếu tố môi trường tại 2 xã điều tra, nhóm thực
hiện dự án đã tổng hợp các kết quả. Nhìn chung ở địa bàn khảo sát các yếu tố
môi trường đều trong giới hạn cho phép. Cụ thể được thể hiện trong bảng 2.5
Bảng 2. 5. Môi trường nước tại địa bàn điều tra
Chỉ tiêu

Quang Húc

Cao xá


0


Nhiệt độ ( C)
pH

28,1 ±3,3
7,0 ± 0,3

29 ± 3,4
7,2 ± 0,2

Độ trong (cm)

28 ± 2,8

24,8 ± 3,4

DO (ppm)

4,7 ±1

4,4 ±1,2

-

0,16±0,02

0,2±0,03

-

7,7 ±2,03


8,0 ±1,8

0,02

0,03

NO2 (ppm)
NO3 (ppm)
+

NH3/NH4 (ppm)

Nhiệt độ trung bình trong quá trình kiểm tra tại ở các địa điểm triển khai
mô hình ở xã Quang Húc đạt trung bình 28 0c và không có sự sai khác nhiều giữa
các địa điểm kiểm tra trong cùng 1 khu vực. Nhiệt độ trung bình tại các ao ở Cao
xá tương đối ổn định trong thời gian điều tra. Nhiệt độ dao động trong khoảng
23oC đến 34oC đạt trung bình là 29oC. Đây là nhiệt độ phù hợp cho sinh trưởng
và phát triển của cá Chạch sông, tuy nhiên vào mùa đông tại khu vực này có thời
điểm nhiệt độ xuống thấp hơn 200C là nhiệt độ không phù hợp cho việc nuôi cá
Chạch sông. Nếu nhiệt độ trong ao nuôi dưới 150C kéo dài sẽ gây chết cá.
Kết quả đo đạc cho thấy giá trị pH ở các vị trí quan trắc biến thiên ít ở xã
Quang húc pH trung bình là 7. ương tự pH tại các ao điều tra tại xã Quang Húc,
pH tại các ao vùng điều tra xã Cao xá tương đối ổn định đạt trung bình là 7,2. Với
giá trị pH được ghi nhận tại tất cả các điểm quan trắc đều đạt ngưỡng cho phép và
phù hợp với đặc điểm thích nghi của cá Chạch sông là pH 6,5 – 7,5.
Giá trị DO biểu thị nồng độ oxy hòa tan trong nước, lượng oxy hòa tan
trong ao nước tĩnh chủ yếu do quá trình quang hợp của thực vật phù du và phần
nhỏ khuếch tán từ khí quyển vào. Theo QCVN 02-20:2014/BNNPTNT đề xuất
giá trị DO cho nước nguồn cấp vào ao nuôi > 2mg/L. Số liệu ghi nhận cho thấy

giá trị DO tại tất cả các điểm quan trắc dao động từ 3,7 – 6,3 mg/l và trung bình
là 4,7 tại Quang Húc và tại xã Cao Xá là 4,4 mg/l. Hàm lượng DO này đều đạt
mức tối ưu cho yêu cầu chất lượng và hoàn toàn thích hợp cho sự phát triển của
cá Chạch sông.
Theo QCVN 02-20:2014/BNNPTNT quy định giá trị cho phép của NH 3
trong nước cấp vào ao nuôi là 0,3 ppm. Giá trị NH 3 trong nguồn nước tại hầu hết
các điểm thu mẫu đều nằm trong giới hạn cho phép. Giá trị NH 3 giữa các vị trí
lấy mẫu chênh lệch không nhiều. Ở Quang Húc giá trị NH3 là 0,02 mg/l, tại xã
Cao xá giá trị NH3 giữa các vị trí lấy mẫu chênh lệch không nhiều, đều nằm trong
giới hạn cho phép, đạt trung bình 0,03 mg/l. Nồng độ NH 3 hoàn toàn phù hợp để
nuôi các loài thủy sản nói chung và cá chạch sông nói riêng.


Hàm lượng Nitrite (NO2-) trong các mẫu kiểm tra tại xã Cao xá đạt trung
bình 0,2 mg/l, tại xã Quang Húc đạt trung bình là 0,16 mg/l. Hoàn toàn phù hợp
để nuôi thủy sản nói chung và nuôi cá chạch nói riêng. Tương tự như hàm lượng
nitrite hàm lượng nitrate trong các ao khảo sát tại Cao xá là 8,0 ppm, ở xã Quang
Húc là 7,7 ppm phù hợp với tiêu chuẩn nước cho nuôi cá nước ngọt. Ở các ao
nuôi cá nước ngọt hàm lượng thích hợp từ 0,1 ÷ 10 mg/l.
Độ đục và độ trong của nước có ảnh hưởng đến cường độ chiếu sáng của
mặt trời vào thủy vực nên có ảnh hưởng đến cường độ quang hợp của thực vật
phù du. Độ trong thích hợp cho các ao nuôi cá là từ 20-30 cm. Độ trong trong các
ao nuôi tại xã Quang Húc là 28 cm, tại xã Cao xá là 24,8 cm độ trong này phù
hợp với cá Chạch sông.
Với các yếu tố môi trường nước điều tra được tại Quang Húc và Cao xá là
hoàn toàn phù hợp cho nuôi các đối tượng thủy sản nước ngọt nói chung và nuôi
cá Chạch sông nói riêng.
2. Kết quả đào tạo tập huấn kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm
cá Chạch sông
2.1. Chuyển giao công nghệ

- Trường Đại Học Hùng Vương đã cử 02 cán bộ thuộc dự án là PGS.TS.
Cao Văn, ThS. Phan Thị Yến là những cán bộ thuộc Khoa Nông – Lâm - Ngư,
có năng lực, nhiều năm kinh nghiệm trong thực tiễn sản xuất giống, đã chuyển
giao công nghệ cho nhiều đơn vị, để trực tiếp thực hiện công tác chuyển giao
công nghệ.
- Sau khi dự án được phê duyệt ban quản lý dự án đã phối hợp, bàn bạc và
ký hợp đồng phối hợp thực hiện dự án với công ty CP Nghiên cứu và Ứng dụng
khoa học nông nghiệp Tây Bắc, hợp đồng phối hợp số 02/2017/HĐHT- CS, và
hợp đồng phối hợp cùng hợp tác xã sản xuất và thương mại dịch vụ Quang Húc.
- Trường Đại học Hùng Vương đã chuyển giao quy trình công nghệ sản
xuất giống, ương nuôi và nuôi thương phẩm cho Công ty Tây Bắc, HTX Quang
Húc. Cụ thể như sau:
+ Quy trình nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ cá Chạch sông
+ Quy trình kỹ thuật chọn cá bố mẹ thành thục, cho đẻ và ấp trứng cá Chạch
sông


+ Quy trình kỹ thuật ương cá bột thành cá hương, cá giống cá Chạch Sông
+ Quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá Chạch sông
Các quy trình chuyển giao đều đạt về các chỉ tiêu về số lượng, chất lượng
và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị tiếp nhân chuyển giao và
điều kiện tự nhiên, khí hậu tại huyện Lâm Thao, Tam Nông tỉnh Phú Thọ.
2.2. Đào tạo kỹ thuật viên
Cơ quan chủ trì đã phối hợp với Công ty cổ phần nghiên cứu và ứng dụng
khoa học nông nghiệp Tây Bắc và hợp tác xã sản xuất và thương mại dịch vụ
Quang Húc tổ chức lớp học kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá Chạch sông cho
05 cán bộ kỹ thuật của Công ty và HTX. Thời gian đào tạo là 10 ngày (từ ngày
12/3 đến 23/3/2018). Chủ đề chính của khóa học gồm: kỹ thuật nuôi vỗ thành
thục cá bố mẹ cá Chạch sông; kỹ thuật chọn cá bố mẹ thành thục, cho đẻ và ấp
trứng cá Chạch sông; kỹ thuật ương cá bột thành cá Chạch sông giống.

Bảng 2. 6. nội dung học của lớp đào tạo kỹ thuật viên
Số ngày
TT

Nội dung

Thời gian

học

13/3/2018 – 14/3/2018

2

15/3/2018 – 17/3/2018

3

18/3/2018 – 20/3/2018

3

21/3/2018 – 22/3/2018

2

Đặc điểm sinh học cá chạch
1

sông, đặc điểm sinh lý học sinh

sản cá

2

Kỹ thuật nuôi vỗ thành thục cá
bố mẹ cá Chạch sông
Kỹ thuật chọn cá bố mẹ thành

3

thục, cho đẻ và ấp trứng cá
Chạch sông

4

Kỹ thuật ương cá bột thành cá
giống cá Chạch sông

- Giáo viên giảng dạy là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực
nuôi trồng thuỷ sản đến từ trường Đại học Hùng Vương. Khóa học đã giúp các
học viên nắm vững được kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá Chạch sông.


- Kết thúc khóa học, các học viên được kiểm tra đánh giá kết quả học tập và
05 học viên tham gia đào tạo đều đạt và được cấp chứng chỉ đào tạo bởi Trường
Đại học Hùng Vương đạt 100% yêu cầu đề ra.
2.3. Tập huấn kỹ thuật
Cơ quan chủ trì đã tổ chức 02 tập huấn kỹ thuật cho 100 lượt hộ dân ở 2
huyện Lâm Thao và Tam Nông đạt 100% yêu cầu sản phẩm dự án.
Thời gian tập huấn ngày 26/4 và 27/4/2018

Nội dung tập huấn tập trung vào 4 nội dung chính:
- Giới thiệu về đặc điểm sinh học cá chạch sông
- Giới thiệu đặc điểm sinh học sinh sản cá Chạch sông
- Kỹ thuật sản xuất giống cá Chạch sông
- Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá Chạch sông
Đối tượng: các hộ nuôi cá và hộ sản xuất cá giống tại địa phương.
- Giáo viên giảng dạy là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh
việc nuôi trồng thuỷ sản đến từ trường Đại học Hùng Vương. Khóa học
Kết quả: Sau khi được tập huấn, 100% các hộ được tham gia tập huấn đã
nắm bắt được kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá Chạch sông và kỹ thuật nuôi
thương phẩm cá chạch sông trong ao đất. Đây là nguồn nhân lực chính để có thể
phát triển nhân rộng mô hình sau này.
3. Kết quả xây dựng mô hình sản xuất giống nhân tạo cá Chạch sông
3.1. Địa điểm, thời gian, quy mô triển khai:
- Địa điểm triển khai tại: trại thực nghiệm công ty cổ phần nghiên cứu và
ứng dụng khoa học Nông nghiệp Tây bắc xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, Tỉnh Phú
Thọ
- Thời gian triển khai: tháng 11/2017-9/2018
- Quy mô triển khai: mô hình sản xuất giống cá Chạch sông quy mô
50.000 con giống cỡ 3-5cm/năm
- Số lượng cá bố mẹ thả: 50 kg.


3.2. Chuẩn bị ao nuôi vỗ – nuôi vỗ cá Chạch sông bố mẹ
3.2.1. Tuyển chọn cá Chạch sông bố mẹ:
- Trường đại học Hùng Vương đã kí Hợp đồng mua cá bố mẹ với Cửa
hàng Thiết bị và vật tư KHKT:
Bảng 2. 7. Chỉ tiêu kỹ thuật cá Chạch sông bố mẹ
STT


Loại cá

Số lượng (con)

Chỉ tiêu kỹ thuật
- Trọng lượng: 0,2-0,3 kg/con

1

Cá Chạch sông bố

85

- Cá khỏe mạnh, không dị hình,
không xây xước
- Trọng lượng: 0,2-0,3 kg/con

2

Cá Chạch sông mẹ

95

- Cá khỏe mạnh, không dị hình,
không xây xước

3.2.2. Chuẩn bị ao nuôi vỗ cá bố mẹ:
-

Cá Chạch sông bố mẹ được nuôi tại ao số 01. Tổng diện tích ao nuôi 200

2
m

- Ao có độ sâu nước: 1,2m, độ sâu bùn đáy: 0,25m
- Ao được xây dựng ở nơi quang đãng, không bị cớm rợp, bờ ao được
xây gạch. Ao có cống cấp và thoát nước đảm bảo thuận tiện cho việc cấp và
thoát nước dễ dàng.
- Ao được lắp đặt 02 máy bơm có công suất 200 w/chiếc đặt chéo 2 góc
ao để tạo dòng nhân tạo trong ao. Lắp đặt 1 máy bơm nước có công suất
0,75kw/chiếc đảm bảo phun nước mưa nhân tạo đều khắp ao.
-

Trường đại học Hùng Vương và Công ty đã triển khai các hạng mục

công việc, cải tạo, tu sửa ao nuôi: tát cạn ao, tẩy vôi với lượng 8,5kg/m2, sửa
chữa những chỗ rò rỉ. Phơi đáy 3 ngày sau đó lấy đủ nước. Khi lấy nước lọc qua
lưới để tránh cá tạp vào ao.
3.2.3. Nuôi vỗ cá Chạch sông bố mẹ:
- Thức ăn nuôi vỗ cá Chạch sông bố mẹ:


+ Thức ăn: cho cá Chạch sông là thức ăn công nghiệp (3% trọng
lượng thân) và giun quế (2% trọng lượng thân)
+ Thời gian cho ăn: ngày cho cá ăn 2 lần vào 9 giờ và 17 giờ.
+ Lượng thức ăn: cho cá ăn theo khẩu phần này với mức: 5% trọng lượng
cá. Giai đoạn sau khi cá đẻ xong chỉ cho cá ăn thức ăn chế biến.
- Bơm nước tạo dòng chảy trong ao 6 h/ngày.
- Chế độ phun mưa nhân tạo trong ao: phun mưa 3h/ngày vào lúc sáng sớm.

- Hàng ngày vào buổi sáng kiểm tra ao, quan sát hoạt động của cá, thức ăn

dư thừa để có biện pháp xử lí và điều chỉnh cho phù hợp.
- Trong thời gian nuôi vỗ 15 ngày kiểm tra cá, đầu tháng 4 kiểm tra mức
độ thành thục của cá bố mẹ để định thời gian cho cá đẻ.
3.2.4. Chọn cá bố mẹ thành thục cho đẻ và ấp trứng:
a. Chọn cá bố mẹ cho đẻ:
- Tiến hành kéo cá bố mẹ kiểm tra, lựa chọn cá bố mẹ phù hợp các tiêu
chuẩn kỹ thuật:
- Khối lượng: 0,2 kg/con, cá khỏe mạnh.
- Kiểm tra cá cái có tuyến sinh dục phát triển, dùng que thăm trứng kiểm
tra thấy trứng có nhân lệch, cá đực chọn những con có bụng hẹp phẳng lỗ sinh
dục sưng có màu đỏ tím, vuốt nhẹ thấy tinh màu trắng đục.
b. Liều lượng kích dục tố và cách tiêm:
+ Liều lượng cho cá cái: 2 mg DOM + 10 µ LRHa+ 400 IU HCG/1kg.
Liều lượng cho cá đực bằng 1/3 liều cá cái.


×