Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

LÝ THUYẾT VẬT LÝ CUỐI HK II - LỚP 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.95 KB, 4 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
TL: Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương (gãy) của các tia sáng khi truyền xiên góc qua
mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.
Câu 2: Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng.
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và ở phía bên kia pháp
tuyến so với tia tới.
- Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ
(sinr) luôn không đổi:
Câu 3: Chiết suất tỉ đối n21 của môi trường (2) đối với môi trường (1) là gì?
Chiết suất tỉ đối n21 của môi trường (2) đối với môi trường (1) là tỉ số giữa các tốc độ truyền ánh
sáng trong môi trường (1) với tốc độ ánh sáng trong môi trường (2).

Với n1 và n2 là chiết suất tuyệt đối của môi trường 1 và môi trường 2.
Câu 4: Chiết suất tuyệt đối n của một môi trường là gì? Viết hệ thức liên hệ giữa chiết suất tỉ
đối và chiết suất tuyệt đối.
TL: Chiết suất tuyệt đối (thường gọi tắt là chiết suất) của một môi trường là chiết suất tỉ đối của
môi trường đó đối với chân không.

với c=3.108 m/s là vận tốc ánh sáng trong chân không, v là tốc độ ánh sáng truyền trong môi
trường.
Hệ thức liên hệ giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối

với n21 là chiết suất tỉ đối của môi trường 2 đối với môi trường 1.
n2 là chiết suất (tuyệt đối) của môi trường 2.
n1 là chiết suất (tuyệt đối) của môi trường 1.
Câu 5: Viết công thức của định luật khúc xạ ánh sáng dưới dạng đối xứng, và nêu ý nghĩa
của từng đại lượng.
TL: n1sini=n2sinr
với n1 là chiết suất của môi trường 1 (môi trường chứa tia tới)
n2 là chiết suất của môi trường 2 (môi trường chứa tia khúc xạ).


sini: sin góc tới
sinr: sin góc khúc xạ
*Chú ý:
n1 > n2 thì tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến hơn tia tới.
n1 < n2 thì tia khúc xạ lệch gần pháp tuyến hơn tia tới.
Câu 6: Thế nào là phản xạ toàn phần?


Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi
trường trong suốt.
Câu 7: Nêu điều kiện để có phản xạ toàn phần.
- Ánh sáng truyền từ một môi trường tới môi trường chiết quang kém hơn.
n2 < n1
- Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn:
Với sinigh=n2/n1
Câu 8: Nêu cấu tạo của lăng kính
- Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất (thủy tinh, nhựa,…), thường có dạng lăng
trụ tam giác.
- Lăng kính có: cạnh, đáy, hai mặt bên.
- Đặc trưng quang học của lăng kính:
+ Góc chiết quang A.
+ Chiết suất n.
Câu 9: Nêu tác dụng của lăng kính.
- Tác dụng tán sắc ánh sáng: Phân tích chùm ánh sáng trắng truyền qua nó thành dãy màu từ
đỏ đến tím. (màu đỏ bị lệch ít nhất, màu tím bị lệch nhiều nhất).
- Tác dụng phản xạ toàn phần.
Câu 10: Thấu kính là gì? Phân loại thấu kính.
- Thấu kính là một khối chất trong suốt (thủy tinh, nhựa,…) giới hạn bởi hai mặt cong hoặc
bởi một mặt cong và một mặt phẳng.
- Phân loại:

+ Thấu kính lồi là thấu kính hội tụ.
+ Thấu kính lõm là thấu kính phân kì.
Câu 11: Nêu khái niệm quang tâm, trục chính, tiêu điểm (vât, ảnh), tiêu cự, độ tụ.
TL:
- Quang tâm O là điểm chính giữa của thấu kính mà mọi tia tới qua quang tâm của thấu kính
đều truyền thẳng.
- Trục chính của thấu kính là đường thẳng đi qua quang tâm O và vuông góc với mặt thấu
kính.
- Tiêu điểm vật (F) là điểm mà chùm tia tới xuất phát từ đó sẽ cho chùm tia ló song song.
- Chùm tia ló ra khỏi thấu kính, hội tụ tại một điểm hoặc đường kéo dài hội tụ tại một điểm
gọi là tiêu điểm ảnh chính (F’).
- Khoảng cách OF=OF’ gọi là tiêu cự.
Hoặc Khoảng cách từ quang tâm đến tiêu điểm vật chính hay tiêu điểm ảnh chính được gọi là
tiêu cự.
- Độ tụ (D) đặc trưng cho khả năng làm hội tụ nhiều hay ít của chùm sáng qua thấu kính
Câu 12: Nêu đường truyền của tia sáng qua lăng kính. Cách vẽ ảnh
- Tia tới qua quang tâm O của thấu kính cho tia ló truyền thẳng.
- Tia tới song song với trục của thấu kính sẽ cho tia ló đi qua (hay có đường kéo dài của tia
ló qua) tiêu điểm ảnh chính F’ trên trục đó.
- Tia tới (hay đường kéo dài của nó) qua tiêu điểm vật chính F trên trục sẽ cho tia ló song
song với trục chính. Hai tiêu điểm vật và ảnh nằm đối xứng với nhau qua quang tâm.
- Trường hợp phải vẽ một tia bất kì thì ta xác định trục phụ song song với tia tới. Tia ló
tương ứng sẽ qua tiêu điểm ảnh phụ trên trục phụ đó.


Câu 13: Nêu đặc điểm của ảnh (về tính chất, chiều, độ lớn)
TK
Hội tụ (f > 0)
Phân kì (f < 0)
OI=OI’=2OF=2f

Ảnh
Tính
chất Ảnh: - Thật: vật ngoài OF
Ảnh luôn luôn ảo
(thật, ảnh)
- Ảo: vật trong OF
Độ lớn (so
Ảnh < vật
- Ảnh ảo > vật
với vật)
- Ảnh thật
>Vật : vật trong FI
= Vật : vật ở I (ảnh ở I’)
< vật: vật ngoài FI
Chiều (so Vật và ảnh:
Ảnh cùng chiều vật
với vật)
- Cùng chiều tức vật thật, ảnh
ảo (trái tính chất)
- Ngược chiều tức vật thật, ảnh
thật (cùng tính chất)
Câu 14: Nêu các công thức của thấu kính. Nêu ý nghĩa của từng đại lượng trong công thức.
- Công thức xác định vị trí

-

Trong đó f : tiêu cự (m)
d: khoảng cách từ vật đến thấu kính
d’: khoảng cách từ ảnh đến thấu kính
Công thức tính độ tụ

D = trong đó D là độ tụ (dp)
Công thức tính độ phóng đại ảnh k

Câu 15: Trình bày cấu tạo của mắt
Cấu tạo của mắt gồm: giác mạc, thủy dịch, lòng đen và con ngươi, thể thủy tinh, dịch thủy tinh,
màng lưới, điểm vàng, điểm mù.
Câu 16: Nêu định nghĩa về sự điều tiết của mắt, điểm cực viễn, điểm cực cận, khoảng cực
cận, khoảng cực viễn, khoảng nhìn rõ của mắt.
- Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi tiêu cự của mắt để tạo ảnh của vật luôn hiện ra tại màng
lưới.
- Điểm cực viễn CV là điểm xa nhất trên trục của mắt mà mắt còn nhìn rõ khi không điều tiết.
- Điểm cực cận CC là điểm gần nhất trên trục của mắt mà mắt còn nhìn rõ khi điều tiết tối đa.
- Khoảng cực cận là khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận.
- Khoảng cực viễn là khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn.
- Khoảng nhìn rõ của mắt là khoảng cách giữa điểm cực viễn đến điểm cực cận của mắt.
Câu 17: Nêu các đặc điểm và cách khắc phục đối với mắt cận, mắt lão, mắt viễn.
*Mắt cận
**Đặc điểm:
- Nhìn xa kém hơn mắt bình thường.
-Tiêu điểm ảnh F’ ở trước màng lưới fmax=OF’ < OV
- Khoảng cách OCV hữu hạn.


- Điểm cực cận CC gần mắt hơn bình thường.
**Khắc phục: Đeo kính phân kì để nhìn rõ vật ở . Khi đeo kính sát mắt fk= - OCV
* Mắt viễn
**Đặc điểm:
- Nhìn gần kém hơn mắt bình thường
-Tiêu điểm ảnh F’ ở sau màng lưới fmax=OF’ > OV
- Khi nhìn vật ở vô cực, mắt phải điều tiết.

- Điểm cực cận CC xa mắt hơn bình thường.
**Khắc phục: Đeo kính hội tụ để nhìn thấy rõ vật ở gần như mắt bình thường.
* Mắt lão
**Đặc điểm: Điểm cực cận dời xa mắt.
**Khắc phục: Đeo kính hội tụ tương tự như người viễn thị
Đặc biệt, người mắt cận khi lớn tuổi thường đeo kính phân kì để nhìn xa, đeo kính hội tụ để nhìn
gần.
Câu 18: Viết công thức tính số bội giác đối với kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn.
• Công thức tính số bội giác của kính lúp khi ngắm chừng ở vô cùng.
Với là góc trông ảnh qua kính
là góc trông vật khi không có kính
Đ: khoảng cực cận
• Công thức tính số bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cùng.
là số phóng đại ảnh bởi vật kính
G2: số bội giác của thị kính ngắm chừng ở vô cực.
với : độ dài quang học của kính
• Công thức tính số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cùng.



×