Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch trên sông túy loan, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.92 KB, 74 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TRÊN SÔNG TÚY
LOAN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

GVHD

: TĂNG CHÁNH TÍN

SVTH

: VÕ THỊ THÙY NGA

LỚP

: 14CVNH

ĐÀ NẴNG, NĂM 2018


MỤC LỤC
Phần mở đầu............................................................................................................................... 5
Lý do chọn đề tài..................................................................................................................... 7
Lịch sử nghiên cứu vấn đề.................................................................................................. 7
Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................ 9
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu......................................................... 9
Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................... 10


Đóng góp đề tài........................................................................................................................ 11
Bố cục của đề tài...................................................................................................................... 11
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.............14
1.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................................... 14
1.1.1. Một số khái niệm về du lịch.................................................................................... 14
1.1.1.1. Du lịch............................................................................................................................ 14
1.1.1.2. Tài nguyên du lịch.................................................................................................... 16
1.1.1.3. Loại hình du lịch....................................................................................................... 17
1.1.2. Khái quát về du lịch trên song............................................................................... 19
1.1.2.1. Các khái niệm cơ bản............................................................................................. 19
1.1.2.2. Điều kiện để phát triển du lịch trên song..................................................... 20
1.1.2.2.1. Tài nguyên du lịch................................................................................................ 20
1.1.2.2.2. Nhu cầu của du khách........................................................................................ 20
1.1.2.2.3. Cơ sở hạ tầng.......................................................................................................... 21
1.1.2.2.4. Chính sách và nguồn nhân lực....................................................................... 21
1.2. Cơ sở thực tiễn................................................................................................................. 24
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch trên sông trên thế giới và ở
Việt Nam......................................................................................................................................... 24
1.2.1.1. Trên thế giới................................................................................................................ 24
1.2.1.2. Ở Việt Nam.................................................................................................................. 25
1.2.2. Du lịch trên sông ở thành phố Đà Nẵng........................................................... 26


1.2.2.1. Hệ thống sông tại Đà Nẵng................................................................................. 26
1.2.2.2. Du lịch trên sông ở Đà Nẵng hiện nay.......................................................... 29
CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN SÔNG TÚY
LOAN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG...................................................................................... 32
2.1. Giới thiệu về dòng sông Túy Loan, thành phố Đà Nẵng......................32
2.1.1. Ý nghĩa tên gọi............................................................................................................... 32
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, sinh thái................................................................................... 33

2.1.3. Đặc điểm thủy văn....................................................................................................... 34
2.1.4 Sông Túy Loan trong văn hóa, lịch sử Đà Nẵng........................................... 35
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch trên sông Túy Loan, thành phố Đà
Nẵng................................................................................................................................................. 36
2.2.1. Tiềm năng về tài nguyên du lịch........................................................................... 36
2.2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên................................................................................ 36
2.2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn............................................................................... 38
2.2.1.3. Tài nguyên về cơ sở hạ tầng, kinh tế kỹ thuật bổ trợ.............................43
2.2.2. Tiềm năng về nguồn nhân lực................................................................................ 44
2.2.3. Tiềm năng về hệ thống chính sách, quy hoạch phát triển du lịch 45
2.3. Các loại hình du lịch có thể khai thác trên sông Túy Loan................46
2.3.1. Loại hình du lịch sinh thái....................................................................................... 46
2.3.2. Loại hình du lịch văn hóa lịch sử......................................................................... 48
2.3.3. Loại hình du lịch làng nghề..................................................................................... 52
2.3.4. Loại hình du lịch cộng đồng................................................................................... 54
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN SÔNG TÚY LOAN, THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG.......................................................................................................................................... 57
3.1 Thực trạng tổ chức hoạt động du lịch trên sông Túy Loan, thành phố
Đà Nẵng......................................................................................................................................... 57
3.1.1. Các tuyến điểm du lịch trên sông Túy Loan................................................... 57
3.1.2. Tình hình khách du lịch và doanh thu................................................................ 59
3.1.3. Hiện trạng khai thác, đầu tư cơ sở hạ tầng...................................................... 59


3.1.4. Công tác truyền thông, quảng bá du lịch.......................................................... 60
3.1.5. Chính sách đầu tư, phát triển của chính quyền địa phương....................60
3.1.6. Ý kiến phản hồi của du khách................................................................................ 62
3.2. Giải pháp phát triển du lịch ven sông Túy Loan, thành phố
Đà Nẵng............................................................................................................................................... 62

3.2.1. Giải pháp về quy hoạch du lịch............................................................................. 62
3.2.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch, mở rộng
thị trường....................................................................................................................................... 63
3.2.3. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao......................65
3.2.4. Giải pháp xây dựng chương trình du lịch, sản phẩm lưu niệm.............66
3.2.5. Giải pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh du lịch...........................67
3.2.6. Giải pháp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật bổ
trợ....................................................................................................................................................... 69
Phần kết luận................................................................................................................................... 70
Tài liệu tham khảo........................................................................................................................ 71
Phụ lục


LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình thực tế khảo sát, thu nhập tài liệu và tìm hiểu về đề tài,
ngoài sự nổ lực của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình từ
nhiều phía cá nhân, đơn vị. Dù gặp một số khó khăn song đến nay, bài khóa luận
của tôi đã hoàn thành.
Đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành trước quý thầy cô giáo
trong khoa Lịch sử, cảm ơn quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức bổ ích trong 4 năm vừa học vừa qua.
Tôi xin được xin gửi lời cảm ơn đến cán bộ thư viện trường Đại Học Sư
Phạm - Đại Học Đà Nẵng; phòng học liệu khoa Lịch Sử đã cho tôi có đủ tài liệu
tham khảo để thực hiện đề tài.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, Ủy ban
nhân dân quận Cẩm Lệ và Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang đã cung cấp những
thông tin, tư liệu quan trọng cũng như đã tạo điều kiện để tôi có thể tham gia
nghiên cứu, khảo sát thực địa tại địa phương để từ đó hoàn thiện khóa luận tốt
nghiệp một cách trọn vẹn nhất.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên Th.S Tăng

Chánh Tín, người đã trực tiếp tận tình hướng dẩn trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận.
Do còn hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm nên bài khóa luận sẽ
không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ
phía quý thầy cô cùng các bạn đọc để bài khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện
hơn. Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 22 tháng 04 năm
2018
Sinh viên thực hiện

Võ Thị Thùy Nga

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Du lịch là một trong những nhu cầu thiết yếu và không thể thiếu được
trong đời sống xã hội hiện nay và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phần
phát triển kinh tế xã hội của nhiều quốc gia và khu vục trên thế giới. Ngành du
lịch còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của các nước đang
phát triển. Tổ chức Du lịch Thế giới Liên Hiệp Quốc nhận định rằng: “Tại nhiều
quốc gia đang phát triển, du lịch là nguồn thu nhập chính, ngành xuất khẩu
hàng đầu, tạo ra nhiều công ăn việc làm và cơ hội cho sự phát triển” (WTOHL2008).
Du lịch Việt Nam ra đời từ những năm 1960 trong suốt hơn 50 năm hình
thành và phát triển, đặc biệt trong thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế ngành du
lịch Việt Nam đã có những bước phát triển vượt trội, đạt được nhiều thành tựu
và trở thành là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam.
Theo Tổng cục du lịch Việt Nam, năm 2016 ngành du lịch Việt Nam thu
hút gần 10 triệu lượt khách quốc tế, tăng 26% so với năm 2015; phục vụ 62

triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 400.000 tỷ đồng,
tăng 18,6% so với năm 2005. Và con số dự kiến năm 2020 là 11-12 triệu lượt
khách quốc tế; 45-48 triệu lượt khách nội địa.
Đà Nẵng là một trong những thành tuyệt đẹp bên dòng sông Hàn thơ
mộng, bãi biển với cát trắng mịn sạch sẽ và văn minh - một thành phố trẻ rất
năng động và phát triển từng ngày, các dịch vụ du lịch Đà Nẵng và hạ tầng du
lịch Đà Nẵng phát triển mạnh mẽ đang thu hút khách du lịch đến ngày một đông
hơn.
Thiên nhiên ưu đãi cho Đà Nẵng nằm giữa vùng kế cận 3 di sản văn hoá
thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, chính vị trí này đã
làm nổi rõ vai trò của thành phố Đà Nẵng trong khu vực trong việc phát triển du
lịch, đó là nơi đón tiếp, phục vụ, trung chuyển khách. Không chỉ là tâm điểm
của 3 di sản thế giới, Đà Nẵng còn có rất nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp
6


đến nỗi khách du lịch khó có thể nào quên được sau khi đã đến thăm thành phố
biển này. Đà Nẵng có đèo Hải Vân cheo leo, hiểm trở, được mệnh danh là
“Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Có bán đảo Sơn Trà là điểm hẹn lý tưởng cho
khách du lịch. Dưới chân Sơn Trà có Suối Đá, Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi
Nồm… cho khách du lịch cảm giác thú vị khi chìm đắm trong vẻ huy hoàng
bình minh và sự lặng lẽ hoàng hôn của một vùng sơn thuỷ hữu tình. Có khu du
lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ được nhiều người ví là Đà Lạt, Sapa của miền
Trung với 02 kỷ lục thế giới. Có Ngũ Hành Sơn huyền thoại là “Nam Thiên
danh thắng”. Biển Đà Nẵng cũng là nguồn cảm hứng du lịch vô tận cho du
khách.
Những bãi tắm ở đây rất sạch, đẹp, làn nước trong xanh, du khách vừa
tắm vừa được nghe các bài nhạc rất hay về Đà Nẵng, các dịch vụ hổ trợ ngày
càng hoàn thiện. Bãi Biển Mỹ Khê có nhiều bãi tắm đẹp được tạp chí Forbest
của Mỹ bình chọn là một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh.

Thành phố Đà Nẵng nổi tiếng với những dòng sông uốn lượn, bao bọc
những làng quê thanh bình đã đi vào lịch sử, thi ca như sông Hàn, sông Cẩm Lệ,
sông Túy Loan, sông Cu Đê,…
Đặc biệt ở phía Tây của thành phố tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà
Nẵng có dòng sông Túy Loan với lợi thế là tài nguyên du lịch phong phú và đa
dạng hấp dẫn du khách bởi các giá trị tự nhiên và văn hóa nổi bật như : đình
làng Túy Loan, đình Bồ Bản, đình Dương Lâm, chợ Túy Loan,…
Và đặc biệt khi nhắc đến Túy Loan thì nổi bật nhất vẫn là con sông Túy
Loan đoạn chảy qua xã Hòa Phong và Hòa Nhơn tạo nên một dòng sông trù
phú. Khu vực ven sông Túy Loan mới được đưa vào khai thác phục vụ phát
triển du lịch và cùng với lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du
lịch nhân văn đã được đánh giá là một trong những điểm du lịch hấp dẫn và
mang tính mới mẻ tại huyện Hòa Vang - thành phố Đà Nẵng.
Bên cạnh các điều kiện thuận lợi về nguồn tài nguyên thiên nhiên du lịch
Việt Nam là một trong những nước có dân số đông, đội ngũ lao động dồi dào,
7


thị trường du lịch rộng lớn, hệ thống giao thông phát triển, cơ sở vật chất phục
vụ du lịch được đầu tư phát triển. Cùng với đó là đời sống con người ngày càng
nâng cao, trình độ dân trí phát triển, vì vậy mà nhu cầu, sở thích đi tìm tòi,
khám phá những vùng đất mới và hưởng thụ các dịch vụ du lịch mang lại.
Tuy nhiên việc đầu tư phát triển du lịch vẫn còn mang tính tự phát, còn
nhiều bấp bênh và chưa có hướng đầu tư phát triển hợp lý, khai thác không
đúng cách theo hướng dẫn của cơ quan chức năng cho nên quá trình phát triển
không mang lại hiệu quả cao.
Với mong muốn nhìn nhận tiềm năng và đề xuất những giải pháp, định
hướng phát triển du lịch trên sông tại khu vực Túy Loan. Chính vì vậy mà tôi
quyết định lựa chọn đề tài: “TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU
LỊCH TRÊN SÔNG TÚY LOAN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG” làm đề tài cho bài

khóa luận tốt nghiệp của mình và hy vọng có thể góp một phần nhỏ vào sự phát
triển du lịch tại khu vực Túy Loan, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đà Nẵng là một thành phố trẻ đang ngày càng phát triển và trở thành hòn
ngọc sáng đặc biệt về mặt du lịch, với vị trí vô cùng thuận lợi và có lợi thế về tài
nguyên du lịch phong phú và đa dạng, hấp dẫn. Hệ thống cơ sở hạ tầng được
đầu tư hiện đại với hệ thống cảng biển, sân bay quốc tế, đặc biệt là cửa ngỏ thứ
3 của cả nước đồng thời là điểm cuối ra biển Đông của tuyến hành lang kinh tế
Đông Tây. Đặc biệt điểm thu hút du khách đến với Đà Nẵng đó chính là con
người Đà Nẵng thật thà, vui vẻ, sẵn sàng chào đón cho du khách một trải
nghiệm khác biệt khi đặt chân đến đây.
Tại khu vực phía Tây thành phố tại mảnh đất Túy Loan thuộc huyện Hòa
Vang có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng với hệ sinh
thái hài hòa, dòng sông trong vắt, cảnh quan và môi trường tự nhiên trong sạch
cùng với đó là các giá trị về văn hóa lịch sử lâu đời của một vùng đất phù hợp
phát triển du lịch với nhiều loại hình du lịch khác nhau. Đặc biệt là loại hình du
lịch ven sông dựa trên các tiềm năng sẵn có của con sông Túy Loan.
8


Hiện nay du lịch nói chung và du lịch trên sông nói riêng là vấn đề được
nhiều học giả, nhà nghiên cứu quan tâm:
Giáo trình “Tài nguyên du lịch” của Bùi Thị Hải Yến đã nghiên cứu,
đánh giá tài nguyên du lịch và đưa ra các đề xuất, giải pháp quản lý, sử dụng,
bảo vệ môi trường du lịch.
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu khác như đề tài “Nghiên
cứu xây dựng sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài nguyên văn hóa” của TS. Trần

Thị Mai An. Đề tài nghiên cứu các sản phẩm du lịch Đà Nẵng mang sắc thái bản
địa tạo một thương hiệu Đà Nẵng riêng.
Ngoài ra còn có các công trình “Du lịch bền vững” của Nguyễn Đình
Hòe và Vũ Văn Hiếu (NXB ĐHQG Hà Nội, 2002). Công trình đã nghiên cứu
các tác động của du lịch đến môi trường và đưa ra những chiến lược để phát
triển du lịch bền vững ở những nơi có nguồn tài nguyên.
Bên cạnh dó còn có các bài báo được xuất bản trên các trang báo Đà
Nẵng như: “Du lịch Đà Nẵng – Những hướng đi mới” của thạc sĩ Nguyễn Kì
Anh trong tạp chí Văn Hóa Du Lịch Đà Nẵng.
Và còn có công trình “Nghiên cứu phát triển du lịch biển Đà Nẵng” của
Trần Thị Kim Ánh. Công trình đã hệ thống hóa những ly luận và thực tiễn về du
lịch biển, phát triển du lịch biển. Nghiên cứu kinh nghiệm trong nước và quốc tế
phát triển du lịch biển. Làm rõ tiềm năng, thực trạng khai thác phát triển du lịch
ven biển Đà Nẵng để từ đó đưa ra các định hướng và đề xuất giải pháp để phát
triển du lịch biển Đà Nẵng.
Đó là một số công trình nghiên cứu về du lịch ở nhiều khía cạnh khác
nhau. Tuy nhiên có thể nói rằng tại khu vực Túy Loan, huyện Hòa Vang, thành
phố Đà Nẵng vẫn còn quá ít các công trình nghiên cứu,tìm hiểu một cách sâu
sắc đến quá trình phát triển du lịch cũng như đưa ra các phương hướng, giải
pháp phát triển du lịch bền vững tại đây.
Tuy nhiên dựa trên sự khai phá, tìm tòi, nghiên cứu cũng như các nguồn
tư liệu quý báu, đáng tin cậy của các nhà nghiên cứu đi trước đã giúp tôi có thể
9


hoàn thành tốt việc nghiên cứu đề tài “TIỀM NĂNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TRÊN SÔNG TÚY LOAN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG’’.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở về lý luận du lịch đường sông,đồng thời vận dụng những kiến
thức đã học về du lịch để áp dụng và nghiên cứu về tiềm năng du lịch ở trên
sông Túy Loan. Từ đó xác định phương hướng khai thác hợp lý, xây dựng các
loại hình du lịch du lịch phù hợp, kết hợp việc phát triển kinh tế với việc bảo vệ
môi trường tự nhiên, phát triển du lịch ven sông Túy Loan. Góp phần quảng bá
rộng rãi hình ảnh của du lịch trên sông Túy Loan đối với du khách. Đẩy mạnh
phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng nói chung và trên sông Túy Loan nói
riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch trên sông Túy Loan, tìm hiểu
những thế mạnh và hạn chế còn tồn tại cũng như phát triển các tiềm năng còn
tiềm ẩn của du lịch trên sông Túy Loan. Khóa luận nhằm đề xuất phương hướng
và các giải pháp phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch trên sông ở khu vực
Túy Loan - thành phố Đà Nẵng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài bao gồm những vấn đề: Tiềm
năng, giải pháp khai thác du lịch tại trên sông Túy Loan - huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Về nội dung: Đề tài tìm hiểu,nghiên cứu về những tiềm năng của du lịch

trên sống Túy Loan khi đưa vào khai thác hoạt động du lịch, trên cơ sở đó xác
định và đưa ra các hướng khai thác hợp lý, các giải pháp, định hướng chiến lược
cho việc phát triển các điểm du lịch tại khu vực Túy Loan - thành phố Đà Nẵng.

10



-

Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi sông Túy

Loan thuộc địa phận Hòa Nhơn xã Hòa Phong - huyện Hòa Vang - thành phố
Đà Nẵng.
-

Về thời gian: Nghiên cứu tiềm năng và đưa ra các giải pháp phát triển

du lịch trên sông Túy Loan trong giai đoạn hiện nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Thông tin về đối tượng nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn khác
nhau nên cần phải đưa ra các phương pháp như so sánh, phân loại và chọn lọc
thông tin chính xác để làm tư liệu cho bài viết. Đây là phương pháp giúp nhận
rõ thông tin cần thiết để lập số liệu chứng minh cho đề tài.
5.2. Phương pháp khảo sát thực tế
Đây là phương pháp nghiên cứu cơ bản để khảo sát thực tế tại phạm vi
nghiên cứu,áp dụng lý luận kết hợp với thực tế, bổ sung cho các thông tin
nghiên cứu chính xác hơn. Việc khảo sát thực tế và tìm hiểu thông tin trực tiếp
giúp cho ta thu thập được số liệu, tư liệu chính xác để từ đó việc nghiên cứu đạt
hiệu quả và có cái nhìn khách quan hơn. Ngoài ra thì phương pháp này giúp
tăng tính thuyết phục hơn cho đề tài.
5.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu đề
tài. Khi sử dụng phương pháp này để phỏng vấn trực tiếp tại khu vực thì ta có
thể lấy được thông tin trực tiếp từ người dân địa phương hay khách du lịch và

những người có trách nhiệm trực tiếp tại khu vực (quản lý), những người cung
cấp các dịch vụ du lịch. Từ đây ta có thể biết được tiềm năng, tính hấp dẫn của
khu vực nghiên cứu. Và sau đó có thể đề ra các giải pháp, định hướng khách
quan hơn về tài nguyên du lịch cũng như cách thức tổ chức hoạt động du lịch tại
khu vực nghiên cứu.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Về mặt khoa học
11


Đề tài góp phần vào việc nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch trên
sông Túy Loan - huyện Hòa Vang - thành phố Đà Nẵng.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả của đề tài là một trong những cơ sở giúp các nhà làm du lịch nhìn
nhận một cách chính xác, từ đó có những chính sách đầu tư, khai thác hợp lý.
Qua đó nhằm mang lại cho người dân sở tại và du khách một thông điệp về ý
thức bảo tồn các giá trị môi trường tự nhiên.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì bài khóa luận có kết cấu thành 3
chương:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Chương 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN SÔNG TÚY
LOAN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chương 3: THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN SÔNG TÚY LOAN, THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG

12



CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm về du lịch
1.1.1.1. Du lịch
Du lịch đã trở thành một trong những hình thức sinh hoạt khá phổ biến
của con người trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên cho đến nay, nhận thức về nội
dung du lịch thế nào xét từ góc độ của người du lịch và bản thân người làm du
lịch, thì cho đến nay vẫn còn có sự khác nhau trong quan niệm giữa những
người nghiên cứu và những người hoạt động trong lĩnh vực này.
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International
Union of Offcial Travel Oragnization: IUOTO) cho rằng: “Du lịch được hiểu là
hành dộng du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của
mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề
hay một việc kiếm tiền sinh sống tại nơi đến,…”.
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Rome – Italia (21/8 – 5/9/1963), các
chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ,
hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú
của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước
họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của
họ.”
Các nhà du lịch Trung Quốc lại cho rằng: Hoạt động du lịch là tổng thể
hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất
định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm
điều kiện.
Khác với quan điểm trên thì theo như tổ chức du lịch thế giới (World
Tourism Organization): “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những
người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải
nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giản cũng như mục đích hành
13



nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá
một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà
có mục đích chính là kiếm tiền”.
Theo quan điểm của I. I. Pirogionic (1985) lại cho rằng: “Du lịch là một
dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến sự di chuyển và
lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh,
phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể
thao kèm theo những việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn
hóa”.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu trên hai
khía canh:
- Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của
con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Theo nghĩa này, du
lịch được xem xét ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch.
- Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về
nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa
dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước
ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh
doanh mang lại hiệu quả rất lớn; cố thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và
dịch vụ tại chỗ. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinh
tế.
Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam được Quốc hội thông qua
tại kì họp thứ 7, Khóa XI năm 2005), ban hành ngày 14/6/2005 đã nêu khái
niệm về du lịch ở Việt Nam, theo đó: “Du lịch là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng
thời gian nhất định”.


14


Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách có lẽ du lịch là một
trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác,
từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm
việc.
Nhìn từ góc độ kinh tế thì du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm
vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp
với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu
khác.
Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù,
bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp.
Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa –
xã hội.
1.1.1.2. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu,
năng lượng và thông tin trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con người
có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các
nhân tố tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố con người và
xã hội. Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Chính
vì vậy mà khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch.
Theo Pirojnik, 1985: “Tài nguyên du lịch là tổng thệ tự nhiên, văn hoá và
lịch sử cùng các thành phần của chúng trong việc khôi phục và phát trển thể
lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài
nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất
dịch vụ du lịch với nhu cầu thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện
kinh tế – kỹ thuật cho phép.”
Tại điều 10 của Pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999): “Tài nguyên du lịch

được hiểu là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị
nhân văn, công trình sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả
15


mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du
lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch”.
Theo Luật du lịch năm 2005 của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam: “Tài nguyên du lịch là cơ sở để phát triển ngành du lịch. Đó là
cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử – văn hoá, công trình lao
động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng
nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch,
điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
Theo Giáo trình Tài nguyên khí hậu: “Tài nguyên là phần của khối dự trữ
có thể sử dụng trong những điều kiện kinh tế, xã hội và công nghệ nhất định.
Tài nguyên là một dạng thức ăn có sẵn để cung cấp cho các nhu cầu của con
người”.
Như vậy, tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch.
Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì
sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu. Tài nguyên du
lịch là tất cả các nhân tố kích thích động cơ của khách du lịch được ngành du
lịch khai thác mang lại lợi ích kinh tế và xã hội.
Du lịch là một ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Bởi tài nguyên
du lịch là một trong những yếu tố cơ bản, điều kiện tiên quyết để hình thành và
phát triển du lịch của một địa phương. Số lượng tài nguyên vốn có của chúng và
mức độ kết hợp các loại tài nguyên trên cùng địa bàn có ý nghĩa đặc biệt đối với
sự phát triển du lịch. Vì vậy sự hấp dẫn của một địa phương phụ thuộc rất nhiều
vào nguồn tài nguyên du lịch củ địa phương đó.
1.1.1.3. Loại hình du lịch
Loại hình du lịch được hiểu là tập hợp các các sản phẩm du lịch có những

đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn nhu cầu, động cơ du lịch tương tự,
hoặc được bán cho cùng một nhóm khác hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách
phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá bán
nào đó.Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau
16


tùy thuộc tiêu chí đưa ra. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam
phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây:
Phân loại theo môi trƣờng tự nhiên:
+

Du lịch thiên nhiên

+

Du lịch văn hóa

Phân loại theo mục đích chuyến đi:
+

Du lịch tham quan

+

Du lịch giải trí

+

Du lịch nghĩ dưỡng


+

Du lịch khám phá

+

Du lịch thể thao

+

Du lịch lễ hội

+

Du lịch tôn giáo

+

Du lịch nghiên cứu, học tập

+

Du lịch hội nghị

+

Du lịch thể thao kết hợp

+


Du lịch chữa bệnh

+

Du lịch tham thân

+

Du lịch kinh doanh

Phân loại theo lãnh thổ hoạt động:
+

Du lịch quốc tế

+

Du lịch nội địa

+

Du lịch quốc gia

Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch:
+

Du lịch miền biển

+


Du lịch núi

+

Du lịch đô thị

+

Du lịch thôn quê

Phân loại theo phƣơng tiện giao thông:
17


+

Du lịch xe đạp

+

Du lịch ô tô

+

Du lịch bằng tàu hoả

+

Du lịch bằng tàu thuỷ


+

Du lịch máy bay

Phân loại theo loại hình lƣu trú:
+

Khách sạn

+

Nhà trọ thanh niên

+

Camping

+

Bungaloue

+

Làng du lịch

Phân loại theo lứa tuổi du lịch:
+

Du lịch thiếu niên


+

Du lịch thanh niên

+

Du lịch trung niên

+Du lịch người cao tuổi

Phân loại theo độ dài chuyến đi
+

Du lịch ngắn ngày

+

Du lịch dài ngày

:

Phân loại theo hình thức tổ chức:
+

Du lịch tập thể

+

Du lịch cá thể


+

Du lịch gia đình

Phân loại theo phƣơng thức hợp đồng:
+

Du lịch trọn gói

+

Du lịch từng phần

1.1.2. Khái quát về du lịch trên sông

1.1.2.1. Các khái niệm cơ bản

18


Du lịch trên sông có thể hiểu là sản phẩm du lịch tổng hợp mà các hoạt
động vui chơi, giải trí, tham quan , ăn uống, nghỉ dưỡng, vận chuyển gắn liền
với sông nước và kết hợp cùng với việc tìm hiểu đời sống, văn hóa của cư dân
các địa phương nhằm làm tăng thêm hiểu biết chung về văn hóa xã hội cho mỗi
du khách, và cả người dân bản địa. Các dịch vụ du lịch được phục vụ ngay trên
sông hoặc ven bờ sông. Đặc biệt phát triển du lịch trên sông đi đôi với phát triển
đời sống kinh tế người dân trong vùng và bảo vệ môi trường sinh thái sông nước
và ven bờ luôn được quan tâm hàng đầu.
Du lịch trên sông tham gia tích cực vào quá trình tạo nên nguồn thu nhập

cho địa phương (các dịch vụ du lịch, chế biến và tiêu thụ thực phẩm, xây dựng
cơ sở vật chất hạ tầng kĩ thuật,…). Đồng thời loại hình du lịch trên sông góp
phần quan trọng trong việc tạo ra việc làm cho người lao động trong khu vục
khai thác du lịch.
1.1.2.2. Điều kiện để phát triển du lịch trên sông
1.1.2.2.1. Tài nguyên du lịch
Loại hình du lịch trên sông là loại hình du lịch được phát triển dựa trên
nguồn tài nguyên tự nhiên sẵn có của địa phương, khu vực như núi, sông, ao,
hồ, biển, khí hậu tạo nên cảnh quan hùng vĩ, hấp dẫn thu hút du khách.
Ngoài tài nguyên du lịch tự nhiên còn có tài nguyên du lịch nhân văn. Để
có thể phát triển loại hình du lịch này thì nơi đó không chỉ phải có sông nước
mà dọc theo tuyến sông còn có rất nhiều đền, chùa, miếu cổ, di tích lịch sử văn
hóa và các địa điểm tâm linh rất thích hợp cho việc kết hợp du lịch ngắm cảnh
và du lịch tâm linh. Đồng thời lối sống sinh hoạt, phong tục tập quán của cộng
đồng dân cư làm nghề chài lưới, nuôi trồng nông nghiệp và các làng nghề truyền
thống hay các lễ hội của địa phương mang đậm nét văn hóa sông nước Việt
Nam.
1.1.2.2.2. Nhu cầu của du khách
Du lịch là một trong những nhu cầu thiết yếu và không thể thiếu được
trong đời sống xã hội hiện nay. Người đi du lịch với mục đích sử dụng tài
19


nguyên du lịch mà nơi ở thường xuyên của mình không có. Nhu cầu du lịch là
nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người, nhu cầu này được hình thành và
phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (sự đi lại) và các nhu cầu tinh thần
(nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định, giao tiếp, nhận thức)
Những năm gần đây, trước xu thế đô thị hóa ngày càng nhanh, cuộc sống
trở nên ngột ngạt hơn, từ đó đã nảy sinh nhu cầu được trở về với thiên nhiên, du
lịch đến với những danh lam thắng cảnh, được tận hưởng không khí trong lành

vào những ngày nghỉ là sự lựa chọn của nhiều người. Khi đến với loại hình du
lịch trên sông, nhu cầu của du khách không chỉ đơn thuần là tham quan, chiêm
ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ, thuần khiết của hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng
chịt và những cánh đồng rộng mênh mông mà còn mong muốn khám phá vẻ đẹp
trù phú của những miệt vườn tít tắp với đủ các loại cây trái. Ngoài ra ở đó, du
khách vừa thưởng ngoạn thiên nhiên, vừa kết hợp tìm hiểu, khám phá sản phẩm
du lịch trên mặt nước, dưới mặt nước và hai bên bờ sông, văn hóa, cuộc sống
của con người địa phương trong khung cảnh thiên nhiên ấy.
1.1.2.2.3. Cơ sở hạ tầng
Việc xây dựng hệ thống cầu cảng, bến đỗ đồng bộ tạo thuận lợi cho giao
thông vùa cần đảm bảo tính thẩm mỹ tạo những cảnh quan du lịch, tránh việc bỏ
mặc cho các doanh nghiệp tự hình thành những bến đổ tàu, thuyền du lịch
không có quy hoạch, vừa nhếch nhác, vừa không đảm bảo an toàn.
Cần xây dựng hệ thống không gian xanh dọc hai bên bờ sông, tôn tạo
cảnh quan, hệ thống các thùng rác nhằm giữ gìn vệ sinh, môi trường sinh thái tại
dân cư địa phương, các làng nghề truyền thống.
1.1.2.2.4. Chính sách và nguồn nhân lực
Điều quan trọng nhất hiện nay là phải quy hoạch để đánh giá tiềm năng
phát triển mạnh loại hình du lịch trên sông trong vùng. Từ việc quy hoạch, đánh
giá tiềm năng, chúng ta sẽ có những định hướng phát triển phù hợp. Ví dụ, quy
hoạch và đánh giá xem nơi nào thích hợp khai thác du lịch trên sông. Đoạn
sông, hồ nào có cảnh quan đẹp, thích hợp phát triển du lịch để quy hoạch lại và
20


cần phải sửa chửa, tu bổ lại các di tích lịch sử có ý nghĩa văn hóa cũng như xây
dựng thêm các làng nghề tại khu vực.
Trên cơ sở quy hoạch đó, mới xác định đầu tư bến bãi, hạ tầng bến cảng.
Tùy thuộc khung cảnh, địa hình dòng sông, cảnh quan của từng nơi, để định
hướng sẽ dùng loại hình phương tiện vận tải nào nên đưa vào phục vụ du khách.

Chẳng hạn, những khu vực sinh thái thuần túy, nên hạn chế không cho các
phương tiện có động cơ đi trên đó.
Cần đưa vào khai thác nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch kết hợp với loại
hình du lịch trên sông tại khu vực để đáp ứng các nhu cầu phong phú của du
khách.
Cần quan tâm xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên du lịch phục
vụ du lịch chuyên nghiệp có kiến thức sâu rộng về văn hóa, lịch sử gắn với văn
hóa, có khả năng thuyết minh bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Bên cạnh đó
cũng cần các hướng dẫn, hình thành mạng lưới hướng dẫn viên không chuyên
xuất thân từ chính những người dân bản địa.
Tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch gắn liền với sông nước
và ven bờ. Bên cạnh loại hình du lịch văn hóa – tâm linh, có thể thiết kế các
chương trình kết hợp thưởng thức ẩm thực địa phương với ngắm cảnh sông.
Một trong những điều quan trọng khác cần chú ý, đó là không chỉ khai
thác và sử dụng, phát triển du lịch trên sông cần chú trọng tu bổ, cải thiện cơ sở
vật chất để lưu giữ giá trị văn hóa lịch sử, bảo vệ môi trường và phát triển giá trị
thương mại. Đồng thời giải quyết tốt các ván đề nảy sinh trong quá trình khai
thác các tuyến du lịch trên sông như biến đổi cảnh quan hai bên bờ sông, ảnh
hưởng đến công dụng của dòng sông, chuyển đổi ngành nghề cho người dân hai
bên bờ sông.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm và xu hướng phát triển du lịch sông nước,
có thể nhận thấy một tuyến du lịch trên sông hấp dẫn được hình thành từ nhiều
nhân tố:

21


Trước hết là điều kiện tự nhiên, không phải cứ có sông là có thể hình
thành được các tuyến du lịch đường sông. Để có thể đưa vào khai thác du lịch,
đầu tiên con sông đó phải có những đặc điểm thẩm mỹ, hấp dẫn được du khách

như cảnh quan bên sông thanh tú, dọc sông có nhiều di sản, di tích, công trình
văn hóa hoặc trên con sông có những thác, ghềnh phục vụ du lịch mạo hiểm.
Hoặc giả con sông đó phải gắn liền với một biến có lịch sử hay đã từng xuất
hiện trong một tác phẩm văn học, thơ ca, điện ảnh nổi tiếng nào đó.
Ngoài ra các địa điểm về địa lý, tự nhiên của con sông như chiều dài,
chiều rộng, chế độ thủy văn cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế tuyến du
lịch trên sông. Một con sông quá hẹp hoặc quá nông thì khó có thể mang lại trải
nghiệm về một khoảng không gian thoáng đãng, nhẹ nhàng của du lịch đường
sông cho du khách. Sông quá hẹp cũng khiến cho việc lưu thông của các chuyến
tàu, thuyền du ngoạn trở nên khó khăn hơn số lượng thuyền tăng đột biến. Môi
trường nước cũng nên dược chú ý vì chẳng có du khách nào lại muốn du ngoạn
trên một dòng sông đầy rác thải và bốc mùi hôi thúi.
Thứ hai là sự kết nối giữa các hoạt động trên sông và trên đất liền. Tuyến
du lịch đường sông sẽ kém hấp dẫn nếu thiếu vắng các hoạt động trên đất liền.
Một tuyến du lịch đường sông hoàn hảo phải có sự kết nối với các hoạt động
tham quan danh lam thắng cản, di tích lịch sử, đền chùa miếu mạo, hoặc tham
gia vào các hoạt động du lịch cộng đồng với dân cư địa phương ở hai bên dòng
sông, hay du khách có thể dừng chân tham gia câu cá bên bờ sông… Để làm
được điều này, đòi hỏi phải thiết lập một hệ thống các trạm dừng chân bên bờ
nhằm tạo nên sự phong phú và hấp dẫn cho hành trình du lịch trên sông.
Thứ ba là một trong những điều kiện không kém phần quan trọng chính là
người làm du lịch, nhất là hướng dẫn viên. Vì mỗi tuyến du lịch trên sông đều
có một hành trình du lịch nhất định và đi qua nhiều cảnh đẹp đặc trưng không dễ
nhận thấy, nên người hướng dẫn viên phải biết giới thiệu được những đặc điểm
về cảnh quan thiên nhiên, cuộc sống hoang dã, đời sống của cư dân dọc theo
dòng sông, hoặc là giới thiệu về những công trình kiến trúc, công trình văn
22


hóa đặc sắc xuất hiện trong lộ trình bằng những thứ tiếng khác nhau. Điều này

đòi hỏi người hướng dẫn viên phải có những kiến thức phong phú về địa
phương và vốn ngoại ngữ dồi dào, khả năng truyền đạt tốt.
Ngoài hướng dẫn viên thì việc đào tạo người dẫn địa phương trở thành
những hướng dẫn viên không chuyên cũng là một yếu tố cần thiết. Chính những
người dân này sẽ là nguồn bổ sung những thông tin thực tế, mới lạ bên cạnh
những thông tin chính thống do hướng dẫn viên của các công ty lữ hành cung
cấp.
Tiếp đến đó là về cơ sở vật chất. Ở đây chúng tôi muốn đề cập đến tính
an toàn và phù hợp của phương tiện vận chuyển. Tùy theo đặc điểm của từng
dòng sông và từng loại hình du lịch mà lựa chọn kiểu phù hợp, thuyền theo kiểu
truyền thống hay hiện đại, thuyền theo kiểu kích thước lớn hay nhỏ, các trang
thiết bị cứu hộ…khi du khách tham gia các hoạt động. Bên cạnh đó cần phải
đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các cầu cảng, bến đỗ, tu sửa các di sản, di tích,
công trình văn hóa tại đia phương tạo điều kiện cho du khách tham quan.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch trên sông ở thế giới và ở Việt
Nam
1.2.1.1. Trên thế giới
Các dòng sông từ xưa đến nay đều được xem là một loại tài nguyên du
lịch quý giá của tự nhiên. Bản thân những con sông, không gian cảnh quan, và
đời sống của dân cư khu vực ven sông đã là tài du lịch hấp dẫn của bất cứ một
thành phố hay một quốc gia nào.
Tại Châu Âu, du lịch trên sông được rất nhiều thành phố như Paris,
London, Venice, Florence, Amsterdam, Saint-Petersbourg,… Khai thác với
những công trình kiến trúc, những cảnh quan đô thị ven sông và những cây cầu
tuyệt đẹp gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển những đô thị lâu đời, hình
thành những sản phẩm du lịch văn hóa sinh thái có tính chủ lực của mỗi thành
phố. Với Amsterdam (Hà Lan) là cảm xúc phấn khích khi đi thuyền lòng vòng
23



giữa các tuyến kênh rạch. Berlin (Đức) trầm tư bên dòng sông Spree, Prague
(Cộng hòa Czech) duyên dáng với cả trăm cây cầu qua sông Vltava. Thành
Vienna (Ao) và thủ đô Budapest (Hungary) thơ mộng với dòng Danube, Porto
(Bồ Đào Nha) tráng lệ giữa hai bờ dòng sông Duoro…
Không chỉ ở Châu Âu, các thành phố Châu Á cũng đã rất thành công khi
đưa những dòng sông trở thành sản phẩm du lịch đặc thù của mỗi vùng. Từ
Seoul, Thượng Hải, Quảng Châu tới Bangkok, Phnom Phenh, Singapore, hay
Kuala Lumpur,… mỗi nơi đều có những chương trình du lịch bằng thuyền rất
hấp dẫn trên các con sông trong thành phố, đây luôn là những chương trình du
lịch ưa thích trong hành trình khám phá dành cho nước ngoài.
Hay chẳng hạn như cách làm du lịch trên sông của Thái Lan cũng rất nổi
riếng. Thái Lan là một cường quốc du lịch đặc trưng bởi các chợ nổi trên những
đoạn sông nước uốn quanh. Những chợ nổi của Thái Lan đa số không phải tự
phát mà do người dân dựng lại và khai thác theo hướng du lịch. Chợ nổi Thái
Lan chỉ buôn bán giữa những người dân sông nước vào buổi sáng sớm, còn buổi
trưa và chiều thì họ buôn bán phục vụ du lịch. Dọc hai bên bờ sông, họ bày bán
hàng lưu niệm, đặc sản, quán ăn uống bày bán tấp nập, sát bờ sông thuận lợi cho
khách ngồi trên thuyền thưởng thức.
Bên cạnh đó, xu hướng phát triển du lịch đường sông liên vùng, tức liên
kết các tỉnh, thành phố tiêu điểm du lịch của một quốc gia, thậm chí nhiều quốc
gia liền kề cũng ngày càng thu hút du khách. Có thể kể đến tuyến du lịch dọc
sông Danube nổi Passau (Đức) – (Áo) – Bratislava – Budapest (Hungary), tuyến
du lịch dọc sông Elbe thăm một loạt lâu đài, cung điện ở Đức và Czech, tuyến
du lịch dọc sông Rhine từ Basel (Thụy Sĩ) – Strasboung (Pháp) – Koblenz –
Koln (Đức) – Amsterdam (Hà Lan) và Bỉ… Ở Châu Âu thì nổi danh với du lịch
sông Mekong giữa các nước Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam…Và đã
đến Bắc Phi thì không du khách thành phố đến vĩ đại Luxor tới Aswan – điểm
cực nam của Ai Cập.
1.2.1.2. Ở Việt Nam

24


Tại Việt Nam, du lịch sông cũng được các địa phương khai thác rất đa
dạng. Đến với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, hầu hết các du khách đều
không bỏ lỡ chương trình du lịch trên sông. Khách du lịch tới đây được giới
thiệu những tour trên các tuyến sông hấp dẫn, mang đặc trưng của vùng đất
Nam Bộ như: du lịch đến bến Ninh Kiều vào ban đêm, nghe đờn ca tài tử Nam
Bộ, du lịch bằng thuyền trên sông Mekong và các kênh rạch để ngắm phong
cảnh làng quê thôn dã, tham quan chợ nổi Cái Răng, ghé các nhà vườn hai bên
bờ sông để thưởng thức trái cây bốn mùa,…
Thành phố Hồ Chí Minh có chương trình du lịch bằng thuyền Bonsai
Cruise tại bến Nhà Rồng. Thừa Thiên Huế có chương trình du lịch gắn với sông
Hương như: đi thuyền dọc theo sông Hương đến thăm chùa Thiên Mụ, điện Hòn
Chén, lăng Minh Mạng,… lênh đênh trên thuyền nghe ca Huế hay thưởng thức
các món ẩm thực xứ Huế, ngắm cầu Trường Tiền, Đại Nội lung lịnh ánh điện
vào ban đêm… Thủ đô Hà Nội cũng hấp dẫn du khách với chương trình du lịch
sông Hồng thăm làng gốm Bát Tràn, thăm đền thờ Chử Đồng Tử-Tiên Dung…
Thời gian gần đây, Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đã có chủ
chương phát triển loại hình du lịch trên sông nhằm phát triển đô thị, du lịch sinh
thái, cải thiện môi trường như: sông Cổ Cò là khu vực trọng điểm của du lịch
Đà Nẵng – Hội An, kết nối các điểm du lịch nổi tiếng của thành phố như: Bảo
tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng, Khu du lịch căn cứ K20, Khu danh thắng Ngũ
Hành Sơn, Chùa Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn, Làng đá Non Nước… với phố
cổ Hội An với các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp ven biển.
Hay là dọc tuyến đường sông từ cửa Hàn của Đà Nẵng đến Cửa Đại của
Hội An, bên cạnh các điểm đến khá nổi tiếng kể trên, các cảnh quan ven sông
cũng rất đẹp và hấp dẫn với đô thị hiện đại hai bên bờ sông Hàn tiếp nối các
khung cảnh làng nghề, làng quê thanh bình. Kết quả khảo sát khách du lịch đến
với thành phố Đà Nẵng và phố cổ Hội An (Quảng Nam) của Viện Nghiên Cứu

phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng thực hiện vào tháng 7.2013 cho thấy nhu
cầu du lịch trên sông của du khách là rất lớn.
25


×