Tải bản đầy đủ (.docx) (150 trang)

FDI và ô nhiễm môi trường - Vai trò của chính sách công ở các quốc gia đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 150 trang )

1
1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------------------------

HUỲNH VĂN MƯỜI MỘT

FDI VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:
VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG
Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2019


2
2

MỤC LỤC


3
3

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tiếng Anh



Tiếng Việt

CO2

Carbon dioxide

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GMM

General Method of Moments

GEI

General Environmental Institutions Thể chế môi trường chung

IPCC

Intergovernmental Panel on

Climate Change

Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi
khí hậu

MENA

Middle East and North Africa

Trung Đông và Bắc Phi

MIP

Minority Investor Protection

Thể chế bảo vệ nhà đầu tư thiểu số

NIE

New Institutional Economics

Kinh tế học thể chế mới

ÔNMT

Environmental Pollution

Ô nhiễm môi trường

PPP


Public-Private Partnerships

Hợp tác công tư

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

WDI

World Development Indicators

Chỉ báo phát triển thế giới

WGI

Worldwide Governance Indicators

Chỉ báo quản trị toàn cầu


4
4

DANH MỤC CÁC BẢNG



5
5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


6
6

TÓM TẮT

FDI VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG: VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG
Ở CÁC QUỐC GIA ĐANG PHÁT TRIỂN

Động cơ nghiên cứu của luận án xuất phát từ tình hình thực tiễn và khoảng trống
nghiên cứu. Số liệu thực tế cho thấy, nhiều quốc gia đang phát triển theo đuổi chính sách
thu hút FDI vì mục tiêu tăng trưởng mà bỏ qua các hiểm họa về môi trường. Ở một
phương diện khác, khái lược các nghiên cứu trước chỉ ra, chính sách công cũng đóng vai
trò có ý nghĩa trong mối quan hệ giữa FDI và mức độ ô nhiễm môi trường. Theo đó, mục
tiêu của luận án nhằm đánh giá thực nghiệm vai trò của thể chế và chính sách công trong
mối quan hệ giữa FDI và mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển.
Kết quả nghiên cứu hàm ý, FDI có tác động dương đến mức độ ô nhiễm môi trường tại
các quốc gia đang phát triển. Trong đó, thể chế và chính sách công đều đóng vai trò quan
trọng trong mối quan hệ giữa FDI và mức độ ô nhiễm môi trường trường hợp nghiên cứu
này. Từ kết quả này, tác giả rút ra hàm ý chính sách là các quốc gia đang phát triển cần
xem xét cẩn trọng trong việc tiếp nhận dòng vốn FDI và quản lý doanh nghiệp FDI hiệu
quả hơn nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực của nhân tố này đến môi trường.

Từ khóa: FDI, ô nhiễm môi trường, chính sách công



7
7
ABSTRACT

FDI AND ENVIRONMENTAL POLLUTION: THE ROLE OF PUBLIC POLICY
IN DEVELOPING COUNTRIES

The research motivation of the thesis comes from practical context and research
gap. Actual firgue shows that many developing countries pursue FDI attraction policies
for the economic growth, while ignoring environmental hazards. Meanwhile, the research
survey shows that both institutions and public policy play important roles in the
relationship between FDI and environmental pollution. Accordingly, the objective of the
thesis is to empirically evaluate the role of institutions and public policies in the
relationship between FDI and the level of environmental pollution in developing
countries. Research results show that FDI has a positive impact on the level of
environmental pollution in developing countries. In particular, institutions and public
policies both play important roles in the relationship between FDI and the level of
environmental pollution in this case. From this result, the author draws on the policy
implication that governments need to consider carefully in receiving FDI inflows and
managing FDI enterprises more effectively in order to minimize negative impacts. of this
factor to the environment.

Keywords: FDI, pollution, public policy


8
8

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Bối cảnh đề tài nghiên cứu
Ô nhiễm môi trường (ÔNMT) ngày một trở thành mối quan ngại lớn tại nhiều
quốc gia và là đề tài được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các biến số tác
động đến mức độ ÔNMT vẫn chưa rõ ràng và còn nhiều tranh luận. Theo đó, lý do luận
án tập trung vào đề tài nghiên cứu này xuất phát từ cả hai góc độ: (1) bối cảnh thực tiễn
và (2) bối cảnh lý thuyết, từ đó, nhận thấy khoảng trống nghiên cứu.
Bối cảnh thực tiễn chỉ ra, vấn đề ÔNMT hiện hay là rất đáng báo động (Abid &
cộng sự, 2016; DEFRA, 2010; Hill, 2010; Victor, 2017). Chất lượng môi trường ngày
càng xấu đi do lượng khí thải của các hoạt động sản xuất và tiêu dùng ngày càng gia tăng.
Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe con người mà còn là
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu, đe dọa nghiêm trọng đến sự sinh tồn
của con người (Hill, 2010). Do biến đổi khí hậu, những thảm họa thiên nhiên như các
siêu bão, hạn hán hay cháy rừng xảy ra liên tục với mức độ ngày càng mạnh mẽ hơn, tổn
thất ngày càng nhiều hơn và trên phạm vi rộng hơn (DEFRA, 2010).
Tuy nhiên, các giải pháp nhằm cải thiện ÔNMT hiện nay chưa đạt được hiệu quả
như mong đợi và cần được nghiên cứu (Hill, 2010; Kuiper & Van den Brink, 2012;
Welford, 2016). Để đối phó với vấn đề này, nhiều hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên
Hiệp Quốc đã được tổ chức, qua đó, thúc đẩy chính phủ các nước cùng chung tay giải
quyết các vấn đề về ÔNMT. Nhiều thỏa thuận đã được ký kết như: Nghị định thư Kyoto
1997 về cắt giảm khí thải; Thỏa thuận Paris 2016 về chống biến đổi khí hậu…Tuy nhiên,
các nỗ lực này là chưa đủ để cải thiện tình hình môi trường hiện nay (Kuiper & Van den
Brink, 2012).


9
9
Đáng chú ý, mặc dù vấn đề môi trường hiện nay là rất báo động, thực tế cho thấy
nhiều quốc gia đang phát triển lại chú trọng mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà bỏ qua sự
nguy hại đến môi trường (Cole & cộng sự, 2006; Lan & cộng sự, 2012; Solarin & cộng
sự, 2017; Ulanowicz, 2012; Welford, 1995, 2016; C. Zhang & Zhou, 2016). Nhằm thúc

đẩy tăng trưởng và đầu tư, các quốc gia này áp dụng các chính sách và thực thi các quy
định liên quan đến việc bảo vệ môi trường thiên nhiên còn thiếu chặt chẽ và nhiều hạn
chế (Cole & cộng sự, 2006; Lan & cộng sự, 2012; Solarin & cộng sự, 2017). Điều này
dẫn đến các vấn đề môi trường ngày càng trầm trọng hơn. Theo nghiên cứu thường niên
về môi trường do các trường Đại học của Mỹ thực hiện và công bố tại Diễn đàn kinh tế
thế giởi ở Davos, trong số 10 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ hiện tượng trái đất
ấm lên thì đã có 9 quốc gia là các quốc gia kém và đang phát triển nằm ven biển ở các
châu lục như Philippines, Nigeria, Việt Nam, Haiti, Bangladesh, Papua New Guinea,
Malawi, Fiji, Sudan. Cụ thể, đô thị lớn nhất Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh có
nồng độ chất ô nhiễm trong không khí khu vực ven đường giao thông (chủ yếu là khí
CO2) theo thống kê gấp 1,44 lần so với mức khuyến cáo Tổ chức Y tế Thế giới. Nếu vấn
đề này không được giải quyết, điều tồi tệ hơn cả có thể xảy ra là một số quốc gia có thể bị
xóa sổ bởi mực nước biển dâng cao. Vì vậy, việc khám phá về các biến tác động đến môi
trường, từ đó, tìm ra các cách giải quyết hiệu quả là rất cần thiết và cấp bách (Welford,
2016).
Trong khi đó, về bối cảnh lý thuyết, vai trò cũng như chiều hướng tác động của
các nhân tố đối với mức độ ÔNMT vẫn còn nhiều điểm cần được làm rõ (Hill, 2010;
Victor, 2017). Tổng quan nghiên cứu cho thấy, các nghiên cứu trước đã chỉ ra vai trò của
các nhân tố khác nhau (tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa, FDI, thể chế,…) đến mức độ
ÔNMT (Cole & cộng sự, 2006; Damania & cộng sự, 2003; Hill, 2010; Ibrahim & Law,
2016; Victor, 2017; D. T. Wang & Chen, 2014; D. T. Wang & cộng sự, 2013). Tuy nhiên,
chiều hướng, mức độ tác động cũng như kênh truyền dẫn của các nhân tố này vẫn chưa
sáng tỏ và đạt được sự thống nhất, cả về lý thuyết lẫn minh chứng bằng thực nghiệm.


10
10
Lược khảo nghiên cứu cho thấy, tương ứng với bối cảnh thực tế, vấn đề còn nhiều
tranh luận trong chủ đề này là liệu có sự đánh đổi giữa mục tiêu bảo vệ môi trường và
tăng trưởng kinh tế hay không. Mặc dù nhiều nghiên cứu ủng hộ giả thuyết về đường

cong Kuznets (Environmental Kuznets curve - EKC), giả thuyết mô tả mối quan hệ phi
tuyến giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường (Dinda, 2004; Grossman & Krueger,
1995; Roca & cộng sự, 2001; Ulanowicz, 2012; Welford, 2016), vấn đề này vẫn còn
nhiều vấn đề cần được làm rõ. Theo Dinda (2004) luận giải, giả thuyết EKC mô tả mối
quan hệ giữa tăng trưởng và ÔNMT là một đường cong phi tuyến có dạng hình chữ U
ngược (inverted-U-shaped relationship). Hình dạng của đường cong phi tuyến này được
giải thích một cách khái quát như sau: khi nền kinh tế còn ở mức độ thấp, tăng trưởng
kinh tế tạo ra tác động tiêu cực, dẫn đến môi trường bị ô nhiễm nhiều hơn do các hoạt
động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, khi tăng trưởng kinh tế đạt đến một giá trị ngưỡng,
tăng trưởng sẽ tạo ra ngoại tác tích cực, giúp giảm đi ÔNMT bởi công nghệ tiên tiến ngày
càng thân thiện hơn với môi trường. Dù vậy, các bằng chứng thực nghiệm về giả thuyết
EKC vẫn chưa rõ ràng và chưa thật sự thuyết phục. Với trường hợp các quốc gia phát
triển, theo Ekins (1997) và Roca & cộng sự (2001), mặc dù có những bằng chứng nhất
định về mức độ ÔNMT giảm ở các quốc gia này song chưa có bằng chứng thực nghiệm
nào đáp ứng giả thuyết EKC một cách rõ ràng. Ở các quốc gia đang phát triển, các nghiên
cứu thực nghiệm lại tìm thấy các kết quả không đồng nhất với luận giải của giả thuyết
EKC (Lan & cộng sự, 2012; Roca & cộng sự, 2001; C. Zhang & Zhou, 2016). Một số
quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế vượt bậc, song các vấn đề môi trường lại ngày càng
trầm trọng hơn (Cole & cộng sự, 2006; Lan & cộng sự, 2012; D. T. Wang & Chen, 2014;
C. Zhang & Zhou, 2016). Tương tự, mô hình STIRPAT luận giải ba yếu tố chính tác động
đến mức độ ÔNMT là dân số, sự sung túc và công nghệ. Dựa trên nền tảng này, các
nghiên cứu thực nghiệm khám phá các nhân tố tác động đến mức độ ÔNMT, song bằng
chứng kiểm định vẫn còn nhiều khoảng trống (McGee & cộng sự, 2015; M. Wang &
cộng sự, 2011; York & cộng sự, 2003).


11
11
Tương tự, với yếu tố vốn đầu tư trực tiếp (ĐTTT) nước ngoài (FDI), trong khi
phần lớn các nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực của yếu tố này đến tăng trưởng kinh tế,

tác động của FDI đến ÔNMT vẫn chưa rõ ràng và chưa đạt được sự đồng nhất (Cole &
cộng sự, 2006; Cole & cộng sự, 2017; Grossman & Krueger, 1995). Theo Giả thuyết “cải
thiện ô nhiễm” (pollution halo hypothesis) luận giải, FDI sẽ giúp cải thiện các vấn đề
môi trường (Antweiler & cộng sự, 2001; G. Eskeland & Harrison, 2003; Zarsky, 1999).
Trong khi đó, giả thuyết “thiên đường ô nhiễm “(pollution haven hypothesis) nhận định,
các quốc gia đang phát triển, nơi thu hút nhiều dòng vốn đầu tư FDI, sẽ dần trở thành
“thiên đường ô nhiễm” so với các nước phát triển bởi quá trình công nghiệp hóa (Aliyu &
cộng sự, 2005; Arrow & cộng sự, 1995; Wheeler, 2001).
Lược khảo nghiên cứu chỉ ra, sự chưa thống nhất về tác động của FDI đến mức độ
ÔNMT hay mối quan hệ giữa hai mục tiêu tăng trưởng và môi trường phụ thuộc rất nhiều
vai trò chính phủ ở mỗi quốc gia (Cole & cộng sự, 2006; Damania & cộng sự, 2003; Gani
& Scrimgeour, 2014; López & Palacios, 2014; Selden & Song, 1994; D. T. Wang &
Chen, 2014; D. T. Wang & cộng sự, 2013). Một số nghiên cứu chỉ ra, mức độ ÔNMT sẽ
ngày càng trầm trọng hơn trừ khi các chính sách bảo vệ môi trường được tuân thủ nghiêm
ngặt (Cole & cộng sự, 2006; Selden & Song, 1994). Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu
này chủ yếu tập trung phân tích ở góc độ quản trị công và bằng chứng thực nghiệm cũng
chưa rõ ràng và thống nhất (Abid & cộng sự, 2016; Damania & cộng sự, 2003; Gani &
Scrimgeour, 2014; D. T. Wang & Chen, 2014; D. T. Wang & cộng sự, 2013). Damania &
cộng sự (2003) chỉ ra tham nhũng làm suy yếu nghiêm trọng việc thực thi các chính sách
môi trường. Các công chức, vì trục lợi cá nhân, thường “bỏ qua” các quy định về giảm
thiểu ÔNMT. Phân tích chi tiết hơn các yếu tố thể chế, Abid & cộng sự (2016) chỉ ra tác
động không đồng nhất của các biến số thể chế đối với mức độ ÔNMT. Cụ thể, mức độ ổn
định chính trị, hiệu quả chính phủ, mức độ dân chủ và kiểm soát tham nhũng có tác động
làm giảm lượng ÔNMT. Ngược lại, chất lượng các quy định và mức độ tuân thủ luật pháp
có tác động làm tăng lượng khí thải CO 2. Trong khi đó, các nghiên cứu tập trung vào vai


12
12
trò của chính phủ ở khía cạnh chính sách công trong mối liên hệ giữa FDI và ÔNMT vẫn

còn khiêm tốn và tập trung ở trường hợp các nền kinh tế phát triển (Halkos & Paizanos,
2016; Lopez & cộng sự, 2011; López & Palacios, 2014).
Theo đó, bên cạnh khía cạnh thể chế, nội dung luận án tập trung phân tích vai trò
của chính phủ ở góc độ chính sách công (chính sách tài khóa) trong mối quan hệ giữa
FDI và ÔNMT. Một cách khái quát, khung phân tích của luận án được mô tả bằng sơ đồ
dưới đây:

Hình 1.1 Khung phân tích mối liên hệ giữa chính sách công, FDI và ô nhiễm môi
trường

Vai trò của Chính
phủ (thể chế, chính
sách công)

FDI

Ô
nhiễmmôi
trường

Các yếu
tố khác
Nguồn: tác giả tổng hợp từ lược khảo tài liệu

Từ những nhận định trên, có thể thấy rằng, việc nghiên cứu vai trò của chính phủ
ở khía cạnh chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT tại các nền kinh tế
đang phát triển hiện nay là rất cần thiết và cấp bách cả về bối cảnh thực tiễn lẫn khoảng
trống nghiên cứu. Theo đó, tác giả lựa chọn và thực hiện đề tài luận án “ FDI và ô nhiễm
môi trường: Vai trò của chính sách công ở các quốc gia đang phát triển”. Nghiên cứu
này được thực hiện với kỳ vọng nêu bật được vai trò của chính phủ ở cả góc độ chính

sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường; đây cũng là mục tiêu
chính của nghiên cứu, nhằm lấp đầy các khe hở nghiên cứu đã tìm được.


13
13
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Để đánh giá được vai trò của của chính phủ (thể chế và chính sách công) trong
mối quan hệ FDI – Ô nhiễm môi trường ở các nước đang phát triển trong giai đoạn 2002
– 2014, đề tài sẽ thực hiện bốn mục tiêu phân tích cụ thể như sau:
(1) Đánh giá thực nghiệm tác động của các nhân tố đến mức độ ô nhiễm môi
trường tại các quốc gia đang phát triển.
(2) Đánh giá thực nghiệm tác động của FDI đến mức độ ô nhiễm môi trường tại
các quốc gia đang phát triển.
(3) Đánh giá thực nghiệm vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ô
nhiễm môi trường.
(4) Đánh giá thực nghiệm vai trò của chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI
và ô nhiễm môi trường.
Để đạt bốn mục tiêu nghiên cứu trên, luận án tập trung trả lời bốn câu hỏi nghiên
cứu:
(1) Các nhân tố nào tác động đến mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia
đang phát triển?
(2) Tác động của FDI đến mức độ ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát
triển là như thế nào?
(3) Vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi trường tại các
quốc gia đang phát triển là như thế nào?
(4) Vai trò của chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ô nhiễm môi
trường tại các quốc gia đang phát triển là như thế nào ?
Trong đó, câu hỏi (1) trả lời cho mục tiêu thứ nhất của luận án; mục tiêu thứ hai
được trả lời bằng câu hỏi (2), và các câu hỏi (3), (4) lần lược trả lời cho mục tiêu thứ ba

và thứ tư của luận án.


14
14
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các đối tượng trong mối liên hệ giữa thể chế,
thuế, chi tiêu công, FDI và ÔNMT (phát thải CO 2) cùng các biến kiểm soát được thể hiện
ở mô hình như: thu nhập bình quân trên đầu người, độ mở cửa giao thương, đầu tư trong
nước, sử dụng năng lượng…
Về phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu về tác động của FDI lên phát
thải CO2 và có xem xét vai trò của thể chế và chính sách công ở các nước đang phát triển
trong giai đoạn 2002 – 2014.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Quy trình nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đề ra, các bước nghiên cứu được thực hiện
như sau :
Sơ đồ 1.1 Các bước của quy trình nghiên cứu
1) Xem xét tài liệu và xác định vấn đề nghiên cứu

2) Thiết kế mô hình và phương pháp

3) Kiểm định mô hình thực nghiệm

4) Thảo luận kết quả và đề xuất chính sách


15
15
(1) Xem xét tài liệu và xác định vấn đề nghiên cứu: Xem xét các tài liệu học thuật

để tìm khoảng trống nghiên cứu, từ đó đề xuất vấn đề cần nghiên cứu.
(2) Thiết kế mô hình và phương pháp: Trên cơ sở khung lý thuyết và các tài liệu
học thuật đã nghiên cứu, đề xuất mô hình và phương pháp thực nghiệm. Đề xuất các biến,
thu thập dữ liệu được thực hiện trong bước này.
(3) Kiểm định mô hình thực nghiệm: phân tích và xử lý dữ liệu bằng Stata, nhận
xét, đánh giá các kết quả .
(4) Thảo luận kết quả và đề xuất chính sách : Nhận xét và thảo luận kết quả; đề
xuất chính sách.
1.4.2 Mô hình thực nghiệm
Cụ thể, để hoàn thành được bốn mục tiêu nghiên cứu của luận án, tác giả phải tiến
hành phân tích và thực hiện ước lượng bốn mô hình thực nghiệm dưới đây:
(1) Ước lượng thực nghiệm tác động của các nhân tố đến mức độ ô nhiễm môi
trường tại các quốc gia đang phát triển.
(2) Ước lượng thực nghiệm tác động của dòng vốn FDI đến ô nhiễm môi trường
tại các quốc gia đang phát triển.
(3) Ước lượng thực nghiệm vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ô
nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển.
(4) Ước lượng thực nghiệm vai trò của chính sách công trong mối quan hệ giữa
FDI và ô nhiễm môi trường tại các quốc gia đang phát triển.
1.4.3. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu của đề tài là các dữ liệu ở dạng thứ cấp được tổng hợp từ
nguồn dữ liệu của ngân hàng thế giới World Bank. Cụ thể, tác giả thu thập các biến chủ
yếu từ bộ chỉ số phát triển toàn cầu (World Development Indicators- WDI ). Các chỉ số
về thể chế được thu thập từ bộ chỉ số quản trị công toàn cầu (Worldwide Governance


16
16
Indicators-WGI)1. Nghiên cứu đã trích xuất ra dữ liệu 86 quốc gia đang phát triển trên thế
giới, từ năm 2002 đến năm 2014.

1.4.4 Phương pháp nghiên cứu
Tận dụng các ưu thế trong việc xử lý các vấn đề về kinh tế lượng như tương quan
chuỗi, phương sai không cố định và nhất là hiện tượng nội sinh, phương pháp kiểm định
chính mà đề tài sử dụng là phương pháp ước lượng GMM hai bước (Arellano & Bond,
1991; Holtz-Eakin & cộng sự, 1988) được đề xuất bởi Roodman (2006).
1.5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu, song các nhân tố tác động đến ÔNMT còn nhiều
khoảng cần được làm rõ, cụ thể là: bằng chứng thực nghiệm về giả thuyết EKC vẫn chưa
rõ ràng và chủ yếu được thực hiện với trường hợp các quốc gia phát triển; các nghiên cứu
thường đánh giá tác động của các yếu tố một cách riêng phần như tác động FDI lên
ÔNMT hoặc kiểm định mối quan hệ giữa chất lượng thể chế và ÔNMT. Qua đó, vai trò
của chính phủ ở góc độ chính sách công trong mối liên hệ giữa FDI và ÔNMT vẫn chưa
nhiều nghiên cứu quan tâm phân tích.
Theo đó, đề tài nghiên cứu này đã tiếp cận theo hướng tương đối khác biệt so với
các nghiên cứu trước đó, cụ thể: thứ nhất, nghiên cứu kiểm định tác động của các nhân tố,
đặc biệt là tác động của FDI, đến mức độ ô nhiễm tại các quốc gia đang phát triển. Trong
đó, luận án sử dụng phương pháp ước lượng phù hợp cho việc xử lý hiện tượng nội sinh
và tương quan chuỗi (GMM hệ thống hai bước) và dữ liệu cập nhật mới giai đọan từ
2002-2014. Thứ hai, người viết đánh giá vai trò của chính phủ trong mối quan hệ giữa
FDI và ÔNMT ở cả hai khía cạnh: thể chế và chính sách công.

Ý nghĩa thực tiễn
1

Nguồn dữ liệu của Ngân hàng thế giới World Bank: />

17
17
Kết quả ước lượng của đề tài nghiên cứu sẽ đóng góp thiết thực về các chính sách,

thể chế và thuế mà chính phủ ở các nước đang phát triển nên xem xét để hoàn thiện và bổ
sung các chính sách thu hút dòng vốn FDI để dòng vốn này vừa đóng góp tích cực cho
các hoạt động kinh tế vừa đảm bảo sự phát triển bền vững gắn với môi trường ở các nước
đang phát triển. Từ đó, nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất một số khuyến
nghị chính sách cho các quốc gia đang phát triển trong việc phát triển kinh tế kết hợp với
bảo vệ môi trường.
1.6. Kết cấu luận án
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, nội dung luận án được trình bày thành 6
chương, cụ thể các chương được thiết kế như sau:
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu
Chương 1 sẽ giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, như: lý do lựa chọn đề tài,
xác định các câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu; quy trình và phương pháp nghiên cứu, đồng
thời, cũng nói lên ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
Chương này xây dựng khung lý thuyết cho đề tài, tác giả trình bày tập trung vào:
Một số khái niệm cơ bản; các lý thuyết về FDI và ÔNMT cũng như khung cơ sở về vai
trò chính phủ ở cả hai góc độ thể chế cũng như chính sách công trong mối liên hệ giữa
thể FDI và môi trường. Sau đó, tác giả hệ thống lại các nghiên cứu thực nghiệm có liên
quan; đồng thời xác định khoảng trống nghiên cứu.
Chương 3: Quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương này sẽ xây dựng các mô hình thực nghiệm và đề xuất phương pháp kiểm
định, bao gồm: mô hình kiểm định tác động của các nhân tố đến ÔNMT, tác động FDI
đến ÔNMT; vai trò của thể chế trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT và vai trò của
chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT. Tại chương này, tác giả cũng
trình bày việc đo lường biến và nguồn khai thác dữ liệu và các thống kê dữ liệu.


18
18
Chương 4: Kết quả và thảo luận

Từ mô hình thực nghiệm và dữ liệu thu thập của các quốc gia đang phát triển trong
giai đoạn 2002 - 2014, các kỹ thuật phân tích được thực hiện. Kết quả được phân tích,
đánh giá và thảo luận dựa trên cở sở lý thuyết được trình bày ở chương 2 cũng như đối
chiếu với thực tiễn và các nghiên cứu học thuật trước có liên quan.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Chương này đưa ra một số các hàm ý thiết thực về các chính sách mà chính phủ ở
các nước đang phát triển nên xem xét để hoàn thiện và bổ sung các chính sách thu hút
dòng vốn FDI để dòng vốn này vừa đóng góp tích cực cho các hoạt động kinh tế vừa đảm
bảo sự phát triển bền vững gắn với môi trường ở các nước đang phát triển.


19
19

CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Giới thiệu
Chương hai của luận án trình bày khung lý luận chính về các nhân tố ảnh hưởng
đến mức độ ÔNMT, trong đó, người viết tập trung vào nhân tố dòng vốn trực tiếp nước
ngoài FDI. Để làm rõ hơn mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT, luận án nhấn mạnh vai trò
của chính phủ ở cả hai góc độ, thể chế và chính sáchcông. Qua đó, nội dung của chương
cũng là điểm tựa cho các ước lượng thực nghiệm và khuyến nghị chính sách được thực
hiện ở các chương sau.
Đầu tiên, lược khảo nghiên cứu cho thấy các nhân tố tác động đến mức độ ÔNMT
được giải thích dựa trên nhiều cơ sở lý thuyết khác nhau, trong đó, nổi bật là giả thuyết
về đường cong Kuznets –EKC và mô hình STIRPAT.
Giả thuyết về đường cong Kuznets –EKC luận giải về mối quan hệ giữa mục tiêu
tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trưởng. Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra tác động tích
cực của yếu tố FDI đến tăng trưởng kinh tế, trong khi tác động của yếu tố này đến ÔNMT
vẫn chưa rõ ràng và chưa đạt được sự nhất trí. Theo đó, câu hỏi liệu có sự đánh đổi giữa

mục tiêu tăng trưởng và bảo vệ môi trường là vấn đề được nhiều học giả quan tâm,
nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu trước ủng hộ giả thuyết về đường cong Kuznets –EKC,
song thực trạng và các bằng chứng kiểm định thực nghiệm về giả thuyết này vẫn chưa rõ
ràng và còn nhiều tranh luận (Cole & cộng sự, 2006; Lan & cộng sự, 2012; Solarin &
cộng sự, 2017).
Trong khi đó, mô hình STIRPAT lý giải hệ sinh thái chịu tác động của các nhân tố
chính dân số, công nghệ và sự sung túc (Dietz & Rosa, 1994; Dietz & Rosa, 1997; York


20
20
& cộng sự, 2003). Theo thời gian, mô hình STIRPAT đã được phát triển thông qua việc
tinh chỉnh và cách thức đo lường các thành phần của mô hình.
Thứ hai, tác động của FDI đến ÔNMT được lý giải theo nhiều cách khác biệt
(Cole & cộng sự, 2006; Cole & cộng sự, 2017; Grossman & Krueger, 1995). Lược khảo
cho thấy, mặc dù mối quan hệ giữa ĐTTT nước ngoài và môi trường đã được nghiên cứu
trong những năm gần đây, song mối quan hệ này vẫn chưa rõ ràng và còn nhiều điểm cần
được giải quyết (Antweiler & cộng sự, 2001; Bakhsh & cộng sự, 2017; Cole & Elliott,
2003; Cole & cộng sự, 2006; Frankel & Rose, 2005; Hill, 2010). Trong một số trường
hợp, FDI có thể tạo ra tác động tích cực đến môi trường, tuy nhiên, FDI cũng có thể gây
ra tác động tiêu cực đến môi trường trong một số trường hợp khác (Baek & Koo, 2008;
D. T. Wang & Chen, 2014; Xing & Kolstad, 2002). Theo D. T. Wang & cộng sự (2013),
tác động của FDI đến chất lượng môi trường vẫn còn nhiều tranh luận với hai giả thuyết
trái chiều. Giả thuyết “cải thiện ô nhiễm” (pollution halo hypothesis) luận giải, FDI sẽ
giúp cải thiện các vấn đề môi trường (Antweiler & cộng sự, 2001; G. Eskeland &
Harrison, 2003; Zarsky, 1999). Các tập đoàn nước ngoài thực thi quản lý tốt hơn và sử
dụng các công nghệ tiên tiến làm cho giảm thiểu ÔNMT ở các nước được đầu tư (Zarsky,
1999). Điều này ngụ ý rằng xu hướng thiệt hại về môi trường do ĐTTT nước ngoài
không được xác nhận. Trong khi đó, giả thuyết “thiên đường ô nhiễm “(pollution haven
hypothesis) nhận định, các quốc gia đang phát triển, nơi thu hút nhiều dòng vốn đầu tư

FDI, sẽ dần trở thành “thiên đường ô nhiễm” so với các nước phát triển bởi quá trình
công nghiệp hóa. Để thu hút đầu tư nước ngoài, các chính phủ các nước đang phát triển
có xu hướng làm suy thoái môi trường thông qua các quy định lỏng lẻo hoặc thực thi
kém. Với những điều kiện này, các công ty di chuyển hoạt động đến các nước đang phát
triển để tận dụng lợi thế của chi phí sản xuất thấp hơn, dẫn đến ô nhiễm và suy thoái quá
mức trong tiêu chuẩn môi trường của các nước được vốn ĐTTT (Aliyu & cộng sự, 2005;
Arrow & cộng sự, 1995; Wheeler, 2001).


21
21
Thứ ba, lược khảo các công trình khoa học trước chỉ ra, chính phủ nước nhận vốn
ĐTTT đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa FDI và ÔNMT, tuy nhiên, phần
lớn các công trình nghiên cứu thường chú trọng phân tích vai trò chính phủ ở góc độ thể
chế (Cole & cộng sự, 2006; Damania & cộng sự, 2003; Gani & Scrimgeour, 2014; López
& Palacios, 2014; Selden & Song, 1994; D. T. Wang & Chen, 2014; D. T. Wang & cộng
sự, 2013). Tiếp cận ở góc độ thể chế, trường phái kinh tế thể chế mới chú trọng phân tích
vai trò quan trọng của thể chế, xem thể chế như là “nhân tố sâu”, đối với các mục tiêu xã
hội như giảm nghèo, tăng trưởng hay cải thiện ÔNMT. Xem xét trong lĩnh vực nghiên
cứu về các vấn đề môi trường địa phương và quốc tế, các học giả thường thực hiện các
nghiên cứu theo cách tiếp cận mới gọi là kinh tế sinh thái thể chế với các nghiên cứu điển
hình của Bromley (1992), Schlager & Ostrom (1992), Dietz & cộng sự (2003), Ostrom
(2005), Paavola & Adger (2005) và Paavola (2007). Trọng tâm của cách tiếp cận kinh tế
sinh thái thể chế này là xem xét vấn đề môi trường gắn liền với các khuôn khổ quản trị
quốc gia. Cách tiếp cận này hướng đến việc thiết lập các nguyên tắc nền tảng cho các giải
pháp hiệu quả giúp cải thiện vấn đề môi trường như đạt được hành động tập thể tự
nguyện và sử dụng tài nguyên môi trường bền vững (Paavola, 2007).
Các nghiên cứu vai trò của chính phủ đối với môi trường ở góc độ chính sách công
còn khá khiêm tốn và mối quan hệ này còn chưa rõ ràng và nhiều tranh luận (Halkos &
Paizanos, 2016; Lopez & cộng sự, 2011; López & Palacios, 2014). Như Halkos &

Paizanos (2016) luận giải, mặc dù việc nâng cao chất lượng môi trường không phải là
mục tiêu chính của các chính sách tài khóa, tuy nhiên, các chính sách này lại tác động có
ý nghĩa đến hiệu quả của các quy định môi trường và mức độ ô nhiễm. Tuy nhiên, kênh
truyền dẫn tác động của các chính sách tài khóa đến mục tiêu bảo vệ môi trường chưa rõ
ràng và còn nhiều điểm cần được làm rõ (Halkos & Paizanos, 2016; Lopez & cộng sự,
2011).
Theo đó, để trình bày chi tiết các nội dung trên, cấu trúc chương hai bao gồm ba
phần nội dung chính như sau: phần 1 trình bày về lý thuyết các nhân tố tác động đến mức


22
22
độ ÔNMT, trong đó, luận án chú trọng luận giải tác động của FDI. Phần 2 trình bày cơ sở
lý thuyết phân tích vai trò của thể chế và chính sách công trong mối quan hệ giữa FDI và
mức độ ÔNMT và phần 3 là khái lược các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan.
2.1. Cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động đến môi trường
2.1.1. Cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động đến môi trường
Các nghiên cứu khám khá các nhân tố tác động đến ÔNMT thường dựa trên các
nền tảng lý thuyết khác nhau, trong đó phổ biến là lý thuyết về đương cong Kuznet và mô
hình STIRPAT.
2.1.1.1. Giả thuyết về đường cong Kuznets môi trường (Environment Kuznets Curve EKC)
Lược khảo nghiên cứu cho thấy, tăng trưởng kinh tế hay thu nhập là một trong
những nhân tố tác động có ý nghĩa đến mức độ ÔNMT. Trong đó, nhiều nghiên cứu trước
ủng hộ giả thuyết về đường cong Kuznets (Environment Kuznets Curve - EKC). Vào
những năm 1950, Simon Kuznets giới thiệu giả thuyết về đường cong Kuznets, tuy nhiên,
mối quan hệ giữa tăng trưởng và ÔNMT chưa được luận giải một cách rõ ràng. Từ cơ sở
này, các nghiên cứu của Grossman & Krueger (1991, 1995), ngân hàng Thế giới
WorldBank (1992), Panayotou (1993) cùng các nghiên cứu khác đã phát triển giả thuyết
này, luận giải mối quan hệ giữa hai mục tiêu phát triển này có dạng đường cong phi tuyến
chữ U ngược (inverted U shape).

Một cách khái quát, theo giả thuyết đường cong môi trường Kuznets (EKC), mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và mức độ ô nhiễm môi trường được luận giải theo quy
luật đường cong phi tuyến dạng U ngược như sau: ÔNMT sẽ tăng cùng chiều với tăng
trưởng kinh tế trong các giai đoạn đầu của phát triển. Tuy nhiên, khi nền kinh tế đạt đến
mức ngưỡng chuyển đổi (turning point), mức độ ÔNMT bắt đầu giảm dần khi nền kinh tế
càng phát triển. Theo giả thuyết EKC, trong giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế, do các
hoạt động kinh tế còn hạn chế, nguồn tài nguyên thiên nhiên vẫn còn dồi dào và chất thải


23
23
phát sinh còn ít. Theo thời gian, quá trình phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa
đã dẫn ra sự cạn kiệt đáng kể tài nguyên thiên nhiên và chất thải ngày càng tích tụ. Trong
giai đoạn này, tồn tại một mối quan hệ cùng chiều giữa thu nhập hoặc tăng trưởng kinh tế
(bình quân đầu người) và suy thoái môi trường (bình quân đầu người). Tuy nhiên, nền
kinh tế phát triển đến một trình độ tiên tiến nhất định, sự tăng trưởng kinh tế, dịch vụ,
công nghệ cải tiến thân thiện với môi trường hơn, hạn chế sử dụng cơ sở vật chất của nền
kinh tế hơn sẽ làm giảm suy thoái môi trường (Beckerman, 1992; Kaika & Zervas, 2013;
Panayotou, 1993). Như Beckerman (1992) nhận định, mặc dù tăng trưởng kinh tế thường
dẫn đến suy thoái môi trường trong giai đoạn đầu của quá trình, cuối cùng, cách tốt nhất
và có lẽ là cách duy nhất để đạt được một môi trường tốt ở hầu hết các quốc gia khi trở
nên giàu có. Tương tự, theo Kaika & Zervas (2013) luận giải về giả thuyết EKC, quá
trình tăng trưởng kinh tế đến một giai đoạn sẽ hạn chế sự suy thoái môi trường được tạo
ra trong giai đoạn đầu phát triển.
Tuy nhiên, giả thuyết này vẫn còn vấp phải một số ý kiến phản biện và quan ngại.
Theo giả thuyết đường cong EKC, sự tăng ô nhiễm là điều không thể tránh khỏi trong
giai đoạn đầu của phát triển kinh tế. Thực sự sẽ là rất đáng quan ngại nếu các chính phủ
cho rằng ÔNMT không là vấn đề nghiêm trọng (bởi cho rằng các tổn hại môi trường sẽ tự
động phục hồi khi nền kinh tế phát triển). Sự phục hồi của môi trường có xảy ra hay
không, điểm ngưỡng chuyển đổi ở đâu còn phụ thuộc nhiều yếu tố và còn nhiều tranh

luận. Chẳng hạn, tranh luận về giả thuyết đường cong EKC, nghiên cứu của Arrow &
cộng sự (1996) với lý thuyết tới hạn xem xét khả năng vi phạm ngưỡng môi trường trước
khi nền kinh tế đạt tới điểm chuyển đổi EKC. Nghiên cứu luận giải rằng nếu các chính
phủ chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh tế để cải thiện môi trường, điều này có thể gây
phản tác dụng. Việc sử dụng quá mức giới hạn các tài nguyên không chỉ ảnh hưởng đến
môi trường mà còn làm giảm khả năng và năng suất của các tài nguyên tái tạo trong
tương lai: “Tăng trưởng kinh tế không phải là thuốc chữa bách bệnh cho chất lượng môi
trường; thực sự nó không phải là vấn đề chính” (Halkos & Paizanos, 2016). Nghiên cứu


24
24
của D. I. Stern (2004) xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ÔNMT trong bối
cảnh cạnh tranh giữa các quốc gia. Các quốc gia phát triển tìm cách giảm mức độ ÔNMT
ở nước họ bằng cách “thuê” các quốc gia kém phát triển thực hiện thay các hoạt động sản
xuất gây nhiều ô nhiễm.
Bên cạnh đó, vấn đề tranh luận nhiều nhất là việc xác định điểm ngưỡng của
đường cong môi trường Kunets. Một số nghiên cứu cho rằng mức thu nhập bình quân
ngưỡng tùy thuộc vào chất gây ô nhiễm được lựa chọn phân tích, song nhiều trường hợp
nghiên cứu chỉ ra mức ngưỡng thu nhập bình quân đầu người ở khoảng 8.000 USD/năm
(Grossman & Kruger, 1995). Điều này hàm ý rằng, trong giai đoạn đầu của phát triển
kinh tế, khi các nền kinh tế còn kém (mức thu nhập bình quân đầu người dưới 8.000
USD/năm) tăng trưởng kinh tế càng nhanh thì mức độ ÔNMT càng tăng, phản ánh mối
quan hệ đồng biến như phần đồ thị thứ nhất phía trái tới của đường cong Kuznets mô tả,
dẫn đến xu hướng “the race to the bottom”. Vào thời kỳ đầu của quá trình phát triển, do
các nước kém phát triển thường chú trọng nhiều vào mục tiêu phát triển kinh tế, gia tăng
sản lượng đầu ra. Người dân cũng quan tâm đến công việc và thu nhập hơn là các yếu tố
môi trường như không khí sạch hay nguồn nước trong lành. Vì vậy, ô nhiễm gia tăng một
cách nhanh chóng. Hơn nữa, mức độ phát triển kinh tế nhanh cũng đồng nghĩa với việc
sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiều hơn, phát thải các chất ô nhiễm nhiều

hơn. Qua đó, môi trường càng bị suy thoái trầm trọng. Sau khi các nước vượt qua mức
thu nhập bình quân 8.000 USD/năm thì tăng trưởng kinh tế càng nhanh, mức độ ÔNMT
càng giảm, phản ánh sự nghịch biến như phần đồ thị còn lại phía bên phải đường Kuznets
tính từ đỉnh. Điều này được luận giải là khi các nền kinh tế phát triển đến một mức độ sẽ
thắt chặt các tiêu chuẩn môi trường để cải thiện ô nhiễm cũng như người tiêu dùng đặt ra
yêu cầu cao hơn đối với các sản phẩm tiêu dùng (phải sử dụng công nghệ sạch, thân thiện
môi trường). Qua đó, điều này buộc các nhà sản xuất phải cải tiến công nghệ sản xuất
theo hướng thân thiện hơn với môi trường. Bên cạnh đó, khi đời sống cao hơn, không chỉ
người dân có ý thức hơn về các giá trị môi trường, chính phủ cũng nên nghiêm khắc hơn


25
25
với các tiêu chuẩn về môi trường ( thông qua các quy định pháp luật, chính sách về môi
trường chặt chẽ hơn ), tạo ra xu hướng “the race to the top”.
Tóm lại, dù đã có nhiều nghiên cứu ủng hộ giả thuyết đường cong môi trường
Kunets song vấn đề vẫn còn nhiều tranh luận, đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát
triển. Vì vậy, trong mô hình thực nghiệm, ngưới viết hướng đến khám phá tác động của
thu nhập đến mức độ ÔNMT tại trường hợp các nước đang phát triển. Ngoài ra, như C.
Zhang & Zhou (2016) nhận xét, lý do chính khiến các nghiên cứu kết luận khác nhau về
các biến tác động đến ÔNMT là trình độ phát triển kinh tế khác nhau ở từng trường hợp
nghiên cứu. Vì vậy, để hiểu rõ hơn tác động này, nghiên cứu thực hiện kiểm định giả
thuyết EKC tại các quốc gia đang phát triển.
2.1.1.2.Mô hình STIRPAT
Theo Kaika & Zervas (2013) nhận định, lý thuyết EKC là nền tảng lý thuyết cho
rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm khám phá các nhân tố tác động đến mức độ ÔNMT.
Tuy nhiên, mặc dù đã có những nghiên cứu mở rộng lý thuyết EKC song phần chính của
lý thuyết này chủ yếu vẫn là mối quan hệ giữa thu nhập (tăng trưởng kinh tế) và mức độ
ÔNMT. Theo đó, bên cạnh lý thuyết EKC, mô hình STIRPAT cũng là nền tảng lý thuyết
quan trọng của các nghiên cứu thực nghiệm về chủ đề này.

Mô hình STIRPAT được phát triển từ mô hình IPAT - Impact, Population,
Affluence, Technology. Theo P. C. Stern & cộng sự (1992), Harrison & Pearce (2000) và
York & cộng sự (2003), mô hình IPAT là một nền tảng lý thuyết được công nhận rộng rãi
để phân tích tác động của các hoạt động của con người đến môi trường. Vào đầu những
năm 1970, mô hình IPAT xuất hiện từ cuộc tranh luận giữa các học giả về những động lực
chính tác động đến môi trường. Nền tảng này tiếp tục được sử dụng rộng rãi như một
khuôn khổ để phân tích các động lực của cải thiện môi trường.
Một cách khái quát, mô hình IPAT luận giải rằng các tác động đến môi trường là
sản phẩm nhân của ba động lực chính: dân số, mức thu nhập (tiêu dùng hoặc thu nhập


×