Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Vuốt Tả đoạn của 12 kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.66 KB, 1 trang )

Vuốt Tả đoạn của 12 kinh
Theo quy luật Mẹ thực tả con.
Để tránh phạm ngũ hành, không được tả nhiều kinh một lần, dù có nhiều kinh bị thực
chứng, chỉ được quyền tối đa tả hai kinh thực liền nhau cho mất thực, sau đó phải bổ một
kinh khác để ngừa biến chứng do kinh thực chứng sắp truyền bệnh sang kinh yếu.
Cách vuốt theo quy luật 6/9 theo cơ sở hay theo chức năng. Luôn luôn vuốt nghịch đường
kinh là Tả.
Khi tay chân bị đau nhức sưng đau ở một chỗ nhất định mới là bệnh thực chứng tắc
nghẽn, không tìm ra đúng một chỗ đau nhất định nào thì cái đau do hư chứng thiếu khí
huyết cần phải bổ không áp dụng được bài này.
Tìm chỗ đau nằm trên đường đi của kinh nào sẽ chọn tả đoạn của đường kinh đó rồi vuốt
nghịch với chiều đi của kinh ấy sẽ làm cho hết đau.
Thực tập :
6 đường kinh trên tay :
Tả đoạn kinh Phế (kim âm) : Vuốt từ Xích trạch đến Trung Phủ
Tả đoạn kinh Đại trường (kim dương) : Vuốt từ Tam gian đến Nhị gian
Tả đoạn kinh Tâm bào (hỏa âm) : Vuốt từ Đại lăng đến Gian sứ
Tả đoạn kin Tam tiêu (hỏa dương) : Vuốt từ Thiên liêu đến Thiên tĩnh
Tả đoạn kinh Tâm (hỏa âm) : Vuốt từ Thần môn đến Linh đạo
Tả đoạn kinh Tiểu trường (hỏa dương) :Vuốt từ Kiên trung du đến Tiểu hải
6 đường kinh trên chân :
Tả đoạn kinh Tỳ (thổ âm) : Vuốt từ Âm lăng tuyền đến Thương khâu
Tả đoạn kinh Can (mộc âm) : Vuốt từ Đại đôn đến Hành Gian
Tả đoạn kinh Vị (thổ dương) : Vuốt từ Lệ đoài đến Nội đình
Tả đoạn kinh Thận (thủy âm) : Vuốt từ Nhiên cốc đến Dũng tuyền
Tả đoạn kinhĐởm (mộc dương) : Vuốt từ Dương Phụ đến Âm lăng tuyền
Tả đoạn kinh Bàng quang (thủy dương) : Vuốt từ Thúc cốt đến Côn lôn




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×