Tải bản đầy đủ (.doc) (253 trang)

Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường ( qua khảo sát tại địa bàn có các khu công nghiệp tỉnh hà tĩnh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 253 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

BÙI HỒNG VIỆT

DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Qua khảo sát tại địa bàn có các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI – 2019


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

BÙI HỒNG VIỆT

DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Qua khảo sát tại địa bàn có các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 62 31 03 01

Người hướng dẫn khoa học: - TS. Lê Văn Toàn
- GS.TS. Nguyễn Quý Thanh

HÀ NỘI – 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận nêu trong luận án chưa
từng được công bố ở bất cứ công trình khoa học nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Bùi Hồng Việt

i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN................................................. iv
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................................................... v
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU DƯ LUẬN XÃ HỘI
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.................................................................................................... 20
1.1. Sự hình thành và phát triển khái niệm dư luận xã hội......................................... 20
1.2. Hệ thống các chỉ báo đo lường dư luận xã hội.......................................................... 24
1.3. Quan điểm về quá trình hình thành dlxh......................................................................... 26
1.4. Định hướng dư luận xã hội................................................................................................. 29
1.5. Chỉ báo đo lường bảo vệ môi trường............................................................................. 31
1.6. Nghiên cứu dư luận xã hội về bảo vệ môi trường................................................... 34
1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội về bảo vệ môi trường
................................................................................................................................................................... 41

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG......................................................................................................................... 48
2.1. Các khái niệm cơ bản............................................................................................................ 48
2.2. Chức năng của dư luận xã hội........................................................................................... 51

2.3. Các thuộc tính của dư luận xã hội.................................................................................. 53
2.4. Cơ sở nhận thức và cơ sở xã hội của dư luận xã hội.............................................. 55
2.5. Cơ chế hình thành của dư luận xã hội.......................................................................... 58
2.6. Tiếp cận từ phương diện lý thuyết.................................................................................. 59
2.7. Khung chính sách...................................................................................................................... 64
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TẠI ĐỊA BÀN CÓ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH.72
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và sự hình thành dư luận xã hội về bảo vệ môi

trường tại địa bàn nghiên cứu................................................................................................... 72
3.2. Nhận thức của nhân dân về bảo vệ môi trường....................................................... 79
3.3. Thái độ của nhân dân về bảo vệ môi trường............................................................. 93

ii


3.4. Xu hướng hành động bảo vệ môi trường.................................................................. 112
3.5. Sự biến đổi của thành phần dư luận xã hội về bảo vệ môi trường...................124
CHƯƠNG IV: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ GIẢI PHÁP THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN
ĐỊNH HƯỚNG DƯ LUẬN XÃ HỘI.................................................................................... 132
4.1. Truyền thông về bảo vệ môi trường............................................................................. 132
4.2. Mạng xã hội với bảo vệ môi trường............................................................................... 138
4.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến dư luận xã hội về bảo vệ môi trường..............144
4.4. Giải pháp thông tin tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội về bảo vệ môi
trường.................................................................................................................................................. 161
KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 174
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .....................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................


iii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BVMT

Bảo vệ môi trường

BTNMT

Bộ Tài nguyên môi trường

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hoá

CTNH

Chất thải nguy hại

CTCP

Công ty cổ phần

DLXH

Dư luận xã hội

MXH


Mạng xã hội

NQ

Nghị quyết

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KT-XH

Kinh tế - xã hội

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Uỷ ban nhân dân

iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Các huyện có KCN trện địa bàn tỉnh Hà Tĩnh........................................ 11
Bảng 2. Danh sách các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh............................................. 12
Bảng 3. Khung lấy mẫu............................................................................................................... 13
Bảng 4. Một số đặc điểm nhân khẩu của khách thể nghiên cứu...........................16
Bảng 5. Sự quan tâm của người dân đối với vấn đề bảo vệ môi trường so với các

vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội khác.............................................................. 81
Bảng 6. Nhận thức của nhân dân về hiện trạng môi trường hiện nay..............84
Bảng 7. Nhận thức của nhân dân về các chủ trương, chính sách, pháp luật về

BVMT................................................................................................................................................... 88
Bảng 8. Mức độ hiểu biết của nhân dân về các kiến thức BVMT.......................91
Bảng 9. Mức độ lo lắng của nhân dân về vấn đề môi trường hiện nay...........94
Bảng 10. Mức độ hài lòng của các tầng lớp nhân dân về hoạt động phòng, chống

ô nhiễm môi trường................................................................................................................... 100
Bảng 11. Mức độ hài lòng của các tầng lớp nhân dân về những việc làm ứng phó

với sự cố môi trường................................................................................................................. 104
Bảng 12. Mức độ hài lòng của các tầng lớp nhân dân về những việc làm khắc
phục ô nhiễm môi trường....................................................................................................... 106
Bảng 13. Mức độ hài lòng của các tầng lớp nhân dân về những việc làm sử dụng

hợp lý tài nguyên thiên nhiên................................................................................................. 108
Bảng 14. Mong muốn của nhân dân với hoạt động bảo vệ môi trường.......110
Bảng 15. Xu hướng thường xuyên thực hiện các hành động phòng, chống ô
nhiễm môi trường....................................................................................................................... 113
Bảng 16. Xu hướng thường xuyên tham gia các hoạt động ứng phó với sự cố

môi trường...................................................................................................................................... 115

Bảng 17. Xu hướng thường xuyên tham gia các hoạt động khắc phục ô nhiễm

môi trường...................................................................................................................................... 117

v


Bảng 18. Xu hướng thường xuyên tham gia việc làm sử dụng hợp lý tài nguyên

thiên nhiên........................................................................................................................................ 119
Bảng 19. Đối tượng người được hỏi thường trao đổi thông tin khi có những bức

xúc về môi trường....................................................................................................................... 121
Bảng 20. Xu hướng hành động của nhân dân khi cảm thấy bức xúc về vấn đề

môi trường...................................................................................................................................... 123
Bảng 21. Tương quan giữa các thành phần của dư luận xã hội về bảo vệ môi

trường................................................................................................................................................ 127
Bảng 22. Các chuyên mục về môi trường trên các Tạp chí môi trường......133
Bảng 23. Các kênh truyền hình phát sóng về môi trường và BVMT..............135
Bảng 24. Các chuyên mục về BVMT phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền

hình tỉnh Hà Tĩnh........................................................................................................................ 137
Bảng 25. Thực trạng sử dụng MXH của người được hỏi..................................... 140
Bảng 26. Mức độ tin tưởng các thông tin về BVMT được đăng tải trên mạng xã

hội......................................................................................................................................................... 140
Bảng 27. Mô hình hồi quy logistic những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của


người dân về bảo vệ môi trường.......................................................................................... 146
Bảng 28. Mô hình hồi quy logistic những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của
người dân về bảo vệ môi trường........................................................................................ 151
Bảng 29. Những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng hành động bảo vệ môi trường

của nhân dân.................................................................................................................................... 155

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Nghiên cứu dư luận xã hội (DLXH) có vai trò đặc biệt quan trọng
trong quản lý xã hội. Ở Việt Nam, Đảng và nhà nước rất coi trọng công tác
nghiên cứu DLXH bởi nghiên cứu DLXH có thể nắm bắt được tâm trạng của
nhân dân, hiểu được nguyện vọng và lợi ích của họ để đề ra chủ trương,
chính sách phù hợp. Từ năm 2009 đến nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành
nhiều Nghị quyết; Thông báo; Kết luận quan trọng có liên quan đến lĩnh vực
nghiên cứu DLXH như: Nghị quyết Trung ương 5, khóa X về công tác tư
tưởng, lý luận, báo chí đã khẳng định: “Một trong số các giải pháp đối với
công tác tư tưởng trước yêu cầu mới là phải chú trọng công tác nghiên cứu,
điều tra xã hội học, nắm bắt DLXH phục vụ công tác tư tưởng” [1, tr 3].
Ngày 29/9/2009, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Thông báo số 274TB/TW về “Đề án tăng cường năng lực điều tra xã hội học, nắm bắt DLXH”
nhấn mạnh “nắm bắt DLXH là nhiệm vụ quan trọng và rất cần thiết để các
cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước nắm được tình hình tư tưởng, tâm tư,
tình cảm, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, có căn cứ khoa học để
ban hành chỉ thị, nghị quyết, cơ chế, chính sách” [2, tr 3]. Đặc biệt, vào năm
2014, Ban Bí thư đã ban hành Kết luận số 100-KL/TW về việc “Đổi mới và
nâng cao chất lượng công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu DLXH” trong
đó nhấn mạnh “Các cấp ủy Đảng và chính quyền cần nhận thức đầy đủ về

vai trò, tầm quan trọng của công tác điều tra, nắm bắt, nghiên cứu DLXH,
xác định đây là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị”. [3, tr 2].
Trong quá trình hội nhập kinh tế, Đảng và Nhà nước luôn xem mục tiêu
đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) là mục tiêu hàng đầu.
Kết quả sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới (kể từ Đại hội VI của
Đảng) đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội… Trong đó, nổi bật nhất là trên lĩnh vực kinh tế với nhiều kết quả đạt

1


được đáng khích lệ. Hiện nay, chúng ta đang thu hút đầu tư nước ngoài (FDI)
mạnh mẽ, phát triển nhiều khu công nghiệp (KCN), (KCX) trên phạm vi cả
nước, nhằm phát huy tiềm năng kinh tế của địa phương, đồng thời tạo ra một
lượng việc làm lớn cho thị trường lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những thành
tựu do ngành công nghiệp mang lại, nước ta đang phải đối diện với tình trạng
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do chất thải từ các KCN - KCX. Hàng loạt
các doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận, không quan tâm đến môi trường sống
của người dân, đã tiến hành xử lý chất thải công nghiệp không đúng quy định
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong khi đó công tác quản lý môi
trường của các cơ quan chức năng còn nhiều hạn chế; nhận thức, thái độ và
hành vi của các tầng lớp nhân dân về vấn đề này còn rất yếu, vai trò của DLXH
trong việc phòng, chống các hành vi gây ô nhiễm môi trường còn chưa được
thể hiện nhiều nên càng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhiều
hành vi gây ô nhiễm, môi trường. Đặc biệt, thời gian qua các thế lực thù địch
liên tục lợi dụng vấn đề ô nhiễm môi trường từ các KCN để tụ tập, gây rối, biểu
tình, gây mất ổn định xã hội ở nhiều địa phương.

Hà Tĩnh là một tỉnh ở miền Trung, nằm trong vùng Bắc Trung bộ.
Trong những năm qua, Hà Tĩnh là địa phương tiên phong trong việc thu hút

đầu tư nước ngoài (FDI) và phát triển doanh nghiệp. Hiện nay, Hà Tĩnh có trên
20 cụm, KCN có mặt tại hầu hết các huyện, thị trong toàn tỉnh, nổi trội hơn tất
cả là khu kinh tế Vũng Áng tại huyện Kỳ Anh. Hàng năm, số doanh nghiệp mới
được thành lập trên toàn tỉnh ngày càng tăng. Năm 2017, số doanh nghiệp mới
đạt trên 1000 doanh nghiệp [55, tr 4] . Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu
đạt được trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, Hà Tĩnh cũng là
địa phương đang đối diện với vấn đề ô nhiễm môi trường từ các KCN. Sự kiện
công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Hưng Thịnh (Formosa) xả thải gây hiện
tượng cá chết hàng loạt ở vùng biển 4 tỉnh miền trung từ Hà Tĩnh đến Thừa
Thiên Huế năm 2016 đã gây trấn động trong

2


DLXH. Điểm “nóng” này luôn bị các thế lực thù địch lợi dụng; xuyên tạc; kích
động tụ tập, biểu tình gây mất ổn định anh ninh và trật tự an toàn xã hội, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) chung của toàn
tỉnh, các cấp chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đôi khi còn lúng túng, bối rối trong việc
xử lý “điểm nóng” do các sự cố môi trường gây ra [55].
Trên phương diện nghiên cứu khoa học về dư luận xã hội, Việt Nam vẫn
chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về dư luận xã hội. Đặc biệt,
nghiên cứu khoa học dư luận xã hội về bảo vệ môi trường là khá mới mẻ với
tỉnh Hà Tĩnh. Bởi vì nếu thực tiễn dư luận xã hội về bảo vệ môi trường được
kết hợp với lý luận về lĩnh vực này sẽ cho thấy được quy luật vận động của vấn
đề bảo vệ môi trường ở địa phương, phát hiện được các căn nguyên của vấn đề
nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng làm nền tảng cho việc đề xuất các giải pháp
phù hợp nhất trong thông tin, tuyên truyền và quản lý về môi trường. Chính vì
vậy, nghiên cứu “Dư luận xã hội về bảo vệ môi trường qua nghiên cứu tại địa
bàn có các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh” thực sự là vấn đề rất cần thiết trong
giai đoạn hiện nay. Đồng thời, cung cấp những cơ sở khoa học để nắm bắt và

định hướng DLXH về BVMT, phân tích những yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các
giải pháp về thông tin, tuyên truyền để định hướng DLXH, tạo sự đồng thuận
xã hội trong giải quyết các vấn đề về môi trường, tạo môi trường xã hội ổn
định, góp phần phát triển KT-XH tại tỉnh Hà Tĩnh.

2. Mục tiêu và nghiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận xã hội học về dư luận xã hội và quan điểm của

Đảng và Nhà nước ta về BVMT, phân tích, đánh giá thực trạng DLXH về
BVMT tại địa bàn có các KCN tỉnh Hà Tĩnh; đề xuất một số giải pháp
quản lý bảo vệ môi trường và thông tin, tuyên truyền định hướng DLXH
tạo sự đồng thuận xã hội trong nhân dân về vấn đề BVMT.

3


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của DLXH về BVMT bao gồm:
lý thuyết, khái niệm, bản chất, đặc điểm, các cách tiếp cận nghiên cứu và
các phát hiện lý luận.
- Tiến hành nghiên cứu đánh giá thực trạng DLXH tại địa bàn
nghiên cứu về vấn đề BVMT
- Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến DLXH tại địa bàn nghiên
cứu về vấn đề BVMT.
- Đề xuất giải pháp cơ bản trong thông tin, tuyên truyền, định
hướng DLXH về BVMT tại địa bàn có các KCN tỉnh Hà Tĩnh.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên
cứu Dư luận xã hội về

BVMT
3.2. Khách thể nghiên cứu
Người dân sinh sống và làm việc tại địa bàn có các KCN tỉnh Hà
Tĩnh 3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi địa bàn khảo sát: Luận án tập trung nghiên cứu DLXH
về BVMT tại địa bàn có các KCN tỉnh Hà Tĩnh.
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ
năm 2016 đến nay. Năm 2016 xảy ra sự kiện công ty TNHH Hưng Thịnh
Formosa xả thải gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển 4 tỉnh
miền trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế và trong thời gian này, vấn
đề môi trường luôn là điểm “nóng” luôn bị các thế lực thù địch lợi dụng
để xuyên tạc, chống phá, biểu tình gây mất trật tự xã hội.
- Phạm vi nội dung:
- Luận án tập trung làm rõ DLXH về nhận thức, thái độ và xu hướng
hành động của người dân đối với các hoạt động BVMT, trong đó nhấn
mạnh đến các hoạt động quản lý môi trường và tập trung phân tích vai trò

4


của dư luận xã hội trong quản lý xã hội (quản lý môi trường và thông tin,
tuyên truyền định hướng dư luận xã hội về bảo vệ môi trường)
- Luận án tập trung làm rõ dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tự nhiên

4. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án nhằm trả lời một số câu hỏi nghiên cứu cơ bản sau đây:
Câu hỏi thứ nhất: Thực trạng DLXH về BVMT tại địa bàn có các
KCN tỉnh Hà Tĩnh hiện nay như thế nào?
Câu hỏi thứ hai: Truyền thông đại chúng có ảnh hưởng như thế nào đến


DLXH về BVMT?
Câu hỏi thứ ba: mạng xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến DLXH
về bảo vệ môi trường?
Câu hỏi thứ tư: Các yếu tố liên quan đến đặc điểm cá nhân có ảnh
hưởng như thế nào đến DLXH về BVMT?
5. Giả thuyết nghiên cứu, khung phân tích và các biến số
5.1. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Dư luận xã hội quan tâm, lo lắng về các vấn đề môi
trường và không hài lòng với các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương.
Giả thuyết 2: Truyền thông đại chúng (truyền hình và báo mạng điện tử) có
ảnh hưởng đáng kể đến các chiều cạnh của dư luận xã hội về bảo vệ

môi trường. Tiếp cận với truyền thông đại chúng làm tăng nhận thức,
thái độ, thúc đẩy xu hướng hành động bảo vệ môi trường.
Giả thuyết 3: Mạng xã hội (facebook và youtube) có ảnh hưởng
đáng kể đến các chiều cạnh của dư luận xã hội về bảo vệ môi trường.
Tiếp cận với mạng xã hội (facebook và youtube) làm tăng nhận thức, thái
độ và thúc đẩy xu hướng hành động bảo vệ môi trường.
Giả thuyết 4: Điều kiện kinh tế và tôn giáo có ảnh hưởng đáng kể đến
các chiều cạnh của dư luận xã hội về bảo vệ môi trường. Điều kiện kinh tế
tốt làm tăng nhận thức, thái độ và xu hướng hành động bảo vệ môi trường.

5


5.2. Khung phân tích
Để đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và chứng minh giả thuyết nêu ra, luận án dựa trên khung phân tích sau:
BỐI CẢNH ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HỘI NHẬP
QUỐC TẾ; ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC


Sự kiện công
ty TNHH
Hưng Thịnh
Fomorsa xả
thải gây cá
chết hàng loạt
tại 4 tỉnh miền
trung từ Hà
Tĩnh đến thừa
thiên Huế và
thực trạng môi
trường tại các
khu công

Truyền thông đại
chúng

Mạng xã hội

Nhận thức
DƯ LUẬN
XÃ HỘI
VỀ BẢO
VỆ MÔI
TRƯỜNG

Đặc trưng nhân
khẩu xã hội cá
nhân


Thái độ
Xu hướng
hành động

nghiệp tỉnh
Hà Tĩnh
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ,
VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA TỈNH HÀ TĨNH

6

Giải pháp
thông tin,
tuyên truyền
định hướng
DLXH và
quản lý hoạt
động bảo vệ

môi trường


5.3. Các biến số
Các biến số độc lập:
- Sự kiện công ty TNHH Hưng Thịnh Fomorsa Hà Tĩnh xả thải gây
hiện tượng cá chết hàng loạt tại vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế
và thực trạng môi trường tại địa bàn có các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.

- Hệ thống chính sách, pháp luật
- Truyền thông đại chúng

+ Truyền hình : 1. Có; 0. Không
+ Phát thanh: 1. Có; 0. Không
+ Báo viết: 1. Có; 0. Không
+ Báo mạng điện tử: 1. Có; 0. Không
+ Sách, tạp chí: 1. Có; 0. Không
- Mạng xã hội
+ Facebook: 1. Có; 0. Không
+Youtube: 1. Có; 0. Không

+ Zalo: 1. Có; 0. Không
+ Yahoo (blogs): 1. Có; 0. Không
+ Viber: 1. Có; 0. Không
- Đặc điểm cá nhân
+ Tuổi: 1. Dưới 30; 2. Từ 31 đến 45; 3. Trên 46
+ Trình độ học vấn: 1. Dưới đại học. 2. Trên đại học
+ Nghề nghiệp: 1. Công nhân; 2 Nông dân; 3. Hưu trí; 4. Thương
mại, dịch vụ; 5. Nghề tự do; 6. Công chức, viên chức; 7. Học sinh, sinh viên.

+ Tôn giáo: 1. Có theo tôn giáo; 0. không theo tôn giáo
+ Đảng viên: 1. Là đảng viên; 0. không là đảng viên
+ Đặc điểm hộ gia đình (điều kiện kinh tế): 1. Giàu; 2. Khá giả; 3.
Trung bình; 4. Nghèo.

7


Các biến phụ thuộc: nhận thức, thái độ, xu hướng hành động của
các tầng lớp nhân dân về hoạt động BVMT.
Các biến số can thiệp: bối cảnh đổi mới, phát triển kinh tế thị
trường, hội nhập quốc tế.

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu được xây dựng trên nền tảng phương pháp luận duy vật

biện chứng, duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh, đồng thời bám sát các quan điểm lý luận của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về DLXH và BVMT. Trong luận án này, lý luận
chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê
nin có vai trò là nền tảng phương pháp luận vì DLXH thuộc lĩnh vực tinh
thần của đời sống xã hội nên nó được quy định bởi tồn tại xã hội. Dư luận
xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội nên nó liên quan đến vấn đề nhận
thức, đặc trưng nhận thức trong DLXH tạo nên cấu trúc tinh thần - thực
tế, được coi là đặc điểm nổi bật trong nhận thức của DLXH.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp thu thập thông tin định tính
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính sau để thu thập

thông tin:
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp này được sử dụng nhằm tìm hiểu căn nguyên của
vấn đề nghiên cứu, lý giải tại sao người dân Hà Tĩnh lại có nhận thức,
thái độ và xu hướng hành động về BVMT như vậy và có được những
luận giải về những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và xu hướng
hành động của người dân Hà Tĩnh về BVMT …
Đối tượng phỏng vấn sâu:
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý : 2 người
8


+ 1 Nam giới là lãnh đạo quản lý công tác tại Sở Thông tin truyền

thông tỉnh Hà Tĩnh
+ 1 Nữ giới là lãnh đạo quản lý công tác tại Ban TGTU Hà Tĩnh
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý môi trường: 2 người
+ 1 Cán bộ lãnh đạo, quản lý môi trường tại UBND TP Hà Tĩnh
+ 1 Cán bộ lãnh đạo, quản lý môi trường tại UBND huyện Kỳ
Anh - Người dân: 10 người
+ 5 người dân đang sinh sống tại TP Hà Tĩnh
+ 5 người dân đang sinh sống tại huyện Kỳ Anh
Nghiên cứu sinh lựa chọn các đối tượng bên trên để phỏng vấn sâu
với mục đích:
+ Đối với đối tượng là lãnh đạo quản lý trong ngành Tuyên giáo và
thông tin, truyền thông: nghiên cứu sinh muốn thu thập thông tin về thực
trạng công tác thông tin, tuyên truyền về môi trường tại Hà Tĩnh;
+ Đối với đối tượng lãnh đạo quản lý trong ngành môi trường: nghiên
cứu sinh muốn tìm hiểu về hoạt động quản lý bảo vệ môi trường ở địa phương

+ Đối với người dân: nghiên cứu sinh muốn tìm hiểu nhận thức;
thái độ và xu hướng hành động của họ về hoạt động bảo vệ môi trường.
Mẫu nghiên cứu phỏng vấn sâu được phân bổ ở 2 địa điểm là:
thành phố Hà Tĩnh và Huyện Kỳ Anh để nghiên cứu sinh có thêm có dữ
liệu so sánh sự khác biệt ý kiến giữa 2 khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích tài liệu
Phân tích nội dung các tư liệu, tài liệu văn bản trong nước và quốc tế có
liên quan đến DLXH về BVMT. Các báo cáo nghiên cứu có liên quan được thu
thập và phân tích để làm rõ bức tranh nhận thức, thái độ và xu hướng hành động
người dân về BVMT cũng như các yếu tố ảnh hưởng. Cụ thể là: chủ trương của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về vấn đề BVMT; Các báo cáo, đề tài
nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến DLXH về BVMT.

9



6.2.2. Phương pháp thu thập thông tin định lượng
Luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu câu
hỏi có sẵn được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1. Xây dựng phiếu câu hỏi
- Về mặt nội dung: phiếu câu hỏi điều tra xã hội học được xây
dựng bám sát các câu hỏi nghiên cứu.
- Về mặt thang đo: phiếu câu hỏi điều tra xã hội học được xây
dựng và sử dụng hệ thống các thang đo (Có, không) và thang đo Likert.
Bước 2. Kiểm tra độ tin cậy (reliability) và độ hiệu lực (validity)
của phiếu câu hỏi thông qua điều tra thử.
- Độ tin cậy (reliability): thể hiện sự thống nhất trong cách hiểu đối với
cùng một câu hỏi giữa những người được phỏng vấn; sự nhất quán trong các
kết quả trả lời của cùng một người đối với cùng một câu hỏi trong những thời
điểm khác nhau hoặc sự nhất quán giữa các kết quả trả lời của người được hỏi
đối với một loạt các câu hỏi có cùng mục đích đo dạc trong cùng một thời điểm
nhất định. Hệ số α của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ
chặt chẽ của các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau.

Công thức của hệ số Alpha là: α = N ρ / [ 1+ ρ (N –
1)] ρ: là hệ số tương quan trung bình của các
mục hỏi N: Là số mục hỏi
Theo quy ước trong thống kê thì một tập hợp các mục hỏi được đánh
giá là tốt phải có hệ số α >= 0,8. Nhưng thông thường, trong thực tế người ta
sử dụng α >= 0,7 là chấp nhận được. Trong một số trường hợp người ta
cũng có thể chấp nhận α >= 0,6 với điều kiện đó là những vấn đề mới. Chỉ số
Alpha Cronbach ở một số câu hỏi có thang đo Likert trong Luận án = 0.7.

- Độ hiệu lực (validity) thể hiện câu hỏi có đo đúng nội dung muốn

đo. Có nhiều phương pháp để đo độ hiệu lực của bảng hỏi: độ hiệu lực bề
mặt, độ hiệu lực chuẩn mực; độ hiệu lực dự báo và độ hiệu lực cấu trúc.
10


Bước 3: Phương pháp họn mẫu
Luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng,
kết hợp việc lựa chọn chủ đích 1 thành phố (có khu công nghiệp) và 1
huyện (có khu công nghiệp) thuộc tỉnh Hà Tĩnh để tiến hành nghiên cứu.
Việc lấy mẫu nghiên cứu được tiến hành theo các bước cụ thể như sau:
- Tính cỡ mẫu
Bảng 1. Các huyện có KCN trện địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
STT

Khu vực

Dân số

1

Thành phố Hà Tĩnh

117.546

2

Huyện Can Lộc

180.931


3

Huyện Nghi Xuân

99.657

4

Huyện Kỳ Anh

120.518

5

Huyện Hương Sơn

142.400

6

Huyện Cẩm Xuyên

120.110

7

Huyện Hồng Lĩnh

40.805


8

Huyện Đức Thọ

114.659

9

Huyện Hương Khê

107.996

10

Huyện Vũ Quang

35.877
N= 1.080.499

Tổng cộng

Từ Tổng thể N= 1.080.499, số mẫu (sample size) cần có cho luận án
được tính bằng công thức:
2

2

2

n = N.t .p.(1-p) / (N. + t .p.(1-p))

Trong đó:
n: Dung lượng mẫu cần
chọn : sai số
t: Hệ số tin cậy
p: Xác xuất lựa chọn câu trả lời trong câu hỏi nhị phân
11


N: Tổng thể (khối dân cư).
Số mẫu (sample size) = 900, với độ tin cậy là 95% và sai số là 3%.
- Lập danh sách các KCN tỉnh Hà Tĩnh
Bảng 2. Danh sách các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh
STT

KCN

Vị trí

1

KCN Hạ Vàng

Huyện Can Lộc

2

KCN Gia Lách

Huyện Nghi Xuân


3

KCN I, nằm trong khu kinh tế Vũng Áng

Huyện Kỳ Anh

4

Khu kinh tế Vũng Áng

Huyện Kỳ Anh

5

Khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo

6

KCN Phú Vinh

Huyện Kỳ Anh

7

KCN Hoành Sơn

Huyện Kỳ Anh

8


Cụm công nghiệp - TT công nghệ bắc Cẩm Xuyên

Huyện Cẩm Xuyên

9

Cụm công nghiệp làng nghề Trung Lương

Thị xã Hồng Lĩnh

10

Cụm công nghiệp Thạch Quý

Thành phố Hà Tĩnh

11

Cụm công nghiệp nam Cầu Cày

Thành phố Hà Tĩnh

12

Cụm công nghiệp làng nghề Thạch Đồng

Thành phố Hà Tĩnh

13


Cụm công nghiệp- trung tâm công nghệ Nam Hồng

Thị xã Hồng Lĩnh

14

Cụm Công nghiệp và trung tâm công nghệ tập trung

Huyện Kỳ Anh

15

Cụm làng nghề và TTCN và chế biến hải sản Kỳ Ninh

Huyện Kỳ Anh

16

Cụm công nghệ và trung tâm công nghệ Hạ Vàng

Huyện Can Lộc

17

Cụm công nghiệp Đức Thọ

Huyện Đức Thọ

18


Cụm công nghiệp Hương Sơn

Huyện Hương Sơn

19

Cụm công nghiệp Hương Khê

Huyện Hương Khê

20

Cụm công nghiệp-TTCN tập trung

Huyện Vũ Quang

12

Huyện Hương Sơn


Từ danh sách các KCN bên trên, NCS lựa chọn chủ đích 2 địa bàn có
các KCN là: cụm công nghiệp Nam Cầu Cày, thành phố Hà Tĩnh và khu kinh
tế Vũng Áng, huyện Kỳ Anh. Lý do tại sao lựa chọn 2 địa bàn này là vì: Thứ
nhất, căn cứ theo số lượng các KCN và tiêu chí (thành thị - nông thôn). Thứ
hai, cụm công nghiệp nam Cầu Cày là điểm “nóng” về môi trường ở TP Hà

Tĩnh và khu kinh tế Vũng Áng, huyện Kỳ Anh là nơi đặt nhà máy của
công ty TNHH Hưng Thịnh Formosa gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt
ở 4 tỉnh miền trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.

- Xác định số lượng mẫu cụ thể theo phương pháp chọn mẫu phân tầng

Bảng 3. Khung lấy mẫu
Hưu

Cán bộ

Nông

Công Học sinh,

Kinh
doanh,

trí

công chức

dân

nhân

sinh viên

Thành phố
Hà Tĩnh

80

80


80

70

70

70

450

Huyện Kỳ Anh

80

80

80

70

70

70

450

N

160


160

160

140

140

140

900

N

dịch vụ

Bước 4. Điều tra tại thực địa
- Tại thành phố Hà Tĩnh: Nghiên cứu sinh phối hợp với Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy gửi phiếu tái các cơ quan, khu vực cụ thể như sau:
+ Hưu trí: Câu lạc bộ hưu trí thành phố Hà Tĩnh (80 phiếu).
+ Cán bộ công chức: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (20 phiếu); Sở Thông
tin truyền thông (20 phiếu); Ban Dân vận Tỉnh ủy (20 phiếu); Ban Tổ
chức Tỉnh ủy (10 phiếu); Sở Tài nguyên và Môi trường (10 phiếu)
+ Công nhân: Gửi Tổng liên đoàn lao động Tỉnh (70 phiếu)
+ Học sinh, sinh viên: Trường Đại học Hà Tĩnh (70 phiếu)
+ Kinh doanh, dịch vụ: gửi Hội Doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh (30
phiếu); thu phiếu trực tiếp ở chợ Hà Tĩnh: 40 phiếu.
13



+ Nông dân: phường Thạch Trung (80 phiếu)
- Tại huyện Kỳ Anh: Nghiên cứu sinh phối hợp với Ban Tuyên giáo
Tỉnh ủy gửi phiếu tại:
+ Hưu trí: Câu lạc bộ hưu trí huyện Kỳ Anh (80 phiếu)
+ Cán bộ công chức: Huyện ủy Kỳ Anh (30 phiếu); Ủy ban nhân
dân huyện Kỳ Anh (20 phiếu); Hội đồng nhân dân huyện Kỳ Anh (10
phiếu); Cơ quan đoàn thể (20 phiếu).
+ Học sinh, sinh viên: Trường THPT Kỳ Anh (70 phiếu)
+ Kinh doanh, dịch vụ: Chợ thị xã Kỳ Anh; Trung tâm thương mại
Vincom Kỳ Anh.
+ Nông dân: Xã Kỹ Liên (40 phiếu); Xã Kỳ Phương (40 phiếu).
6.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu điều tra xã hội học được nhập liệu bằng phần mềm Epidata
1.3 và được xử lý bằng phần mềm thống kê chuyên dụng SPSS 20.0. Trên cơ
sở số liệu được nhập, tác giả tiến hành phân tích tần xuất (frequency), phân
tích nhị biến (crosstabs), hồi qui phi tuyến (logistic regression).

- Phân tích tần xuất (frequency): cung cấp thông tin chung về nhận
thức, thái độ và xu hướng hành động của người dân đang sinh sống và
làm việc ở địa bàn có khác KCN tỉnh Hà Tĩnh về vấn đề BVMT. Đối với
những câu hỏi có thang đo likert, chỉ số trung bình (mean) và độ lệch
chuẩn (SD) được phân tích.
- Phân tích nhị biến (crosstabs): kiểm nghiệm mối quan hệ giữa từng
yếu tố độc lập liên quan đến đặc trưng cá nhân với hệ thống biến phụ thuộc:
nhận thức, thái độ và xu hướng hành động của người dân Hà Tĩnh về
BVMT. Phân tích Chi-square được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa các
biến số độc lập và biến số phụ thuộc, để xem xét hai biến này có mối liên hệ
với nhau hay không? Có ý nghĩa về mặt thống kê hay không?


14


- Phân tích hồi qui (logistic regression): trên cơ sở khung phân tích đã
được xây dựng, tất cả các biến số được tác giả giả định có liên quan về mặt lý
thuyết với nhận thức, thái độ và xu hướng hành động được đưa vào mô hình
hồi qui logistic để phân tích. Phân tích này cho phép xác định được những yếu
tố thực sự có ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và xu hướng hành động của
người dân Hà Tĩnh về vấn đề BVMT. Qua đó, đánh giá được những yếu tố có
thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến nhận thức, thái độ và xu hướng hành

động của người dân Hà Tĩnh về BVMT.
- Phương pháp phân tích điểm tin, bài về BVMT trên báo chí và MXH, tác
giả sử dụng phần mềm quét các tin, bài trên báo chí bằng sử dụng công nghệ
trí tuệ nhân tạo (AI) và phân tích dữ liệu lớn (Big Data) trên 500 tờ báo mạng
điện tử. Phần mềm được thiết kế dành riêng cho Vụ Báo chí - Ban Tuyên giáo
Trung ương tiến hành điểm tin, bài báo chí điện tử hàng ngày. Tác giả cũng đã
sử dụng phần mềm điểm tin, bài trên MXH (tương tự như phần mềm của Vụ
Báo chí - Ban Tuyên giáo Trung ương) do Đại học Quốc gia Hà Nội xây dựng và
đã chuyển giao công nghệ cho Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh.

6.2.4. Cơ cấu mẫu sau khi khảo sát
Cuộc điều tra xã hội học này được tác giả tiến hành từ tháng 3 đến
tháng 4 năm 2018. Số phiếu phát ra là 900 phiếu (sai số lấy mẫu =+- 3), số
phiếu thu về hợp lệ là 856 phiếu. Khách thể nghiên cứu là: cán bộ, công
chức; học sinh, sinh viên; hưu trí; kinh doanh dịch vụ; công nhân; nông
dân đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hà Tĩnh và huyện Kỳ Anh.
Số lượng mẫu nghiên cứu cụ thể như sau:
- Theo nhóm tuổi: trong số 856 người được hỏi có 44.4% người được hỏi
dưới 30 tuổi; 26.4% người được hỏi có độ tuổi từ 31 đến 45; 29.2% người


được hỏi có độ tuổi trên 45 tuổi.

15


- Theo nghề nghiệp: trong số 856 người được hỏi có: 21% là nông dân;
15.7% là công nhân; 18.7% là cán bộ, công chức, viên chức; 15.9% làm kinh
doanh, dịch vụ; 13.6% là học sinh, sinh viên; 15.2% là cán bộ hưu trí.
- Theo trình độ học vấn: 73.1% người được hỏi có trình độ học vấn dưới
đại học; 26.9% người được hỏi có trình độ học vấn đại học và trên đại học.
- Theo tôn giáo: 18.2% người được hỏi theo tôn giáo; 81.8% người

được hỏi không theo tô giáo
- Theo đảng tịch: 35.5% người được hỏi là đảng viên; 64.5% người

được hỏi không là đảng viên.
- Theo điều kiện kinh tế: 10.7% người được hỏi có điều kiện kinh tế là
giàu; 13.8% người được hỏi có điều kiện kinh tế khá giả; 43.5% người được hỏi có
điều kiện kinh tế trung bình; 32% người được hỏi có điều kiện kinh tế nghèo.

Bảng 4. Một số đặc điểm nhân khẩu của khách thể nghiên cứu
N

Tỷ lệ (%)

1. Dưới 30

380


44.4%

2. Từ 31 đến 45

226

26.4%

3. Trên 45

250

29.2%

1. Nông dân

180

21%

2. Công nhân

134

15.7%

3. Cán bộ, công chức

160


18.7%

4. Kinh doanh, dịch vụ

136

15.9%

5. Học sinh, sinh viên

116

13.6%

6. Cán bộ hưu trí

130

15.2%

626

73.1%

Theo nhóm tuổi

Theo nghề nghiệp

Theo trình độ học vấn
1. Dưới đại học

16


2. Từ đại học trở lên

230

26.9%

1. Có theo tôn giáo

156

18.2%

2. Không theo tôn giáo

700

81.8%

1. Là đảng viên

304

35.5%

2. Không là đảng viên

552


64.5%

1. Giàu

92

10.7%

2. Khá giả

118

13.8%

3. Trung bình

372

43.5%

4. Nghèo

274

32%

Theo tôn giáo

Theo Đảng tịch


Theo điều kiện kinh tế

7. Điểm mới của luận án
- Luận án đầu tiên tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống về lý
luận và thực tiễn dư luận xã hội về bảo vệ môi trường tại địa bàn có các
khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh dưới góc độ tiếp cận xã hội học. Luận án
đầu tiên nghiên cứu dư luận xã hội về bảo vệ môi trường dưới 3 chỉ báo
là: nhận thức, thái độ và xu hướng hành động của nhân dân về bảo vệ
môi trường tại địa bàn có các khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.
- Luận án góp phần luận giải và làm sáng tỏ nhận thức, thái độ và xu
hướng hành động của các tầng lớp nhân dân về bảo vệ môi trường. Đặc biệt,
đo lường xu hướng hành động tụ tập, biểu tình phản đối chính quyền của
nhân dân là một trong những điểm mới đáng chú ý của luận án.
- Luận án xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến dư luận xã hội về bảo
vệ môi trường. Trong đó, ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và xu hướng hành

động là điểm mới. Đặc biệt, luận án đã làm sáng tỏ sự ảnh hưởng của
mạng xã hội đến dư luận xã hội về bảo vệ môi trường
17


×