Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

báo cáo kết quả dự án xây dựng mô hình đông trùng hạ thảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 77 trang )

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Thông tin chung về dự án .................................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và tính cấp thiết của dự án ............................ 2
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về nấm Đông trùng hạ thảo ....................... 2
2.1.1. Sơ lược về nấm Đông trùng hạ thảo........................................................... 2
2.1.2. Nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps sp.)................................................... 3
2.1.3. Thành phần và tác dụng của nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps ............. 4
2.1.4. Nghiên cứu lâm sàng của nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps sp. ............ 5
2.1.5. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo trên thế giới... 9
2.1.6. Tình hình nghiên cứu nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris tại
Việt Nam ............................................................................................................. 10
2.1.7. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm Đông trùng hạ thảo ........................... 11
2.2. Tính cấp thiết của dự án ............................................................................... 13
2.3. Đánh giá thực trạng các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường liên quan, điều
kiện cần thiết thực hiện dự án ............................................................................. 15
3. Mục tiêu của dự án .......................................................................................... 15
4. Nội dung của dự án ......................................................................................... 16
5. Sản phẩm khoa học giao nộp .......................................................................... 18
6. Các căn cứ pháp lý triển khai dự án ................................................................ 18
PHẦN 2. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN DỰ ÁN .............................. 20
I. Công tác tổ chức, quản lý điều hành để triển khai thực hiện dự án ............. 20
1. Tình hình chung .............................................................................................. 20
2. Công tác tổ chức .............................................................................................. 20
3. Địa điểm, đối tượng tiếp nhận và triển khai thực hiện các nội dung của dự án .... 21
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG .................................................. 22
1. Xây dựng và bổ sung cơ sở vật chất phòng nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo22
1.1. Thiết kế các phòng nuôi trồng ...................................................................... 22
1.2. Mua và lắp đặt, vận hành thử hệ thống máy móc, trang thiết bị ....................... 23
2. Kết quả tiếp nhận chuyển giao và tổ chức đào tạo, tập huấn quy trình công
nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris trên môi trường nhân


tạo ........................................................................................................................ 24
2.1. Chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất giống gốc và nhân giống sản xuất
cấp 1, 2 ................................................................................................................. 25
2.2. Chuyển giao quy trình công nghệ nuôi trồng nấm thương phẩm ................ 32
2.3. Kết quả đào tạo cho cán bộ kỹ thuật ............................................................ 37
3. Xây dựng mô hình và tổ chức sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo, phân tích và
đánh giá chất lượng sản phẩm của mô hình .......................................................... 38
3.1. Xây dựng mô hình nhân giống và nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo .......... 38
3.1.1. Xây dựng 01 mô hình nhân giống nấm Đông trùng hạ thảo (30 lít giống cấp)
............................................................................................................................. 40
3.1.2. Xây dựng 01 mô hình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo ......................... 44
3.2. Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng quả thể nấm Đông trùng hạ thảo
trên môi trường nhân tạo ..................................................................................... 48
1


3.3. Xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở, công bố chất lượng sản phẩm .................... 50
3.4. Hoàn thiện bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng nấm Đông
trùng hạ thảo ........................................................................................................ 51
4. Tuyên truyền, hội thảo đánh giá kết quả xây dựng mô hình và đề xuất biện
pháp ứng dụng nhân rộng kết quả dự án ............................................................. 58
4.1. Giới thiệu, quảng bá, tiếp thị sản phẩm nấm Đông trùng hạ thảo ............... 58
4.2. Khả năng duy trì và nhân rộng của mô hình ................................................ 63
4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình .......................................... 63
4.3.1. Hiệu quả kinh tế của mô hình ................................................................... 63
4.3.2. Hiệu quả xã hội ......................................................................................... 64
5. Tổng hợp kết quả đạt được của các nội dung so với hợp đồng, thuyết minh dự án
............................................................................................................................. 64
III. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC CỦA DỰ ÁN THEO
CÁC NỘI DUNG ................................................................................................... 65

1. Công tác chuyển giao công nghệ .................................................................... 65
2. Mức độ thực hiện nội dung và quy mô so với hợp đồng ................................ 65
3. Phương pháp tổ chức, quản lý, chỉ đạo thực hiện dự án ................................. 66
4. Tình hình sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách và huy động kinh phí đối ứng
để thực hiện dự án ............................................................................................... 66
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 67
1. Kết luận ........................................................................................................... 67
2. Kiến nghị ......................................................................................................... 67


MỤC LỤC HÌNH
Hình 1.1. Nhộng Đông trùng hạ thảo C. Militaris .................................................... 2
Hình 1.2. Hình ảnh của C. militaris và C. sinensis trong tự nhiên ........................... 3
Hình 1.3. Hình ảnh nấm ĐTHT phát triển trên côn trùng ......................................... 4
Hình 1.4. Chu trình sinh trưởng của côn trùng (Hepialus armoricanus) và
Cordyceps .................................................................................................................. 4
Hình 2.1. Sự phát triển của hệ sợi nấm sau 5 ngày nuôi cấy .................................. 42
Hình 2.2. Bình giống cấp 2 ..................................................................................... 43
Hình 2.3. Mầm quả thể nấm C.militaris.................................................................. 46
Hình 2.4. Quả thể nấm trong giai đoạn phát triển ................................................... 48
Hình 2.5. Sơ đồ quy trình công nghệ nhân giống đông trùng hạ thảo dịch thể ...... 54
Hình 2.6. Sơ đồ quy trình công nghệ nuôi trồng Đông trùng hạ thảo dịch thể Error!
Bookmark not defined.
Hình 2.7. Tem sản phẩm nấm Đông trùng hạ thảo . Error! Bookmark not defined.
Hình 2.8. Tờ quảng cáo sản phẩm nấm Đông trùng hạ thảo................................... 62


MỤC LỤC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách thành viên Ban quản lý dự án ............................................... 21
Bảng 2.2. Danh sách cán bộ, kỹ thuật được đào tạo ............................................... 38

Bảng 2.3. Khối lượng nấm Đông trùng hạ thảo thu được qua các đợt sản xuất ..... 38
Bảng 2.4. Thành phần môi trường nhân giống nấm Cordyceps militaris cấp 1 ..... 40
Bảng 2.5. Thành phần môi trường nhân giống nấm Cordyceps militaris cấp 2,3 .. 41
Bảng 2.7. Các thông số kỹ thuật của quá trình nhân giống nấm............................. 43
Cordyceps militaris cấp 2........................................................................................ 43
Bảng 2.8. Các thông số kỹ thuật của quá trình nhân giống nấm............................. 43
Bảng 2.9. Thành phần môi trường nhân tạo dùng trong nuôi trồng nấm đông trùng
hạ thảo ..................................................................................................................... 44
Bảng 2.10. Kết quả theo dõi nhiệt độ phòng ươm nấm Đông trùng hạ thảo .......... 45
Bảng 2.11. Số lượng lọ nấm Đông trùng hạ thảo thu được kết thúc giai đoạn ươm
giống ........................................................................................................................ 45
Bảng 2.12. Kết quả theo dõi các chỉ số phòng nuôi nấm Đông trùng hạ thảo........ 46
Bảng 2.13. Khối lượng nấm ĐTHT thu được qua 2 đợt sản xuất ........................... 47
Bảng 2.14. Năng suất thu nấm Đông trùng hạ thảo trên môi trường nhân tạo ....... 47
qua 2 đợt sản xuất .................................................................................................... 47
Bảng 2.15. Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng nấm ĐTHT ......................... 50


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Thông tin chung về dự án
 Tên dự án: Xây dựng mô hình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo
(Cordyceps militaris) tại tỉnh Phú Thọ.
 Mã số: 05/DA-CTUD.PT/2017
 Cấp quản lý: Cấp tỉnh
 Cơ quan chủ trì dự án
Tên tổ chức chủ trì dự án: Trường Cao Đẳng Công nghiệp Thực phẩm
Điện thoại: 02103849674
Fax: 02103849674
Website: fic.edu.vn
Địa chỉ: Phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Ths. Nguyễn Việt Tấn
 Chủ nhiệm dự án:
Họ và tên: Nguyễn Việt Phương
Ngày, tháng, năm sinh: 28/08/1983
Giới tính: Nam
Học hàm, học vị/Trình độ chuyên môn: Tiến sỹ Công nghệ Sinh học
Chức danh khoa học: Giảng viên; Chức vụ: Phó giám đốc phụ trách Trung
tâm Công nghệ Sinh học
Điện thoại: Tổ chức: 0210.3994449; Mobile: 0989.260.128
E-mail: ;
Tên tổ chức đang công tác: Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực Phẩm
Địa chỉ tổ chức: Phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
 Cơ quan chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ:
Tên cơ quan: Viện Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp – Trường Đại học Lâm
Nghiệp.
Điện thoại: (+84)(4) 33722217 Fax: (+84)(4) 33.840.063
E-mail:
Website: www.vnuf.edu.vn
Địa chỉ:Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội.
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: PGS. TS. Bùi Văn Thắng
 Thời gian thực hiện dự án: 20 tháng (từ tháng 05 năm 2017 đến tháng 12
năm 2018).
 Tổng vốn thực hiện dự án: 980,45 triệu đồng, trong đó:
Kinh phí (triệu đồng)

Nguồn vốn
- Từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học
- Vốn tự có của tổ chức chủ trì


654,5
325,95

1


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và tính cấp thiết của dự án
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về nấm Đông trùng hạ thảo
2.1.1. Sơ lƣợc về nấm Đông trùng hạ thảo
Nấm Đông trùng hạ thảo được các nhà khoa học Trung Quốc xác định mới
đầu xuất hiện từ vùng núi cao nguyên Tây Tạng, loại dược liệu này thực chất là
hiện tượng ấu trùng các loài bướm thuộc chi Thitarodes bị nấm Cordyceps sinensis
(Berk.) Sacc. ký sinh. Năm 1878 các nhà khoa học đã phát hiện ra nấm này ký sinh
trên sâu non (ấu trùng) của một loài côn trùng thuộc chi Thitarodes. Thường dễ
gặp nhất ở sâu non loài Thitarodes baimaensis hoặc Thitarodes armoricanus,
ngoài ra còn 46 loài khác thuộc chi Thitarodes cũng có thể bị Cordyceps sinensis
ký sinh. Vào cuối mùa thu các chất trên da của sâu non họ ngài đêm (Noctuidae)
tương tác với các bào tử nấm và tạo ra các sợi nấm, các sợi nấm đã đâm sâu vào ấu
trùng, coi chúng là chất dinh dưỡng để phát triển. Đến đầu mùa hè năm sau, nấm
phát sinh mạnh và gây chết sâu, sau đó chúng hình thành chồi, phát triển chui ra
khỏi mặt đất, nhưng gốc vẫn dính vào đầu sâu. Do đó nhiều người gọi là nấm
Đông trùng hạ thảo bởi vì mùa đông nấm sống trong cơ thể côn trùng, mùa hè thì
nấm phát triển ra ngoài cơ thể giống như cây cỏ.
Đầu thế kỷ XVIII, những người truyền giáo Châu Âu đã đưa Đông trùng hạ
thảo đến với nước Pháp để nghiên cứu, và họ coi nước Pháp là nước có nền y học
hiện đại. Đến nay rất nhiều nước đã nghiên cứu, điều tra và thu thập nấm Đông
trùng hạ thảo Cordyceps militaris ngoài tự nhiên để làm nguyên liệu sản xuất ra
thực phẩm chức năng phục vụ cho người.

Hình 1.1. Nhộng Đông trùng hạ thảo C. Militaris


2


2.1.2. Nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps sp.)
 Phân loại khoa học
Giới
Ngành
Lớp
Bộ
Họ
Chi

Fungi
Ascomycota
Ascomycetes
Hypocreales
Clavicipataceae
Cordyceps

 Nguồn gốc và phân bố
Chi Cordyceps gồm nhiều loài nấm kí sinh trên côn trùng, con người đã phát
hiện ra chúng từ 2000 năm trước Công nguyên. Chi nấm Cordyceps trong tự nhiên
rất đa dạng gồm hàng nghìn loài, chúng chứa nhiều hoạt chất hữu ích, đặc biệt là
các chất có hoạt tính sinh học. Một trong các loại nấm dược liệu quan trong nhất
của Trung Quốc là Cordyceps militaris. Chúng đã được sử dụng rộng rãi như một
loại thuốc hay thức ăn bổ dưỡng tại khu vực Đông Á.
Hiện nay, khoảng hơn 800 loài Cordyceps đã được tìm thấy chủ yếu tại
Châu Á (đặc biệt là ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam và Thái Lan).
Trong đó hai loài được quan tâm nhiều nhất là Cordyceps sinensis và Cordyceps

militaris.
Loài nấm C. sinensis phân bố chủ yếu ở vùng núi cao thuộc dãy núi
Hymalaya có độ cao trên 4000m so với mực nước biển như vùng Tây Tạng (Trung
Quốc), một số vùng thuộc Nepan và Butan. Loài Nấm C. militaris, phân bố ở
vùng núi thấp hơn có độ cao từ 2000-3000m so với mực nước biển.

Hình 1.2. Hình ảnh của C. militaris và C. sinensis trong tự nhiên
 Đặc điểm
Chi Cordyceps gồm nhiều loài nấm chuyên sống ký sinh trên một loại ấu
trùng bướm đặc biệt có tên Hepialus armoricanus, ngoài ra nó còn sống ký sinh
trên nhiều loài côn trùng khác và ấu trùng của chúng. Thường ấu trùng bị nhiễm
nấm vào mùa hè, nấm lấy chất dinh dưỡng của ấu trùng để sinh trưởng và phát
3


triển, qua mùa đông nấm sẽ giết chết cơ thể ấu trùng và hình thành cấu trúc bào tử
sinh sản gọi là stroma rồi phát triển lên mặt đất (gốc vẫn dính vào đầu sâu). Vì mùa
đông nấm sống trong cơ thể côn trùng, mùa hè phát triển ra ngoài cơ thể giống như
cây cỏ nên thường gọi loài nấm này là Đông trùng hạ thảo (ĐTHT).

Hình 1.3. Hình ảnh nấm ĐTHT phát triển trên côn trùng

Hình 1.4. Chu trình sinh trƣởng của côn trùng (Hepialus armoricanus) và
Cordyceps
2.1.3. Thành phần và tác dụng của nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps
Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối (biomass) của nấm Đông
trùng hạ thảo (ĐTHT) có 17 acid amin loại khác nhau, có D-mannitol, có lipid, có
nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na…). Quan trọng hơn là trong sinh khối
ĐTHT có nhiều chất hoạt động sinh học mà các nhà khoa học đang phát hiện dần
dần ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên. Nhiều hoạt chất

này có giá trị dược liệu thần kỳ. Trong đó phải kể đến chất cordiceptic acid,
cordycepin, adenosine, hydroxyethyl-adenosine. Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt
chất HEAA ( Hydroxy-Ethyl-Adenosine- Analogs). ĐTHT còn có chứa nhiều loại
vitamin (trong 100g ĐTHT có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03
4


mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K,v.v.)
(Buenz và cộng sự, 2005; Wong và cộng sự 2009; Park và cộng sự 2009; Wong và
cộng sự, 2010).
 Đối với hệ thống miễn dịch
Những nghiên cứu thực nghiệm ở Trung Quốc đã chứng minh ĐTHT có khả
năng làm tăng cường hoạt động miễn dịch tế bào cũng như miễn dịch dịch thể. Cụ
thể là nấm có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và các tế bào nhiễm
khuẩn. Chúng điều tiết các phản ứng đáp của tế bào lympho B, tăng cường một
cách có chọn lọc hoạt tính của các tế bào ức chế, làm tăng nồng độ các kháng thể
IgG, IgM trong huyết thanh. Mặt khác, nấm ĐTHT còn là một vị thuốc ức chế
miễn dịch có tác dụng chống lại sự lão hóa của các tế bào.
 Đối với hệ thống tuần hoàn tim, não
Nấm ĐTHT có tác dụng ức chế sự tập kết tiểu cầu; giảm chứng loạn nhịp
tim gây ra bởi ouabain, aconitin và BaCl2; tác dụng dãn mạch máu, tăng lưu thông
tuần hoàn não và tim thông qua cơ chế hưng phấn thực thể M ở cơ trơn thành
mạch. Đồng thời còn có khả năng điều chỉnh lipit máu, giảm lượng cholesterol và
lipoprotein hạn chế quá trình tiến triển của tình trạng xơ vữa động mạch.
 Đối với hệ hô hấp
Nấm ĐTHT có tác dụng bình xuyễn, trừ đờm và phòng chống khí phế thũng.
Điều này làm sáng tỏ quan điểm của cổ nhân xa xưa cho rằng nấm Đông trùng hạ
thảo có khả năng “bảo phế, ích thận” và “dĩ lao khái”.
 Đối với hệ thống nội tiết
Các tác giả Chen L.T, Cao H.F & Huang W.F năm 2009 cho biết nấm Đông

trùng hạ thảo có tác dụng làm tăng trọng lượng tuyến vỏ thượng thận và tăng tổng
hợp các hoocmon tuyến này, đồng thời nấm có tác dụng tương tự như hormon nam
tính và làm tăng trọng lượng tinh hoàn cũng như các cơ quan sinh dục phụ trên
động vật thực nghiệm. Ngoài ra, ĐTHT còn có tác dụng chống ung thư, chông
viêm nhiễm, chống quá trình lão hoá và trấn tĩnh chống co giật.
2.1.4. Nghiên cứu lâm sàng của nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps sp.
Các nhà y học cổ truyền trong và ngoài nước đã nghiên cứu sử dụng nấm
ĐTHT để điều trị thành công khá chứng bệnh như rối loạn máu, viêm phế quản
mãn và hen phế quản, viêm thận mãn tính và suy thận, rối loạn nhịp tim, cao huyết
áp, viêm mũi dị ứng, viêm gan B mạn tính, ung thư phổi (có tác dụng hỗ trợ) và
thiểu năng sinh dục. Viện nghiên cứu nội tiết Thượng Hải (Trung Quốc) cũng đã
5


dùng nấm ĐTHT để điều trị cho các bệnh nhân bị liệt dương, kết quả đạt được khá
tốt.
Như vậy, có thể thấy rằng nấm ĐTHT là một trong những vị thuốc đông y
có khả năng cải thiện đời sống tình dục trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua tác dụng
nâng đỡ bồi bổ cơ thể. Điều này đã được các nhà y học cổ truyền biết đến từ rất
sớm. Theo các cuốn sách cổ xưa, nấm ĐTHT có vị ngọt, tính ấm vào hai kinh thận
và phế, có công năng dưỡng phế, bổ thận, ích tinh được dùng để trị phế hư khái
xuyễn, thận suy dương nuy (liệt dương), di tinh, lưng đau gối mỏi. Khó có thể kể
hết các phương thuốc đông y có sử dụng ĐTHT, nhưng để cải thiện và phòng
chống các bệnh rối loạn tình dục.
Các nhà y học cổ truyền ở Trung Quốc, đã nghiên cứu dùng nấm ĐTHT
điều trị thành công khá nhiều bệnh như: Rối loạn lipid máu (hiệu quả đạt 76,2%),
viêm phế quản mạn tính và hen phế quản, viêm thận mạn tính và suy thận (đạt hiệu
quả từ 44,7-70%), rối loạn nhịp tim (đạt hiệu quả 74,5%), tăng huyết áp, viêm mũi
dị ứng, viêm gan B mạn tính (đạt hiệu quả 70%), ung thư phổi (có tác dụng hỗ trợ)
và thiểu năng sinh dục (đạt hiệu quả từ 31,57-64,15%).

 Cải thiện chức năng gan: kích thích sự biến dưỡng năng lượng, hoạt hóa
chức năng tế bào kupffer, giảm xơ gan.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã nghiên cứu thực hiện trên 70 bệnh nhân
viêm gan B mãn tính và xơ gan, khi sử dụng nấm ĐTHT hoặc là hỗn hợp thảo
dược với thành phần chính là nấm linh chi, kết quả cho thấy có 68% người bệnh
có phản ứng lâm sàng tốt (với nhóm sử dụng ĐTHT) và chỉ có 57% phản ứng tốt
(với nhóm hỗn hợp thảo dược chứa nấm Linh chi). Điều này cho thấy nấm Đông
trùng hạ thảo tốt hơn nấm linh chi trong việc điều trị bệnh gan hay xơ gan cho
người.
Thí nghiệm khác cũng được thực hiện trên 22 bệnh nhân xơ gan ở liều lượng
6g/ngày cũng cho kết quả rất khả quan khi thử nghiệm các chức năng gan sau thời
gian điều trị bằng Đông trùng hạ thảo.
 Giải độc cho thận giảm độc tố thận gây ra bởi aminoglycosid; giảm hiện
tượng huyết niệu và protein trong nước tiểu.
Bác sĩ y học cổ truyền cho rằng nấm ĐTHT có tác dụng làm tăng chức năng
thận. Rất nhiều công trình y học hiện đại xác nhân là nhờ nấm có khả năng làm
tăng những loại hoocmon ở tuyến thượng thận và tuyến sinh dục tiết. Thực hiện
trên 51 bệnh nhân bị hỏng thận mãn tính, theo liệu trình điều trị từ 35g ĐTHT/ngày, kết quả cho thấy chức năng thận được cải thiện đáng kể. Mặt khác
6


chức năng của hệ miễn dịch cũng được nâng cao hơn so với nhóm đối chứng. Một
nghiên cứu khác trên 57 bệnh nhân bị hỏng thận do sử dụng gentamixin, người ta
quan sát thấy bệnh nhân có sử dụng nấm ĐTHT với lượng 4.5g/ngày thì thận được
bảo vệ tốt hơn, 89% chức năng thận được hồi phục, giảm tác dụng gây độc của
kháng sinh so với nhóm đối chứng khi dùng giả dược hay sử dụng liệu pháp khác
chỉ cho kết quả 45%. Nghiên cứu ở 51 bệnh nhân bị suy thận có dùng nấm đông
trùng hạ thảo với lượng 3-5g/ngày thì nhận thấy chức năng thận và hệ miễn dịch
được cải thiện. Thử nghiệm trên 69 bệnh nhân ghép thận, kết quả là nấm Đông
trùng hạ thảo Cordyceps đã làm giảm độc tính của Cyclosporine trên thận.

 Hiệu quả giảm đƣờng huyết
Nấm ĐTHT có hiệu quả với hệ thống chuyển hóa glucose máu. Các nhà
khoa học nghiên cứu ngẫu nhiên có đến 95% bệnh nhân được cải thiện chỉ số
đường huyết khi sử dụng 3g nấm/ngày. Hiệu quả này đạt được là do tác dụng của
nấm ĐTHT trong việc tăng độ nhạy của chất insulin, và các emzyme chuyển hóa
glucose gan, glucokinase và hexokinasse. Kết quả này khẳng định rằng việc sử
dụng nấm ĐTHT trong việc kiểm soát chỉ số đường huyết mà không gây ra các
phản ứng phụ.
 Bệnh phổi
Tác dụng điều trị bệnh về đường hô hấp của nấm ĐTHT đã được Y văn cổ
ghi nhận từ hàng nghìn năm nay bao gồm các bệnh hen, bệnh phổi tắc nghẽn mãn
tính (COPD) và bệnh viêm phế quản. Nghiên cứu về lâm sàng tại trường Đại học
Y Bắc Kinh trên 50 bệnh nhân hen suyễn khi được điều trị bằng nấm ĐTHT nhận
thấy tình trạng bệnh nhân đã được cải thiện có khoảng 81,3% số bệnh nhân sau khi
sử dụng nấm 5 ngày so với nhóm điều trị bằng các thuốc kháng histamine thông
thường .
 Bệnh tim mạch
Nấm ĐTHT thường dùng để điều trị rối loạn nhịp tim, ngoài ra nấm còn
được sử dụng để điều trị bệnh tim, hay hồi phục sau khi đột quỵ. Với các bệnh
nhân suy tim mãn tính thì việc sử dụng nấm ĐTHT dài ngày và điều trị thông
thường với các loại thuốc như Dioxin, hydrochlorothiazide, Dopamine, và
Dobutamine sẽ thúc đẩy việc cải thiện chất lượng cuộc sống nói chung, bao gồm
cả thể chất lẫn tinh thần, sinh lý và chức năng tim mạch.
Nấm ĐTHT còn là loại nấm có khả năng làm giảm cholesterol, gia tăng tỷ
số HDL / LDL Cholesterol và giảm Triglyceride.
7


 Nâng cao khả năng miễn dịch
Thí nghiệm ở 61 bệnh nhân bị bệnh lupus trong 5 năm kết quả cho thấy việc

dùng nấm đông trùng hạ thảo với liều 3g/ngày và chất Artesmisinine với lượng
0,6g/ngày đã làm giảm căn bệnh trên.
 Hỗ trợ điều trị ung thƣ
Hoạt tính kháng ung thư: sterol và các glucosid của chúng; các chất biến
dưỡng có trọng lượng phân tử thấp hơn cordycepin; các nucleosid bị biến đổi; tăng
cường hệ miễn dịch và sản xuất cytokine.
Nhiều nghiên cứu lâm sàng được tiến hành tại Trung Quốc và Nhật Bản trên
những bệnh nhân bị ung thư cho kết quả khả quan. Nghiên cứu trên 50 bệnh nhân
ung thư phổi đã được uống 6g nấm ĐTHT/ ngày, cùng với liệu pháp vật lý trị liệu
thì khối u đã giảm đi ở 23 bệnh nhân chiếm 46%. Nghiên cứu trên một số các bệnh
nhân bị các dạng ung thư khác nhau, khi sử dụng nấm ĐTHT trong 2 tháng với liều
lượng là 6g/ngày, kết quả cho thấy có cải thiện về triệu chứng trên đa số bệnh nhân.
Số lượng tế bào máu trắng bằng hoặc cao hơn 3000mm3; ngay cả khi sử dụng liệu
pháp chiếu xạ hay hóa chất thì các tham số miễn dịch cơ thể đã không bị thay đổi
đáng kể trong khi kích thước khối u giảm đi nhiều trên một nửa bệnh nhân. Như
vậy việc kết hợp sử dụng nấm ĐTHT với các liệu pháp hóa trị cho kết quả khả
quan giảm tác dụng phụ của các liệu pháp trên.
 Chống rối loạn tình dục
Nấm ĐTHT dùng để điều trị rối loạn tình dục ở cả nam giới và nữ giới bao
gồm giảm ham muốn, lãnh cảm hoặc liệt dương. Nghiên cứu được tiến hành tại
Trung Quốc với 756 bệnh nhân bị suy giảm ham muốn, sau 40 ngày sử dụng 3g
ĐTHT/ngày, thì có 64.8% bệnh nhân đã cải thiện được tình trạng tình dục. Công
trình nghiên cứu khác trên các đối tượng người cao tuổi, cả nam và nữ đều có triệu
chứng giảm ham muốn, liệt dương và các bệnh suy giảm sinh l‎ý khác, sử dụng
3g/ngày trong vòng 40 ngày, các chỉ số đo được như thời gian sống của tinh trùng,
số lượng tinh trùng đã tăng lên, còn tỷ lệ khiếm khuyết của tinh trùng giảm xuống
đối với đa số các đói tượng, hơn gấp đôi số người bị liệt dương cũng được ghi
nhận có cải thiện về tình trạng tình dục. Đối với nữ giới, chứng đa khí hư, tình
trạng rối loạn kinh nguyệt, ham muốn tình dục cũng được cải thiện.
 Tăng sức bền, chống mệt mỏi

Theo báo điện tử thì khi sử dụng mỗi ngày liều 3g nấm Đông trùng hạ thảo
thì kết quả làm gia tăng năng lượng cơ thể cho người cao tuổi bị các bệnh mãn
tính. Năm 2004, tại Mỹ các nhà khoa học đã thí nghiệm cho người 40 - 70 tuổi,
8


nếu dùng nấm Đông trùng hạ thảo trong 12 tuần thì có sự gia tăng sức bền thể lực.
Sự gia tăng sức mạnh được thể hiện ở cả hai yếu tố đó là gia tăng Adenosine
Triphophate ( ATP ) và giải phóng năng lượng trong ty lạp thể của tế bào cũng như
hệ số sử dụng hiệu quả oxy của tế bào trong quá trình giải phóng năng lượng.
 Chống lão hóa
Nấm ĐTHT chứa nhiều chất SOD (Superoxide Dismutase ) là chất chống
oxy hóa cao, nên nó có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.
* Cách sử dụng nấm Đông trùng hạ thảo:
Quả thể nấm đông trùng hạ thảo được pha với nước sôi uống trà ở dạng tươi,
khô, dạng bột hòa tan, ép dạng dịch lỏng, chế biến sâu thành dạng viên nang mềm.
Ngoài ra, nấm đông trùng hạ thảo còn được dùng để ngâm rượu, ngâm mật ong,
cho các món cháo, ninh, hầm bổ dưỡng,v.v.
2.1.5. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo trên thế giới
Hiện nay nấm ĐTHT đã được rất nhiều nước trên thế giới sản xuất thành
viên dược liệu, thực phẩm chức năng cho người trên quy mô công nghiệp như
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Malaysia. Nấm ĐTHT được sản xuất
trên môi trường nhân tạo tốt hơn nhiều so với ĐTHT thu được ở ngoài tự nhiên.
Quy trình nuôi trồng nấm ĐTHT trên thế giới đang áp dụng vào sản xuất
gồm 3 loại: Lên men nấm ĐTHT dạng dịch lỏng thu sinh khối hệ sợi; Nuôi trồng
nấm ĐTHT trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo và Nuôi trồng nấm ĐTHT trên
con nhộng tằm.
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về Cordyceps đặc biệt là phải kể đến
các nghiên cứu chứng minh cordyceps có hoạt tính kháng ung thư và kháng oxy
hóa rất cao (hoạt tính này cũng liên quan đến hoạt tính kháng ung thư) và quan

trọng là nấm cordyceps này không mang độc tố. Năm 2007 Noriko Yoshoikawa và
cộng sự chứng minh Cordycepin có hoạt tính kháng ung thư hiệu quả thông qua
việc ức chế quá trình methyl hóa acid nucleic và polyadenosine hóa. Năm 2010,
Xie Jian Wei và cộng sự đã tách và xác định được các loại thymin, adenosine,
adenin và cordycepin có trong C.sinensis, nghiên cứu cho thấy hàm lượng các
nucleotid khác nhau tùy vị trí phân lập.
Năm 2011, Zeng và cộng sự đã nghiên cứu họ protein trong C.militaris và
thấy bộ gen của nó chứa 61 gen mã hóa cho họ protease, 12 gen mã hóa trypson,
167 gen mã hóa protein kinase, 105 gen mã hóa glycordycepssid hydrolase. Hơn
nữa C.militaris sở hữu hầu hết các gen cần thiết cho hoạt động biến dưỡng adenine
9


và adenosine, ngoại trừ việc thiếu ribonucleotid triphosphat reductase và
deoxyadenosine kinase.
Trong những năm gần đây, Cordyceps militaris được nuôi trồng rộng rãi
trong môi trường lỏng cũng như môi trường rắn (Das và cộng sự, 2010), và là loài
Cordyceps được nuôi trồng phổ biến nhất (Kobayashi 1941, Sung 1996). Các loại
ngũ cốc và hạt giống khác nhau được sử dụng để bổ sung vào các môi trường rắn
như hạt kê, lúa mạch đen, gạo, gạo nâu, bột đậu, ngũ cốc, vỏ hạt bông, lúa miến
(cao lương), lõi ngô, kê, lúa mì, hạt hoa hướng dương (Chen và Wu 1990 , Zhang
và Liu 1997, Li 2002, Holliday và các cộng sự 2004, Li et al 2004, Zhao và cộng
sự, 2006, Gao và Wang 2008, Wei và Huang 2009, Chen và cộng sự, 2011,
Shrestha và cộng sự, năm 2012, Wen và cộng sự 2014, Yi và cộng sự 2014). Wu
và các đồng nghiệp (năm 2013) đã báo cáo về sự thành công của việc nuôi trồng C.
militaris và sản xuất cordycepin dựa trên sự lên men tổng hợp levan. Ni và các
đồng nghiệp (2009) đã chiết xuất cordycepin từ môi trường nuôi trồng Cordyceps
militaris, kết luận rằng nó là nguồn cordycepin thích hợp với nồng độ thu được từ
0.1 đến 1 mg/g.
2.1.6. Tình hình nghiên cứu nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris tại

Việt Nam
Hiện nay, ở nước ta nghiên cứu về Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris
đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Bên cạnh những nghiên cứu mang tính
chất điều tra, phát hiện và thu thập trong điều kiện tự nhiên của Viện Nam, đã có
những nhà khoa học, những doanh nghiệp nghiên cứu nuôi trồng Đông trùng hạ
thảo thành công trên môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo.
Năm 2008, Tiến sỹ Nguyễn Mậu Tuấn (Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệp
Nông Lâm nghiệp Lâm Đồng) đã hoàn thiện 2 quy trình nuôi cấy Đông trùng hạ
thảo với 2 sản phẩm là nhộng trùng thảo Cordyceps militaris trên nhộng tằm dâu
và Đông trùng hạ thảo tằm dâu C.takaomontana, song chỉ dừng lại trên quy mô
thử nghiệm. Đến nay, tiến sĩ Nguyễn Mậu Tuấn đã cùng hợp tác với Công ty
Dược Vật tư y tế Lâm Đồng sản xuất thử nghiệm hai loại viên nhộng và viên nén
Đông trùng hạ thảo.
Năm 2009, Lần đầu tiên tại Việt Nam, GS. Đái Duy Ban đã nghiên cứu
phát hiện mới nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps sinensis của Việt Nam ở trên cả
đầu và đuôi sâu nhộng xén tóc, loài sâu nhộng xén tóc có tên khoa học là Isaria
Cerambycidae nguồn gốc hoàn toàn ở Việt Nam, xác định một số hoạt chất sinh
học của đông trùng hạ thảo và phát triển nhân nuôi thành công Đông trùng hạ thảo.
10


Năm 2009, Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam và trường Đại học Lâm
Nghiệp đã tiến hành điều tra thu mẫu nấm ĐTHT (Cordyceps nutans) tại khu bảo
tồn Tây Yên Tử - Sơn Động - Bắc Giang. Tác giả Phạm Quang Thu đã thông báo
phát hiện được loài nấm ĐTHT và được giám định là loài C.nutans. Đây là loài
nấm đầu tiên được mô tả và ghi nhận có phân bố tại Việt Nam. Tại vườn Quốc gia
Tam Đảo, Vĩnh Phúc Phạm Quang Thu đã phát hiện nấm ĐTHT Cordyceps Gunnii.
Năm 2013 -2014, TP Hà Nội đã đầu tư kinh phí thực hiện Dự án “Hoàn
thiện công nghệ sản xuất quả thể Đông Trùng Hạ Thảo (Cordyceps militaris) trên
nguồn cơ chất tổng hợp quy mô công nghiệp” do Thạc sĩ Lê Tuấn Anh chủ nhiệm

tại Công ty Cổ phần Dược thảo Thiên Phúc, đến nay toàn bộ quy trình công nghệ
được hoàn thiện đi vào hoạt động, đã và đang sản xuất cung cấp nguyên liệu Nấm
Đông Trùng Hạ Thảo cho một số Nhà thuốc Đông y và các Công ty dược trong cả
nước.
Tại vườn Quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai đã phát hiện nấm ĐTHT
C.militaris. Loài nấm này phân bố ở rừng tự nhiên có độ cao từ 1.900 m đến 2.100
m so với mực nước biển. Ký chủ của loài này là nhộng thuộc bộ cánh vẩy
Lepidoptera.
Trong chương trình nghiên cứu nghị định thư giữa Việt Nam và Trung Quốc
cấp nhà nước về nghiên cứu nấm Đông trùng hạ thảo C. militarris GS.TS Phạm
Thị Thuỳ, Viện Bảo vệ thực vật đã chủ trì đề tài phát triển nấm ĐTHT làm nguyên
liệu thực phẩm chức năng cho người. Kết quả đã nghiên cứu và xác định được 3
loài nấm ĐTHT đó là:
C. nutans ở Cúc Phương, Ninh Bình và Tam Đảo, Vĩnh Phúc.
- C. militaris ở Vũ Quang, Hà Tĩnh.
- Cordycep sp1 ở Sơn Động, Bắc Giang.
-

Tác giả cũng đã xác định được một số giá trị dược liệu của nấm Đông trùng
hạ thảo C. militaris gồm chất Cordycepin, HEAA, một số vitamin và một số
nguyên tố vi lượng.
Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp đã thực hiện nghiên cứu nuôi trồng
nấm Đông trùng hạ thảo từ năm 2012, kết quả đã hoàn thiện công nghệ sản xuất
nấm ĐTHT quy mô công nghiệp, công nghệ nuôi trồng đã được áp dụng vào sản
xuất và chuyển giao công nghệ cho một số đơn vị sản xuất.
2.1.7. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm Đông trùng hạ thảo
Quả thể của nấm Cordyceps militaris dùng làm thực phẩm, dùng trong các
món hầm, súp, trà, v.v. ở các nước Đông Nam Á như Hongkong, Đài Loan, Trung
11



Quốc. Lượng an toàn ít hơn 2,5 g/kg thể trọng (Che et al, 2003). Quả thể và sinh
khối nấm cũng được sử dụng làm thuốc và bồi bổ sức khỏe như nước uống, viên
nhộng, rượu, dấm, trà, yogurt, và nước chấm (Wang et al, 2006). Các loại thuốc từ
nấm này dùng duy trì chức năng thận, phổi, chống lão hóa, điều hòa giấc ngủ, viêm
phế quản mãn tính (Das et al., 2010).
Các sản phẩm thuốc và thực phẩm chức năng từ nấm Cordyceps
militaris chiếm thị trường rất lớn trên thế giới. Hiện nay, nấm Đông trùng hạ thảo
đã được rất nhiều nước trên thế giới sản xuất thành viên thực phẩm chức năng cho
người trên quy mô công nghiệp như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và
Malaysia. Thực phẩm chức năng từ nấm có tiềm năng rất lớn tại Trung Quốc đạt
doanh thu 70 tỷ nhân dân tệ, Nhật Bản đạt 3,6 tỷ USD năm 1990, Mỹ đạt 3,5 tỷ
USD năm 1990 (Wang và Yang, 2006). Một số sản phẩm tiêu biểu như: CORDYCGB (Bột đông trùng hạ thảo chứa hàm lượng Adenosin > 0,25%, mannitol > 7%,
polysaccharide > 10%), CODYCAP (được sản xuất từ Cordyceps Cephalosporium
Mycelia nguyên chất, có hàm lượng rất cao Adenosin 5088,9 mcg/g). Giá thị
trường của các sản phẩm như Công ty Zeolite bán 41,95USD/ lọ 90 viên
(650mg/viên), Cordygen 19,95 USD/lọ 90 viên.
Ở Việt Nam, mặc dù công nghệ nuôi trồng đông trùng hạ thảo còn khá mới
mẻ, nhưng vài năm trở lại đây, một số nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các
doanh nghiệp đã liên tiếp nhập cuộc trong xây dựng công nghệ sản xuất đông
trùng hạ thảo Cordyceps militaris. Công ty Cổ phần Nấm Ta là đơn vị đầu tiên ở
Việt Nam hoàn thiện quy trình nuôi trồng loại dược liệu quý hiếm này với nhãn
hiện Đông trùng hạ thảo Kim Lai, sản xuất này được kỹ sư trẻ Ngô Kim Lai nhân
chủng và trồng thành công dựa trên chủng giống Cordyceps militaris. Công ty Cổ
phần Đông trùng hạ thảo đã cho ra đời nhiều dòng sản phẩm gắn liền với thương
HIMA, là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế
“Quy trình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo”. Hiện nay, Công ty TNHH Nấm
Linh chi đã và đang nghiên cứu sản xuất Đông trùng hạ thảo loài Cordyceps
militaris theo công nghệ của PGS. TS Nguyễn Thị Chính. Ngoài ra còn rất nhiều
cơ sở đã nuôi trồng thành công Đông trùng hạ thảo như Trung tâm Nghiên cứu &

Chuyển giao công nghệ sinh học – Công ty Cổ phần Ứng dụng khoa học kỹ thuật
Việt Nam sản xuất nấm đông trùng phục vụ nhu cầu sử dụng của người
dân….Đây không chỉ là bước ngoặt lớn, mở ra ngành kinh tế mới - sản xuất đông
trùng hạ thảo ở Việt Nam, mà còn là bước đệm để phát triển, phát huy ưu điểm
của dược liệu nước nhà.

12


Hiện nay, Việt Nam là nước đứng thứ 6 trên thế giới về nuôi trồng được
nấm Đông trùng hạ thảo (C. militaris) ở quy mô công nghiệp sau Hàn Quốc, Nhật
Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia. Các sản phẩm nấm ĐTHT được sản xuất tại
Việt Nam đang được người tiêu dùng đánh giá cao, tin tương và sử dụng. Một số
công ty, doanh nghiệp đang sản xuất và thương mại Đông trùng hạ thảo được đánh
giá cao như: Công ty cổ phần Đông trùng hạ thảo HIMA (Thành phố Hồ Chí
Minh), Công ty cổ phần Dược thảo Thiên Phúc (Đà Lạt) Công ty TNHH Viet Land
(Vĩnh Phúc)…Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hướng nghiên cứu về Đông trùng hạ thảo
còn rất mới mẻ, hiện nay có duy nhất đơn vị là phòng khám PK 109, Cát Trì, Cẩm
Khê của bác sỹ Hoàng Thiết Sơn đã và đang nghiên cứu trồng loại nấm dược liệu
cao cấp này.
2.2. Tính cấp thiết của dự án
Đông trùng hạ thảo là một loài nấm dược liệu quý hiếm từ lâu đã được cả
thế giới biết đến đông trùng hạ thảo cùng với Linh chi, Nhân sâm và Tam thất
chúng tạo thành “bộ tứ thần dược” có tác dụng rất tốt đến sức khỏe con người.
Sách Y học Cổ truyền của Trung Quốc từ xa xưa đã coi Đông trùng hạ thảo là vị
thuốc “cải lão hoàn đồng”, “hồi xuân, sinh lực” có tác dụng “Bổ phế ích can, bổ
tinh điền tuỷ, chỉ huyết hoá đàm , “Bổ phế ích thận, hộ dưỡng tạng phủ”, “Tư âm
tráng dương, khư bệnh kiện thân”; là loại thuốc “Tư bổ dược thiện”, có thể chữa
được “Bách hư bách tổn” nên nó được xem là vị thần dược được các vua chúa thời
xưa tin dùng. Mặt khác các nghiên cứu cổ truyền cũng như các thực nghiệm hiện

đại đều xác định, Đông trùng hạ thảo hầu như không có tác dụng phụ đối với cơ
thể người cũng như động vật. Dưới góc nhìn của Tây y, khá nhiều những nghiên
cứu trên thế giới đều khẳng định Đông trùng hạ thảo không chỉ nâng cao hiệu quả
phòng bệnh của hệ miễn dịch, giải độc thận, tăng cường chức năng gan, tăng khả
năng tình dục.
Việc khai thác đông trùng hạ thảo tự nhiên dần trở nên khan hiếm đã thúc
đẩy nhiều nghiên cứu hướng đến việc nuôi trồng đông trùng hạ thảo trên các
môi nhân tạo khác nhau .Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, kể từ năm
1995 nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Malaysia, v.v. đã sản
xuất được Đông trùng hạ thảo trên quy mô công nghiệp mang lại giá trị kinh tế to
lớn. Công ty Aloha Medicinal của Mỹ bắt đầu nuôi cấy giống đông trùng hạ thảo
chủng Cordyceps sinensis và Cordyceps militaris. Họ đã nghiên cứu và phân tích
được hơn 400 giống đông trùng hạ thảo khác nhau và hiện trở thành một trong
những công ty hàng đầu thế giới trong việc tạo ra những sản phẩm nấm thuốc vô
cùng chất lượng. Hầu hết các sản phẩm Đông trùng hạ thảo do Aloha Medicinals
sản xuất đều được Cục Y tế Mỹ cấp phép trong những cơ sở sản xuất do FDA
13


chứng nhận. Gần đây, Công ty Biofact life (Malaysia) cũng đã nghiên cứu và nuôi
trồng thành công nấm Cordyceps trên môi trường nhân tạo nhằm tách chiết và thu
2 hoạt chất chính là Cordycepin và Adenosine phục vụ công nghiệp sản xuất thực
phẩm chức năng .
Hiện nay, trước xu hướng và nhu cầu tiêu thụ đông trùng hạ thảo ngày càng
cao của thị trường trong nước và quốc tế. Nhiều đơn vị đã nuôi trồng thành công
nấm đông trùng hạ thảo; Tuy nhiên, các dòng sản phẩm về nấm đông trùng hạ thảo
hiện nay giá rất cao, khoảng 60 – 100 triệu/kg khô nên rất ít người tiêu dùng có thể
sử dụng. Chúng tôi nhận thấy phương án sản xuất nấm đông trùng hạ thảo quả thể
trên quy mô công nghiệp sẽ cho phép tạo ra số lượng sản phẩm lớn, chất lượng tốt
và giá thành phù hợp với người Việt Nam. Quy trình nuôi cấy sử dụng nguồn

nguyên liệu sạch (như gạo, nước dừa, bột nhộng, nhộng, v.v.) có tính khả thi rất
cao, toàn bộ quá trình nuôi cấy đều được tiến hành trong môi trường sạch và vô trùng
do vậy sản phẩm sản xuất ra hoàn toàn có thể đáp ứng được tiêu chí đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm và tiêu tiêu chuẩn chất lượng về dược tính.
Nhận thức được giá trị về kinh tế và giá trị dược của nấm đông trùng hạ thảo,
nhiều công ty, doanh nghiệp và nhiều địa phương đã đầu tư kinh phí nghiên cứu và sản
xuất. Với mong muốn tạo ra các dòng sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo chất lượng cao,
giá thành phải chăng được sản xuất tại tỉnh Phú Thọ, Trường Cao đẳng Công nghiệp
Thực phẩm là một đơn vị có kinh nghiệm trong nuôi trồng và sản xuất các loại nấm
ăn và nấm dược liệu sẽ thực hiện dự án sản xuất nấm đông trùng hạ thảo ở quy mô
công nghiệp.
Vì vậy, dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu cấp trường của nhóm tác giả
thuộc Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp – Trường Đại học Lâm nghiệp ngày
16 tháng 5 năm 2016 với đề tài “Nghiên cứu quy trình nuôi cấy nấm Đông
trùng Hạ thảo (Cordyceps militaris) quy mô công nghiệp trên nguồn cơ chất tự
nhiên”. Kết quả đã hoàn thiện công nghệ sản xuất nấm ĐTHT quy mô công nghiệp,
công nghệ nuôi trồng đã được áp dụng vào sản xuất và chuyển giao công nghệ cho
một số đơn vị sản xuất, đã đưa ra được qui trình công nghệ nuôi trồng Đông trùng
hạ thảo trên nguồn cơ chất tổng hợp đạt năng suất cao, chất lượng tốt và xây dựng
mô hình nuôi trồng quả thể nấm đông trùng hạ thảo loài Cordyceps militaris;
Trường Cao đẳng công nghiệp Thực phẩm sẽ xây dựng và hoàn thiện qui trình
công nghệ cho phù hợp với điều kiện sản suất tại Phú Thọ. Hướng nghiên cứu xây
dựng mô hình nuôi trồng quả thể nấm đông trùng hạ thảo loài Cordyceps militaris
tại tỉnh Phú Thọ cũng là việc làm hết sức cần thiết, góp phần phát triển kinh tế-xã
hội làm đa dạng hóa các sản phẩm nấm dược liệu trên địa bàn Tỉnh.
14


2.3. Đánh giá thực trạng các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trƣờng liên quan, điều
kiện cần thiết thực hiện dự án

Tỉnh Phú Thọ có diện tích 3,533 km2, khí hậu nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ
trung bình 23-240C, độ ẩm 85-87%, lượng mưa hàng năm 1600-1800mm.
Nhìn chung, khí hậu Phú Thọ phù hợp cho sinh trưởng và phát triển đa dạng
hóa các loại cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc. Dân số toàn
tỉnh trên 1,37 triệu người, có lực lượng lao động dồi dào trên 840.000 người.
Năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Thọ ước đạt 17,75 so với
cùng kỳ năm trước, phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thành phố. GDP
bình quân đầu người là 39 triệu đồng, mặt bằng chung thu nhập và đời sống của
người dân tỉnh Phú Thọ và ở thành phố ở mức khá, vì vậy người dân thành phố
ngày càng chú trọng đến các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, đó là điều kiện thuận lợi
cho việc phát triển sản xuất các sản phẩm Đông trùng hạ thảo.
Hiện nay, nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo chủ yếu theo hai hướng chính
đó là: nuôi trồng trên môi trường nhân tạo và nuôi trồng trên cá thể nhộng tằm.
Tuy nhiên, tại tỉnh Phú Thọ, công nghệ nuôi trồng đông trùng hạ thảo trên môi
trường nhân tạo và trên nhộng tằm còn khá mới mẻ, chưa có công bố chính thức
nào từ phía các đơn vị nghiên cứu hoặc doanh nghiệp,....
Việc nghiên cứu thử nghiệm, sản xuất đông trùng hạ thảo tại tỉnh Phú Thọ
sẽ cho phép tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, giá thành phù hợp với người dân
thành phố bởi có thể chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất, tạo ra được
khối lượng dược liệu lớn và chất lượng sản phẩm ổn định.
3. Mục tiêu của dự án
 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung: Tiếp nhận và làm chủ được quy trình sản xuất giống, nuôi
trồng nấm Đông trùng hạ thảo thương phẩm nhằm chủ động được về giống, phát
triển và bổ sung nguồn dược liệu có giá trị cao đáp ứng nhu cầu thị trường hiện
nay và góp phần từng bước phát triển, chuyển giao nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
 Mục tiêu cụ thể
- Chuyển giao, tiếp nhận bộ giống gốc và các quy trình công nghệ nhân giống
và nuôi trồng thương phẩm nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps minitaris).
- Xây dựng được mô hình nhân giống (năng suất 30 lít giống cấp 3) và mô

hình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo thương phẩm (quy mô 70 m2, năng
suất 20 kg nấm tươi/mẻ.
15


- Sản xuất thành công 30 lít giống nấm cấp 3 và 20kg sản phẩm nấm Đông
trùng hạ thảo thành phẩm đảm bảo các yêu cầu Vệ sinh an toàn thực phẩm
và đạt các chỉ tiêu chất lượng (Hàm lượng Cordyceppin đạt ≥ 1mg/g, hàm
lượng Adenosine ≥ 0,2 mg/g).
- Xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm quả thể nấm Đông trùng hạ
thảo.
- Đào tạo cho 05 cán bộ kỹ thuật nắm vững được quy trình công nghệ nhân
giống và nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo thương phẩm.
4. Nội dung của dự án
Nội dung 1: Xây dựng và bổ sung cơ sở vật chất phòng nuôi trồng nấm Đông
trùng hạ thảo
- Thiết kế các phòng nuôi trồng (phòng nhân giống, phòng cấy giống, phòng
ươm sợi, phòng nuôi tạo quả thể và phòng nuôi phát triển quả thể).
- Mua và lắp đặt các máy móc, trang thiết bị cho các giai đoạn nuôi trồng và chế
biến.
- Vận hành thử hệ thống máy móc, thiết bị.
Nội dung 2: Tiếp nhận, chuyển giao và tổ chức đào tạo, tập huấn quy trình công
nghệ
 Chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất giống gốc và nhân giống sản
xuất cấp 1, 2
- Phân lập giống gốc từ quả thể nấm.
- Kỹ thuật nuôi cấy giống nấm gốc.
- Kỹ thuật bảo quản giống nấm gốc.
- Kỹ thuật nhân giống nấm sản xuất cấp 1,2 dạng môi trường đặc.
- Kỹ thuật nhân giống sản xuất cấp 1,2 dạng môi trường lỏng.

- Chuyển giao quy trình công nghệ nuôi trồng nấm thƣơng phẩm
- Kỹ thuật xác định môi trường dinh dưỡng nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo.
- Kỹ thuật cấy giống phù hợp.
- Điều kiện nuôi sợi thích hợp nấm Đông trùng hạ thảo.
- Điều kiện nuôi trồng thích hợp tạo quả thể nấm Đông trùng hạ thảo (nhiệt độ,
độ ẩm, ánh sáng…)
16


 Đào tạo, tập huấn cho cán bộ kỹ thuật và công nhân
- Nội dụng đào tạo: Quy trình công nghệ sản xuất giống, nuôi trồng nấm thương
phẩm, vận hành và bảo dưỡng hệ thống thiết bị nuôi trồng nấm Đông trùng hạ
thảo.
- Hình thức tổ chức chuyển giao:
- Đối tương tiếp nhận chuyển giao: 05 cán bộ kỹ thuật tại trường Cao đẳng CN
Thực phẩm.
Nội dung 3: Xây dựng mô hình và tổ chức sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo quy
mô công nghiệp, phân tích và đánh giá chất lƣợng sản phẩm của mô hình.
 Xây dựng mô hình nhân giống và nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo
- Xây dựng 01 mô hình nhân giống nấm Đông trùng hạ thảo (30 lít giống cấp).
Hệ sợi nấm phát triển đồng nhất, giống không bị nhiễm bệnh, khả năng sinh
trưởng, phát triển nhanh.
- Xây dựng 01 mô hình nuôi trồng nấm tại Trường Cao đẳng Công nghiệp
thực phẩm với diện tích nuôi trồng: 70 m2 quy mô 20 kg nấm tươi/mẻ sản
xuất, tương đương 1000 – 1500 hộp/mẻ sản xuất. Sản phẩm nấm Đông trùng
Hạ thảo đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng và An toàn vệ sinh thực phẩm
(Hàm lượng Cordyceppin đạt ≥ 1 mg/g, hàm lượng Adenosine ≥ 0,2 mg/g).
 Phân tích đánh giá thành phần dƣợc liệu của nấm Đông trùng hạ thảo
sau nuôi trồng và sau khi sơ chế.
- Phân tích hàm lượng Adenosine

- Phân tích hàm lượng Cordycepin
- Phân tích các chỉ tiêu hóa lý: độ ẩm, protein, gluxit...
- Phân tích các chỉ tiêu An toàn VSTP: Kim loại nặng, vi sinh vật, độc tố.
 Xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở, công bố chất lƣợng sản phẩm
- Xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm.
- Đăng ký chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm.
 Hoàn thiện bản hƣớng dẫn kỹ thuật nhân giống và nuôi trồng nấm Đông
trùng hạ thảo thƣơng phẩm phù hợp điều kiện tỉnh Phú Thọ
Nội dung 4: Tuyên truyền, hội thảo đánh giá kết quả xây dựng mô hình và đề
xuất biện pháp ứng dụng nhân rộng kết quả dự án
- Giới thiệu, quảng bá, tiếp thị sản phẩm Đông trùng hạ thảo
17


- Đề xuất biện pháp ứng dụng nhân rộng kết quả dự án Đông trùng hạ thảo
- Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội cho sản phẩm nấm Đông trùng hạ thảo.
5. Sản phẩm khoa học giao nộp
TT

Kết quả, sản phẩm và các tiêu
chí đánh giá chủ yếu

Đơn vị
đo

Mức phải đạt

Ghi
chú


3
Hệ sợi nấm phát triển
đồng nhất, giống không bị
nhiễm bệnh, khả năng
sinh trưởng, phát triển
nhanh.

4

1
1

2
30 lít giống nấm cấp 3 Đông trùng
hạ thảo

lít

2

20 kg sản phẩm nấm Đông trùng
hạ thảo tươi

kg

Chiều dài quả thể: 5-9cm;
Hàm lượng Cordyceppin
đạt ≥ 1mg/g, hàm lượng
Adenosine ≥ 0,2 mg/g.


3

Mô hình nhân giống nấm Đông
trùng hạ thảo

Mô hình

Mô hình hoàn chỉnh

4

Mô hình nuôi trồng nấm Đông
trùng hạ thảo

Mô hình

Mô hình hoàn chỉnh (20
kg nấm tươi/mẻ)

5

Bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ sở
cho sản phẩm nấm Đông trùng hạ
thảo

Bộ tiêu
chuẩn

Đánh giá chính xác sản
phẩm


6

01 bộ tài liệu truyền thông và tài
liệu quy trình kỹ thuật

Bộ tài
liệu

Chương trình giới thiệu,
quảng bá, quy trình công
nghệ hoàn chỉnh

7

Bản hướng dẫn kỹ thuật nhân
giống và nuôi trồng nấm Đông
trùng hạ thảo thương phẩm phù
hợp điều kiện tỉnh Phú Thọ

01 bản

Hoàn thiện theo Kết luận
Hội đồng KH&CN đánh
giá, nghiệm thu cấp tỉnh

8

Kết quả đào tạo và tập huấn kỹ 05 cán bộ
thuật

kỹ thuật

9

Báo cáo khoa học: 01 báo cáo kết
quả thực hiện Dự án, 01 báo cáo
tóm tắt kết quả thực hiện Dự án

Báo cáo

Có danh sách cụ thể
Đảm bảo tính khoa học và
thực tiễn, được Hội đồng
nghiệm thu các cấp thông
qua.

6. Các căn cứ pháp lý triển khai dự án
Quyết định số 439/QĐ ngày 16/4/2012 của Thủ tướng chính phủ về phê
duyệt danh mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012 thuộc chương trình phát
triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020. Trong đó có sản phẩm nấm ăn và nấm
dược liệu;
18


Quyết định số 2690/QĐ-BNN-KHCN của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp về
việc phê duyệt đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia “Sản phẩm nấm ăn và
nấm dược liệu” với mục tiêu là phát triển ngành nấm ăn, nấm dược liệu thành
ngành sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô công nghiệp theo hướng đầu tư phát
triển ngành nấm có chất lượng và giá trị kinh tế cao;
Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND của Chủ tịch tỉnh Phú Thọ về việc hỗ trợ

các chương trình sản xuất nông nghiệp năm 2016 trong đó có chú trọng các dự án
phát triển nông nghiệp cận đô thị: Sản xuất rau an toàn, nấm ăn, nấm dược liệu, lúa
chất lượng cao...gắn với việc áp dụng khoa học công nghệ thân thiện với môi
trường;
Kế hoạch số 1728/KH-UBND ngày 11/5/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ về
Phát triển KH&CN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2020;
Căn cứ Quyết định số 1553/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Chủ
tịch UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh
thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ
sản xuất và đời sống giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, năm 2017:
“Xây dựng mô hình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps minitaris)
tại tỉnh Phú Thọ”;
Hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số 26/HĐNCKH&PTCN ký ngày 18/7/2017 giữa Sở Khoa học và Công nghệ với Trường
Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm;
Quyết định số 318/QĐ-CĐTP ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Hiệu trưởng
trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm về việc giao nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh
năm 2018;

19


PHẦN 2. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN DỰ ÁN
I. Công tác tổ chức, quản lý điều hành để triển khai thực hiện dự án
1. Tình hình chung
Trong quá trình triển khai thực hiện, dự án có nhiều yếu tố thuận lợi như
sau:
Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm là một đơn vị có kinh nghiệm
trong nuôi trồng và sản xuất các loại nấm ăn và nấm dược liệu, có các trang thiết bị
nghiên cứu khoa học hiện đại liệu sẽ có nhiều thuận lợi trong việc nghiên cứu về
nấm đông trùng hạ thảo. Vì vậy, việc triển khai thực hiện dự án “Xây dựng mô

hình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) tại tỉnh Phú
Thọ” là hết sức khả thi. Dự án thực hiện thành công không những tạo ra mô hình
sản xuất công nghệ sinh học công nghệ cao mới, tạo ra nhiều việc làm mà còn tạo
ra một số sản phẩm từ nấm Đông trùng hạ thảo mang thương hiệu của Phú Thọ,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp – Trường Đại học Lâm nghiệp với đội
ngũ nhiều chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực công nghệ sinh học đã thực hiện đề tài
nghiên cứu hoàn thiện công nghệ nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo (Cordyceps
militaris) ở quy mô công nghiệp trên nguồn môi trường dinh dưỡng nhân tạo và
trên nhộng tằm. Quy trình đã được áp dụng vào sản xuất để tạo ra các sản phẩm
dược liệu đông trùng hạ thảo chất lương cao cung cấp cho thị trường dược phẩm.
Nhằm phát triển và nhân rộng mô hình sản xuất giống nấm quý này, Viện đã nhận
chuyển giao toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất giống và sản xuất nấm đông
trùng hạ thảo thương phẩm cho một số doanh nghiệp, đây là yếu tố quan trọng để
thực hiện thành công của Dự án.
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Thọ đã quan tâm đôn đốc, hướng dẫn
dự án thực hiện đảm bảo các nội dung và tiến độ thực hiện.
2. Công tác tổ chức
Sau khi dự án được phê duyệt, trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm đã
thành lập Ban quản lý dự án để tổ chức, triển khai các nội dung theo quy mô dự án.
Ban quản lý dự án đã xây dựng kế hoạch triển khai, tiến độ thực hiện theo từng nội
dung quy mô của từng mô hình dự án;
Trong quá trình triển khai, dự án đã tập trung nghiên cứu và điều chỉnh công
nghệ cho phù hợp với thực tế sản xuất tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thực
20


phẩm. Qua 20 tháng thực hiện, dự án đã hoàn thành các nội dung theo quy mô dự
án được phê duyệt.
Sau khi ký hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ số

26/HĐ-NCKH&PTCN ký ngày 18/7/2017 giữa Sở Khoa học và Công nghệ với
Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm tiến hành triển khai các nội dung của
dự án. Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm ra quyết định số 461/QĐ-CĐTP
ngày 29 tháng 9 năm 2017 về việc thành lập Ban quản lý dự án. Thành viên ban
quản lý bao gồm:
Bảng 2.1. Danh sách thành viên Ban quản lý dự án
Đơn vị

Chức vụ

1. Đ/c Đinh Đức Lương

Phó Hiệu trưởng

- Trưởng ban

2. Đ/c Đào Thị Việt Hà

TP. Quản lý Khoa học

- Phó trưởng ban

3. Đ/c Phạm Thị Nhung

TP. Tài chính – Kế toán

- Ủy viên

4. Đ/c Phùng Trọng Thọ


Phòng Quản lý Khoa học

- Ủy viên

5. Đ/c Trần Duy Hiền

Phòng Tài chính – Kế toán

- Ủy viên

6. Đ/c Nguyễn Tường Vân

Phòng Tài chính – Kế toán

- Ủy viên

Họ và tên

Ban quản lý dự án có chức năng và nhiệm vụ tổ chức triển khai, kiểm tra, giám
sát, đôn đốc triển khai dự án theo đúng nội dung, tiến độ được duyệt và đảm bảo chất
lượng hiệu quả cao nhất (bao gồm cả nội dung công việc và tài chính), tham mưu, báo
cáo tình hình thực hiện triển khai dự án cho Cơ quan chủ trì và các cơ quan có thẩm
quyền.
3. Địa điểm, đối tƣợng tiếp nhận và triển khai thực hiện các nội dung của dự án
Để xây dựng mô hình dự án đạt kết quả cao, Hiệu trưởng và Ban quản lý dự
án giao cho Trung tâm Công nghệ Sinh học là đơn vị để tiếp nhận chuyển giao các
quy trình công nghệ; phối hợp với chuyên gia của Viện Công nghệ Sinh học Lâm
nghiệp trong quá trình nghiên cứu thử nghiệm nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo
trên môi trường giá thể tổng hợp.
Địa điểm thực hiện xây dựng mô hình nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo

được triển khai tại phòng thí nghiệm của Trung tâm Công nghệ Sinh học, trường
Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm.
21


×