Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHỨNG NHẬN HỢP QUY SẢN PHẨM, HÀNG HÓA VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.87 KB, 18 trang )

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHỨNG NHẬN HỢP QUY
SẢN PHẨM, HÀNG HÓA VẬT LIỆU XÂY DỰNG
ThS. Nguyễn Lê Thi, ThS. Hoàng Thị Kiều Nga
QUATEST 3
1. GIỚI THIỆU
Chất lượng sản phẩm, hàng hóa nói chung và sản phẩm, hàng hóa vật liệu
xây dựng nói riêng luôn là vấn đề quan tâm không chỉ của nhà sản xuất, người
tiêu dùng, của các cơ quan quản lý mà cả toàn xã hội. Để đảm bảo chất lượng
sản phẩm, thông thường nhà sản xuất cần phải đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng
cho sản phẩm của mình. Theo quy định của Việt Nam và thông lệ quốc tế, sản
phẩm hàng hóa có thể áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn cơ sở
(TCCS) hay các tiêu chuẩn nước ngoài, hoặc tiêu chuẩn quốc tế. Việc lựa chọn
tiêu chuẩn nào để áp dụng là hoàn toàn tự nguyện của nhà sản xuất. Tuy nhiên,
theo quy định hiện hành, để sản phẩm hàng hóa được tự do lưu thông, mua bán,
trao đổi thì chúng cần được nhà sản xuất, nhà nhập khẩu công bố chất lượng
hàng hóa (công bố tiêu chuẩn áp dụng).
Đối với các sản phẩm hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn trong điều
kiện vận chuyển, lưu giữ, sử dụng có tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho con người,
cho công trình và cho môi trường xung quanh (sản phẩm thuộc nhóm 2) thì các
Bộ quản lý chuyên ngành hay các địa phương trực thuộc trung ương sẽ quy định
cụ thể các tiêu chuẩn kỹ thuật và ban hành dưới dạng Quy Chuẩn Quốc Gia
(QCVN) hay Quy chuẩn Địa phương (QCĐP) và yêu cầu bắt buộc áp dụng.
Như vậy, những hoạt động quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng, an
toàn của sản phẩm hàng hóa là:
- Tự nguyện: chứng nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn –
Chứng nhận hợp chuẩn (CNHC) và/ hoặc công bố hợp chuẩn.
- Bắt buộc: chứng nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp quy chuẩn – Chứng
nhận hợp quy (CNHQ) và công bố hợp quy.
Cả hai hoạt động trên có quan hệ mật thiết và hầu như dựa trên các quy
trình, phương thức chứng nhận tương tự nhau. Tuy nhiên, xét về quá trình,
những hoạt động này được thiết lập theo những nguyên tắc, cơ sở và các hoạt


động riêng biệt. CNHQ và công bố hợp quy đã trở thành một phần chính yếu
của hệ thống hàng rào kỹ thuật, đảm bảo an toàn khi sử dụng sản phẩm của từng
quốc gia còn CNHC được sử dụng rộng rãi trong việc bảo đảm chất lượng và
lưu thông sản phẩm hàng hóa. Các cơ quan sử dụng sản phẩm hàng hóa xem
việc CNHC và/ hoặc công bố hợp chuẩn như là hoạt động cơ bản để cung cấp
bằng chứng về chất lượng của sản phẩm hàng hóa còn CNHQ và công bố hợp
quy cung cấp bằng chứng về độ an toàn, đáp ứng yêu cầu pháp lý của sản phẩm
hàng hóa trước khi sử dụng.
Hoạt động CNHQ sản phẩm hàng hóa VLXD và công bố hợp quy là một
hoạt động theo quy định của pháp luật, hướng tới mục tiêu chung là quản lý chất
82


lượng vật liệu xây dựng, một phần không nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng công
trình. Hoạt động này cũng là một trong những biện pháp vừa tăng cường sự vai
trò quản lý của nhà nước vừa nâng cao nhận thức của tất cả các doanh nghiệp,
đơn vị cá nhân có sản xuất kinh doanh nhập khẩu và lưu thông mặt hàng vật liệu
xây dựng trong nước Việt Nam, tiến tới hòa nhập với quốc tế về mặt bằng chất
lượng chung.
Tuy nhiên, việc nhận ra sự cần thiết và quan trọng của CNHQ và công bố
hợp quy vẫn chưa được đánh giá đúng nên việc áp dụng chưa thực sự sâu rộng.
Do vậy, cần tổ chức rất nhiều hoạt động để giới thiệu nhằm giúp doanh nghiệp
hiểu rộng rãi hơn về các quy định liên quan đến hợp chuẩn, hợp quy để nâng cao
nhận thức về ý nghĩa của việc quản lý chất lượng vật liệu xây dựng cũng như
ảnh hưởng của công tác này đến định hướng phát triển chung của ngành vật liệu
xây dựng nước ta.
Thông qua bài viết về thực hiện CNHQ cho sản phẩn hàng hóa VLXD
này, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy nhận thức, hiểu biết và tạo điều
kiện cho những nhà sản xuất có sản phẩm chất lượng đi vào thị trường và phát
triển, hạn chế những sản phẩm kém chất lượng cũng như xây dựng hàng rào kỹ

thuật để bảo vệ nền sản xuất vật liệu xây dựng trong nước.
2. PHÂN BIỆT GIỮA CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN VÀ CHỨNG
NHẬN HỢP QUY
2.1 Chứng nhận hợp chuẩn (Product Certification)
CNHC (còn gọi là chứng nhận tự nguyện): là việc xác nhận đối tượng của
hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng (khoản 6
điều 3- Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật). CNHC về nguyên tắc là hoạt
động tự nguyện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp theo yêu cầu của khách
hàng thì nó trở thành bắt buộc.
Tiêu chuẩn dùng để CNHC là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn
quốc tế (ISO, IEC, Codex, …); tiêu chuẩn khu vực (EN,…); hoặc tiêu chuẩn
nước ngoài (BS (Anh), JIS (Nhật), GB (Trung Quốc), v.v… Xin lưu ý là hiện
tại, chưa thực hiện việc CNHC cho các sản phẩm hàng hóa áp dụng TCCS.
Công bố hợp chuẩn: là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của
hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng” (Trích
khoản 8 điều 3- Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật) hay cụ thể hơn: là việc
tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường
phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng (Điều 3 khoản 1 thông tư 28/2012/TTBKHCN).
2.2 Chứng nhận hợp quy (Mandatory Product Certification)
CNHQ (còn gọi là chứng nhận bắt buộc): là việc xác nhận đối tượng của
hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật
tương ứng”. (Trích khoản 7 điều 3- Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật) hay
cụ thể hơn là việc xác nhận sản phẩm, hàng hóa VLXD phù hợp với quy chuẩn
83


kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được chuyển thành
các quy chuẩn kỹ thuật (khoản 1 Điều 3 – Thông tư số 21/2010/TT-BXD).
CNHQ được thực hiện một cách bắt buộc.
Công bố hợp quy: là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa,

dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn tương ứng (Điều 3 khoản
2 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN)
Quy chuẩn kỹ thuật: là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và
yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các
đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xa hội phải tuân thủ để bảo đảm an
toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường, bảo vệ
lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yếu cầu cần
thiết khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng (khoản 2 điều 3-Luật Tiêu chuẩn và
Quy chuẩn kỹ thuật).
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới
dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. “Quy chuẩn kỹ thuật dùng để chứng nhận
hợp quy là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương đáp ứng
yêu cầu quy định tại Điều 42 của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Cần lưu ý là thông thường yêu cầu chất lượng của sản phẩm theo tiêu
chuẩn không được thấp hơn các quy định kỹ thuật tương ứng cho cùng loại sản
phẩm nêu trong quy chuẩn.
2.3 So sánh hệ thống
Nhược điểm của CNHQ là không kiểm tra đầy đủ các chỉ tiêu thể hiện
chất lượng của sản phẩm mà chỉ quan tâm mức tối thiểu, liên quan đến an toàn
khi sử dụng sản phẩm hàng hóa theo các yêu cầu riêng biệt.
Về phương diện so sánh một cách hệ thống, CNHC được xem như một
quy trình cơ bản quan trọng đối với các hoạt động đảm bảo chất lượng sản phẩm
hàng hóa và ngay cả đối với việc ứng dụng trong các quy định của hợp đồng
thương mại và sản xuất công nghiệp. CNHC chuẩn hầu như không chỉ giới hạn
trong đánh giá các chỉ tiêu chất lượng cụ thể của sản phẩm mà còn đòi hỏi kiến
thức chuyên sâu của người đánh giá trong việc thực hiện xem xét hệ thống quản
lý và đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tại cơ sở sản xuất.
Theo như định nghĩa và những sự giải thích trên, Bảng 1 so sánh cơ sở,
mục tiêu, điều kiện… và những hoạt động chủ yếu của CNHC và CNHQ.


84


Bảng 1

Chứng nhận hợp chuẩn

Chứng nhận hợp quy

Nội dung

Cơ sở

Những quy định kỹ thuật, Những quy định kỹ thuật,
tiêu chuẩn, những nhu cầu QCVN, yêu cầu pháp lý
của khách hàng

Mục tiêu

Đảm bảo chất lượng sản
phẩm nằm trong phạm vi sai
số cho phép theo phương
pháp kiểm tra đã xác định
Sự thừa nhận rộng rãi kết
quả kiểm tra chất lượng

Đảm bảo những yêu cầu an toàn
của sản phẩm được đáp ứng
theo phương pháp kiểm tra đã

xác định đồng thời thiết lập
hàng rào kỹ thuật
Chấp nhận để sử dụng trong
vùng an toàn đã ấn định

Điều
kiện Sản phẩm hàng hóa nên Sản phẩm hàng hóa phải được
tiên quyết
được CNHC
CNHQ
Điều
kiện Đăng ký hoạt động khoa Do cơ quan quản lý nhà nước
hoạt động
học công nghệ theo luật
chuyên ngành chỉ định
Chuẩn mực ISO/IEC 17065:2012
công nhận

Theo các quy trình bắt buộc do
cơ quan nhà nước chỉ định

Đánh
giá, Các tổ chức công nhận Cơ quan chỉ định/ quản lý tại
kiểm tra định (BoA)
địa phương
kỳ
Kết quả

Ban hành giấy CNHC


Ban hành giấy CNHQ
Dấu/ tem phù hợp tiêu
Dấu/ tem phù hợp quy chuẩn
chuẩn

Hiệu lực của Trong khoảng thời gian giữa Trong khoảng thời gian giữa 2
kết quả
2 kỳ đánh giá CNHC và kỳ đánh giá CNHQ và giám sát
giám sát định kỳ
định kỳ

85


2.4 Lợi ích khi chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn/ hợp quy
a) Các lợi ích của nhà sản xuất

- Có cơ sở để đánh giá chính xác chất lượng sản phẩm. Cung cấp thông
tin, dữ liệu tin cậy để cải tiến chất lượng, tăng năng suất để nâng cao khả năng
cạnh tranh.
- Nhà sản xuất/doanh nghiệp được sử dụng dấu chất lượng (do tổ chức
chứng nhận cấp) trực tiếp trên sản phẩm hay bao bì của sản phẩm, trên các tài
liệu kỹ thuật hay các tài liệu có liên quan của sản phẩm nhằm mục đích quảng
bá cho sản phẩm.
- Được sử dụng giấy chứng nhận (do tổ chức chứng nhận cấp) khi tham
gia thầu/đấu thầu hay khi cung cấp sản phẩm vào các dự án, công trình, hệ thống
của các lĩnh vực/ngành có liên quan.
- Dấu chất lượng trên sản phẩm tạo được niềm tin đối với người tiêu
dùng về chất lượng sản phẩm đã được đánh giá/xác nhận bởi tổ chức chứng
nhận bên thứ ba (ví dụ QUATEST 3), giúp sản phẩm dễ dàng được người tiêu

dùng chọn lựa và tín nhiệm.
- Giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần của sản phẩm
trên thị trường.
- Giúp nâng cao uy tín cho thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm.
- Giúp giảm chi phí kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm nhiều lần
- Giúp sản phẩm đáp ứng yêu cầu pháp lý và có thuận lợi khi vào thị
trường các nước thông qua các thỏa thuận song phương, đa phương với các
nước mà Việt Nam tham gia.
b) Các lợi ích của cơ quan quản lý

- Quản lý được chất lượng, tính năng an toàn để từng bước nâng cao chất
lượng của sản phẩm hàng hóa.
- Có nền tảng và thông tin để xây dựng cơ chế và chính sách điều tiết thị
trường phù hợp.
- Không mất thời gian và chi phí đánh giá năng lực các nhà sản xuất, nhà
cung cấp
c) Các lợi ích của người tiêu dùng và cộng đồng

- Dễ nhận biết để sử dụng sản phẩm có chất lượng và an toàn.
- Có cơ hội so sánh, lựa chọn nhà sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu có uy
tín qua việc tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng với các thông tin công khai minh
bạch về sản phẩm.
- Giảm thiểu nguy cơ sử dụng sản phẩm ảnh hưởng đến tính mạng, tài
sản; đến cộng đồng hiện tại và tương lai.
3. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHỨNG NHẬN HỢP QUY
86


3.1 Nguyên tắc
Các sản phẩm hàng hóa phải được kiểm tra, đánh giá trước khi đưa vào

lưu thông, sử dụng. Các chỉ tiêu chất lượng này phải phù hợp với các quy định
kỹ thuật nêu tại QCVN tương ứng. Hầu hết các chỉ tiêu quy định tại các QCVN
đều có kiểm tra trên mẫu điển hình hay mẫu đại diện lấy từ lô hàng.
Theo khoản 1, Điều 5 – Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN thì việc đánh
giá sự phù hợp được thực hiện theo một trong những phương thức sau đây:
a) Phương thức 1: Thử nghiệm mẫu điển hình
b) Phương thức 2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản

xuất, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường
c) Phương thức 3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản

xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh
giá quá trình sản xuất
d) Phương thức 4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản

xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất và trên thị trường kết
hợp với đánh giá quá trình sản xuất
e) Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản

xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị
trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất
f) Phương thức 6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý
g) Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa
h) Phương thức 8: Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng

hóa
QCVN 16:2014/BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Sản phẩm,
hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành theo Thông tư số 15/2014/TT-BXD ngày
15 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày
01/11/2014 và thay thế QCVN 16:2011/BXD ban hành theo Thông tư số

11/2011/TT-BXD ngày 30/8/2011 của Bộ Xây dựng.
Các nhóm hàng hóa vật liệu xây dựng thuộc danh mục quy định tại Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2014/BXD, bao gồm 10 nhóm sản phẩm sau:
- Nhóm sản phẩm clanhke xi măng và xi măng.
- Nhóm sản phẩm kính xây dựng.
- Nhóm sản phẩm phụ gia cho xi măng, bê tông và vữa.
- Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng
hợp; sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm định hình; ống nhựa polyvinyl
clorua không hóa dẻo (PVC-U) và sản phẩm trên cơ sở gỗ.
- Nhóm sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm và vật liệu xảm khe.
- Nhóm sản phẩm gạch, đá ốp lát.
87


- Nhóm sản phẩm sứ vệ sinh.
- Nhóm sản phẩm cốt liệu cho bê tông và vữa.
- Nhóm sản phẩm cửa sổ, cửa đi.
- Nhóm sản phẩm vật liệu xây.
So với QCVN 16:2011/BXD thì QCVN 16:2014/BXD có thay đổi/bổ
sung một số nội dung chủ yếu sau:
- Phương thức chứng nhận: Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản
phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng được lựa chọn Phương thức đánh giá 5 hoặc
Phương thức đánh giá 7 theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012
của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp
quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
- Mở rộng thêm 4 nhóm sản phẩm mới bao gồm nhóm sản phẩm sứ vệ
sinh, nhóm sản phẩm cốt liệu cho bê tông và vữa, nhóm cửa sổ, cửa đi, nhóm
sản phẩm vật liệu xây.
- Các nhóm sản phẩm đã quy định trong QCVN 16:2011/BXD cũng
được bổ sung thêm sản phẩm mới, điều chỉnh chỉ tiêu chất lượng, cập nhật yêu

cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn mới, quy định về số lượng mẫu hoặc loại bỏ bớt sản
phẩm bắt buộc chứng nhận hợp quy, cụ thể như sau:
 Nhóm sản phẩm clanhke xi măng và xi măng: loại bỏ nhóm xi măng
nở và xi măng đóng rắn nhanh, điều chỉnh chỉ tiêu thử nghiệm các sản phẩm xi
măng còn lại.
 Nhóm sản phẩm kính xây dựng: loại bỏ kính gương và bổ sung kính
phủ bức xạ thấp; quy định quy cách mẫu cần phải nhập khẩu kèm theo lô hàng
được chứng nhận hợp quy; điều chỉnh chỉ tiêu thử nghiệm đối với kính màu hấp
thụ nhiệt, kính phủ phản quang, kính lưới cốt thép.
 Nhóm sản phẩm phụ gia cho xi măng, bê tông và vữa: nhóm phụ
gia hoạt tính (tự nhiên và nhân tạo) và phụ gia đầy cho bê tông được thể hiện
chung trong phụ gia khoáng cho bê tông đầm lăn – TCVN 8825:2011, bổ sung
phụ gia tro bay hoạt tính cho bê tông, vữa xây và xi măng.
 Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng
hợp; sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm định hình; ống nhựa polyvinyl clorua
không hóa dẻo (PVC-U) và sản phẩm trên cơ sở gỗ: loại bỏ sản phẩm Amiăng
crizôtin dùng cho sản xuất tấm sóng amiăng xi măng, Tấm lợp trên cơ sở chất
kết dính polymer gia cường sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp, ván gỗ dán và gỗ tự
nhiên đã qua xử lý; bổ sung thêm sản phẩm ván sàn gỗ nhân tạo.
 Nhóm sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm và vật liệu xảm khe: loại
bỏ sản phẩm sơn nhũ tương bitum polymer, sơn bitum cao su; điều chỉnh chỉ
tiêu thử nghiệm đối với sản phẩm tấm trải chống thấm trên cơ sở bitum biến tính
(bỏ chỉ tiêu độ bền kéo đứt và độ thấm nước thay bằng chỉ tiêu độ bền chọc
thủng động), sản phẩm băng chặn nước gốc PVC (thay đổi chỉ tiêu độ bền hóa
chất); bổ sung sản phẩm bột bả tường gốc ximăng poóc lăng, sơn epoxy, vật liệu
chống thấm gốc xi măng – polymer.
88


 Nhóm sản phẩm gạch, đá ốp lát: quy định chi tiết hơn về số lượng

mẫu lấy cho từng nhóm kích thước và chủng loại gạch ốp lát; điều chỉnh chỉ tiêu
thử nghiệm cụ thể hơn cho từng chủng loại gạch ốp lát, điều chỉnh chỉ tiêu thử
nghiệm cho sản phẩm gạch terrazzo, đá ốp lát tự nhiên; bổ sung sản phẩm Gạch
gốm ốp lát – Gạch ngoại thất Mosaic.
Ngoài ra, lưu ý nhóm Thép làm cốt bê tông thuộc QCVN
07:2011/BKHCN và các loại thép dùng trong xây dựng, công nghiệp còn lại cần
đáp ứng yêu cầu của Thông tư 44/2013/TT-BCT-BKHCN.
3.2 Thực hiện
a) Phương thức chứng nhận hợp quy theo quy định tại QCVN

16:2014/BXD. Theo quy định tại QCVN 16:2014/BXD thì phương thức đánh
giá sự phù hợp được tiến hành như sau:
- Phương thức 5: Được áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có Chứng
chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Hiệu lực của giấy
Chứng nhận hợp quy: 01 năm đối với sản phẩm nhập khẩu; 03 năm đối với sản
phẩm được đánh giá tại nơi sản xuất và giám sát hàng năm thông qua việc thử
nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường
- Phương thức 7: Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu
trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện của lô sản phẩm. Giấy Chứng
nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với từng lô sản phẩm
b) Phương thức chứng nhận hợp quy theo quy định tại Thông tư số

21/2011/TT-BKHCN ngày 22/09/2011:
- Đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong nước phương
thức đánh giá sự phù hợp thực hiện theo phương thức 5 (phụ lục 2 -Thông tư số
28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ).
- Đối với nhóm sản phẩm hàng hóa được nhập khẩu và tiêu thụ sử dụng
trong nước thực hiện theo phương thức 7 (phụ lục 2 - Thông tư số 28/2012/TTBKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ).
c) Quy trình thực hiện:


Các Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2, 3
(QUATEST), Trung tâm chứng nhận sự phù hợp (QUACERT) thuộc Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và một số đơn vị khác như Viện Vật liệu xây
dựng, Coninco, Vinacontrol… được Bộ Xây dựng chỉ định có thể được xem là
đáp ứng yêu cầu về tổ chức CNHQ cho sản phẩm hàng hóa VLXD.
Trong số các đơn vị đã được Bộ Xây dựng chỉ định này, hầu hết đều đặt
trụ sở/ chi nhánh ở các thành phố lớn như Hà nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…
Ở khu vực Tây Nguyên và Miền Tây Nam Bộ hầu như chưa có đơn vị CNHQ
nào được chỉ định. Danh sách các Tổ chức CNHQ đã được chỉ định thực hiện
QCVN 16:2011/BXD và phạm vi CNHQ của các tổ chức này được nêu chi tiết ở
Phụ lục đính kèm. Các đơn vị được chỉ định thực hiện công tác chứng nhận hợp
89


quy vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2011/BXD sẽ tiếp tục thực hiện công tác
này cho các sản phẩm tương tự khi QCVN 16:2014/BXD có hiệu lực. Đối với
các sản phẩm mới/ có thay đổi chỉ tiêu kiểm tra, Bộ Xây dựng sẽ xem xét hồ sơ,
đánh giá và có quyết định chỉ định thực hiện CNHQ tiếp theo.
Quy trình thực hiện CNHQ thông thường gồm các bước sau:
1- Khách hàng yêu cầu CNHQ và gửi hồ sơ, tài liệu liên quan đến sản
phẩm hàng hóa cần CNHQ.
2- Tổ chức CNHQ xem xét hồ sơ, tài liệu.
3- Thỏa thuận điều kiện CNHQ: thời gian, địa điểm, phương thức, chi
phí…
4- Thực hiện việc đánh giá, kiểm tra:
a. Đánh giá điều kiện sản xuất và đảm bảo chất lượng, kết hợp lấy mẫu
sản phẩm điển hình tại nơi sản xuất để thử nghiệm (đối với phương thức 5),
hoặc
b. Kiểm tra thực tế lô hàng, lấy mẫu sản phẩm điển hình từ lô hàng để thử
nghiệm (phương thức 7).

5- Thử nghiệm trên mẫu điển hình theo yêu cầu của tiêu chuẩn chứng
nhận.
6- Báo cáo kết quả đánh giá kết quả.
7- Xem xét, phê duyệt báo cáo.
8- Cấp Giấy CNHQ và Dấu hợp quy (CR) cho sản phẩm phù hợp.
9- Giám sát định kỳ sau chứng nhận (đối với phương thức 5) và lưu hồ sơ
lịch sử chất lượng hàng hóa.
Ngoài ra, các quy trình CNHQ cũng có quy định riêng về xử lý các vi
phạm liên quan đến sử dụng Giấy chứng nhận hợp quy, Dấu hợp quy và vi phạm
về chất lượng sản phẩm hoặc hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm.
Trên thực tế, mặc dù đã có quy định về phương thức CNHQ cho sản
phẩm, hàng hóa VLXD như đã nêu trên nhưng quy trình đánh giá, hồ sơ yêu
cầu, trình độ chuyên gia, thời gian thực hiện, chi phí… ở các tổ chức CNHQ có
khác nhau. Hình 1 và Hình 2 dưới đây lần lượt thể hiện quy trình CNHQ và dấu
hợp quy cho sản phẩm hàng hóa VLXD theo phương thức 5 và phương thức 7
của QUATEST 3.

90


Hình 1: Quy trình CNHQ phương thức 5 của QUATEST 3
91


0025/N6.13/CR-KT3

Hình 2: Quy trình CNHQ phương thức 7 của QUATEST 3
92



4. XỬ LÝ VI PHẠM VỀ CHỨNG NHẬN HỢP QUY
Các quy định xử lý hành vi vi phạm và xử phạt liên quan chứng nhận hợp
quy, công bố hợp quy được thực hiện theo theo quy định tại Nghị định số
80/2013/NĐ-CP và Nghị định số 121/2013/NĐ-CP.
Trong báo cáo này, chúng tôi chỉ nêu các hành vi vi phạm và các quy định
xử phạt chủ yếu được thể hiện tại Điều 19. Vi phạm quy định về hợp quy;
Điều 20. Vi phạm về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường và Điều 24.
Hành vi giả mạo liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng
sản phẩm, hàng hóa của Nghị định số 80/2013/NĐ-CP - Quy định về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm,
hàng hóa ban hành ngày 19/07/2013. Trong đó, cần lưu ý các điểm sau:
4.1. Các hành vi vi phạm

a) Trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải

công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng:
- Không lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy theo quy định;
- Không thông báo bằng văn bản và gửi cho cơ quan có thẩm quyền các
tài liệu liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định;
- Không thông báo trên các phương tiện thông tin về công bố hợp quy
sản phẩm, hàng hóa để người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận;
- Không cung cấp bản sao giấy chứng nhận hợp quy, thông báo tiếp nhận
bản công bố hợp quy theo quy định cho tổ chức, cá nhân bán sản phẩm, hàng
hóa
- Không thực hiện công bố hợp quy;
- Không đăng ký hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký kinh doanh;
- Không duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định
kỳ theo quy định;
- Không sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công

bố hợp quy theo quy định khi đưa ra lưu thông trên thị trường;
- Không tự thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời khi phát hiện
hàng hóa của mình đang lưu thông hoặc đã đưa vào sử dụng có chất lượng
không phù hợp công bố hợp quy hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
- Không thực hiện lại việc công bố khi có sự thay đổi về nội dung của hồ
sơ công bố hợp quy đã đăng ký hoặc có sự thay đổi về tính năng, công dụng, đặc
điểm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã công bố hợp quy.
b) Trong lưu thông hàng hóa trên thị trường:

- Bán sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy định của
quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
93


- Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn
tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với quy định của quy chuẩn
kỹ thuật tương ứng;
- Giả mạo dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy hoặc chứng nhận hợp chuẩn hoặc
chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy để ghi, gắn lên sản
phẩm, hàng hóa hoặc các tài liệu kèm theo;
- Giả mạo kết quả thử nghiệm hoặc kết quả kiểm tra hoặc kết quả giám
định hoặc kết quả kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4.2. Các hình thức xử phạt

a) Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo

lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong
các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
b) Hình thức xử phạt bổ sung:


- Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy từ 01 tháng
đến 03 tháng, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp từ 01 tháng đến 06 tháng.
- Tịch thu để tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo an toàn sử
dụng cho người.
c) Biện pháp khắc phục hậu quả:

- Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa;
- Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp đang
lưu thông trên thị trường hoặc buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc buộc tái chế
hoặc buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa hoặc buộc tái xuất sản phẩm, hàng hóa
nhập khẩu;
- Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế đối với hành vi vi
phạm quy định;
- Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm đã ghi, gắn lên sản phẩm, hàng hóa hoặc
các tài liệu kèm theo. Trường hợp không loại bỏ được yếu tố vi phạm thì buộc
tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa vi phạm.
5. KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

a) Chứng nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn – Chứng nhận hợp

chuẩn (CNHC) là một hoạt động tự nguyện còn chứng nhận sản phẩm hàng hóa
phù hợp quy chuẩn – Chứng nhận hợp quy (CNHQ) là một hoạt động bắt buộc.
b) CNHC và CNHQ là hai hoạt động có quan hệ mật thiết và hầu như dựa

trên các quy trình, phương thức chứng nhận tương tự nhau. Tuy nhiên, xét về
quá trình, những hoạt động này được thiết lập theo những nguyên tắc, cơ sở và
các hoạt động riêng biệt.
94



c) Công bố hợp chuẩn và công bố hợp quy là các điều kiện tiên quyết để

đưa sản phẩm hàng hóa ra thị trường.
d) Hoạt động CNHQ và CNHQ không những đem lại lợi ích thiết thực cho

nhà sản xuất, doanh nghiệp; cơ quan quản lý và người tiêu dùng nói chung.
e) Danh mục quy định tại QCVN 16:2014/BXD cho sản phẩm hàng hóa

VLXD bao gồm 10 nhóm hàng hóa. Bộ Xây dựng quy định áp dụng phương
thức 5 và phương thức 7 để đánh giá sự phù hợp cho công tác CNHQ.
f) Hoạt động CNHQ là một hoạt động dịch vụ, khách hàng có thể lựa

chọn các tổ chức được chỉ định để CNHQ cho sản phẩm hàng hóa của mình.
Quy trình CNHQ ở các tổ chức khác nhau có thể khác nhau nhưng thông thường
gồm các bước: nhận yêu cầu, xem xét, đánh giá, thử nghiệm… và cấp Giấy
CNHQ - dấu hợp quy cho sản phẩm phù hợp. Ngoài ra, các quy trình CNHQ
cũng có quy định về giám sát định kỳ và xử lý các vi phạm.
g) Các quy định xử lý hành vi vi phạm và xử phạt liên quan chứng nhận

hợp quy, công bố hợp quy được thực hiện theo theo quy định tại Nghị định số
80/2013/NĐ-CP tương đối chi tiết hơn so với Nghị định số 121/2013/NĐ-CP.
5.2. Kiến nghị

a) Trong quá trình áp dụng QCVN 16:2014/BXD trong thời gian sắp tới

cần lưu ý các vấn đề bất cập về: phân biệt đối xử đối với hàng hóa sản xuất
trong nước và hàng nhập khẩu, các tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật chưa cập
nhật, lựa chọn sản phẩm và chỉ tiêu an toàn, chưa phản ánh đúng bản chất

hàng hóa…
b) Cơ sở sản xuất sản phẩm hàng hóa VLXD trong nước có thể xem xét

lựa chọn, đề nghị tổ chức đánh giá sự phù hợp đánh giá và cấp đồng thời
CNHC và CNHQ cho cùng sản phẩm với chi phí gia tăng không đáng kể
(chủ yếu là chi phí thử nghiệm).

95


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].
[2].
[3].

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày
29/06/2006;
Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý
chất lượng công trình xây dựng;

[4].

Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất
động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh VLXD; quản lý công trình hạ
tần kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở;

[5].


Nghị định số 80/2013/NĐ-CP - Quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ban
hành ngày 19/07/2013;

[6].

Thông tư số 18/2010/TT-BXD ngày 15/10/2010 của Bộ Xây dựng quy
định việc áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong hoạt động xây dựng;

[7].

Thông tư số 21/2010/TT-BXD ngày 16/11/2010 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa
VLXD;

[8].

Thông tư số 15/2014/TT-BXD ngày 15/09/2014 của Bộ Xây dựng ban
hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây
dựng QCVN 16:2014/BXD;

[9].

Thông tư số 21/2011/TT-BKHCN ngày 22/09/2011 của Bộ Khoa học và
Công nghệ về ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép làm cốt bê
tông”;

[10]. Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và

Công nghệ về việc ban hành “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng

nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy”;
[11]. Thông tư 13/2013/TT-BKHCN ngày 12/04/2013 của Bộ Khoa học và

Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều cảu Thông tư số
21/2011/TT-BKHCN, Thông tư số 10/2012/TT-BKHCN và thông tư số
11/2012/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
[12]. Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/07/2013 của Bộ Xây dựng quy

định chi tiết một số nội dụng về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
[13]. Thông tư liên tịch số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2013 của

Bộ trưởng Bộ Công thương - Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về
quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu;
[14]. Chỉ thị số 23/2011/CT-UBND ngày 12/07/2011 của UBND TP. Hồ Chí

Minh về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa VLXD trên địa bàn TP.
Hồ Chí Minh.
96


PHỤ LỤC
DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN HỢP QUY
ĐƯỢC BỘ XÂY DỰNG CHỈ ĐỊNH THỰC HIỆN QCVN 16:2011/BXD
ST
T

1

2


3

4

5

Tên tổ chức

Địa chỉ

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng
3 – QUATEST 3 (*)
(Quyết định chỉ định 161/QĐBXD ngày 30/12/2011 của Bộ
Xây dựng)

49
Pasteur,
P.
Nguyễn Thái Bình,
Quận 1, TP. Hồ Chí
Minh

Viện Vật liệu Xây dựng-Bộ
Xây dựng
(Quyết định chỉ định số
1066/QĐ_BXD
ngày
20/12/2011 của Bộ Xây dựng


Trung tâm chứng nhận sự
phù hợp- QUACERT (*)
(Quyết định chỉ định số
1065/QĐ-BXD
ngày
20/12/2011 và số 1031/QĐBXD ngày 13/11/2012 của Bộ
Xây dựng
Công ty Cổ phần Tư vấn
Công nghệ Thiết bị và Kiểm
định xây dựng CONINCO
(Quyết định chỉ định số
1065/QĐ-BXD
ngày
20/12/2011 và số 1031/QĐBXD ngày 13/11/2012 của Bộ
Xây dựng)
Viện Khoa học Công nghệ
Xây dựng (IBST)
(Quyết định chỉ định số
914/QĐ-BXD
ngày

Phạm vi chứng
nhận hợp quy

Cả sáu nhóm
của
QCVN
16:2011/BXD
và thép cốt bê
tông theo thông

tư 21/2011/TTBKHCN,
QCVN
7:2011/BKHCN
Trụ sở chính: số Cả sáu nhóm
235, Nguyễn Trãi, của
QCVN
quận Thanh Xuân, 16:2011/BXD
Hà Nội.
Văn phòng: 23
đường 12, KP4,
P.Bình An, Quận 2,
TP. Hồ Chí Minh.
Trụ sở chính: số 8 Nhóm clanhke
Hoàng Quốc Việt, xi măng và xi
Cầu Giấy, Hà Nội
măng
Chi nhánh: Số 40 Nhóm phụ gia
Nguyễn Hiến Lê, cho xi măng và
Phường 13, Quận bê tông
Tân Bình, TP. Hồ
Chí Minh
Trụ sở chính: số 4 Kính xây dựng
Phố Tôn Thất Tung, và gạch ốp lát
Quận Đống Đa, Hà
Nội
Chi nhánh: Số 34,
đường Phổ Quang,
quận Tân Bình, TP.
Hồ Chí Minh
Trụ sở chính: Số 81 Nhóm Clanhke

Trần Cung, phường xi măng và xi
Nghĩa Tân, quận măng
Cầu Giấy, TP. Hà Nhóm phụ gia
97


ST
T

Tên tổ chức

Địa chỉ

26/09/2013 của Bộ Xây dựng) Nội

6

Công ty CP Chứng nhận và
Kiểm định Vinacontrol
(Theo Quyết định chỉ định số
433/QĐ-BXD
ngày
25/04/2013 của Bộ Xây dựng)

7

Chi nhánh Tổng Công ty
Xây dựng Công trình Hàng
không ACC – Xí nghiệp Tư
vấn và Kiểm định chất

lượng ACC
(Theo Quyết định chỉ định số
919/QĐ-BXD ngày 16/7/2014
của Bộ Xây dựng)

8

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng
2 – QUATEST 2 (*)
(Theo quyết định 433/QĐBXD ngày 13/11/2012 của Bộ
Xây dựng)

Trụ sở chính: 54
Trần Nhân Tông,
Phường
Nguyễn
Du, Hai Bà Trưng,
Hà Nội.
Chi nhánh: 115
Trần Quốc Thảo,
Phường 7, Quận 3,
TP. Hồ Chí Minh.
Số 178
đường
Trường
Chinh,
phường
Khương
Thượng, quận Đống

Đa và số 3 phố
Thượng
Thụy,
phường
Phú
Thượng, quận Tây
Hồ, thành phố Hà
Nội.
Văn phòng: số 31,
đường
Số
3,
phường Cát Lái,
quận 2, TP. Hồ Chí
Minh.
Số 97 Lý Thái Tổ,
phường Thanh Khê,
Tp. Đà Nẵng

Phạm vi chứng
nhận hợp quy
cho xi măng và
bê tông
Nhóm sản phẩm
sơn, vật liệu
chống thấm, vật
liệu xảm khe
Nhóm Clanhke
xi măng và xi
măng

Nhóm phụ gia
cho xi măng và
bê tông
Nhóm sản phẩm
gạch, đá ốp lát
Nhóm sản phẩm
gạch, đá ốp lát

Nhóm Clanhke
xi măng và xi
măng
Nhóm sản phẩm
kính xây dựng
Nhóm sản phẩm
phụ gia cho xi
măng và bê
tông
Nhóm sản phẩm
vật liệu xây
98


ST
T

9

Tên tổ chức

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ

Khoa học và Công nghệ
(thuộc Sở Khoa học và Công
nghệ tỉnh Quảng Ninh)
(Theo quyết định 444/QĐBXD ngày 03/05/2013 của Bộ
Xây dựng)

Địa chỉ

Phạm vi chứng
nhận hợp quy

dựng chứa sợi
vô cơ, sợi hữu
cơ tổng hợp,
sản phẩm hợp
kim nhôm
Nhóm sản phẩm
gạch, đá ốp lát
Km5, Nguyễn Văn Nhóm sản phẩm
Cừ
clanhke
xi
TP. Hạ Long - măng và xi
măng
Quảng Ninh
Nhóm sản phẩm
gạch ốp lát

Chú thích: (*) Đã được chứng nhận phù hợp ISO/IEC 17065 cho chứng nhận sản phẩm


99



×