CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN CHI TIẾT MÁY
CÁC LỚP 44A, B, C, D, E HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011-2012
Nhóm 1 2 3 4 5 6 7
Câu hỏi
TL
Câu
1,2,3
Câu
4,5,6
Câu
7,8,9
Câu
10,11,12
Câu
13,14,15
Câu
16,17,18
Câu
18,19,20
1. Lấy ví dụ về CTM, cụm máy… để nêu bật đặc tính “hoàn chỉnh, độc lập”
của CTM?
2. Mục đích của việc chế tạo vỏ động cơ, thân máy (động cơ đốt trong, động cơ
điện....) có gân, gờ, cánh?
3. Lấy các ví dụ và phân tích để nêu bật tính có công dụng chung/công dụng
riêng của các CTM tương ứng?
4. So sánh giữa độ bền và độ cứng của CTM theo các tiêu điểm: Khái niệm,
dạng hỏng, cách tăng khả năng bền/ cứng… để thấy rõ sự khác nhau giữa
các chỉ tiêu này?
5. Bộ truyền bánh răng khi làm việc với tải trọng không đổi (mô men xoắn cần
truyền trên trục của bánh răng là không đổi), ứng suất trên răng bánh răng
thay đổi theo chu trình ổn định hay bất ổn định? Hãy vẽ biểu đồ ứng suất để
minh họa?
6. Tại sao cần sử dụng các đại lượng “Tải trọng danh nghĩa, tải trọng tương
đương và tải trọng tính toán”? Cách xác định các đại lượng này?
7. Lấy ví dụ, vẽ đồ thị ứng suất để nêu bật các quan hệ giữa tải trọng và ứng
suất:
- Tải trọng không thay đổi có thể gây nên ứng suất không đổi trong CTM.
- Tải trọng không thay đổi có thể gây nên ứng suất thay đổi.
- Tải trọng thay đổi gây nên ứng suất thay đổi và ngược lại tải thay đổi có
thể gây ứng suất không đổi?
8. Trong ngành chế tạo máy vấn đề tiêu chuẩn hóa có ý nghĩa như thế nào? Các
ngành khác có cần đến vấn đề này hay không? Tại sao? Lấy các ví dụ các
chi tiết máy có tính tiêu chuẩn hóa cao.
9. Khảo sát và vẽ đồ thị ứng suất (tiếp xúc và ứng suất uốn) trên bề mặt của 1
răng trong bộ truyền bánh răng. Trong trường hợp này chu kỳ ứng suất phụ
thuộc vào yếu tố nào?
10.Phân tích ý nghĩa của các điều kiện để áp dụng công thức Hec khi tính về
ứng suất tiếp xúc?
11.Phân tích những yêu cầu chủ yếu của tính công nghệ (một trong 5 yêu cầu
cơ bản của máy và chi tiết máy), phân tích cụ thể với trường hợp thiết kế
trục (ví dụ đã có trong giáo trình CTM)?
12. Giải thích tại sao vết hỏng do mỏi gây ra trên CTM thường gồm có 2 vùng
khác nhau (vùng ngoài chức các hạt nhỏ mịn, vùng trong chứa các hạt thô
hoặc các thớ kim loại)? Đề nghị sưu tầm một số hình ảnh thực tế vết hỏng vì
mỏi.
13.Cách xây dựng đồ thị đường cong mỏi? ý nghĩa của đồ thị đường cong mỏi
và đồ thị ứng suất giới hạn?
14. Chứng minh ứng suất tiếp xúc trong bộ truyền bánh ma sát trụ trong trường
hợp tiếp xúc ngoài lớn hơn trường hợp tiếp xúc trong (các bộ truyền có cùng
bán kính R
1
, R
2
(R
2
> R
1
) và chịu cùng tải trọng pháp tuyến F
N
, hình vẽ)?
15. Phân tích để chỉ ra tác nhân chính gây tróc rỗ bề mặt vì mỏi? Liên hệ tại sao
bộ truyền kín, bôi trơn tốt thì thường xảy ra dạng hỏng tróc rỗ bề mặt? Tại
sao phần lớn các bộ truyền vẫn được che kín và bôi trơn đầy đủ?
16. Theo bạn, chỉ tiêu nào là chủ yếu khi tính thiết kế CTM? Các chỉ tiêu khác
được quan tâm bằng cách nào? Lấy ví dụ minh họa?
17.Từ các công thức tính độ cứng bạn hãy biện luận và đưa ra các biện pháp
nâng cao độ cứng cho chi tiết máy và máy?
18.Bằng các biểu đồ phân bố ứng suất hãy chứng minh hình dáng kết cấu có
ảnh hưởng đến độ bền mỏi của CTM? Những giải pháp kết cấu để nâng cao
độ bền mỏi (minh họa bằng hình vẽ)?
19.Giải thích tại sao nhà sản xuất xe máy thường khuyến cáo:
- Không nên đi nhanh, tăng tốc đột ngột, chở quá tải trong khoảng
1000km đầu tiên.
F
n
F
n
R
1
R
2
n
1
n
2
F
n
F
n
R
1
R
2
n
1
n
2
Tiếp xúc trong
Tiếp xúc ngoài
- Nên thay dầu sớm hơn định kỳ (cho dù dầu vẫn tốt).
20.Trong thực tế trục vít thường làm bằng thép còn bánh vít thường làm bằng
hợp kim đồng, vận dụng những kiến thức đã học bạn hãy lý giải điều đó?