Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Đánh giá khả năng dự báo mưa cho TPHCM bằng WRF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 40 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MƯA LỚN GÂY NGẬP ÚNG
KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SẢN PHẨM
Nghiên cứu khả năng dự báo của mô hình số trị WRF đối với các
đợt mưa lớn ở Tp. Hồ Chí Minh

Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
Cơ quan thực hiện: Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và
Biến đổi Khí hậu
Người thực hiện: Nguyễn Văn Tín


Tp. Hồ Chí Minh 2018

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MƯA LỚN GÂY NGẬP ÚNG
KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SẢN PHẨM


Nghiên cứu khả năng dự báo của mô hình số trị WRF đối với các
đợt mưa lớn ở Tp. Hồ Chí Minh

Người thực hiện

Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Văn Tín

Nguyễn Văn Tín

Cơ quan thực hiện

Tp. Hồ Chí Minh 2018

2


MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................1
DANH SÁCH HÌNH.....................................................................................................2
DANH SÁCH BẢNG...................................................................................................3
1 MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 4
2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÁC MÔ HÌNH SỐ TRỊ.........................................5
2.1 Mô hình WRF - ARW.............................................................................................5
2.1.1 Sự tương tác giữa các thành phần vật lý trong mô hình WRF..............................6
2.1.2 Cấu trúc mô hình và các chương trình điều khiển................................................7
2.2 Ứng dụng WRF dự báo mưa...................................................................................8
3 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH WRF DỰ BÁO MỘT SỐ TRẬN MƯA LỚN.................10
3.1 Cấu hình động lực của WRF khu vực TP.HCM....................................................10

3.1.1 Điều kiện biên.....................................................................................................11
3.1.2 Điều kiện ban đầu...............................................................................................12
3.1.3 Cấu hình miền tính, lưới tính của mô hình WRF................................................13
3.2 Kết quả dự báo một số đợt mưa năm 2015 và 2016..............................................14
3.3. Kết quả dự báo một số đợt mưa lớn điển hình.................................................19
4 ĐÁNH GIÁ VÀ HIỆU CHỈNH KẾT QUẢ MÔ PHỎNG LƯỢNG MƯA.............24
4.1 Phương pháp đánh giá, hiệu chỉnh........................................................................24
4.2 Kết quả đánh giá sai số của mô hình.....................................................................25
4.3 Hiệu chỉnh kết quả mô hình..................................................................................25
5 TRÍCH XUẤT KẾT QUẢ MÔ HÌNH THEO VỊ TRÍ TRẠM ĐO MƯA...............26
5.1 Định dạng tệp tin đầu vào và kết quả mô hình WRF............................................26
5.1.1 Giới thiệu............................................................................................................ 26
5.1.2 Thành phần của một bộ dữ liệu NetCDF............................................................27
5.2 Chương trình triết xuất dữ liệu từ mô hình số.......................................................32
KÊT LUẬN................................................................................................................. 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................38

1


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Tương tác giữa các thành phần vật lý trong WRF.................................................7
Hình 2: Miền tính của mô hình WRF...............................................................................13
Hình 3: Lượng mưa dự báo và thực đo ngày 19-22/6/2015..............................................14
Hình 4: Lượng mưa dự báo và thực đo ngày 28-31/7/2015................................................14
Hình 5: Lượng mưa dự báo và thực đo ngày 15-18/8/2015..............................................15
Hình 7: Lượng mưa dự báo và thực đo ngày 22-25/10/2015............................................15
Hình 8: Lượng mưa dự báo và thực đo 16-19/5/2016......................................................16
Hình 8: Lượng mưa dự báo và thực đo 21-24/6/2016......................................................16
Hình 9: Lượng mưa dự báo và thực đo 25-28/7...............................................................17

Hình 10: Lượng mưa dự báo và thực đo 1-4/8/2016........................................................17
Hình 11: Lượng mưa dự báo và thực đo 10-13/8/2016....................................................18
Hình 12: Lượng mưa dự báo và thực đo 7-10/10/2016....................................................18
Hình 13: Lượng mưa dự báo và thực đo 25-28/10/2016..................................................19
Hình 14: Đợt mưa ngày 06/9/2014 mô phỏng từ WRF.....................................................20
Hình 15: Lượng mưa dự báo và thực đo ngày 05-08/9/2014............................................20
Hình 6: Lượng mưa dự báo và thực đo ngày 13-15/9/2015..............................................21
Hình 17: Đợt mưa ngày 26/8/2016 mô phỏng từ WRF.....................................................22
Hình 18: Lượng mưa dự báo và thực đo ngày 25-28/8/2018............................................22
Hình 19: Đợt mưa ngày 26/9/2016 mô phỏng từ WRF.....................................................23
Hình 20: Lượng mưa dự báo và thực đo 26-29/9/2016....................................................24
Hình 21: Mối quan hệ giữa chỉ số BIAS và lượng mưa dự báo từ WRF..........................26
Hình 22: Mô hình dữ liệu NetCDF nâng cao...................................................................28
Hình 23: Chương trình chạy tự động tải số liệu...............................................................34
Hình 24: Chuyển đổi dữ liệu wrfout_d0* sang dạng *.ctl................................................34
Hình 25: Cấu trúc dữ liệu dạng *.ctl................................................................................35
Hình 26: Chương trình tự động tính toán lượng mưa về trạm..........................................35
Hình 27 Chương trình tự động vẽ hình............................................................................36
DANH SÁCH BẢNG
2


Bảng 1 Cấu hình động lực, vật lý và phương pháp số của mô hình WRF........................10
Bảng 2 Số liệu của mô hình toàn cầu GFS (dạng số)......................................................12
Bảng 3 Lượn mưa ngày 26/09/2016 tại một số trạm........................................................23
Bảng 4 Chỉ số ME, MAE tại các trạm..............................................................................25

3



1

MỞ ĐẦU

Trong những năm trở lại đây ở Việt Nam, dự báo thời tiết đã có những bước
chuyển biến khá rõ rệt. Từ phương pháp dự báo thời tiết bằng phương pháp Synop
truyền thống, các công cụ dự báo chủ yếu dựa trên các phương pháp dân gian, dựa trên
kinh nghiệm truyền thống nay đã và đang được trang bị những công cụ tiên tiến nhất
như dự báo thời tiết bằng mô hình số, các sản phẩm dự báo tổ hợp. Hạn dự báo trước
đây chỉ dừng ở 2 đến 3 ngày, nay tăng lên 7 ngày thậm chí đến 2 tuần. Vì vậy, việc thu
thập các sản phẩm mô hình số trị phục vụ công tác dự báo thời tiết là hết sức cần thiết.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều mô hình dự báo số trị toàn cầu được sử dụng và cho
kết quả đáng tin cậy như Hệ thống Dự báo Toàn cầu (Global Forecast System - GFS)
của Trung tâm Dự báo Môi trường Quốc gia Mỹ (National Centers for Environmental
Prediction – NCEP), Mô hình Môi trường Toàn cầu Đa quy mô (Global Environmental
Multiscale – GEM) của Trung tâm Khí tượng Canada (Canada Meteorologycal Centre
– CMC), Mô hình Phổ Toàn cầu (Global Spectral Model – GSM) của Cơ quan Khí
tượng Nhật bản (Japan Meteorologycal Agency – JMA). Trung tâm dự báo Khí tượng
Thủy văn Trung ương (TTDBKTTVTW) đã thu nhận và sử dụng sản phẩm mô hình
toàn cầu GFS từ năm 2006 đến nay. Sản phẩm này ngày càng có vai trò quan trọng và
là công cụ không thể thiếu cho dự báo viên trong các bản tin dự báo thời tiết.
Các mô hình số trị quy mô vừa như WRF, MM5, RAM, HRM… đã được sử
dụng trong nghiên cứu và công tác dự báo thời tiết hàng ngày ở hầu hết các nước phát
triển trên thế giới, từ những dự báo thời tiết thông thường đến việc giải quyết các dự
báo mưa cả về lượng và về pha.
Trong mô hình số trị hệ thống đồng hóa số liệu có ý nghĩa tạo ra một bước thay
đổi tiếp theo trong dự báo số trị ở Việt Nam hiện nay. Hiện tại, các mô hình khu vực sử
dụng tại Việt Nam đều dựa trên phân tích và dự báo từ các mô hình toàn cầu hoặc hệ
thống phân tích dự báo khu vực. Mọi mô hình đều chạy với độ phân giải cao hơn so
với độ phân giải từ phân tích và dự báo của mô hình toàn cầu. Điều này đồng nghĩa

với việc một vùng phổ nằm giữa độ phân giải của mô hình toàn cầu và mô hình khu
vực không được biểu diễn trong số liệu ban đầu cũng như số liệu biên. Hệ thống đồng
hóa số liệu sẽ cho phép lấp đầy khoảng trống này, tác động tới chất lượng dự báo.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết hàng năm ở các tỉnh thành
phía nam nói chung và TP.HCM nói riêng có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa,
gần như trùng khớp với thời kỳ hoạt động của gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam.
Mùa mưa thường kéo dài từ tháng V đến tháng XI hàng năm, với tỷ trọng lượng mưa
chiếm khoảng từ 90 đến 95% tổng lượng mưa cả năm. Trong thời kỳ này, hoạt động
liên tục của gió mùa tây nam mạnh đôi khi kết hợp với bão và áp thấp nhiệt đới trên
4


khu vực Biển Đông luôn mang đến những đợt mưa lớn diện rộng và kéo dài cho các
khu vực này.
Do vậy, việc dự báo kịp thời và chính xác sự xuất hiện mưa và lượng mưa tương
ứng trên địa bàn lưu vực là một trong những nhu cầu rất lớn đối với sự phát triển kinh
tế xã hội. Nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai mưa và mưa lớn gây ra như lũ quét,
sạt lỡ đất… cũng như đáp ứng các yêu cầu về mưa của các mô hình thủy văn trên khu
vực. Các phương pháp dự báo synop truyền thống có thể cho những nhận định khá
chính xác về diện mưa trên quy mô không gian đủ lớn, nhưng để dự báo lượng mưa
tích lũy cho một khu vực có quy mô nhỏ như TP.HCM thì phương pháp này khó đáp
ứng được. Việc ứng dụng mô hình dự báo thời tiết mô hình số trị WRF sẽ phần nào
cải tiến công tác dự báo
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, sự xuất hiện của những siêu máy tính
có tốc độ tính toán cực lớn, những hệ thống lưu trữ khổng lồ, chất lượng dự báo khí
tượng, khí hậu ngày càng cải thiện và đạt độ tin cậy cao. Dự báo thời tiết, dự báo khí
hậu đã và đang góp phần to lớn trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế cho
tương lai.
2


TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÁC MÔ HÌNH SỐ TRỊ

2.1 Mô hình WRF - ARW
Sự ra đời và quá trình phát triển của Mô hình Nghiên cứu và Dự báo Thời tiết –
Nghiên cứu Nâng cao (Weather Research and Forecast model – Advanced Research
WRF, WRF - ARW)[ CITATION WWa16 \l 1066 ] đánh dấu một bước tiến quan trọng
trong dự báo thời tiết khu vực, nâng cao tầm hiểu biết và độ chính xác trong việc
nghiên cứu và dự báo các quá trình của khí quyển. WRF là kết quả của sự hợp tác phát
triển của nhiều trung tâm nghiên cứu và dự báo khí tượng ở Hoa Kỳ như Trung tâm
Quốc gia Nghiên cứu Khí quyển Mỹ (National Center for Atmospheric Research –
NCAR), NCEP…và đội ngũ đông đảo các nhà khoa học làm việc tại các trường đại
học trên thế giới. Bên cạnh mục đích dự báo nghiệp vụ, WRF còn có thể khả năng áp
dụng trong nghiên cứu mô phỏng các điều kiện thời tiết thực.
Mô hình WRF được thiết kế linh động, có độ tùy biến cao và có khả năng vân
hành trên những hệ thống máy tính lớn. Chỉ với một bộ mã nguồn, WRF có thể dễ
dàng tùy biến cho cả công việc nghiên cứu và dự báo. Nó bao gồm nhiều tùy chọn và
hệ thống đồng hóa dữ liệu tiên tiến. Vì vậy mô hình WRF rất thuận tiện và được ứng
dụng rộng rãi, đặc biệt là trong nghiên cứu và giảng dạy ở các trường đại học. Quy mô
dự báo của mô hình rất đa dạng, có thể từ hàng mét đến hàng nghìn km bao gồm các
nghiên cứu và thực hành dự báo số (NWP), đồng hóa dữ liệu và tham số hóa các yếu
tố vật lý, mô phỏng khí hậu bằng phương pháp hạ quy mô động lực downscaling
(dynamic downscaling climate simulations), nghiên cứu và đánh giá chất lượng không
5


khí, mô hình kết hợp đại dương - khí quyển và các mô phỏng lý tưởng (như xoáy lớp
biên, đối lưu, sóng tà áp…). Chính vì những ưu điểm như trên, mô hình WRF đang
được sử dụng trong nghiên cứu khí quyển và dự báo nghiệp vụ tại Hoa kỳ cũng như
nhiều nơi trên thế giới.
Hệ phương trình thống trị của mô hình WRF là hệ phương trình đầy đủ bất thủy

tĩnh Euler cho chất lỏng nén được (có tùy chọn thủy tĩnh) nên có khả năng mô phỏng
được quá trình khí quyển có quy mô đa dạng từ vài mét đến hàng chục km. Các biến
dự báo của mô hình bao gồm các thành phần chuyển động ngang u, v; vận tốc thẳng
đứng w; nhiễu động nhiệt độ thế vị; nhiễu động địa thế vị; nhiễu động áp suất bề mặt
của không khí khô; các biến tùy chọn như động năng rối và các biến vô hướng khác
như tỉ hỗn hợp của hơi nước, tỉ hỗn hợp mưa/tuyết và tỉ hỗn hợp băng/nước của mây.
Mô hình WRF sử dụng hệ tọa độ áp suất cho phương thẳng đứng và lưới tính theo
phương ngang là lưới xen kẽ Arakawa-C. Mô hình cũng sử dụng sơ đồ tích phân thời
gian Runge – Kutta bậc ba với bước thời gian nhỏ hơn cho sóng âm và sóng trọng lực
và rời rạc không gian bậc hai đến bậc sáu theo phương ngang và thẳng đứng. Điều
kiện ban đầu cho WRF có thể là số liệu thực hoặc số liệu lý tưởng với điều kiện biên
xung quanh là biên tuần hoàn, mở, đối xứng, biên cấu hình và điều kiện biên trên là
lớp hấp thụ sóng dài của trái đất (suy giảm hoặc tán xạ Rayleigh) cũng như điều kiện
biên dưới là biên cứng hoặc bề mặt trượt tự do. WRF cũng tính đến hiệu ứng Coriolis
do sự quay của trái đất và sử dụng ba phép chiếu bản đồ: Phép chiếu nổi cực cho vùng
vĩ độ cao, phép chiếu Lambert cho các vĩ độ trung bình và phép chiếu Mercator cho
các vĩ độ thấp. Các sơ đồ tham số hóa vật lý trong mô hình WRF được chia thành năm
loại sau: các quá trình vi vật lý (mô tả các quá trình vật lý hỗn hợp pha rắn – lỏng – khí
nhằm giải quyết bài toán mây của mô hình), các sơ đồ tham số hóa đối lưu (tham số
hóa quá trình đối lưu nông, sâu), các quá trình vậy lý bề mặt (do sự đa dạng của tính
chất của lớp phủ bề mặt từ mô hình nhiệt đơn giản cho đến bề mặt có thực vật che phủ
hoàn toàn và bề mặt đất trồng ẩm ướt, trong đó bao gồm cả bề mặt tuyết phủ và băng
biển), các quá trình xảy ra trong lớp biên (để dự báo động năng rối và sơ đồ K) và cân
bằng bức xạ trong khí quyển (bao gồm hiệu ứng sóng dài và sóng ngắn với dải phổ
rộng hoặc chỉ có sóng ngắn, hiệu ứng mây và các thông lượng bề mặt).
2.1.1 Sự tương tác giữa các thành phần vật lý trong mô hình WRF
Dù các quá trình vật lý trong mô hình được tham số hóa thành các module riêng,
thì vẫn nhận thấy rằng có sự tương tác giữa chúng qua các biến trạng thái mô hình
(nhiệt độ thế vị, độ ẩm, gió…) và xu thế của chúng, và qua các thông lượng bề mặt.


6


Hình 1 Tương tác giữa các thành phần vật lý trong WRF

2.1.2 Cấu trúc mô hình và các chương trình điều khiển
Cấu trúc mô hình WRF-ARW bao gồm các thành phần chính như sau:
- Xử lý số liệu đầu vào (điều kiện ban đầu và điều kiện biên) bằng chương trình
tiền xử lý WPS.
- Hệ thống đồng hóa số liệu WRFDA.
- Thành phần động lực học WRF-ARW
- Các chương trình xử lý sau mô hình: Hiển thị đồ họa, thống kê sau mô hình
(MOS).
Số liệu đầu vào có thể là số liệu mô phỏng lý tưởng, hoặc số liệu nội suy từ phân
tích quy mô lớn hoặc mô hình toàn cầu đối với trường hợp dự báo thực. Đối với
trường hợp dự báo thực, các số liệu ban đầu yêu cầu của WRF cho bao gồm:
- Số liệu lưới: Dữ liệu đầu vào theo chiều ngang và thẳng đứng, ở đây là số liệu
từ mô hình toàn cầu được nội suy về lưới tính của mô hình WRF, và trạng thái trung
bình trong điều kiện cân bằng thủy tĩnh và trường nhiễu động.
- Số liệu bề mặt: Số liệu về địa hình toàn cầu như độ cao, nhiệt độ đất, tính chất
bề mặt…được cung cấp sẵn từ số liệu thống kê của tổ chức địa lý Hoa Kỳ, bao gồm
các độ phân giải 10m, 5m, 2m và 30s.
Đối với trường hợp sử dụng số liệu đầu vào thực (sản phẩm dự báo từ các mô
hình số trị toàn cầu hoặc số liệu tái phân tích trên quy mô lưới) điều kiện ban đầu cho
WRF xử lý thông qua một công cụ riêng biệt được gọi là chương trình ‘tiền xử lý”
(WPS). WPS là chương trình đọc dữ liệu bề mặt và khí tượng thực tế (thường ở dạng
GRIB – General Regularly-distributed Information in Binary) và chuyển đổi chúng để
đưa vào WRF. Bước đầu tiên của WPS là xác định lưới tính (bao gồm loại phép chiếu,
7



vị trí trên trái đất, số điểm lưới, lưới lồng và bước lưới) và nội suy các trường tĩnh ban
đầu. Độc lập với việc cấu hình miền tính, WPS định dạng lại dữ liệu GRIB về dạng nhị
phân (internal binary). Trên miền tính đã xác lập, WPS sẽ nội suy các số liệu khí tượng
ngang và thẳng đứng về hệ tọa độ η và phép chiếu bản đồ sử dụng trong WRF. Dữ liệu
xuất ra từ WPS cung cấp hình ảnh toàn cảnh ba chiều đầy đủ của khí quyển trên miền
tính và thời gian đã chọn, và được WRF sử dụng làm dữ liệu đầu vào.
Dữ liệu đầu vào của WRF từ WPS bao gồm trường số liệu ba chiều của nhiệt độ
thế vị (K), tỉ hỗn hợp (kg/kg), và các thành phần ngang của chuyển động (m/s, bao
gồm hiệu ứng của phép chiếu). Trường số liệu tĩnh mặt đất bao gồm: albedo, hằng số
Coriolis, độ cao bề mặt, tính chất thực vật, bề mặt lục địa/ nước, yếu tố tỉ lệ bản đồ,
góc quay bản đồ, tính chất đất, độ phủ thực vật, nhiệt độ trung bình năm, và kinh/vĩ
độ.
Chức năng của từng chương trình con trong WPS:
- geogrid: Xác định miền mô phỏng, đọc và nội suy các số liệu bề mặt từ lưới
kinh, vĩ độ chiếu vào lưới tính của mô hình. Số liệu bề mặt đưa vào gridgn_model bao
gồm địa hình, loại đất sử dụng, nhiệt độ đất, độ phủ thực vật và độ dốc. WPS hỗ trợ 3
loại phép chiếu Lambert-Conformal, phép chiếu nổi cực và phép chiếu Mercator.
- ungrib: Đọc và chuyển đổi file số liệu dạng GRIB, và ghi lại dưới dạng trung
gian đơn giản. File GRIB chứa số liệu của trường khí tượng thường từ các mô hình
khu vực hoặc mô hình toàn cầu như ETA, GFS…
- metgrid: Nội suy theo phương ngang và phương thẳng đứng các số liệu khí
tượng từ ungrib vào miền mô phỏng tạo bởi geogrid.
2.2 Ứng dụng WRF dự báo mưa
Tác giả Nguyễn Tiến Toàn (2011) ứng dụng mô hình WRF vào dự báo mưa lớn ở
Trung Trung Bộ, với hai miền tính lồng ghép, độ phân giải lần lượt là 30km, 10km và
28 mực thẳng đứng, tọa độ tâm là 16,0N - 108,0E. Miền ngoài bao trùm toàn bộ lãnh
thổ Việt Nam, còn miền trong bao trùm khu vực Trung Bộ. Tất cả các mô phỏng trong
nghiên cứu này đều lựa chọn các sơ đồ tham số hóa cho cả 2 miền tính là như nhau: sơ
đồ tham số hoá đối lưu Kain–Fritsch, sơ đồ lớp biên hành tinh YSU, Sơ đồ phát xạ

sóng ngắn: Dudhia, Sơ đồ cho lớp sát đất: Monin-Obukhov, sơ đồ đất bề mặt Noah
Land-Surface Model, và sơ đồ bức xạ sóng dài RRTM. Mô hình tính toán với hai
trường hợp khác nhau: Trường hợp thứ nhất không cập nhật số liệu địa phương sử
dụng trường phân tích và dự báo toàn cầu NCEP-GFS làm điều kiện ban đầu và điều
kiện biên. Trường hợp thứ hai sử dụng trường phân tích và dự báo toàn cầu NCEPGFS làm điều kiện ban đầu và điều kiện biên, có cập nhật số liệu địa phương vào mô
hình. Thời gian bắt đầu thực hiện mô phỏng được xét như nhau trong cả hai trường
8


hợp cập nhật và không cập nhật. Mô phỏng được thực hiện với hạn dự báo 72h, bước
thời gian sai phân 180s. Sản phẩm mưa từ mô hình được so sánh với lượng mưa đo tại
các trạm quan trắc bề mặt.
Từ kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra một số kết quả chính như sau:
1) Đã chọn ra bộ thông số thích hợp cho mô hình WRF với mục đích dự báo mưa
lớn do không khí lạnh kết hợp DHTNĐ ở Trung Trung Bộ.
2) Chạy mô hình dự báo trước 3 ngày cho 14 đợt mưa trong hai trường hợp cập
nhật và không cập nhật số liệu địa phương (tổng có 142 Obs dự báo), bằng phương
pháp hồi quy có lọc với các nhân tố dự tuyển là lượng mưa dự báo bằng mô hình tại
các trạm đã xây dựng và đánh giá các phương trình dự báo lượng mưa trước 24, 48 và
72h cho 15 trạm và 5 tiểu khu khi có hình thế mưa do không khí lạnh kết hợp DHTNĐ
tại Trung Trung Bộ. Kết quả cho thấy ở hầu hết các trạm dự báo lượng mưa khi có cập
nhật số liệu địa phương cho kết quả tốt hơn không cập nhật số liệu địa phương. Dựa
trên kết quả đánh giá đã chọn được các phương trình dự báo tối ưu cho các trạm và
tiểu khu vực.
3) Đã đưa ra quy trình dự báo lượng mưa do không khí lạnh kết hợp DHTNĐ tại
Trung Trung Bộ. Phương án xây dựng phương trình hồi quy đối với dự báo mưa dựa
trên kết quả dự báo của WRF với trường hợp không cập nhật và cập nhật số liệu địa
phương đã cải thiện đáng kể chất lượng dự báo mưa do không khí lạnh kết hợp
DHTNĐ ở khu vực Trung Trung Bộ.
Ngoài ra, đối với mô hình WRF, tác giả Chu Thị Hường (2007) đã sử dụng lưới

lồng và hai sơ đồ đối lưu khác nhau để dự báo mưa lớn cho khu vực Trung Bộ từ 1 đến
3 ngày. Kết quả cho thấy vùng mưa dự báo có xu hướng lệch với mưa thực tế và lượng
mưa thường thấp hơn mưa thực [3]. Tác giả Nguyễn Thị Thanh (2010) đã nghiên cứu
Đồng hóa số liệu vệ tinh trong mô hình WRF để dự báo mưa lớn ở khu vực Trung Bộ.
Kết quả cho thấy rằng đối với ngưỡng mưa lớn, mô hình hầu như dự báo không chính
xác về vùng mưa và lượng mưa.
Song song với việc nghiên cứu, mô hình WRF cũng đang được sử dụng trong
nghiệp vụ dự báo tại TTDBKTTVTW, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Đông Bắc,
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực
Nam Bộ và tại các viện nghiên cứu khoa học.
Như vậy, có thể thấy các mô hình HRM, MM5, WRF đã được nhiều nghiên cứu
thử nghiệm thành công ở Việt Nam, và được các trường, viện nghiên cứu và Trung tâm
KTTVTW thực hiện, do WRF là mô hình được kế thừa các đặc tính ưu việt của mô
hình MM5, và WRF không ngừng được phát triển (từ 1-2 phiên bản trong một năm),

9


ngoài ra WRF với mã nguồn mở có thể dễ dàng chạy trên máy PC cá nhân hay trên hệ
thống máy sever.
Qua việc phân tích tổng quan các mô hình khí tượng quy mô vừa giúp ta có một
cái nhìn tổng quan, chi tiết về các mô hình khí tượng động lực quy mô vừa trong dự
báo khí tượng. Các mô hình trên đây đều đã dược sử dụng ở nhiều nước và được đánh
giá độ tin cậy cao nên hoàn toàn có thể sử dụng cho khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên có
thể nói mô hình WRF đã được nghiên cứu ứng dụng rộng rãi trong bài toán dự báo
thời tiết trên thế giới và tại Việt Nam. Đã rất nhiều nghiên cứu chỉ ra tính hiệu quả và
khả thi của việc áp dụng mô hình WRF-NMM dự báo mưa khu vực Việt Nam.
Tại lưu vực sông Đồng Nai đã có một vài nghiên cứu ứng dụng mô hình WRF
trong dự báo lượng mưa, trong đề tài “Nghiên cứu tích hợp các mô hình khí tượng,
thủy văn, hải văn nhằm nâng cao độ chính xác của dự báo mực nước trên hệ thống

sông Đồng Nai”[ CITATION Bảo14 \l 1066 ] của TS. Bảo Thạnh cũng đã ứng dụng
mô hình WRF dự báo trường nhiệt độ, mưa, gió, khí áp tại lưu vực sông Đồng Nai,
làm đầu vào cho các mô hình thủy văn, hải văn, kết quả đề tài đã cho thấy việc ứng
dụng mô hình WRF cho kết quả tốt trong dự báo, mô phỏng các yếu tố khí tượng.
Tác giả TS. Lương Văn Việt cũng đã nghiên cứu ứng dụng thành công mô hình
MM5 trong mô phỏng đảo nhiệt đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), hiện nay
mô hình MM5 đã ngừng phát triển mà được thay thế bằng mô hình WRF.
Vì vậy nghiên cứu sẽ ứng dụng mô hình WRF trong dự báo mưa lớn ở TP.HCM.
3

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH WRF DỰ BÁO MỘT SỐ TRẬN MƯA LỚN.

3.1 Cấu hình động lực của WRF khu vực TP.HCM
Cấu hình động lực, vật lý và tên phương pháp của mô hình ứng dụng cho khu
vực được trình bày trong bảng sau
Bảng 1 Cấu hình động lực, vật lý và phương pháp số của mô hình WRF
Cấu hình mô hình

Mô tả chi tiết WRF-ARW (Ver. 3.3)

Động lực

Hệ phương trình nguyên thủy, dạng thủy
tĩnh

Lọc số

Không

Tham số hóa vật lý


Đối lưu

Sơ đồ Kain-Fritsch

Bức xạ sóng ngắn

RRTM

Bức xạ sóng dài

Dudhia

Lớp biên hành tinh

Yonsei

Đất

Noah

Bề mặt

Monin-Obukhov
10


Vi vật lý mây

WSM-3


Sơ đồ sai phân thời gian

Sơ đồ Runge – Kutta bậc ba

Hệ tọa độ thẳng đứng

Hệ tọa độ áp suất

Lưới sai phân ngang

Arakawa C

Độ phân giải ngang (km)

13.75km x 13.75km

Số nút lưới

321 x 321

Điểm Tâm lưới

110°E, 10°N (Tâm lưới)

Số mực thẳng đứng

40

Bước thời gian tích phân (giây)


60

Điều kiện ban đầu

Khí tượng

GFS 0.5°

Địa hình

USGS 1km

Đất

FAO 8km

Điều kiện biên

GFS 0.5°cập nhập biên 6 giờ

3.1.1 Điều kiện biên
Trong mô hình WRF, ở bốn biên xung quanh ta phải xác định các trường của các
biến như gió (U, V), nhiệt độ (T), áp suất, độ ẩm và có thể cả các trường vật lý nhỏ
khác (như là mây) nếu cần thiết. Do đó, trước khi mô phỏng, giá trị điều kiện biên phải
được đưa vào để ban đầu hóa cho các trường này.
Các giá trị biên có thể lấy từ phân tích trong tương lai, từ mô phỏng của lưới thô
hơn trước đó (tương tác một chiều) hoặc từ các mô hình dự báo khác (trong dự báo
thời gian thực). Đối với dự báo thời gian thực, giá trị biên tương ứng phụ thuộc vào
mô hình dự báo toàn cầu. Trong các trường hợp nghiên cứu các sự kiện trong quá khứ,

điều kiện biên có thể lấy từ số liệu phân tích được tăng cường từ các thám sát bề mặt
và cao không bằng cách tương tự như là điều kiện ban đầu. Trước đây, việc sử dụng số
liệu cao không cho giá trị biên chỉ có giá trị đối với 12h, trong khi chu kỳ biên của mô
hình có thể có tần số lớn hơn như là 6h hoặc thậm chí là 1h. Đối với WRF, việc sử
dụng các dự báo của mô hình toàn cầu làm điều kiện biên cho lưới thô nhất có thể thực
hiện theo hai phương pháp Nudging.
Điều kiện biên dưới của WRF thường là biên cứng hoặc bề mặt trượt tự do. Còn
đối với biên trên, thông thường đỉnh của các mô hình thuỷ tĩnh được coi là một vỏ
cứng, nơi có tốc độ thẳng đứng mô hình biến mất (bằng không). Trong thực tế những
biên cứng như vậy sẽ phản xạ cơ năng và do đó sinh ra nhiễu khí tượng. Trong những
mô hình khí tượng có độ phân giải không gian thô thì những phản xạ biên như vậy có
thể chấp nhận. Trong mô hình thường thừa nhận không có sự trao đổi khối lượng giữa
11


vũ trụ và khí quyển cũng như không có thông lượng khí quyển xuyên qua mặt đất.
Trong các mô hình quy mô vừa, sóng trọng trường nội trở nên quan trọng hơn. Vì vậy
ở đây nếu không có những cơ chế nhân tạo làm tiêu tan năng lượng của những sóng
trọng trường nội này thì chúng sẽ được phản xạ lại trên đỉnh mô hình và đưa đến phát
triển những sóng đứng có kích thước bao trùm cả khí quyển thẳng đứng. Những sóng
như vậy sẽ đưa đến tạo ra trường tốc độ thẳng đứng không thực. Để hấp thụ các loại
sóng này, WRF sử dụng điều kiện biên trên bức xạ. Điều kiện biên trên bức xạ được
thiết lập trên những căn cứ lý thuyết sau:
- Áp dụng vào khí quyển trên thì các quá trình khí quyển có thể mô tả bằng các
phương trình tuyến tính hoá.
- Tính ổn định tĩnh và dòng trung bình được coi là hằng số.
- Bỏ qua hiệu ứng Coriolis.
- Áp dụng được gần đúng thuỷ tĩnh.

3.1.2 Điều kiện ban đầu

Mô hình WRF-ARW có thể chạy đầu vào từ các mô hình toàn cầu như GME (của
DWD), GFS (của NCEP), GSM (của JMA), NOGAPS (Khí tượng Hải quân Mỹ). Hiện
tại, mô hình WRF-ARW được cài đặt tại Trung tâm Dự báo Trung ương được thiết kế
để chạy với các trường đầu vào từ mô hình GFS. Chi tiết về số liệu từ mô hình GFS
được mô tả trong bảng dưới.
Bảng 2 Số liệu của mô hình toàn cầu GFS (dạng số)
Số lượng và
tên biến khí
Hạn dự báo
quyển (giải
Tên mô
(khoảng
Độ phân
thích ý
Số phiên dự
Số mực áp
hình (Trung
thời gian
giải ngang
nghĩa các
báo (UTC)
suất
tâm)
giữa các sản
(độ)
quy ước
phẩm)
biến xem
trong Phụ
lục I)

Biến bề mặt
Biến trên mực áp suất (5 biến)
(21 biến)
1000, 975, 950, 925, 900, 850, 800, 700,
750, 600, 550, 500, 450, 400, 350, 300, 250,
200, 150, 100, 70, 50, 30, 20, 10 mb)
GFS
72h (3h)
4
0.5 x 0.5
25
Rain
H
(NCEP)
(00, 06,
T2m
U
12, 18)
Q2m
V
U10m
T
V10m
Q
PMSL
12


Ps
Cloud

Ts
Wsnow
Nswflux
Nlwflux
OLR
Wsoil_0
Wsoil_10
Wsoil_40
Wsoil_100
Tsoil_0
Tsoil_10
Tsoil_40
Tsoil_100

3.1.3 Cấu hình miền tính, lưới tính của mô hình WRF
Miền tính của WRF gồm 3 Domain, trong đó Domain 1: D01 bao phủ toàn bộ
Việt Nam và Biển Đông, Domain 2: D02 bao phủ phía nam Việt Nam và biển Đông,
Domain3; D03 bao phủ toàn bộ TP.HCM.

Hình 2 Miền tính của mô hình WRF

Miền D01: Bao gồm 107 x 125 điểm lưới, kích thước ô lưới 27km
Miền D02: Bao gồm 187 x 172 điểm lưới, kích thước ô lưới 9 km
13


Miền D03: Bao gồm 76 x 52 điểm lưới, kích thước ô lưới 3km.
3.2 Kết quả dự báo một số đợt mưa năm 2015 và 2016
Các tham số của mô hình được tham khảo từ kết quả của các nghiên cứu trước sử
dụng mô hình WRF dự báo lượng mưa ở lưu vực sông Sài Gòn Đồng Nai[ CITATION

Bảo14 \l 1066 ][ CITATION Kiề12 \l 1066 ] [6] [9] các tham số được trình bày trong
bảng 1.
Để đánh giá khả năng mô phỏng mưa lớn của WRF đề tài tiến hành mổ phỏng
một số trận mưa lớn năm 2015-2016 ở Tp. Hồ Chí Minh và một số trận mưa lớn điển
hình gây ngập ở Tp. Hồ Chí Minh.

Hình 3 Lượng mưa dự báo và thực đo ngày 19-22/6/2015
Hình 3 biểu diễn kết quả mô phỏng lượng mưa từ WRF so với thực đo các đợt
mưa từ ngày 19-22/6/2015. Kết quả cho thấy mô hình WRF dự báo thấp hơn so với
thực đo ở nhiều thời điểm đặc biệt ở hạn dự báo 24h. Mô hình cho kết quả dự báo khá
tốt tại trạm Tân Sơn Hòa, các trạm còn lại lượng mưa dự báo cho sai số lớn so với thực
đo.

Hình 4 Lượng mưa dự báo và thực đo ngày 28-31/7/2015
14


Trong thời gian dự báo từ 28-31/7/2015, WRF đã nắm bắt được thời điểm ngày
có mưa tại các trạm Tân Sơn Hòa, Cần Giờ, Hóc Môn, Bình Chánh, riêng trạm Củ Chi
mô hình dự báo không chính xác.

Hình 5 Lượng mưa dự báo và thực đo ngày 15-18/8/2015

Thời gian từ 15-18/8/2015 mô hình cho kết quả dự báo tốt tại trạm Tân Sơn Hòa
ở cả ba thời hạn dự báo, tiếp đến là trạm Bình Chánh, các trạm Cần Giờ, Củ Chi WRF
dự báo chưa chính xác.

Hình 6 Lượng mưa dự báo và thực đo ngày 22-25/10/2015

Trong thời gian từ 22-25/8/2015 WRF cho kết quả dự báo khá tốt tại các trạm

Tân Sơn Hòa, Bình Chánh, khi lượng mưa dự báo gân với thực đo, tại trạm Bình
Chánh lượng mưa dự báo thấp hơn so với thực đo.
Trên cơ sở các thông số cho mô hình WRF đã lựa chọn và hiệu chỉnh đề tài tiến
hành chạy dự báo cho các trận mưa lớn năm 2016.

15


Hình 7 Lượng mưa dự báo và thực đo 16-19/5/2016

Trong đợt mưa từ 16-19/5/2016 với hạn dự báo 24h WRF đã nắm bắt được ngày
có mưa tại các trạm Tân Sơn Hòa, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, riêng trạm Cần Giờ
WRF dự báo có mưa nhỏ trong khi quan trắc không mưa. Với hạn dự báo 48h WRF dự
báo đúng có mưa tại 4/5 trạm tuy nhiên lượng mưa dự báo lớn hơn nhiều so với thực
đo (trừ trạm Tân Sơn Hòa), với hạn dự báo 72h WRF cho kết quả tốt tại Tân Sơn Hòa,
các trạm khác lượng mưa dự báo lớn hơn so với thực đo.

Hình 8 Lượng mưa dự báo và thực đo 21-24/6/2016
Đợt mưa từ 21-24/6/2016 với hạn dự báo 24h WRF cho kết quả dự báo khá tốt
tại Cần Giờ, Hóc Môn, Bình Chánh, và chưa tốt tại Củ Chi, trong thời gian này mô
hình WRF đã dự báo được ngày có mưa với hạn dự báo 48h và 72h.

16


Hình 9 Lượng mưa dự báo và thực đo 25-28/7
Dự báo thiên hướng thấp hơn so với thực đo trong các trận mưa lớn. Trong thời
gian dự báo từ 25-28/7/2016: Mô hình cho kết quả dự báo không tốt tại trạm Cần Giờ,
Hóc Môn, Củ Chi ở hạn dự báo 48h.


Hình 10 Lượng mưa dự báo và thực đo 1-4/8/2016
Từ 1-4/8/2016: Mô hình WRF cho dự báo khá tốt tại các trạm Củ Chi, Bình
Chánh, Tân Sơn Hòa, Cần Giờ. Tại Hóc Môn các thời hạn dự báo 24h và 48h cho kết
quả thấp hơn nhiều so với thực đo, WRF dự báo tốt tại trạm Tân Sơn Hòa.

17


Hình 11 Lượng mưa dự báo và thực đo 10-13/8/2016
Đợt mưa từ 10-13/8/2016 WRF dự báo khá tốt với hạn dự báo 24h và 48h tại 4/5
trạm (trừ trạm Bình Chánh), với hạn dự báo 72h mô hình chi cho kết quả tốt tại trạm
Cần Giờ và Bình Chánh, các trạm còn lại WRF dự báo có mưa trong khi quan trắc hầu
như không mưa.

Hình 12 Lượng mưa dự báo và thực đo 7-10/10/2016

Với hạn dự báo 24h và 48h WRF cho kết quả dự báo khá tốt ở các trạm, mặc dù
vậy lượng mưa dự báo vẫn thấp hơn so với thực đo, hạn dự báo 72h WRF dự báo đúng
có mưa tại 3/5 trạm, riêng trạm Cần Giờ và Bình Chánh WRF dự báo sai khi quan trắc
không có mưa.

18


Hình 13 Lượng mưa dự báo và thực đo 25-28/10/2016

Kết quả dự báo và quan trắc khá tương đồng ở các trạm, WRF có xu hướng thấp
hơn so với thực đo. Riêng trạm Cần Giờ trong đợt dự báo từ 25-28/10, WRF dự báo
chưa chính xác khi có thời điểm dự báo có mưa, trong khi không mưa và ngược lại.
3.3. Kết quả dự báo một số đợt mưa lớn điển hình

Đợt mưa từ 06/09/2014:
Từ 15 giờ 30 đến 18 giờ 30 chiều ngày 06 tháng 9 năm 2014 trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh xảy ra trận mưa rất lớn vượt tần suất thiết kế, đợt mưa diễn ra trên
diện rộng khu vực Trung tâm thành phố gây ngập một số tuyến đường, đặc biệt là
những khu vực có cao độ địa hình thấp; trong thời gian đầu của trận mưa, cường độ
mưa đạt vũ lượng 100mm/giờ (trạm Cầu Bông), 90mm/giờ (trạm Quang Trung) và tiếp
tục mưa lớn gây quá tải hệ thống thoát nước. Vũ lượng lớn nhất sau trận mưa là
122,3mm (trạm Cầu Bông quận Bình Thạnh), đây là trận mưa cực đoan, lớn nhất từ
đầu năm đến nay.
Tình hình ngập nước:
- Sau trận mưa, 29 tuyến đường bị ngập từ 0,10m đến 0,30m; chiều dài ngập từ
50m đến 300m.Trong đó:
+ Có 14 tuyến đường ngập nhẹ từ 0,10m đến 0,15m, diện tích ngập nhỏ hơn 2000
m2thuộc địa bàn 05 quận: Quận 2 (02 tuyến), Quận 6 (01 tuyến), quận Bình Thạnh (04
tuyến), quận Tân Phú (03 tuyến), quận Gò Vấp (04 tuyến).
+ Có 15 tuyến đường ngập từ trung bình đến nặng từ 0,15m đến 0,30m gồm
thuộc địa bàn 06 quận: Quận 2 (02 tuyến), Quận 6 (03 tuyến), Quận 12 (03 tuyến),
quận Bình Thạnh (06tuyến), quận Gò Vấp (01 tuyến).

19


Hình 14 Đợt mưa ngày 06/9/2014 mô phỏng từ WRF.
Mô hình WRF đã mô phỏng được trận mưa ngày 6/9/2014 ở Tp. Hồ Chí Minh
với lượng mưa phổ biến trên 50mm, trong đó lượng mưa cao nhất ở khu vực trung
tâm, phía tây bắc và tây nam của thành phố.

Hình 15 Lượng mưa dự báo và thực đo ngày 05-08/9/2014

20



Hình 15 so sánh kết quả dự báo của mô hình với số liệu thực đo tại một số trạm.
Kết quả cho thấy với hạn dự báo 24h mô hình WRF đã dự báo khá tốt lượng mưa tại
các trạm Cần Giờ, Hóc Môn, Cát Lái, Tân Sơn Hòa, Nhà Bè, và chưa tốt tại trạm Bình
Chánh, Củ Chi. Với hạn dự báo 48h (ngày 6/9/2014), mô hình WRF mô phỏng được
khả năng có mưa lớn ở TP. Hồ Chí Minh tuy nhiên lượng mưa dự báo cao hơn so với
thực đo, sai số lớn nhất với hạn dự báo 48h là tại trạm Củ Chi.
Đợt mưa từ 15/09/2015: Trận mưa tối 15/9 làm gần như các đường phố Sài
Gòn biến thành sông, một số nơi ngập sâu hơn 1m, giao thông tê liệt nhiều giờ. Đến
trưa 16/9, nhiều nơi nước vẫn còn ngập sâu, sinh hoạt của người dân bị đảo lộn. Tuy
nhiên, Trung tâm Điều phối chống ngập nước TP.HCM (Trung tâm chống ngập) lại
thống kê chỉ có 66 điểm ngập, điểm ngập sâu nhất chỉ 50cm.
140
120
100

WRF_24h
OBS_24h
WRF_48h
OBS_48h
WRF_72h
OBS_72h

mm

80
60
40
20

0

Cangio

Hocmon

Cuchi

Binhchanh Tansonhoa

Hình 16 Lượng mưa dự báo và thực đo ngày 13-15/9/2015

Error: Reference source not found biểu diễn kết quả giữa lượng mưa dự báo và
thực đo từ ngày 13/09/2015- 15/09/2015. Kết quả cho thấy mô hình đã dự báo khá
chính xác tâm mưa, cũng như phân bố mưa trên toàn thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù
vậy lượng mưa dự báo vẫn có xu hướng cao hơn so với thực tế. Các hạn dự báo 24h và
48h cho kết quả khá tốt, tuy nhiên với hạn dự báo 72h WRF cho sai số lớn tại trạm Tân
Sơn Hòa (lượng mưa thực đó gấp đôi so với lượng mưa dự báo).
Đợt mưa ngày 26/08/2016:
Đây là đợt mưa lớn diện rộng ở các quận trung tâm Tp. Hồ Chí Minh với vũ
lượng trên 100mm. Trong đợt mưa này mô hình WRF đã bắt được tâm mưa ở khu vực
trung tâm Tp. Hồ Chí Minh với lượng mưa trên 100mm, các khu vực vùng ven lượng
mưa phố biến trên 50mm.

21


Hình 17 Đợt mưa ngày 26/8/2016 mô phỏng từ WRF.

Hình 18 Lượng mưa dự báo và thực đo ngày 25-28/8/2018

So sánh lượng mưa dự báo và thực đo cho thấy với hạn dự báo 24h và 48h
WRF đã dự báo lượng mưa dự báo gần với lượng mưa thực đo, với hạn dự báo 72h mô
hình cho kết quả dự báo chưa chính xác. Trong đợt mưa ngày 26/8/2016 (hạn dự báo
48h) mô hình đã dự báo tốt tâm mưa, và lượng mưa dự báo gần với lượng mưa thực
đo, riêng tại các trạm Nhà Bè và Cần Giờ kết quả dự báo chưa tốt.
Đợt mưa ngày 26/9/2016: Ngày 26 tháng 9 năm 2016, trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh xuất hiện trận mưa lớn trên diện rộng đã gây ngập 59 tuyến đường. Theo Trung
tâm Chống ngập, vào buổi chiều ngày 26 tháng 9 năm 2016, trời bắt đầu mưa lúc 16
22


giờ 45 và mở rộng khắp Thành phố, chỉ trong thời gian khoảng 01 giờ 30 phút, vũ
lượng mưa đạt phổ biến từ 101 mm đến 204,3 mm, cụ thể như sau:
Bảng 3 Lượng mưa ngày 26/09/2016 tại một số trạm
Trạm đo mưa

Thời gian mưa

Vũ lượng (mm)

Mạc Đỉnh Chi

16h45 - 18h30

204,3

Tân Sơn Hòa

16h45 - 18h30


170,3

Thanh Đa

16h45 - 18h30

172,2

Lý Thường Kiệt

16h45 - 18h30

169,4

Quang Trung

16h45 - 18h30

140,8

Cầu Bông
Phước Long

16h45 - 18h30

133,3

16h45 - 18h30

115,4


Phan Văn Khỏe

16h45 - 18h30

101,0

Hình 19 Đợt mưa ngày 26/9/2016 mô phỏng từ WRF.
Đánh giá chung: Đây là trận mưa cực đoan, lớn nhất từ đầu năm đến nay, chỉ trong
thời gian khoảng 01 giờ 30 phút, vũ lượng mưa đã đạt đến 204,3 mm, vượt xa tần xuất
thiết kế hệ thống thoát nước hiện nay.

23


×