Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Value added tax

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.86 KB, 10 trang )

I.
Giới thiệu về thuế giá trị gia tăng ( GTGT)
1. Lịch sử ra đời và phát triển của thuế GTGT:
a. Trên thế giới:
Thuế GTGT có nguồn gốc từ thuế doanh thu, vào năm 1918, người đầu tiên nghĩ
ra thuế này là 1 người Đức tên là Carl Friendrich Von Simens. Mặc dù vậy, ơng
khơng thuyết phục được chính phủ Đức áp dụng vào thời bấy giờ. Sau đại chiến thế
giới lần II, thuế này được tiếp tục nghiên cứu và năm 1947 một nhà kinh tế Mỹ đề cập
trong tác phẩm về cải tổ hệ thống thuế. Năm 1958, ở Nhật người ta cũng nghiên cứu
và đề ra một bộ luật về thuế GTGT nhưng khi đó cũng ko được Quốc hội thông qua.
Nước đầu tiên trên thế giới áp dụng thuế GTGT là Pháp, bắt đầu áp dụng thí điểm
trong 1 số ngành cá biệt từ 1/7/1954 và đến 1/1/1968 đưa vào áp dụng chính thức.
Ngay từ buổi đầu thuế GTGT được áp dụng ở Pháp đã đáp ứng được 2 mục tiêu cơ
bản là đảm bảo số thu kịp thời vào NSNN và khắc phục tình trạng trùng lặp của thuế
doanh thu trước đây. Do có những ưu việt nổi trội của thuế GTGT nên nó được nhanh
chóng áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới. Nếu như đến năm 1988 mới chỉ
có 47 nước áp dụng sắc thuế này thì đến nay đã có hơn 120 nước đã đưa thuế GTGT
vào hệ thống thuế của mình với những tên gọi khác nhau như TVA (Pháp); VAT
(Anh…); thuế hàng hóa, dịch vụ (Úc, Canada, Singapo), thuế tiêu dùng (Nhật Bản),
đặc biệt thuế GTGT được áp dụng tại nhiều nước có nền kinh tế chuyển đổi như
Trung Quốc, VN, Nga, Ba Lan…
b. Ở Việt Nam:
Thuế GTGT được nghiên cứu từ khi tiến hành cải cách thuế bước 1 (năm 1990).
Năm 1993, theo quyết định của thủ tướng chính phủ tại cơng văn số 110/KTHT
ngay22/03/1993 giao cho bộ tài chính chuẩn bị nội dung, tổ chức chỉ đạo và chọn thời
điểm thích hợp thực hiện thí điểm thuế GTGT nhằm giúp kinh nghiệm xây dựng dự
án luật.
Luật thuế GTGT được Quốc hội khóa IX kì họp thứ 11 thơng qua ngày 10/5/1997
và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999. Chính phủ ban hành Nghị định
28/1998/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật thuế GTGT. Trong năm 1999, đã có
nhiều văn bản hướng dẫn kê khai, tính và nộp thuế GTGT chung và cho 1 số ngành


đặc thù. Trong quá trình áp dụng thuế này vào nước ta gặp ko ít khó khăn, vướng mắc
và phải tiến hành điều chỉnh 1 số quy định của luật thuế GTGT. Qua nhiều lần tiến
hành sửa đổi, bổ sung, để góp phần phát huy tích cực của thuế GTGT đối với đời sống
kinh tế - xã hội, Quốc hội khóa XI kì họp thứ 3 - tháng 5/2003 đã thơng qua luật sửa
đổi, bổ sung 1 số điều của luật thuế GTGT và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2004. Mới đây nhất là Quốc hội khóa XII, kì họp thứ 3, số 13/2008/QH12 ngày
3/6/2008 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009.
2. Các khái niệm cơ bản:
Giá trị gia tăng là giá trị tăng thêm đối với một sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ
do cơ sở sản xuất, chế biến, buôn bán tác động vào nguyên vật liệu thơ hay hàng hóa
mua vào, làm cho giá trị của chúng tăng lên.
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát
sinh trong q trình từ sản xuất, lưu thơng đến tiêu dùng.
1


3. Các yếu tố của một sắc thuế:
 Tên gọi: Thuế giá trị gia tăng (VAT – value added tax)
 Đối tượng chịu thuế: là hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng ở VN khơng kể là hàng
hóa, dịch vụ được sản xuất, cung ứng từ trong nước hay nhập khẩu, trừ các mặt hàng
không thuộc diện chịu thuế theo quy định. ( Đối tượng không chịu thuế GTGT được
quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2012/TT-BTC).
 Người nộp thuế: là các tổ chức, cá nhân có hoạt động SX, KD hàng hóa, dịch
vụ chịu thuế trên lãnh thổ VN, khơng phân biệt ngành nghề, tổ chức, hình thức kinh
doanh và mọi tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa chịu thuế. ( Điều 3 Thơng
tư 06/2012/TT-BTC)
 Căn cứ tính thuế:
+ Giá tính thuế: là giá bán chưa có thuế GTGT được ghi trên hóa đơn bán hàng
của người bán hàng, người cung cấp dịch vụ hoặc giá chưa có thuế GTGT được ghi
trên chứng từ của hàng hóa nhập khẩu

Giá chưa thuế
GTGT

=

Giá thanh toán
(1 + (%) thuế suất của hàng hóa, dịch vụ)

+ Thuế suất: Nguyên tắc áp dụng thuế suất thuế GTGT là áp dụng thống nhất
theo loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất gia công hay kinh doanh
thương mại. Hiện hành mức thuế suất: 0%, 5% và 10%.
 Điều kiện miễn giảm, khấu trừ và hoàn thuế:
 Thời gian nộp thuế và các hình thức xử lí vi phạm
4. Đặc điểm và phương pháp tính thuế:
a. Đặc điểm:
 Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn ko trùng lắp , tổng số thuế
thu được ở các giai đoạn sẽ bằng với số thuế tính theo giá bán cho người tiêu dùng
cuối cùng.
 Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao:
Thứ nhất, thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người
nộp thuế, không phải là yếu tố của chi phí sản xuất mà chỉ đơn thuần là một yếu tố
được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp HHDV.
Thứ hai, thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức và phân chia
quá trình sản xuất kinh doanh, tổng số thuế ở tất cả các giai đoạn ln bằng số thuế
tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng.
- Thuế GTGT là một sắc thuế thuộc loại thuế gián thu, tức là người nộp thuế cho
NSNN là người SXKD hàng hoá, dịch vụ nhưng bị thuế điều tiết là người tiêu dùng.
Đáng lẽ người tiêu dùng phải nộp thuế cho NSNN nhưng vì thuế GTGT đã nằm trong
giá bán hàng hoá dịch vụ nên người SXKD hàng hoá dịch vụ sẽ là người nộp thay,
nộp hộ vào NSNN cho người tiêu dùng.

 Thuế GTGT có tính chất lũy thối so với thu nhập, thuế GTGT đánh vào hàng
hóa, dịch vụ nên người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ là người phải trả khoản thuế đó mà
khơng phân biệt thu nhập cao hay thấp, đều phải trả thấp như nhau. Như vậy nếu so
2


sánh giữa số thuế phải trả so thu nhập thì người nào có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ này
thấp hơn và ngược lại
 Thuế GTGT có tính chất lãnh thổ rõ rệt bởi vì đối tượng chịu thuế là người tiêu
dùng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Hay nói cách khác thuế GTGT đánh vào các
sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong nước, kể cả hàng hố nhập khẩu. Cịn hàng
hố, dịch vụ cho mục đích xuất khẩu thường khơng thuộc diện đánh thuế GTGT.
b. Phương pháp tính thuế: có 4 phương pháp nhưng ở Việt Nam hiện nay sử dụng
chủ yếu là phương pháp trừ trực tiếp và trừ gián tiếp ( khấu trừ)
 Phương pháp khấu trừ thuế
 Đối tượng áp dụng: các cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế tốn, hóa
đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế tốn, hóa đơn, chứng từ và đăng ký
nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo
phương pháp tính trực tiếp
 Xác định thuế GTGT phải nộp:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra Thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ
Trong đó:
+ Thuế GTGT đầu ra bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra
nhân với thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó.
Đối với hàng hóa, dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ như tem bưu chính,
vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết… ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì
thuế GTGT đầu ra được xác định:
Thuế GTGT
Giá thanh toán (tiền bán vé, tem…)

Thuế suất
đầu ra
=
x thuế GTGT
(1+thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó)
+ Thuế GTGT đầu vào = tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng
hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho SX, KD hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hóa nhập khẩu hoặc
chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngồi có hoạt động kinh doanh tại VN
ko thuộc các hình thức đầu tư theo luật đầu tư nước ngoài tại VN.
 Phương pháp trực tiếp trên GTGT
 Đối tượng áp dụng: cá nhân SX, KD là người VN, cá nhân nước ngồi kinh
doanh tại VN ko thuộc các hình thức đầu tư theo luật đầu tư nước ngoài tại VN chưa
thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế tốn, hóa đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế
theo phương pháp khấu trừ thuế; cơ sở KD mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ
 Xác định thuế GTGT phải nộp:
Số thuế
=
GTGT của hàng
x
Thuế suất thuế GTGT của
GTGT
hóa, dịch vụ
hàng hóa, phải nộp chịu thuế
dịch vụ đó
3


Giá trị gia tăng của
hàng hóa dịch vụ


= Doanh số của
hàng hóa dịch vụ
bán ra

-

Giá vốn của
hàng hóa dịch vụ
bán ra

Doanh số hàng hóa, dịch vụ bán ra gồm cả các khoản phụ thu, phí thu thêm ngồi
giá bán mà cơ sở KD được hưởng, ko phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền
Giá vốn của hàng hóa, dịch vụ bán ra gồm cả các khoản thuế và phí đã trả tính
trong giá thanh tốn hàng hóa, dịch vụ mua vào. Trường hợp cơ sở kinh doanh số vật
tư, hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng với doanh số hàng bán ra thì:
Giá vốn hàng bán ra = Doanh số tồn đầu kì + Doanh số mua trong kì – Doanh số
tồn cuối kì
5. Ưu điểm, nhược điểm của thuế GTGT
a. Ưu điểm
- Thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển, mở rộng lưu thơng hàng hóa dịch vụ…
Thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm, khơng đánh trùng lặp nên góp phần
khuyến khích các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư phát triển SXKD nâng cao năng
suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm phù hợp với nền kinh tế sản xuất hàng hoá
theo cơ chế thị trường phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của nước
ta.VAT đã khắc phục được tình trạng trùng lặp của thuế doanh thu.
- Bảo đảm nguồn thu quan trọng và ổn định của NSNN,VAT huy động và xác
định ngay từ khâu đầu và việc thu VAT ở khâu sau còn kiểm tra việc tính VAT đã
nộp ở khâu trước nên hạn chế được tình trạng thất thu, kiểm sốt được nguồn thu trên
tồn bộ nền kinh tế. Ở Việt Nam, thuế GTGT hiện nay chiếm tỷ trọng ổn định khoảng

20-25% trong tổng thu từ thuế, phí và lệ phí.
- Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán; sử dụng hoá đơn, chứng từ và
thanh toán qua ngân hàng. Nếu hệ thống chứng từ tốt thì Thuế GTGT khơng chỉ giúp
tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước mà còn giúp kiểm sốt các hoạt động của
doanh nghiệp. Bên cạnh đó thu, kiểm tra Thuế GTGT còn làm cơ sở cho việc đối
chiếu số thu các loại thuế khác.
- Khuyến khích xuất khẩu HHDV thông qua áp dụng thuế suất 0%, doanh nghiệp
xuất khẩu hàng hố, dịch vụ khơng những khơng phải chịu thuế GTGT ở khâu xuất
khẩu mà cịn được hồn toàn bộ số thuế đầu vào đã thu ở khâu trước nên có tác dụng
giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh về giá HHDV xuất
khẩu trên thị trường quốc tế.
b. Nhược điểm
- Chi phí hành thu lớn
- Yêu cầu về hạch toán phức tạp
- Trốn lậu thuế phát sinh
II.

Bất cập trong quá trình kê khai, tính và nộp thuế
1. Quy định chưa đầy đủ về đối tượng chịu thuế GTGT.
4


Hiện nay, theo quy định của Luật thuế GTGT, đối với hàng hóa là nơng, lâm, thủy,
hải sản chưa qua chế biến không phân biệt trực tiếp sản xuất hay kinh doanh thương
mại là đối tượng không chịu thuế GTGT. Điều này có tác dụng bảo hộ sản xuất kinh
doanh (SXKD) trong nước đối với những mặt hàng này nhưng sẽ khiến cho tính chất
hàng hóa của các đối tượng này không được coi trọng, khả năng cạnh tranh khu vực,
quốc tế ngày càng giảm sút và là nguyên cớ để các quốc gia dựng rào cản thương mại
với hàng nông, lâm, thủy, hải sản xuất khẩu của Việt Nam.
Đối với các loại thiết bị, máy móc chuyên dùng thuộc dây chuyền công nghệ, vật tư

xây dựng trong nước chưa sản xuất được, cần nhập khẩu không phải chịu thuế GTGT,
qua thời gian thực hiện cho thấy việc không đánh thuế GTGT vào nhóm đối tượng
này nhằm giúp các nhà đầu tư không phải ứng vốn để trả trước tiền thuế, nhưng chi
phí và thời gian cho ngành thuế xác định hết được danh mục các đối tượng diện này
khá khó khăn. Và khi khơng quản lý hết được thì vơ tình sắc thuế này đang tạo ra một
cuộc cạnh tranh không cân sức của các loại thiết bị, máy móc chun dùng thuộc dây
chuyền cơng nghệ, vật tư xây dựng trong nước có thể sản xuất được với hàng nhập
khẩu.
Đối với các hàng hóa, dịch vụ như: dịch vụ y tế công cộng; hoạt động dạy học, dạy
nghề; hoạt động văn hóa, xuất bản báo chí, phát thanh, truyền hình; các dịch vụ cơng
ích; dịch vụ tưới tiêu thủy lợi; dịch vụ quốc phòng an ninh; chuyển quyền sử dụng
đất, nhà của nhà nước bán cho người tiêu dùng… đến nay vẫn chưa có tên trong danh
sách chịu thuế GTGT. Đây là một kẽ hở khá lớn vừa làm thất thu cho NSNN vừa
chưa tạo ra sự công bằng đối với các chủ thể đầu tư vốn kinh doanh ở các lĩnh vực
khác.
Để khắc phục được những bất cập trên cần thay thế giải pháp hành chính, cơ học
này bằng các giải pháp kinh tế thông qua cơ chế vận hành của thuế GTGT bằng cách
xác định rõ những đối tượng có tạo ra lợi nhuận từ GTGT trong hoạt động kinh doanh
đều phải nộp thuế GTGT, khấu trừ thuế đầu vào cho mọi thành phần, đối tượng kinh
doanh và giải quyết thủ tục hoàn thuế nhanh cho các nhà đầu tư, các đơn vị thuộc diện
được giảm, miễn thuế…. Và do đó, cần thiết phải đưa các hàng hóa này vào diện chịu
thuế GTGT.
2. Đối tượng nộp thuế GTGT và thuế suất
Hiện nay quy định cả các hộ đăng ký kinh doanh có quy mơ nhỏ, doanh số thấp
cũng thuộc diện chịu thuế GTGT đang gây khó khăn lớn cho các cán bộ và cơ quan
thuế địa phương, hiệu quả thu thuế rất thấp. Nhằm bảo đảm quản lý thuế có hiệu quả
và khuyến khích kinh tế tư nhân, động viên các cá nhân, hộ gia đình làm giàu chính
đángchúng ta cần phân loại các đối tượng nộp thuế theo mức thu, tỷ lệ thu để vừa
bảođảm không bỏ sót nguồn thu, vừa nâng cao hiệu quả thu. Một nguyên tắc bất di bất
dịch là: khoản thu thuế từ các đối tượng phải lớn hơn chi phí cơ quan thuế phải chi ra

để thu thuế. Theo đó, cần tập trung quản lý thu đối với các doanh nghiệp vừa và lớn,
các hộ kinh doanh có mức doanh thu lớn. Khoản thu của các đối tượng này ổn định là
nguồn thu chủ yếu cho ngân sách. Đối với các hộ kinh doanh nhỏ, doanh thu dưới
ngưỡng tính thuế (dưới 500 triệu đồng/tháng) thì nên đưa ra khỏi đối tượng nộp thuế
GTGT, áp dụng hình thức thuế khốn theo tỷ lệ % trên doanh thu (khoảng từ 1-2%).
5


Tỷ lệ thu này cũng tương đương với thuế suất tính trên doanh thu hiện nay của một số
nước ở khu vực Châu Á đang áp dụng. Việc áp dụng 3 mức thuế suất: 0%, 5%, 10%
và tiêu chí phân định ranh giới áp dụng mức thuế suất 5% và 10% khá phức tạp: Vừa
theo tên hàng hóa, dịch vụ, vừa theo cơng dụng hàng hóa, dịch vụ, vừa theo tính chất
của hàng hóa, dịch vụ, dẫn đến việc áp dụng mức thuế suất không thống nhất, nảy
sinh vướng mắc, tạo kẽ hở để gian lận trong quá trình thực hiện. Vì vậy, để khắc phục
hiện tượng này khơng cách nào khác là cần quy định lộ trình để áp dụng một mức
thuế suất thống nhất.
3. Phương pháp tính thuế và chứng từ kế toán thuế
Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp được quyền lựa chọn một trong hai
cách tính thuế GTGT: khấu trừ hoặc trực tiếp; sử dụng một trong hai loại hoá đơn bán
hàng tương ứng là: Hóa đơn GTGT và hóa đơn bán hàng thơng thường (ngồi ra cịn
có: hóa đơn đặc thù, bảng kê mua hàng hóa của người khơng có hóa đơn) làm nảy
sinh hiện tượng thuế trùng thuế và nguy cơ gian lận thuế. Trong trường hợp doanh
nghiệp thực hiện phương pháp khấu trừ thuế GTGT có quan hệ kinh tế với doanh
nghiệpthực hiện tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc hộ kinh doanh thì
cả hai bên đều bị thiệt hại.
Cụ thể: Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ để tính thuế GTGT
khi mua hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp áp dụng phương pháp trực tiếp để tính
thuế GTGT thì dù có hố đơn bán hàng (đã có thuế GTGT) nhưng khơng được sử
dụng để khấu trừ thuế. Bởi theo quy định chỉ có hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn đặc thù
của các đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT phát hành mới được

khấu trừ thuế. Như vậy, trong các doanh nghiệp này mặc dù đã tuân thủ chế độ kế
toán, giao dịch kinh tế có chứng từ pháp lý đầy đủ, nhưng trong chi phí hợp lý hình
thành giá bán hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT vẫn có một phần thuế GTGT đầu vào
không được khấu trừ. Khi tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp phải nộp thuế GTGT đầu
ra trên tổng giá trị hàng hoá. Vậy là, thuế GTGT đầu ra vẫn đang đánh chồng lên thuế
GTGT đầu vào làm doanh nghiệp mất đi một khoản lợi nhuận, đó là sự bất bình đẳng
khơng đáng có.
Tương tự, khi doanh nghiệp thực hiện phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp mua
dịch vụ, hàng hố của các doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ để dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT, doanh
nghiệp cũng có hóa đơn GTGT do doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế
GTGT phát hành cũng không được khấu trừ thuế GTGT, họ cũng phải trả phần thuế
GTGT đầu vào chìm trong giá bán ở đầu ra, tức là thuế vẫn đánh chồng lên thuế. Đến
nay, đã hơn 10 năm thực hiện Luật thuế GTGT nhưng tính ưu việt của Luật thuế
nàyvẫn chưa thể thực hiện được một cách toàn diện và triệt để. Quy định về hai
phương pháp tính thuế với hai loại hóa đơn bán hàng hiện nay chỉ phù hợp với giai
đoạn đầu áp dụng Luật thuế GTGT để các đơn vị kinh doanh có “dự lệnh” chuẩn bị
các điều kiện cần thiết để thống nhất một chế độ chứng từ và một phương pháp tính
thuế thống nhất. Nếu tiếp tục kéo dài tình trạng “một luật có hai sân chơi” cho các đối
tượng tham gia và nhiều kiểu chơi sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa các đơn vị kinh
doanh, nảy sinh hiện tượng tiêu cực ở chính các đơn vị đang áp dụng phương pháp
6


khấu trừ, vì họ buộc phải mua, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để hợp thức hóa sổ sách
về thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và đó cũng là mảnh đất màu mỡ để các công ty
“ma” buôn, bán hóa đơn GTGT trục lợi. Vậy, giải pháp cho vấn đề nổi cộm này là gì?
Trước hết, đối với các hộ kinh doanh cá thể không thể thực hiện được chế độ kế tốn
thì cần quy định cho cơ quan thuế địa phương áp dụng hợp đồng thuế khoán theo tỷ lệ
doanh thu thực tế đầu ra. Tỷ lệ thuế khoán trên doanh thu của hộ kinh doanh cá thể

cũng sẽ là cơ sở để khấu trừ thuế cho các doanh nghiệp đang thực hiện phương pháp
khấu trừ thuế khi mua hàng hóa, dịch vụ của hộ kinh doanh làm đầu vào cho sản xuất
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT của doanh nghiệp; đối với các hộ kinh
doanh có quy mơ lớn, các đơn vị áp dụng phương pháp trực tiếp để tính thuế GTGT
bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT cho các doanh nghiệp áp dụng phương pháp
khấu trừ thuế GTGT để sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT. Cần
cho phép các doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ sử dụng hóa đơn bán hàng
hóa, dịch vụ thơng thường của hàng mua vào làm căn cứ để khấu trừ thuế GTGT.
Đồng thời cần quy định lộ trình thực nghiệm hướng dẫn và bắt buộc họ cam kết thời
gian chuyển sang áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
4. Khấu trừ và hoàn thuế
Ngoài những bất cập về chứng từ và phương pháp tính thuế như đã phân tích thì
hiện nay cả doanh nghiệp và cơ quan thuế đều gặp khá nhiều khó khăn khi triển khai
các quy định về khấu trừ và hoàn thuế. Cụ thể: Về khấu trừ thuế, hiện nay, một trong
những điều kiện doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào là phải có chứng từ
thanh tốn qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ trừ trường hợp tổng giá trị thanh
toán đã có thuế từng lần theo hóa đơn dưới 20 triệu đồng. Việc phân biệt giao dịch có
giá trị dưới 20 triệu đồng khơng cần phải thanh tốn qua ngân hàng vẫn được khấu trừ
thuế đang là một kẽ hở để các doanh nghiệp gian lận thuế bằng cách khi tách hóa đơn
có giá trị giao dịch lớn thành nhiều hóa đơn có giá trị giao dịch nhỏ, cơ quan thuế rất
khó kiểm sốt được hiện tượng này.
Về hồn thuế: Đối với cơ sở xuất khẩu có số thuế đầu vào của hàng hóa xuất khẩu
phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ nhỏ hơn 200 triệu đồng thì vẫn khơng được
hồn thuế theo tháng. Các cơ sở kinh doanh khơng có hoạt động xuất khẩu hoặc có
nhưng giá trị thấp, thì dù số thuế đầu vào trong tháng phát sinh cao đến mấy vẫn
khơng được hồn lại theo tháng mà phải chờ đủ 3 tháng. Đây là hạn chế rất lớn của
quy định về hồn thuế vì đồng vốn của các doanh nghiệp bị đông cứng khá lâu ảnh
hưởng đến q trình kinh doanh tiếp theo.
Do đó, giải pháp đưa ra là ngành thuế cần quy định bắt buộc mọi nghiệp vụ kinh tế
của doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều phải thanh toán qua ngân hàng nhằm giảm

lượng tiền mặt lưu thơng trên thị trường, góp phần giảm lạm phát, đồng thời giảm
thiểu sự khai khống, khai sai số thuế GTGT đầu vào, giảm thất thu NSNN. Đồng thời,
cũng cần quy định thời gian khấu trừ và hoàn thuế nên cùng tháng kê khai thuế. Buộc
doanh nghiệp tuân thủ các điều kiện và thủ tục theo quy định về khấu trừ, hoàn thuế,
nộp thuế cần khấu trừ, hoàn thuế và thu thuế ngay trong tháng nhằm bảo đảm lợi ích
từ hai phía nhà nước và doanh nghiệp.
III. Một số cách thức gian lận thuế phổ biến
7


1. Giảm thuế khoán
Đối với những cửa hàng kinh doanh mà đầu ra và đầu vào khơng có hóa
đơn theo dõi, như các quán cơm bình dân, các quán bán đồ ăn cho sinh
viên,…cơ quan thuế quản lý bằng cách thu một lượng thuế cố định theo
năm (hoặc theo tháng) được gọi là thuế khoán. Số thuế này được đưa ra
trên doanh số tiêu thụ trung bình của cửa hàng. Nhưng đây là con số khó
đo lường được, bởi vậy cần thỏa thuận giữa cơ quan thuế và chủ cửa
hàng.
Tuy nhiên, chủ cửa hàng luôn muốn số thuế nhỏ nhất còn cơ quan thuế
muốn thu được thuế cho nhà nước, họ mâu thuẫn về nguyên tắc thỏa
thuận. Bởi vậy cần có một bên thứ ba để đưa ra ý kiến, đó là Hội đồng
tư vấn thuế xã, phường, thị trấn.
Theo Điều 12 LUẬT QUẢN LÝ THUẾ CỦA QUỐC HỘI KHOÁ XI,
KỲ HỌP THỨ 10 SỐ 78/2006/QH11 NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM
2006, Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn
1. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn do Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thành lập theo
đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thuế tại địa bàn xã,
phường, thị trấn.
2. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn gồm có:

a) Đại diện Uỷ ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Công an xã, phường,
thị trấn;
b) Đại diện các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh;
c) Đại diện Chi cục thuế quản lý địa bàn xã, phường, thị trấn.
Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn do Chủ tịch hoặc Phó Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn làm chủ tịch.
3. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ tư vấn cho cơ
quan thuế về mức thuế của các hộ, gia đình, cá nhân kinh doanh trên địa
bàn, bảo đảm đúng pháp luật, dân chủ, công khai, công bằng, hợp lý.
Nội dung tư vấn phải được ghi nhận bằng biên bản cuộc họp của Hội
đồng.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về hoạt động của Hội đồng tư vấn
thuế xã, phường, thị trấn.
Để có lợi cho mình, các chủ cửa hàng đã dùng cách hối lộ, “đi cửa sau”
đối với những người trong hội đồng tư vấn nhằm làm giảm số thuế phải
nộp. Trên thực tế đây gần như là thông lệ “bất thành văn” đối với những
chủ cửa hàng thuộc đối tượng thuế khoán, làm thất thoát thuế giá trị gia
tăng của nhà nước.
2. Gian lận bằng hóa đơn
Cách tính thuế GTGT phổ biến ở nước ta hiện nay là theo phương pháp
khấu trừ, phương pháp này địi hỏi doanh nghiệp hay cửa hàng cần có
hệ thống hóa đơn đầy đủ, vì việc tính thuế là dựa vào hóa đơn mua hàng
8


và bán hàng. Từ đặc điểm này, các chủ doanh nghiệp và cửa hàng đã lợi
dụng tính cần thiết của hóa đơn để làm sai lệch đi số thuế phải nộp.
Dạng thứ nhất: là hóa đơn in giả hồn tồn. Nhìn bề ngồi thì loại hóa đơn này giống
như hóa đơn GTGT do Bộ tài chính phát hành và chỉ có thể phát hiện bằng máy soi
nghiệp vụ cịn người mua và người bán hàng khơng dễ phát hiện. Có những trường

hợp mua phải hàng lậu và được cấp hóa đơn giả nhưng khi phát hiện thì người bán
hàng đã biến mất nên vừa thiếu cơ sở để áp dụng trách nhiệm pháp lý vừa không được
quyền khấu trừ thuế.
Dạng thứ hai: là hóa đơn thật do Bộ tài chính phát hành được bán cho một đơn vị nhất
định nhưng tuồn ra thị trường mua bán một cách bất hợp pháp. Thủ đoạn này có thể
thực hiện bằng cách bán hàng khơng cần hóa đơn cho khách hàng sau đó dùng liên
trống ( lẽ ra phải cấp cho khách hàng) đem bán trên thị trường chợ đen hoặc bố cáo
giải thể doanh nghiệp nhưng khơng thanh tốn nộp lại hóa đơn và đem bán, hoặc lợi
dụng cơ chế thơng thống trong việc thành lập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp,
sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, cấp mã số thuế
và mua bán hóa đơn GTGT tại cơ quan thuế nhưng không tiến hành sản xuất kinh
doanh mà sử dụng hóa đơn đó để kinh doanh bằng cách mua bán vòng vèo để hợp
thức hóa số thuế đầu vào sau đó thực hiện chiết khấu trừ thuế hoặc hoàn thuế.
Dạng thứ ba: cũng là dạng hóa đơn do Bộ tài chính phát hành được sử dụng khi mua
bán hàng hóa nhưng ghi giá thanh tốn khơng đồng nhất hoặc cố tình ghi sai mã số
của người bán gây khó khăn cho sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan thuế. Với thủ
đoạn này số thuế đầu ra thu được ở người bán thì ít mà số thuế đầu vào phải khâu trừ
ở người mua thì nhiều.
Dạng thứ tư là cạo sửa hóa đơn mua hàng ghi số tiền cao hơn số thực tế để khấu trừ ,
hồn thuế, thanh tốn, quyết tốn thuế.
Dạng thứ năm: lập hóa đơn khống, tức thực tế khơng mua bán hàng hóa nhưng thơng
đồng với các đơn vị xuất nhập khẩu để kê khai hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu, hoặc
mua bán hóa đơn hàng dùng để kê khai khấu trừ khống thuế GTGT đầu vào.
3. Bán hàng không xuất hóa đơn đỏ
Thay vì giao hóa đơn đỏ cho khách thì các cửa hàng giao chứng từ thanh tốn cho
khách hàng là “phiếu nhận tạm ứng/xuất kho nội bộ”. Trên phiếu ghi rõ “giá đã bao
gồm VAT” nhưng không hề xuất hóa đơn cho khách theo quy định.
VAT đầu ra = Doanh thu x Thuế suất thuế GTGT
VAT đầu vào = Chi phí x Thuế suất thuế GTGT
VAT cpn

= VAT đầu ra – VAT đầu vào
Nhìn vào cơng thức trên, bằng cách khơng xuất hóa đơn, làm giảm doanh thu
trên báo cáo, các doanh nghiệp này đã giảm VAT đầu ra và vì thuế cũng giảm VAT
cpn, thậm chí cịn được khấu trừ thuế.
Theo báo Sài Gịn Giải Phóng, tại TP HCM ngay cả những doanh nghiệp, cửa
hàng lớn cũng áp dụng cách thức này cơng khai. Ví dụ, siêu thị điện máy Nguyễn
Kim, khu mua sắm Phan Khang, chỉ giao “phiếu nhận tạm ứng” hoặc “xuất kho nội
bộ” để trốn thuế. Công ty CP TMDV Phong Vũ dùng “phiếu xuất hàng” với chữ “R”
để chứng minh giao dịch xong, mặc dù giá bán nhiều mặt hàng đã bao gồm thuế VAT.
9


Các doanh nghiệp này lợi dụng quy định trong thông tư 06/2012/TT-BTC
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng và nghị định số
123/2008/NĐ-CP, điều 14 quy định các nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu
vào “hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế
GTGT được khấu trừ toàn bộ”. đồng thời căn cứ vào khoản 4 điều 7 thơng tư
06/2012/TT-BTC “hàng hóa ln chuyển nội bộ như xuất hàng hóa để chuyển kho nội
bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản
xuất, kinh doanh khơng phải tính, nộp thuế GTGT”. Như vậy bằng việc xuất “phiếu
tạm ứng” hoặc “xuất kho nội bộ” thay vì xuất hóa đơn cho khách hàng, các doanh
nghiệp này đã làm giảm một lượng thuế GTGT đáng kể phải nộp cho nhà nước.
4. Làm giả báo cáo thuế
Để che đậy sự sai lệch giữa số lượng hàng hóa ghi trên hóa đơn và số hàng hóa lưu
kho, kế tốn các doanh nghiệp đã làm giả báo cáo thuế bằng cách: ghi chú hàng hóa
đó là hàng bị hỏng, lập biên bản hủy, hoặc hàng lỗi phải bán lỗ, những hàng nhỏ được
đăng kí là tặng phẩm đính kèm cho mặt hàng khác, vì thế khơng tính vào thuế VAT
đầu ra.
Một cách làm khác đó là gian lận ngay từ đầu vào nguồn gốc khơng rõ ràng, nhập
nhằng giữa hàng chính hãng và hàng xách tay không tem dấu của công ty. Trong

trường hợp cơ quan thuế kiểm tra, thì hàng trưng bày là những hàng hóa có đơn chứng
từ đàng hồng, cịn hàng bán là hàng trong kho.
5. Th kho, bãi
Nếu bị cơ quan thuế kiểm tra kho thì dời kho đi chỗ khác, thường thì các cơng ty
chỉ để tại cửa hàng một lượng nhỏ hàng hóa đủ bán trong ngày, hoặc dùng biện pháp
giao hàng tận nhà. Vì hàng nằm ở kho tại địa chỉ khác, chỉ nội bộ nhân viên mới biết,
còn việc kho nằm ở đâu, xuất đi nhập vào thế nào thì cơ quan thuế khơng có thơng tin
để kiểm sốt. Khơng thể kiểm tra đột xuất vì luật quy định cán bộ thuế muốn kiểm tra
doanh nghiệp phải thơng báo trước ít nhất 3 ngày. Doanh nghiệp có thời gian để xoay
sở mọi việc. Mặt khác, nếu kiểm tra trên giấy tờ thì báo cáo thuế tháng này đến tháng
sau doanh nghiệp mới phải nộp, khi đó hàng hóa nhập-xuất kho thực tế đã biến động,
khơng hề có căn cứ để kiểm tra.
6. Lập công ty
Với những cửa hàng, nhà ăn, quán ăn thực hiện mức thuế khốn, họ tìm cách
thành lập cơng ty để được tự lập báo cáo thuế. Điều chú ý là khơng lập cơng ty tại địa
chỉ kinh doanh vì dễ bị kiểm tra, họ chuyển trụ sở công ty sang địa bàn quận khác, sau
đó biến nhà hàng, cửa hàng kinh donah thành đơn vị trực thuộc công ty. Như vậy,
hoạt động kinh doanh vẫn ở chỗ cũ, nhưng báo cáo thuế ở nơi khác.
Nghiêm trọng hơn, các công ty lập ra lại khơng hề có hoạt động sản xuất kinh
doanh mà chỉ hịng trốn thuế. Sau đó các công ty ma này sẽ phá sản hoặc tuyên bố
giải thể để trốn số thuế phải nộp, công ty ban đầy sẽ được hoàn thuế.

10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×