Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Giải pháp phát triển du lịch đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.62 KB, 30 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những
sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác.
Đặc biệt, trong học kỳ này, nhóm 8 chúng em được tham gia làm bài nghiên cứu
và trình bày trước lớp, đây là giai đoạn quan trọng để quyết định kết quả học tập,
nghiên cứu trong thời gian qua.
Nhóm 8 xin cảm ơn cán bộ và nhân dân đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn đã
giúp em cung cấp thông tin và số liệu thống kê để nhóm hoàn thiện bài luận văn
của mình.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, nhóm 8 xin gửi lời cảm ơn đến Thầy đã
truyền đạt và hướng dẫn chúng em rất nhiều trong quá trình làm bài.
Sau cùng, em xin kính chúc Thầy, cán bộ và nhân dân đảo Quan Lạn,
huyện Vân Đồn nói riêng thật dồi dào sức khỏe, thành công trong cuộc sống.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn !

Hà Nội, Ngày 24 tháng 10 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nhóm 8

1
Nhóm 8, Giải pháp PT du lịch đảo Quan Lạn.


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.............................................................................................1
MỤC LỤC...................................................................................................2
Giải pháp phát triển du lịch đảo Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng
Ninh.......................................................................................................................4
1.Đặt vấn đề................................................................................................4


1.1 Lý do chọn đề tài...............................................................................4
1.2 Mục đích nghiên cứu.........................................................................5
1.3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu..................................................5
1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................5
1.5 Phạm vi nghiên cứu...........................................................................5
1.6 Phương pháp nghiên cứu...................................................................5
1.7 Cấu trúc bài khóa luận......................................................................6
2. Tổng quan nghiên cứu về vấn đề phát triển du lịch ở Quan Lạn............7
2.1 Tiềm năng phát triển du lịch đảo Quan Lạn......................................7
2.2 Hiện trạng du lịch ở đảo Quan Lạn:..................................................9
3. Lý thuyết và khái niệm:........................................................................12
3.1 Khái niệm khách du lịch:................................................................12
3.2 Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch:.......................................................13
3.3 Các loại lao động trong ngành du lịch:...........................................15
4. Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................16
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................17
5.1 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu..................................................17
5.2 Phương pháp nghiên cứu.................................................................18
5.3 Số liệu.............................................................................................18
2
Nhóm 8, Giải pháp PT du lịch đảo Quan Lạn.


5.4

Mô hình SWOT..........................................................................22

5.5 Hệ thống chỉ tiêu phân tích.............................................................25
5.6 Quan điểm, định hướng phát triển..................................................25
5.7 Giải pháp phát triển du lịch đảo Quan Lạn.....................................25

5.8 Các bước thực hiện đồng bộ giải pháp............................................28
6.

Kết quả nghiên cứu dự kiến..............................................................29

TƯ LIỆU THAM KHẢO

3
Nhóm 8, Giải pháp PT du lịch đảo Quan Lạn.


Giải pháp phát triển du lịch đảo Quan Lạn, huyện Vân
Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
1.Đặt vấn đê
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, du lịch là ngành được các nước trên thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng quan tâm hàng đầu. Hơn nữa, hoạt động du lịch
đã và đang đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho mỗi quốc gia.
Với vị trí địa lý thuận lợi và được thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam là đất
nước có nhiều kỳ quan thiên nhiên, nhiều di sản văn hóa trải dài từ bắc vào nam
mang những đặc trưng vùng miền khác nhau và đều đóng vai trò quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế xã hội các vùng, miền trong cả nước. Với đường bờ
biển dài 3260km, nước ta có ưu thế phát triển du lịch biển thu hút khách du lịch
trong và ngoài nước. Theo đó, Tỉnh Quảng Ninh là tỉnh duy nhất ở Việt Nam có
5 thành phố trực thuộc Trung Ương với Vịnh Hạ Long được UNESCO công
nhận là di sản thiên nhiên nhiên thế giới, với hệ thống chùa chiền nổi bật và đặc
biệt nơi đây cũng phát triển mạnh loại hình du lịch biển đảo, trong đó nổi bật
nhất phải kể đến du lịch biển đảo ở Huyện Vân Đồn. Trong những năm gần đây,
Vân Đồn còn được ghi tên trong danh sách những vùng biển có bãi tắm đẹp ở
khu vực phía Bắc với Vịnh Bái Tử Long, Bãi Dài, đảo Ngọc Vừng, và nhóm 8

tập trung nghiên cứu về phát triển du lịch trên đảo Quan Lạn... Hầu hết những
bãi tắm ở nơi đây còn hoang sơ và đẹp. Tuy nhiên, cơ sở vật chất cũng như dịch
vụ ở khu vực này còn thiếu thốn và chưa chuyên nghiệp. Do đó, du lịch biển ở
khu vực này cần phải được quan tâm và đầu tư hơn nữa để thu hút khách du lịch
trong và ngoài nước. Với mong muốn góp phần vào việc phát triển hơn nữa hoạt
động du lịch ở Quảng Ninh nói chung và điểm du lịch đảo Quan Lạn nói riêng
nên nhóm em đã lựa chọn đề tài: “Phát triển du lịch biển đảo tại đảo Quan Lạn
huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh” cho bài nghiên cứu của nhóm.

4
Nhóm 8, Giải pháp PT du lịch đảo Quan Lạn.


1.2 Mục đích nghiên cứu
Bài nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá được thực trạng và tiềm năng
phát triển du lịch biển đảo ở đảo Quan Lạn thuộc huyện Vân đồn Quảng Ninh,
đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển du lịch biển đảo tại khu vực đảo Quan
Lạn.
1.3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về hoạt động du lịch biển đảo tại đảo Quan Lạn.
 Khách thể nghiên cứu
Tài nguyên du lịch biển, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, lao động
du lịch, cơ quan quản lý du lịch, cộng đồng dân cư và các thành phần khác có
liên quan đến hoạt động du lịch biển đảo tại đảo Quan Lạn.
1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Bài nghiên cứu có những nhiệm vụ sau đây:
Tổng hợp những vấn đề lý luận liên quan đến du lịch biển để phục vụ cho
quá trình nghiên cứu.
Tiến hành khảo sát và tổng hợp, phân tích thông tin đưa ra những kết luận

về tiềm năng và thực trạng du lịch biển ở khu vực đảo Quan Lạn.
Trên cơ sở tìm hiểu và kết luận về tiềm năng và thực trạng du lịch biển,
đưa ra những giải pháp phù hợp góp phần phát triển du lịch biển tại khu vực đảo
Quan Lạn.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: khu vực đảo Quan Lạn.
Thời gian nghiên cứu: số liệu thống kê từ năm 2010 đến nay.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu thực địa: Nhóm em đã lên đã kế hoạch cho
chuyến đi khảo sát thực địa trong tháng 9 này. Công việc trong suốt quá trình đi
thực địa là khảo sát một số khu vực biển đảo của Quan Lạn, khảo sát tài nguyên
5
Nhóm 8, Giải pháp PT du lịch đảo Quan Lạn.


du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch tự nhiên trên các đảo, phỏng vấn khách
du lịch đến du lịch tại Quan Lạn.
Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu: là phương pháp cần thiết cho việc
nghiên cứu của đề tài. Để có được một lượng thông tin đầy đủ về mọi mặt tự
nhiên, kinh tế, xã hội trong khu vực, cần tiến hành thu thập thông tin, tư liệu về
nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau
Phương pháp điều tra xã hội học
1.7 Cấu trúc bài khóa luận
Bài khóa luận ngoài lời cảm ơn, mục lục, phần mở đầu, kết luận và các
giải pháp góp phần phát triển du lịch biển đảo Quan Lạn, phần phụ lục còn bao
gồm hai chương chính như sau:
1.
2.
3.
4.

5.
6.

Một số cơ sở lý luận về du lịch biển đảo.
Tổng quan nghiên cứu du lịch đảo Quan Lạn..
Lý thuyết và khái niệm.
Câu hỏi nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu dự kiến.

Việc nghiên cứu về vấn đề phát triển đảo Quan Lạn là 1 cách đảm bảo
mang lại lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương đang dần trở thành định
hướng phát triển lâu dài tại hệ thống các đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh nói chung,
đảo Quan Lạn nói riêng. Tuy nhiên, hiện trạng khai thác DLST tại các đảo này
còn khá manh mún, tự phát và chưa được người dân biết đến nhiều. Trong bài
viết này, nhóm tác giả đã phân tích, đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch, đề
xuất mô hình cơ sở dữ liệu GIS phục vụ quản lý và các giải pháp nhằm thúc đẩy
phát triển DLST tại đảo Quan Lạn trên quan điểm phân tích tổng hợp, sinh thái môi trường và hệ thống phương pháp khảo sát thực tế, quan trắc môi trường
nước biển cũng như điều tra xã hội học tại đảo.
2. Tổng quan nghiên cứu vê vấn đê phát triển du lịch ở Quan Lạn
2.1 Tiềm năng phát triển du lịch đảo Quan Lạn
Tỉnh Quảng Ninh có hơn 2.000 hòn đảo thuộc khu vực ven bờ, chiếm
khoảng 2/3 số đảo ven bờ cả nước (2078/2779), trong đó có 1.030 đảo đã có tên.
6
Nhóm 8, Giải pháp PT du lịch đảo Quan Lạn.


Tổng diện tích các đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh là 619,913km², trong đó tập
trung lớn tại 2 huyện đảo Cô Tô và Vân Đồn với tổng số đảo chính 33 đảo .
Hệ thống đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh với nguồn tài nguyên đa dạng thúc

đẩy phát triển kinh tế biển và ven biển của tỉnh Quảng Ninh thông qua nuôi
trồng hải sản, xây dựng các trung tâm phát triển kinh tế biển tổng hợp, dịch vụ
hàng hải, thông tin liên lạc và đặc biệt là DLST.
Đảo Quan Lạn thuộc cụm đảo vịnh Bái Tử Long, có tọa độ địa lý 200
53’04’’ vĩ độ bắc, 1070 30’42’’ kinh độ đông. Đảo gồm hai xã Quan Lạn, Minh
Châu với 5 thôn và một phần diện tích đảo thuộc địa phận vườn quốc gia Bái Tử
Long. Đảo có diện tích 118,638 km2 , kéo dài theo phương đông bắc – tây nam,
từ chân dãy núi Vân Đồn tới núi Gót, cách trung tâm huyện Vân Đồn khoảng
40km về phía đông nam. Đảo có vị trí quan trọng về mặt an ninh - quốc phòng
và phát triển kinh tế biển. Đảo như một vòng cung ôm lấy rìa phía đông của vịnh
Bái Tử Long, đây là tuyến đảo phía ngoài cùng của vịnh Bắc Bộ. Chính điều này
khiến đảo Quan Lạn trở thành bức bình phong vững vàng ngăn sóng biển, che
chắn cho Vân Đồn, giúp Vân Đồn trở thành nơi neo đậu tàu thuyền thuận tiện và
an toàn.
a) Tài nguyên du lịch tự nhiên:
Địa chất, địa hình: Đảo có địa hình đồi núi - hải đảo đa dạng, phân dị
mạnh với độ cao trung bình khoảng 40m so với mực nước biển, độ dốc trung
bình là 250C. Hình thái chủ yếu của địa hình là đồi núi thấp và đảo đá vôi và
một phần nhỏ diện tích có kiểu địa hình đồng bằng ven biển. Quan Lạn thuộc
vùng đảo đông bắc bộ có cấu trúc địa chất phức tạp gồm các thành tạo có tuổi
rất khác nhau như Paleozoi, Mesozoi, Kainozoi và có cấu tạo khác nhau với
thành phần nham thạch cũng khá phong phú. Địa hình đảo hết sức đa dạng từ
đồi núi
Tại Quan Lạn, địa hình đáy biển tương đối đơn giản và bằng phẳng, khu
vực đáy biển giữa các bãi Quan Hào và Minh Châu xảy ra quá trình bào mòn
tích tụ, tạo nên bề mặt bằng phẳng nhất định, vật liệu tích tụ ở đây chủ yếu là cát
bột sỏi sạn, vụn vỏ sinh vật. Đảo Quan Lạn là nơi phân bố của hệ thống bãi cát
biển sạch, cát mịn và trắng trải dài hàng kilômét, điển hình như bãi Nhãng Rìa,

7

Nhóm 8, Giải pháp PT du lịch đảo Quan Lạn.


Bể Thích, Chương Nẹp, bãi Giữa… rất thuận lợi cho du lịch tắm biển, xây dựng
khu resort nghỉ dưỡng.
Khí hậu: đây cũng là yếu tố quan trọng cho phát triển du lịch biển, du lịch
nghỉ dưỡng. Đảo Quan Lạn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Từ tháng 3
đến tháng 8, gió đông nam từ biển thổi vào mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm
22,80C, cao nhất 37,30C và thấp nhất 4,60C [4] thuận lợi cho phát triển DLST,
nhưng cũng gây ra tính mùa vụ du lịch nơi đây bởi sự xuất hiện của mùa đông từ
tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Vì vậy, du lịch tắm biển, tham quan tại
đảo chủ yếu sầm uất vào mùa hè từ tháng 4 đến tháng 6, 7 dương lịch.
Thủy văn: nhiệt độ nước biển cũng là thông số có ảnh hưởng tới các hoạt
động vui chơi giải trí dưới nước, theo các nghiên cứu thực nghiệm thì nhiệt độ
nước thích hợp nhất cho vui chơi giải trí dưới nước là trên 200C. Kết quả quan
trắc của Dự án Quy hoạch bảo vệ Môi trường huyện Vân Đồn đến năm 2020
tầm nhìn đến năm 2030 tại một số điểm xã Minh Châu và Quan Lạn cho thấy
nhiệt độ nước biển dao động từ 160C đến 210C vào mùa đông, 240C đến 300C
vào mùa hè, nằm trong mức khá phù hợp để phát triển các loại hình du lịch dưới
nước và các chỉ tiêu như pH, độ dẫn điện, độ đục cũng đều
Tài nguyên sinh vật: hệ sinh thái rừng ngập mặn tại đảo Quan Lạn với quy
mô khoảng 30 ha có vai trò điều hòa khí hậu, tham gia kiến tạo bảo vệ cảnh
quan ven bờ, chống xói mòn bờ biển, bảo vệ hệ thống đê ven bờ, hạn chế những
cơn bão lớn quét qua đây,… Hệ sinh thái vùng triều phân bố chính tại xã Minh
Châu, nơi đây tập trung nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế như cá song, cầu gai,
hải sâm, trai ngọc và đặc biệt là sá sùng. Hệ sinh thái vùng triều không chỉ là
điểm tham quan du lịch mà còn là nguồn cung cấp ẩm thực cho du khách đến
đảo Quan Lạn
b) Tài nguyên nhân văn:
Với lịch sử phát triển lâu đời, Quan Lạn đang lưu giữ trong mình những

giá trị du lịch nhân văn đặc sắc.
Di tích lịch sử: từ thế kỷ XI, Quan Lạn đã trở thành thương cảng sầm uất
và thịnh vượng của Vân Đồn. Hiện nay, trên đảo vẫn còn lưu giữ những di tích
của Bến thuyền cổ như bến Cái Làng, bến Cống Cái thuộc xã Quan Lạn và bến
Con Quy xã Minh Châu. Di chỉ còn lại của các bến thuyền cổ là mảnh gốm, bát
8
Nhóm 8, Giải pháp PT du lịch đảo Quan Lạn.


đĩa từ thời Đường – Tống của Trung Quốc, tiền Việt từ thời Lý, Trần và Lê.
Đình Quan Lạn là ngôi đình cổ nhất tỉnh Quảng Ninh, là ngôi đình duy nhất còn
thờ vua Lý Anh Tông được xây dựng từ thế kỷ XVIII với kiến trúc cổ. Đình với
các
Lễ hội: lễ hội đình Quan Lạn còn gọi lễ hội đua bơi Quan Lạn vừa là kỷ
niệm chiến thắng đánh quân Nguyên Mông của tướng Trần Khánh Dư, vừa là
ngày hội cầu được mùa của cư dân vùng biển. Lễ hội diễn ra từ ngày 10 đến
ngày 20 tháng 6 âm lịch hàng năm tại khu vực trung tâm thương cảng Vân Đồn
Tài liệu: P.Q. Tuấn và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học
Trái đất và Môi trường, Tập 31, Số 2 (2015) 54-66
2.2 Hiện trạng du lịch ở đảo Quan Lạn:
Khả năng tiếp cận điểm du lịch Từ Hà Nội du khách có thể lựa chọn xe
buýt xuất phát từ bến Mỹ Đình đến Cái Rồng hoặc sử dụng xe khách chạy tuyến
Hà Đông – Mỹ Đình – Vân Đồn. Việc đi lại giữa đất liền với đảo Quan Lạn ngày
càng thuận tiện, ngoài tàu gỗ đi từ Hòn Gai, Cái Rồng ra Quạn Lạn thì từ tháng
3 năm 2009 du khách có thể di chuyển bằng tàu cao tốc tại điểm xuất phát Cái
Rồng ra đảo với thời gian hơn 1 giờ.
Cơ sở hạ tầng – vật chất phục vụ du lịch đảo Quan Lạn đang trong giai
đoạn đầu của quá trình phát triển nên cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật còn nhiều
bất cập như: số lượng cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống đạt tiêu chuẩn chưa nhiều,
dịch vụ vui chơi giải trí gần như chưa có và chất lượng dịch vụ còn hạn chế. Cơ

sở kinh doanh lưu trú và công ty du lịch sinh thái: năm 2013, trên đảo có 54 cơ
sở kinh doanh lưu trú, trong số có 63% số cơ sở tập trung tại bãi Vân Hải, trung
tâm xã Quan Lạn và 20 cơ sở tập trung tại xã Minh Châu. Chất lượng cơ sở lưu
trú còn thấp, 50% trong số đó chưa được xếp hạng, chủ yếu là nhà nghỉ bình dân
với công suất sử dụng buồng phòng đạt 48% (tập trung các tháng mùa hè). Hiện
nay, số cơ sở lưu trú với quy mô 20 buồng chỉ có 4 cơ sở là Vân Hải Đỏ resort
(80 phòng), khách sạn Lepont Minh Châu (36 phòng), khách sạn Ann (21
phòng) và nhà nghỉ Ngân Hà (22 phòng) (bảng 2). Bên cạnh đó, dịch vụ
“homestay” là hình thức ngủ tại nhà dân cũng đã thu hút được lượng du khách
nhất định vào mùa hè đặc biệt là khách quốc tế, nhưng các cơ sở còn tự phát gây
khó khăn cho thống kê và kiểm duyệt chất lượng.
9
Nhóm 8, Giải pháp PT du lịch đảo Quan Lạn.


Cơ sở hạ tầng khác và những khó khăn: do nằm xa đất liền, tính đến tháng
11/2014 đảo Quan Lạn vẫn chưa có điện lưới quốc gia, mọi hoạt động dựa vào 2
trạm điện chạy bằng diezen và tỷ lệ hộ được dùng điện còn thấp khoảng 30%.
Không chỉ vậy, giá điện tại Quan Lạn rất cao: 17,800 đồng/số điện (gấp 11 lần
so với giá điện quốc gia) và thời gian được cấp điện giới hạn từ 17giờ đến 22
giờ hàng ngày. Ngoài ra, trên đảo chưa có nước sạch dẫn tới hạn chế trong sinh
hoạt của du khách, chi phí nhiều dịch vụ khác cũng tăng cao như giá “xe ôm”
đắt gấp đôi so với đất liền bởi xăng dầu phải chở từ đất liền ra.
Tuyến du lịch: hiện nay, các tuyến du lịch tổ chức trong xã Quan Lạn và
Minh Châu khá ngắn và đơn điệu, nên chưa thu hút khách du lịch tham gia.
Nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch, các tuyến du lịch liên kết giữa
Quan Lạn, Minh Châu với một số điểm du lịch khác đã được triển khai. Ví dụ
như: - Tuyến 1: Hạ Long – Ngọc Vừng – Quan Lạn – Minh Châu – Vườn quốc
gia (VQG) Bái Tử Long – Hạ Long (3 ngày 2 đêm).
Tuyến 2: Cái Rồng – Soi Nhụ - Minh Châu – Cái Lim – Cái Rồng (1

ngày). –
Tuyến 3: Cái Rồng – Trà Thần – Cái Lim – Cái Đẻ - Minh Châu – Quan
Lạn – Soi Nhụ - Cái Rồng (2 ngày 1 đêm).
Khách du lịch: khai thác những tuyến du lịch liên kết, lượng khách du lịch
đến xã Quan Lạn ngày càng tăng ước đạt năm 2013 lượng khách tới Quan Lạn là
18.500 lượt, khách nội địa tăng 22% và khách quốc tế tăng 26% so với cùng kỳ
năm 2012 [7]. Cũng tương tự, lượng khách du lịch đến xã Minh Châu năm 2010
chỉ đạt 4.500 lượt đến năm 2013 con số này đã tăng 4,6 lần
Mức độ hài lòng của du khách: Quan Lạn là hòn đảo đẹp, giàu tiềm năng
du lịch, nhưng hệ thống hạ tầng vật chất còn hạn chế về điện sinh hoạt, nước
sạch và giá dịch vụ cao khiến tỷ lệ du khách hài lòng về du lịch địa phương
không cao 20,3%, tỷ lệ cảm thấy bình thường là 41,1% và đặc biệt tỷ lệ cảm
nhận không hài lòng tới 16,2%. Nguyên nhân không hài lòng của du khách chủ
yếu do dịch vụ còn khá đơn điệu, thiếu các hoạt động như vui chơi giải trí trên
biển, các hoạt động thương mại dịch vụ
Đánh giá chung về du lịch Quan Lạn

10
Nhóm 8, Giải pháp PT du lịch đảo Quan Lạn.


Thuận lợi: Đảo Quan Lạn thuộc cụm đảo ven bờ tỉnh Quảng Ninh có vị trí
chiến lược về an ninh quốc phòng, là bức bình phong vững vàng ngăn sóng biển,
che chắn cho Vân Đồn, giúp Vân Đồn trở thành nơi neo đậu tàu thuyền an toàn
và thuận tiện trong kết nối du lịch đảo Quan Lạn với đảo xung quanh. Với nguồn
tài nguyên thiên nhiên phong phú như bãi Minh Châu, bãi Nhãng Rìa, bãi Bể
Thích, bãi Chương Nẹp, bãi Giữa, hệ sinh thái rừng Trâm, hệ sinh thái rừng
ngập mặn…cùng các giá trị nhân văn đặc sắc như các bến thuyền cổ, di tích lịch
sử và lễ hội là tiềm năng thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái địa phương.
Độ sâu tại các bãi biển trên đảo khá thấp từ 5 đến 10m, được bao bọc trong vịnh

Bái Từ Long nên nước biển tại các bãi tắm rất sạch. Ngoài ra, các thông số khí
hậu, hải văn khá thuận lợi cho loại hình du lịch tắm biển và nghỉ dưỡng. Du lịch
đã dần thay đổi chất lượng cơ sở hạ tầng địa phương như đường giao thông,
phương tiện vận chuyển kết nối đảo Quan Lạn với thị trấn Cái Rồng và đường
bộ kết nối các thôn trong đảo; số lượng cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống cũng
ngày càng tăng. Bên cạnh đó, du lịch đã giúp người dân nâng cao chất lượng
sống, giúp họ có thêm việc làm và thu nhập.
Khó khăn: Du lịch Quan Lạn có tính mùa khá rõ nét, lượng khách du lịch
đến đảo tập trung chủ yếu vào các tháng hè từ tháng 4 đến tháng 7, 8 dương lịch
do vậy công suất sử dụng phòng khách sạn không thực sự hiệu quả.
Nhằm khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong quá trình hoạt động của
DLST tại đảo Quan Lạn nói riêng hay hệ thống đảo ven bờ tỉnh Quang Ninh nói
chung nhóm tác giả cũng đề xuất một số giải pháp khắc phục như:
Cải thiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phù hợp với DLST: cải thiện
chất lượng đường bộ đến các điểm du lịch như đường đến bãi Sơn Hào, bãi
Quan Lạn; nâng cao khả năng cung ứng nước ngọt và điện lưới quốc gia cho
đảo. Đảo cần tiếp tục nâng cấp về số lượng cũng như chất lượng của hệ thống cơ
sở ăn uống, mua bán lưu trú, giải trí tại các bãi tắm. Bên cạnh đó, đảo cũng cần
quan tâm đến chất lượng thông tin liên lạc, dịch vụ y tế tại các xã Quan Lạn,
Minh Châu nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân trên đảo và khách du lịch. Địa
phương có thể kêu gọi vốn đầu tư cho xây dựng các bến du thuyền, bãi đáp trực
thăng và khu nghỉ dưỡng cao cấp 5 sao để đón khách quốc tế từ nhiều quốc gia
trong Đông Nam Á.
11
Nhóm 8, Giải pháp PT du lịch đảo Quan Lạn.


Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch địa phương có thể tổ chức các
hoạt động vui chơi như Bungee, chèo xuồng Caiac, quan sát hệ động thực vật
hoang dã trên đảo.

Tăng cường giáo dục môi trường trong du lịch sinh thái: thiết kế và phổ
biến các tờ gấp, tờ rơi gìn giữ môi trường phù hợp đặt từng trạm kéo dài từ khu
du lịch sinh thái Vân Hải thuộc xã Quan Lạn tới các bãi Chương Nẹp, Nhãng
Rìa của xã Minh Châu. Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường các phương tiện truyền
tin, giáo dục môi trường trên tuyến tham quan đi dạo trong rừng Trâm, tham
quan bãi rùa đẻ trứng, khu du lịch sinh thái Vân Hải; xây dựng Trung tâm đón
khách cùng giáo dục môi trường tại khu du lịch.
3. Lý thuyết và khái niệm:
Khái niệm về du lịch bền vững: Du lịch bền vững là du lịch giảm thiểu
các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường thiên nhiên
và cộng đồng địa phương, và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh
hưởng xấu đến nguồn sinh thái mà du lịch phụ thuộc vào.
Khái niệm du lịch: Theo Luật du lịch Việt Nam: “Du lịch là hoạt động của
con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu
tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
3.1 Khái niệm khách du lịch:
 Theo tổ chức Du lịch thế giới (WTO), khách du lịch bao gồm:
Khách du lịch quốc tế (International tourist): Khách du lịch quốc tế đến
(Inbound tourist): là những người từ nước ngoài đến du lịch một quốc gia.
Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): là những người đang
sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài.
Khách du lịch trong nước (Internal tourist): Gồm những người là công
dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ quốc
gia đó đi du lịch trong nước.
Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Bao gồm khách du lịch trong
nước và khách du lịch quốc tế đến. Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú và
các nguồn thu hút khách trong một quốc gia.
12
Nhóm 8, Giải pháp PT du lịch đảo Quan Lạn.



Khách du lịch quốc gia (National tourist): Gồm khách du lịch trong nước
và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài

 Theo Luật du lịch của Việt Nam:
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp
đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến
Khách du lịch quốc tế (International tourist): là người nước ngoài, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam,
người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
Khách du lịch nội địa (Domestic tourist):là công dân Việt nam và người
nước ngoài cư trú tại Việt nam đi du lịch trong vi phạm lãnh thổ Việt Nam.
3.2 Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch:
Theo nghĩa rộng, CSVCKTDL là toàn bộ các phương tiện kỹ thuật được
huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực
hiện các dịch vụ và hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu của du khách trong các
chuyến hành trình của họ. đây chính là các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng xã hội
đảm bảo điều kiện chung cho việc phát triển du lịch. Bao gồm các yếu tố CSVC
của ngành du lịch và CSVCKT của các ngành khác trong nền kinh tế tham gia
vào việc khai thác các tiềm năng du lịch như: hệ thống đường sá, cầu cống, bưu
chính viễn thông, điện, nước,...
Theo nghĩa hẹp, CSVCKTDL được hiểu là toàn bộ các phương tiện vật
chất kỹ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra để khai thác các tiềm năng du lịch, tạo
ra các sản phẩm dịch vụ và hàng hoá cung cấp và làm thoả mãn nhu cầu của
khách du lịch. Bao gồm: Hệ thống nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí,
các phương tiện vận chuyển,.. bao gồm cả các công trình kiến trúc bổ trợ. Đây là
các yếu tố đặc trưng trong hệ thống CSVCKT của ngành du lịch, là yếu tố trực
tiếp đảm bảo điều kiện cho các dịch vụ du lịch được tạo ra và cung ứng cho du
khách.
Việc phân chia theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp chỉ có tính chất tương đối vì

đôi khi các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng cũng được tạo ra ngay trong các khu du
lịch, và thậm chí ngay trong một khách sạn.
Cơ cấu CSVCKT du lịch:
13
Nhóm 8, Giải pháp PT du lịch đảo Quan Lạn.


Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ các hoạt động trung gian: Là hệ thống
CSVCKT của các đại lý, văn phòng và công ty lữ hành du lịch gồm các văn
phòng, các trang thiết bị văn phòng, các phương tiện thông tin liên lạc, các phần
mềm hệ thống hỗ trợ tác nghiệp kinh doanh và quản lý.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ vẩn chuyển du lịch gồm các phương tiện
vận chuyển, các CSVCKT phục vụ quản lý, điều hành, bán vé, hoạt động tác
nghiệp khác.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ lưu trú: Đây là phần đặc trưng nhất trong
hệ thống cơ sở vật chất-kỹ thuật du lịch. Bao gồm: các khách sạn, motel, nhà trọ,
biệt thự, bungalow,.. Thành phần chính của hệ thống này là các toà nhà với các
phòng nghỉ và trang thiết bị tiện nghi đảm bảo điều kiện sinh hoạt hằng ngày
cho khách. Các công trình đặc biệt bổ trợ tham gia vào việc tạo khung cảnh môi
trường: các khuôn viên, hệ thống giao thông nội bộ. Các loại hình phục vụ lưu
trú tồn tại khá phong phú và đa dạng về quy mô, thể loại, hvà hình thức. Tuy
nhiên chúng đều được tạo ra trên cơ sở những quy định nghiêm ngặt của các
chuẩn mực dịch vụ được xây dựng thành những tiêu thức hết sức cụ thể.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ăn uống: Cơ sở vật chất kỹ thuật hục vụ
ăn uống có thể nằm trong hệ thống phục vụ lưu trú cũng có thể tồn tại độc lập..
Bao gồm: Cơ sở vật chất kỹ thuật của khu chế biến và bảo quản thức ăn (Bộ
phận bếp), cơ sở vật chất kỹ thuật của bộ phận phục vụ ăn (Phòng tiệc, quầy bar)
Cơ sở vật chất kỹ thuật của dịch vụ bổ sung: Là các công trình, thiết bị
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách trong việc tiêu dùng các dịch vụ và sử
dụng triệt để các yếu tố tài nguyên, nó thường gắn liền với các cơ sở lưu trú và

quy mô của nó phụ thuộc vào quy mô của bộ phận lưu trú. Bao gồm: Khu vực
giặt là, sân tenis, bể bơi, vật lý trị liệu, cắt tóc,...
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ vui chơi giải trí: Cơ sở này bao gồm các
trung tâm thể thao, phòng tập, bể bơi, sân tenis, các công viên, khu vui chới giải
trí. Cũng có thể tồn tại độc lập hoặc gắn liền với các cơ sở lưu trú.
3.3 Các loại lao động trong ngành du lịch:
Trong lĩnh vực du lịch, xét trên mức độ tác động của lao động đến hoạt
động của ngành du lịch, lao động du lịch được chia thành 3 nhóm sau:
14
Nhóm 8, Giải pháp PT du lịch đảo Quan Lạn.


a) Nhóm lao động thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch:
Nhóm này bao gồm những người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà
nước về du lịch từ trung ương đến địa phương: Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch, Sở
thương mại Du lịch hoặc phòng quản lý Du lịch ở các quận, huyện.
Tuỳ theo sự phân công, nhóm lao động này có thể đảm trách các công
việc khác nhau như: Xúc tiến, quảng bá du lịch, hợp tác quốc tế về du lịch, tổ
chức cán bộ, đào tạo trong du lịch, quản lý lữ hành, khách sạn, thanh tra du
lịch,...
Bộ phận lao động này chiếm tỷ lệ không lớn nhưng hầu hết có trình độ
cao, có hiểu biết tương đối toàn diện về du lịch.
b) Nhóm lao động thực hiện chức năng sự nghiệp ngành du lịch:
Nhóm này làm việc tại các cơ sở đào tạo du lịch như cán bộ giảng dạy,
nghiên cứu ở các trường có đào tạo du lịch và các việc khoa học về du lịch.
Bộ phận lao động này có trình độ học vấn cao, có trình độ chuyên môn
sâu trong toàn bộ nhân lực du lịch, họ có kiến thức, am hiểu khá toàn diện và
sâu sắc trong lĩnh vực du lịch. Họ có chức năngvà vai trò to lớn trong việc phát
triển nguồn nhân lực du lịch.
Bộ phận lao động này phải được đào tạo cơ bản, lâu dài hướng tới đạt

trình độ khu vực và thế giới, có năng khiếu và đạo đức sư phạm cũng như có khả
năng độc lập nghiên cứu khoa học cao.
c) Nhóm lao động thực hiện chức năng kinh doanh du lịch, nhóm này lai
được phân thành 4 bộ phận như sau:
Bộ phận lao động thực hiện chức năng quản lý chung của DN DL.
Bộ phận lao động thực hiện chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế
trong doanh nghiệp du lịch.
Bộ phận lao động thực hiện chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh
trong doanh nghiệp du lịch.
Bộ phận lao động trực tiếp cung cấp các dịch vụ cho khách trong doanh
nghiệp du lịch.

15
Nhóm 8, Giải pháp PT du lịch đảo Quan Lạn.


4. Câu hỏi nghiên cứu.
Câu hỏi chính:
Câu 1: Đâu là cơ hội, đâu là thách thức cho phát triển du lịch trên đảo?
Câu 2: Giải pháp phát triển du lịch đảo là gì?
Câu hỏi phụ:
Câu 1: Chính quyền địa phương đã thực sự chú tâm phát triển du lịch
Quan Lạn ?
Câu 2: Tại sao Quan Lạn lại thu hút khách du lịch ?
Câu 3: Quan Lạn – điểm đến khác biệt của du lịch Quảng Ninh ?
Câu 4: Có khó khăn gì khi phát triển du lịch Quan Lạn?
Câu 5: Vấn đề quy hoạch và phát triển du lịch biển đảo kết hợp với du
lịch sinh thái có thật sự khả thi?
Câu 6: Quy hoạch và phát triển du lịch ở Quan Lạn liệu đang đi theo
chiều hướng tích cực?

Câu 7: Khó khăn đặt ra trong việc đưa du lịch biển đảo vào kết hợp với du
lịch sinh thái, du lịch bền vững?
Câu 8: Hình ảnh Quan Lạn trong mắt du khách trước và sau khi quy
hoạch nơi đây?
Câu 9: Chính sách phát triển du lịch của chính quyền địa phương đã thực
sự đúng đắn?
Câu 10: Quan Lạn trong tương lai: “thiên đường” hay “địa ngục” ?
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Quan Lạn là một hòn đảo nằm trên vịnh Bái Tử Long miền
bắc Việt Nam. Trên đảo có 2 xã thuộc huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, đó là
xã Quan Lạn và xã Minh Châu. Đảo Quan Lạn nằm trong vườn quốc gia Bái Tử
Long, thuộc tuyến đảo Vân Hải, vòng ôm lấy rìa phía Đông của vịnh Bái Tử
Long, thương cảng Vân Đồn đặt tại chính đảo này. Trên đảo có đình Quan
16
Nhóm 8, Giải pháp PT du lịch đảo Quan Lạn.


Lạn (chữ Hán trong đình ghi là Quang Lạn) trong đó có thờ Lý Cao Tông là
người ra quyết định thành lập thương cảng Vân Đồn. Năm 1288, quân dân nhà
Trần dưới sự chỉ huy của Trần Khánh Dư và 3 anh em họ Phạm đã kịch chiến
trong suốt 10 ngày với đoàn thuyền của Trương Văn Hổ, và tiêu diệt đoàn
thuyền này. Hiện có đền thờ 3 anh em họ Phạm và đền thờ (nghè) Trần Khánh
Dư được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.
Ngày này, đây là một địa điểm phát triển về ngành du lịch, vào ngày
18/6 âm lịch mỗi năm có một lễ hội, đó là lễ hội Chèo bơi rất được mọi người ưa
chuộng, các nơi đều về dự. Đảo Quan Lạn nổi tiếng với những bãi tắm biển còn
hoang sơ nước trong veo như bãi biển Sơn Hào, bãi biển Quan Lạn và bãi biển
Minh Châu cát trắng. Phương tiện đi lai chính là xe túc túc.
Khí hậu trên đảo Quan Lạn do nằm trong vùng vịnh Bái Tử Long nên

cũng mang đặc điểm khí hậu của vùng này. Đảo có khí hậu phân hóa 2 mùa rõ
rệt: mùa hạ nóng ẩm, và mùa đông khô lạnh. Nhiệt độ làng nhàng năm từ 15 °C25 °C; lượng mưa vào khoảng 2000mm / năm. Thủy triều trên đảo với mức triều
vào khoảng 3.5- 4m/ngày. Độ mặn nước biển vào khoảng từ 31- 34.5 phần nghìn
vào mùa khô và thấp hơn trong mùa hè.
Do vị trí nằm trong một ngư trường kín gió, nước sâu, ít lắng đọng nên
vùng Vân Đồn có nhiều hải sản sản vật phong phú về loài, số lượng như: Tôm
he, mực, sá sùng, bào ngư, tôm hùm, hải sâm. Quan Lạn nói riêng và Vân Đồn
còn nổi tiếng với nguồn châu báu phong phú.
Đảo có nguồn tài nguyên rừng rất lớn: rừng có nhiều loại gỗ quý như lim,
táu, nghiến… đặc biệt là gỗ mần lái làm đình Quan Lạn là thứ lâm thổ sản đặc
hữu ở đây mà không nơi nào khác có được. Trên đảo cũng có nhiều loại thú quý
như khỉ lông vàng, cắc kè, công…
Dân số toàn đảo khoảng 7000 người.
- Phạm vi nghiên cứu: Cư dân đảo Quan Lạn
5.2 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thu thập và xử lí số liệu
 Phỏng vấn trực tiếp
- Phỏng vấn cá nhân
17
Nhóm 8, Giải pháp PT du lịch đảo Quan Lạn.





Phỏng vấn nhóm
Phỏng vấn trung tâm
Thu thập mẫu từ cuộc nói chuyện ở nơi công cộng.
Thu thập mẫu phỏng vấn tường thuật.


Phương pháp thống kê mô tả.
Thống kê mô tả:

Thu thập, Tổng kết và Mô tả dữ
liệu

Các phương pháp được sử dụng
để tổng kết dữ liệu:

Lập Bảng.
Đồ Thị .
Bằng số

Thống kê mô tả:

Các tham số thống kê
Tần số.
Phân phối xác suất.

5.3 Số liệu.



Tổng số
Tổng số
Tổng số
Tổng số
cơ sở lưu trú
cơ sở lưu trú phòng
phòng đạt tiêu

được
xếp
chuẩn.
hạng

Quan

34

18

897

311

Minh

20

9

110

85

Lạn
Châu
Bảng 1: Thực trạng cơ sở lưu trú tại đảo 4 tháng đầu năm 2014.

18

Nhóm 8, Giải pháp PT du lịch đảo Quan Lạn.


(Tiềm năng tài nguyên và giải pháp phát triển du lịch sinh thái đảo Quan
Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh – Phạm Quang Tuấn, Dương Thị Thủy,
Lê Phương Thú).
Quan Lạn đang có nhiều cơ sở lưu tuy nhiên có thể nhận ra rằng các cơ sỏ
lưu trú trên đảo còn tự phát, chưa được đánh giá, hay có yêu cầu về chất lượng.
Chủ yếu là cho nghỉ qua đêm, còn các dịch vụ khác không phát triển.

Năm

2010

2011

2012

2013

Số
lượng khách
đến

4500

6031

8402


21089

Số
lượng khách
lưu trú qua
đêm

1251

2134

5231

11838

Bảng 2: lượng khách đến và lưu trú qua đêm tại xã Minh Châu, đảo Quan
Lạn.
(Tiềm năng tài nguyên và giải pháp phát triển du lịch sinh thái đảo Quan
Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh – Phạm Quang Tuấn, Dương Thị Thủy,
Lê Phương Thúy)

19
Nhóm 8, Giải pháp PT du lịch đảo Quan Lạn.


Lượng khách đến và lưu trú qua đêm tại xã Minh Châu, Quan Lạn giai đoạn 2010 – 2013.
25000

20000


21089

15000
11838

10000
8402
5000

6031

4500
1251
2010

0

5231
2134

2011

Số lượng khách đến

2012

2013

Số lượng khách lưu trú qua đêm


Biểu đồ 1: Lượng khách đến và lưu trú qua đêm tại xã Minh Châu, Quan
Lạn giai đoạn 2010 – 2013.
Từ bảng và biểu đồ có thể thấy lượng khách hằng năm đến và lưu trú qua
đêm tại Minh Châu, Quan Lạn liên tục tăng trong giai đoạn 2011 – 2013. Rõ
ràng nhất đó là sự tăng trưởng mạnh mẽ của năm 2013 so với 2012: Lượng
khách đến năm 2012 chỉ là 8402 nhưng năm 2013 đã là 21089 như vậy lượng
khách đến tăng lên là 12687 lượt khách đến, cùng với đó là lượng khách qua
đêm tăng 6607 từ 5231 lên 11838 lượt.



Số lượt
thuyền
cao
tốc mùa thấp
điểm. (tháng
10 đến tháng
4 năm sau)

Số lượt
thuyền
cao
tốc vào mùa
cao
điểm.
(Tháng 5 đến
tháng 9)

Số lượt
thuyền gỗ vào

mùa
thấp
điểm. (tháng
10 đến tháng 4
năm sau)

Số
lượt thuyền
gỗ vào mùa
cao điểm.
(Tháng
5
đến tháng
9)

Quan

2

4

2

3

Minh

2

3


2

3

Lạn
Châu
20
Nhóm 8, Giải pháp PT du lịch đảo Quan Lạn.


Bảng 3: Thống kê số lượt tàu cố định ra đảo năm 2016.
Với công suất của tàu gỗ là 48 người và tàu cao tốc là 36 người có thể
thấy hoạt động vận tải khách ra đảo là quá tải nhất là vào mùa du lịch. Các du
khách không thể đi chuyến cố định phải thuê tàu ngoài, hoặc đi qua các công ty
lữ hành.
Họ



Thôn,

Năm
Người
Hoạt
bắt đầu hoạt tham gia/tổng động
tham
động du lịch. số
người gia.
trong

gia
đình.

tên



Phạm
Hữu Thỏa

Đông
2008
Nam, Quan xây nhà nghỉ
Lạn
Khải Huyền

6/7

Kinh
doanh
nhà
nghỉ, bán hải
sản khô, cho
thuê xe đạp xe
máy

Phạm
Hùng Văn.

Xóm

2011
Đoài, Quan mượn
đất
Lạn
công ty Vic.

4/6

Xây
dựng lều nghỉ
chân gần bãi
tắm, thu mua,
buôn bán hải
sản(t4 – t9 )

Nguyễn
Đông
2002
Trọng Đức
Nam, Quan xây nhà nghỉ
Lạn.
Ngân Hà.

2/5

Kinh
doanh
nhà
nghỉ, bán tạp
hóa, cho thuê

xe đạp, máy.

Bùi Thị
Hải

Quang
2013
Trung, Minh bán tạp hóa.
Châu.

Nguyễn
Nam
2007
Thị Thảo
Hải,
Minh mua xe túc
Châu.
túc.
Lài
xuân Thanh

Ninh
2010
Hải,
Minh bắt đầu cho
Châu.
khách nghỉ tại
nhà

2/4


Bán
hàng tạp hóa,
bán hải sản
khô.

1/4

Chạy
xe túc túc, bán
hải sản khô.

3/4

Kinh
doanh dịch vụ
nghỉ qua đêm,
hướng dẫn du
21

Nhóm 8, Giải pháp PT du lịch đảo Quan Lạn.


lịch, cho thuê
xe đạp xe
máy.
Bảng 4: Sự tham gia của một số hộ dân tại đảo Quan Lạn.
(Tiềm năng tài nguyên và giải pháp phát triển du lịch sinh thái đảo Quan
Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh – Phạm Quang Tuấn, Dương Thị Thủy,
Lê Phương Thúy)

Có thể thấy người dân đã tham gia vào một số hoạt động trong du lịch tuy
nhiên các hoạt động còn sơ sài, chưa liên kết với nhau, chất lượng các hoạt động
cũng không cao.
5.4Mô hình SWOT
5.4.1 Điểm mạnh
Đảo nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như bãi Minh Châu, bãi
Nhãng Rìa, bãi Bể Thích, bãi Chương Nẹp, bãi Giữa, với vẻ đẹp hoang sơ hiếm
nơi nào có được, hệ sinh thái rừng Trâm, hệ sinh thái rừng ngập mặn…
Có các giá trị nhân văn đặc sắc, di tích lịch sử như các Bến thuyền cổ,
Đình Quan Lạn, Chùa Quan Lạn, Nghè Trần Khánh Dư,... và lễ hội là tiềm năng
thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái địa phương.
Độ sâu tại các bãi biển trên đảo khá thấp từ 5 đến 10m, được bao bọc
trong vịnh Bái Từ Long nên nước biển tại các bãi tắm rất sạch.
Ngoài ra, các thông số khí hậu, hải văn khá thuận lợi cho loại hình du lịch
tắm biển và nghỉ dưỡng.
Du lịch đã dần thay đổi chất lượng cơ sở hạ tầng địa phương như đường
giao thông, phương tiện vận chuyển kết nối đảo Quan Lạn với thị trấn Cái Rồng
và đường bộ kết nối các thôn trong đảo.
Số lượng cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống cũng ngày càng tăng. Bên cạnh
đó, du lịch đã giúp người dân nâng cao chất lượng sống, giúp họ có thêm việc
làm và thu nhập.

22
Nhóm 8, Giải pháp PT du lịch đảo Quan Lạn.


Về vấn đề an ninh cho du khách rất đảm bảo, không hề trộm cắp hay nạn
chèo kéo khách du lịch,...
Tuy lưu trữ ít các yếu tố văn hóa dân tộc nhưng Quan Lạn đặc trưng bởi
văn hóa biển và lịch sử lâu đời gắn với biển, người dân rất mến khách và phóng

khoáng.
5.4.2 Điểm yếu
Hiện nay, số doanh nghiệp du lịch tại đảo còn ít và đa phần đầu tư cho lưu
trú, ăn uống mà chưa chú trọng cho sản phẩm du lịch tại các điểm như bãi Minh
Châu, Sơn Hào.
Số lượng cơ sở lưu trú tăng qua các năm nhưng chất lượng còn hạn chế,
số buồng phòng đạt tiêu chuẩn thấp và chất lượng nguồn lao động du lịch chưa
đáp ứng yêu cầu phát triển.
Để đi ra đảo chỉ có cách duy nhất là đi tàu cao tốc hoặc tàu gỗ mất khá
nhiều thời gian và hạn chế về giờ giấc đi lại, các chuyến tàu hàngngày thường
bắt đầu lúc 7h và hết vào lúc 2h chiều, vì thế không thể tự do đi lại từ đất liền
sang đảo.
Trình độ ngoại ngữ và kỹ năng nghiệp vụ còn kém, hiểu biết ít về du lịch.
Công tác cứu hộ cứu nạn còn yếu kém, chưa có phương tiện cứu hộ phao
tiêu cảnh báo nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho du khách.
Lương thực, thực phẩm ngoài những loại hải sản đánh bắt được thì hầu
hết được nhập từ đất liền, do vận chuyển, đi lại tiêu tốn phí, khách du lịch phải
trả phí cao.
Việc quảng bá chưa sâu rộng cũng là lý do khiến du lịch sinh thái trên đảo
chưa thu hút được số đông du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, đối tượng
rất ưa chuộng loại hình du lịch sinh thái.
5.4.3 Cơ hội
Đảo Quan có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng, là bức bình phong
vững vàng ngăn sóng biển, che chắn cho Vân Đồn, giúp Vân Đồn trở thành nơi
neo đậu tàu thuyền an toàn và thuận tiện trong kết nối du lịch đảo Quan Lạn với
đảo xung quanh.
23
Nhóm 8, Giải pháp PT du lịch đảo Quan Lạn.



Tuyến đường xuyên đảo Minh Châu – Quan Lạn đang được nâng cấp để
tạo điều kiện cho hai xã đảo trên phát triển về mọi mặt kinh tế – xã hội, điều này
cũng giúp việc khám phá các bãi biển của du khách thuận lợi hơn.
Trong khi các vấn đề về môi trường ngày càng gia tăng, các du khách
muốn tìm đến những nơi có vẻ hoang sơ của thiên nhiên, những bãi biển chưa
chịu sự tác động của con người ngày càng nhiều......
Từ đầu năm 2015, điện lười quốc gia đã được đưa vào sử dụng phục vụ
sinh hoạt cho người dân cũng như hoạt động du lịch, Quan Lạn sẽ có cơ hội phát
triển nhanh hơn, đặc biệt là thuận lợi cho phát triển du lịch. Đây sẽ là điều kiện
cho các công ty du lịch kinh doanh trên tuyến đảo tập trung nâng cao chất lượng
dịch vụ phục vụ du khách tốt hơn.
5.4.4 Thách thức
Chỉ nhờ các bãi biển mang nét nguyên sơ xinh đẹp thì không thể cạnh
được với các bãi biển trong vùng như Cô Tô, Hạ Long,..
Du lịch Quan Lạn có tính mùa khá rõ nét, lượng khách du lịch đến đảo tập
trung chủ yếu vào các tháng hè từ tháng 4 đến tháng 7, 8 dương lịch do vậy công
suất sử dụng phòng khách sạn không thực sự hiệu quả.
Việc phát triển dịch vụ du lịch trên đảo gặp không ít khó khăn bởi UBND
xã Quan Lạn và huyện Vân đồn không cho phép xây dựng các công trình dịch
vụ.
5.5 Hệ thống chỉ tiêu phân tích
Tính phù hợp.
Tính hệ thống.
Tính khả thi.
5.6 Quan điểm, định hướng phát triển
Nhìn chung Đảo Quan Lạn là một trong số ít các đảo còn lưu giữ các giá
trị du lịch sinh thái đặc sắc: hệ thống bãi cát biển đẹp như Minh Châu, Sơn Hào,
Quan Lạn; hệ sinh thái rừng trâm thuần chủng; các di tích lịch sử, di chỉ bến
thuyền cổ, lễ hội đình Quan Lạn,… Bên cạnh tài nguyên du lịch đa dạng thì khả
năng tiếp cận từ đất liền ra đảo bằng tàu và khả năng cung ứng cơ sở lưu trú đã

24
Nhóm 8, Giải pháp PT du lịch đảo Quan Lạn.


có những chuyển biến tích cực là nền tảng thuận lợi cho phát triển du lịch sinh
thái. Tuy nhiên khả năng cung ứng các dịch vụ vui chơi giải trí còn đơn
điệu,việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công tác quảng bá hình ảnh du lịch đảo
Quan Lạn còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn.
Định hướng phá triển du lịch sinh thái biển đảo, khu vui chơi giải trí mà
vẫn bảo tồn được thiên nhiên hoang sơ của đảo cũng như gìn giữ được các giá trị
văn hóa trên đảo, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường. Đây cũng là tiền đề để
người dân trên đảo có điều kiện phát triển kinh tế, đặc biệt là trong ngành dịch
vụ, du lịch.
5.7 Giải pháp phát triển du lịch đảo Quan Lạn.
Đảo Quan Lạn có rất nhiều tiềm năng để thu hút, phát triển du lịch. Tuy
nhiên, còn nhiều tồn tại hạn chế cần được quan tâm khắc phục như: Nguồn nhân
lực phục vụ du lịch chưa đáp ứng nhu cầu về kỹ năng; Cơ sở vật chất cơ sở lưu
trú chưa đạt chuẩn; Hệ thống kết cấu hạ tầng còn chưa đồng bộ; Giá cả các dịch
vụ trên đảo còn khá cao; Dịch vụ vui chơi, giải trí về đêm còn ít; Đặc sản của
vùng chưa được giới thiệu rộng rãi; Người dân chưa quan tâm nhiều tới du
lịch… Cần phải đưa ra các biện pháp thiết thực để cải thiện du lịch Quan Lạn.
a) Cơ sở hạ tầng – vật chất và thu hút vốn đầu tư:
Cải thiện cơ sở hạ tầng tổng thể cả về lưu trú, giao thông vận tải lẫn vui
chơi giải trí. Nâng cao chất lượng phục vụ tại các cơ sơ lưu trú, ăn uống; cải
thiện lại các tuyến đường bộ; đề nghị UBND cấp phép cho xây dựng các trung
tâm vui chơi giải trí một cách hợp lý để đáp ứng cung cầu du lịch. Cần có hướng
dẫn về tiêu chuẩn khi xây dựng cơ sở lưu trú phục vụ; Có quy định chung cho
các cơ sở kinh doanh, tránh tình trạng nâng giá, ép giá du khách…
Tăng cường khả năng cung ứng điện, nước, xăng dầu,... cho các hoạt động
du lịch để giảm chi phí khi đi du lịch tại đây.

Kêu gọi vốn đầu tư cho các hoạt đọng như xây dựng du thuyền, bãi đáp
trực thăng, khu nghỉ dưỡng 5 sao để phục phụ du khách quốc tế. Ngoài ra tổ chứ
thêm nhiều hoạt động vui chơi như nhảy bungee, chèo thuyền caiac,...
Cải thiện công tác cứu hộ cứu nạn như đào tạo đội ngũ cứu hộ có chuyện
môn, cung cấp thêm nhiều phương tiện cứu hộ đạt tiêu chuẩn,...
25
Nhóm 8, Giải pháp PT du lịch đảo Quan Lạn.


×