Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SANG KIEN KN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc cơ sở”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.82 KB, 10 trang )

ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC
HUYỆN NGÂN SƠN
----

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: "Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát và
phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc cơ sở”

Họ và tên: Đinh Thu Trang
Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị: Ủy ban MTTQ huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn

Ngân Sơn, ngày 22 tháng 10 năm 2016
1


I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động giám
sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc cơ sở.
2. Tác giả: Đinh Thu Trang
- Ngày tháng năm sinh: 29/7/1981
- Nơi công tác: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
- Chức danh: Chuyên viên
- Trình độ chuyên môn: Đại học Công Đoàn
a. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao
chất lượng hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc cơ sở.
b. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động chuyên môn của cơ quan.
c. Ngày sáng kiến được áp dụng: 01/01/2016
II. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1.Về nội dung của sáng kiến
Giám sát và phản biện xã hội là nhiệm vụ quan trọng trong công tác tham


gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
đoàn thể chính trị - xã hội. Công tác giám sát và phản biện đã được quy định
trong Hiến pháp, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các văn bản pháp luật của
Nhà nước. Đồng thời được cụ thể hoá bằng Quyết định số 217-QĐ/TW ngày
12/12/2013 của Bộ chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã
hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt
trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội là một nhiệm vụ rất lớn.
Trong đó, hoạt động giám sát chủ yếu dựa trên 3 hình thức: Tham gia giám sát với
cơ quan quyền lực Nhà nước; vận động nhân dân giám sát và tự mình giám sát.
Giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội là việc
theo dõi, phát hiện, xem xét, đánh giá, kiến nghị nhằm tác động đối với cơ quan,
tổ chức và cán bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức, viên chức nhà nước về
2


việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước. Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã
hội là việc nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Giám sát là
để trả lời câu hỏi việc thực thi chủ trương, chính sách, pháp luật như thế nào, tác
dụng đối với kinh tế - xã hội thế nào, quyền lợi của nhân dân có được bảo đảm
không? Còn phản biện xã hội là để trả lời câu hỏi, dự thảo chủ trương, đường lối,
chính sách, pháp luật đã phù hợp chưa, có đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp
đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế và nguyện vọng chính đáng của nhân dân hay
không?
Trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc các cấp trên địa bàn huyện đã
phối hợp với các cơ quan quyền lực Nhà nước trên địa bàn tiến hành nhiều hoạt
động giám sát, như giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; giám sát
việc thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở, giám sát thực hiện Pháp lệnh thực hiện

dân chủ ở xã, thị trấn; giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư; giám
sát đầu tư của cộng đồng; lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ chủ
chốt do hội đồng nhân dân các cấp bầu ra; giám sát thực hiện chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước... Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
huyện và cơ sở cũng đã tiến hành các hoạt động mang tính chất phản biện xã hội,
như hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu
HĐND các cấp; tham gia góp ý văn kiện đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu
toàn quốc của Đảng; góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vừa qua...
Tuy nhiên, việc tự mình tổ chức giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận
Tổ quốc huyện và Mặt trận Tổ quốc cơ sở là một hoạt động mới, do đó trong quá
trình tổ chức thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vẫn còn lúng túng trong việc
lựa chọn nội dung giám sát để tổ chức giám sát và phản biện xã hội; chưa có văn
bản yêu cầu các cấp, các ngành gửi các văn bản dự thảo đến MTTQ và các đoàn

3


thể lựa chọn tổ chức phản biện; số lượng, chất lượng giám sát và phản biện xã
hội chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu...
Từ thực trạng đó, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nâng cao chất
lượng hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc cơ sở nhằm
phát huy tốt hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc cơ sở và các đoàn thể chính trị
- xã hội trong công tác giám sát và phản biện xã hội trong năm 2016 và trong
những năm tiếp theo.
2. Mô tả giải pháp, các bước thực hiện
Một là: Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp trong huyện cần tiếp tục
đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt về Quy chế giám sát và phản biện xã
hội để thống nhất về nhận thức trong các cấp, các ngành, có như vậy công tác
giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã
hội mới đạt được hiệu quả, phát huy được dân chủ, tập hợp được ý kiến đông đảo

nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Hai là: Hằng năm, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cần chủ động lựa
chọn những nội dung, vấn đề bức xúc mà xã hội đang quan tâm có liên quan trực
tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, đoàn viên và nhân dân
để xây dựng kế hoạch triển khai công tác giám sát và phản biện xã hội, trong đó
cần đặc biệt quan tâm đến việc lựa chọn phương pháp giám sát, phản biện phù hợp.
Ba là: Trước khi tổ chức giám sát phải chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ
cho đoàn giám sát. Đặc biệt là tài liệu liên quan đến nội dung giám sát gửi cho
tất cả các thành viên của đoàn giám sát để nghiên cứu trước khi giám sát; đồng thời
cần có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của Đoàn giám sát.
Bốn là: Đoàn giám sát phải thực hiện đầy đủ đúng quy trình, phù hợp với
chức năng nhiệm vụ từ khâu lựa chọn nội dung, báo cáo xin ý kiến cấp ủy, xây
dựng kế hoạch, thành lập đoàn giám sát, tổ chức giám sát, tổng hợp báo cáo,
thông báo kết quả giám sát... phải đảm bảo đúng mục đích yêu cầu đặt ra.

4


Năm là: Cần bố trí, lựa chọn những cán bộ có chuyên môn sâu, năng lực
nhìn nhận, phân tích, đánh giá vấn đề, có tư duy độc lập và năng lực tổng hợp,
phản biện, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần trách nhiệm đối với công
việc; thường xuyên bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ để đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
Sáu là: Cần phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể với
cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp trong việc cung cấp thông tin, đảm bảo để Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã
hội theo đúng các quy định hướng dẫn. Các cấp ủy đảng, chính quyền cần tạo
mọi điều kiện để MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức giám sát và
phản biện xã hội đạt hiệu quả hơn.
* Hiệu quả của quá trình thực hiện

- Đối với hình thức phối hợp tham gia giám sát với các cơ quan quyền
lực Nhà nước
Trong năm 2016, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện đã tham gia phối hợp
với Thường trực và hai Ban của Hội đồng nhân dân huyện giám sát được 04
cuộc, cụ thể: giám sát về kết quả thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội thôn
Cốc Ỏ giai đoạn 2013-2016 tại thôn Cốc Ỏ xã Thuần Mang; Về việc thực hiện
công tác chuẩn bị cho bầu cử và công tác tổng kết HĐND nhiệm kỳ 2011-2016 tại
các xã, thị trấn; Việc thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình
135 trên địa bàn; Việc tuân theo pháp luật tại UBND các xã, thị trấn; Việc thực hiện
Quy chế làm việc của UBND các xã, thị trấn.
Tham gia phối hợp với Đoàn giám sát của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc tỉnh về việc thực hiện rà soát, bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo tại xã
Thượng Quan.
Tham gia phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân huyện giám sát trực tiếp được
01 cuộc về việc tuân theo Pháp luật trong công tác thi hành án hình sự và tại nhà tạm
giữ, lưu giam Công an huyện.
5


- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các xã, thị trấn cũng đã tích cực tham gia phối hợp
giám sát với Hội động nhân dân về các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn theo chương trình, kế hoạch.
- Đối với hình thức tự tổ chức giám sát
Từ thực trạng: Hiện nay, cán bộ phụ trách công tác giám sát của Ủy ban
MTTQ cấp huyện có 01 đồng chí (đồng thời là Ủy viên Ban Thường trực). Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc các xã, thị trấn có đội ngũ Ban Thanh tra nhân dân và Ban
Giám sát đầu tư của cộng đồng phụ trách công tác giám sát. Về cơ cấu tổ chức:
có 11 Ban Ban Thanh tra nhân dân và 11 Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng/11
xã, thị trấn. Các Ban này được thành lập, kiện toàn, với số lượng thành viên mỗi
Ban là từ 5-11 người, trong đó có 01 Trưởng Ban và 01 Phó Ban (có 3 đồng chí

là trưởng ban Thanh tra nhân dân của xã Đức Vân, Nà Phặc, Lãng Ngâm kiêm
trưởng ban Giám sát đầu tư của cộng đồng). Các thành viên trong Ban đều được
bầu lên từ các thôn, bản với nhiều thành phần, trình độ khác nhau nên chất lượng
hoạt động của các ban cũng khác nhau.
Trong năm 2016, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện đã tổ chức giám sát
được 03 cuộc về giám sát tình hình trước và trong ngày bầu cử đại biểu Quốc hội
và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 tại 11/11 xã thị trấn; về tình hình hoạt
động của các Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng tại các xã,
thị trấn; Chủ trì phối hợp với Hội Phụ Nữ huyện giám sát chuyên đề 01 cuộc về
việc thực hiện khoản 1, khoản 3 Điều 8 và khoản 1 Điều 9 Luật Bầu cử đại biểu
Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 nhằm
góp phần tăng tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XIV và nữ đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Thực hiện theo Nghị định số 99/2005/NĐ-CP, ngày 28/7/2005 của Chính
phủ, năm 2016 Ban Thanh tra nhân dân tại các xã, thị trấn đã thực hiện tương đối
tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó là giám sát thường xuyên theo 12 nội
dung mà Nghị định số 99 đã quy định, trong đó chủ yếu là giám sát hoạt động
6


của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn; Việc thực hiện nghị
quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân; Hoạt
động và phẩm chất đạo đức của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ
tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và các ủy viên Uỷ ban nhân dân, cán bộ,
công chức làm việc tại xã, thị trấn và Trưởng thôn, Phó thôn và những người
đảm nhận nhiệm vụ tương đương; Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo tại xã, thị
trấn; Việc thu chi ngân sách, quyết toán ngân sách, công khai tài chính tại xã, thị
trấn; Việc thực hiện các dự án đầu tư, công trình do nhân dân đóng góp xây
dựng, do nhà nước, các tổ chức, cá nhân đầu tư, tài trợ cho xã, thị trấn; Các công
trình triển khai trên địa bàn xã, thị trấn có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, an

ninh, trật tự, văn hóa - xã hội, vệ sinh môi trường và đời sống của nhân dân; Việc
quản lý và sử dụng đất đai tại xã, thị trấn; Việc thu - chi các loại quỹ và lệ phí
theo quy định của Nhà nước, các khoản đóng góp của nhân dân tại xã, thị trấn;
Việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi, chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnh
binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước, chính sách bảo
hiểm xã hội, bảo trợ xã hội trên địa bàn xã, thị trấn và Những việc khác theo quy
định của pháp luật.
Qua việc giám sát thường xuyên về các lĩnh vực thuộc phạm vi giám sát
tại địa phương, Ban Thanh tra nhân dân đã góp phần phát huy dân chủ, đấu tranh
chống tham nhũng, tiêu cực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ
quan, tổ chức.
Thực hiện theo Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng được ban hành
theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg, ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ
thì đối tượng giám sát của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng gồm: giám sát các
cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư; Chủ đầu tư; Các nhà thầu tư vấn, nhà
thầu giám sát thi công, nhà thầu xây lắp, nhà thầu cung cấp thiết bị, vật tư,
nguyên, nhiên, vật liệu,... của dự án. Phạm vi giám sát gồm: Các chương trình,
dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước và không thuộc diện bí mật quốc gia theo
7


quy định của pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp tới cộng đồng trên địa bàn của xã;
Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn và công sức của cộng đồng hoặc bằng nguồn
tài trợ trực tiếp của các tổ chức, cá nhân cho xã; Các dự án đầu tư bằng nguồn
vốn khác. Trong năm 2016 Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tại các xã, thị
trấn đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát từ đầu năm, đồng
thời tổ chức giám sát theo kế hoạch về các công trình xây dựng cơ bản và
chương trình, dự án 135 trên địa bàn xã. Từ đầu năm đến nay, Ban Giám sát đầu
tư của cộng đồng tại các xã, thị trấn đã phối hợp tổ chức giám sát được 35 cuộc
cuộc về việc xây dựng các công trình XDCB thuộc Chương trình 135, chương

trình xây dựng nông thôn mới, về phát triển kinh tế - xã hội, về tranh chấp đất
đai tại địa phương…
Hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng góp phần đảm bảo
hoạt động đầu tư phù hợp với các quy hoạch được duyệt, phù hợp với mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội và có hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Đồng thời qua đó
phát hiện, ngăn chặn để xử lý kịp thời các hoạt động đầu tư không đúng quy
hoạch, sai quy định; các việc làm, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản nhà
nước, ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình, xâm hại lợi ích của cộng đồng.
3. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Những giải pháp trên có thể áp dụng được cho cơ quan Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ cấp huyện đến cấp xã, thị trấn.
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Bước sang giai đoạn cách
mạng mới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò rất quan trọng, mà nhiệm vụ
trọng tâm phải xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh,
làm cơ sở vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thực hiện thành
công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đổi mới và hội nhập
quốc tế; đồng thời thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X của Đảng.
8


Để hoàn thành những nhiệm vụ đó, một đòi hỏi bức thiết đặt ra đối với hệ
thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp là phải xây dựng cho được đội ngũ
cán bộ chuyên trách và lực lượng cộng tác viên làm công tác Mặt trận ngày càng
được nâng cao về chất lượng, vững vàng về tư tưởng chính trị; có năng lực, trình
độ, kinh nghiệm; có tâm huyết, trách nhiệm và gắn bó với công tác Mặt trận. Đặc
biệt là với thực trạng đội ngũ cán bộ phụ trách công tác giám sát, phản biện xã
hội của Mặt trận Tổ quốc cơ sở của huyện Ngân Sơn còn nhiều hạn chế về trình
độ chuyên môn và năng lực công tác như hiện nay.

- Đánh giá lợi ích thu được và có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo
tôi đó là: Việc tổ chức thực hiện giám sát và phản biện xã hội cần có lộ trình
thích hợp, phù hợp với năng lực tổ chức thực hiện của ủy ban Mặt trận Tổ quốc
và các tổ chức thành viên từ huyện đến cơ sở và điều kiện thực tế ở mỗi cấp; thời
gian đầu cần tiến hành thí điểm, sau đó rút kinh nghiệm để triển khai diện rộng;
định kỳ sơ kết, tổng kết nhằm nhân rộng các cách làm tốt, rút kinh nghiệm cách
làm chưa hiệu quả, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn để bảo đảm
thực hiện các nhiệm vụ hiệu quả, thiết thực.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong bản mô tả là trung thực, đúng sự
thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Xác nhận của đơn vị

Ngân Sơn, ngày 22 tháng 10 năm 2016
Người viết

Đinh Thu Trang

9


10



×