Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Đồ án môn học phân tích thiết kế hệ thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Đề tài: Phân tích và thiết kế hệ thống Quản lý điểm sinh viên khoa Công nghệ thông
tin trường Đại học Mỏ - Địa chất

Giảng viên hướng dẫn:

ThS.Dương Thị Hiền Thanh

Sinh viên thực hiện:

Trần Trọng Trường

Lớp:

Nguyễn Lam Trường
Tin Trắc Địa – K59

Hà Nội, tháng 10/2017


MỤC LỤC
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU BÀI TOÁN..............................................................................2
1. Khảo sát bài toán quản lý điểm.................................................................................2
2. Mô tả bài toán...........................................................................................................2
3. Phân tích bài toán......................................................................................................5
4. Yêu cầu bài toán.......................................................................................................7


CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ CHỨC NĂNG.............................................9
1. Đặc tả chức năng.......................................................................................................9
2. Biểu đồ phân cấp chức năng...................................................................................10
3. Biểu đồ luồng dữ liệu..............................................................................................11
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ DỮ LIỆU.................................................20
1. Mã hóa dữ liệu........................................................................................................20
2. Từ điển dữ liệu........................................................................................................24
CHƯƠNG IV. MÔ HÌNH THỰC THỂ LIÊN KẾT..........................................................37
1. Xác định các kiểu thực thể và các thuộc tính..........................................................37
2. Xác định các kiểu liên kết giữa các thực thể...........................................................38
3. Mô hình thực thể liên kết........................................................................................45
4. Thiết kế file cơ sở dữ liệu.......................................................................................47
KẾT LUẬN......................................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................54


CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU BÀI TOÁN
Bài toán Quản lý diểm sinh viên là một bài toán được rất nhiều trường
học ở nước ta hiện nay quan tâm. Việc tin học hóa làm cho các công việc trở
nên dễ dàng, chính xác, có tính chuyên nghiệp và mạng tính bảo mật cao đối
với nhiều người sử dụng khách nhau. Quản lý điểm sinh viên là một bài toán
đặc thù trong hệ thống giáo dục, nó giúp cho công tác quản lý sinh viên ở
các trường học trở nên dễ dàng hơn. Hệ thống này ra đời với hi vọng giải
quyết được vấn đề đó.
1. Khảo sát bài toán quản lý điểm.
Hiện nay, quản lý điểm là một công việc hết sức quan trọng đối với các
trường học. Công việc đó hiện đang còn gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế
tại các trường đại học. Nguồn khảo sát mà nhóm em thực hiện là tại khoa
Công nghệ thông tin trường Đại học Mỏ - Địa chất. Công việc hàng ngày bao
gồm:

 Nhập điểm cho sinh viên, sửa chữa thông tin về điểm.
 In bảng diểm, in danh sách Sinh viên đỗ, trượt, đạt học bổng....
 Lưu trữ thông tin của các bảng điểm của Sinh viên....
 Những công việc này đòi hỏi nhiều kỹ năng của người quản lý.
Ví dụ: hàng ngày, khi người quản lý nhập điểm cho sinh viên, tính toán, in
danh sách theo yêu cầu của nhà trường: những sinh viên đỗ, trượt, đạt học
bổng,... thời gian nhập thông tin mất nhiều, việc theo dõi, thống kê, tổng hợp
dễ bị nhầm lẫn, khó bảo đảm độ tin cậy...
2. Mô tả bài toán.
Hiện nay quản lý điểm là một công việc hết sức phức tạp, mất thời gian
và căng thẳng cho những người quản lý. Bởi một khoa có nhiều sinh viên,
2

Đồ án môn Phân tích và thiết kế hệ thống


mỗi sinh viên lại có nhiều thông tin để quản lý như điểm học phần, thông tin
sinh viên, điểm môn học, điểm tổng kết…Công việc đó lại càng trở nên khó
khăn khi áp dụng học theo hệ thông tín chỉ. Một sinh viên có thể tự đăng ký
nhóm lớp học phần mà mình tham gia để sinh viên chủ động thời gian của
mình mà vẫn đảm bảo số lượng học phần không nhất thiết phải học chung
với lớp mình. Tuy nhiên đó chính là khó khăn của hệ thống quản lý điểm
sinh viên đang gặp phải. Điểm của từng sinh viên lại được trả về theo lớp
học phần mà sinh viên học. Công việc của người quản lý điểm là phải trả
điểm của sinh viên đó về theo đúng lớp chuyên ngành và tính điểm tổng kết
tất cả các môn sinh viên theo học. Sau khi có điểm tổng kết của từng sinh
viên người quản lý điểm phải dựa vào đó để đánh giá kết quá, lập danh sách
học bổng,danh sách thi lại.
Văn phòng khoa quản lý thông tin sinh viên theo khoa, khóa, theo lớp
và theo mã sinh viên. Trong đó mã sinh viên là thông tin duy nhất để phân

biệt các sinh viên với nhau. Ngoài ra hệ thống quản lý điểm của sinh viên
theo thông tin cá nhân bao gồm: họ tên, ngày sinh, địa chỉ. Thông tin lớp
gồm tên lớp, thuộc khoa nào, thuộc khóa nào. Thông tin khóa gồm tên khóa,
từ năm nào đến năm nào.
Điểm của sinh viên trong một học kỳ được tính theo các môn học





Kết thúc học kỳ sẽ có bảng tổng kết học kỳ.
Kết thúc năm có bảng điểm tổng kết năm.
Kết thúc khóa có bảng điểm tổng kết khóa.
Điểm của sinh viên trong một học kỳ được tính như sau:

Điểm quá trình 40%
 Điểm rèn luyện C= 10% với C= (c1+c2)/2

3

Đồ án môn Phân tích và thiết kế hệ thống


 Trong đó, c1 là điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận
theo thang điểm 10; c2 là điểm chuyên cần.
 Điểm B= 30% với B= (b1+b2+b3+....)/3
 Trong đó: b1 là điểm kiểm tra thường xuyên, b2 là điểm kiểm tra giữa
học kỳ, b3 là điểm tiểu luận hoặc bài tập lớn.
 Điểm thi kết thúc học phần A= 60%
 Điểm đánh giá học phần = A*60%+ B*30%+C*10%

 Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được
tính theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân:
 Trong đó:
 A là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích
lũy
a i là điểm của học phần thứ i
n i là số tín chỉ của học phần thứ i
n i là tổng số học phần
Điểm trung bình chung học kỳ để xét học bổng, khen thưởng sau mỗi
học kỳ chỉ tính theo kết quả kết thúc học phần ở lần thi thứ nhất. Điểm trung
bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy để xét thôi học, xếp
hạng học lực sinh viên và xếp hạng tốt nghiệp được tính theo điểm thi kết
thúc học phần cao nhất trong các lần thi.
Trong mỗi loại điểm có các thông tin cơ bản như sau:
 Tên môn học
 Điểm của sinh viên nào
 Giá trị của điểm
- Sau mỗi học kỳ các giảng viên sẽ tổng kết điểm môn học mà mình phụ
trách theo từng lớp và gửi cho Cán bộ quản lý.
- Cán bộ quản lý có nhiệm vụ nhận bảng điểm của giảng viên sau đó nhập
điểm vào máy tính theo danh sách lớp học phần.
4

Đồ án môn Phân tích và thiết kế hệ thống


- Sau đó người quản lý nhập điểm lại cho sinh viên theo danh sách lớp
chuyên ngành. Khi có điểm các môn người quản lý vào Excel để tính điểm
tổng kết cuối cùng cho từng Sinh viên, theo từng lớp chuyên ngành.
- Và cuối cùng phân loại điểm học tập để làm cơ sở cho viêc thi lại hoặc xét

tốt nghiệp, cảnh cáo, đình chỉ, buộc thôi học cho sinh viên theo từng thời kỳ.
- Nếu trong quá trình xử lý phát hiện sai sót hoặc có sự phản hồi, khiếu nại
từ phía giảng viên hoặc sinh viên thì người quản lý phải nhập mã số sinh
viên của sinh viên đó và trực tiếp nhập điểm và tính toán lại.
3. Phân tích bài toán.
Để nắm được yêu cầu chức năng của hệ thống, chúng ta cần hiểu tõ những
thông tin về cơ sở dữ liệu mà hệ thống cần. Ở đây, em xin đưa ra những
thông tin mà phần mềm quản lý điểm cần có như sau:
Cán bộ đào tạo: là người chịu trách nhiệm chính và tương tác với hệ
thống quản lý điểm sinh viên.
Giảng viên: là người chịu trách nhiệm về điểm số do mình phụ trách đồng
thời có trách nhiệm tổng kết điểm cho sinh viên và nộp bảng điểm cho phòng
đào tạo đúng thời gian quy định. Mỗi giảng viên gồm mã giảng viên, tên
giảng viên, số điện thoại, địa chỉ, và học vị. Mỗi giảng viên thuộc một khoa
nào đó giảng dạy các nhóm lớp học phần được mở thuộc các học kỳ theo sự
phân công.
Sinh viên: là người được hệ thống quản lý điểm số của mình , có thể nhận
kết quả điểm khi có nhu cầu và có trách nhiệm phản hồi với cố vấn học tập
nếu có sai sót. Mỗi sinh viên được quản lý bởi mã số sinh viên và các thông
tin cá nhân cần thiết như họ tên sinh viên, ngày sinh, nơi sinh, địa chỉ. Mỗi
sinh viên học những học phần của ngành mình thuộc kế hoạch đào tạo của
trường và được quản lý theo lớp ở một trong các cơ sở mà trường đào tạo.
Cuối kỳ, sinh viên học sẽ có các kết quả (điểm rèn luyện, điểm quá trình,
5

Đồ án môn Phân tích và thiết kế hệ thống


điểm thi, điểm trung bình học phần, xếp loại học phần, điểm trung bình theo
hệ 4 của học kỳ, tổng số tín chỉ mỗi học kì, điểm trung bình tĩnh lũy theo hệ

10 và hệ 4 qua các học kỳ, tổng số tính chỉ tích lũy, xếp loại sinh viên,....).
Học phần: được quản lý bởi mã học phần (duy nhất), tên học phần, số tín
chỉ, hệ số điểm quá trình, và ghi chú về học phần này có được tính vào điểm
tích lũy của sinh viên hay không.
Nhóm lớp học phần: ở mỗi học kỳ, ứng với mỗi học phần, sẽ mở nhiều
nhóm lớp cho sinh viên đăng ký, mỗi sinh viên sẽ đăng ký vào một nhóm của
lớp học phần đó. Mỗi nhóm lớp sẽ chứa các thông tin về phòng học, nơi học,
sĩ số sinh viên, tiết bắt đầu, tiết kết thúc, học ngày nào trong tuần.
Chuyên ngành: mỗi chuyên ngành thuộc 1 khoa sẽ có một mã ngành (duy
nhất) và tên ngành. Các chuyên ngành đào tạo của khoa công nghệ thông tin
gồm: hệ thống thông tin, công nghệ phần mềm, quản trị mạng.
Lớp chuyên ngành: mỗi lớp sẽ có mã lớp (duy nhất) và sĩ số lớp. Mỗi lớp
được tổ chức thuộc 1 kế hoạch đào tạo của một niên khóa nào đó.
Từ các thông tin về hệ thống ta thấy đối với bài toán này có nhiều dữ liệu
phải quản lý. Cụ thể ta có thể phân chúng thành từng nhóm dữ liệu vào và
nhóm dữ liệu ra như sau:
 Nhóm dữ liệu vào:
- Hồ sơ sinh viên: Họ và tên, ngày sinh, địa chỉ, lớp, ....
- Nhóm dữ liệu liên quan đến kết quả học tập: Điểm thi các môn, điểm thi lại
các môn...
- Nhóm dữ liệu về các danh mục cần quan tâm: Danh sách các lớp, danh
sách các môn học, học phần...
 Nhóm dữ liệu ra:
- Danh sách sinh viên của mỗi lớp
6

Đồ án môn Phân tích và thiết kế hệ thống


- Điểm thi của mỗi lớp.

- Danh sách các môn thi lại của từng sinh viên.
- Điểm thi từng môn của mỗi lớp
- Kết quả học tập các môn của mỗi sinh viên.
- Danh sách sinh viên được học bổng
4. Yêu cầu bài toán
 Đối với chức năng quản lý người dùng: Người quản trị đăng nhập
vào hệ thống bằng tên đăng nhập và mật khẩu để sử dụng các chức
năng của chương trình, sử dụng hệ thống dữ liệu, và xử lý sự cố.
Người quản trị có nhiệm vụ bảo mật cho hệ thống.
 Đối với chức năng tra cứu: Cho phép sinh viên được xem quá trình học
tập của mình: Xem danh sách các học phần đã học qua các kì; Xem điểm
thi, điểm quá trình, điểm tổng kết, xếp loại học phần, xem điểm trung bình
từng học kỳ, xem điểm trung bình tích lũy qua các học kỳ.
 Đối với chức năng nhập điểm: Giúp người quản lý nhập, sửa đổi và cập
nhật tất cả những thông tin về sinh viên.
 Đối với chức năng Báo cáo: Sau khi nhận yêu cầu kết xuất ra báo cáo,
người quản sử dụng chức năng này để đưa ra báo cáo đáp ứng với từng
yêu cầu cụ thể.

7

Đồ án môn Phân tích và thiết kế hệ thống


CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ CHỨC NĂNG
1. Đặc tả chức năng.
Qua nghiên cứu công việc quản lý điểm, và giúp đáp ứng các yêu cầu trên
nhóm em đã liệt kê các chức năng cần thiết mà hệ thống quản lý thông tin cần phải
đáp ứng như sau:
4.1. Quản lý người dùng.

Đây là phần xác nhận ai là người có thể đăng nhập vào phần mềm này cũng
như việc phân quyền sử dụng cho từng người. Để đăng nhập vào phần mềm này,
bạn phải sử dụng user name, password...của riêng mình để xác nhận. Khi đăng
nhập nếu là người quản lý thì có đủ các quyền sử dụng phần mềm. Nếu là người sử
dụng thì chỉ được phép tra cứu để xem.
4.2. Tra cứu.
Sau khi đã đăng nhập thành công, đây là phần để sinh viên hoặc giảng viên tra
cứu, tìm kiếm những thông tin có liên quan đến điểm của sinh viên.Với mỗi yêu
cầu khác nhau thì việc xử lý lại khác. Để tìm kiếm sinh viên ta có thể tìm kiếm theo
mã sinh viên, ngoài ra có thể tìm kiếm theo tên sinh viên, khóa, hệ, lớp.
4.3. Quản lý điểm.
Mỗi phần mềm khi quản lý đều cần có dữ liệu đầu vào. Với hệ thống thông tin
của em thì yêu cầu nhà quản lý phải nhập những thông tin liên quan đến điểm của
sinh viên:
 Nhập thông tin của sinh viên: MaSV, HoTenSV, Ngaysinh, Diachi, Malop,...
 Nhập lớp: Malop, Tenlop, Siso
 Nhập nhóm lớp học phần: MaHP, Tenhocphan, Sotinchi, MaSV
8

Đồ án môn Phân tích và thiết kế hệ thống


 Nhập điểm: MaHP, Diemlan1, Diemlan2, DiemHK
 Nhập công thức tính điểm
4.4. Báo cáo.
Phần mềm giúp người quản lý đưa ra được những vấn đề cần báo cáo như sau:
 Báo cáo DSSV theo tên, theo điểm.
 Báo cáo DSSV thi lại, học lại...
 Báo cáo danh sách sinh viên trong từng kỳ, từng khóa học,....
4.5. Xử lý thông tin.

Với mỗi yêu cầu khác nhau thì việc xử lý lại khác.
 Để tìm kiếm sinh viên ta có thể tìm kiếm theo mã sinh viên, ngoài ra có thể
tìm kiếm theo điểm như: điểm trên trung bình hay dưới trung bình, đạt học
bổng hay phải thi lại,...
 Ta cũng có thể sắp xếp sinh viên theo tên nhưng cũng có thể sắp xếp sinh viên
theo điểm với các tiêu chí của phần tìm kiếm.
 Sửa điểm, chèn, lưu trữ, xóa sinh viên...cũng có thể thực hiện một cách rõ
ràng, đơn giản sau khi đã nhập đủ thông tin của sinh viên.
5. Biểu đồ phân cấp chức năng
Sơ đồ phân cấp chức năng cho ta cái nhìn tổng quát về các chức năng của hệ
thống, nó giúp xác định phạm vi của hệ thống cần phân tích và tăng cường các tiếp
cận logic, nó giúp xác định phạm vi của hệ thống cần phân tích và tăng cường các
tiếp cận logic tới phân tích hệ thống. Qua quá trình khảo sát hiện trạng và tim hiểu
yêu cầu người dùng, nhóm em đã thống nhất đưa ra phần mềm quản lý điểm của
9

Đồ án môn Phân tích và thiết kế hệ thống


mình với sơ đồ phân cấp chức năng như sau. Với 4 chức năng chính là: Quản lý hệ
thống, quản lý điểm, quản lý danh mục, báo cáo.

Hình 1. Biểu đồ phân cấp chức năng cho phần mềm quản lý điểm khoa Công
nghệ thông tin trường Đại học Mỏ - Địa chất.
6. Biểu đồ luồng dữ liệu.
Từ việc phân tích cụ thể yêu cầu bài toán, nếu coi hệ thống chỉ gồm các chức
năng tổng thể và xét tới sự trao đổi thông tin giữa các thực thể với hệ thống và
ngược lại, ta sẽ có một mô hình chung của hệ thống và gọi là biểu đồ luống dữ liệu
mức khung cảnh.


10

Đồ án môn Phân tích và thiết kế hệ thống


11

Đồ án môn Phân tích và thiết kế hệ thống


6.1. Mô hình DFD mức ngữ cảnh.

Hình 2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh.
6.2. Mô hình DFD mức đỉnh.

12

Đồ án môn Phân tích và thiết kế hệ thống


Hình 3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh

6.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng 1. Quản lý hệ thống

Hình 4.Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng 1. Quản lý hệ
thống
Chức năng hệ thống quản lý hệ thống:
Chức năng quản lý hệ thống nó có nhiệm vụ kiểm tra thông tin đăng nhập đối
chiếu với những tài khoản trong hệ thống để quyết định xem có đúng tài khoản hay
không. Nếu đúng cho phép truy cập vào hệ thống, nếu không đúng yêu cầu nhập lại

mật khẩu hay tên đăng nhập. Ngoài ra còn có thêm chức năng quản lý người dùng
có thể thêm, sửa, xóa các thông tin hay thêm mới.

13

Đồ án môn Phân tích và thiết kế hệ thống


6.4. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng 2.Quản lý điểm

Hình 5 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng 2.Quản lý điểm

14

Đồ án môn Phân tích và thiết kế hệ thống


Quản lý điểm gồm nhiều thao tác và đòi hỏi sự kết hợp nhiệu dữ liệu với nhau
hệ thống yêu cầu lưu những thông sau qua trình xử lý tại các kho dư liệu:
Bảng điểm theo lớp học phần: MaSV, ten SV, MalopHP, Diemchuyencan,
Diemkiemtra, Diemcuoiky, Hocky.
Danh sách công thức tính: MaCT, tenCT, Noidung.
Điểm tổng kết lớp học phần: MaSV, MalopHP, Diemrenluyen, Diemkiemtra,
Diemthicuoiky, DiemTBHP, Diemchu, Hocky.
Điểm tổng kết học kỳ: MaSV, ten SV, MalopCN, DiemTBHP, Diemchu,
DiemTKhocky, Hocky, Nienkhoa
Điểm trung bình: MaSV, ten SV, MalopCN, DiemTBHP, Diemchu, DiemTKhocky,
Diemtrungbinh, Hocky, Nienkhoa

15


Đồ án môn Phân tích và thiết kế hệ thống


6.5. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng 3. QL danh mục

Hình 6 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng 2.Quản lý điểm

16

Đồ án môn Phân tích và thiết kế hệ thống


Chức năng quản lý danh mục:
Thông tin sinh viên:
Sau khi đăng nhập thành công, CBQL muốn thêm mới, chỉnh sửa hay tạm xóa
bỏ thông tin nào đó trong hệ thống. Hệ thống yêu cầu CBQL nhập vào các thông tin
hoặc một trong các thông tin sau: Sinh viên, Lớp chuyên ngành, Học phần, Lớp học
phần, …CBQL chọn các tác vụ cần thực hiện:
Nhập thông tin:
Hệ thống yêu cầu CBQL nhập các thông tin cần thiết có thể là:







Sinh viên: Họ tên, Mã sinh viên, Ngày sinh, Địa chỉ, SĐT…
Lớp chuyên ngành: Tên lớp, Mã lớp, Sĩ số, Danh sách sinh viên.

Học phần: Tên học phần, Mã học phần, Số tín chỉ.
Lớp học phần: Tên lớp, Mã Lớp, Mã học phần, Sĩ số, Danh sách sinh viên.
Quyết định : Tên quyết định, số quyết định, Ngày quyết định.
Công thức tính: Tên công thức, Mã công thức, Nội dung.

17

Đồ án môn Phân tích và thiết kế hệ thống


6.6. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng 4. Báo cáo.

Hình 7 Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng 4. Báo cáo

18

Đồ án môn Phân tích và thiết kế hệ thống


Chức năng Báo cáo:
Sau tất cả các khâu nhập thông tin điểm, tính điểm và hiển thị điểm được hoàn
thành. Nếu Cán bộ quản lý nhận được yêu cầu phải đưa ra báo cáo kết quả học tập
của sinh viên qua các kỳ để tiến hành đánh giá tỷ lệ đạt và không đạt, hay thống kê
các sinh viên đạt học bổng thì hệ thống cần phải có chức năng xuất báo cáo trên để
đáp ứng được yêu cầu đó. Tùy từng yêu cầu cụ thể mà người dùng sử dụng chức
năng nào.

19

Đồ án môn Phân tích và thiết kế hệ thống



CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ DỮ LIỆU
1. Mã hóa dữ liệu
Mã hóa là việc gán một tên gọi vắn tắt (gọi là mã) cho một đối tượng nào đó.
Các đối tượng được mã hóa trong hệ thống gồm mã sinh viên, mã giảng viên, mã
cán bộ, mã lớp học phần, mã lớp chuyên ngành, mã khoa, mã học phần. Tất cả đều
được mã hóa dưới dạng số.
Bảng mã kí hiệu trong khoa Công nghệ thông tin:
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Tên khoa
Đại học đại cương
Lý luận chính trị
Mỏ
Địa chất
Trắc địa

Dầu khí
Kinh tế và QTKD
Công nghệ thông tin
Cơ điện
Xây dựng
Môi trường
Giáo dục quốc phòng
Các phòng ban trung tâm

Ký hiệu số
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
30
40

Kí hiệu chữ
DD
LL
MO
DC
TD

DK
KT
CT
CD
XD
MT
QP
PB

Bảng 1: Kí hiệu khoa

20

Đồ án môn Phân tích và thiết kế hệ thống


STT
1
2
3
4
5
6
7

Tên bộ môn
Công nghệ phần mềm
Tin học cơ bản
Tin học trắc địa
Tin học địa chất

Tin học mỏ
Tin học kinh tế
Mạng máy tính

Kí hiệu số

Kí hiệu chữ
CTPM

0801
0802
0803
0804
0805
0806
0807

CTTD
CTDC
CTMO
CTKT
CTMM

Bảng 2: Kí hiệu bộ môn của khoa công nghệ thông tin
STT
1
2
3
4
5

6
7
8
9

Tên khoa
Khoa dầu khí
Khoa địa chất
Khoa trắc địa
Khoa mỏ
Khoa công nghệ thông tin
Khoa cơ điện
Khoa xây dựng
Khoa môi trường
Kinh tế - Quản trị Kinh doanh

Mã khoa
101
102
103
104
105
106
107
108
401

Bảng 3: Mã khoa đào tạo
 Mã sinh viên được mã hóa bởi 10 chữ số và được mã hóa như sau:
Ký hiệu mã sinh viên đánh theo ý nghĩa của 3 nhóm ký tự số như sau:<A><B><C>

<A> 3 ký tự chỉ năm thi tuyển sinh.
<B> 3 ký tự chỉ mã khoa (bảng 3)
<C> 4 ký tự chỉ số thứ tự sinh viên.
Ví dụ: 1421050221
142: Được đánh theo năm nhập học ở đây là năm 2014
105: là mã khoa công nghệ thông tin
0221: là số thứ tự của sinh viên trong khoa
 Mã giảng viên
Ký hiệu mã giảng viên đánh theo ý nghĩa của 3 nhóm ký tự số như sau:
<A><B><C>
<A> Ký hiệu số của khoa (bảng 1)
<B> Ký hiệu bộ môn (bảng 2)
21

Đồ án môn Phân tích và thiết kế hệ thống


<C> Chỉ số thứ tự giảng viên.
Ví dụ: Mã giảng viên 0803 – 05, trong đó:
08 Là kí hiệu khoa;
03 Là kí hiệu bộ môn;
05 Là số thứ tự giảng viên trong bộ môn.
 Mã khoa
Mã khoa được đánh số thứ tự theo các khoa của nhà trường
Ví dụ: Khoa công nghệ thông tin mã là: 08
Khoa mỏ mà số là :03
 Mã lớp chuyên ngành
Ký hiệu mỗi lớp học đánh theo ý nghĩa của 6 nhóm ký tự như sau:
<A><B><C><D><E><F>
<A> là ký tự chỉ bậc học:

D: Đại học;
C: Cao đẳng;
L: Liên thông cao đẳng lên Đại học;
M: Thạc sỹ;
R: Tiến sỹ.
<B> là ký tự chỉ hệ học:
C: Đại học chính quy;
T: Đại học không chính quy (Tại chức).
<C> là phần gồm 4 chữ in ký hiệu theo nghành học ở cột ký hiệu chữ ghi ở bảng 2
<D> là phần ký tự chỉ khóa học: Khóa 50 ghi là 50.
<E> là ký tự chỉ lớp học, đánh theo chữ cái in: A, B, C…
<F> là ký tự chỉ địa điểm đào tạo theo chữ viết tắt của địa điểm: QN Quảng Ninh;
VT: Vũng tàu; TN: Thái nguyên; HB: Hòa Bình…; trường hợp một tỉnh có nhiều
điểm đào tạo (tại chức) thì lấy chữ tắt tại địa điểm mỏ lớp để đặt. Ví dụ: HG là Hòn
gai.
Chú ý: địa điểm tại Hà Nội không ghi HN.
Ví dụ: DCCTTD59 Lớp Tin Trắc Địa khóa 59, đại học chính quy tại Hà Nội.
 Mã lớp học phần
Ký hiệu mã lớp học phần được đánh theo số thứ tự các lớp học trong môn học
Ví dụ: Môn học có mã: 4020301 là môn “ Đường lối cách mạng của đảng cộng sản
Việt Nam” môn học này được tổ chức thành 5 nhóm học và được đánh số thành các
nhóm học như sau: 01, 02, 03, 04, 05.
 Mã môn học
22

Đồ án môn Phân tích và thiết kế hệ thống


Ký hiệu mã môn học đánh theo ý nghĩa của 3 nhóm ký tự số như sau: <A><B><C>
<A> Chỉ bậc học và học chế đào tạo theo quy ước.

1 Là hệ Đại học theo niên chế
2 Là hệ Cao đẳng theo niên chế
3 Là hệ Liên thông theo niên chế
4 Là hệ Đại học theo tín chỉ
5 Là hệ Cao đẳng theo tín chỉ
6 Là hệ Liên thông theo tín chỉ
7 Là hệ Sau đại học theo tín chỉ
8 Là hệ đào tạo tiến sỹ
<B> Mã số bộ môn dạy (4 ký hiệu số theo bảng 2).
<C> Số thứ tự môn dạy trong bộ môn.
Ví dụ: Mã môn học: 4080314 ( Đo ảnh I ), trong đó:
4 Là môn học dạy cho hệ đại học theo tín chỉ
0803 Ký hiệu bộ môn dạy Tin học trắc địa
14 Số thứ tự 14 trong các môn mà bộ môn dậy
7. Từ điển dữ liệu
7.1. Định nghĩa các chức năng xử lý
7.1.1.

Quản lý hệ thống

 Quản lý người dùng
Mô tả: chức năng này dùng để quản lý những người sử dụng phần mềm, cho phép
phân quyền người sử dụng trong hệ thống. Nhờ chức năng này mà người quản lý hệ
thống có thể thêm, sửa, xóa thông tin người dùng.
 Từ màn hình chính của hệ thống chọn chức năng quản lý người dùng
 Người quản lý có thể thêm, sửa, xóa môt người dùng
 Máy tính chờ cho đến khi người quản lý lưu thông tin đó hệ thống
thông báo thành công
 Kết thúc thao tác quản lý người dùng
Với chức năng thêm người dùng mới

 Khi màn hình chính hiện ra chọn chức năng thêm người dùng mới
 Khi đó ta điền đầy đủ các thông tin của người dùng mới như: Tên đăng
nhập, mật khẩu, họ tên, địa chỉ, email, sô điện thoại...
23

Đồ án môn Phân tích và thiết kế hệ thống


 Sau khi điềm đầy đủ các thông tin chọn lưu.
 Hệ thống thông báo thành công vậy là một tài khoản người dùng mới đã
được tạo.
Với chức năng xóa người dùng





Khi chọn chức năng xóa người dùng
Hệ thống hiện ra danh sách người dùng
Chọn người dùng muốn xóa
Hệ thống sẽ hiện ra thông báo chắc chắn muốn xóa bản ghi này hay

không
 Nếu muốn xóa chọn đồng ý, nếu không thì từ chối xóa
 Kết thúc công việc
Với chức năng sửa thông tin người dùng mới
 Chọn chức năng sửa thông tin người dung mới
 Khi đó màn hình chính sẽ hiện rabanj có thể sửa thông tin mới như mật
khẩu, quyền truy cập...
 Hệ thống chờ cho đến khi người dùng lưu thông tin đó

 Thông báo thành công
 Kết thúc quá trình
Từ đồng nghĩa: Không
Dữ liệu vào: Yêu cầu muỗn thêm, sửa,xóa và cơ sở dữ liệu của hệ thống
Dữ liệu ra: Thông báo thành công
 Chức năng đăng nhập
Mô tả: Chức năng này dùng để đăng nhập để sử dụng phần mềm
 Bạn vào mục quản lý hệ thống chọ chức năng đăng nhập
 Màn hình chính sẽ hiện ra phần đăng nhập vào hệ thống
 Sau khi kiểm tra thông tin đăng nhập nếu đúng hệ thống sẽ thông báo
thành công, nếu sai hệ thống thông báo sai yêu cầu nhập lại
 Kết thúc quá trình
Dư liệu vào: Tên đăng nhập và mật khẩu
Dữ liêu ra: Thông báo của hệ thống
 Sao lưu dữ liệu

24

Đồ án môn Phân tích và thiết kế hệ thống


×