Tải bản đầy đủ (.docx) (199 trang)

Ảnh hưởng của đạo hiếu trong phật giáo đến lối sống người việt ở đồng bằng bắc bộ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 199 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

ĐINH THỊ GIANG

ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO HIẾU TRONG PHẬT
GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG
BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

ĐINH THỊ GIANG

ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO HIẾU TRONG PHẬT
GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG


BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Ngành: Triết học
Mã số: 92.29.001
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS Nguyễn Hùng
Hậu 2. TS. Lê Tâm Đắc

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, dƣới sự hƣớng
dẫn của GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu và TS. Lê Tâm Đắc. Nội dung luận án có
kế thừa kết quả nghiên cứu của các học giả đi trƣớc. Luận án không trùng với
bất kỳ một công trình nghiên cứu nào đã công bố trƣớc đây. Tôi hoàn toàn chịu
trách nhiệm trƣớc hội đồng khoa học về tất cả nội dung trong luận án.
Tác giả luận án

Đinh Thị Giang


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo Sau Đại học,
Khoa Triết học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh; Ban Giám hiệu Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên;
GS. TS Nguyễn Hùng Hậu, Viện Triết học và TS Lê Tâm Đắc, Viện nghiên cứu
Tôn giáo và Tín ngưỡng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tận
tình chỉ dẫn cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án
này; Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi,

chỉ dẫn nhiệt tình trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này.
Tác giả luận án

Đinh Thị Giang


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án.......................................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu luận án.......................................................................... 3
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu luận án........................................................ 4
5. Đóng góp về khoa học của luận án.......................................................................................... 4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án............................................................................... 5
7. Kết cấu của luận án.......................................................................................................................... 5
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU...................................................................... 6
1. Những tác phẩm kinh điển của Phật giáo về đạo Hiếu................................................. 6
2. Các công trình nghiên cứu về đạo Hiếu trong Phật giáo.............................................. 8
3.

Các công trình nghiên cứu về lối sống và ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong

Phật giáo đến lối sống ở Việt Nam nói chung, lối sống ngƣời Việt ở ĐBBB

hiện nay nói riêng................................................................................................................................ 16

3.1. Các công trình nghiên cứu về lối sống............................................................................ 16
3.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan tới ảnh hƣởng của đạo Hiếu
trong Phật giáo đến lối sống ở Việt Nam................................................................................ 19
3.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan tới ảnh hƣởng của đạo Hiếu
trong Phật giáo đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay................26
4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án..................................... 28
4.1. Những nội dung các công trình nghiên cứu đã đạt đƣợc...................................... 28
4.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án................................ 29
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO
HIẾU TRONG PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG
BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY...................................................................................................... 30
1.1. Đạo Hiếu trong Phật giáo và Đạo Hiếu Phật giáo vùng ĐBBB trong lịch sử
............................................................................................................................30
1.1.1. Đạo Hiếu..................................................................................................................................... 30
1.1.2. Đạo Hiếu trong Phật giáo................................................................................................... 31


1.1.2.1. Khái niệm về đạo Hiếu trong Phật giáo.................................................................. 31
1.1.2.2. Một số nội dung cơ bản của đạo Hiếu trong Phật giáo................................... 35
1.1.2.3. Đặc điểm cơ bản của đạo Hiếu trong Phật giáo................................................. 48
1.1.3. Đạo Hiếu Phật giáo vùng ĐBBB trong lịch sử....................................................... 52
1.1.3.1. Nội dung của đạo Hiếu Phật giáo vùng ĐBBB trong lịch sử......................52
1.1.3.2. Đặc điểm cơ bản của đạo Hiếu Phật giáo vùng đồng bằng Bắc Bộ
trong lịch sử............................................................................................................................................ 61
1.2. Lối sống và những nhân tố ảnh hƣởng đến lối sống của ngƣời Việt ở
đồng bằng Bắc Bộ............................................................................................................................... 63
1.2.1. Khái niệm lối sống................................................................................................................. 63
1.2.2. Ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ và những nhân tố ảnh hƣởng đến lối
sống của ngƣời Việt ở ĐBBB hiện nay................................................................................... 71
1.2.2.1. Ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ............................................................................... 71

1.2.2.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến lối sống của ngƣời Việt ở đồng bằng
Bắc Bộ hiện nay................................................................................................................................... 73
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................................................... 81
Chƣơng 2 ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO HIẾU TRONG PHẬT GIÁO ĐẾN
LỐI SỐNG NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA........................................................ 83
2.1. Ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến nhận thức của ngƣời Việt
ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay....................................................................................................... 84
2.2. Ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến cách ứng xử của ngƣời
Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay............................................................................................. 97
2.2.1. Ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến cách ứng xử của những
nhà tu hành Phật giáo......................................................................................................................... 97
2.2.2. Ảnh hƣởngcủa đạo Hiếu trong Phật giáo đến cách ứng xử của những
ngƣời không phải là những nhà tu hành Phật giáo......................................................... 107
2.3. Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật
giáo đến lối sống của ngƣời Việt ở ĐBBB hiện nay...................................................... 118
2.3.1. Tác động của đời sống vật chất thấp kém, môi trƣờng gia đình và xã
hội thiếu lành mạnh đến đạo Hiếu trong Phật giáo ngƣời Việt vùng ĐBBB
hiện nay.................................................................................................................................................. 118


2.3.2. Tác động của sự chƣa nhận thức đúng đắn và đầy đủ tinh thần đạo
Hiếu trong Phật giáo ngƣời Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay............................ 120
2.3.3. Tác động của việc đạo Hiếu trong Phật giáo đang bị lợi dụng do tổ
chức quản lý yếu kém..................................................................................................................... 121
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................................................ 125
Chƣơng 3. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY
ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐẠO HIẾU

TRONG PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG
BẮC BỘ HIỆN NAY.................................................................................................................... 126

3.1. Một số quan điểm nhằm phát huy giá trị của đạo Hiếu trong Phật giáo
đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay................................................ 126
3.1.1. Nắm vững và bám sát Chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
và quan điểm đổi mới của Đảng trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo...............126
3.1.2. Kết hợp giữa xây và chống nhằm khắc phục những nhận thức và cách
ứng xử trái với đạo Hiếu trong Phật giáo............................................................................. 129
3.1.3. Phát huy giá trị đạo Hiếu trong Phật giáo gắn liền với quá trình phát
triển kinh tế - xã hội vùng ĐBBB hiện nay......................................................................... 131
3.2. Một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hƣởng hƣởng tích cực của đạo
Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ngƣời Việt ở ĐBBB hiện nay...........................134
3.2.1. Tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập để ngƣời Việt ở ĐBBB hiện nay
có điều kiện phụng dƣỡng cha mẹ theo đúng tinh thần đạo Hiếu trong Phật giáo. .. 134

3.2.2. Xây dựng môi trƣờng gia đình văn hóa, xã hội lành mạnh, ổn định để
phát huy giá trị đạo Hiếu trong Phật giáo............................................................................. 136
3.2.3. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục đạo Hiếu trong Phật giáo để có nhận
thức và cách ứng xử đúng với tinh thần đạo Hiếu trong Phật giáo......................... 138
3.2.4. Tăng cƣờng tổ chức và quản lý các hoạt động tri ân, báo ân nhằm chống lại
những cách ứng xử trái với tinh thần đạo Hiếu trong Phật giáo............................... 143
Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................................................ 148
KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN............................................................................................................................................ 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 152
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Đồng bằng Bắc Bộ


ĐBBB

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH, HĐH

Nhà xuất bản

Nxb

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

Giáo hội Phật giáo Việt Nam

GHPGVN


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo là một tôn giáo có nội dung sâu sắc, uyên thâm, luận bàn về
nhân sinh quan và trên cơ sở đó tìm hƣớng giải thoát cho con ngƣời đó là con
đƣờng hoàn thiện đạo đức cá nhân trong đó có đạo Hiếu. Mục đích cuối cùng
của đạo Hiếu trong Phật giáo không chỉ dừng ở nhận thức mà còn hƣớng con
ngƣời hành động theo “bát chính đạo”, nhằm giải thoát cho con ngƣời khỏi
khổ đau trần thế, mang lại ổn định cho gia đình và xã hội. Đạo Hiếu trong Phật
giáo bàn đến mọi mặt về đạo làm ngƣời một cách rất sâu sắc và bao quát, từ

việc biết ơn và báo ơn cha mẹ trong gia đình và rộng hơn nữa là biết ơn và báo
ơn Tổ quốc, đồng bào, nhân loại.
Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam khoảng đầu Công nguyên thông qua
hai con đƣờng từ các nhà sƣ Ấn Độ truyền đến và Trung Quốc du nhập vào
(Phật giáo Đại thừa). Đồng bằng Bắc Bộ nằm ở vị trí địa lý thuận lợi - trung
tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của cả nƣớc, là nơi quy tụ của các nền
văn hóa lớn nên đồng bằng Bắc Bộ là nơi tiếp nhận Phật giáo đầu tiên. Dễ nhận
thấy, trong lịch sử thời Lý – Trần, Phật giáo đã đƣợc giai cấp cầm quyền phong
kiến Việt Nam lựa chọn làm quốc giáo và hiện nay, tƣ tƣởng Phật giáo nói
chung và đạo Hiếu trong Phật giáo nói riêng vẫn tiếp tục ảnh hƣởng ảnh hƣởng
sâu rộng đến nhiều phƣơng diện trong lối sống của ngƣời Việt ở Đồng bằng
Bắc Bộ nhƣ nhận thức, cách ứng xử, phong tục tập quán... Ngƣời Việt ở Đồng
bằng Bắc Bộ luôn có tinh thần kế thừa và phát huy các giá trị tích cực và biến
chúng thành tƣ tƣởng đặc trƣng của dân tộc Việt, cho nên việc nghiên cứu đạo
Hiếu trong Phật giáo góp phần xây dựng và hoàn thiện lối sống con ngƣời Việt
Nam hiện nay là một vấn đề mang tính cần thiết.
Mặt khác, đạo Hiếu trong Phật giáo không chỉ có giá trị đối với lịch sử tƣ
tƣởng, văn hoá Ấn Độ và một số quốc gia phƣơng Đông mà còn có giá trị lý
luận và thực tiễn đối với nhân loại ngày nay. Bởi vì, thế giới mà chúng ta đang


2

sống là thế giới của những thay đổi lớn với sự phát triển của khoa học kỹ thuật,
của nền kinh tế thị trƣờng, quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng,
đời sống kinh tế, chính trị, xã hội biến chuyển không ngừng. Tuy nhiên, loài
ngƣời ngày nay cũng đang phải đối mặt trƣớc nhiều thử thách nhƣ: các giá trị
đạo đức truyền thống đang dần bị băng hoại, nhiều biểu hiện của lối sống xa lạ,
trái với thuần phong mỹ tục trong một bộ phận cộng đồng dân cƣ diễn ra ngày
càng phổ biến, đặc biệt là lớp trẻ. Họ có thiên hƣớng đề cao cá nhân, sống ích

kỷ, lạnh lùng, không tình nghĩa, bất chấp đạo lý, ít chú ý đến nghĩa vụ và trách
nhiệm đối với cha mẹ, ít quan tâm đến những ngƣời xung quanh… Nhất là thời
gian gần đây, sự xuống cấp về đạo đức đang trở thành một vấn nạn với hàng
loạt những hiện tƣợng đau lòng diễn ra ở trong gia đình và ngoài xã hội nhƣ
hiện tƣợng con cái chối bỏ cha mẹ thậm chí sát hại đấng sinh thành ra chính
mình ngày càng phổ biến.
Những hậu quả đó của loài ngƣời do đâu mà có? Dƣới góc độ nhân sinh
quan Phật giáo, có thể thấy là do con ngƣời vô minh, tham, sân, si, khát ái mà
không thấy đƣợc mình đang tự hủy hoại chính mình, dòng tộc mình và dân tộc
mình. Để khắc phục với những thách thức nói trên có rất nhiều phƣơng cách
khác nhau, trong đó có thể khai thác nhiều hơn nữa giá trị của các tôn giáo đặc
biệt là Phật giáo với quan niệm đạo Hiếu sâu sắc, vốn đã chiếm một phần
không nhỏ trong lối sống của ngƣời Việt ở đây.
Vì vậy, để phát huy giá trị đạo Hiếu trong Phật giáo nhằm giáo dục ngƣời
Việt ở ĐBBB hiểu và sống hƣớng thiện với tinh thần “uống nƣớc nhớ nguồn”,
giúp mỗi ngƣời tự định hƣớng cho bản thân mình trong cuộc đời, giữ gìn
lƣơng tâm và thực hiện tròn nghĩa vụ của mình, sống vì mình, vì cha mẹ mình
và vì mọi ngƣời trong xã hội là một vấn đề cấp thiết. Việc nghiên cứu vấn đề
này không chỉ có ý nghĩa nền tảng nhằm khẳng định những ảnh hƣởng của đạo
Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay mà
còn giúp cho chúng ta có một cái nhìn toàn diện về những giá trị cuộc sống và


3

định hƣớng cho cuộc sống hiện nay, làm phong phú đời sống tinh thần của con
ngƣời Việt Nam trong thời đại mới.
Với những nhận thức trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Ảnh hưởng của
đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện
nay” làm luận án triết học của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những nội dung chủ yếu về đạo Hiếu trong Phật giáo,
từ đó luận án làm rõ ảnh hƣởng của nó đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng
Bắc Bộ hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, phân tích nội dung của đạo Hiếu trong Phật giáo và lối sống
ngƣời Việt ở ĐBBB.
Thứ hai, phân tích và đánh giá ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo
đến các biểu hiện của lối sống nhƣ nhận thức và cách ứng xử của ngƣời Việt ở
ĐBBB hiện nay.
Thứ ba, đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy
ảnh hƣởng tích cực của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống ngƣời Việt ở
đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến
lối sống của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Nghiên cứu những tƣ tƣởng chủ yếu của đạo Hiếu trong kinh điển
nhƣ: Kinh Báo ân cha mẹ, Kinh Vu lan bồn, Kinh Hiếu tử, Kinh Tâm địa quán,
Kinh Mục Liên sám pháp và những tài liệu liên quan (Gia huấn, luật pháp)
3.2.2. Về không gian: Tìm hiểu ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo
đến các biểu hiện của lối sống nhƣ nhận thức và cách ứng xử của 02 nhóm


4

đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn 06 tỉnh thành khu vực ĐBBB
gồm Hà Nội, Hƣng Yên, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng: Một là,

những ngƣời không phải là nhà tu hành Phật giáo gồm cả tín đồ Phật giáo (Phật
tử) và những ngƣời không phải tín đồ Phật giáo; Hai là, những nhà tu hành
Phật giáo (tăng ni).
3.2.3. Về thời gian: Luận án giới hạn từ khi đổi mới (năm 1986), đặc biệt
là từ năm 1990, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa VI ban
hành Nghị quyết số 24/NQ-TW về “Tăng cường công tác tôn giáo trong tình
hình mới” đến nay.
4.

Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu luận án

4.1. Cơ sở lý luận
Luận án thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã
hội và ý thức xã hội. Ngoài ra, luận án còn dựa trên tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về lối sống cũng nhƣ về tín ngƣỡng,
tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng.
4.2.

Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phƣơng pháp luận mácxít, phƣơng pháp nghiên cứu liên
ngành nhƣ sử học, văn hóa học, dân tộc học, điều tra xã hội học, thống kê,
trong đó chú trọng sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu gốc,
phƣơng pháp lôgic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch, so sánh
đối chiếu, khái quát hoá…
5.

Đóng góp về khoa học của luận án
Một là, luận án góp phần làm rõ đạo Hiếu trong Phật giáo nói chung và


đạo Hiếu trong Phật giáo vùng ĐBBB nói riêng trên một số nội dung cụ thể: ân
cha mẹ, ân chúng sinh, ân Tam bảo, ân Quốc gia.
Hai là, luận án phân tích ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối
sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay trên một số biểu hiện cụ thể nhƣ


5

nhận thức và cách ứng xử thông qua kết quả khảo sát một số tỉnh nhƣ Hà Nội,
Hƣng Yên, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng.
Ba là, luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy ảnh hƣởng
tích cực của đạo Hiếu trong Phật giáo đến lối sống của ngƣời Việt ở ĐBBB
hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần làm rõ nội dung đạo Hiếu trong Phật giáo và ảnh hƣởng
của nó trên một số biểu hiện của lối sống nhƣ nhận thức và cách ứng xử của
ngƣời Việt ở ĐBBB hiện nay thông qua kết quả khảo sát một số tỉnh tiêu biểu
nhƣ Hà Nội, Hƣng Yên, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo
đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy
môn Triết học, Tôn giáo học, Văn hóa học, Đạo đức học… và các ngành học có
liên quan trong các trƣờng cao đẳng, đại học và học viện ở Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài Lời cam đoan, Mục lục, Mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên cứu,
Kết luận, Danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án, Tài

liệu tham khảo, Phụ lục tổng hợp kết quả điều tra khảo sát, Phiếu thu thập
thông tin, nội dung của luận án gồm 3 chƣơng, 10 tiết.


6

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Phật giáo là một trƣờng phái triết học Ấn Độ cổ đại ra đời trong làn sóng
phản đối sự thống trị của đạo Bàlamôn và sự phân biệt đẳng cấp, lý giải căn
nguyên nỗi khổ và tìm con đƣờng giải thoát con ngƣời khỏi nỗi khổ triền miên,
đè nặng trong xã hội nô lệ Ấn Độ cổ đại. Triết học Phật giáo đã sớm khẳng định
vị thế của mình trong lịch sử tƣ tƣởng Ấn Độ và các quốc gia lân cận, trong đó
có Việt Nam bởi vì dòng triết học này chứa đựng những triết lý đạo đức sâu sắc
trong đó có đạo Hiếu và chính nó góp phần xây dựng một nền triết học Ấn Độ
đặc trƣng trong lịch sử triết học của nhân loại cho dù vẫn còn hạn chế, nhƣng
không ai có thể phủ nhận những giá trị đạo đức của Phật giáo. Trong chiều dài
lịch sử tƣ tƣởng, nhiều học giả các nƣớc trên thế giới luôn kế thừa, tiếp thu
những mặt tích cực của đạo Hiếu trong Phật giáo vào xây dựng và hoàn thiện
lối sống trong xã hội mới. Cho nên, việc nghiên cứu đạo Hiếu trong Phật giáo
và ảnh hƣởng của nó đến lối sống ngƣời Việt Nam trong đó có ngƣời Việt ở
đồng bằng Bắc Bộ là một vấn đề hấp dẫn, thu hút đƣợc nhiều nhà nghiên cứu
với những công trình lớn có giá trị.
1. Những tác phẩm kinh điển của Phật giáo về đạo Hiếu
Phật giáo không có tác phẩm chuyên luận bàn về đạo Hiếu nhƣ trong
Nho giáo nhƣng những tƣ tƣởng về đạo Hiếu đƣợc tìm thấy trong nhiều kinh
điển của Phật giáo và hiện nay có nhiều học giả nghiên cứu giới thiệu, dịch và
chú giải những kinh điển này nổi bật một số kinh điển sau:
Kinh Vu lan báo hiếu [57] do hòa thƣợng Thích Huệ Đăng dịch đƣợc
Nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành vào năm 2016 là một bản kinh ngắn kể về
nguyên nhân và phƣơng pháp báo hiếu của tôn giả Mục kiều liên đối với thân

mẫu của ngài. Đại ý của kinh gồm có ba phần chính: 1, nói về nguyên nhân của
pháp báo hiếu Vu lan; 2, phƣơng pháp báo hiếu nhờ vào công đạo đức cộng
đồng; 3, báo hiếu là trách nhiệm chung của những ngƣời con. Duyên khởi của
kinh nhƣ sau: Ngài Mục kiều liên vận dụng sáu phép thần thông tìm thấy mẹ bị


7

tái sinh trong cảnh giới ngạ quỷ, đói khát và tiều tụy. Ngài liền lấy bát đựng cơm
đem hiến dâng cho mẹ. Vì lòng tham, bà mẹ lấy tay trái che lấy cái bát, tay phải
vội vã vốc cơm nhƣng cơm đã biến thành lửa nên không ăn đƣợc. Tôn giả sầu
than trở về thƣa Phật để cầu cách cứu mẹ ngài. Đức Phật dạy rằng chỉ nhờ vào uy
lực đạo đức tu tập của chƣ tăng trong ba tháng an cƣ mới có thể độ đƣợc mẹ ngài
Mục kiều liên. Ngài Mục kiều liên đã làm theo lời Phật dạy thiết lập trai đàn, nhờ
oai đức chuyển hóa nghiệp lực của chƣ tăng mà mẹ ngài đã thoát khỏi cảnh ngạ
quỷ, tái sinh về cõi trời. Nhân dịp đó, đức Phật đã khuyên tất cả những ngƣời con
nên học theo gƣơng hiếu hạnh của ngài Mục kiều liên để báo đáp công ơn sinh
thành dƣỡng dục của cha mẹ hiện tại và cha mẹ bảy đời quá khứ.
Kinh Đại báo phụ mẫu trọng ân [47], sự báo hiếu đƣợc khởi đi bằng việc
đức Phật vái lạy đống xƣơng khô trong đó có cha mẹ nhiều đời trong quá khứ của
ngài, đức Phật đã giảng dạy về 10 đức ân của hai đáng sinh thành nhƣ sau: 1, Gìn
giữ con khi mang thai; 2, khổ đau trong sinh nở; 3, lo lắng trăm bề đến lúc sinh; 4,
nuốt đắng nhổ ngọt; 5, nhƣờng khô nằm ƣớt; 6, bú mớm nuôi nấng; 7, tắm rửa
săn sóc; 8, thƣơng nhớ không nguôi; 9, quá vì con thậm chí làm ác; 10, thƣơng
con trọn đời. Để con cháu đền đáp công cha nghĩa mẹ, Phật dạy phƣơng pháp báo
hiếu về phƣơng diện vật chất lẫn tinh thần. Nếu đối với cha, công ơn trời biển
thuộc về phần nuôi nấng và giáo dục con cái thì đối với mẹ là cả bầu trời tình
thƣơng, mƣời tháng cƣu mang, ba năm bú mớm cho đến lúc con cái đƣợc trƣởng
thành và hạnh phúc trong đời. Hiếu đƣợc công ơn trời biển của hai đấng sinh
thành, tất cả những ngƣời làm con phải lo báo hiếu cha mẹ. Đạo đức của lòng hiếu

thảo theo kinh này khởi đi bằng đời sống đạo đức của bản thân, thấy đƣợc song
thân ân trọng, nỗ lực đền đáp bằng cả tấm lòng trong mọi tình huống dù trong lúc
khốn khó, lòng hiếu kính của con cháu đối với cha mẹ trƣớc sau nhƣ một. Vì tình
thƣơng và tấm lòng của cha mẹ dành cho con cái là không bờ bến. Tất cả sự báo
hiếu của con chỉ đền đáp đƣợc phần nào đó trong muôn một. Những kẻ bất hiếu tự
gieo bất hạnh cho bản thân và khó có cơ


8

hội sống trong hạnh phúc thật sự. Do đó hiếu thảo là nhu cầu không thể thiếu
của hạnh phúc và là giá trị làm thăng hoa mọi giá trị trong cuộc đời.
Kinh Mục liên sám pháp [53] dạy về cách sám hối và hƣớng dẫn cha mẹ
về chính pháp của đức Phật. Sám hối là một phƣơng pháp tƣ lợi, lợi tha, một
công hạnh báo hiếu rất nhiệm màu mà ngƣời muốn tu hành hiếu đạo, ngƣời
muốn tu hành hiếu đạo, ngƣời muốn sám trừ nghiệp chƣớng cần phải ghi lòng
tạc dạ. Ngài Mục kiều liên là một tấm gƣơng sáng chói tƣợng trƣng cho lòng
chí hiếu đối với đấng từ thân, ngài đã thực hành pháp sám hối mà cứu đƣợc mẹ
thoát khỏi cảnh địa ngục khiến muôn đời không thể quên.
Ngoài những kinh sách trên còn nhiều kinh sách khác đề cấp đến đạo
Hiếu nhƣ Kinh Thai Cốt và Kinh Huyết Bồn nhấn mạnh công đức của cha mẹ;
Kinh Hiếu Tử dạy về các phƣơng thức báo hiếu; Kinh Tâm Địa Quán với phẩm
thứ hai là phẩm báo ân, dạy cách đền ơn cha mẹ của ngƣời xuất gia và ngƣời
tại gia; Kinh Địa Tạng kể về hiếu hạnh của Bồ-tát Địa Tạng và thông qua đó
hƣớng dẫn cách đền ơn cha mẹ ở hiện đời cũngnhƣ các đời sống quá khứ;
Kinh Thiện Sinh hay Giáo thọ Thi-ca-la-việt (thuộc kinh điển Pali) dạy về đời
sống và các mối quan hệ đạo đức của xã hội loài ngƣời, trong đó có đề cập đến
5 nguyên tắc đạo đức của các bậc cha mẹ đối với con cái và 5 nguyên tắc đạo
đức của con cái đối với cha mẹ... Những kinh điển gốc đƣợc trình bày ở trên có
giá trị lớn giúp nghiên cứu sinh có cái nhìn tổng thể về nội dung đạo Hiếu trong

Phật giáo.
2. Các công trình nghiên cứu về đạo Hiếu trong Phật giáo
Trong quá trình nghiên cứu về đạo Hiếu trong Phật giáo và ảnh hƣởng của nó
đến lối sống ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, chúng tôi thấy đã có nhiều
học giả nghiên cứu công phu về đạo Hiếu trong Phật giáo. Những công trình này
đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc phân tích những nội dung cơ bản của
đạo Hiếu trong Phật giáo, đồng thời nhấn mạnh những yếu tố tích cực và ý nghĩa
của đạo Hiếu trong Phật giáo trong đó có một số công trình nhƣ:


9

Cuốn Phật pháp [11] của các tác giả Minh Châu, Thiên Ân, Chơn Trí, Đức
Tâm do Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành vào năm 1992.
chủ đích của cuốn sách là giới thiệu Đạo Phật cho thanh - thiếu – nhi. Chƣơng
trình gồm các mục lịch sử, giáo lý, pháp hạnh, nghi lễ, mẩu chuyện đạo, kinh
điển.v.v soạn tuần tự theo bốn cấp bậc Hƣớng – Thiện, Sơ – Thiện, Trung –
Thiện, Chánh – Thiện. Trong cuốn sách, các tác giả bàn nhiều đến đạo Hiếu
trong Phật giáo nhƣ phần Pháp hạnh trình bày mƣời ba nội dung trong đó nội
dung thứ sáu nói về Bốn ân trong Phật giáo… Theo các tác giả, “Làm ngƣời ở
đời, đƣợc sống, đƣợc thành đạt chút gì toàn nhờ công ơn của mọi ngƣời, của
xã hội và của chúng sinh… nên những ai muốn thành tựu nhân cách, muốn
nhận rõ ý niệm của đời sống tƣơng quan, không thể không biết đến bốn ân và
những phƣơng pháp đền đáp. Bốn ân: là ân cha mẹ, ân thày bạn, ân quốc gia xã
hội, ân Tam bảo” (11, tr.197). Tƣ tƣởng đạo Hiếu trong Phật giáo chƣa đƣợc
nói nhiều nhƣng nội dung của cuốn sách phần nào giúp cho tác giả của luận án
hiểu rõ hơn về giáo lý Phật giáo và những quan điểm của Phật giáo đối với đời
sống xã hội hiện nay.
Năm 1998, Nhà xuất bản Thống kê ấn hành tác phẩm Hành tham quan
gia huấn [6] của Bùi Huy Bích. Tác phẩm tập trung bàn vấn đề giáo dục đạo

đức trong đó nội dung giáo dục đạo Hiếu là nội dung cơ bản. Tác giả khẳng
định vị trí quan trọng của đạo Hiếu trong bậc thang giá trị đạo đức của con
ngƣời. Nội hàm khái niệm đạo Hiếu nhấn mạnh nội dung con cái phụng sự cha
mẹ lúc còn sống, ở vấn đề tu thân, lập chí của ngƣời con trai, rèn đức hạnh tề
gia, vâng lời, kính thờ cha mẹ của ngƣời con gái. Nội dung đạo Hiếu trong tác
phẩm này cho thấy, khác với gia huấn Trung Quốc với nội dung đạo Hiếu là sự
quy định lý tính, nghiêm khắc, gia huấn Việt Nam nói về đạo Hiếu nhƣ một thứ
tình cảm tự nhiên, vốn có của con ngƣời. Nghiên cứu đạo Hiếu trong quan
niệm của ngƣời xƣa là cơ sở giúp tác giả luận án có những so sánh khi phân
tích đạo Hiếu trong Phật giáo.


10

Trong cuốn Chữ Hiếu [42], Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí
Minh xuất bản năm 2005, trên tinh thần tƣ tƣởng của đạo Hiếu trong Phật giáo,
tác giả Hạnh Hƣơng đã chỉ ra công ơn to lớn của cha mẹ, ông bà, tổ tiên; bổn
phận, trách nhiệm của con đối với cha mẹ và phƣơng pháp rèn luyện để trở
thành ngƣời con hiếu thảo. Tác giả cho rằng, “Ở đời không có điều gì ác bằng
bất hiếu… Báo hiếu là việc mà tất cả những ai làm ngƣời đều phải ghi nhớ và
phải thực hiện. Đạo Phật có dành ra ngày báo hiếu cho thiện nam, tín nữ nhớ
đến bổn phận thiêng liêng đối với cha mẹ, ông bà. Đó là ngày rằm tháng bảy,
ngày Lễ Vu Lan”[42, tr.23-26]. Theo tác giả “Báo hiếu là một cách để ta vun
bồi cội phúc, đây là một nhân cách cao đẹp hơn tất thảy những nhân đức khác.
Một ngƣời đƣợc gọi là có nhân cách, nhất định ngƣời đó phải trọn đạo Hiếu…
Để trở thành ngƣời con chí hiếu ta luôn cố gắng rèn luyện bản thân khi còn bé
sao cho cha mẹ vui lòng. Khi trƣởng thành, cách ăn nết ở của ta luôn hƣớng
đến mục tiêu là “đền ơn trả Hiếu” cho cha mẹ”[42, tr.26-28]. Tuy nhiên, nội
dung đạo Hiếu trong Phật giáo, tác giả Hạnh Hƣơng mới chỉ dừng lại ở mức độ
cơ bản, bƣớc đầu, vấn đề này cần nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa.

Trong cuốn Hiếu hạnh xưa và nay [9] Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc ấn
hành vào năm 2006, Cao Văn Cang đã trình bày một số lời dạy kinh điển trong
Phật giáo về đạo Hiếu, trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra con đƣờng thực hành đạo
Hiếu trong đó có truyền thống báo Hiếu của đạo Phật. Tác giả cho rằng, “Hiếu
đạo là nền tảng của các đạo lý khác. Một ngƣời bất hiếu thì chắc chắn không
thể hoàn thành bất cứ đạo nào trọn vẹn đƣợc... Trên đời này, việc làm đƣợc
đánh giá cao quý và đáng tôn vinh nhất, chính là lòng hiếu thảo của con cái đối
với đấng sinh thành” [9, tr.11]. Tuy nhiên, phần trình bày về đạo Hiếu trong
Phật giáo mới ở mức độ nhất định, cần làm sáng tỏ hơn.
Cuốn sách Mẹ từ suối nguồn yêu thương đến chân trời giác ngộ [92] của
Thích Huệ Thông do Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn ấn hành vào năm 2007, đã
giảng giải về ý nghĩa nhân văn của ngày lễ “Vu lan báo Hiếu” theo quan niệm
và triết lý nhà Phật. Trên cơ sở trình bày về kinh Đại báo phụ mẫu trọng ân,


11

Kinh Tâm địa quán, Trường Bộ Kinh... tác giả chỉ ra công ơn cha mẹ và
phƣơng cách báo hiếu. Theo đó “có hai phƣơng cách báo Hiếu, một là theo
truyền thống hiếu đạo trong đời sống dân gian và hai là báo hiếu theo truyền
thống Phật giáo mà cụ thể là thực hiện bổn phận và trách nhiệm làm con theo
nhƣ lời Phật dạy… Tuy nhiên, phƣơng cách báo hiếu trong đời sống thế gian
cũng không thể nào rốt ráo và ƣu việt nhƣ phƣơng cách báo hiếu đúng với
chân lý mà Phật đã dạy” [92, tr.75]. Có thể nói, đây là một trong những cuốn
sách có sự lý giải tƣơng đối sâu sắc về đạo Hiếu trong Phật giáo, điều này
chứng tỏ sự thông hiểu của tác giả về nội dung của kinh Phật.
Hạnh Hiếu trong Đạo Phật [80] là một tác phẩm của hòa thƣợng Thích
Nhật Quang, do Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh ấn hành vào
năm 2008. Cuốn sách tập hợp những bài giảng của tác giả về đạo Hiếu với các
chủ đề: Báo hiếu trong Đạo Phật, Phật dạy cách báo hiếu, Hạnh hiếu của con

ngƣời Phật, Biết ơn và đền ơn, hạnh hiếu trong Đạo Phật…Tác giả cho rằng,
“Hiếu là gốc, Hiếu là trên trƣớc, Hiếu là tất cả. Là con ngƣời phải tròn đạo
Hiếu, phải nhớ ân nghĩa và đền trả những ân nghĩa ấy. Trong tất cả các ân
nghĩa, có thể nói lớn lao nhất là ân nghĩa cha mẹ”[80, tr.22]. Theo tác giả,
“công ơn của cha mẹ sâu dày vô kể. Muốn đền trả công ơn thâm sâu đó không
có cách gì mà trả hết” [80, tr.23]. Có thể thấy, cuốn sách làm rõ quan điểm của
Phật giáo về đạo Hiếu và vai trò của đạo Hiếu đối với xã hội hiện nay, tuy
nhiên tƣ tƣởng đạo Hiếu trong Phật giáo mới đƣợc trình bày dƣới hình thức
các bài giảng, chƣa nghiên cứu chuyên sâu một cách hệ thống.
Lý hoặc luận của Mâu Tử, trong bộ Tổng tập Văn học Phật giáo [87] của
Lê Mạnh Thát do Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh ấn hành vào năm 2001.
Tác phẩm gồm 37 điều, trong đó có 25 điều giải thích mâu thuẫn giữa Phật giáo
và Nho giáo về đạo Hiếu của ngƣời xuất gia. Theo tác giả, một ngƣời cạo bỏ
râu tóc, xuất gia tu hành, sống đời sống không gia đình..., vẫn là một phƣơng
thức báo hiếu trọn vẹn nhất, cao quý nhất, gọi là “đại hiếu”. Tác phẩm này tuy
chƣa bàn một cách hệ thống đạo Hiếu trong Phật giáo nhƣng giúp tác giả luận


12

án có thêm tƣ liệu so sánh giữa đạo Hiếu trong Phật giáo với các tƣ tƣởng đạo
Hiếu khác.
Lục độ tập kinh của Khƣơng Tăng Hội cũng nằm trong Tổng tập Văn học
Phật giáo [87] của Lê Mạnh Thát do Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh ấn
hành vào năm 2001. Nội dung tác phẩm tuy không bàn nhiều đến đạo Hiếu trong
Phật giáo nhƣng thông qua những câu chuyện xả thân của Bồ tát khi thực hiện
những hạnh thƣơng vô bờ đã thể hiện những quan niệm rất rõ về hiếu đạo. Những
quan niệm nhƣ kính tín vâng lời, giữ tròn gia hạnh, hết lòng cung dƣỡng, kính thờ
cha mẹ, kính tín Tam bảo, giữ gìn cấm giới không những phù hợp với đạo lý Việt
mà còn góp phần tạo nên nền tảng đạo lý của dân tộc Việt Nam. Nội dung trong

tác phẩm chƣa bàn sâu về đạo Hiếu, nhƣng những quan điểm nêu ra là tiền đề
giúp tác giả có thể luận giải sâu hơn về đạo Hiếu trong Phật giáo.

Trong cuốn Tư tưởng Hiếu đạo trong Phật giáo [22] do Thích Nhuận Đạt
dịch đƣợc nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2012
tập hợp những bài giảng, bài nghiên cứu của một số vị pháp sƣ, học giả, nhà
nghiên cứu Trung Quốc về Hiếu đạo, tiêu biểu nhƣ: Tư tưởng Hiếu đạo trong
Phật giáo của G.S Nam Hoài Cần, Tư tưởng Hiếu đạo của Phật giáo trong
kinh Vu lan bồn của Lƣu Vĩ, Hiếu đạo vô tận – Bồ tát Địa tạng của Pháp sƣ
Văn Thù… Các bài thuyết giảng, bài nghiên cứu trong cuốn sách đã khái quát
quan điểm cơ bản của Phật giáo về Hiếu đạo, con đƣờng thực hành Hiếu đạo.
Ngoài ra, các bài giảng, các bài nghiên cứu còn so sánh giữa đạo Hiếu trong
Nho gia và đạo Hiếu trong Phật giáo. Thông qua cuốn sách này, tác giả của
luận án thấy sự đa dạng trong cách nhìn của các học giả về đạo Hiếu trong Phật
giáo.
Cuốn Công ơn cha mẹ [88] của Đại Đức Thích Giác Thiện do Nhà xuất bản
Hồng Đức ấn hành vào năm 2012, trình bày sâu sắc về công ơn của cha, công ơn
của mẹ, cách báo hiếu cha mẹ và chữ hiếu trong kinh A Hàm và kinh Trƣờng Bộ.
Theo tác giả “Nói đến công lao của cha mẹ ngƣời xƣa có câu “Cây có cội, nƣớc
có nguồn” phàm làm ngƣời ai cũng có cha mẹ. Cha mẹ là ngƣời


13

sinh ra ta, nuôi nấng từ tấm bé cho đến lúc trƣởng thành. Bởi vậy bổn phận làm
con” phải tận tâm Hiếu kính [88, tr.7]. Tác giả cũng nói “công ơn cha mẹ rộng
nhƣ trời bể, làm con suốt đời báo ân cha mẹ vẫn chƣa vừa. Nhƣng trong lúc
báo hiếu, phải có quan niệm sang suốt đúng đắn mới có hiệu quả đem lại lợi
ích. Báo hiếu có nhiều cách, nhƣng không ngoài hai phƣơng diện vật chất và
tinh thần” [88, tr.40]. Cuốn sách này giúp cho tác giả luận án hiểu rõ hơn đạo

Hiếu trong Phật giáo và là tài liệu rất hữu ích trong quá trình nghiên cứu.
Sa-môn Thích Nhật Từ dịch Kinh Phật cho người tại gia [109] đƣợc
Nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2013.Tác giả đã phân loại 63 bài kinh
quan trọng thành năm nhóm chủ đề: đạo đức, xã hội, triết lý, thiền định và Tịnh
độ. Trong chủ đề kinh về xã hội, bài kinh thứ 5, tác giả trình bày bốn ân lớn;
Chủ đề kinh về Tịnh độ, tác giả trình bày nội dung: Phật nói về Kinh vu lan
bồn, Phật nói Kinh báo Hiếu công ơn cha mẹ. Đây là một công trình có sự đầu
tƣ công phu và trình độ hiểu biết nhất định về kinh điển Phật giáo và điều này
giúp tác giả luận án tìm hiểu sâu hơn về đạo Hiếu trong Phật giáo.
Năm 2013, cuốn Phật giáo trong lòng người Việt [75] do Hạnh Nguyên
và Ngọc Lam tuyển chọn đƣợc Nhà xuất bản Lao động ấn hành. Cuốn sách này
gồm có hai phần chính. Phần I, với tựa đề “Phật giáo trong lòng ngƣời Việt”,
Phần II, “Giới thiệu – trích dẫn kinh Phật”. Trong mục 18, “Đạo Hiếu qua
chuyện Phật bà Chùa Hƣơng với xã hội”, tác giả cho rằng, “đạo Phật lấy từ bi
làm căn bản mà Hiếu là đích của từ bi, tâm từ bi khởi từ chỗ biết yêu thƣơng,
kính trọng cha mẹ rồi phát triển đến chỗ tận cùng là thƣơng tất cả mọi loại
chúng sinh. Do đó đạo Phật là đạo Hiếu, là hiện thân của lòng từ bi, vì Đức
Phật vô lƣợng kiếp tu hành đều lấy chữ Hiếu làm đầu” [75, tr.91].
Năm 2014, cuốn Phật giáo và xã hội [113] của Đại sƣ Tinh Vân do Phan
Thị Bích Trầm dịch, Nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành, đề cập đến quan niệm
của Phật giáo về các vấn đề xã hội nhƣ vấn đề của cải, vấn đề về phƣớc và thọ,
vấn đề về đạo đức, chính trị, trung Hiếu… Khi trình bày về quan niệm đạo đức
trong Phật giáo, tác giả chỉ ra vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội “Ngƣời


14

ta thông thƣờng cho rằng có đƣợc của cải, đời ngƣời sẽ có giá trị; có đƣợc danh
lợi và chức vị đời ngƣời sẽ có ý nghĩa. Thực ra đời ngƣời thật sự giá trị không
phải ở những thứ này, chủ yếu ở chỗ có hay không có đạo đức và nhân cách. Đời

ngƣời có phẩm cách, đạo đức mới là điều quan trọng nhất, viên mãn nhất” [113,
tr.53]. Tiếp đó tác giả đã trình bày năm loại đạo đức của con cái đối với cha mẹ và
năm loại đạo đức cha mẹ đối với con cái. Trong phần trình bày quan niệm về trung
Hiếu trong Phật giáo, tác giả phân tích, so sánh giữa đạo Hiếu trong Nho giáo và
Phật giáo. Theo tác giả, con đƣờng thực hiện tận Hiếu nên chú ý ba điều sau: a.
Hiếu tất phải thực hiện lâu dài không nhất thời; b. Hiếu tất phải có thực chất chứ
không phải chỉ thể hiện ở bề ngoài; c. Hiếu thuận tất phải toàn diện, không phải
cục bộ và từ đó tác giả phân tích những cống hiến của Phật giáo đối với trung và
Hiếu. Nội dung cuốn sách này giúp cho tác giả luận án có cái nhìn đa chiều góp
phần luận giải đúng tƣ tƣởng đạo Hiếu trong Phật giáo.

Cũng trong năm 2014, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia cho xuất bản
cuốn Đạo Hiếu trong Nho gia [12] của Cao Vọng Chi. Ngoài việc trình bày
nguyên văn tác phẩm chính của Nho giáo về đạo Hiếu – “Hiếu Kinh”, cuốn
sách còn cung cấp những thông tin về cơ sở của hệ tƣ tƣởng, những lời răn dạy
về chữ “Hiếu” đối với các đối tƣợng khác nhau trong xã hội cũng nhƣ ảnh
hƣởng của đạo Hiếu trong Nho gia đối với đời sống tinh thần của một số nƣớc
láng giềng với Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, trong nội dung
chƣơng thứ chín, tác giả đã có sự so sánh giữa đạo Hiếu trong Nho gia với đạo
Hiếu trong các tôn giáo khác nhƣ Đạo giáo, Phật giáo, Đạo cơ đốc... Điều này
giúp tác giả luận án có cái nhìn đa chiều để đánh giá, luận giải đúng tƣ tƣởng
đạo Hiếu trong Phật giáo.
Trong cuốn Chữ Hiếu trong đạo Phật [108], Nhà xuất bản Hồng Đức ấn
hành năm 2013, Thích Nhật Từ trình bày khá sâu sắc về đạo Hiếu trong ca dao
Việt Nam và trong kinh điển Phật giáo (kinh Vu Lan, kinh Thiện Sinh, kinh
Pháp Hoa. Theo tác giả, trong ca dao Việt Nam “chữ Hiếu đóng một vai trò
quan trọng và nền tảng về đạo đức và luân lý xã hội. Nó góp phần giáo dục, xây


15


dựng một xã hội ổn định và hạnh phúc”[108, tr.4]. Theo tác giả “Biết ơn và đền
ơn cha mẹ là Hiếu hạnh đáng khen, tại sao chúng ta phải Hiếu hạnh, tại sao
chúng ta phải Hiếu kính cha mẹ, đền ơn cha mẹ bằng cách nào” [108, tr.5].
Những đánh giá sâu sắc, khách quan, toàn diện về những tƣ tƣởng của đạo
Hiếu trong Phật giáo của Hòa thƣợng Thích Nhật Tƣờng rất hữu ích cho tác
giả luận án trong quá trình nghiên cứu.
Ngoài những công trình nghiên cứu nêu trên, những năm gần đây trên
các tạp chí có một số bài viết đề cập đến vấn đề đạo Hiếu trong Phật giáo
Tỷ khiêu Thích Nhƣ Tịnh với bài viết Chữ “Hiếu” với “nỗi khổ treo
ngược” trong đạo Phật [98] đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 5/2009.
Tác giả cho rằng “Chữ “Hiếu” trong đạo Phật cũng khác với Hiếu thuận, Hiếu
dƣỡng, Hiếu đạo hay Nhị thập tứ Hiếu của Nho giáo và những quan niệm về
Hiếu của các đạo, các tôn giáo khác… Chữ “Hiếu” trong đạo Phật đƣợc đề cập
trong rất nhiều kinh sách Phật giáo. Nhìn chung “Hiếu đƣợc chia làm 2 loại:
Hiếu thế gian và Hiếu xuất thế gian… Nhìn chung theo Phật giáo thì căn bản
của đạo “Hiếu” là biết tự mình tu tập, nâng cao kiến thức, trau dồi trí tuệ (Tự
giác) và khuyến khích cha mẹ tu phúc tu tuệ, tác động mọi ngƣời biết hƣớng
thiện (Giác tha) để có cuốc sống an lạc” [98, tr.4].
Trong bài Đạo Hiếu của Phật giáo qua Kinh Thiện sinh của Thích Nhật
Từ [107] đăng trong Tạp chí nghiên cứu Phật học số 5/2009, tác giả cho rằng
“Thông thƣờng khi đề cập đến đạo Hiếu trong đạo Phật ngƣời ta chỉ nói đến
việc Hiếu thảo của ngƣời con mà không đề cập nhiều đến vai trò của đạo đức
và giáo dục của các bậc cha mẹ. Đó là một thiếu sót rất lớn. Thật ra theo tinh
thần của lời Phật dạy trong kinh tạng Pali và Đại thừa, đạo Hiếu của ngƣời
Phật tử đƣợc thể hiện đầu đủ về hai mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái và
con cái với cha mẹ”[107, tr.6]. Theo tác giả, “đạo Hiếu trong Phật giáo bao
gồm đạo làm cha mẹ và đạo làm con cái. Năm nguyên tắc đạo đức của đạo làm
cha mẹ và năm nguyên tắc đạo đức của đạo làm con trong kinh Thiện Sinh có
thể đƣợc xem là những chẩn mực, khuông vàng thƣớc ngọc cho các mối quan

hệ của cha mẹ và con cái trong một xã hội tiến bộ và văn minh” [107, tr.12].


16

Bên cạnh đó, bàn về đạo Hiếu còn có thể kể đến một số công trình nhƣ
Lòng Hiếu thảo cần được dạy dỗ của Diệu Thanh; Hà Thúc Minh với Đầu
xuân bàn về gia đình và chữ Hiếu; Bàn về chữ Hiếu của dân tộc Việt Nam của
Trƣơng Minh Hiền; Từ đạo Hiếu truyền thống nghĩ về đạo Hiếu ngày nay
(2007) của nguyễn Thị Thọ trên Tạp chí Triết học, số 6; Đạo Hiếu trong gia
đình Việt Nam hiện nay (2014) của Hoàng Thúc Lân trên số 10 Tạp chí Khoa
học xã hội Việt Nam, tr.70-75; Đạo Hiếu và giáo dục đạo Hiếu cho thế hệ trẻ
hiện nay (2018) của Nguyễn Thị Lên trên Tạp chí Giáo dục, số Đặc biệt kỳ 1, tr
257-260, Dẫn luận về Đạo đức Phật giáo của Damien Keow, Thái An dịch,
Cha mẹ - con cái tình thương yêu lòng biết ơn &… của Ajahn Jayasaro, Ajahn
Sumedho, Diệu Liên Lý Thu Linh và Diệu Ngộ Mỹ Thanh dịch; Đạo làm con
của Phạm Côn Sơn; Mẹ hiền con Hiếu của hòa thƣợng Tịnh Không, Vọng Tây
cƣ sĩ cẩn dịch, Chữ Hiếu của Nguyễn Hƣng Lợi, Từ ân của mẹ của Thích Nhật
Quang; Chữ Hiếu trong truyền thống Việt Nam của Nhịp cầu tâm giao…
Nhƣ vậy, nghiên cứu đạo Hiếu trong Phật giáo đƣợc khá nhiều tác giả
quan tâm đánh giá, so sánh giữa đạo Hiếu trong Phật giáo và đạo Hiếu khác, từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy giá trị của đạo Hiếu trong Phật giáo.
Điều này giúp tác giả luận án có cơ sở khách quan để tìm hiểu nội dung đạo
Hiếu trong Phật giáo và sự ảnh hƣởng của nó đối với lối sống của ngƣời Việt ở
ĐBBB hiện nay.
3.

Các công trình nghiên cứu về lối sống và ảnh hƣởng của đạo Hiếu trong

Phật giáo đến lối sống ở Việt Nam nói chung, lối sống ngƣời Việt ở ĐBBB

hiện nay nói riêng.
3.1. Các công trình nghiên cứu về lối sống
Trong đời sống xã hội, lối sống có một vị trí đặc biệt quan trọng, cùng
với sự phát triển của xã hội, vai trò của nó ngày càng gia tăng và thể hiện rõ
nét, đặc biệt khi Đảng và Nhà nƣớc ta chủ trƣơng phát triển nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà


17

nƣớc, định hƣớng CNXH, mở cửa hội nhập với thế giới trong bối cảnh quốc tế
có nhiều biến động phức tạp, đặt ra hàng loạt vấn đề cho việc xây dựng lối sống
của xã hội, đòi hỏi các nhà nghiên cứu trong nƣớc đi sâu tìm hiểu lý luận cơ
bản về lĩnh vực lối sống. Do đó, ở nƣớc ta trong những thập niên gần đây, việc
nghiên cứu lối sống của xã hội trở nên khá sâu rộng, đạt đƣợc nhiều thành tựu.
Năm 1983, cuốn Về lối sống mới của chúng ta [10] của Phong Châu
đƣợc Nhà xuất bản Sự Thật xuất ấn hành, đã làm rõ khái niệm, nội dung và
phƣơng thức xây dựng lối sống mới, từ đó chỉ ra “lối sống có nghĩa là nói đến
toàn bộ hoạt động sống của từng con ngƣời, của cả xã hội. Nó bao gồm rất
nhiều mặt và đƣợc thể hiện rất phong phú, đa dạng, tùy theo trình độ, lứa tuổi,
đặc điểm giáo dục, cá tính, phong cách, đặc điểm giai cấp, dân tộc và địa
phƣơng…[10, tr.25]. Công trình tuy thiên về phân tích lối sống mới xã hội chủ
nghĩa, song nó có giá trị tham khảo rất lớn cho tác giả luận án.
Năm 2001, cuốn Lối sống xã hội chủ nghĩa & xu thế toàn cầu hóa [67]
do Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành, tác giả Thanh Lê đã chỉ ra khái niệm
về lối sống, những cơ sở, những mặt cơ bản và kế hoạch hóa lối sống xã hội
chủ nghĩa. Toàn cầu hóa và cuộc đấu tranh bảo vệ lối sống XHCN. Theo tác
giả, “Khái niệm “lối sống” cho phép đi sâu vào một hình thái xã hội – kinh tế,
hình dung nó nhƣ một “chỉnh thể sinh động cụ thể” với những “chi tiết” của
các quan hệ xã hội khác nhau: sản xuất, sinh hoạt, văn hóa, gia đình… nói lên

đặc trƣng của một xã hội nhất định với tƣ cách một loại hình và một hình thức
nhất định về mặt lịch sử của hoạt động sống của con ngƣời”[67, tr.6]. Ngoài ra,
tác giả cũng cho rằng, “Cũng không nên quên rằng trong cuộc đấu tranh tƣ
tƣởng quyết liệt hiện nay trong hoàn cảnh toàn cầu hóa, vấn đề lối sống đang là
một điểm nóng”[67, tr.6]. Tuy nhiên, trong công trình nghiên cứu này tác giả
đƣa ra đƣợc khái niệm mức sống, nếp sống nhƣng chƣa khoanh vùng phạm vi
các yếu tố của lối sống. Mặc dù vậy, công trình nghiên cứu này là cơ sở lý luận
cho tác giả luận án khi nghiên cứu về lối sống.


×