Tải bản đầy đủ (.docx) (289 trang)

Thông tin về giới nghệ sĩ biểu diễn việt nam trên báo điện tử từ góc nhìn văn hóa việt (khảo sát trên các báo điện tử vietnamnet vn, ngoisao net, news zing vn giai đoạn từ năm 2014 2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 289 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

HỒ CH
MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN
TRUYỀN

HOÀNG NGỌC VINH HẠNH

THÔNG TIN VỀ GIỚI
NGHỆ SĨ BIỂU DIỄN VIỆT
NAM

TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ

TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA
VIỆT
(Khảo sát trên các báo điện tử
Vietnamnet.vn, Ngoisao.net,
News.zing.vn
giai đoạn từ năm
2014 - 2016)
Ngành: BÁO CHÍ HỌC
Mã số: 9320101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO
CHÍ



Người hướng dẫn khoa
học: PGS.TS. NGUYỄN
THỊ MINH THÁI

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưng từng được ai công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả luận án

Hoàng Ngọc Vinh Hạnh

i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
MỤC LỤC........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN.........................iv
DANH MỤC BẢNG........................................................................................v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ.................................................................................vi
DANH MỤC ẢNH.........................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH........................................................................................vi
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
THÔNG TIN..................................................................................................13
VỀ GIỚI NGHỆ SĨ BIỂU DIỄN TRÊN BÁO CHÍ...................................13
1.1 Nghiên cứu quan hệ giữa văn hóa Việt Nam và báo chí Việt Nam

13

1.2 Nghiên cứu vấn đề truyền thông văn hóa nghệ thuật Việt Nam trên báo
chí Việt Nam
16
1.3 Nghiên cứu vấn đề thông tin về giới nghệ sĩ biểu diễn trên báo chí......19
Tiểu kết chƣơng 1.........................................................................................37
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA GÓC NHÌN VĂN HÓA VIỆT VÀ
VẤN ĐỀ THÔNG TIN VỀ GIỚI NGHỆ SĨ BIỂU DIỄN VIỆT NAM
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ.................................................................................. 39
2.1 Văn hóa và góc nhìn văn hóa Việt......................................................... 39
2.2 Nghệ sĩ biểu diễn và nghệ sĩ biểu diễn Việt Nam..................................48
2.3 Báo chí Việt Nam và nhiệm vụ truyền thông văn hóa Việt Nam.........545
2.4 Báo điện tử và vấn đề thông tin về giới nghệ sĩ biểu diễn Việt Nam.....57

ii


2.5 Tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin về giới nghệ sĩ biểu diễn Việt
Nam trên báo điện tử từ góc nhìn văn hóa Việt......................................... 712
Tiểu kết Chƣơng 2........................................................................................79

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THÔNG TIN VỀ GIỚI NGHỆ SĨ BIỂU
DIỄN VIỆT NAM TRÊN VIETNAMNET.VN, NEWS.ZING.VN,
NGOISAO.NET TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA VIỆT.................................. 81
3.1 Khái quát báo điện tử là đối tượng được khảo sát................................. 81
3.2 Khảo sát thực trạng thông tin về giới nghệ sĩ biểu diễn Việt Nam trên
Vietnamnet.vn, News.zing.vn và Ngoisao.net từ góc nhìn văn hóa Việt.....84
3.3 Đánh giá chất lượng thông tin về giới nghệ sĩ biểu diễn Việt Nam trên
báo điện tử..................................................................................................126
Tiểu kết chƣơng 3....................................................................................... 135
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN
VỀ GIỚI NGHỆ SĨ BIỂU DIỄN VIỆT NAM TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ 1378
4.1 Vấn đề đặt ra trong việc thông tin về giới nghệ sĩ biểu diễn Việt Nam
trên báo điện tử........................................................................................ 1378
4.2 Giải pháp tăng cường chất lượng thông tin về giới nghệ sĩ biểu diễn Việt
Nam trên báo điện tử..............................................................................15960
Tiểu kết chƣơng 4:....................................................................................1789
KẾT LUẬN..............................................................................................17980
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.................................................. 1867
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........Error! Bookmark not defined.8

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BBT

Ban biên tập

Bộ TT&TT


Bộ Thông tin và Truyền thông

BTV

Biên tập viên

CCTC

Công chúng truy cập

CTTT

Chủ thể truyền thông

CTV

Cộng tác viên

Cục QLPTTH&TTĐT
Cục quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử
ĐCS

Đảng Cộng sản

GS

Giáo sư

Ngoisao


Báo điện tử Ngoisao.net

NSBD VN

Nghệ sĩ biểu diễn Việt Nam

Nxb

Nhà xuất bản

NB

Nhà báo

PGS

Phó Giáo sư

PV

Phóng viên

PVS

Phỏng vấn sâu

TBT

Tổng biên tập


TPBC

Tác phẩm báo chí

TS

Tiến sĩ

TTĐC

Truyền thông đại chúng

VHNT

Văn hóa nghệ thuật

VN

Việt Nam

VNN

Báo điện tử Vietmamnet.vn

Zingnews

Báo điện tử News.zing.vn

iv



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Khảo sát mức độ quan tâm của công chúng tới thông tin về giới
NSBD VN theo độ tuổi...................................................................................86
Bảng 3.2: Thống kê nội dung thông tin đăng tải trên báo điện tử...................90
Bảng 3.3: Khảo sát lượt xem tin bài về Khánh Ly..........................................91
Bảng 3.4: Khảo sát số lượng ảnh trong tin bài đăng trên báo điện tử...........100
Bảng 3.5: Nội dung ảnh đăng trên các báo điện tử.......................................101
Bảng 3.6: Khảo sát tin bài theo từ khóa trên báo điện tử..............................104
Bảng 3.7: Nguồn tin cho tin bài về giới NSBD VN trên báo điện tử...........107
Bảng 3.8: So sánh nghệ sĩ Giang Hồng Ngọc và Hariwon...........................112
Bảng 3.9: Đánh giá của công chúng về hàm lượng thông tin giới NSBD VN
trên báo điện tử............................................................................................. 121
Bảng 3.10 Số lượng tin bài về NSBD VN trên báo điện tử năm 2016.........123
Bảng 3.11: Phản hồi của công chúng với thông tin giới NSBD VN trên báo điện

tử................................................................................................................... 124
Bảng 3.12: Đánh giá của công chúng về ảnh hưởng của NSBD VN thông qua
tin bài về họ trên báo điện tử.........................................................................125

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ tin bài về giới NSBD VN trong mục văn hóa – giải trí......89
Biểu đồ 3.2: Tần suất tin bài về giới nghệ sĩ biểu diễn Việt Nam...................89
Biểu đồ 3.3: Thể loại báo chí sử dụng trong thông tin về giới NSBD VN...102
Biểu đồ 3.4: Nguồn tin cho thông tin về giới NSBD VN trên báo điện tử...106


DANH MỤC ẢNH
Ảnh 3.1: Hình ảnh Ngọc Trinh và Hương Giang idol trên báo Ngoisao.net .. 94
Ảnh 3.2: Thông tin Ngọc Trinh đăng trên trang cá nhân được Zingnews khai thác

110
Ảnh 3.3: thống kê top KOLs có bài viết ảnh hưởng trong ngành luyện tập thể
hình (gym) trong ngày 15/5/2015................................................................. 116

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình quy trình thông tin của Stuart Hall...................................61
Hình 2.2: Mô hình hệ thống/kênh truyền thông phức hợp..............................62
Hình 2.3: Mô hình thông tin về giới NSBD VN trên báo điện tử...................64
Hình 2.4: Mô hình Ozone............................................................................... 65
Hình 2.5: Mô hình cơ chế tác động của báo chí..............................................72

vi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong bài nghiên cứu khoa học “Truyền thông văn hóa và văn hóa
truyền thông” đăng trên trang www.ajc.edu.vn ngày 22/04/2015, PGS.TS
Nguyễn Thị Minh Thái khẳng định: “Báo chí truyền thông (BCTT) của bất kỳ
quốc gia nào cũng có nhiệm vụ truyền thông về nền văn hóa của chính quốc
gia mình”. [111]. Báo chí Việt Nam hiện đại mặc nhiên phải truyền thông về
nền văn hóa Việt Nam với toàn bộ sinh hoạt văn hóa của người Việt.
Từ sinh hoạt văn hóa truyền thống Việt Nam vốn thuộc v ng văn hóa
phương Đông nông nghiệp điển hình. Khi bị thực dân Pháp xâm lược và bị
biến thành thuộc địa của Pháp, một cuộc giao lưu văn hóa Đông Tây đã xảy

ra, và dù muốn dù không, nền văn hóa nông nghiệp căn cơ của Việt Nam cũng
bị được “Tây hóa” như một xu hướng văn hóa không tránh khỏi. Quá trình
tiếp biến mạnh mẽ giữa Đông và Tây giữa cổ và kim, tạo nên một cuộc thay
đổi mà bất cứ một cuộc bể dâu nào cũng không thể so sánh. Để rồi từ trong
lòng sự tiếp biến này hình thành nên những dòng chảy văn hóa mới hoàn toàn
khác biệt, phát triển mạnh mẽ, mà tiêu biểu nhất có lẽ là sự ra đời của chữ
Quốc ngữ (dẫn tới sự xuất hiện của báo chí Quốc ngữ và nền văn học nghệ
thuật hiện đại), lối sống đô thị và thói quen tiếp nhận thông tin theo kiểu
phương Tây của công chúng. Tuy nhiên, chính ba hằng số “nông dân – nông
nghiệp – nông thôn” như GS Trần Quốc Vượng sử dụng để định danh nền văn
hóa nông nghiệp đặc thù của Việt Nam [137, tr184] đã dẫn tới “bi kịch của sự
phát triển” với những xung đột giữa “những giá trị cổ truyền của văn hóa cũ
ấy với những điều mới lạ của văn hóa Tây phương” mà học giả Đào Duy Anh
trong “Việt Nam văn hóa sử cương” [2, tr39]. Và tất nhiên báo chí Việt Nam
có nhiệm vụ truyền thông về những bi kịch và xung đột ấy.

1


Nghệ sĩ biểu diễn Việt Nam (NSBD VN) trong xã hội hiện đại là một
kiểu người và kiểu sinh hoạt văn hóa biểu thị rõ ràng cho sự tiếp biến văn hóa
Đông – Tây và được công chúng quan tâm. Truyền thông về giới này cũng
chính là truyền thông về văn hóa Việt Nam. Vài thập kỉ trở lại đây khi báo chí
bước vào thời kì tự chủ tài chính khi văn hóa đại chúng và công nghiệp giải trí
phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam thì thông tin về giới NSBD trên báo chí đặc
biệt là trên báo điện tử luôn chiếm dung lượng lớn. Bên cạnh những thông tin
nghiêm túc về hoạt động nghề nghiệp của NSBD, báo điện tử (với những ưu
thế dựa trên nền tảng internet) cũng truyền tải nhiều khía cạnh khác nhau về
đời sống riêng của họ như chuyện tình cảm, hôn nhân, sự cố trang phục trên
thảm đỏ, phát ngôn gây sốc, mối quan hệ phức tạp trong ngành công nghiệp

giải trí… Những thông tin này vừa để giúp người nghệ sĩ tới gần hơn với công
chúng nhưng cũng vừa để đáp ứng sự tò mò vô biên của công chúng và lôi
kéo họ nhằm tăng số lượng lượt xem, lượt bình luận và cùng với đó là doanh
thu quảng cáo cho các tòa soạn. Ở góc độ ngược lại chính giới NSBD VN
cũng nhận thức rất rõ vai trò ưu thế của báo điện tử, tìm mọi cách để khai
thác, sử dụng báo điện tử cho việc phát triển nghề nghiệp và sự nổi tiếng của
mình. Sự “tương tác” và “lợi dụng” lẫn nhau giữa hai bên khiến thông tin về
giới NSBD VN trên báo điện tử luôn dồi dào. Nhờ đó, bất kể ngày đêm công
chúng đều có thể vừa đọc, vừa nghe, vừa xem clip, vừa tương tác, phản hồi ý
kiến, thậm chí đối thoại xung đột, cãi vã và cả... “ném đá” những thông tin về
NSBD nếu muốn.
Văn nghệ sĩ nói chung và NSBD VN nói riêng giữ một vai trò quan
trọng trong đời sống xã hội hiện đại. Thời gian qua đội ngũ văn nghệ sĩ đã
cống hiến cho nhân dân, cho nền văn hóa Việt Nam và cho nhân loại những
tác phẩm có giá trị, thể hiện được bản sắc riêng của văn hóa Việt Nam. Do đó
thông tin về giới nghệ sĩ biểu diễn Việt Nam trên báo chí không chỉ được

2


đông đảo công chúng quan tâm, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần
của công chúng mà còn tác động rất lớn tới việc hình thành hệ giá trị cho công
chúng, nhất là công chúng trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả không thể phủ
nhận trong việc truyền thông văn hóa nghệ thuật Việt Nam; việc khai thác quá
đà những thông tin hậu trường của giới NSBD VN; đặc biệt là hiện tượng kết
nối giữa báo điện tử và truyền thông xã hội (social media) khiến báo điện tử
bộc lộ không ít những biểu hiện tiêu cực, lệch chuẩn trong cách thức thông
tin. Nhiều tác phẩm báo chí TPBC bị các nhà nghiên cứu và công chúng lên
án gọi là “thảm họa” truyền thông là “bãi rác” và nơi bóp méo chân dung của
giới NSBD, thiếu tầm nhìn văn hóa truyền thông nặng về giải trí tầm thường,

“thổi phồng” sự thật, tạo dư luận xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín,
danh dự của nhiều cá nhân, tổ chức, dẫn đến những hiện tượng tiêu cực trong
xã hội như: bạo lực học đường, sống ảo suy thoái đạo đức… Và những “mảng
tối” này trong hiện trạng thông tin về giới NSBD VN trên báo điện tử hiện
nay là một phần trong tấn “bi kịch của sự phát triển” của xã hội Việt Nam
hiện đại TK XXI mà học giả Đào Duy Anh từng tiên đoán từ năm 1938. Cắt
nghĩa hiện tượng này từ góc nhìn văn hóa Việt có thể thấy, Việt Nam đang ở
vào buổi giao thời trong giao lưu hội nhập văn hóa toàn cầu. Những hệ giá trị
văn hóa truyền thống giúp điều tiết xã hội trước đây giúp con người định
hướng các sống, cách ứng xử dù không biến mất hẳn nhưng đã không còn ph
hợp với đời sống hiện đại, thậm chí nảy sinh ra những phi giá trị. Trong khi
đó những giá trị mới lại chưa được định hình. Xã hội rơi vào khủng khoảng
giá trị khiến con người mất niềm tin và định hướng. Nhiều phong tục tập quán
tốt đẹp của dân tộc Việt đang bị thách thức bởi những làn sóng văn hóa ngoại
lai, bởi logic kinh tế thị trường và đời sống vật chất tiện nghi. Công chúng
được tiếp cận nhiều thông tin nhưng lạc lối trong xác định lý tưởng sống,
không có giá trị để theo đuổi. Trong khi đó báo điện tử khi

3


thông tin về giới NSBD VN lại truyền bá những xu hướng, phong cách sống
mới mà có thể mâu thuẫn với những chuẩn mực cũ. Thực trạng này dẫn đến
vấn đề thông tin về giới NSBD VN trên báo điện tử ngày trở nên cấp thiết,
cần phải được đặt ra đánh giá chính xác và nhất là được phản biện từ góc nhìn
văn hóa, bởi nếu không sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực làm phương hại
hình ảnh của văn hóa dân tộc, làm méo mó, tầm thường thẩm mĩ văn nghệ của
dân tộc Việt Nam trên đường phát triển trong xu hướng hội nhập toàn cầu. D
cho đi qua bao cuộc bể dâu giao lưu hay tiếp biến văn hóa đi chăng nữa thì
một trong những nhiệm vụ quan trọng của báo chí Việt Nam là phải truyền

thông về văn hóa Việt Nam một cách có văn hóa ph hợp với hệ giá trị văn hóa
Việt Nam, đảm bảo sự hài hòa giữa việc phát triển các giá trị mới gắn liền với
quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái phân tích: “Nhiệm vụ hàng đầu của nhà báo
Việt Nam muốn truyền thông về văn hóa Việt Nam, đương nhiên phải giải mã
được bản sắc văn hóa Việt, nếu không sẽ không thể làm tốt nhiệm vụ căn cơ
này của nền BCTT Việt” [111].
Mặc dù có nhiều luận án, luận văn khóa luận, bài nghiên cứu khoa học,
bài báo... đề cập tới vấn đề thông tin về NSBD VN trên báo chí nhưng nhìn
nhận vấn đề này từ góc nhìn văn hóa Việt, trên một loại hình báo chí hiện đại
là báo điện tử thì vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu. Từ sự
cấp thiết đó tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Thông tin về giới nghệ sĩ biểu
diễn Việt Nam trên báo điện tử từ góc nhìn văn hóa Việt” làm luận án tốt
nghiệp bậc học Tiến sĩ chuyên ngành Báo chí – Truyền thông. Tác giả hy
vọng kết quả nghiên cứu của luận án có đóng góp nhất định cho lĩnh vực khoa
học chuyên ngành, cung cấp cho các cơ quan báo chí nhà quản lí báo chí một
bức tranh tổng thể thông tin về giới nghệ sĩ biểu diễn Việt Nam hiện nay trên

4


một số tờ báo điện tử ở Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp để cải tiến
nội dung cũng như hình thức khi thông tin về lĩnh vực này.
2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về thông tin trên báo chí, về góc nhìn văn hóa
Việt, về giới NSBD và giới NSBD VN. Soi chiếu lý luận vào thực tiễn để

đánh giá thực trạng và chất lượng thông tin, chỉ ra thế mạnh, hạn chế, từ đó đề
xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về giới NSBD VN trên báo
điện tử Việt Nam.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
-

Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước) có liên quan tới

đề tài để làm rõ những vấn đề đã nghiên cứu, làm tiền đề cho nghiên cứu tiếp
theo của luận án.
-

Làm rõ những khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận án. Xác lập

mối quan hệ giữa nền văn hóa Việt Nam và báo chí Việt Nam. Giải mã nền
văn hóa Việt Nam và hệ giá trị văn hóa Việt Nam để xác lập góc nhìn văn hóa
Việt các tiêu chí đánh giá thông tin về giới NSBD VN trên báo điện tử từ góc
nhìn văn hóa Việt.
-

Phân tích đánh giá thực trạng thông tin về giới NSBD VN trên các

trang Vietnamnet.vn, Ngoisao.net, News.zing.vn ở cả ba góc độ: chủ thể
thông tin đối tượng được thông tin và đối tượng tiếp nhận thông tin. Soi chiếu
thực trạng này từ góc nhìn văn hóa Việt, chỉ ra những điểm tích cực, hạn chế
cũng như nguyên nhân dẫn đến thực trạng.
-

Phân tích các kết quả thu được, đưa ra các khuyến nghị khoa học, chỉ


ra các vấn đề cấp thiết, từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp chính sách
nhằm nâng cao chất lượng thông tin về giới NSBD VN trên báo mạng điện tử.
- Hoàn thành báo cáo khoa học, công bố kết quả nghiên cứu.

5


3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu vấn đề thông tin về giới NSBD VN trên báo điện tử
Việt Nam đầu thế kỉ 21.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Thông tin về giới NSBD VN là một đề tài rộng báo điện tử ở Việt Nam
cũng phong phú về số lượng nên luận án này chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu
thông tin về giới NSBD VN trên sự lựa chọn 3 trang: Vietnamnet.vn,
Ngoisao.net và News.zing.vn. Mặc dù chỉ là trang con của Vnexpress.net
nhưng Ngoisao.net hoạt động gần như độc lập với trang báo điện tử này.
Ngoisao.net có quy chế thu chi riêng biệt, tổ chức hệ thống tòa soạn và quy
trình hoạt động sản xuất tin bài đầy đủ như bất cứ một trang báo điện tử nào
khác. Do đó tác giả lựa chọn Ngoisao.net làm một trong những đối tượng
khảo sát khi nghiên cứu thông tin về giới NSBD VN trên báo điện tử bởi
những đặc trưng khi sản xuất tin bài về giới NSBD VN của trang tin này.
Việc thông tin về giới NSBD VN trên báo điện thử khi trở thành vấn đề
nghiên cứu sẽ được tác giả nhìn nhận, phân tích trên cả hai mặt tích cực và
tiêu cực. Tuy nhiên, do giới hạn không gian của một luận án Tiến sĩ cho nên
khi nghiên cứu thông tin về giới NSBD VN trên báo điện tử, tác giả chỉ tập
trung nghiên cứu phần tiêu cực với những lỗi văn hóa gặp phải trong quá

trình thông tin trên tinh thần phản biện xã hội (PBXH). Trong bối cảnh truyền
thông mạng xã hội phát triển mạnh mẽ và phức tạp như hiện nay, việc chỉ ra
và nghiên cứu chuyên sâu các hiện tượng tiêu cực, các lỗi văn hóa trong quá
trình thông tin về giới NSBD VN đồng thời chỉ rõ ảnh hưởng của giới NSBD
VN và những thông tin về họ đối với đời sống xã hội hiện đại nói chung đối
với công chúng và chính những NSBD nói riêng có ý nghĩa nhất định, cung
cấp cho các cơ quan báo chí các nhà quản lý báo chí những giải pháp phù

6


hợp nhằm cải tiến nội dung và hình thức khi thông tin về giới NSBD VN, từ
đó thoát khỏi tình trạng “hỗn mang” và “bi kịch” khi thông tin về giới này.
Tác giả cũng tập trung nghiên cứu thông tin về giới nghệ sĩ biểu diễn
Việt Nam hoạt động ở hai loại hình nghệ thuật biểu diễn là âm nhạc và điện
ảnh, bởi lẽ đây là những loại hình nghệ thuật biểu diễn hiện đại gắn liền với
văn hóa đại chúng (mass/popular culture), phản ánh rõ ràng nhất sự giao lưu
tiếp biến của văn hóa toàn cầu và được đông đảo công chúng quan tâm.
Thời gian khảo sát: từ tháng 12/2014 tới tháng 12/2016 được cập nhật
và bổ sung thêm trong quá trình nghiên cứu).
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
-

Vận dụng quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí

và văn hóa về vai trò của báo chí trong việc phát triển văn hóa Việt Nam:
Nghị quyết 23 - NQ TƯ về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật
trong thời kỳ mới và Chỉ thị số 46-CT TƯ của Ban Bí thư Trung ương định
hướng cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân quyết tâm giữ gìn, bảo vệ bản

sắc văn hóa trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Trong đó báo chí phải đưa các
nhân tố văn hóa tinh thần nhân văn thấm sâu vào các lĩnh vực đời sống, phát
triển kinh tế văn hóa xã hội qua đó gìn giữ, phát huy được truyền thống và
bản sắc văn hóa dân tộc trước sự tác động của những yếu tố bên ngoài.
-

Vận dụng lý thuyết về “Hệ giá trị văn hóa Việt Nam” của GS. Trần

Ngọc Thêm (Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đền hiện đại và con đường
tới tương lai, NXB Văn hóa – Văn nghệ, 2016) để giải mã văn hóa Việt Nam,
xây dựng góc nhìn văn hóa Việt và các tiêu chí đánh giá từ góc nhìn này, từ đó
sử dụng như điểm tựa phân tích các hiện tượng thông tin về giới NSBD
VN trên báo điện tử hiện nay.
7


-

Vận dụng khái niệm “Bá quyền văn hóa” của triết gia chính trị, sáng

lập viên Đảng Cộng sản Ý – Antonio Gramsci (1981-1937 để giải thích các xu
hướng phát triển văn hóa nghệ thuật và thông tin văn hóa nghệ thuật (bao gồm
giới NSBD) trên báo chí.
-

Vận dụng mô hình truyền thông đại chúng của Stuart Hall (Endcoding

and Decoding), mô hình truyền thông phức hợp của PGS.TS Trương Đình
Chiến (Quản trị Marketing – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2017) để phân
tích các yếu tố tham gia vào quá trình thông tin về giới NSBD VN trên báo

điện tử hiện nay cũng như sự tương tác lẫn nhau của các yếu tố này.
-

Vận dụng nghiên cứu về “mô hình Ozone” và “Các nhân tố F” của

Philip Kotler & Hermawan Kartajaya Iwan Setiawan (Marketing 4.0 –
Moving from Traditional to Digital, Wiley Edition, 2017) để phân tích vai trò
và ảnh hưởng của giới NSBD VN đối với cả báo điện tử và công chúng) trong
truyền thông hiện đại.
-

Vận dụng lý thuyết về “Cơ chế tác động của báo chí đến công chúng”

của PGS. TS Nguyễn Văn Dững (Báo chí truyền thông hiện đại – NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội) để phân tích những ảnh hưởng và tác động của thông
tin về giới NSBD VN trên báo điện tử hiện nay tới công chúng cũng như sự
tiếp nhận và đánh giá của công chúng với thông tin về giới này.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp phân tích nội dung văn bản: luận án nghiên cứu thông

tin về giới NSBD VN thông qua 300 tác phẩm được lựa chọn ngẫu nhiên theo
tác phẩm hoặc các chuỗi tác phẩm viết về những sự kiện nổi bật của những
NSBD VN nổi tiếng ở hai lĩnh vực âm nhạc và điện ảnh trên ba tờ báo điện tử
Vietnamnet.vn, Ngoisao.net, News.zing.vn. Tác giả lựa chọn những NSBD
VN nổi bật ở nhiều khía cạnh, theo nhiều góc độ đại diện cho những hình ảnh,
lối sống và tư duy khác nhau như: Khánh Ly Đặng Thái Sơn Sơn T ng

8



MTP, Hồ Ngọc Hà, Ngọc Trinh…Một số các từ khóa được sử dụng để tìm
kiếm các tác phẩm này như: “Khánh Ly + ngoisao.net + 2016 2015 2014”
“Hồ Ngọc Hà + ngoisao.net + 2016/2015/2015” “Hồ Ngọc Hà Chu Đăng
Khoa + News.zing.vn”… Đây là những TPBC thực tế đáng tin cậy để phân
tích trong luận án, từ đó đưa ra những đánh giá và kết luận cụ thể.
-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: luận án phân tích, hệ thống hóa các

văn bản, giáo trình, công trình nghiên cứu...liên quan đến đề tài luận án.
-

Phương pháp điều tra bảng hỏi:

Trường hợp nghiên cứu của luận án là cỡ mẫu lớn và không biết tổng
thể do đó tác giả áp dụng công thức lựa chọn cỡ mẫu:
n=

Trong đó:
n = là cỡ mẫu
z

= giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (ở đây tác giả

lựa chọn độ tin cậy 95% nên giá trị z là 1 96…
p = là ước tính tỷ lệ % của tổng thể
q = 1-p (tỷ lệ p và q được ước tính 50% 50% đó là khả năng lớn nhất có
thể xảy ra của tổng thể)

e = sai số cho phép (+-5%)
Với Cỡ mẫu với sai số cho phép là ±5%, độ tin cậy là 95%, P=0.5, cỡ
của tổng thể là >100.000 thì cỡ mẫu n tối thiểu với sai số cho phép là 400. Do
đó để đảm bảo độ tin cậy, tác giả phát 531 phiếu điều tra cho công chúng
được lựa chọn một cách ngẫu nhiên) của báo điện tử. Bảng hỏi đưa ra từ 1520

câu hỏi để khảo sát đánh giá của công chúng hiện nay về thông tin NSBD

VN trên báo điện tử; đo lường mức độ và phạm vi tác động của thông tin về
giới NSBD VN trên báo điện tử tới tư duy lối sống, thẩm mĩ…của họ; đo
lường sự thay đổi thói quen trong việc tiếp nhận thông tin của công chúng…

9


từ đó giúp tác giả so sánh và hệ thống được những tác động của thông tin về
giới NSBD VN trên báo điện tử đối với các nhóm công chúng khác nhau ở
Việt Nam. Để đảm bảo tính khách quan, tác giả sử dụng phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên ở cả khu vực thành thị và nông thôn (Hà Nội và Vĩnh Phúc .
Trong đó về giới tính thì nữ chiếm 54,7%, nam chiếm 45,3%; về độ tuổi: tuổi
từ 16-45 chiếm 73%; về ngành nghề: phổ biến nhất là công chức, cán bộ văn
phòng (chiếm hơn 40% ; nông dân chiếm 7,2%, kinh doanh chiếm 21,8%; về
trình độ văn hóa thì 62% có trình độ đại học trở lên.
-

Phương pháp thống kê

-

Phương pháp phỏng vấn sâu: tác giả thực hiện phỏng vấn sâu 9 nhân


vật bao gồm lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông (TT& TT), lãnh đạo tòa
soạn báo điện tử và một số phóng viên (PV), biên tập viên (BTV) báo điện tử;
phỏng vấn sâu một số độc giả. Từ đó sử dụng vào việc phân tích các TPBC
liên quan đến vấn đề nghiên cứu và rút ra các kết luận liên quan đến nội dung
nghiên cứu trong luận án.
5. Giả thuyết nghiên cứu
-

Giả thuyết 1: Thông tin về giới NSBD VN trên báo điện tử ngày càng

nhiều và là nguồn thông tin được công chúng quan tâm trong đời sống xã hội
Việt Nam hiện đại; Đặc trưng loại hình báo điện tử đã tự tạo lập ưu thế vượt
trội trong việc thông tin về giới NSBD VN.
-

Giả thuyết 2: Thông tin về giới NSBD VN trên báo điện tử đã phần

nào thực hiện được nhiệm vụ truyền thông văn hóa tuy nhiên quá trình thông
tin nảy sinh những phi giá trị gây ảnh hưởng tiêu cực cho văn hóa Việt.
-

Giả thuyết 3: Áp lực kinh tế thị trường, hiện tượng thương mại hóa

báo chí khiến báo điện tử mất dần vai trò định hướng là một nguyên nhân
quan trọng dẫn tới những phi giá trị cho văn hóa Việt trong việc thông tin về
giới NSBD VN.

10



6. Đóng góp của luận án
-

Cái mới của luận án: Trên cơ sở kế thừa thành tựu của những nhà

nghiên cứu đi trước, luận án hệ thống hóa và làm rõ vấn đề thông tin về giới
NSBD VN trên truyền thông từ góc nhìn văn hóa Việt; tác động của những
thông tin này tới công chúng trong môi trường truyền thông hiện đại với sự
ảnh hưởng sâu sắc của giao lưu văn hóa toàn cầu và tư duy kinh tế thị trường;
-

Ý nghĩa lý luận: Dựa trên thành tựu của những nhà khoa học đi trước,

luận án xác lập mối quan hệ giữa văn hóa và báo chí; vấn đề thông tin về giới
NSBD Việt Nam trên báo điện tử; mô hình thông tin về giới NSBD VN trên
báo điện tử, góc nhìn văn hóa Việt các tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin
từ góc nhìn văn hóa Việt để phân tích thông tin về giới NSBD VN trên báo
điện tử. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là một minh chứng về lợi thế đặc
thù của loại hình báo điện tử khi thông tin về giới NSBD VN; vai trò và tác
động to lớn của thông tin về giới NSBD VN đối với đời sống xã hội hiện đại
nói chung đối với công chúng và chính những NSBD VN nói riêng; thể hiện
sứ mệnh quan trọng của báo điện tử trong việc truyền thông văn hóa Việt.
Việc thực hiện đề tài góp phần tìm hiểu một yếu tố quan trọng trong việc
thông tin về giới NSBD Việt Nam trên báo điện tử hiện nay là xác lập và tuân
thủ theo những tiêu chí văn hóa dựa trên hệ giá trị và bản sắc văn hóa Việt
Nam trong quá trình thông tin. Luận án cũng mở ra hướng nghiên cứu liên
ngành giữa báo chí truyền thông và văn hóa.
-


Ý nghĩa thực tiễn: Đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo được nhiệm

vụ xuyên suốt của báo chí Việt hiện đại là truyền thông về văn hóa Việt Nam,
về giới NSBD VN và truyền thông một cách có văn hóa, phù hợp với hệ giá
trị văn hóa Việt Nam. Đề tài thành công sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho các
nhà nghiên cứu báo chí truyền thông, nhà quản lý báo chí, nhà báo, phóng
viên, biên tập viên và sinh viên báo chí…

11


7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu luận án gồm
4 chương cơ bản:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề thông tin về giới
nghệ sĩ biểu diễn trên báo chí
Chương 2: Cơ sở lý luận của góc nhìn văn hóa Việt và vấn đề thông
tin về giới nghệ sĩ biểu diễn Việt Nam trên báo điện tử
Chương 3: Thực trạng thông tin về giới nghệ sĩ biểu diễn Việt Nam
trên Vetnamnet.vn, News.zing.vn, Ngoisao.net từ góc nhìn văn hóa Việt
Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về giới nghệ sĩ
biểu diễn Việt Nam trên báo điện tử

12


CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ THÔNG TIN
VỀ GIỚI NGHỆ SĨ BIỂU DIỄN TRÊN BÁO CHÍ
Để lý giải một cách rõ ràng vấn đề nghiên cứu của luận án, trước tiên

tác giả tìm hiểu và khái quát những công trình nghiên cứu mang tính nền tảng
về quan hệ chung nhất giữa nền văn hóa Việt Nam và nền báo chí Việt Nam,
đặt VHNT như là một thành tố của văn hóa Việt Nam trong mối quan hệ này,
sau đó mới hướng trọng tâm vào vấn đề cụ thể hơn: thông tin về giới NSBD
trên báo chí.
1.1 Nghiên cứu quan hệ giữa văn hóa Việt Nam và báo chí Việt Nam
Hầu hết các nhà nghiên cứu văn hóa và báo chí Việt Nam đều nhận
định rằng: các nền văn hóa và các nền báo chí trên toàn cầu đều có mối quan
hệ qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên đặc trưng của nền văn hóa khác
nhau sẽ sinh ra đặc trưng khác nhau của nền báo chí ở mỗi quốc gia.


góc độ văn hóa học, trong sách “Bản sắc văn hóa Việt Nam” của Phan

Ngọc; “Cơ sở văn hóa Việt Nam” và “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của
Trần Ngọc Thêm; “Cơ sở văn hóa Việt Nam” và “Văn hóa Việt Nam – Tìm tòi và
suy ngẫm” của Trần Quốc Vượng…, các tác giả đều chỉ ra rằng: chữ Quốc ngữ
và báo chí Việt Nam được hình thành từ trong cuộc giao lưu tiếp xúc với với văn
hóa phương Tây khi người Pháp đặt bước chân xâm lược vào lãnh thổ

Việt Nam. Mặc dù mục đích ban đầu của báo chí là phục vụ cho sự cai trị của
thực dân Pháp, phổ biến các văn kiện chính thức của chính quyền Pháp, tuy
nhiên sau này báo chí (nhất là báo chí cách mạng đã góp phần quan trọng
trong việc phổ cập giáo dục, nâng cao dân trí, thức tỉnh ý thức dân tộc và
truyền thông văn hóa Việt Nam. Những nghiên cứu này đã cho thấy, giữa văn
hóa và báo chí có mối quan hệ qua lại với nhau, báo chí là một sản phẩm của
văn hóa báo chí quốc ngữ Việt Nam là sản phẩm ra đời trong lớp văn hóa
13



giao lưu với văn hóa phương Tây; đồng thời những sự thay đổi của văn hóa
cũng được phản ánh, truyền thông trên báo chí.


góc độ báo chí học, giáo trình “Lịch sử báo chí Việt Nam” do GS.TS

Đỗ Quang Hưng PGS.TS Đào Duy Khoát; PGS.TS Vũ Duy Thông chủ biên,
sách “Về báo chí” của Hồ Chí Minh do Tạ Ngọc Tấn tuyển chọn và giới thiệu
đã chỉ ra: về căn bản, báo chí quốc ngữ là “con đẻ” của chế độ thuộc địa và
luôn bị chế độ này khống chế. Bởi vậy, lịch sử báo chí Việt Nam đồng thời
cũng là sự phản ánh của lịch sử cận đại Việt Nam, lịch sử văn hóa ngôn ngữ
(chữ quốc ngữ văn học, nghệ thuật… Việt Nam. Mặc d có đề cập tới quan hệ
giữa văn hóa Việt Nam và báo chí Việt Nam nhưng những nghiên cứu này chủ
yếu đề cập đến những vấn đề có tính chất lịch sử của báo chí Việt Nam trong
buổi đầu của nó, những điều kiện ra đời của nền báo chí thuộc địa.
Văn hóa và báo chí luôn là mối quan hệ hai chiều, viết về mối quan hệ
này, bài nghiên cứu “Nhà báo – Chủ thể chính trị xã hội” của Th.S Trần Văn
Phương nằm trong cuốn “Những vấn đề về văn hóa, báo chí – truyền thông”
(Phạm Ngọc Trung chủ biên) đề cập tới báo chí giống như tấm gương phản
chiếu văn hóa qua đó văn hóa biết phải làm gì để bổ sung, chỉnh sửa chính
mình. Trong kỷ yếu “Văn hóa truyền thông trong thời kỳ hội nhập” (NXB
Thông tin và truyền thông, 2013) cũng đăng tải nhiều bài nghiên cứu đề cập
tới quan hệ giữa văn hóa và báo chí như: “Văn hóa truyền thông và truyền
thông có văn hóa” của GS. Hà Minh Đức, “Báo chí và văn hóa” của NB Phan
Quang, “Báo chí – truyền bá và sáng tạo văn hóa”- PGS.TS Vũ Duy Thông
Bàn về hàm lượng văn hóa và tính nhân văn của báo chí hiện nay” của
PGS.TS Nguyễn Văn Dững…Các bài nghiên cứu đều khẳng định mỗi dân tộc
đều có một nền văn hóa với bản sắc riêng, góp phần tạo nên sự bền vững của
dân tộc. Mối quan hệ giữa văn hóa và báo chí được các tác giả nghiên cứu ở
nhiều góc độ khác nhau: chữ viết, nghệ thuật, giáo dục văn hóa nhà báo….,


14


từ đó chỉ ra rằng báo chí là một bộ phận cấu thành văn hóa đồng thời là
phương tiện thực thi, quảng bá văn hóa, tự thân sáng tạo những giá trị mới của
văn hóa. Do vậy, việc nhìn nhận đánh giá báo chí hay người làm báo đều phải
từ góc nhìn văn hóa.
Bài nghiên cứu “Truyền thông văn hóa và văn hóa truyền thông” của
PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái đăng trên trang www.ajc.vn ngày
20

04 2015 cũng chỉ ra: ngay từ khi tờ báo bằng chữ quốc ngữ đầu tiên ra

đời văn hóa Việt Nam đã được nhận diện và truyền thông trên báo chí Việt
Nam. Bài nghiên cứu là một tư liệu quý, mang lại cho người đọc cái nhìn tổng
quan về quan hệ giữa nền văn hóa Việt Nam và báo chí Việt Nam
[111].

Hay nghiên cứu “Một số vấn đề xung quanh khái niệm Văn hóa

truyền thông” của TS. Nguyễn Đức Hạnh không chỉ bàn về văn hóa và những
vấn đề văn hóa liên quan đến quá trình phát triển của đất nước và của thời đại,
mà còn bàn về mối quan hệ giữa văn hóa và truyền thông. Tác giả đã dựa trên
quan điểm nghiên cứu những hoạt động truyền thông như một hiện tượng về
văn hóa để tìm hiểu các yếu tố trong toàn bộ quá trình hoạt động truyền thông
của xã hội loài người… Nghiên cứu đặt ra vấn đề phải dùng lý thuyết về văn
hóa hiểu được định nghĩa văn hóa Việt Nam thì mới giải mã được nền báo chí
Việt Nam, từ đó mới truyền thông văn hóa Việt Nam một cách có văn hóa
được.

Ngoài ra, rất nhiều sách của các tác giả như: “Việt Nam văn hóa sử
cương” của Đào Duy Anh; “Nghiên cứu văn hóa cổ truyền Việt Nam” của Vũ
Ngọc Khánh; “Văn hóa Việt Nam – tìm tòi và suy ngẫm” của Trần Quốc
Vượng; “Một cách tiếp cận văn hóa” của Phan Ngọc; “Văn hóa Việt Nam –
đặc trưng và cách tiếp cận” của Lê Ngọc Trà...cùng nhiều bài nghiên cứu
khác cũng đề cập tới sự ra đời của báo chí Việt Nam với tư cách là một sản
phẩm của văn hóa Việt Nam, có nhiệm vụ truyền thông văn hóa Việt.

15


1.2 Nghiên cứu vấn đề truyền thông văn hóa nghệ thuật Việt Nam trên
báo chí Việt Nam
Văn hóa nghệ thuật là một thành tố của văn hóa do vậy giữa văn hóa
nghệ thuật và báo chí đương nhiên cũng tồn tại mối quan hệ qua lại. Vấn đề
truyền thông VHNT Việt Nam trên báo chí Việt Nam cũng được nhiều tác giả
bỏ công sức ra để nghiên cứu. Trong sách “Báo chí Việt Nam từ khởi thủy tới
1945”, TS. Huỳnh Văn Tòng đã khẳng định, báo chí tạo ra những ảnh hưởng
lớn tới VHNT Việt Nam mà trước hết là văn học Việt Nam. Trong giai đoạn
đầu, hai tờ báo quan trọng nhất góp phần vào việc xây dựng nền văn học Việt
Nam là Đông Dương tạp chí và Nam Phong tạp chí khi thu hút được những
nhà văn nổi tiếng, tạo ra phong trào văn học có thể lôi kéo sự tham gia của
những nhà tri thức và giới trẻ Việt Nam say mê nền văn học quốc ngữ, dẫn
đến những ảnh hưởng đáng kể ở lĩnh vực văn chương. Cuốn sách này cũng
nghiên cứu quan hệ giữa báo chí Việt Nam với VHNT Việt Nam trong tiến
trình lịch sử đầy biến động cho tới năm 1945 [126, tr118].
Nghiên cứu về vấn đề truyền thông VHNT Việt Nam trên báo chí Việt
Nam, sách “Lịch sử báo chí Việt Nam 1865-1945” của tác giả Đỗ Quang
Hưng đã đề cập tới vai trò của báo chí trong việc định hình, phát triển và
truyền thông VHNT Việt Nam kể từ khi giao lưu với văn hóa phương Tây.

Tác giả phân tích dưới sự điều khiển của Trương Vĩnh Ký Gia Định Báo – tờ
báo quốc ngữ đầu tiên đã có nhiều thay đổi quan trọng văn học nghệ thuật
được đăng tải với nội dung phong phú và khởi sắc hơn nhờ những bài khảo
cứu, nghị luận và thơ ca của các danh sĩ Nam kỳ như: Huỳnh Tịnh Của,
Trương Minh Ký… [61, tr28]. Hay tờ Nông cổ phím đàm tuy là tờ báo kinh tế
nhưng cũng dành tới 3 4 trang đăng tải truyện dịch, truyền dài, truyện ngắn,
mục Thi phổ đăng sáng tác mới văn học dân gian… . Chính tờ này là tờ báo
đầu tiên tổ chức cuộc thi truyện ngắn trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại.

16


Như vậy, truyền thông VHNT Việt Nam đã là nhiệm vụ được xác định ngay từ
khi ra đời của báo chí quốc ngữ Việt Nam.
Giáo trình “Cơ sở lý luận báo chí” do PGS.TS Tạ Ngọc Tấn chủ biên
đã chỉ rõ: một trong những nhiệm vụ của báo chí là truyền đi các hoạt động
văn hóa văn nghệ, các hoạt động nghệ thuật một cách rộng khắp, trở thành
món ăn tinh thần cho cả xã hội, hàng ngày, hàng giờ tác động vào đời sống
tinh thần của xã hội Việt Nam hiện đại, từ đó góp phần nâng cao trình độ hiểu
biết đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của nhân dân lao động. Giáo trình
bước đầu nghiên cứu sự phát triển của những loại hình truyền thông mới (ví
dụ như truyền hình) và cho rằng các loại hình mới mẻ này đã phá vỡ những
giới hạn trong truyền thông VHNT của những loại hình báo chí cũ ví dụ như
báo in). Ngoài việc tạo điều kiện cho công chúng tiếp cận thông tin VHNT,
những loại hình truyền thông mới cũng tạo ra rất nhiều mặt trái khi truyền
thông về lĩnh vực này. Hay sách “Cơ sở lý luận báo chí” của PGS.TS Nguyễn
Văn Dững cho rằng, không chỉ truyền tải các giá trị văn hóa của dân tộc, báo
chí còn là những kênh truyền thông tạo cơ hội cho đông đảo nhân dân tham
gia giải trí thông qua những tin tức, những chương trình mang tính nghệ thuật,
giúp công chúng cân bằng trạng thái tâm lý và tái sản xuất sức lao động. [22,

tr.187-191]. Những tin tức giải trí này chính là những chuyên trang văn hóa –
giải trí trên báo in báo điện tử; các bản tin chương trình gameshow chương
trình ca nhạc, phim ảnh… trên phát thanh truyền hình… Như vậy, theo quan
điểm của các tác giả, báo chí có nhiệm vụ là là kênh truyền bá, phổ biến một
cách sinh động và hấp dẫn đời sống VHNT văn nghệ nhằm nâng cao trình độ
hiểu biết của công chúng và đáp ứng nhu cầu thưởng thức tin VHNT của nhân
dân. Tuy nhiên, trong những nghiên cứu này, các tác giả chỉ mới đề cập tới
quan hệ giữa VHNT với báo chí một cách chung chung, gợi mở chứ chưa
phân tích hay khảo sát thực nghiệm kĩ càng.

17


×