Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

skkn thực hiện quy trình mới để tiết trả bài viết sinh động, hấp dẫn, đạt hiệu quả cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.76 KB, 10 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Mã số: ……………………(do thường trực Hội đồng ghi)
Kính gửi: Thường trực Hội đồng sáng kiến cơ sở.
- Tôi ghi tên dưới đây:
Số
TT

1

Họ và tên

Ngày,
tháng,
năm sinh

Nơi công tác

Chức danh Trình độ
chuyên
môn

Đặng Thị Thúy 15/10/1988 Trường THPT Giáo viên
An
Trần Trường
Sinh

Tỉ lệ
(%)
đóng


góp tạo
ra sáng
kiến
Cử nhân 100%
Sư phạm
Ngữ văn

`
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Thực hiện quy trình mới để tiết trả
bài viết sinh động, hấp dẫn, đạt hiệu quả cao”.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiết trả bài viết môn Ngữ văn
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Năm học 2017- 2018.
- Tôi xin cam đoan những thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 2018
Người nộp

Đặng Thị Thúy An

Trang 1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

BẢN MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA SÁNG KIẾN
Mã số: …………………
Tên sáng kiến: “Thực hiện quy trình mới để tiết trả bài viết sinh động, hấp dẫn,
đạt hiệu quả cao”.
(Đặng Thị Thúy An, @THPT Trần Trường Sinh)

Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiết trả bài viết môn Ngữ Văn.
Mô tả bản chất của sáng kiến
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Văn biểu cảm, thuyết minh, miêu tả, nghị luận .v.v… là những kiểu bài mà học
(HS) đã học đi học lại rất nhiều lần từ cấp trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Thế
nhưng, hiện nay, có một số HS không thể viết được một bài viết hoàn chỉnh thuộc một
trong những kiểu bài trên, thậm chí có nhiều lỗi các em đã mắc phải trong những bài
viết trước thế nhưng những bài viết sau các em vẫn lặp lại lỗi ấy. Vậy thực tế đó xuất
phát từ đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, nhưng theo tôi, một trong những
nguyên nhân cơ bản nhất chính là xuất phát từ cách trả bài viết của giáo viên (GV) hiện
nay. Khi trả bài viết, một số GV vẫn chưa thật sự coi trọng tiết trả bài nên thường chấm
bài chưa nghiêm túc, trả bài qua loa, chiếu lệ, nhận xét chung chung nên HS thường
không nhận ra lỗi và sửa lại.
Xuất phát từ thực trạng đó kết hợp với những kinh nghiệm của bạn thân, tôi xin đề
xuất những giải pháp, ý tưởng mới để tiết trả bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn, đạt
hiệu quả cao. Mong quý thầy cô cùng nghiên cứu và góp ý.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
a. Mục đích của giải pháp:
Nhằm tạo nên một hướng đi mới có hiệu quả hơn trong việc trả bài viết cho HS;
giúp cho HS hứng thú, say mê môn học hơn; tích cực, chủ động và sáng tạo hơn trong
việc nhận lỗi và chữa lỗi của bản thân, tiến tới khắc phục các lỗi đã mắc phải.
Trang 2


Đây cũng là một trong những biện pháp nhằm cụ thể hóa những nội dung trong
Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế do Đảng đã điều
xuất trong những năm gần đây.

b. Các bước thực hiện giải pháp: Để tiến hành tiết trả bài viết sinh động, hấp dẫn,
đạt hiệu quả cao, tôi đã tiến hành theo các bước sau:
* Bước 1: Chấm bài kiểm tra của HS:
- Xây dựng đáp án và biểu điểm làm cơ sở cho việc chấm bài, cần quan tâm đến độ
mở khi xây dựng đáp án, biểu điểm.
- Cần đọc kĩ bài làm của HS; ghi nhận lại tất cả những ưu điểm, nhược điểm và
điểm số của từng HS vào một quyển sổ tay cụ thể, không nhận xét vào bài làm, nếu ghi
điểm và lời nhận xét vào bài làm sẽ tạo ra sự cản trở rất lớn cho quá trình trả bài viết sau
này. Vì khi nhận được bài HS chỉ chăm chú vào điểm số, so sánh điểm số của mình với
bạn, không còn hứng thú với những hoạt động khác do GV tổ chức.
- Phân loại bài làm: Dựa vào bài viết của HS, GV có thể chia bài viết ra thành hai
loại
+ Bài viết được tuyên dương: Đó là những bài viết được điểm cao, ít mắc lỗi dùng
từ đặt câu, diễn đạt trôi chảy hoặc những bài viết còn mắc lỗi nhưng tiến bộ so với
trước.
+Những bài cần phê bình: Đó là những bài viết còn mắc lỗi lạc đề, chưa bám sát
đề, viết lan man, viết sai chính tả, ngữ pháp, dùng từ đặt câu; sai kiến thức; kĩ năng lập
luận còn yếu hoặc chậm tiến bộ..v.v..
- Khi chấm bài, GV cũng nên trang bị cho mình một cái máy ảnh hoặc một chiếc
điện thoại thông minh để chụp lại những lỗi mà HS mắc phải, làm cơ sở minh chứng
cho những lỗi mà GV đề cặp đến trong tiết trả bài.
*Bước 2: Soạn giáo án.
Loại giáo án được soạn là giáo án điện tử có ứng dụng công nghệ thông tin. Ưu
điểm của loại giáo án này là vừa tác động vào thính giác vừa tác động vào thị giác của

Trang 3


HS, giúp HS bao quát được nội dung của tiết học; ưu điểm, nhược điểm của bản thân và
bạn bè.

* Bước 3: Trả bài viết.
- Để HS có thể hợp tác tốt với GV trong tiết trả bài viết, GV cần:
+ Thông báo cho các em biết rõ thời gian sẽ trả bài để các em chủ động hơn trong
việc chuẩn bị đồ dùng học tập như bút lông, bảng phụ... Thời gian trả bài viết, GV nên
chọn những tiết 1, 2 hoặc 3 vì tiết 4, 5 các em đã thấm mệt khó tiếp thu bài.
+ Do tiết trả bài viết chỉ kéo dài 45 phút nên GV cần phải tổ chức cho HS làm
việc theo nhóm ở nhà trước khi đến lớp. Nội dung công việc cần phải làm đó là phân
tích đề, vẽ sơ đồ tư duy cho đề bài đã kiểm tra ở tiết trước. Mục đích của hoạt động này
là dành nhiều thời gian cho hoạt động chỉ ra lỗi và sửa lỗi trong tiết học. Khi phân chia
nhóm, GV nên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, khoảng 4 đến 5HS là hợp lí, trong đó có
một em là nhóm trưởng, để tránh trình trạng các em đẩy trách nhiệm cho nhau.
+ Để khích lệ tinh thần làm việc của HS, GV cần nhấn mạnh rằng mình sẽ cho
điểm khuyến khích những nhóm có thái độ làm việc nghiêm túc, tích cực, đạt hiệu quả
cao. Điểm khuyến khích này sẽ được cộng vào điểm miệng hoặc 15 phút. Để có cơ sở
chấm điểm, GV cũng nên yêu cầu nhóm trưởng ghi lại biên bản họp nhóm: thành phần
HS tham gia thảo luận, thời gian, địa điểm, công việc của từng thành viên.
- Trước khi bắt đầu tiết trả bài, GV cần nêu rõ mục tiêu, ý nghĩa của giờ trả bài để
HS chủ động tập trung vào bài học. Sau đó, GV gọi một nhóm lên bảng trình bày những
nội dung chuẩn bị trước, quy định cụ thể thời gian cho nhóm được gọi hoàn thành
nhiệm vụ. Trong thời gian chờ đợi, GV có thể đi xung quanh lớp, kiểm tra các nhóm
còn lại để có cơ sở cho việc đánh giá thái độ làm việc của các nhóm. Hết thời gian quy
định, GV yêu cầu những nhóm còn lại nhận xét bài làm của bạn, GV chốt lại, bổ sung.
Hoạt động này GV nên tiến hành tối đa trong vòng 10 phút.
- Hoạt động kế tiếp đó là GV tổ chức cho HS đọc và nhận xét chéo bài làm của
nhau (tương tác giữa HS-HS). Cụ thể như sau: GV yêu cầu HS phát bài ra theo mô hình
tổ 1 nhận xét bài tổ 2, tổ 2 nhận xét bài tổ 3, tổ 3 nhận xét bài tổ 4, tổ 4 nhận xét bài tổ
1, hoặc ngược lại, tùy theo tình hình chung của lớp. Để quá trình làm việc của HS đạt
kết quả cao, trước khi phát bài, GV cần phải sinh hoạt kĩ cách nhận xét cho HS: ghi lời
Trang 4



nhận xét vào bài làm của bạn phải ghi bằng bút chì để khi trả lại bài cho bạn, bạn có có
thể dễ dàng chỉnh sửa nếu nhận xét sai; khi nhận xét, phải nhận xét trên hai phương diện
nội dung và hình thức, sau khi nhận xét xong phải đề xuất cách sửa. Thời gian tiến hành
hoạt động này là 10 phút. Sau đó, GV yêu cầu HS trả lại bài cho bạn đã viết, yêu cầu
HS đã viết đọc kĩ lời nhận xét và phản hồi lại nếu có. Thời gian 15 phút. Đối với trường
hợp này sẽ có hai khả năng xảy ra:
+ Khả năng thứ nhất: HS sẽ không đồng tình với cách nhận xét và sửa bài của
bạn. Giải pháp, GV sẽ lắng nghe ý kiến từ hai phía và chốt lại (tương tác GV với HS)
+ Khả năng thứ hai: HS sẽ im lặng không ý kiến. Đối với trường hợp này GV cần
dựa vào quyển nhật kí chấm, gọi một số HS đứng lên đọc lại lời nhận xét và cách sửa
bài của bạn. Và hỏi “Em có đồng ý với ý kiến này của bạn hay không?” Dù HS trả lời
có hay không thì GV vẫn lắng nghe HS và là người cuối cùng nhận xét và điều chỉnh
lại.
Do tiết trả bài viết về mặt thời gian khá hạn hẹp nên chúng ta chỉ giải quyết
những trường hợp mang tính chất tiêu biểu, còn những trường hợp còn lại nếu có thắc
mắc có thể trao đổi riêng với GV và bạn đã chấm bài sau tiết học. Với cách trả bài viết
này, tiết đầu tiên có lẽ HS sẽ không quen nhưng nếu chúng ta khéo léo tổ chức và trang
bị cho mình một nền tảng kiến thức vững vàng thì lợi ích của hoạt động này mang lại sẽ
vô cùng lớn.
- Sau khi cho các em tương tác với nhau, GV tổng hợp lại những lỗi HS mắc phải
kèm với những hình ảnh minh họa mà GV đã chuẩn bị trước đó. Khi nhìn những hình
ảnh minh họa này, HS sẽ nhận ra lỗi một cách dễ dàng hơn. GV trình chiếu đến lỗi nào
GV sẽ yêu cầu HS đứng dậy định hướng cách sửa đến đó.
- Cuối cùng GV thông báo điểm số cụ thể cho từng học sinh; yêu cầu HS xem lại
bài nếu có thăc mắc gì phản hồi đến GV ngay lập tức hoặc trong một khoảng thời do
GV đề xuất; đánh giá và cho điểm những nhóm làm việc tích cực có hiệu quả.
3. Những điểm mới của sáng kiến.
- Do GV không ghi lời nhận xét trực tiếp vào bài làm của HS, HS tương tác với
nhau để tìm ra lỗi và sửa lỗi nên HS sẽ chủ động hơn trong quá trình nhận ra lỗi và sửa

lỗi của bản thân; hiểu rõ hơn về lỗi mà mình hoặc bạn đã mắc phải.
Trang 5


- Tiết học sẽ trở nên sinh động hơn, không còn trình trạng học sinh mất tập trung
hoặc căng thẳng do những lời nhận xét một chiều từ phía giáo viên,
4. Khả năng áp dụng của giải pháp
Đầu năm học đến nay, tôi và đồng nghiệp ở đơn vị đã áp dụng giải pháp này vào
thực tế giảng dạy và mang lại kết quả khả quan, tỉ lệ HS giỏi tăng, HS yếu kém giảm. Vì
vậy ý tưởng này hoàn toàn có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy Ngữ văn không chỉ ở
cấp trung học phổ thông mà còn có thể áp dụng ở cấp trung học cơ sở.
5. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp
* Đối với giáo viên
- Thu hút sự chú ý của HS do có nhiều minh họa sống động.
-Trong quá trình giảng, GV dễ dàng dừng lại, trở về trước,… và nhiều thao tác
khác nhằm liên kết nội dung bài giảng hay nhấn mạnh thông tin để định hướng, gợi ý
HS khám phá, giải quyết vấn đề.
- GV tiết kiệm được nhiều thời gian thuyết giảng và không quá vất vả khi giới
thiệu, miêu tả, thể hiện những bài viết còn mắc lỗi của học sinh.
* Đối với học sinh
- HS trở nên năng động, sáng tạo hơn, dễ nhận lỗi và sữa lỗi của mình, củng cố kĩ
năng vẽ sơ đồ tư duy.
- Các em không còn nhằm lẫn giữa các cấp độ ý trong bài viết.
- Không còn chán ghét môn Văn. Đây chính là điều kiện cần thiết để “văn chương
thực thi sứ mệnh giáo dục nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn cho HS”.
Sau khi áp dụng cách trả bài viết này cho HS lớp 12A6 năm 2017-2018 thuộc ban
cơ bản, kết quả như sau:
*Bài viết số 1: Nghị luận xã hội- trước khi áp dụng ý tưởng
Tiêu chí


Kém

(1 đ-3,5đ)
Lớp 12a6 3HS

Yếu

Trung bình

(3, đ – 4,5đ)
(5đ-6đ)
4HS
28HS

Khá

Giỏi

(6,5đ-7,5đ)
4HS

(8đ-10đ)
0

(39HS)
*Bài viết số 2: Nghị luận xã hội--sau khi áp dụng ý tưởng
Trang 6


Tiêu chí


Kém

Yếu

Trung bình

Khá

Giỏi

(1 đ-3,5đ)

(3,5đ –

(5đ-6đ)

(6,5đ-7,5đ)

(8đ-10đ)

4.5đ)
Lớp 12a6

0

0

25HS


13HS

0

(39HS)
Đối chiếu 2 bảng thống kê trên ta nhận thấy kết quả học tập của HS có sự tiến bộ.
Ở bài viết số 1, tỉ lệ HS yếu, kém chiếm 17,9% tổng số HS của lớp, HS khá chiếm
10,3% tổng số HS của lớp. Nhưng sang bài viết số 2, tỉ lệ học yếu kém đã không còn, số
lượng HS khá tăng lên đáng kể. Điều đó có nghĩa là bước đầu những nội dung của sáng
kiến đã có hiệu quả thiết thực tại đơn vị. Trong thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu
thêm những giải pháp mới để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hai mặt của nhà
trường đồng thời đưa giáo dục tỉnh nhà ngày càng phát triển.
6. Tài liệu kèm theo gồm:
- Bản vẽ, sơ đồ: 0
- Bảng so sánh: 1
- Các tài liệu khác: Không

Bến Tre, ngày 15 tháng 3 năm 2018

Trang 7


BẢNG SO SÁNH HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH TRONG TIẾT
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 1 (NGHỊ LUẬN XÃ HỘI) LỚP 12 THEO PHƯƠNG
PHÁP CŨ VÀ THEO ĐỊNH HƯỚNG CỦA SÁNG KIẾN
I. Mục tiêu cần đạt: Bài dạy giúp học sinh:
1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố kiến thức về văn nghị luận nói chung, nghị luận về một
tư tưởng đạo lí nói riêng.
2. Thái độ: Tích hợp với các kiến thức đã học về văn và tích hợp với vốn sống thực
tế.

3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tự thẩm định, đánh giá bài viết của bản thân,từ đó rút
kinh nghiệm cho những bài viết sau.
II. Phương tiện dạy- học:
- GV: sách giáo khoa, tài liệu chuẩn kiến thức –kĩ năng , thiết kế bài dạy.
III. Tiến trình dạy- học :
1.Ổn định lớp:
2.Giáo viên viết lại đề bài lên bảng.
Đề bài: “Giá trị của con người không ở chân lí người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở
hữu, mà ở nỗi gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lí” (Létxinh)
Từ câu nói trên, anh (chị) suy nghĩ gì về những thành công và thất bại trong hành trình
tìm kiếm những giá trị cao đẹp của đời sống con người?
3.Phần tổ chức dạy- học:
Hoạt động của GV và HS

Hoạt động của GV và HS theo định

theo cách truyền thống
hướng của sáng kiến
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh lập * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh lập
dàn ý

dàn ý

Mục tiêu: giúp HS biết cách phân tích Mục tiêu: giúp HS biết cách phân tích đề
đề và lập được dàn ý. Thời gian: 15 phút và lập được dàn ý.Thời gian: 15 phút
Cách thức tiến hành:

Cách thức tiến hành:

- Giáo viên:


- GV: Dựa vào kết quả thảo luận nhóm
Trang 8


+ Đây là kiểu bài nghị luận về vấn đề đã chuẩn bị trước, yêu cầu HS lên bảng
gì?

trình bày =>HS trình bày

+ Nội dung nghị luận?

- GV kiểm tra kết quả thảo luận của từng

+ Các yêu cầu cần thực hiên và phạm nhóm.
vi tư liệu ra sao?

- Tổ chức cho các nhóm nhận xét bài

+ Thao tác lập luận cần sử dụng?

làm của bạn

-> học sinh lần lượt trả lời
-Giáo viên hướng dẫn học sinh lập
dàn ý
+ Theo em với đề bài này, cần vào bài
như thế nào?
+ Giải thích nội dung câu nói?
-> Học sinh suy nghĩ cá nhân và trả

lời
+ Chứng minh bằng những dẫn
chứng nào??
+ Kết bài cần nêu những nội dung
gì?
=>Học sinh lần lượt trả lời
* Hoạt động 2: Giáo viên nhận xét và * Hoạt động 2: Trả bài viết và nhận xét,
đánh giá bài làm của học sinh. Mục đánh giá bài làm của học sinh. Mục
tiêu:chỉ ra cho học sinh thấy những ưu, tiêu:chỉ ra cho học sinh thấy những ưu,
khuyết điểm để khắc phục và phát huy. khuyết điểm để khắc phục và phát huy.
Thời gian 30 phút

Thời gian 30 phút

Cách thức tiến hành:

Cách thức tiến hành:

- Nhận xét ưu điểm

- Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận

- Nhận xét hạn chế

xét chéo bài làm của nhau dựa trên sơ đồ

- Nhận xét lỗi cụ thể của một số bài tư duy đã vẽ. Cần định hướng rõ cách
nhận xét (nhận xét trên 2 mặt nội dung
làm
- Giáo viên trả bài, đọc cho học sinh và hình thức) và đề xuất biện pháp sửa

Trang 9


nghe những bài làm tiêu biểu

lỗi

- Học sinh đối chiếu với dàn ý vào tạo - Giáo viên chốt lại: ưu điểm, hạn chế;
lập, nhận ra những ưu nhược điểm cho HS biết điểm và đọc cho học sinh
trong bài làm nhiều hơn

nghe những bài làm tiêu biểu. Học sinh
đối chiếu với dàn ý đã tạo lập. Nếu có
thắc mắc về bài viết, nhận xét của bạn,
hoặc điểm số đề nghị HS phản ánh với
GV ngay.

4. Củng cố, dặn dò
- Về nhà sửa lại lỗi của bài viết
- Soạn bài theo phân phối chương trình.

Trang 10



×