Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

skkn giải pháp dạy học lịch sử theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh ở trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.55 KB, 8 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:………..
1. Tên sáng kiến: “Giải pháp dạy học Lịch sử theo định hướng tiếp cận
năng lực học sinh ở trường phổ thông”.
(Nguyễn Thị Thùy Dương, Huỳnh Thanh Mộng, @THPT Mạc Đĩnh Chi)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Lĩnh vực dạy học
3. Mô tả bản chất sáng kiến:
3.1 Tình trạng giải pháp đã biết
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nước ta để đạt được mục
tiêu trở thành nước công nghiệp, hiện đại và hội nhập quốc tế vào năm 2020 là
phát triển nguồn nhân lực. Nhân tố quan trọng và là điều kiện để phát triển
nguồn nhân lực là giáo dục và đào tạo, như Nghị quyết hội nghị Trung ương 8
khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo đã xác định: “Tiếp
tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học;
khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Chính những đổi
mới của GD –ĐT đã đặt đội ngũ giáo viên trong trường phổ thông trước những
cơ hội và thách thức to lớn, đòi hỏi họ phải có sự thay đổi căn bản vai trò từ
chỗ là người truyền thụ tri thức có sẵn sang đóng vai trò của người chịu trách
nhiệm trong “phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công
dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh”.
Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học
tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”; “Phải đổi mới
phương pháp giáo dục, đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện
thành nếp tư duy sáng tạo cho người học, đảm bảo điều kiện và thời gian TH, tự
nghiên cứu”
Hiện nay, vấn đề dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh đang được


quan tâm nghiên cứu ở các phương diện (lí luận và thực tiễn).
Năng lực lịch sử là tổ hợp các thuộc tính tâm lí của cá nhân, được hình
thành và phát triển ở học sinh trong quá trình học tập lịch sử, đảm bảo cho việc
học tập lịch sử của học sinh diễn ra một cách nhanh chóng thuận lợi đem lại
hiệu quả cao.
Năng lực học tập lịch sử là những tri thức, kĩ năng kinh nghiệm về một mặt
nào đó và tinh thần, thái độ, ý chí…của học sinh trong hoạt động học tập. Hình
thành và phát triển năng lực nói chung, năng lực học tập lịch sử nói riêng có vai
1


trò đặc biệt quan trọng. Hình thành và phát triển năng lực cho học sinh trong
dạy học lịch sử có tác dụng thiết thực đối với học sinh về mặt hình thành kiến
thức, rèn luyện kĩ năng và bồi dưỡng những thái độ đúng đắn.
3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
3.2.1 Mục đích nghiên cứu:
Mục tiêu của chương trình môn Lịch sử mới là truyền cảm hứng và giúp
cho học sinh yêu thích môn lịch sử, thông hiểu lịch sử và quan trọng hơn là biết
kết nối lịch sử với hiện tại để hiểu rõ hơn về thế giới, về đất nước mà họ là
những chủ nhân tương lai.
- Dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học thực hiện đúng tinh thần
Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo định hướng phát triển
năng lực là trọng tâm của chương trình môn Lịch sử, không chỉ trang bị kiến
thức cho học sinh mà đặt trọng tâm rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với
những tình huống của cuộc sống; đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động
thực hành, thực tiễn
+ Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và
phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm

thông tin...), khả năng làm việc nhóm, trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh
hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.
+ Hướng học sinh tới nhận thức đúng về những giá trị truyền thống của
dân tộc, giúp học sinh hình thành, phát triển những phẩm chất tốt đẹp của con
người Việt Nam và những giá trị phổ quát của công dân toàn cầu
+ Mở rộng, nâng cao kiến thức và năng lực sử học đáp ứng yêu cầu phân
hoá sâu ở cấp trung học phổ thông. Tăng cường hoạt động trải nghiệm thực tế,
giúp học sinh phát triển tình yêu, sự say mê, ham thích tìm hiểu lịch sử dân tộc
Việt Nam, lịch sử thế giới.
+ Giúp học sinh hiểu sâu hơn vai trò của sử học trong đời sống thực tế,
những ngành nghề có liên quan đến lịch sử để học sinh có cơ sở định hướng
nghề nghiệp sau này cũng như có đủ năng lực cơ bản để giải quyết những vấn
đề có liên quan đến lịch sử và tiếp tục tự học lịch sử suốt đời.
- Giúp giáo viên đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, lựa chọn và
phối hợp có hiệu quả giữa các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học lịch
sử.
- Tiến hành đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học
lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển toàn diện
học sinh; đồng thời giúp giáo viên tự đánh giá được kết quả công tác giảng dạy
của bản thân, thấy được thành công và những vấn đề rút kinh nghiệm để có giải
pháp thích hợp nâng cao chất lượng bộ môn.
- Phát huy được vai trò tối ưu của thiết bị và đồ dùng dạy học trong dạy
học Lịch sử.
3.2.2 Tính mới của giải pháp

2


- Nêu lên được sự cần thiết và kết quả tích cực trong việc dạy học theo

phương pháp mới nói chung và môn lịch sử nói riêng.
- Giáo viên không đặt trọng tâm vào việc truyền đạt kiến thức một chiều
cho học sinh mà chú trọng việc hướng dẫn học sinh khai thác các nguồn sử liệu
để tìm kiếm sự thật lịch sử. Giờ học lịch sử trở thành quá trình tìm kiếm sự thật
lịch sử.
- Coi trọng nội dung thực hành lịch sử, kết nối lịch sử với thực tiễn cuộc
sống, đa dạng hoá các loại hình thực hành để học sinh được hoạt động trải
nghiệm thông qua các hình thức tổ chức giáo dục như: hoạt động nhóm/cá nhân
tự học, học trên lớp, ở bảo tàng, đi thực địa, di sản,... nhằm mục tiêu phát triển
năng lực sử học cho học sinh. Giảng dạy theo hướng mới tăng cường trải
nghiệm giúp học sinh thêm trân quí, tự hào và cũng là một cách khắc sâu kiến
thức, có cái nhìn đúng về lịch sử
- Phát huy được vai trò tối ưu của thiết bị, tài liệu và đồ dùng dạy học trong
dạy học Lịch sử
- Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học
sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội
- Có sự liên kết, tạo mối quan hệ thân thiện giữa bạn đọc và thư viện
+ Giáo viên bộ môn kết hợp với thư viện trường học: tuyên truyền sách
báo nhân những ngày lễ lớn, những di sản văn hóa – lịch sử địa phương góp
phần nâng cao nhận thức rèn luyện tính sáng tạo, tạo thói quen “ văn hóa đọc”,
tự làm bài tập ở nhà, phát huy trí tuệ và năng lực sáng tạo, ham học hỏi của học
sinh.
+ Mỗi chuyến thực tế, tham quan về nguồn, hoạt động trải nghiệm: các
nhóm viết thu hoạch và lưu tại thư viện, góp phần phong phú thêm tài liệu cho
thư viện.
3.2.3 Nội dung giải pháp
- Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực
thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:
+ Một, dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học
sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri

thức được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành
các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã
biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn...
+ Hai, chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và
các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm
tòi và phát hiện kiến thức mới... Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân
tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần
hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.
+ Ba, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở
thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và
kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học
tập chung.
+ Bốn, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt
tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú
3


trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều
hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu
chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.
* Vận dụng phương pháp vấn đáp (đàm thoại)
Là phương pháp mà giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi và hướng dẫn học
sinh suy nghĩ trả lời, qua đó, gợi mở cho các em sáng tỏ những vấn đề mới; tự
khai thác những tri thức mới qua việc tái hiện những kiến thức đã học hoặc từ
những kinh nghiệm đã tích lũy được trong cuộc sống, giúp học sinh củng cố,
mở rộng, hệ thống hóa những kiến thức đã tiếp thu được, đồng thời còn giúp
học sinh tự kiểm tra, đánh giá lĩnh hội tri thức. Trong đó, giáo viên đặt ra
những câu hỏi với những mục đích khác nhau, ở những khâu khác nhau của
quá trình dạy học, nhưng quan trọng nhất là nghiên cứu tài liệu mới. Trao đổi,
đàm thoại có nhiều ưu thế trong việc hình thành kiến thức trên cơ sở hoạt động

tư duy tích cực, độc lập của học sinh. Qua trao đổi, các phẩm chất cần thiết của
hoạt động nhận thức: tính tích cực,độc lập, sáng tạo, óc phê phán…, được hình
thành; rèn cho các em tính kiên nhẫn trong quá trình học tập; tạo không khí sôi
động, cuốn hút hứng thú của học sinh
Ví dụ: khi dạy mục 1: Những cuộc phát kiến địa lí, (bài 11: Tây Âu trung
đại, LS 10) GV yêu cầu HS quan sát kênh hình 27 trong sách giáo khoa và hình
ảnh tàu Ca-ra-ven, sau đó nêu câu hỏi để gợi mở hướng dẫn sự nhận thức bài
học cho học sinh như: Phát kiến địa lí là gì?Vì sao TK XV trở đi phát kiến địa lí
lại diễn ra? Vì sao mục tiêu của các cuộc thám hiểm là tìm đường đến Ấn Độ và
các nước phương Đông? Vì sao Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là những quốc
gia đi tiên phong trong cuộc phát kiến địa lí? Ai là người tiên phong trong cuộc
thám hiểm ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha ?Kết quả to lớn của vương triều Tây
Ban Nha và Bồ Đào Nha đạt được trong các cuộc thá hiểm là gì?Theo em, nhà
thám hiểm nào đóng góp to lớn trong các cuộc phát kiến địa lí? Phát kiến địa lí
có đóng góp gì cho sự phát triển của nhân loại?
Thông qua hệ thống câu hỏi “ gợi mở” và “dẫn dắt” trên, giáo viên tổ chức
học sinh suy nghĩ trả lời. Qua trao đổi đàm thoại giữa GV –HS, HS –HS, các
em sẽ từng bước nhận thức những nội dung trọng tâm, cơ bản của bài học; rèn
luyện tư duy logic; kĩ năng trình bày vấn đề theo ý tưởng bản thân.
* Vận dụng hình thức dạy học nêu vấn đề
Trong quá trình dạy học, tư duy học sinh chỉ xuất hiện khi gặp những hoàn
cảnh, tình huống “có vấn đề”. Dạy học nêu vấn đề có nhiểu ưu thế để kích hoạt
và phát triển các thao tác tư duy của học sinh. Dạy học theo vấn đề có ý nghĩa
đặc biệt đối với việc hình thành kiến thức trên cơ sở tư duy độc lập của học
sinh, góp phần quan trọng vào việc phát triển năng lực nhận thức của học sinh.
Quy trình dạy học nêu vấn đề trải qua 3 giai đoạn: Xây dựng tình huống có vấn
đề, Giải quyết vấn đề đặt ra,kết luận vấn đề
Ví dụ: Khi dạy Bài 9 Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu
tranh bảo vệ cách mạng (1917 -1921), lịch sử 11, giáo viên tổ chức học sinh
nghiên cứu nội dung kiến thức của bài để trả lời câu hỏi: Những tiền đề dẫn tới

cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Nga năm 1917 là gì? Vì sao cuộc cách mạng
tháng Hai năm 1917 ở nước Nga nổ ra nhanh chống giành thắng lợi? Cuộc cách
4


mạng này đã giải quyết vấn đề gì cho nước Nga trước đó? Vì sao cách mạng
tháng Hai nước Nga có 2 chính quyền song song tồn tại? Vấn đề này đặt ra
nhiệm vụ gì cho Đảng Bônsêvich Nga ? Đảng Bônsêvich và Lênin đã lãnh đạo
nhân dân Nga đấu tranh để chuyển từ cách mạng tháng Hai sang cách mạng
tháng Mười như thế nào? Vai trò của Lênin với hai cuộc cách mạng này?...
Như vậy, thông qua những câu hỏi, những “tình huống có vấn đề”, giáo
viên dẫn dắt học sinh tìm tòi, phát hiện kiến thức.Phương pháp dạy học này rèn
cho học sinh kĩ năng phân tích, tổng hợp và lí giải vấn đề, giúp học sinh làm
quen dần với việc nghiên cứu khoa học một cách đơn giản; giúp học sinh tạo ra
“chất”, “lượng” mới trong việc nắm vững kiến thức, vì những kiến thức vận
dụng sẽ được củng cố trong trí nhớ các em và sẽ là công cụ phát triển, công cụ
thu nhận kiến thức mới.
* Sử dụng hệ thống bài tập lịch sử trong dạy học .
Nhằm giúp học sinh nắm vững tri thức lịch sử, giáo dục tư tưởng, tình cảm
và phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, rèn luyện trí thông minh và khơi
gợi hứng thú học tập của các em. Muốn đạt được điều này, giáo viên phải sử
dụng tốt hệ thống các phương tiện dạy học, trong đó phải kể đến việc sử dụng
hệ thống bài tập lịch sử trong dạy học .
Vì từ trước đến nay không ai phủ nhận vai trò, ý nghĩa của bài tập đối với
việc hình thành tri thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm và đạo đức đồng thời phát
triển năng lực cho học sinh.
Cùng với việc ghi nhớ các sự kiện lịch sử, bài tập do giáo viên đưa ra và
hướng dẫn học sinh giải sẽ giúp các em khôi phục, tái hiện lại toàn bộ bức tranh
quá khứ, đó cũng là cơ sở để học sinh nhận thức lịch sử một cách chân thực,
chính xác.

+ Sử dụng bài tập lịch sử để tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh:
Trong dạy học lịch sử, để kích thích hoạt động tư duy độc lập của học sinh, giáo
viên cần sử dụng bài tập dưới dạng hệ thống câu hỏi có tính chất “gợi mở”,
mang nội dung tìm kiếm từng phần, hoặc so sánh, phân tích, đánh giá, lựa chọn
sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Ví dụ: Khi tổ chức dạy học Bài 38, để giúp học sinh lí giải được bản chất
nhà nước “mới” của công xã Pari, GV nêu câu hỏi nhận thức: Lực lượng nào
thành lập ra công xã Pari? Hình thức thành lập?Tổ chức bộ máy?Những chính
sách mà công xã thực hiện?Trên cơ sở những câu hỏi hướng dẫn hoạt động nhận
thức, GV giúpHS so sánh với nhà nước “ cũ” của giai cấp tư sản để thấy được
những điểm “mới” của công xã Pari
+ Sử dụng bài tập lịch sử để hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Để
khuyến khích tư duy sáng tạo của HS, GV có thể sử dụng bải tập khác nhau ví
dụ như bài tập sưu tầm tài liệu để viết về đề tài lịch sử địa phương:
Ví dụ: Sau khi dạy xong Bài 19 Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi
nghĩa cách mạng tháng Tám (1939 - 1945 ). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
ra đời (lịch sử 12) về cách mạng tháng Tám năm 1945, giáo viên có thể ra bài
tập về nhà như sau: Sưu tầm, đọc tài liệu lịch sử địa phương Bến Tre và trên cơ
sở đó hãy trình bày quá trình tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Bến Tre
trong thời kì cách mạng tháng Tám năm 1945.
5


Bài tập đòi hỏi học sinh phải dựng lại bức tranh quá khứ trong điều kiện
không gian, thời gian của nó, học sinh phải tái hiện lại khí thế cách mạng của
quần chúng nhân dân trong quá trình giành chính quyền, vai trò của lực lượng
vũ trang ra sao? Thái độ của bọn phản động tay sai trước cuộc đấu tranh mạnh
mẽ của nhân dân?
Qua đó thấy rõ được mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân
tộc. Khi làm được như vậy thì biểu tượng về những ngày cách mạng tháng Tám

ở địa phương sẽ được khắc sâu trong trí nhớ của các em.
Học sinh sẽ tìm hiểu lịch sử địa phương thông qua nguồn sách báo của thư
viện, tranh ảnh tài liệu liên quan để làm giàu thêm kiến thức, phát triển năng lực
nhận thức, tư duy sáng tạo, nhận định và phân tích vấn đề chặt chẽ nhất.
* Tổ chức học sinh trải nghiệm sáng tạo trong dạy học lịch sử đại
phương
Trải nghiệm sáng tạo là hình thức dạy học bằng cách tạo ra nhiều hoạt
động để học sinh khám phá khả năng sáng tạo của bản thân . Việc tổ chức cho
học sinh trải nghiệm sáng tạo tại di tích lịch sử trong quá trình dạy học làm cho
tiết học trở nên nhẹ nhàng. Học sinh được trải nghiệm tại thực tế sẽ hứng thú
hơn trong quá trình tìm hiểu và tiếp thu những nội dung lịch sử liên quan đến di
tích này. Trên cơ sở đó, góp phần trang bị cho các em những kiến thức về lịch
sử, giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức. Hoạt động này còn góp phần
giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ và phát huy những giá trị của di sản văn
hóa của quê hương
Ví dụ: Khi dạy bài 21 Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đấu tranh
chống đấ quốc Mĩ và chính quyền Sài gòn ở miền Nam (1954 – 1960) (lịch sử
12) sau khi dạy về Đồng Khởi;
Giáo viên có thể tổ chức học sinh trải nghiệm ở Di tích quốc gia đặc biệt
Di tích Đồng Khởi Bến Tre. Sau khi trải nghiệm, học sinh sẽ viết thu hoạch
theo nội dụng giáo viên gợi ý :
Giới thiệu về di tích Đồng Khởi Bến Tre và cảm nhận của em khi tham gia
trải nghiệm di tích.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ trên, học sinh phải tham khảo nhiều nguồn tư
liệu khác nhau. Ngoài tham quan thực tế,các em có thể tìm hiểu qua sách báo
thư viện, sưu tầm thêm tranh ảnh,cán bộ thư viện sẽ hỗ trợ thêm cho các em về
khai thác tài liệu. Bài cảm nhận hay sẽ được giới thiệu qua Bản tin của thư viện
để các em có thể đọc và cảm nhận sau đó lưu trữ lại thư viện.
3.3 Khả năng áp dụng giải pháp
Giải pháp này nhằm chia sẽ kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy theo

cách chuyển đổi từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học giúp học
sinh hứng thú trong học tập, giúp học sinh phát triển toàn diện, động viên sự
hứng thú trong học tập cả các em, cũng là một hình thức giáo dục lòng yêu quê
hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân đối với tổ
quốc.
Gợi mở cho học sinh sáng tỏ những vấn đề mới, tự khai phá những tri thức
mới qua việc tái hiện những kiến thức đã họo hoặc từ những kinh nghiệm tích
lũy được trong cuộc sống giúp học sinh củng cố, mở rộng, hệ thống hóa những
6


kiến thức đã tiếp thu được, đồng thời giúp học sinh tự kiểm tra, đánh giá việc
lĩnh hội tri thức.
Dạy học lịch sử theo hướng tiếp cận năng lực học sinh muốn phát huy
tính tích cực, chủ động của học sinh, giáo viên lịch sử nên kết hợp nhuần
nhuyễn, hợp lí các phương pháp dạy học, cách thức dạy học phù hợp với nội
dung từng bài để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn ở trường phổ thông.
3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp
Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học góp phần giúp học sinh
- Thay đổi nhận thức về học và cách học theo tiếp cận năng lực của bản
thân của học sinh: Bản thân mỗi học sinh phần nào đã nhận thức được vị trí của
mình cố gắng vươn lên học tốt hơn môn lịch sử.
- Giúp học sinh khám phá năng lực bản thân và tìm hướng tiếp cận học tập
phù hợp, hiệu quả: giúp học sinh hiểu rõ năng lực của mình và có phương pháp
học phù hợp theo hướng tiếp cận năng lực
- Trao đổi nhiều, thảo luận nhiều, thực hành nhiều là con đường của sự
thành công trong học tập
- Tự làm chủ, tự kiểm tra, tự đánh giá năng lực của mình trong học tập:
Qua cách học này học sinh có thể tự mình kiểm tra và tự đánh giá năng lực học

tập của bạn thân để điều chỉnh hoạt động học tập của chính mình. Cụ thể: Biết
được tiếp thu bài học ở mức độ nào? Cần phải bổ khuyết những gì? Có cơ hội
nắm chắc những yêu cầu của từng phần trong chương trình học tập.
Ngoài ra với giải pháp này còn giúp giáo viên:
Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để khơi dậy lòng đam mê,
sự ham học, nội lực vốn có của học sinh, cũng như giúp các em rèn luyện phẩm
chất đạo đức, thế giới quan khoa học thông qua nội dung bài học, đây được coi
là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng dạy học.Qua thực tiễn việc dạy học bộ
môn, giáo viên lịch sử đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo hứng
thú, kích thích sự say mê, chủ động trong học tập của học sinh.
Bên cạnh đó:
- Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực đặt trọng tâm
vào việc xây dựng và phát triển năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình
huống của cuộc sống, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành,
thực tiễn. tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giữa người dạy
và người học theo hướng cộng tác, đối thoại, lấy học sinh làm trung tâm nhằm
phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, đáp ứng mục tiêu của chương trình
tổng thể.
- Giờ học lịch sử trở thành quá trình tìm kiếm sự thật lịch sử. Học sinh
được hướng dẫn đọc hiểu, giải mã văn bản lịch sử thông qua các kênh hình,
kênh chữ, hiện vật lịch sử... để từ đó tái hiện quá khứ, nhận thức sự thật lịch sử,
đưa ra suy luận, đánh giá về bối cảnh, nguồn gốc, sự tiến hóa của sự kiện, hiện
tượng, nhân vật lịch sử cũng như quá trình phát triển của lịch sử.
- Học sinh được trang bị phương pháp tự học, biết cách khai thác các
nguồn sử liệu, xác minh thông tin, đồng thời biết cách phân tích các sự kiện,
hiện tượng lịch sử và tự mình rút ra những nhận xét, đánh giá, tạo cơ sở phát
7


triển năng lực tự học, năng lực học lịch sử suốt đời và khả năng ứng dụng vào

cuộc sống những hiểu biết về lịch sử, văn hóa, xã hội Việt Nam và thế giới.
- Thông qua việc tổ chức các hoạt động dạy học đa dạng, giáo viên giúp
học sinh phát huy năng lực sáng tạo trong học tập lịch sử, trở thành "người đóng
vai lịch sử" hay "người làm lịch sử" để khám phá kiến thức lịch sử, vận dụng
sáng tạo kiến thức vào các tình huống học tập và thực tiễn cuộc sống.
- Về dạy học tích hợp, Lịch sử là môn học mang tính giáo dục cao do đối
tượng nghiên cứu liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã
hội, văn hóa ở các thời đại khác nhau. Chính vì vậy môn Lịch sử có điều kiện
thuật lợi để kết hợp giáo dục học sinh các kiến thức liên môn về các lĩnh vực
khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, về môi trường, phát triển bền vững, bình
đẳng giới...
3.5 Tài liệu tham khảo
Không có

Bến Tre, ngày 17 tháng 3 năm 2018

8



×