Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

skkn hình thành kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.16 KB, 14 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ GIẢI PHÁP
Mã số: ......................................................................................................
1. Tên sáng kiến: Hình thành kĩ năng sống thông qua hoạt động trải
nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp chủ nhiệm.
(@THPT Huỳnh Tấn Phát. Trần Minh Trí.)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động chủ nhiệm
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Dạy và học là một nghệ thuật. Nghệ thuật ấy không phải ai cũng thể nghiệm
giống ai. Người giáo viên lên lớp cũng giống như người nghệ sĩ khi lên sân khấu,
để cuốn hút được khán giả thì ngoài năng khiếu ra còn đòi hỏi cả một nghệ thuật.
Để giờ dạy của mình thật sự sinh động và học sinh có thể tiếp thu bài một cách có
hiệu quả thì ngoài những tri thức vốn có của mình còn một yếu tố không thể thiếu
được là năng lực sư phạm – hay nói cách khác là phương pháp, kĩ năng truyền thụ.
Chính vì vậy mà việc đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học là rất cần thiết.
Chúng ta ai cũng biết phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố
quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Một phương pháp giảng
dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để người dạy và người học, phát huy hết
khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy.
Một phương pháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy đồng
thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của người học. Bức tranh chung về
phương pháp giảng dạy tại các cấp học của chúng ta hiện nay là tập trung vào kỹ
năng tư duy phân tích, nghĩa là dạy cho người học cách hiểu các khái niệm, thảo
luận theo phương pháp định sẵn, loại bỏ những hướng đi không đúng, tìm ra câu trả
Trang 1


lời đúng nhất. Thậm chí, nhiều nơi phương pháp thuyết trình (thầy giảng, trò ghi)
vẫn chiếm ưu thế, nhiều giáo viên chưa chú trọng đến việc giới thiệu, yêu cầu, bắt


buộc người học phải tham khảo những tài liệu gì. Phương pháp giảng dạy này đã
làm mất đi một hình thái khác của tư duy đó là tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo tập
trung vào khám phá các ý tưởng, phát triển thành nhiều giải pháp, tìm ra nhiều
phương án trả lời đúng thay vì chỉ có một.
Hậu quả của phương pháp giảng dạy cũ dẫn đến sự thụ động của người học
trong việc tiếp cận tri thức. Sự thụ động này là nguyên nhân tạo cho người học sự
trì trệ, ngại đọc tài liệu, ngại tranh luận, thiếu khả năng thuyết trình, lười tư duy và
thiếu tính sáng tạo trong tư duy khoa học. Người học còn quan niệm rằng chỉ cần
học những gì giáo viên giảng trên lớp là đủ. Ngoài ra sự thụ động của học sinh còn
thể hiện qua phản ứng của họ đối với bài giảng của giáo viên trên lớp. Họ chấp
nhận tất cả những gì giáo viên trình bày. Sự giao tiếp trao đổi thông tin trong lớp
học hầu như chỉ mang tính một chiều.
Với định hướng “Đổi mới phương pháp dạy học” là “ Phương pháp dạy học
phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh…
tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” (Điều
28.2. Luật giáo dục công bố năm 2005)
Năm 2010 – 2011, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông các môn học và đưa
ra một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong giảng dạy.
Việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực này đóng vai trò rất lớn trong quá
trình dạy học. Do vậy, để khai thác hết giá tri dạy học, phát huy được tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp học sinh hiểu rõ được bản chất của các sự
vật, giáo viên cần thường xuyên sử dụng và sử dụng có hiệu quả các phương pháp
dạy học tích cực. Và một trong những phương pháp tích cực bản thân tôi đã sử
dụng đó là phương pháp dạy học qua các hoạt động trãi nghiệm sáng tạo.

Trang 2


Do đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Hình thành kĩ năng sống thông qua

hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp chủ nhiệm”.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến.
3.2.1 Mục đích của giải pháp:
- Giúp học sinh làm quen với phương pháp học tập mới (học thông qua thực
hành các hoạt động trãi nghiệm thực tiễn)
- Làm cho học sinh có niềm tin, thêm yêu thích, chú tâm vào môn học mà
mình giảng dạy.
- Trong quá trình áp dụng sáng kiến này tôi mong muốn đạt dược kết quả tốt
và tốt hơn nữa.
- Nếu sáng kiến của tôi được đồng nghiệp hưởng ứng và sử dụng thì tôi hy
vọng sẽ đạt được hiệu quả như tôi đã làm và hơn thế nữa.
3.2.2 Tính mới của giải pháp:
- Thực hiện một số phương pháp thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng
tạo nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đồng thời
hình thành một số kĩ năng, giúp trang bị kiến thức làm hành trang cho các em
chuẩn bị bước vào đời.
- Giáo viên không trực tiếp truyền thụ tri thức mà chỉ đóng vai trò là người
hướng dẫn.
- Học sinh được trải nghiệm thực tế, chủ động lĩnh hội kiến thức qua không
gian học tâp mở.
- Góp phần hình thành các năng lực và kĩ năng cho học sinh: năng lực hợp
tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tham gia hoạt động và tổ chức hoạt động,
năng lực khám phá, năng lực sáng tạo. Các kĩ năng: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng
thuyết trình, kĩ năng phân tích thông tin, kĩ năng xây dựng kế hoạch và làm việc
theo kế hoạch.
Chính các em học sinh là người tích hợp được các kĩ năng đã học để giải
quyết các vấn đề trong thực tiễn.
Trang 3



- Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong
nhà trường.
- Học sinh thêm yêu trường, lớp, yêu các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo,
chủ động, tự tin bước vào cuộc sống khi rời ghế nhà trường.
- Sáng kiến sẽ phát huy rất tốt việc tích lũy kiến thức cho học sinh và đặc
biệt chú trọng đến việc định hướng cho học sinh học tiếp một ngành nghề phù hợp
sau khi tốt nghiệp.
3.2.3 Bản chất của giải pháp


Hoạt động 1: Xây dựng kế hoạch cho học sinh:

- Trước khi tổ chức hoạt động trải nghiệm, tôi đã tham mưu với Ban Giám
Hiệu nhà trường về kế hoạch giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động trải nghiệm
sáng tạo cho các em học sinh.
- Kế hoạch này được triển khai đến học sinh trước một tuần khi các em
chuẩn bị tham gia hoạt động trải nghiệm.
- Trong nội dung kế hoạch thông báo rõ về ngày, giờ chuẩn bị đi cùng những
công việc phải phải lảm trong chuyến trải nghiệm.
- Giáo viên gửi thư mời thông báo đến phụ huynh các em học sinh tham gia
hoạt động.
- Liên hệ chính quyền địa phương đồng thời liên hệ Ban quản lí khu di tích
lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu để nhờ sự hỗ trợ khi các em đến tham gia hoạt động
trải nghiệm.


Hoạt động 2: Phân công công việc cho học sinh

Bước 1: Chọn lớp chủ nhiệm 45 học sinh, chia thành 3 nhóm.
Bước 2: Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm qua hoạt động hướng dẫn

với nội dung công việc như sau:
- Chuẩn bị ở nhà:
+ Mỗi nhóm: Phân công nhóm trưởng, đặt tên cho nhóm. Phân công nhiệm
vụ cho từng thành viên để chuẩn bị thực hiện khi trải nghiệm.
Trang 4


+ Chuẩn bị nước uống, tập ghi chép, máy ảnh, điện thoại, chuẩn bị câu hỏi để
phỏng vấn nhân vật có liên quan.
Khi tham gia trải nghiệm tại khu di tích lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu:
+ Công việc của nhóm: Dùng tập, viết, điện thoại, máy ảnh ghi nhận, thu
thập, tìm kiếm thông tin về lịch sử khu di tích lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu, đồng
thời thu thập một số thông tin về việc khu di tích được đón nhận bằng di tích Quốc
Gia đặc biệt của tỉnh Bến Tre.
+ Phỏng vấn nhân chứng sống để tìm hiểu cụ thể hơn về con người, cũng
như cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu.
- Công việc cụ thể của mỗi nhóm tham gia trải nghiệm tại khu di tích lăng
mộ Nguyễn Đình Chiểu:
. Nhóm1: Thực hiện công việc thu thập thông tin về khu lăng mộ, về cuộc
đời, sự nghiệp, con người nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Đồng thời thực
hiện một đoạn phim ngắn về ông.
. Nhóm 2: Tiến hành hoạt động dọn dẹp, lau chùi khu đền thờ, nhổ cỏ, trồng
hoa quanh khu mộ. Và đồng thời thực hiện đoạn phim ngắn về hoạt động này.
. Nhóm 3: Phỏng vấn cô Âu Dương Hải Yến (Giáo viên đã về hưu, và cũng
là cháu bên họ ngoại của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu) để tìm hiểu thêm về ông.
Đồng thời nhóm sẽ có cảm nhận, suy nghĩ về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu sau
chuyến đi này.
- Sau buổi tham gia trải nghiệm:
+ Các nhóm sẽ chia sẽ buổi trải nghiệm với các thành viên còn lại trong lớp.
+ Viết bài thu hoạch nêu cảm nhận sau chuyến đi.

+ Nộp sản phẩm là các đoạn phim ngắn thực hiện trong quá trình trải
nghiệm.


Hoạt động 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tại khu di
tích lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu.

Trang 5


+ Giai đoạn 1: Tập trung học sinh tại trường, điểm danh, cho các em lên xe,
ổn định chổ ngồi, phân công giáo viên hỗ trợ.
+ Giai đoạn 2: Đưa học sinh đến tham quan, học tập trải nghiệm tại khu lăng
mộ.
+ Giai đoạn 3: Học sinh đến khu di tích, dưới sự sắp xếp, hướng dẫn của giáo
viên và người quản lí di tích, các em tiến hành hoạt động thắp nhang tưởng niệm.
sau đó các em giành một phút mặc niệm tưởng nhớ đến nhà thơ yêu nước Nguyễn
Đình Chiểu. Dưới sự hướng dẫn của người quản lí, các em được nghe giới thiệu
tổng quan về khu di tích, về cuộc đời, sự nghiệp của nhà thơ, người anh hùng
Nguyễn Đình Chiểu ( học sinh nghe và ghi nhận các thông tin.)

Hình 1. Hoạt động thắp nhang tưởng niệm nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
(Có Video kèm theo)

Trang 6


Hình 2. Học sinh nghe anh hướng dẫn giới thiệu khu di tích Nguyễn Đình Chiểu
(Có Video kèm theo)


+ Giai đoạn 4: Các em tiến hành hoạt động tham quan trong khu đền thờ và
các khu vực xung quanh. Dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên, các em học
sinh trong nhóm đã thực hiện công việc của mình. Các em sau khi nghe người
hướng dẫn giới thiệu, đã ghi nhận lại các thông tin, xử lí thông tin, tìm kiếm thêm
các thông tin có liên quan, và đã viết một bài giới thiệu ngắn về khu lăng mộ, về
Nguyễn Đình Chiểu. Đại diện của nhóm sẽ thực hiện hoạt động trải nghiệm: em tập
làm hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu đến du khách về khu lăng mộ cho đông đảo
mọi người biết đến. Đặc biệt các em đã có bài giới thiệu hết sức ấn tượng bằng
Tiếng Việt và bằng Tiếng Anh góp phần giới thiệu một di sản văn hóa mang tính
Quốc Gia đặc biệt tại Bến Tre đến cho bạn bè Quốc tế.
Qua hoạt động này, các em đã tự rèn luyện cho mình những kĩ năng sống cần
thiết: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình trước đám
đông. Các em biết cách tổ chức, sắp xếp, giới thiệu về khu lăng mộ Nguyễn Đình
Chiểu một cách khoa học, tích hợp các môn khoa học khác như: GDCD, Địa lí, lịch
Trang 7


sử, văn học, anh văn, tin học. Bên cạnh việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
qua trải nghiệm, các em còn thật sự sáng tạo với ý tưởng sẽ làm một phóng sự ngắn
về khu di tích lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu (được dịch sang cả tiếng Anh) làm món
quà giới thiệu về một di sản văn hóa cấp Quốc Gia đặc biệt tại tỉnh Bến Tre, góp
phần giúp học sinh thay đổi nhận thức về di tích lịch sử.
Em Nguyễn Thị Thúy Ngần đã có trải nghiệm tập làm hướng dẫn viên du
lịch:
“Khu di tích lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu tọa lạc tại ấp 3, xã An Đức,
huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre. Được Bộ Văn Hóa Thông Tin và Du Lịch công
nhận là di tích lịch sử - Văn hóa Quốc Gia đặc biệt ngày 22/12/ 2016. Khánh
thành ngày 1/7/2002 với tổng diện tích khu mộ và đền thờ trên 14000m2.
Nhắc đến cụ Nguyễn Đình Chiểu, là người Việt nam ai ai cũng không thể
không biết đến ông. Bởi nhiều tác phẩm thơ văn hay để lại trong lòng độc giả

những ấn tượng sâu sắc. Ông vừa là thầy thuốc, nhà giáo, lại vừa là nhà thơ. Để
lại cho đời nhiều cống hiến và có ảnh hưởng sâu sắc đối với tầng lớp nhân dân.
Tuy không sinh ra tại Bến Tre nhưng phần lớn cuộc sống và lao động nghệ
thuật của ông đều tâp trung trên mảnh đất này.
Khu đền thờ cụ Nguyễn Đình Chiểu được thành lập với mong muốn khơi
gợi lại công ơn người sau năm tháng. Nhằm cho giới trẻ có cơ hội noi gương
người đi trước. Phần nào khuyên răn. Giáo dục con em ta nên sống tốt trong
thời buổi hiện nay.
Người dân từ mọi miền đất nước ghé thăm nơi đây. Nên trước cổng đền,
phía trái có nhà tiếp đón các đoàn khách từ mọi miền đất nước về thăm mộ cụ.
Từ cổng đền đến nhà bia có sân rộng để khách tham quan có thể ngồi nghỉ ngơi,
khu vực đền thờ còn trồng nhiều cây kiểng quí được cắt tỉa công phu. Toàn bộ
hình thành một hệ thống hòa nhập với quang cảnh xanh tươi vốn có của vùng
quê An Đức. Đền thờ hình tròn với ba tầng mái tượng trưng cho ba nghề nghiệp
của cụ là: dạy học, bốc thuốc, nhà thơ.
Trang 8


Tượng cụ Đồ được làm bằng đồng thau nặng 1,2 tấn. Màng phù điêu bên
trái tả cảnh cụ Đồ dọc văn tế “ Lục tỉnh sĩ dân trận vong” tại chợ Đập ( Ba Tri)
năm 1883. Màng phù điêu bên phải miêu tả trận đánh của Phan Ngọc Tòng tại
Giồng Gạch (An Hiệp) Ba Tri.
Lăng cụ được xây dựng tại nơi vô cùng yên bình. Khách du lịch nếu về
miền Tây, hãy ghé thăm Bến Tre, đặc biệt ghé thăm đền thờ cụ Nguyễn Đình
Chiểu để có dịp trải lòng trước người làm nên nhiều chiến công cho đất nước,
để noi gương sáng từ ông, để thắp nén hương thành kính bên lăng người”.

Hình 3. Học sinh Thúy Ngần tập làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu đền thờ
Nguyễn Đình Chiểu
(Có Video kèm theo)


Em Lê Thành Nhân đã có trải nghiệm tập làm hướng dẫn viên du lịch bằng
Tiếng anh:
“The royal tomb and the temple of Mr. Nguyen Dinh Chieu belongs to An
Duc commune, which over 1km far from Ba Tri town, Ben Tre province. This
royal tomb was built in 1972, after that the local government built a temple and a
showroom. Nguyen Dinh Chieu, alias Manh Trach, pen-name was Trong Phu,
Hoi Trai , was born on July 1st 1822 in Gia Dinh, Sai Gon. The father of teacher
Trang 9


Chieu was Mr. Nguyen Dinh Huy, who lived at Bo Dien commune, Phong Dien
suburban, Thua Thien province and worked as a secretary for the office of
Military governor Le Van Duyet. His mother was Mrs. Truong Thi Thiet living in
Gia Đinh. He was a famous patriotic poet in the South of Vietnam and whole of
Vietnam. He was the last heir of Han Nom literature with well-known work
handed down until now that is "Luc Van Tien".
In 1843, he got high-school diploma at Gia Định examination compound.
When he was 25 years old, he went to Hue for studying and waiting for Ky Dau
examination (in 1849), but he could not take the examination because he heard
that his mother passed away. On the way to his motherland for observing the
interval of mourning, he felt so sorrowful and he grieved for his mother so much
that he fall ill and become blind with both his eyes. During 40 years afterwards,
he spent the life of a blind. After that, his fiance broke her promise. Overcoming
difficulties, he opened a school, compounded medicine, and created literature
work.
In 1854, he got married with Ms. Le Thi Dien. In 1861, he returned Ba Tri
- Ben Tre to live like a hermit and passed away there. Every year, Ben Tre people
get his birthday (July 1st) to hold formal commemorating ceremony for him.”


Hình 4: Em Lê Thành Nhân đã có trải nghiệm tập làm hướng dẫn viên du lịch
(Có Video kèm theo)

+ Giai đoạn 5: Các em học sinh đã có kế hoạch phân công thành các nhóm
nhỏ để thực hiện công việc quét dọn, bảo vệ, giữ gìn khu di tích.
Các em đã phân thành ba nhóm nhỏ:
Trang10


. Nhóm A: Các em đã tiến hành quét dọn, lau chùi quanh khu đền thờ.

Hình 5: Học sinh quét dọn khu đền thờ. (Có Video kèm theo)
. Nhóm B: Các em đã tiến hành lao động, nhổ cỏ, quét dọn xung quanh mộ
Nguyễn Đình Chiểu.

Hình 6: Học sinh nhổ cỏ quanh khu mộ. (Có Video kèm theo)
. Nhóm C:

Đã tiến hành công việc trồng hoa xung quanh mộ.

Nhóm các em học sinh làm việc với tinh thần hào hứng, nhiệt tình và thái độ
lao động tích cực.
Trang11


Qua hoạt dộng này, các em đã hình thành một số kỹ năng: kỹ năng hợp tác,
kỹ năng tổ chức hoạt động, kỹ năng phân công công việc. Đồng thời qua hoạt động
này cũng giáo dục cho các em ý thức giữ gìn, chăm sóc, bảo tồn, tôn tạo di tích
lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu. Giáo dục các em ý thức tự hào về nhà thơ, nhà yêu
nước Nguyễn Đình Chiểu, tự hào về di sản văn hóa cấp Quốc Gia tại vùng đất Bến

Tre – Nơi các em sống.
Các em có ý tưởng sáng tạo thông qua việc quay một đoạn clip ngắn về hoạt
động dọn dẹp, chăm sóc, bảo tồn khu di tích nhằm giới thiệu đến các bạn và tuyên
truyền ý thức chăm sóc, bảo tồn, tôn tạo di sản văn hóa cấp Quốc Gia đến cho tất cả
mọi người.
+ Giai đoạn 6: Các em học sinh trong nhóm có kế hoạch thực hiện cuộc
phỏng vấn cô: “ Âu Dương Hải Yến” nhằm tìm hiểu thêm về con người, cuộc đời,
sự nghiệp nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Các em đặt nhiều câu hỏi phỏng
vấn cô” Âu Dương Hải Yến”, một người cháu bên họ ngoại của Nguyễn Đình
Chiểu. Đặc biệt các em thật sự sáng tạo với việc làm một phóng sự ngắn về cuộc
phỏng vấn này với trải nghiệm “ Em tâp làm phóng viên”. Các em chuẩn bị những
câu hỏi thật hay và ý nghĩa, hình thành một số kĩ năng: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ
năng tập làm phóng viên, kĩ năng đặt câu hỏi.
Đồng thời các em trong nhóm đã có cảm nhận của mình khi thực hiện hoạt
động trải nghiệm.
Em Nhân đại diện nhóm có cảm nhận bằng tiếng Anh:

Trang12


Hình 7: Cảm nhận bằng tiếng Anh của em Thành Nhân (Có Video kèm theo)
Em Hằng đại diện nhóm có cảm nhận:

Hình 7: Cảm nhận của em Phượng Hằng (Có Video kèm theo)
+ Giai đoạn 7: Kết thúc hoạt động trải nghiệm. Học sinh tập trung, giáo viên
điểm danh, cho các em lên xe và trở về nơi xuất phát.


Hoạt động 4: Các em viết bài thu hoạch sau chuyến trải nghiệm.
Trang13



3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
_ Giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo là rất cần thiết
và hoàn toàn khả thi vì giáo dục kĩ năng sống đã, đang và sẽ là xu thế tất yếu tất
yếu của giáo dục và được áp dụng rộng rãi ở các sơ sở giáo dục trên phạm vi cả
nước.
_ Đặc biệt sáng kiến “ Hình thành kĩ năng sống cho học sinh qua hoạt động
trải nghiệm chủ đề về văn hóa” có khả năng áp dụng hiệu quả cho quá trình dạy
học và giáo dục kĩ năng sống cũng như định hướng nghề nghiệp cho học sinh.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
- Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị,
kĩ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại.
- Học sinh tham gia với thái độ hào hứng, sôi nổi, các em chủ động giải
quyết và ứng phó trước các tình huống trong thực tiễn.
- Đáp ứng về yêu cầu đổi mới đối với việc giảng dạy học sinh cấp THPT.
- Tạo hứng thú cho quá trình học của học sinh trong giai đoạn hiện nay.
- Hoạt động dạy và học gắn liền với thực tiễn.
- Góp phần nâng cao ý thức tôn tạo, bảo vệ, giữ gìn những giá trị di sản văn
hóa ở địa phương.
3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
Giáo viên chủ nhiệm của trường.
3.6. Tài liệu kèm theo: Đĩa CD chứa các Video, hình ảnh.
Bến Tre, Ngày 10 tháng 03 năm 2018

Trang14




×