TỔNG HỢP TAI MŨI HỌNG
VIÊM NHIỄM THÔNG THƯỜNG VÙNG HÀM MẶT
1. Đại cương
Là bệnh rất hay gặp chiếm một tỷ lệ tương đối cao trong số bệnh nhân
điều trị hàm mặt, gặp ở mọi lứa tuổi. nước ta hay gặp ở xuân hè.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân do răng chiếm
một vai trò quan trọng.
Do nhiều loại vi khuẩn khác nhau, kị khí, ái khí, nguy hiểm nhất là tụ
cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh.
Khi bị nếu không điều trị có thể biến chứng nguy hiểm đe doạ tính
mạng bệnh nhân.
2. Nguyên nhân
2.1. Do răng
- Biến chứng do mọc răng: thời kỳ mọc răng có sự xáo trộn của xương
hàm, tiêu chân răng sữa, chuẩn bị mọc răng vĩnh viễn nên có nhiều khe kẽ
để vi khuẩn xâm nhập .
Đặc biệt nguyên nhân do răng khôn: răng khôn mọc lệch hay gây lợi
trùm dẫn đến dắt thức ăn cộng với xỉa răng dẫn đến viêm.
- Do sâu răng dẫn đến viêm tuỷ, viêm quanh cuống... tổ chức phần mềm
hoặc xương ( môi trường tuỷ hoại tử thuận lợi cho vi khuẩn kị khí, ái khí
phát triển, lan qua lỗ cuống răng gây viêm xương hàm và phần mềm ( các
răng sữa ít gây viêm phần mềm mà chỉ gây abces dưới màng xương vì chân
răng ngắn)
Bệnh vùng quanh răng, đặc biệt viêm quanh răng... lan ra tổ chức phần
mềm.
( mủ từ túi lợi lan qua xương ổ răng lan đến phần mềm)
2.2. Không do răng
- Chấn thương, vết thương hàm mặt: VTPM, gãy hở có mảnh vụn. Gãy
liên quan chân răng...
- Nhiễm khuẩn các khối u lành tính, ác tính đặc biệt các u có liên quan
đến xương hàm, răng. U ác tính có loét.
- Nhiễm khuẩn qua đường da, niêm mạc do nguyên nhân khác
nhau( nang lông, tuyến bã ).
- Nhiễm khuẩn toàn thân: nhiễm khuẩn huyết, khu trú ở xương hàm,
đặc biệt là xương hàm trên và gây cốt tuỷ viêm.
( Tai biến do nhổ răng, nhổ sót chân răng, dập nát tổ chức nhiều, không
vô trùng )
3. Lâm sàng
3.1. Lâm sàng chung: tuỳ mức độ, vị trí vị trí viêm có hình ảnh chung
- Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân:
+ Hội chứng nhiễm trùng tại chỗ: sưng nóng đỏ đau mức độ khác nhau
+ Rối loạn chức năng: thường gặp
Há miệng hạn chế, khít hàm, trạng thái nửa há nửa ngậm (trong viêm
tấy sàn miệng)
Hoảng hốt mê sảng
3.2. Một số thể lâm sàng thường gặp
3.2.1. Viêm tấy vùng cơ cắn góc hàm
- Vùng cơ cắn được giới hạn bởi: Phía trước là vùng má, phía sau là
vùng mang tai, phía trên là bờ dưới cung tiếp – gò má, phía dưới là góc hàm
và bờ dưới xương hàm dưới.
Đi từ nông vào sâu vùng này ta thấy
1.Da và tổ chức dưói da, có một vài mạch máu thần kinh nông đi qua.
2.Cân cơ cắn, trong lớp này có ống stennon, ống này đi 1cm dưới cung
tiếp chéo qua bờ trước cơ cắn.
3.Cơ cắn và mạch máu thần kinh của nó.
4.Lớp xương: quai hàm xương hàm dưới. Ngành lên và lồi cầu.
- Nguyên nhân:
+ Chủ yếu do răng khôn, có thể sau gãy xương góc hàm đặc biệt gãy
liên quan đến răng, gãy xương hàm nhiều mảnh vụn.
+ Bệnh lí tuỷ răng, cuống răng.
- Lâm sàng:
+ Hình ảnh nhiễm trùng toàn thân: sốt cao, ăn khó, đau nhức. Có TH rất
mệt mỏi. BN có thể khó thở, hạn chế há miệng, khít hàm.
+ Tại chỗ: sưng nóng đỏ đau ở vị trí gãy, hoặc răng, lan tràn ra vùng góc
hàm và xung quanh ( xuống thấp hoặc lên trên) tại chỗ đau nhức liên tục,
căng tức, không dám há miệng tăng cảm ngoài da.
* Khám trong miệng : niêm mạc góc hàm phù nề đỏ có khi che lấp
răng, sờ đau. Ấn bờ lợi góc hàm có thể có mủ trào ra.
Có thể thấy răng nguyên nhân là răng hàm dưới viêm quanh cuống hoặc
răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, viêm quanh cuống.
- Tiến triển : khi viêm dã tụ mủ( 7-10 ngày ) triệu chứng toàn thân và tại
chỗ giảm, thấy ổ ápxe ( có dấu hiệu chuyển sóng). Ổ abcess lan tràn xuống
thấp dưới góc hàm, vào 1 bên sàn miệng, dọc theo máng cảnh.
Lan vào trong góc hàm, ra sau vào hố chân bướm hàm và cạnh lưỡi, có
thể đẩy lưỡi ra 1 bên hoặc ra sau dẫn đến đau khó thở.
- Điều trị:
+ Kháng sinh liều cao.
+ Chống viêm, giảm đau, an thần.
+ Khám xác định kịp thời các ổ mủ dưới hàm, góc hàm.... chích rạch
tháo mủ kịp thời qua đường dưới góc hàm hoặc nghách tiền đình.
+ Giải quyết nguyên nhân: nhổ răng, điều trị răng, điều trị gãy xương.
2.2. Viêm tấy vùng má
Vùng má được giới hạn bởi: Phía trước là rãnh mũi – má và môi má và
đường thẳng từ mép môi đến bờ dưới xương hàm, phía trên là bờ dưới ổ mắt
và phía dưới là bờ dưới xương hàm dưới.
Cắt ngang qua vùng má, từ nông vào sâu, ta thấy:
1.Da và tổ chức dưới da.
2.Lớp cơ nông: gồm các cơ bám da (cơ nâng kéo cánh mũi và môi trên ,
cơ tiếp nhỏ , cơ tiếp lớn, cơ cười santorini, bó sau của cơ bám da cổ. Cơ tam
giác môi)
3.Lớp mô lỏng lẻo trong đó có cục mỡ bichat. Đi qua lớp này có nhiều
mạch máu, thần kinh và ống Stenon.
- ống Stenon đi ngang qua vùng má theo con đường từ dái tai tới cánh
mũi. Nó đi qua cơ mút ở một phần trước cơ cắn để đi vào miệng ở vùng
niêm mạc má, đối diện với cổ răng hàm lớn thứ 2.
- Động mạch mặt đi qua vùng má, từ góc sau dưới đi chéo ra trước và
lên trên, tới rãnh mũi má và từ đó đi tới góc mắt trrong.
- Tĩnh mạch đi phía ngoài và sau động mạch.
Mạch bạch huyết má: có nhóm trên hàm và nhóm cơ mút mép môi.
- Thần kinh gồm có nhánh thần kinh mặt ( nhánh thái dương mặt) , thần
kinh lỗ dưới ổ mắt, nhánh miệng của nhánh thần kinh thái dương miệng và
nhánh thần kinh cằm( nhánh tận của thần kinh răng dưới)
4. Lớp sâu gồm có , từ trên xuống dưới: cơ sâu kéo cánh mũi và môi
trên, cơ nanh, cơ mút và những bó ngoài cùng của cơ vuông cằm.
5. Lớp xương hay niêm mạc miệng với rãnh tiền đình trên và dưới.
-2.2.1. Nguyên nhân:
Hay gặp là các răng hàm nhỏ của hàm trên và hàm dưới, ngoài ra cũng
có thể gặp áp xe di cư mà nguyên nhân từ răng khôn hàm dưới (mủ từ túi
viêm quanh thân răng khôn đi dọc gờ chéo ngoài của xương hàm dưới và tụ
lại ở cơ mút gây áp xe vùng má).
2.2.2. Lâm sàng.
Triệu chứng: Toàn thân bệnh nhân mệt mỏi, sốt 38 – 39
o
,có phản ứng
hạch dưới hàm. Tại chỗ: Những ngày đầu thấy sưng, nóng, đỏ, đau vùng má,
rãnh tự nhiên bị xoá. Khi viêm đã tụ mủ thì bệnh nhân đỡ đau.
Khám trong miệng thấy: Niêm mạc má phồng đỏ. Có thể thấy răng
nguyên nhân là một răng hàm nhỏ bị viêm quanh cuống hoặc răng răng khôn
đang mọc có viêm quanh thân răng. Khi mủ đã tụ, sờ thấy có đấu hiệu
chuyền sóng bằng cách dùng ngón tay trỏ và ngón cái để phía trong miệng
và ngoài da bóp để tìm dấu hiệu này.
2.2.3. Điều trị:
- Những ngày đầu cho kháng sinh toàn thân, giảm đau, chống viêm.
Nếu có điều kiện thì mở tháo trống tuỷ răng nguyên nhân.
- Khi chọc rò có mủ thì chích dẫn lưu áp xe. Tốt hơn hết là dẫn lưu áp
xe qua đường trong miệng: Rạch niêm mạc má trên chỗ phòng nhất song
song với cung răng. Sau đó dùng kìm Kocher chọc vào ổ mủ. Tuỳ thuộc răng
nguyên nhân có thể bảo tồn được hay không mà quyết định nhổ bỏ hoặc để
lại. Nếu để lại răng nguyên nhân thì phải giữ điều trị răng như một răng bị
viêm quanh cuống.
2.4. Viêm tấy toả lan vùng sàn miệng (angine de ludwig)
Đây là viêm hoại tử lan rộng, không có giới hạn ở vùng sàn miệng.
Nhiễm khuẩn gồm 2 loại ưu khí và kỵ khí phối hợp do đó tình trạng toàn
thân rất nặng và tiên lượng xấu. Hầu hết các nhiễm khuẩn từ các chân răng
hàm lớn hàm dưới lan qua xương hàm vào vùng sàn miệng.
- Chấn thương gãy xương 2 bên vùng cằm, rách niêm mạc miệng, máu
tụ để lâu nhiễm khuẩn .
- Viêm cấp abces hoá tuyến nước bọt dưới hàm, viêm hoại tử hạch bạch
huyết dưới hàm.
- Bội nhiễm các nang: nang giáp móng, nang khe mang.
Theo blandin, malgaigue vùng sàn miệng gồm tất cả phần mềm, giữa
xương hàm dưới và xương móng, niêm mạc và da.
Theo Tillaux, Hovelacque, thì vùng sàn miệng giới hạn phía dưới bởi
cơ hàm móng. Có thể nói cơ hàm móng phân chia vùng này thành 2 tầng.
Tầng trên gồm 3 khu: khu giữa là lưỡi và hai bên là khu dưới lưỡi. Tầng
dưới cũng gồm ba khu : ở giữa và khu dươí hàm.
Khu dưới lưỡi
được giới hạn ở phía trong bởi khối cơ lưỡi: ở phía ngoài bởi hố dưới
lưỡi xường hàm dưới. ậ dưới là nền miệng tạo bởi cơ cằm móng, cơ hàm
móng và cơ nhị thân, ở trên là niêm mạc rãnh giữa lưỡi, lợi : ở trước , hai
khu phảI và tráI thông với nhau. ậ sau khu dưới lưỡi thông với khu dưới hàm
bởikhe giữa cơ móng lưỡi và cơ hàm móng. Trong khu có chứa đựng tuyến
nước bọt dưới lưỡi do nhiều tuyến con tạo nên, vì vậy có nhiều ống tiết dịch,
ống to nhất là ống Rivinus, các ống khác là ống Whalter các ống này được
đổ vào miệng cạnh ống Wharton. ở giữa tuyến và lưỡi có ( từ trên xuống
dưới) ống Wharton, dây thần kinh lưỡi, dây này mới dầu ở ngoài, sau bắt
chéo ở dưới và đi vào trong ống Wharton, dây thần kinh XII và các mạch
máu dưới lưỡi
2.4.1. Lâm sàng:
Triệu chứng toàn thân:
- Bệnh nhân trong những ngày đầu sốt rất cao 39 – 40C sau đó xuất
hiện tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng. Mạch nhiệt độ phân ly, bệnh
nhân thao cuồng, vật vã, khó thở, khó nuốt.
- Các xét nghiệm cho thấy bạch cầu tăng cao đặc biệt là bạch cầu đa
nhân trung tính, urê máu tăng, đường máu tăng, tốc độ máu lắng tăng cao, có
thể có Albumin và đường niệu. Cấy máu có thể dương tính.
Triệu chứng tại chỗ:
- Sưng to vùng dưới hàm sàn miệng một bên sau đó lan nhanh sang bên
đối diện. Vùng sưng có thể lan rộng xuống cổ ngực, lên vùng cơ cắn, mang
tai, thái dương. Mặt hình quả lê, da đỏ, căng chắc, sờ có thể thấy dấu hiệu
lạo xạo hơi dưới da( do hoại thư sinh hơi).
Miệng ở tư thế nửa há (há không được to, ngậm không được kín) lưỡi
bị đẩy gò lên cao và tụt ra sau gây khó thở, khó nuốt và khó nói. Nước bọt
chảy nhiều, mùi hôi thối.
Khám trong miệng có thể gặp răng nguyên nhân hay gặp là răng hàm
lớn hàm dưới bị chết tuỷ, viêm quanh cuống.
2.4.2. Tiên lượng:
Rất nặng, bệnh nhân có thể tử vong do khó thở cấp, nhiễm trùng máu,
áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch xoang hang hoặc viêm trung thất.
2.4.3. Điều trị:
Toàn thân:
- Chống nhiễm trùng: Dùng kháng sinh liều cao.
- Chống viêm: Nhóm Steroid.
- Chống truỵ mạch: Truyền dịch
- Chống ngạt thở bằng đặt nội khí quản hoặc mở khí quản.
Tại chỗ:
- Rạch dẫn lưu rộng, càng sớm càng tốt. Đường rạch da từ góc hàm bên
này sang góc hàm bên kia theo kiểu móng ngựa. Làm thông thương giữa các
vùng với nhau. Bơm rửa sạch bằng oxy già 5 – 10 thể tích.
- Đặt dẫn lưu to qua đường rạch và bơm rửa nhiều lần trong ngày bằng
huyết thanh mặn đẳng trương, oxy già hoặc dung dịch Dakin.
- Nhổ răng nguyên nhân.
Phát hiện sớm và điều trị sớm các biến chứng như: Viêm trung thất,
viên tắc tĩnh mạch xoang hang…
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày các nguyên nhân gây viêm nhiễm thông thường vùng hàm
mặt.
2. Triệu chứng, chẩn đoán, cách xử trí viêm tấy vùng góc hàm cơ cắn.
3. Triệu chứng, chẩn đoán, cách xử trí viêm tấy lan toả vùng má.
4. triệu chứng, chẩn đoán, xử trí viêm tấy lan toả vùng sàn miệng.
KHE HỞ MÔI, VÒM MIỆNG BẨM SINH
1. ĐẠI CƯƠNG.
- Khe hở môi-vòm miệng là loại dị tật bẩm sinh thường gặp ở vùng
hàm mặt. Tỷ lệ KHM-VM chiếm khoảng 1-2 ‰ tổng số trẻ sơ sinh. Ở Việt
nam, tỷ lệ trẻ bị KHM chiếm khoảng 1,5 ‰. Đây là loại bệnh lý mang tính
xã hội cần được giải quyết thường xuyên của ngành y tế và cả xã hội.
- Các KHM-VM làm thay đổi cấu trúc giải phẫu, hình thể thẩm mỹ
của mặt, gây ra những rối loạn chức năng về ăn uống, phát âm, hô hấp của
trẻ, tác động rất nặng nề về tâm lý của bệnh nhân và gia đình, cho nên nhu
cầu điều trị phẫu thuật là rất cần thiết.
- Phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật tạo hình M-VM, việc
tạo hình các KHM-VM phải phục hồi được cả giải phẫu thẩm mỹ và chức
năng của môi, mũi và vòm miệng.
- Phẫu thuật phải thực hiện ở các cơ sở chuyên khoa RHM hoặc phẫu
thuật tạo hình.
2. NGUYÊN NHÂN VÀ BỆNH SINH.
2.1. Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân và cũng là những tác nhân gây ra
các KHM-VM bẩm sinh.
2.1.1. Nguyên nhân từ bên ngoài:
- Nhiễm trùng: trong giai đoạn 3 tháng đầu khi người mẹ mang thai bị
nhiễm virus (nhất là nhiễm virus cúm), nhiễm khuẩn. Có 2 yếu tố tác động
vào thai nhi:
+ Độc tố vi khuẩn, virus.
+ Mẹ bị sốt, nhiệt độ cơ thể mẹ tăng.
Hai yếu tố trên tác động gây rối loạn và ngăn cản quá trình phát triển
của bào thai ở vùng hàm mặt.
- Do tác nhân lý hóa:
+ Nhiễm xạ trong và trước mang thai
+ Nhiễm chất độc hóa học các loại: hóa chất độc công nghiệp, nông
nghiệp (chất độc màu da cam…).
- Chế độ dinh dưỡng và những chấn thương tâm lý.
2.1.2. Các nguyên nhân bên ngoài:
+ Tình trạng không hoàn chỉnh của tế bào sinh dục
+ Tuổi của người mẹ khi mang thai
+ Chủng tộc: da trắng bị nhiều hơn người da đen
+ Các KHM-VM do di truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau chỉ gặp
15-20% trẻ bị dị tật này. Những bệnh nhân bị nhiễm xạ, nhiễm chất độc có
thể gây đột biến gen tế bào sinh dục truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau
hoặc sau nữa.
2.2. Cơ chế bệnh sinh.
Có nhiều thuyết giải thích sự hình thành KHM-VM trong quá trình
mang thai, trong số đó có thuyết “các nụ mặt” (nụ mầm) là được công nhận
và đáng tin cậy.
Theo thuyết “các nụ mặt”, ở tháng thứ 2 của thời kỳ bào thai, môi
trên, mũi, vòm miệng đã được hình thành và phát triển tương đối đầy đủ.
Trong giai đoạn này ở đầu của ống phôi nguyên thủy (thuộc trung bì) xuất
hiện 5 trung tâm phát triển là 5 nụ mặt gồm “nụ trán” ở giữa, hai “nụ hàm
trên”, “nụ hàm dưới”ở hai bên. Từ nụ trán mỗi bên phát triển ra 2 “nụ mũi
giữa” và “nụ mũi bên”. Ba nụ mũi giữa, bên và hàm trên phát triển dần, đến
gần và hợp nhất với nhau để hình thành và phát triển thành mũi, hàm trên và
môi trên. Qúa trình phát triển của các cơ quan này diễn ra một cách hoàn
chỉnh nếu không có tác nhân tác động vào.
- Các tác nhân đã nêu ở trên tác động và ngăn cản làm chậm hoặc
không cho các nụ mặt ở một vị trí nào đó phát triển không hoàn chỉnh, để lại
các di chứng là các khe hở ở môi trên và vòm miệng. Đó là các dị tật bẩm
sinh KHM-VM.
3. PHÂN LOẠI KHE HỞ MÔI –VÒM MIỆNG.
Dựa vào vị trí tính chất, mức độ tổn thương, các KHM-VM được phân
loại như sau:
3.1. Khe hở môi trên: gồm có:
3.1.1. Khe hở môi trên một bên: theo mức độ tổn thương có 3 loại KHM
trên:
KHM độ I: là khe hở chỉ có làn môi đỏ.
KHM độ II: Có khe hở môi đỏ và một phần chiều cao môi.
KHM độ III: là khe hở toàn bộ môi, được chia ra làm hai độ nhỏ:
+ Độ III
a
khe hở toàn bộ môi đơn thuần, chỉ thông vào đến nền lỗ mũi.
+ Độ III
b
khe hở toàn bộ môi kết hợp với khe hở cung răng và vòm
miệng.
3.1.2. Khe hở môi trên hai bên (khe hở môi kép).
Có 2 khe hở môi ở cùng môi trên. Phân loại mức độ cũng giống KHM
một bên. Hai khe hở có thể cùng một mức độ hoặc khác nhau.
3.2. Khe hở vòm miệng: được chia làm 3 mức độ:
KHVM độ I: chỉ có khe hở ở vòm miệng mềm
KHVM độ II: có KHVM mềm và một phần vòm miệng cứng.
KHVM độ III
a
: có khe hở vòm miệng toàn bộ một bên.
KHVM độ III
b
: khe hở vòm miệng hai bên tương ứng với KHM kép
độ III
b
.
4. LÂM SÀNG CÁC KHE HỞ MÔI-VÒM MIỆNG.
4.1. Những rối loạn chức năng.
- Rối loạn về ăn uống: khi mới sinh, trẻ bú rất khó, không mút được
vú, khi bú hay bị sặc, có khi sặc gây ngạt hoặc viêm phế quản phổi phải cấp
cứu.
- Rối loạn phát âm: tập nói khó khăn, nói ngọng hoặc phát âm không
chuẩn ở một số âm mũi do có KHVM.
- Rối loạn hô hấp: thở hỗn hợp qua cả mũi và miệng, hay bị viêm mũi
họng do thức ăn vướng lại ở vòm họng, amidal phì đại gây ra thở rít, ngáy
khi ngủ.
4.2. Những tổn thương thực thể.
- Ở môi trên: có một (hoặc hai) khe hở, chia môi trên thành các phần
không cân đối. Khe hở có hình tam giác, đáy ở phiá cung môi (cung
Cupidon), đỉnh tam giác hướng về phía lỗ mũi hoặc thông với mũi và vòm
miệng. Khe hở càng rộng hơn khi BN cười hoặc khóc.
- Những thay đổi ở mũi: tùy theo mức độ khe hở, thường thấy ở
KHM độ II và III:
+ Cánh mũi bị xẹp thấp ở bên khe hở, hai lỗ mũi mất cân đối, chân
cánh mũi bị kéo doãng rộng ra ngoài và xuống thấp so với bên lành.
+ Trụ mũi bị lệch và xoắn vặn kéo theo lệch đầu mũi, có khi lại ngắn
kéo đầu mũi sát môi trên (trong các KHM hai bên).
- Những thay đổi ở xương hàm và cung răng: phía ngoài bên có KH bị
thiểu sản, kém phát triển. Phía trong bên có KH, hàm bị đưa ra trước. Toàn
bộ cung hàm mất cân đối. Do có KH cung hàm, càng làm cho môi và mũi
biến dạng hơn. Răng kém phát triển, mọc lệch, xoay trục, cá biệt có trường
hợp răng mọc xuyên vào vòm miệng hoặc lỗ mũi.
- Thương tổn ở vòm miệng: có một khe hở ở vòm miệng kéo dài từ
trước ra sau, làm tách đôi vòm miệng mềm và lưỡi gà. KHVM thông lên
khoang mũi, các xương cuốn mũi bị viêm phì đại.
4.3. NHỮNG BỆNH LÝ KẾT HỢP TRONG KHM-VM.
- Viêm mũi họng, viêm đường hô hấp trên, phế quản.iêm amidal, viêm
tai giữa.
- Suy dinh dưỡng, còi xương do ăn uống kém.
- Các dị tật bẩm sinh khác kèm theo: bệnh tim bẩm sinh, dị dạng vành
tai, thừa ngón chân tay…
5. ĐIỀU TRỊ KHE HỞ MÔI-VÒM MIỆNG BẨM SINH.
5.1. Tuổi phẫu thuật.
5.1.1. Tuổi phẫu thuật các KHM:
Tuổi trung bình để phẫu thuật tạo hình KHM ở Việt nam là 5 – 6
tháng tuổi. Tùy theo tình trạng toàn thân và mức độ rộng của KHM có thể
kéo dài tuổi lên tháng thứ 8 hoặc thứ 10.
5.1.2. Tuổi phẫu thuật KHVM:
Ở Việt nam các KHVM được mổ khi trẻ 5-6 tuổi. Tùy theo khả năng
gây mê nội khí quản và hồi sức sau mổ ở các cơ sở, có thể mổ từ lúc trẻ 2,5
– 3 tuổi.
5.2. Nguyên tắc kỹ thuật:
Bằng các đường rạch da và niêm mạc theo các phương pháp kỹ thuật
khác nhau tạo ra các vạt tổ chức có chân nuôi hình tam giác hoặc tứ giác, di
chuyển xoay đẩy và lật các vạt, lắp ráp vào nhau, khâu tái tạo hình thể môi
và vòm miệng.
5.3. Các phương pháp phẫu thuật tạo hình KHM.
- Khe hở môi một bên: các phương pháp thường được sử dụng hiện
nay ở nước ta là:
+ Phương pháp đường thẳng (Veau.1938).
+ Phương pháp sử dụng vạt tứ giác (Le Mersurier.1949)
+ Phương pháp sử dụng các vạt tam giác (Tennison.1952;
Millard.1957)
- Khe hở môi hai bên:
+ Phương pháp Barsky.
+ Phương pháp Millard
Các phương pháp phẫu thuật trên sẽ được các phẫu thuật viên vận
dụng linh hoạt tùy theo mức độ và loại khe hở. Sự lựa chọn phương pháp
còn do thói quen của PTV trong suốt quá trình làm việc ở một cơ sở điều trị.
5.4. Phương pháp tạo hình khe hở vòm miệng.
Phương pháp kinh điển được Langenback đề xuất cho đến nay vẫn
còn nguyên giá trị. Tận dụng niêm mạc ở 2 bên bờ khe hở tạo thành các vạt
lật và trượt để tái tạo lên lớp niêm mạc phía nền mũi và vòm miệng. Phương
pháp này được nhiều tác giả cải tiến bằng các đường rạch phụ bổ xung để
đóng kín vòm miệng được tốt hơn.
Sau phẫu thuật đóng kín KHVM, bệnh nhân và gia đình cần kết hợp
tập cho bệnh nhân luyện phát âm một số âm mà trẻ nói ngọng.
6. SỬA CHỮA BIẾN DẠNG MÔI-MŨI SAU TẠO HÌNH KHE HỞ
MÔI.
Theo thống kê của nhiều tác giả, có khoảng 80% số bệnh nhân bị biến
dạng, lệch lạc môi mũi sau tạo hình KHM kỳ đầu. Biểu hiện lâm sàng của
biến dạng môi mũi rất đa dạng, cho nên không có một phương pháp kỹ thuật
cụ thể nào, cần vận dụng linh hoạt các kỹ thuật tạo hình cơ bản kết hợp với
tạo hình độn để sửa chữa biến dạng.
Tuổi để sửa chữa biến dạng môi mũi:
+ Sửa chữa môi: có thể thực hiện ở các lứa tuổi theo mức độ biến
dạng và nhu cầu của bệnh nhân. Không nên sửa chữa nhiều lần dễ gây thiếu
hụt môi, nếu còn biến dạng thứ phát sẽ không còn tổ chức để phẫu thuật sửa
chữa tiếp.
+ Sửa chữa biến dạng mũi: chỉ nên sửa chữa ở lứa tuổi từ 16 trở lên,
lúc này sụn mũi đã phát triển đầy đủ, không còn biến dạng thứ phát sau sửa
chữa kỳ 2.
- Các kỹ thuật có thể áp dụng:
+ Tạo hình chữ Z, V-Y.
+ Tạo hình bằng vạt xoay có chân nuôi.