Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TIỂU LUẬN KHOA HỌC QUẢN LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.34 KB, 18 trang )

KHOA HỌC QUẢN LÝ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Lâm Quảng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
KHOA HỌC QUẢN LÝ
Giáo viên giảng dạy:
PGS.TS. NGUYỄN LÂM QUẢNG

Nhóm học viên 01 lớp CH18QL5:
Lê Thị Tú Mậu (Trưởng Nhóm)
Trịnh Tuấn Thọ
Hoàng Trung Hiếu
Nguyễn Phước Long
Bùi Quang Ngọc
Đào Duy Tiên

Năm 2019
1


KHOA HỌC QUẢN LÝ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Lâm Quảng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC


TIỂU LUẬN MÔN HỌC
KHOA HỌC QUẢN LÝ
Giáo viên giảng dạy:

Nhóm học viên 01 lớp CH18QL5:

PGS.TS. NGUYẾN LÂM QUẢNG

Lê Thị Tú Mậu (Trưởng Nhóm)

Trịnh Tuấn Thọ

Hoàng Trung Hiếu

Nguyễn Phước Long

Bùi Quang Ngọc

Đào Duy Tiên

Năm 2019
2


KHOA HỌC QUẢN LÝ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Lâm Quảng

Câu 1: Tại sao nói Quản lý vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật và
Quản lý là một nghề ?

Để hiểu được tại sao Quản lý vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật
và quản lý là một nghề thì đầu tiên phải trả lời câu hỏi: “Quản lý là gì ?”.
Quản lý được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau:
-

1.
-

-

-

-

2.
-

Quản lý là tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối
tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng QL nhằm đạt
được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường.
Quản lý vừa có tính KH vừa có tính nghệ thuật.
Tính khoa học thể hiện ở quan điểm và tư duy hệ thống, tôn trọng quy luật
khách quan, lý luận gắn với thực tiễn. Khoa học quản lý cung cấp cho
người quản lý phương pháp nhận thức, phương pháp hành động một cách
khách quan, khoa học.
Tính nghệ thuật của quản lý xuất phát từ tính đa dạng phong phú, muôn
hình muôn vẻ của các sự vật và hiện tượng trong đời sống kinh tế-xã hội
và trong quản lý.
Tính nghệ thuật của quản lý còn xuất phát từ bản chất của quản lý tổ chức,

là tác động tới con người với những nhu cầu hết sức đa dạng với những
tâm tư tình cảm hết sức phức tạp. Vì vậy, người quản lý phải biết lựa
chọn, vận động, phải khéo léo, linh hoạt để thuyết phục đối tượng quản lý.
Tính nghệ thuật của quản lý còn phụ thuộc vào kinh nghiệm và những
thuộc tính tâm lý cá nhân của nhà quản lý vào cơ may, vận rủi, ...
Quản lý là một nghề.
Quản lý là một nghề hiểu theo nghĩa là phải được đào tạo và hình thành
một chuyên ngành quản lý.

3


KHOA HỌC QUẢN LÝ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Lâm Quảng

Câu 2: Phân tích cơ cấu tổ chức quản lý, các loại hình cơ cấu tổ chức quản lý
?
I.
1.
-

-

-

2.

Cơ cấu tổ chức quản lý.
Khái niệm về cơ cấu tổ chức quản lý.

Cơ cấu tổ chức quản lý là một chính thể gồm các bộ phận có chức năng,
quyền hạn, trách nhiệm khác nhau, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau,
được bố tri thành từng cấp, từng khâu, thực hiện các chức năng quản lý
nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Mỗi cơ cấu tổ chức quản lý bao giờ cũng gồm nhiều bộ phận hợp thành,
có mục tiêu riêng, đồng thời đều nhắm vào mục tiêu chung, mục tiêu cuối
cùng của công tác quản lý.
Mỗi bộ phận của cơ cấu tổ chức quản lý có tính độc lập tương đối, có
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định.
Mỗi cơ cấu tổ chức quản lý có 2 mối quan hệ cơ bản đó là cấp quản lý và
khâu quản lý, dựa trên quan hệ dọc, ngang:
+ Theo quan hệ ngang, cơ cấu quản lý chia thành các khâu khác nhau.
Khâu quản lý là một cơ quan quản lý độc lập, thực hiện một số chức
năng hay một phần chức năng quản lý nhất định và chịu sự lãnh đạo
của một cấp quản lý nhất định. Giữa các khâu là quan hệ hợp tác trong
sự phân công lao động quản lý.
+ Theo quan hệ dọc, cơ cấu quản lý được chia thành các cấp quản lý.
Cấp quản lý là một thể thống nhất các khâu quản lý (cấp trung ương,
cấp cơ sở…)
Những nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức quản lý.
Cú 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức quản lý:
- Nhóm thứ 1: bao gồm những thay đổi của đối tượng QL.
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của tiến bộ khoa học kỹ
thuật, khoa học công nghệ, sự phát triển của phân công lao động sản xuất
+ Trình độ phát triển của quan hệ sở hữu (sở hữu tài sản, sở hữu trí tuệ …)
của đối tượng quản lý.
+ Tính chất dặc điểm của ngành, của lĩnh vực quản lý, mức độ trang bị
của quá trình lao động quản lý.
- Nhóm thứ 2: bao gồm những biến đổi trong lĩnh vực hoạt động quản lý
và hoàn thiện cơ chế quản lý, công cụ quản lý.

+ Quan hệ tập trung thống nhất và phân cấp quản lý.
4


KHOA HỌC QUẢN LÝ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Lâm Quảng

+ Dân chủ hóa quá trình kinh tế - xã hội.
+ Quan hệ giữa quản lý ngành và quản lý lãnh thổ.
+ Cơ sở kỹ thuật của hoạt động quản lý và trình độ của cán bộ quản lý.
- Nhóm thứ 3: bao gồm thiết chế, thể chế chính trị xó hội và tổ chức nhà
nước.
+ Chế độ chính trị của quốc gia.
+ Cơ cấu quyền lực Nhà nước.
+ Quan hệ trung ương, địa phương.
3.

Những yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản lý.
Việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý phải đảm bảo những
yêu cầu sau đây:
- Số lượng cấp quản lý hợp lý, nhằm đảm bảo tính linh hoạt của cơ cấu tổ
chức quản lý và phù hợp với thực tế.
- Xác định phạm vi, chức năng, nhiệm vụ quản lý, trên cơ sở đó có sự
phân công hợp lý giữa các bộ phận, tránh chồng chéo, trùng lặp hoặc
không có người phụ trách.
- Về nguyên tắc một bộ phận của cơ cấu tổ chức có thể đảm nhiệm một
hoặc một số chức năng nhất định, nhưng một chức năng không nên giao
cho nhiều tổ chức đảm nhiệm.
- Xác định rõ mối quan hệ dọc, ngang đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ về

nhiệm vụ và hoạt động của các bộ phận trong tổ chức.
- Đảm bảo tính kinh tế và tính hiệu quả của hoạt động quản lý là cao nhất.
- Đảm bảo tính ổn định, song không bảo thủ trì trệ, linh hoạt song không
liên tục thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý.

II.
a)

Các loại hình cơ cấu tổ chức cơ bản.
Cơ cấu trực tuyến.

- Đây là mô hình tổ chức quản lý trong đó mỗi người cấp dưới chỉ nhận sự
điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo cấp trên.

5


KHOA HỌC QUẢN LÝ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Lâm Quảng

- Loại hình này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ 1 thủ
trưởng, đảm bảo tính tập trung thống nhất. Người lãnh đạo hoàn toàn chịu trách
nhiệm về kết quả công việc của người dưới quyền.
- Quản lý theo loại hình cơ cấu trực tuyến đòi hỏi người lãnh đạo phải có
kiến thức toàn diện để chỉ đạo các bộ phận chuyên môn.
- Cơ cấu này hạn chế sử dụng các chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao
của từng mặt quản lý và thường được áp dụng ở những đơn vị có quy mô nhỏ.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức trực tuyến:


b)

Cơ cấu chức năng.

- Đây là loại hình cơ cấu tổ chức trong đó từng chức năng quản lý được
tách riêng do một bộ phận hay do một cơ quan đảm nhiệm và cơ quan chức năng
trực tiếp điều khiển các bộ phận thực hiện ở cấp dưới.
- Loại hình này có:
Ưu điểm :
+ Thực hiện chuyên môn hóa các chức năng quản lý.
+ Thu hút các chuyên gia có kiến thức sâu vào công tác quản lý.
Nhược điểm:
6


KHOA HỌC QUẢN LÝ
+

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Lâm Quảng

Cấp dưới phải phục tùng nhiều nhiều đầu mối chỉ đạo khác nhau của cùng
một cơ quan quản lý cấp trên, đặc biệt khi đầu mối chức năng cấp trên quá
nhiều sẽ dẫn tới việc có các mệnh lệnh trái ngược nhau, gây khó khăn cho
người thực hiện từ đó làm suy yếu chế độ thủ trưởng.

c)

Cơ cấu kết hợp.

Có 2 loại cơ cấu tổ chức quản lý kết hợp được dùng phổ biến là:

Cơ cấu trực tuyến – tham mưu. Đây là cơ cấu dựa trên nguyên tắc quản lý
trực tuyến nhưng bên cạnh người lãnh đạo có bộ phận tham mưu (phòng, ban,
tổ, cá nhân ) giúp cho người lãnh đạo đưa ra quyết định. Người lãnh đạo ra
quyết định và chịu trách nhiệm trước công việc của người thừa hành trực tiếp
của mình.

7


KHOA HỌC QUẢN LÝ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Lâm Quảng

Cơ cấu trực tuyến - chức năng:
Đây cũng là cơ cấu dựa trên nguyên tắc quản lý trực tuyến và có bộ phận
tham mưu, nhưng do đối tượng quản lý ngày càng phức tạp và yêu cầu quản lý
ngày càng mở rộng nên bộ phận tham mưu thành các cơ quan chuyên môn hóa
theo chức năng riêng đi sâu vào các lĩnh vực quản lý nhằm chuẩn bị các quyết
định, dự án để người lãnh đạo thông qua.
Nhược điểm của cơ cấu tổ chức này là số cơ quan chức năng tăng dễ làm
cho bộ máy trở nên cồng kềnh, người lãnh đạo phải luôn điều hòa, phối hơp hoạt
động giữa các bộ phận.

d)

Cơ cấu chương trình mục tiêu
Đây là loại hình cơ cấu quản lý theo dự án (đề tài, sản phẩm … ), theo
chương trình.

Đặc điểm của cơ cấu này là các ngành có quan hệ đến việc thực hiện

chương trình mục tiêu được liên kết lại và thành lập một tổ chức để quản lý
thống nhât chương trình và được gọi là Ban chủ nhiệm chương trình mục tiêu.
Ban này có nhiệm vụ điều hòa phối hợp các thành viên, điều phối các nguồn dự
trữ, giải quyết các quan hệ lợi ích … nhằm đạt được mục tiêu của chương trình
đã định.
Ngày nay do yêu cầu của phát triển các ngành kinh tế - xã hội ỏp dụng các
tiến bộ của khoa học công nghệ, đổi mới sản phẩm … xuất hiện cơ cấu tổ chức
quản lý theo chương trình mục tiêu. Ví dụ: chương trình 135, chương trình 322,
112 …
8


KHOA HỌC QUẢN LÝ

e)

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Lâm Quảng

Cơ cấu ma trận.

Là loại hình cơ cấu tổ chức quản lý hiện đại, có hiệu quả được xây dựng trên
cơ sở kết hợp cơ cấu trực tuyến và cơ cấu chương trình mục tiêu.




Việc quản lý theo từng lĩnh vực hoạt động của tổ chức như nghiên cứu
khoa học, khảo sát, thiết kế, sản xuất, cung ứng … được xây dựng phù
hợp với cơ cấu trực tuyến (theo chiều dọc). Còn việc quản lý các chương
trình, dự án, đề tài … thì được tổ chức phù hợp với cơ cấu chương trình

mục tiêu (theo chiều ngang).
Trong mô hình cơ cấu tổ chức này, người lãnh đạo chương trình quyết
định cái gì, khi nào cần phải làm theo kế hoạch cụ thể, còn người lãnh đạo
trực tuyến thì quyết định ai sẽ thực hiện, và thực hiện như thế nào, công
tác này hay công tác khác.

Cơ cấu tổ chức ma trận có ưu điểm sau đây:
+ Giảm bớt công việc của người lãnh đạo cấp trên bằng cách giao cho cấp quản
lý trung gian quyền ra quyết định trong điều kiện duy trì sự thống nhất giữa
công tác phối hợp và kiểm tra.
+ Đảm bảo tính mềm dẻo và linh hoạt để sử dụng các nguồn lực khi thực hiện
một số chương trình trong phạm vi hệ thống tổ chức, như xóa bỏ những khâu và
9


KHOA HỌC QUẢN LÝ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Lâm Quảng

cơ cấu trung gian trong việc quản lý các chương trình về mặt chuyên môn,
nghiệp vụ.
+ Tăng cường trách nhiệm cá nhân của người lãnh đạo đối với chương trình nói
chung và đối với từng yếu tố chương trình.
+ Tổ chức hiệp đồng chính xác trên cơ sở phân phối lại các nhiệm vụ một cách
hợp lý trong hệ thống quản lý và áp dụng các biện pháp quản lý hiện đại.

10


KHOA HỌC QUẢN LÝ


GVHD: PGS.TS.Nguyễn Lâm Quảng

Câu 3: Phân tích vai trò và các yêu cầu đối với quyết định quản lý. Công tác
hoạch định và tổ chức thực hiện quyết định.
I.
1.




Vai trò và các yêu cầu đối với quyết định quản lý
Khái niệm quyết định quản lý.
Theo nghĩa rộng: Quyết định quản lý là hành vi chỉ sự lựa chọn hay phán
quyết của cá nhân hay tổ chức về một vấn đề nào đó trong những điều
kiện, hoàn cảnh nhất định nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân hay tập thể.
Khác với quyết định thông thường quyết định quản lý gắn với hoạt động
của chủ thể quản lý có quyền uy tác động vào đối tượng quản lý để đạt
được mục tiêu đã đề ra. Vậy, quyết định quản lý có thể định nghĩa như
sau:

+ Quyết định quản lý là hành vi có tính chỉ thị của chủ thể quản lý để định
hướng tổ chức và kích thích hoạt động của đối tượng quản lý nhằm thực hiện
các mục tiêu đã đề ra.
+ Quyết định quản lý là những mệnh lệnh, chỉ thị, biện pháp có tính bắt
buộc của người lãnh đạo, quản lý đối với đối tượng quản lý.
2.

Vai trò của quyết định quản lý.


Vai trò của quyết định quản lý được thể hiện trên các mặt sau đây:





Toàn bộ quá trình quản lý thực chất là quá trình ra các quyết định và tổ
chức thực hiện các quyết định đó.
Quyết định quản lý và quá trình tổ chức thực hiện là yếu tố cơ bản chi
phối toàn bộ quá trình vận động của hệ thống quản lý.
Chất lượng quyết định quản lý và hiệu quả tổ chức thực hiện là thước đo
năng lực của người lãnh đạo, quản lý ở mọi lĩnh vực, mọi cấp khác nhau.
Quyết định quản lý tác động mạnh tới hệ thống quản lý, là yếu tố quyết
định thắng lợi hay thất bại của một chính sách kinh tế - xã hội hay vận
mệnh của một quốc gia.

=> Quyết định quản lý có vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành
công của một công việc, một dự án, ...
3.

Các yêu cầu cơ bản đối với quyết định quản lý.

Bất kỳ một quyết định quản lý nào cũng đều có những yêu cầu cơ bản sau đây:
a) Có căn cứ khoa học và toàn diện:

11


KHOA HỌC QUẢN LÝ


GVHD: PGS.TS.Nguyễn Lâm Quảng

Quyết định quản lý phải phự hợp với yêu cầu của các quy luật khách
quan, phù hợp với đối tượng tác động trên cơ sở phân tích đúng thực trạng, tình
huống cụ thể của đối tượng quản lý, có thông tin đầy đủ, chính xác.
b) Có tính khả thi.
Quyết định quản lý cần phải được đảm bảo bằng những nguồn vật tư, tài
chính,lao động, trang bị kỹ thuật, bộ máy, con người và thời gian để thực hiện.
c) Đảm bảo tính thống nhất.
Các quyết định quản lý phải có mối liờn hệ và thống nhất với nhau, bổ
sung cho nhau giữa cấp trên, cấp dưới, giữa các ngành, lĩnh vực, giữa quyết định
trước và quyết định sau.
d) Đúng thẩm quyền.
Việc ra quyết định quản lý phải gắn với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi bộ phận và mỗi người lãnh đạo, quản lý. Cấp
dưới không được ra quyết định vượt quá phạm vi chức năng, quyền hạn của
mình, không được trốn tránh ỷ lại vào cấp trên. Cấp trên không được lạm quyền
cấp dưới, không bao biện, làm thay câp dưới.
e) Kịp thời, chính xác.
Quyết định quản lý phải được đề ra đúng thời điểm, đúng đối tượng, đúng
tình huống cần thiết. Quyết định phải rõ ràng, dễ hiểu.
f) Tính kinh tế và hiệu quả cao.
Quyết định quản lý thể hiện hoạt động kinh tế - xã hội của tổ chức vì vậy
yêu cầu quan trọng là phải có tính kinh tế và tính hiệu quả.
Công tác hoạch định và tổ chức thực hiện quyết định

II.
1.

Quá trình xây dựng và ra quyết định quản lý.


a) Những cơ sở để ra quyết định quản lý.
Quyết định quản lý do chủ thể quản lý xây dựng và ban hành. Cơ sở của
việc xây dựng và ra quyết định quản lý bao gồm:
- Dựa vào các yêu cầu của các quy luật khách quan. Quyết định quản lý được
xây dựng dựa trên cơ sở tuân thủ những yêu cầu của quy luật khách quan, như
các quy luật về chính trị, kinh tế, xã hội, tâm lý, tổ chức …
12


KHOA HỌC QUẢN LÝ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Lâm Quảng

- Dựa vào các nguyên tắc quản lý: quyết định quản lý luôn luôn dựa vào nguyên
tắc quản lý đã được xác định. Xa rời các nguyên tắc đó sẽ rơi vào tình trạng
quyết định mâu thuẫn, triệt tiêu nhau, không có tính khả thi.
- Dựa trên cơ sở thông tin: thông tin là cơ sở ban đầu, là tư liệu quan trọng cần
thiết cho việc ra quyết định quản lý, do đó thông tin phải đầy đủ, chính xác và
kịp thời.
- Dựa trên cơ sở đảm bảo các nguồn lực cần thiết: quyết định quản lý phải được
đảm bảo thực hiện bằng những nguồn lực cần thiết như vật tư, tài chính, lao
động, trang bị kỹ thuật, bộ máy và con người.
b) Các bước ra quyết định quản lý.
Quyết định quản lý thường được tiến hành theo các bước sau đây:
- Phát hiện vấn đề, sơ bộ đề ra nhiệm vụ.
- Xác định mục tiêu.
- Chọn tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả.
- Thu thập thông tin và xử lý thông tin.
- Dự kiến các phương án bao gồm cả mục tiêu và các phương tiện để thực

hiện.
- So sánh các phương án theo tiêu chuẩn và hiệu quả đã xác định.
- Ra quyết định chính thức.
Trên thực tế tùy theo phạm vi lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức tạp mà có
thể thực hiện đủ tất cả các bước hoặc bỏ đi một số bước.
c)

Các phương pháp ra quyết định quản lý.
Để ra các quyết định quản lý người ta thường sử dụng các phương pháp
khác nhau. Cụ thể là các phương pháp sau đây:

- Phương pháp kinh nghiệm.
o
o

Là phương pháp dựa trờn kinh nghiệm hay sự từng trải về lĩnh vực hoạt
động của nhà quản lý.
Ưu điểm phương pháp này là người ra quyết định am hiểu vấn đề, các
quyết định sau thường mang tính kế thừa các quyết định trước nên tốn ít
thời gian và kinh phí.
13


KHOA HỌC QUẢN LÝ
o

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Lâm Quảng

Tuy nhiên phương pháp này có một số hạn chế sau đây:
+ Đòi hỏi người quản lý có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và có khả năng

phán đoán tốt.
+ Dựa vào kinh nghiệm nghĩa là dựa vào cảm tính để đề ra quyết định
quản lý mà không xuất phát từ bản chất vấn đề nên dễ mắc sai lầm.
+ Không thể áp dụng cho các vấn đề mới.

- Phương pháp thực nghiệm.
o

o

Là phương pháp ra quyết định quản lý dựa trên cơ sở tiến hành thí
nghiệm, thực nghiệm đánh giá các phương án giải quyết vấn đề từ trước
khi ra quyết định để áp dụng rộng rãi.
Phương pháp này có ưu điểm là kiểm tra trực tiếp phương án trên thực tế
trước khi ra quyết định chính thức nên hạn chế được sai lầm. Tuy nhiên
nó có những nhược điểm là tốn kém kinh phí, đòi hỏi đủ thời gian để kiểm
nghiệm.

- Phương pháp phân tích.
o

o
o

Là phương pháp ra quyết định quản lý dựa trên cơ sở phân tích làm rõ bản
chất vấn đề cần giải quyết, xem xét trên nhiều phương diện và đặt trong
các mối liờn hệ tác động qua lại lẫn nhau.
Ưu điểm của phương pháp này là có thể áp dụng cho cả vấn đề cũ và mới,
ít tốn kém thời gian và kinh phí, có thể mô hình hóa và có độ tin cậy cao.
Nhược điểm: phương pháp này đòi hỏi các kiến thức tổng hợp trong áp

dụng các kỹ thuật phân tích.

- Phương pháp tổng hợp.
o

o

2.

Là phương pháp ra quyết đinh quản lý trên cơ sở kết hợp các phương
pháp đánh giá khác nhau để giải quyết vấn đề nhằm đạt được mục tiêu đề
ra.
Phương pháp này khắc phục được các hạn chế của các phương pháp
trước, đông thời tận dụng được các ưu điểm của nó. Do vậy, phương pháp
này được sử dụng tương đối rộng rãi.
Quá trình tổ chức thực hiện quyết định.

Quá trình tổ chức thực hiện quyết định là một quá trình khó khăn phức tạp và
cú thể chia thành các bước sau đây:
14


KHOA HỌC QUẢN LÝ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Lâm Quảng

a) Truyền đạt quyết định.
- Quyết định phải được truyền đạt tới đối tượng thực hiện một cách kịp thời và
chính xác.
+

+

Trong quyết định cần ghi cụ thể như cần làm gì? Ai làm? Làm ở đâu? Khi
nào? Ai kiểm tra và thời gian kiểm tra ?.
Cần làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ quyết định, thông suốt tư tưởng,
đem hết nhiệt tình, sáng tạo ra để thực hiện.

b) Lập kế hoạch thực hiện quyết định.
- Cần xây dựng kế hoạch thực hiện quyết định theo thời gian và không gian, tùy
theo tính chất phạm vi của quyết định. Kế hoạch bao gồm việc sử dụng phối hợp
các biện pháp kinh tế hành chính, giáo dục trong quá trình thực hiện.
- Các phương án tổng hợp huy động nguồn nhân lực, tài chính, vật tư, lực lượng
dự trữ cho việc thực hiện.
- Các phương án về tổ chức bộ máy, cán bộ cho việc thực hiện quyết định nếu
thấy cần thiết.
c) Bố trí nguồn lực thực hiện quyết định.
− Đây là khâu trực tiếp biến quyết định thành hiện thực, trong đó quan trọng

nhất là
− Điều động, bố trí cán bộ.
− Huy động các nguồn vật tư, tài chính và điều hành việc thực hiện.
d) Kiểm tra việc thực hiện quyết định.
− Kiểm tra việc thực hiện quyết định là khâu quan trọng và không thể thiếu

trong quá trình thực hiện quyết định.
− Mục đích của kiểm tra là nâng cao trách nhiệm của người thực hiện, kịp thời
uốn nắn, điều chỉnh những sai sót, lệch lạc khi thực hiện, phát hiện những
gương tốt để động viên khen thưởng, nhân rộng những kinh nghiệm tốt.
− Sử dụng nhiều hình thức kiểm tra khác nhau như: dùng các chuyên gia kiểm
tra theo chức năng, nhiệm vụ chuyên môn, kiểm tra thông qua quần chúng,

kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.
− Kiểm tra là việc làm thường xuyên, nhưng tránh không được gây khó khăn,
cản trở đối tượng thực hiện quyết định.
e) Điều chỉnh quyết định.
15


KHOA HỌC QUẢN LÝ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Lâm Quảng

− Trong quá trình thực hiện quyết định sẽ xuất hiện các yếu tố khách quan và

chủ quan, có yếu tố không như kế hoạch đá định. Vi vậy, cần có những điều
chỉnh kịp thời.
− Trong điều chỉnh cần tránh hai khuynh hướng là bảo thủ, trì trệ, thấy sai
nhưng không sửa hoặc điều chỉnh liên tục không cần thiết gây hoang mang,
thiếu tin tưởng cho người thực hiện.
f) Tổng kết việc thực hiện quyết định.
− Tổng kết việc thực hiện quyết định nhằm rút ra những bài học cần thiết, bổ

sung làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiệm quản lý.
− Các nội dung của công tác tổng kết việc thực hiện bao gồm:
+ Đánh giá lại chất lượng quyết định và chất lượng thực hiện quyết định.
+ Tìm ra nguyên nhân những cản trở và sai sót trong quá trình thực hiện quyết
định quản lý.
+ Nắm chắc hơn đối tượng quản lý, bộ máy và cán bộ trong hệ thống.

16



KHOA HỌC QUẢN LÝ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Lâm Quảng

Câu 4: Phân tích vai trò của người cán bộ quản lý. Phẩm chất, năng lực của
người cán bộ quản lý.
Cán bộ quản lý là các cá nhân thực hiện những chức năng và nhiệm vụ
quản lý nhất định của bộ máy quản lý.
- Cán bộ được nhận vào chức danh quản ly theo hai hình thức: tuyển cử
hoặc bổ nhiệm.
- Người được tuyển cử, hay bổ nhiệm chiu trách nhiệm trước cơ quan
tuyển cử hay bổ nhiệm mình.
1.

Vai trò của cán bộ quản lý.

- Đội ngũ cán bộ quản lý là một trong những nhân tố quyết định sự thành
công hay thất bại của một hệ thống quản lý và hiệu quả của các hoạt động
kinh tế - xã hội.
- Ngày nay vai trò của cán bộ quản lý càng tăng cao vì các lý do sau đây:
+ Sản xuất xã hội ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và
có sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường. Điều đó làm tăng số lượng các
phương án lựa chọn như vậy sẽ làm khó khăn hơn cho cán bộ quản lý trong
việc đưa ra các quyết định đúng đắn, hợp lý, kịp thời …
+ Tác động của các quyết định quản lý đối với kinh tế - xã hội sâu sắc,
đưa lại hiệu quả kinh tế lớn, hoặc ngược lại. Điều đó đòi hỏi tinh thần trách
nhiệm cao và sự sáng suốt, năng động của mỗi cán bộ quản lý.
+ Sự tăng nhanh khối lượng tri thức, độ phức tạp của cơ cấu tri thức đòi
hỏi người cán bộ quản lý phải nhanh nhạy, nắm bắt thông tin và xử lý thông

tin để đưa ra quyết định đúng đắn và hiệu quả.
2.

Phẩm chất, năng lực của người cán bộ quản lý

Tùy theo lĩnh vực hoạt động khác nhau ở các cấp và vị trí khác nhau mà các
yêu cầu đối với cán bộ quản lý cũng khác nhau. Tuy nhiên dự hoạt động ở lĩnh
vực nào, cấp nào thì người cán bộ quản lý cũng đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu
sau đây:
− Yêu cầu về phẩm chất chính trị: Yêu cầu này đòi hỏi người cán bộ quản lý

phải có quan điểm, lập trường và bản lĩnh chính trị vững vàng. Ở cấp càng
cao thị yêu cầu này đòi hỏi càng cao.
17


KHOA HỌC QUẢN LÝ

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Lâm Quảng

− Yêu cầu về kiến thức pháp luật: Cán bộ quản lý phải nắm vững pháp luật,

nhất là các pháp luật liên quan đến chuyên môn của mình, không vi phạm
pháp luật.
− Yêu cầu về chuyên môn.


Đạo đức là chuẩn mực, phẩm chất của con người được xã hội chấp nhận.
Tiêu chuẩn đạo đức còn đòi hỏi người cán bộ quản lý phải tuân thủ các
chuẩn mực nhất định, biểu lộ qua ý thức, thái độ công tác, trong quan hệ

với mọi người xung quanh.



Tác phong thể hiện thông qua phương pháp và nghệ thuật ứng xử để thực
hiện nhiệm vụ. Tác phong khoa học, nói đi đôi với làm.

Đạo đức tác phong là chuẩn mực quan trọng đối với người cán bộ quản lý và
là tiêu chí cơ bản để đánh giá cán bộ.

18



×