Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

một số biện pháp giúp học sinh lớp 3 học tốt phần mềm Paint

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 30 trang )

MỤC LỤC
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...............................................................................2
1/ ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................2
2/ MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI.....................................................................................3
3/ LỊCH SỬ ĐỀ TÀI.........................................................................................4
4/ PHẠM VI ĐỀ TÀI........................................................................................4
II/ NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM........................................................4
1/ THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI...............................................................................4
2/ NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT.................................................................8
3/ CÁC BIỆN PHÁP CẦN GIẢI QUYẾT.......................................................8
4/ KẾT QUẢ CHUYỂN BIẾN CỦA ĐỐI TƯỢNG.......................................22
III/ KẾT LUẬN.............................................................................................25
1/ TÓM LƯỢC GIẢI PHÁP...........................................................................25
2/ PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG..........................................................26
3/ KIẾN NGHỊ................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................28

1


I.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Đặt vấn đề:
Giáo dục có vai trò rất quan trọng trong tiến trình phát triển
của xã hội loài người. Nhất là thời kì đất nước phát triển như hiện
nay, nước ta trên con đường đổi mới, chính sách mở cửa quan hệ
với các nước trên thế giới tăng, sự bùng nổ công nghệ thông tin
trên thế giới, do đó môn Tin học ngày càng được quan tâm và đầu
tư hơn. Chúng ta cũng xác định thấy rõ vị trí, tầm quan trọng của
môn học này, là một công cụ tạo điều kiện hoà nhập với cộng đồng


quốc tế và khu vực, tiếp cận thông tin quốc tế và khoa học kĩ thuật
mới như hiện nay, tiếp cận những nền văn hoá tiên tiến khác trên
thế giới.
Môn Tin học trong trường Tiểu học hiện nay giữa vai trò
quan trọng đây cũng là môn học và công cụ đắt lực cho sự nghiệp
giáo dục, các em học sinh được học môn Tin học ở bậc Tiểu học sẽ
giúp cho các em rất nhiều ở các cấp học trên. Tin học trong thời đại
hiện nay ở nước ta được xem như là một môn rất bổ ích thu hút
giới trẻ tìm hiểu.
Tại trường Tiểu học Hồ Văn Huê, môn Tin học là môn học
mới đối với các em học sinh khối 3, nhưng sau một thời gian tiếp
xúc, các em say mê hứng thú, yêu thích môn học, do vậy tôi luôn
tạo cho các em sự tò mò hứng thú, nhất là trong giờ lí thuyết và cả
giờ thực hành, các em biết vận dụng vào các môn học khác, đặc
biệt là phương tiện hữu ích trong việc tìm tòi kiến thức mới, môn
học này xuất phát từ nhu cầu thực tế Công nghiệp hoá – Hiện đại
hoá đất nước để hội nhập thế giới, các em dần làm quen và đi vào
hứng thú với môn học này.
Tin học không chỉ là môn cung cấp các kĩ năng sử dụng máy
tính mà còn giúp học sinh rèn luyện kĩ năng logic, hình thành năng
lực tổ chức và xử lí thông tin, bước đầu hiểu khả năng ứng dụng
Công nghệ thông tin trong học tập. Trong chương trình Tin học lớp
3, với phần mềm đồ hoạ Paint học sinh ứng dụng trong môn Mĩ
thuật, học được từ môn Mĩ thuật đễ vẽ những hình ảnh sao cho
2


sinh động, hài hoà thẫm mĩ trên máy tính. Paint là một phần mềm
đòi khỏi khả năng sử dụng tốt khéo léo các thao tác sử dụng chuột
kết hợp với bàn phím và năng lực sáng tạo, tính thẫm mĩ của học

sinh.
Là một giáo viên Tin học, tôi luôn chứng kiến cảnh học sinh
chưa biết về máy tính, chưa hiểu về cách sử dụng máy tính, bên
cạnh các em chăm ngoan học tốt, vẫn còn khá nhiều em gặp khó
khăn trong việc học môn Tin học. Đặc biệt là học sinh lớp 3/1
trường Tiểu học Hồ Văn Huê nhiều em chưa có hứng thú trong học
tập, thao tác còn chậm, chưa biết thao tác trên phần mềm Paint vì
vậy tôi mạnh dạn chia sẽ một số ý kiến. suy nghĩ của mình qua
sáng kiến: “Một số giải pháp trong giảng dạy chương trình
phần mềm đồ hoạ Paint môn Tin học lớp 3.” Với mong muốn
học sinh học phần mềm đồ hoạ Paint đạt kết quả tốt hơn.
2. Mục đích đề tài:
Bậc tiểu học, môn học này bước đầu giúp học sinh làm quen
với một số kiến thức ban đầu về Công nghệ thông tin như: một số
bộ phận của máy tính thường dùng, rèn luyện một số kĩ năng sử
dụng máy tính…
Phần mềm đồ hoạ Paint là phần mềm giúp học sinh vẽ trên
máy tính. Đây là phần mềm yêu cầu kĩ năng sử dụng chuột kết hợp
thành thạo với kĩ năng sử dụng bàn phím, tính sáng tạo và khả
năng thẩm mĩ cao đối với học sinh. Với đề tài “một số giải pháp
trong giảng dạy chương trình phần mềm đồ hoạ Paint môn Tin học
lớp 3” nhằm cung cấp một số biện pháp giúp các em học tốt hơn
chương trình em tập vẽ.
Hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần
thiết cho người lao động hiện đại. Học sinh ứng dụng trong môn
Mĩ thuật, học được từ môn Mĩ thuật để vẽ những hình ảnh sao cho
sinh động, hài hoà, thẫm mĩ. Trong chương trình Tin học ở bậc
Tiểu học được phân bố xen kẽ giữa các bài vừa học, vừa chơi.
Điều đó sẽ rèn luyện cho học sinh óc tư duy sáng tạo trong quá
3



trình chơi những trò chơi mang tính bổ ích, giúp cho học sinh thư
giản sau những giờ học căng thẳng ở lớp…

3. Lịch sử đề tài
Học sinh là chủ thể của hoạt động dạy học, trong hoạt động
và bằng hoạt động tự giác, tích cực. Kiến thức tin học là những nội
dung tương đối mới mẽ, xa lạ và có nhiều khái niệm rất trừu tượng
đối với nhiều học sinh. Trong đề tài này, tôi chia sẻ một số giải
pháp giúp học sinh say mê, hứng thú, yêu thích môn học, biết vận
dụng kiến thức của mình vào cuộc sống, hoàn thiện và thành thạo
các thao tác khi tương tác với phần mềm Paint, linh hoạt trong khi
sử dụng các công cụ vẽ của phần mềm.
Giáo viên kết hợp giữa lí thuyết và thực hành phù hợp, không
xem nhẹ giờ dạy lí thuyết khi đó giờ thực hành sẽ tốt hơn cũng như
học sinh học thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lí thuyết.
Trong phần mềm đồ hoạ Paint có rất nhiều công cụ hổ trợ
cho việc vẽ, thiết kế các hình ảnh đa dạng, phong phú. Vì vậy để
hướng dẫn học sinh biết kết hợp các công cụ vẽ với nhau một cách
thích hợp là điều quan trọng để giúp các em hoàn thành tốt các nội
dung bài học.
4. Phạm vi đề tài
Nội dung kiến thức trong chương 4: “Em tập vẽ” sách luyện
tập tin học lớp 3 quyển 2
Đề tài xoay quanh việc làm như thế nào để giảng dạy chương
trình phần mềm đồ hoạ Paint môn Tin học lớp 3 một cách hiệu quả
nhất.
II.


NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
1. Thực trạng đề tài

4


Hiện nay học sinh trường Tiểu học Hồ Văn Huê được học
môn Tin học theo nội dung chương trình môn Tin học được dạy
theo bộ sách Luyện tập Tin học 3 tập 1, Luyện tập Tin học 3 tập 2,
Luyện tập Tin học 4 tập 1, Luyện tập Tin học 4 tập 2, Luyện tập
Tin học 5 tập 1, Luyện tập Tin học 5 tập 2 do Bộ Giáo dục và Đào
tạo quy định.
Nhà trường được trang bị một phòng máy với 19 máy cho
học sinh và 1 máy chủ dành cho giáo viên, các em được học một
tiết lí thuyết, một tiết thực hành.
Nhà trường đã trang bị cho giáo viên đầy đủ sách giáo khoa
và các phần mềm kèm theo.
a. Thực trạng chung
Tin học là một môn học mới, khó học, có nhiều khái niệm
trừu tượng, nhiều thuật ngữ chuyên ngành, ngôn ngữ tiếng Anh, vì
vậy học sinh khó hiểu, khó hình dung, còn xa lạ với học sinh Tiểu
học.
Phần mềm đồ hoạ Paint là một phần mềm mới đối với các em
học sinh Tiểu học, các em chưa bao giờ được tiếp xúc với bất kì
phần mềm nào có tính năng tương tự. Ngoài ra phần mềm đồ hoạ
Paint có các công cụ hổ trợ vẽ, tô màu. Phần mềm độ hoạ Paint là
một ứng dụng đồ hoạ máy tính đơn giản của Microsoft Windows.
Với sự đơn giản của nó, các em học sinh nhanh chóng bị thu hút
bởi các tính năng vẽ thuận tiện.
Với học sinh lớp 3, phần mềm đồ hoạ Paint cung cấp cho các

em các công cụ vẽ nhằm giúp các em tạo ra các hình ảnh sinh
động, hài hoà thẩm mĩ từ đó luyện cho các em khả năng tư duy,
sáng tạo, bước đầu hình thành các thao tác sử dụng máy tính đồng
thời giúp các em thư giản sau mỗi giờ học căng thẳng.
b. Thực trạng học sinh lớp 3 trường Tiểu học Hồ Văn Huê học
phần mềm đồ hoạ Paint
Thuận lợi:
5


Được sự đầu tư của các cấp, các ban ngành nên nhà trường
có 1 phòng Tin Học với các thiết bị máy móc, trang thiết bị phục
vụ dạy học môn Tin học.
Giáo viên được Đào tạo bài bản trong môi trường sư phạm.
Có đủ kiến thức về bộ môn Tin Học để đáp ứng nhu cầu dạy học
môn Tin học. Thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn qua các
buổi học chuyên môn cũng như rút ra các kinh nghiệm dạy học từ
những tiết dạy được dự giờ và dự giờ các giáo viên khác và tự học
để cập nhật kịp thời những bước thay đổi của công nghệ thông tin.
Tin học là một môn học mới, trực quan, sinh động, giúp học
sinh khám phá nhiều lĩnh vực cũng như hỗ trợ cho các em học tốt
các môn học khác. Học sinh rất thích thú học môn Tin học, đặc biệt
là các tiết thực hành.
Khó khăn:
Với số lượng lớp học nhiều và học sinh đông mà số lượng
máy tính có hạn nên các em phải thay phiên nhau thực hành vì thế
các em không có nhiều thời gian để thực hành các bài thực hành
mà bài học yêu cầu.
Đa số học sinh chưa được tiếp xúc với máy tính nhiều và
máy tính là một thiết bị phức tạp, khó sử dụng nên các em còn gặp

nhiều khó khăn trong việc sử dụng máy tính.
Giao diện của phần mềm Paint hoàn toàn bằng Tiếng Anh
nên các em gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng phần mềm.
Ngoài ra do giao diện phần mềm Paint trong sách giáo khoa không
cập nhật kịp so với các phiên bản phần mềm Paint theo các hệ điều
hành nên các em gặp khó khăn trong việc tự học ở nhà cũng như
việc dạy của giáo viên.
Qua công tác giảng dạy môn Tin học một số lớp tôi được sự
góp ý của các đồng nghiệp rút ra được một số nhận định sau:
Bài dạy: Bài 17: Làm quen với các công cụ vẽ Paint (tiết 2).
Lớp 3/1
6


Giáo viên dạy: Phan Ngọc Phương Trinh.
Nội dung bài: Ráp hình bằng công cụ Select.
Trong tiết học này tôi thống kê được số liệu như sau:
Số tiết Lớ Sĩ số
p
1
3/1
32

Hoàn thành tốt Hoàn
thành
25%
42%

Chưa hoàn thành
33%


Mức độ thao tác

Trước khi thực hiện chuyên đề
Sỉ số
Tỉ lệ
Thao tác nhanh đúng 8/32
25%
Thao tác đúng
13/32
42%
Thao tác chậm, chưa 11/32
33%
biết thao tác
Ưu điểm
Giáo viên:
Dạy đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Chuẩn bị phương tiện dạy học đầy đủ.
Dạy có kèm thực tiển minh hoạ trên máy tính.
Học sinh:
Tập trung theo dõi bài, lắng nghe giáo viên giảng bài.
Các em rất thích ráp hình bằng công cụ Select.
Khuyết điểm
7


Giáo viên:
Phân bố thời gian chưa hợp lý giữa lý thuyết và thực hành.
Đa số tập trung hướng dẫn các em học sinh giỏi, khá.
Học sinh

Còn bở ngỡ khi tiếp xúc bài mới.
Một số em còn lo ra xem nhẹ môn Tin Học.
Một số em không thích thú môn học.
Nguyên nhân
Giáo viên:
Do chú trọng phần dạy lí thuyết hơn nên thời gian thực hành
ít gây nhàm chán cho học sinh.
Trong quá trình thực hành không quán xuyến được các em
học sinh
Chưa khai thác tư duy sáng tạo của học sinh
Chưa làm cho học sinh say mê hứng thú với môn học.
Học sinh:
Các em chưa tiếp xúc với phần mềm Paint lần nào, về nhà
các em không có máy tính để thực hành.
Các em còn nhỏ hay mê chơi không chú ý vào bài học.
Chưa thấy được tầm quan trọng của môn học này nên còn lơ
là trong việc học.
Đa số phụ huynh học sinh ít được học môn Tin Học nên
không thể hướng dẫn cho con em mình.
Do môn Tin học là môn mới đưa vào chương trình giảng dạy,
và mới thay sách “Cùng học Tin học ” sang sách “Luyện tập Tin
học ” nên luôn tồn tại những ưu điểm khuyết điểm khác nhau. Do
đó tôi luôn tự học hỏi, dự giờ rút kinh nghiệm để nâng cao chất

8


lượng giảng dạy, nâng cao chất lượng học sinh giúp các em sử
dụng phần mềm một cách thành thạo hơn.
2. Nội dung cần giải quyết

Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài
giảng phù hợp với phần mềm trong giảng dạy đồ họa Paint.
Khai thác tất cả các công cụ trong phần mềm đồ họa Paint để
hướng dẫn cho học sinh.
Khai khác đề tài mở cho học sinh.
Sử dụng một số phần mềm hổ trợ soạn giảng và giảng dạy, tổ
chức các trò chơi nhằm củng cố cho học sinh.
3. Các biện pháp giải quyết
3.1 Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế
bài giảng phù hợp với phần mềm trong giảng dạy đồ họa Paint.
Để giảng dạy tốt đồ họa Paint đòi hỏi giáo viên phải nghiên
cứu xây dựng kế hoạch bài dạy. Tức là giáo viên biết kết hợp giữa
giờ học lý thuyết và giờ học thực hành sao cho phù hợp, không
xem nhẹ giờ dạy lí thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi
học thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lí thuyết. Trong một tiết
học, giáo viên cần dạy tốt lí thuyết trước rồi sẽ hướng dẫn các em
thực hành sau.
Khi dạy thực hành, giáo viên giao bài tập cho học sinh một
cách cụ thể, rõ ràng và kết hợp cả kiến thức của bài trước. Đứng
trước mỗi bài thực hành giáo viên hướng dẫn cho các em phân tích
yêu cầu của bài và phải được bài như yêu cầu thì các em phải làm
những công việc gì? trước khi học sinh làm để học sinh quan sát
thực chính xác và nhanh hơn.

Ví dụ: Bài thực hành 1. Vẽ theo mẫu:
9


Giáo viên giao bài tập thực hành cho cả lớp, sau đó hướng
dẫn các em phân tích hình mẫu: Bức thư gồm mẫu hình chữ nhật,

mẫu đường thẳng, nền.
Tiếp theo giáo viên hướng dẫn các bước thực hiện vẽ trực
tiếp trên máy cho học sinh dựa trên phần mềm Netop school hoặc
sử dụng máy chiếu để học sinh dể quan sát thao tác của giáo viên.
Các bước vẽ:
Bước 1: Chọn nét vẽ, chọn mẫu vẽ.
Bước 2: Chọn mẫu

để vẽ hình chữ nhật.

Bước 3: Chọn mẫu

để tạo thành bức thư.

10


Bước 4: Tô màu cho bức thư.

Trong khi thực hành nếu các em nào chưa thực hành được,
giáo viên sẽ đến chỗ các em ngồi để hướng dẫn các thao tác.

11


Để dạy tốt phần mềm đồ họa Paint thì giáo viên sử dụng phần
mềm Netop School để giảng dạy cho học sinh.

12



Ví dụ bài 21: Vẽ theo mẫu (tiếp theo)

Đầu tiên chia lớp thành 4 nhóm.
Yêu cầu các nhóm phân tích xem để hoàn thành ngôi nhà
theo mẫu:
Các em cần vẽ những gì?
Sử dụng công cụ nào để vẽ?
Có cần sao chép hình nào không?
Thực hiện phối màu như thế nào cho hợp lí hay em thích màu
như hình mẫu?
Sau khi các nhóm xác định xong gọi một vài nhóm trình bày.
Nhận xét và bắt đầu cho các em vẽ.

13


Giáo án minh họa:
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết sử dụng các mẫu vẽ.
Biết sử dụng các công cụ trong phần mềm.
2. Kỹ năng:
Biết sao chép giữa hai tệp tin, thực hành các bức tranh vẽ.
3. Thái độ:
Có thái độ nghiêm túc trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bài giảng điện tử, máy tính thực hành, phấn, đồ
dùng học tập.
Học sinh: tập, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Hoạt động khởi động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC
SINH

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Khám phá
- Giáo viên hướng dẫn học sinh khởi động - Học sinh quan sát và lắng
phần mềm Paint, giới thiệu hình vẽ cho học nghe.
sinh quan sát.
14


Hỏi: Em sử dụng công cụ hay mẫu vẽ nào -HS trả lời câu hỏi
để thực hiện mẫu ngôi nhà như hình bên. (cả
lớp).

- Học sinh quan sát và lắng
Sau khi quan sát xong, học sinh điền dấu nghe.
tích vào các ô trống trước các công cụ.
- Giáo viên nhận xét.
3.Hoạt động luyện tập:
Hoạt động 2: Vẽ theo mẫu
- Vẽ mái nhà.
- Vẽ khung nhà.
- Xoá chi tiết thừa.

- Học sinh làm bài.

- Học sinh kiểm tra chéo
bài của bạn

- Vẽ cửa cái – ráp cửa cái.
- Sao chép và ráp cửa sổ
- Vẽ ống khói, vẽ khói – ráp vào mái nhà.
- Tô màu hoàn chỉnh.

- Học sinh quan sát và lắng
nghe.

Hỏi: Em hãy sắp xếp lại đúng thứ tự các
bước thực hiện bằng cách ghi số vào các ô
15


tròn.(cả lớp)

- Học sinh trả lời.

- Giáo viên kiểm tra kết quả.
4. Hoạt động vận dụng:
Hoạt động 3: Sáng tạo
- Học sinh tự thiết kế và trang trí ngôi nhà - Học sinh tự thực hành và
trao đổi kết quả với bạn
của mình với màu sắc riêng
cùng lớp.
- Giáo viên nhận xét
-Học sinh chú ý lắng nghe
Hoạt động 4: Học sinh tự nhận xét

- Học sinh cùng bạn tự
đánh giá.

* Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà hãy thực hành phần mềm Paint và - Quan sát và lắng nghe.
vẽ tranh tặng người thân.

16


Qua tiết dạy tôi được sự góp ý của đồng nghiệp rút ra được
một số nhận định sau:
Nội dung bài: Hướng dẫn vẽ ngôi nhà đơn giản theo mẫu.
Trong tiết học tôi thống kê được số liệu như sau:
Số tiết
1

Lớ
p
3/1

Sĩ số Hoàn thành tốt
32

62%

Hoàn
thành
30%


Chưa hoàn thành
8%

Ưu điểm
Giáo viên:
Dạy đúng chuẩn kiến thức kĩ năng.
Chuẩn bị phương tiện dạy học đầy đủ.
Phương pháp dạy phù hợp, phân phối thời gian lý thuyết và
thực hành hợp lí.
Khả năng quan sát lớp tốt, giao bài tập hợp lí cho đối tượng
học sinh.
Học sinh:
Tập trung theo dõi bài, tập trung lắng nghe khi giáo viên
giảng bài.
Say mê, hứng thú, yêu thích môn học.
Kĩ năng thực hành nhanh nhẹn.
Thao tác sử dụng chuột và bàn phím tốt.
Khuyết điểm
Giáo viên:
Phần củng cố nên tạo trò chơi để tạo hứng thú cho học sinh
ôn lại kiến thức đã học.
Học sinh:
17


Một số học sinh thao tác còn chậm.
3.2 Khai thác tất cả các công cụ trong phần mềm đồ họa Paint
để hướng dẫn cho học sinh.
Trong phần mềm đồ họa Paint có rất nhiều công cụ hổ trợ

cho việc vẽ, thiết kế các hình ảnh đa dạng, phong phú. Vậy làm thế
nào để hướng dẫn cho học sinh dể hiểu, dể sử dụng là một khâu vô
cùng quan trọng, yêu cầu giáo viên phải nắm chắc các bước thực
hành, hướng dẫn một cách chi tiết, đặc biệt là học sinh còn gặp khó
khăn vì các em mới được tiếp xúc phần mềm.
Ví dụ bài vẽ cột cờ.

18


Để vẽ được hình trên em sử dụng các công cụ nào trong hộp
công cụ?
Hộp công cụ

Hộp màu

19


Giáo viên luôn hướng dẫn và giới thiệu các bước thực hiện
lần lượt trong hộp công cụ và hộp màu cho học nắm chắc, sau
đó yêu cầu học sinh thảo luận nhóm (chia 2 em ngồi một máy
làm 1 nhóm)
Để vẽ hình elip, hình chữ nhật, hình ngôi sao như trên ta cần
sử dụng các công cụ nào, các màu nào cho phù hợp, nêu cách
thực hiện.
Hướng dẫn:
Bước 1: vẽ bồn cỏ bằng công cụ elip
Bước 2: vẽ cột cờ, cắm cột cờ vào bồn cỏ bằng công cụ hình
chữ nhật

Bước 3: vẽ lá cờ bằng công cụ hình chữ nhật
Bước 4: vẽ ngôi sao bằng các công cụ đường thẳng hoặc công cụ
hình ngôi sao.
3.3 Khai khác đề tài mở cho học sinh.
Trong quá trình giảng dạy giáo viên không nên áp đặt cho
học sinh phải vẽ theo mẫu trong sách giáo khoa hoặc cho học
sinh vẽ theo mẫu đã cho, mà nên khai thác các đề tài mở cho
học sinh vận dụng kiến thức đã học trong chương trình đồ hoạ
Paint. Nên khai thác tối đa sự tư duy sáng tạo của học sinh. Để
làm được như vậy giáo viên phải nắm được khả năng vận dụng
của học sinh, nắm được cách đặt vấn đề cho học sinh dể nhớ, dể
hiểu và dể thực hiện.
Ví dụ: Em hãy sử dụng tất cả các công cụ trong phần mềm đồ
hoạ Paint hãy vẽ bức tranh tả cảnh giờ ra chơi trường em.
Yêu cầu trên thì sẽ khai thác tối ưu việc vận dụng khả năng
tư duy một cách sáng tạo để giải quyết vấn đề học sinh không bị
ràng buộc và đó cũng là căn cứ để giáo viên có thể ra đề kiển tra
theo Thông tư 22/ 2016/ TT-BGĐT vấn đề này ở mức độ vận dụng
cao (mức 4).
Tuy nhiên giáo viên cũng nên biết vận dụng chủ đề thực tế tại
địa phương của học sinh để yêu cầu một cách hợp lí và phù hợp.

20


Tóm lại: Khai thác đề tài mở trong chương trình đồ hoạ Paint
cho học sinh, phải gắn liền với sự hiểu biết của học sinh, tránh
gây khó khăn cho học sinh.
3.4 Sử dụng một số phần mềm hổ trợ soạn giảng và giảng dạy,
tổ chức các trò chơi nhằm củng cố cho học sinh.

Qua quá trình công tác, tôi thường sử dụng các phần mềm
sau để hổ trợ việc giảng dạy của mình. Đây là các phần mềm
hay, đơn giản, dể sử dụng.
Phần mềm CamStudion
Phần mềm CamStudion để làm các đoạn phim hướng dẫn.
Đây là chương trình miễn phí cho phép ghi lại toàn bộ hoạt
động đang diễn ra trên màn hình của mình và xuất ra thành đoạn
phim. Bên cạnh đó phần mềm có thể ghi âm chèn vào đoạn
phim được ghi. Tải phần mềm tại trang web
/>
Phần mềm Audacity
Phần mềm Audacity thay thế cho việc ghi âm bằng điện thoại,
máy ghi âm như một số trường vẫn sử dụng. Phần mềm giúp ghi
âm, thu âm, cắt nhạc, chỉnh sửa âm. Khi sử dụng với máy tính xách
tay không cần hổ trợ thêm công cụ ghi âm mà chỉ ghi âm trực tiếp
21


bằng loa có sẵn trong máy tính. Tải phần mềm tại trang web
/>
Phần mềm NetopSchool
Phần mềm NetopSchool là phần mềm hổ trợ giảng dạy trong
trường học có chức năng nối nhiều máy tính với nhau trong một
lớp học để tạo nên sự tương tác qua lại giữa máy tính của học sinh,
giáo viên. Đây là một công cụ giảng dạy hiệu quả, giúp việc truyền
đạt trở nên sinh động, trực quan và dể hiểu hơn. Tải phần mềm tại
/>
22



Phần củng cố là một phần quan trọng trong giờ dạy, nhằm
kiểm tra kết quả của các em học sinh sau tiết học. Do vậy khuyến
khích tổ chức các trò chơi sinh động hấp dẫn để kiểm tra sự hiểu
biết, nắm bài của các em, như trò chơi “ ô chữ”, “chiếc nón kì
diệu”, “ quả bóng bí ẩn”, “ăn khế trả vàng”…

Chiếc nón kỳ diệu
23


4. Kết quả chuyển biến của đối tượng:
Qua các biện pháp như đã nêu trên thì biện pháp nào củng
quan trọng tuy nhiên giáo viên phải nắm bắt trình độ học sinh để
có những biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh song biện
pháp “khai thác đề tài mở cho học sinh” làm biện pháp hữu hiệu
nhất. Biện pháp này giúp học sinh tự khám phá, tư duy một cách
sáng tạo, các em có thể thiết kế riêng cho mình một đề tài được thể
hiện trên bản vẽ một cách tự do theo phong cách riêng của mình
mà không phải ràng buộc theo mẫu, từ đó khai thác tối đa sự sáng
tạo của học sinh dẫn đến các em yêu thích môn học, say mê hứng
thú với phần mềm Paint để các em có thể trở thành những nhà kiến
trúc giỏi sau này.
Kết quả :
Tổng số học sinh 3/1 là 32 em
Khả năng ghi nhớ lý thuyết
Đánh
giá Trước khi sử dụng giải Sau khi sử dụng giải pháp
học sinh
pháp
Các bước thực hiện

Các bước thực hiện
24


Số lượng
Hoàn thành 6
tốt
Hoàn thành 12
Chưa hoàn 14
thành

Đạt tỉ lệ
18%

Số lượng
13

Đạt tỉ lệ
42%

37%
45%

16
3

50%
8%

Kĩ năng thực hành( kĩ năng sử dụng chuột, hoàn thành bài tập

theo yêu cầu của giáo viên)
Đánh
giá Trước khi sử dụng giải
học sinh
pháp
Thao tác trên phần mềm
Số lượng
Đạt tỉ lệ
Hoàn thành 7
21%
tốt
Hoàn thành 11
34%
Chưa hoàn 14
45%
thành

Sau khi sử dụng giải pháp
Thao tác trên phần mềm
Số lượng
Đạt tỉ lệ
19
59%
12
1

37%
4%

Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng cho

việc dạy học Tin học ở lớp 3 trường Tiểu học Hồ Văn Huê đã trình
bày ở trên giúp các em không những nắm vững được kiến thức cơ
bản về tin học mà còn giúp các em học tập, phấn khởi hơn, tiếp thu
bài nhanh hơn, mạnh dạn hơn, sáng tạo trong học tập, say mê hứng
thú, yêu thích môn học hơn.
Thông qua việc thay đổi cách dạy qua từng tiết học giúp các
em thay đổi không khí, để tiết học diễn ra nhẹ nhàng, đạt được
hiệu quả tốt hơn.
Học sinh biết tự xử lí những vấn đề nhỏ trong quá trình sử
dụng phần mềm . Việc nắm được kiến thức lí thuyết và thực
hành trên phần mềm Paint của các em học sinh có cải thiện rõ
rệt. Các em đã biết sử dụng được tất cả các công cụ có trong
25


×