Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

đề kiểm tra 1 tiết vật lý 7 có lập ma trận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.94 KB, 4 trang )

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Vật lý 7 học kỳ 1
I. PHẠM VI KIỂM TRA:
Từ bài 1 đến hết bài 9.
II. MỤC TIÊU KIỂM TRA: Đánh giá khách quan trung thực kỹ năng nắm
kiến thức và vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập và trả lời câu hỏi gồm:
1. Nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn
thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
2. Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng
trong thực tế: Ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực..
3. Phát biểu định luật phản xạ ánh sang.
4. Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với
sự phản xạ ánh sáng trên gương phẳng.
5. Nêu được đặc điểm chung của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: là ảnh
ảo, có kích thức bằng vật, khoảng cách từ vật đến gương là bằng nhau.
6. Biểu diển được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong
sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
7. Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng và ngược lại theo
hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng điểm của
ảnh tạo bởi gương phẳng.
8. Dựng được ảnh của vật đặt trước gương phẳng.
9. Nêu được những đặt điểm của ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm và
gương cầu lồi.
10.Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng
và ứng dụng chính của gương cầu lõm là biến đổi chùm sáng tới song song
thành chùm tia ló hội tụ tập trung tại 1 điểm hoặc biến đổi một chùm tia tới
phân kỳ thích hợp thành chùm tia phản xạ song song.

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
NỘI DUNG
KIỂM TRA


CẤP ĐỘ NHẬN THỨC TỔNG
CỘNG
Nhận biết Thơng hiểu Vận dụng
Nhận biết ánh sáng-nguồn sáng 1(0.5 đ) 16 ( 1đ) 2 câu(1.5đ)
Sự truyền ánh sáng 2(0.5 đ) 1 câu(0.5đ)
Ứng dụng ĐL truyền thẳng ánh
sáng
10(0.5 đ) 17( 1đ) 2 câu(1.5đ)
Định luật phản xạ ánh sáng 4(0.5 đ) 3( 0.5 đ) 2 câu(1đ)
Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng 5( 0.5 đ) 11( 0.5 đ) 2 câu(1đ)
Gương cầu lồi 6(0.5đ) 13( 0.5 đ) 14(0.5 đ)
9 (0.5 đ)
4 câu(2đ)
Gương cầu lõm 7(0.5đ) 12(0.5 đ) 8(0.5đ)
15 (1 đ)
4 câu(25đ)
Tổng cộng
6 câu
(3 đ)
5 câu
(2.5 đ)
6 câu
4.5 điểm
17 câu
(10 đ)
55% 45% 100%
IV. NỘI DUNG ĐỀ :
I.Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây: ( mổi câu đúng 0.5 điểm)
1) Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật?
A. Khi mắt ta hướng vào vật.

B. Khi mắt ta phát ra những tia sáng đến vật.
C. Khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta.
D. Khi giữa vật và mắt không có khoảng tối.
2) Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường
nào?
A. Theo nhiều đường khác nhau.
B. Theo đường thẳng.
C. Theo đường gấp khúc.
D. Theo đường cong.
3) Tia phản xạ trên gương phẳng nằm trong cùng mặt phẳng với:
A. Tia tới và đường vuông góc với tia tới.
B. Tia tới và đường pháp tuyến với gương.
C. Đường pháp tuyến với gương và đường vuông góc với tia tới.
D. Tia tới và đường pháp tuyến với gương ở điểm tới.
4) Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ khi tia sáng gặp gương phẳng như
thế nào?
A. Góc tới gấp đôi góc phản xạ.
B. Góc tới lớn hơn góc phản xạ.
C. Góc phản xạ bằng góc tới.
D. Góc phản xạ lớn hơn góc tới.
5) Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:
A. Lớn hơn vật.
B. Bằng vật.
C. Nhỏ hơn vật.
D. Gấp đôi vật.
6) Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi:
A. Nhỏ hơn vật.
B. Lớn hơn vật.
C. Bằng vật.
D. Gấp đôi vật.

7) Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm:
A. Nhỏ hơn vật.
B. Bằng vật.
C. Lớn hơn vật.
D. Bằng nửa vật.
8) Vì sao người lái xe ô tô không dùng gương cầu lõm đặt phía trước để quan
sát ảnh của các vật ở trên đường, phía sau xe?
A. Vì gương cầu lõm chỉ cho ảnh thật, phải hứng trên màn mới nhìn thấy
được.
B. Vì ảnh ảo quan sát được trong gương cầu lõm rất lớn nên chỉ nhìn
thấy một phần.
C. Vì trong gương cầu lõm ta chỉ nhìn thấy ảnh ảo của những vật để gần
gương (không quan sát được các vật ở xa).
D. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lõm quá bé.
9) Lần lượt đặt mắt trước một gương cầu lồi, gương phẳng (cùng chiều rộng),
cách hai gương một khoảng bằng nhau. So sánh vùng nhìn thấy của hai
gương:
A. Vùng nhìn thấy của gương phẳng lớn hơn vùng nhìn thấy của gương
cầu lồi.
B. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương
phẳng.
C. Vùng nhìn thấy của hai gương bằng nhau.
D. Không thể so sánh được.
II.Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:
10.Trong nước nguyên chất, ánh sáng truyên đi theo đường…………….
11. Khoảng cách từ một điểm trên vật đến gương phẳng…………khoảng cách từ ảnh
của điểm đó tới gương.
12.Ảnh……….tạo bởi gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn.
13.Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi……………..vùng nhìn thấy của gương phẳng có
cùng kích thước.

14.Ảnh ảo của một vật quan sát được trong gương lõm …………. ảnh ảo của cùng vật
đó quan sát được trong gương cầu lồi.
III. Giải thích hiện tượng:
15. Giải thích vì sao có thể dùng gương cầu lõm để tập trung ánh sáng Mặt Trời.
16. Vỏ chai đang sáng chói với trời nắng có phải là nguồn sáng không? T sao?
17.Khi chiếu một tia sáng tới đến gặp gương phẳng tạo một góc tới bằng 30
0
. Hỏi
góc phản xạ bằng bao nhiêu độ (vẽ hình minh họa).
Trả lời:
------------HẾT-------------
V. DẶN DÒ: Về xem trước nội dung bài học kế.
Thang điểm và hướng dẩn chấm bài kiểm tra
I.Chọn câu trả lời đúng m ổi câu 0.5 điểm
Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Trả lời C B D C B A C C B
II. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: m ổi câu đúng 0.5 điểm
10. thẳng
11. bằng
12. ảo
13.lớn hơn
14.lớn hơn
III. Giải thích hiện tượng:
15.Vì gương cầu lõm có tác dụng biến chùm tia sáng tới song song khi đến gặp
gương cầu lõm sẻ cho chùm tia phản xạ hội tụ lại tại 1 điểm(chùm tia tới từ mặt trời
đến gương gần như song song nhau).( 1 điểm )
16. Vỏ chai đang sáng chói với trời nắng không phải là nguồn sáng. T vì vỏ chai
nhận ánh sáng từ nguồn sáng là mặt trời và hắt lại ánh sáng đó nên gọi vỏ chai là
vật sáng hay vật hắt lại ánh sáng.(1 điểm )đ
17. Góc phản xạ bằng 30

0
vì góc phản xạ bằng góc tới.( 0.5điểm )đ
Vẽ hình đúng. (0.5điểm )đ
------------HẾT-------------

×