CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số ………………………………………..…
1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp để thực hiện lồng ghép giáo dục bình
đẳng giới trong công tác chủ nhiệm ở nhà trường Trung học phổ thông”
(Châu Thanh Hưởng, Phạm Thị Bích Phương, Phan Thị Kim Loan,
Nguyễn Thị Hằng Nga, Võ Ngọc Minh, @THPT Phan Ngọc Tòng)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình hình thực trạng của vấn đề.
Trong bài báo “Thúc đẩy bình đẳng giới trong giáo dục để tạo sự tiến bộ tốt
hơn” của báo Lao động, ngày 03-5-2016, PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh (Giám đốc
Trung tâm Nghiên cứu Giới, Dân số, Môi trường và Các vấn đề xã hội, Chủ nhiệm
Bộ môn Xã hội học Giới và Gia đình, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà
Nội), cố vấn về giới của Ban Soạn thảo và Đổi mới chương trình sách giáo khoa
giáo dục phổ thông (Bộ giáo dục và đào tạo) đã đưa ra nhận định về sách giáo khoa
hiện nay liên quan đến định kiến giới: sách giáo khoa giáo dục phổ thông Việt Nam
hiện nay có rất nhiều biểu hiện về định kiến, bất bình đẳng giới. Ví dụ, trong 3 cuốn
sách mà ông khảo sát là sách Tự nhiên xã hội lớp 1, Giáo dục công dân lớp 6 và lớp
10 thì xuất hiện rất nhiều hình ảnh khuôn mẫu về giới: Những việc nội trợ trong gia
đình như nấu cơm, làm vườn, chăm em là mẹ và bé gái; các nội dung liên quan đến
hoạt động vui chơi, giao lưu bên ngoài xã hội thì là nam giới. Hình ảnh bố ngồi
xem tivi mẹ làm việc nhà cũng không hiếm... Minh họa về ngành nghề cho nam và
nữ cũng mất cân đối, nam giới thì đại diện cho nghề công an, bác sĩ, kỹ sư; còn phụ
nữ thì nội trợ, chăn nuôi… Rồi trong sách văn học, sách lịch sử cũng vậy. Như thế
là không công bằng và rất cần thiết phải thay đổi.
Theo ông, một vài năm trở lại đây trường học đã bắt đầu quan tâm tới vấn đề
này. Thể hiện ở việc lồng ghép giáo dục giới tính trong một số môn học như
Sinh học, Đạo đức, Giáo dục công dân. Tuy nhiên, như thế là chưa đủ và chúng
ta cần thúc đẩy hơn nữa giáo dục về giới trong chương trình phổ thông. Theo
ông, thúc đẩy bình đẳng giới trong giáo dục để tạo sự tiến bộ tốt hơn.
Ông đã chia sẻ thêm về những thay đổi cơ bản đã được đề xuất: một là rà soát,
giảm bớt những nội dung, hình ảnh mà có định kiến giới, bất bình đẳng giới trong
sách giáo khoa. Thứ hai là tăng lên nội dung và hình ảnh minh họa về nhân vật nam
- nữ, trẻ em trai, trẻ em gái cho cân bằng về giới. Thứ ba là nâng cao những nhận
thức về bình đẳng giới cho các đội ngũ chuyên gia biên soạn, xây dựng chương
trình, những giảng viên, giáo viên các cấp phổ thông để có được nhận thức về bình
đẳng giới và giảng dạy lồng ghép về giới trong chương trình học của mình.
1
Trên cơ sở đó, tác động đến các bậc phụ huynh của các em học sinh phổ thông
hiểu biết hơn về tầm quan trọng của bình đẳng giới và chống phân biệt định kiến
giới trong giáo dục, cùng với nhà trường đồng hành nâng cao nhận thức bình đẳng
giới trong giáo dục phổ thông.
Theo ông, để giáo dục được bình đẳng giới tốt thì điều quan trọng nhất là giáo
dục càng sớm càng tốt cho trẻ em về nhận biết, hiểu biết về thế nào bình đẳng giới.
Không chỉ giáo dục cho các em ở khái niệm mà còn ở sự việc, hình ảnh, công việc,
hành vi, cử chỉ... Nếu thực hiện ngay từ lớp 1, thậm chí sớm hơn là từ mẫu giáo, tổ
chức các trò chơi không phân biệt giới tính sẽ cho thấy việc thúc đẩy bình đẳng giới
trong gia đình, xã hội sẽ có tiến triển tốt hơn.
Theo báo giáo dục đào tạo, ngày 17-02-2015, tiêu đề “Nên đưa bình đẳng giới
trong giáo dục thành một môn học trong đào tạo sinh viên ngành sư phạm” , cô
Mai Thị Thùy Dung (Trường ĐH Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng :
Thứ nhất, nếu giáo viên được học về bình đẳng giới thì họ mới có thể dạy cho học
sinh về bình đẳng giới khi họ đứng lớp. Khi chưa được trang bị kiến thức khoa học
về bình đẳng giới thì giáo viên chỉ biết đến bình đẳng giới qua các phương tiện
thông tin, vì vậy, nếu có truyền đạt lại cho học sinh thì cũng ở mức độ rất hạn chế.
Thứ hai, “Theo số liệu của Tổng cục thống kê, số học sinh nữ nhập học ở các
cấp đang giảm dần, mặc dù dân số nước ta liên tục tăng. Cấp học càng cao thì số
học sinh nữ nhập học càng giảm…Số học sinh nữ ở cấp 3- cấp học quan trọng, các
em và gia đình phải đưa ra những quyết định về việc học, là nên tiếp tục, thi vào
trường nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học hay là thôi học. Và nếu các em được học
lên cao, thì kiến thức về bình đẳng giới trong giáo dục có tác động lớn đến việc các
em chọn ngành và trường học của mình. Còn nếu các em thôi học, thì những kiến
thức đó cũng có ảnh hưởng đến sự lựa chọn công việc, đòi hỏi quyền lợi và thù lao
chính đáng của các em. Do đó, để đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỉ và
thực hiện Luật Bình đẳng giới trong giáo dục, các trường đại học, cao đẳng và
trung cấp sư phạm nên trang bị kiến thức cho các giáo viên tương lai về bình đẳng
giới nói chung và bình đẳng giới trong giáo dục nói riêng.
Thực tế hiện nay, nam, nữ vẫn còn ngại thay đổi phân công lao động truyền
thống nên rất khó đáp ứng nhu cầu về lao động của xã hội. Chính vì vậy, rất cần
thiết phải thay đổi cách phân công vai trò giới theo hướng công bằng, bình đẳng và
phù hợp với mỗi cá nhân và sự phát triển của xã hội hiện đại.
Hiện nay, chúng ta đã đạt được nhiều biến đổi tích cực hướng tới bình đẳng giới
trong giáo dục Trung học phổ thông. Tuy nhiên, vẫn còn những bất bình đẳng mà
đối tượng thiệt thòi chủ yếu là học sinh nữ.
Có thể nói ở nhà trường nói chung và nhà trường Trung học phổ thông nói
riêng, giáo viên chủ nhiệm là người luôn theo sát học sinh, là nhân vật chủ chốt, là
linh hồn của lớp, người tập hợp, dìu dắt giáo dục học sinh của lớp mình, là tấm
gương để các em noi theo. Bằng các biện pháp tổ chức, bằng sự gương mẫu và
quan hệ tình cảm, giáo viên chủ nhiệm xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dìu
dắt các em như con em mình trưởng thành theo từng năm tháng. Nói cách khác,
2
giáo viên chủ nhiệm có sức ảnh hưởng rất lớn đến các em. Cho nên, để đạt được
bình đẳng giới trong giáo dục thì vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp là rất quan
trọng.
Chính vì những lẽ trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp để thực
hiện lồng ghép giáo dục bình đẳng giới trong công tác chủ nhiệm ở nhà trường
Trung học phổ thông”
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Mục đích của giải pháp
Nhằm để đạt được mục tiêu trong Kế hoạch Hành động về bình đẳng giới
của ngành giáo dục giai đoạn 2016-2020 của Bộ giáo dục và đào tạo: đảm bảo các
vấn đề về giới, bình đẳng giới được lồng ghép trong chương trình tổng thể, chương
trình môn học, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; nâng cao chất lượng công
tác truyền thông về bình đẳng giới và các vấn đề liên quan đến giới trong các cơ
quan quản lí giáo dục, cơ sở đào tạo, cha mẹ học sinh và cộng đồng.
Nhằm để đảm bảo học sinh nam và học sinh nữ nói chung; học sinh nam và
học sinh nữ ở trường Trung học phổ thông nói riêng được thụ hưởng như nhau và
xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng.
Và cũng để góp phần thay đổi nhận thức của mọi người trong xã hội nói
chung và trong môi trường giáo dục ở nhà trường Trung học phổ thông nói riêng,
để góp phần loại bỏ những suy nghĩ định kiến về vai trò và chức năng của phụ nữ
và nam giới; góp phần hình thành kiến thức, kỹ năng và hành vi tạo lập bình đẳng
giới đối với cả học sinh nam và học sinh nữ cũng như góp phần xây dựng lòng tự
tin vào giá trị của bản thân đối với học sinh nữ; đối với học sinh nam xóa bỏ không
hình thành định kiến giới thể hiện ở thái độ, hành vi hạ thấp giá trị của phụ nữ/trẻ
em gái.
Thực hiện được bình đẳng giới trong nhà trường Trung học phổ thông nói
chung và lớp chủ nhiệm nói riêng là đã phát huy được hết khả năng của mỗi học
sinh và thu được kết quả cao từ các em. Khi các em học sinh nhận thức đầy đủ về
bình đẳng giới, các em sẽ nỗ lực theo đuổi những ước mơ, nguyện vọng của bản
thân. Điều này cũng góp phần giảm số học sinh bỏ học, thôi học, nhất là học sinh
nữ ở vùng nông thôn. Học sinh nữ sẽ thôi không cam chịu “học để biết cái chữ” rồi
ở nhà chăm sóc em nhỏ, làm việc nhà, việc đồng áng, mà có thể tiếp tục theo đuổi
việc học của mình.
3.2.2. Điểm khác biệt và tính mới của đề tài:
Trước đây, giáo viên tư vấn hướng nghiệp cho học sinh nữ chỉ phù hợp giảng
dạy nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở; không nên làm lãnh đạo vì như thế
dễ hỏng gia đình do quan niệm từ xa xưa đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm; con
gái nên đăng ký thi vào các ngành khoa học xã hội, giáo dục, văn hóa,…; học sinh
nữ học giỏi văn, các môn xã hội. Nam giới chỉ nên làm giáo viên Trung học phổ
thông hoặc giảng viên đại học; giáo viên nam phù hợp với dạy các môn khoa học tự
nhiên, kỹ thuật; con trai phải là trụ cột gia đình, phải học cao để thành đạt trong sự
3
nghiệp, không nên làm nội trợ,..; học sinh nam học giỏi toán, các môn tự nhiên, kỹ
thuật.
Khi thực hiện được bình đẳng giới, các học sinh nữ được khuyến khích học
không chỉ những môn thuộc khoa học xã hội như Văn học, Địa lí, Lịch sử, Ngoại
ngữ mà hoàn toàn có thể đạt điểm cao và đi sâu vào lĩnh vực khoa học tự nhiên như
Toán học, Vật lí hay Hóa học. Ngược lại, những học sinh nam không còn chịu định
hướng riêng cho các môn khoa học tự nhiên mà cũng có thể phát huy năng khiếu,
sở thích của mình ở lĩnh vực khoa học xã hội. Như vậy, các em học sinh sẽ có thể
phát huy hết năng lực bản thân và dám thực hiện nguyện vọng, ước mơ của mình.
Hơn thế, hành vi ứng xử, quan điểm và các nhu cầu khác nhau của học sinh nam và
học sinh nữ được xem xét và đánh giá một cách bình đẳng; quyền lợi, cơ hội và
trách nhiệm của học sinh nam và học sinh nữ sẽ không phụ thuộc vào việc liệu các
em sinh ra là nam hay nữ; cả học sinh nữ và học sinh nam đều được tự do phát triển
các kỹ năng cá nhân và ra quyết định mà không bị giới hạn bởi những định kiến rập
khuôn, các vai trò định kiến cứng nhắc về giới.
3.2.3. Nội dung giải pháp.
Trong công tác chủ nhiệm có rất nhiều giải pháp để thực hiện lồng ghép giáo
dục bình đẳng giới. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến một số giải pháp. Để vận dụng
hợp lí các giải pháp, chúng tôi tiến hành qua ba bước:
3.2.3.1. Bước 1: Thực hiện tuyên truyền về bình đẳng giới:
Trong các giờ sinh hoạt lớp với các chuyên đề vào tháng 3 và tháng 10 về
các ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 và Quốc tế phụ nữ 8-3, giáo viên chủ nhiệm lồng
ghép giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm về bình đẳng giới bằng cách tuyên truyền
những kiến thức về giới, về lịch sử ra đời Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20-101930), ngày Phụ nữ Việt Nam (20-10-2010), về lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Quốc
tế phụ nữ 08-3, cùng với việc cho các em học sinh của lớp xử lí tình huống qua các
tiểu phẩm, vẽ tranh, hình ảnh về bình đẳng giới.
Thứ nhất, giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền các kiến thức về giới, về lịch
sử ra đời Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20-10-1930), ngày Phụ nữ Việt Nam
(20-10-2010), về lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Quốc tế phụ nữ 08-3.
Thông qua những kiến thức đó, giáo viên chủ nhiệm đã giúp học sinh của
mình nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới; nhìn thấy được nguyên nhân và hậu
quả của bất bình đẳng giới. Để từ đó, các em thấy được sự cần thiết phải thực hiện
bình đẳng giới. (Kiến thức về giới, về lịch sử ra đời Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
(20-10-1930), ngày Phụ nữ Việt Nam (20-10-2010), về lịch sử ra đời và ý nghĩa
ngày Quốc tế phụ nữ 08-3 được minh họa ở phần phụ lục)
Thứ hai, xử lí tình huống qua các tiểu phẩm: Giáo viên có thể cho học
sinh diễn tại lớp trong tiết sinh hoạt lớp; có thể cho học sinh diễn trong các buổi
hoạt động ngoại khóa về bình đẳng giới do Đoàn trường tổ chức.
Giáo viên chủ nhiệm đưa ra hai tình huống. Phân công học sinh đóng vai tập
dợt. Sau phần diễn tiểu phẩm, yêu cầu các em xử lý tình huống qua tiểu phẩm đó.
4
1. Lan là con một gia đình khá giả, học đến hết học kì I của lớp 10. Kết quả
cuối học kì I, Lan được học lực khá, hạnh kiểm tốt. Lan rất ham học nhưng cha mẹ
Lan bắt Lan phải nghỉ học để ở nhà chuẩn bị lập gia đình. Vì cha mẹ Lan nghĩ
rằng con gái học biết chữ là được rồi, học cao hơn nữa cũng chẳng có ích gì.
Câu hỏi thảo luận: Nếu là Lan, em sẽ làm gì?
Gợi ý câu trả lời: Trước hết, Lan sẽ thuyết phục cha mẹ mình và nhờ đến sự
giúp đỡ của người lớn như ông, bà, cô, dì, chú bác,..của Lan. Nếu cha mẹ Lan vẫn
không cho Lan đi học thì Lan sẽ nhờ đến sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm. Giáo
viên chủ nhiệm sẽ đến để vận động, thuyết phục gia đình của Lan để em được đến
trường. Nếu gia đình Lan vẫn không cho em đi học tiếp, giáo viên chủ nhiệm sẽ
nhờ đến sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, của Ban giám hiệu.
2. Nam là một học sinh lớp 12, em có năng khiếu viết văn rất hay. Em thi đạt
Giải ba trong cuộc thi học sinh giỏi Văn cấp tỉnh. Em đăng ký thi khối xã hội. Gia
đình em biết được, bắt em phải thi vào khối tự nhiên. Vì cho rằng con trai phải học
khối tự nhiên chứ ai lại học khối xã hội.
Câu hỏi thảo luận: Theo em, gia đình của Nam làm vậy là đúng hay sai? Vì
sao?
Gợi ý câu trả lời: Gia đình Nam làm vậy là không đúng. Vì gia đình Nam
chưa thấy được năng lực của Nam, Nam có năng khiếu ở khối xã hội thì phải để
cho Nam phát huy hết điểm mạnh đó. Dù là học sinh nam hay học sinh nữ cũng đều
được học khối mà mình thấy phù hợp với năng lực của bản thân. Nếu gia đình bắt
Nam thi khối tự nhiên, Nam không có năng khiếu ở khối đó sẽ dẫn đến việc chán
nản học tập và có thể dẫn đến kết quả không như mong muốn.
Với hai tình huống trên, giáo viên chủ nhiệm muốn hướng học sinh đến câu
trả lời tất cả nam và nữ đều có quyền học không hạn chế, bình đẳng trong quá trình
học tập, bình đẳng trong kết quả học tập, bình đẳng trong cơ hội việc làm và thu
nhập. Cho nên, dù là nam hay nữ cũng đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học
tập, có thể học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích
và điều kiện của mình. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để tạo điều kiện để ai cũng
được học hành, để những người có năng khiếu phát triển tài năng (Quyền học tập
của công dân được quy định trong Hiến pháp, luật giáo dục và trong các văn bản
quy phạm pháp luật khác của Nhà nước).
Thứ ba, tổ chức cho học sinh thi vẽ tranh, hình ảnh về bình đẳng giới.
Ở hoạt động này, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh vẽ tại lớp trong tiết
sinh hoạt lớp ở tháng 3 và tháng 10. Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh chuẩn bị giấy
A4, bút chì, bút màu để vẽ. Sau đó chọn ra ba tranh đẹp nhất để khen thưởng. Hoặc
giáo viên có thể phối hợp với Đoàn trường: chọn ba học sinh (không phân biệt nam
hay nữ) vẽ đẹp nhất để dự thi. (Tranh, ảnh minh họa ở phần phụ lục)
Khi tiến hành những hoạt động trên, giáo viên chủ nhiệm đã trang bị được
những kiến thức về bình đẳng giới cho học sinh của lớp mình. Cho các em nhận
thấy được bình đẳng giới không có nghĩa là đảo ngược lại những vai trò, vị trí trước
kia của mỗi giới mà là để tạo lập bình đẳng giữa hai giới. Và bình đẳng giới là việc
5
nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện, cơ hội nhằm phát huy
năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như
nhau về thành quả của sự phát triển đó. Những học sinh của lớp sẽ tác động đến
bạn bè, người thân của mình và rộng hơn là xã hội. Vì vậy, người giáo viên chủ
nhiệm đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển bền vững đất
nước và hội nhập quốc tế.
3.2.3.2. Bước 2: Thực hiện bình đẳng giới ngay lớp chủ nhiệm:
Ông bà ta có câu “Nói đi đôi với làm”, “Nói chín thì phải làm mười. Nói
mười làm chín kẻ cười người chê”. Và theo lẽ thường, học sinh luôn lấy thầy, cô –
những người đã dạy dỗ các em để làm gương. Các em luôn xem thầy cô như người
cha người mẹ thứ hai của mình. Chính vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần phải đối xử
bình đẳng với học sinh nam và học sinh nữ ngay trong lớp chủ nhiệm. Để các em
nhìn vào đó mà noi theo. Giáo viên chủ nhiệm cần có phương pháp, kĩ thuật sư
phạm công bằng trong cư xử với học sinh để tạo môi trường thân thiện đối với tất
cả các em. Từ đó mới phát huy được hết khả năng của mỗi học sinh. Điều đó được
thể hiện ở các mặt sau:
Thứ nhất trong việc bầu chọn: Khi bầu chọn Ban cán sự lớp; BCH chi
đoàn, chi hội, giáo viên chủ nhiệm không ưu tiên cho học sinh nam hay học sinh nữ
mà dựa theo năng lực của các em trong lớp. Không nên quan niệm là học sinh nam
mạnh dạn, nhanh nhẹn, hoạt bát nên thích hợp làm lớp trưởng, lớp phó lao động,
phó phong trào, bí thư chi đoàn, chi hội trưởng; học sinh nữ tay yếu chân mềm nên
không thích hợp. Cũng không nên quan niệm học sinh nữ chăm chỉ, cẩn thận, khéo
léo nên thích hợp làm lớp phó học tập, phó văn thể mỹ, thủ quỹ. Khi bầu chọn
Trường ban đại diện cha mẹ học sinh cũng vậy, không nên nghĩ là chọn phụ huynh
nam vì thích hợp cho hoạt động ngoài xã hội, còn phụ huynh nữ chỉ thích hợp cho
việc làm thư ký. Nam hay nữ đều bình đẳng như nhau, học sinh nào có năng lực
đều làm được.
Thứ hai, trong phân công trực nhật, lao động: học sinh nam hay nữ cũng
đều làm được các công việc quét lớp, quét sân, lau bảng, đỗ rác. Giáo viên chủ
nhiệm tránh việc phân công học sinh nam thì đỗ rác, học sinh nữ thì lau bảng, quét
lớp, giặt khảm trải bàn mà phải có sự luân phiên.
Thứ ba, khi phân công tham gia các phong trào thể thao, văn nghệ; các
hoạt động ngoại khóa: Giáo viên chủ nhiệm dựa theo năng khiếu, sở trường của
học sinh mà phân công sao cho đảm bảo học sinh nam và học sinh nữ đều có cơ hội
và điều kiện tham gia, hưởng lợi bình đẳng, không ưu tiên học sinh nào cả để các
em phát huy hết năng khiếu của bản thân. Giáo viên chủ nhiệm vẫn luôn động viên,
khuyến khích các em nữ chơi thể thao như bóng chuyền, bóng đá, đẩy gậy,...Còn
các em nam cũng vậy, giáo viên vẫn khuyến khích các em tham gia múa, vẽ tranh,
cắm hoa,...
Thứ tư, khen thưởng dựa theo thành tích. Nếu học sinh nào có thành tích
thì chọn khen thưởng, chứ không ưu tiên cho học sinh nam hay nữ.
6
Thứ năm, xử phạt học sinh vi phạm. Dù nam hay nữ nếu vi phạm cũng chịu
phạt mức phạt như nhau, không có ưu tiên cho nữ hay cho nam.
Thứ sáu, tư vấn hướng nghiệp: khuyến khích học sinh nữ không chỉ học
những môn thuộc khoa học xã hội như Văn học, Địa lí, Lịch sử, Ngoại ngữ mà
hoàn toàn có thể đạt điểm cao và đi sâu vào lĩnh vực khoa học tự nhiên như Toán
học, Vật lí hay Hóa học. Ngược lại, những học sinh nam không còn chịu định
hướng riêng cho các môn khoa học tự nhiên mà cũng có thể phát huy năng khiếu,
sở thích của mình ở lĩnh vực khoa học xã hội.
3.2.3.3. Bước 3: Tiến hành uốn nắn, điều chỉnh, giáo dục lời nói, suy
nghĩ, thái độ, hành vi thể hiện sự định kiến về giới và phân biệt đối xử giới của
học sinh
Ở nhà trường, giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi nhất với học sinh lớp
mình, có điều kiện thuận lợi để tiếp xúc với các em học sinh nhiều nhất. Chính vì
vậy, thông qua việc dạy chuyên môn cũng như tiết sinh hoạt lớp, ngoài giờ lên lớp,
các buổi hoạt động ngoại khóa, lao động và các phong trào văn nghệ, thể thao, giáo
viên chủ nhiệm luôn quan sát, lắng nghe, theo dõi khi phát hiện học sinh nào có lời
nói, suy nghĩ, thái độ, hành vi thể hiện sự định kiến về giới và phân biệt đối xử giới
thì kịp thời uốn nắn, điều chỉnh, giáo dục lại cho phù hợp.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Những giải pháp chúng tôi đã đề xuất được dựa trên cơ sở trải nghiệm thực
tế ở trường Trung học phổ thông và cụ thể là ở lớp chủ nhiệm. Do đó, giải pháp có
thể áp dụng để thực hiện cho tất cả các đối tượng học sinh ở cấp học này.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
giải pháp:
Giáo dục bình đẳng giới cho học sinh ở nhà trường Trung học phổ thông nói
chung và học sinh lớp chủ nhiệm nói riêng là góp phần hình thành kiến thức, kĩ
năng và hành vi tạo lập bình đẳng giới đối với cả học sinh nữ và học sinh nam. Góp
phần thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng giới giữa học sinh nữ và học sinh nam về
cơ hội học tập và hưởng lợi.
Thực hiện bình đẳng giới không chỉ liên quan đến nữ giới mà liên quan cả
nam giới. Đạt được bình đẳng giới trong giáo dục ở trường Trung học phổ thông
nói chung và lớp chủ nhiệm nói riêng sẽ góp phần to lớn trong việc thúc đẩy bình
đẳng giới nói chung và làm cho việc quản lí xã hội cũng như chất lượng nguồn lao
động tăng lên.
Giáo viên là người dạy hàng triệu học sinh đến từ hàng triệu gia đình trên
toàn quốc. Nếu mỗi giáo viên đều có dạy học sinh về bình đẳng giới trong giáo dục
thì phạm vi tác động và hiệu quả của giáo dục bình đẳng giới sẽ rất lớn.
7
PHỤ LỤC
CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ GIỚI
1. Vai trò giới, định kiến giới và phân biệt đối xử giới:
* Các vai trò giới: vai trò sản xuất: bao gồm các hoạt động nhằm tạo thu nhập,
cho sự thịnh vượng và phát triển kinh tế của gia đình và xã hội. Ví dụ như đi cày,
cấy, làm công nhân, kinh doanh, làm công chức,...
Vai trò gia đình bao gồm các hoạt động tạo ra hay duy trì nòi giống và chăm sóc,
tái tạo sức lao động. Ví dụ như sinh con, nuôi dạy con cái, nội trợ, chăm sóc các
thành viên trong gia đình,.. Những công việc này thường không được trả công và
chưa được coi trọng trong xã hội Việt Nam.
Vai trò cộng đồng bao gồm những hoạt động diễn ra ngoài phạm vi gia đình
nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng. Ví dụ như họp tổ dân phố, tham gia các tổ
chức Đoàn thể, tham gia các câu lạc bộ, trao đổi thông tin, tham dự các lễ hội.
* Từ sự phân công vai trò giới thực tế cho thấy:
Nam giới và nữ giới đều thực hiện cả ba vai trò giới: vai trò sản xuất, vai trò
gia đình, vai trò cộng đồng. Nhưng nữ giới thường được mong đợi làm nhiều hơn ở
vai trò gia đình so với nam giới. Trong cơ quan cộng đồng, nam giới thường là
người chỉ đạo, ra quyết định; nữ giới thường là người thừa hành, ít có tiếng nói.
Cách phân công vai trò giới bất hợp lí đang cản trở cả nam và nữ được làm
việc theo năng lực, sở trường của mình.
Đứng đằng sau những bất bình đẳng giới trong phân công lao động theo giới
là các lí do thuộc về nhận thức, niềm tin và thái độ không đúng về giới, cản trở
nam, nữ phát huy tiềm năng của mình.
Hiện nay nam, nữ vẫn còn ngại thay đổi phân công lao động truyền thống
nên rất khó đáp ứng nhu cầu về lao động của xã hội.
* Định kiến giới: là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về
đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ ( Khoản 4, Điều 5, Luật bình
đẳng giới).
2. Nguyên nhân và hậu quả của bất bình đẳng giới:
* Mối liên hệ giữa định kiến giới, phân biệt đối xử về giới và bất bình
đẳng giới:
Định kiến về vai trò Tình trạng bất bình Hậu quả đối với sự phát
giới
đẳng giới
triển
Con gái và phụ nữ Tỷ lệ mù chữ lớn hơn
không cần học cao
nam; trình độ học vân,
chuyên môn kỹ thuật
thấp; ít cơ hội tiếp cận
và tham gia hoạt động
xã hội; vị trí trong xã
hội thấp...
8
Nữ khó tiếp cận với
việc làm ở khu vực
chính thức; năng suất
lao động thấp, thu nhập
thấp,...; lãng phí nguồn
lực; nghèo đói gia tăng
Con trai và nam giới Phải học giỏi, học cao; Áp lực căng thẳng; ảnh
phải có sự nghiệp
phải kiếm được việc hưởng đến sức khỏe và
làm tốt, thu nhập cao; tuổi thọ; có thể tăng tệ
hướng ra ngoài gia nạn xã hội
đình; ít thời gian chia sẻ
công việc gia đình
* Nguyên nhân của bất bình đẳng giới
Tư tưởng trọng nam khinh nữ là nguyên nhân sâu xa. Từ thời phong kiến, tư
tưởng này đã ăn sâu vào nhận thức của mỗi người dân Việt Nam cho đến tận bây
giờ. Nữ giới phải biết nấu cơm, trông em; ngăn nắp, sạch sẽ, ngoan, chăm chỉ, khéo
léo, chịu khó; lớn lên phải học các ngành sư phạm, ngoại ngữ, kế toán; lấy chồng
chăm sóc con cái, nội trợ, tự bằng lòng với công chức hành chính. Nam giới phải
làm việc nặng như bó củi, mang vát, sửa đồ điện; lớn lên học các ngành như xây
dựng, giao thông, công an; thành công trong sự nghiệp, thăng quan, tiến chức, bận
rộn các mối quan hệ xã hội, tạo dựng vị thế.
Duy trì mô hình phân công lao động truyền thống là nông nghiệp cơ bản trực
tiếp.
Bất cập trong luật pháp, cơ chế, chính sách. Nam giới và nữ giới đều thực
hiện cả ba vai trò giới: vai trò sản xuất, vai trò gia đình, vai trò cộng đồng. Nhưng
nữ giới thường được mong đợi làm nhiều hơn ở vai trò gia đình so với nam giới.
Dẫn đến thời gian làm việc của nữ giới nhiều hơn, thời gian nghỉ ngơi, giải trí ít
hơn; sức khỏe – sức khỏe sinh sản của nữ giới bị giảm sút; ít có điều kiện học tập,
đào tạo nâng cao về chuyên môn; lao động giản đơn, thu nhập thấp, nguy cơ thất
nghiệp cao; ít có cơ hội tham gia hoạt động xã hội và thăng tiến nghề nghiệp. Còn
nam giới đối mặt với tai nạn nghề nghiệp cao; chịu áp lực của gánh nặng kiếm tiền
cao hơn nữ giới. Trong cơ quan cộng đồng, nam giới thường là người chỉ đạo, ra
quyết định; nữ giới thường là người thừa hành, ít có tiếng nói.
Định kiến giới và phân biệt đối xử giới còn tồn tại trong mỗi cá nhân và thiết
chế xã hội. Lấy ví dụ trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo định kiến giới như nữ chỉ
phù hợp giảng dạy nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở; không nên làm lãnh
đạo vì như thế dễ hỏng gia đình do quan niệm từ xa xưa đàn ông xây nhà, đàn bà
xây tổ ấm; con gái nên đăng ký thi vào các ngành khoa học xã hội, giáo dục, văn
hóa,…; học sinh nữ học giỏi văn, các môn xã hội. Nam giới chỉ nên làm giáo viên
THPT hoặc giảng viên đại học; giáo viên nam phù hợp với dạy các môn khoa học
tự nhiên, kỹ thuật; Con trai phải là trụ cột gia đình, phải học cao để thành đạt trong
sự nghiệp, không nên làm nội trợ,..; học sinh nam học giỏi toán, các môn tự nhiên,
kỹ thuật.
* Hậu quả:
Cản trở quá trình tìm hiểu, nhận thức về bản thân
Làm mất phương hướng và động lực về phát triển nghề nghiệp, học tập và
đào tạo suốt đời
9
Cản trở tìm năng phát triển của mỗi cá nhân, đặc biệt đối với em gái/phụ nữ
Gây lãng phí thời gian của tuổi trẻ
Thiếu tự tin và động lực để vươn lên
Thiếu chia sẻ và hợp tác, dễ nảy sinh mâu thuẫn, xung đột lợi ích
Gây tốn kém đầu tư cho việc học nghề, tìm việc làm của con em
Nghèo đói chất lượng sống thấp
Giảm chất lượng nguồn nhân lực của xã hội
Quản trị Nhà nước yếu kém; phát triển kinh tế-xã hội kém bền vững
3. Sự cần thiết phải thực hiện lồng ghép giới trong giáo dục và đào tạo
* Phân biệt đối xử về giới: là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc
không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ,
trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình ( Khoản 4, Điều 5 Luật Bình
đẳng giới).
* Nhận thức đúng về bình đẳng giới: Là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang
nhau, tạo điều kiện, cơ hội nhằm phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của
cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
* Công bằng giới: Là sự đối xử phù hợp đối với nam và nữ, dựa trên việc thừa
nhận sự khác biệt về giới tính và giới, nhằm đảm bảo cho nam, nữ có cơ hội và điều
kiện tham gia, hưởng lợi bình đẳng.
4. Mục tiêu, nguyên tắc và nội dung cơ bản về bình đẳng giới
* Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới
- Mục tiêu: xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và
nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng
giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam,
nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
- Nguyên tắc:
+ Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
+ Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
+ Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
+ Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về
giới.
+ Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp
luật.
+ Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá
nhân.
* Nội dung cơ bản về bình đẳng giới
Bình đẳng giới trong các lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội:
- Trong lĩnh vực chính trị
+ Nam, nữ bình đẳng: trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động
xã hội; trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng
đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức; trong việc tự ứng cử và được
10
giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND; tự ứng cử và được giới
thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp.
+ Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ
nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức.
- Trong lĩnh vực kinh tế
+ Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động
sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp;
+ Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và
nguồn lao động.
- Trong lĩnh vực lao động
+ Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình
đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều
kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
+ Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ
các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.
- Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
+ Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng; về lựa
chọn ngành, nghề học tập, đào tạo; về tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về
giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang
theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
- Trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học - công nghệ
và tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học - công nghệ, phổ biến kết quả nghiên
cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế.
- Trong lĩnh vực văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao
Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục,
thể thao và hưởng thụ văn hoá, tiếp cận, sử dụng các nguồn thông tin.
- Trong lĩnh vực y tế
+ Nam, nữ bình đẳng: trong tham gia các hoạt động giáo dục, truyền thông
về chăm sóc sức khỏe, sức khoẻ sinh sản và sử dụng các dịch vụ y tế; trong lựa
chọn, quyết định sử dụng biện pháp tránh thai, biện pháp an toàn tình dục,
phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục ;
+ Phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ
các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách
dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.
Bình đẳng giới trong gia đình:
- Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ
khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; trong quan hệ tài sản của vợ chồng;
11
- Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và
sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm
sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
- Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như
nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
- Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia
đình.
12
TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN NGÀY THÀNH LẬP
HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM (20/10/1930)
NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM (20/10/2010)
1. Lịch sử ra đời của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930)
Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông
nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ Việt
Nam đã trở thành lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ
thù xâm lược, đời sống nghèo khổ. Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có
bản sắc phong cách riêng: họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng
cảm; là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; là người giữ vai trò đặc biệt
quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là
những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ anh
hùng của dân tộc anh hùng.
Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là lớp người bị áp bức, bóc lột,
chịu nhiều bất công nhất nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo
cách mạng. Ngay từ những ngày đầu chống Pháp, phụ nữ đã tham gia đông đảo vào
phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, còn có nhiều phụ nữ nổi
tiếng tham gia vào các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam như: Hoàng
Thị Ái, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Minh Khai...
Từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông
đảo tầng lớp phụ nữ như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học
nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ như:
- Năm 1927 nhóm các chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn
Thị Thủy là ba chị em ở làng Phật Tích (Bắc Ninh) tham gia Thanh niên Cách
mạng đồng chí Hội, các chị tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng ten và học
chữ.
- Nhóm chị Thái Thị Bôi có các chị Lê Trung Lương, Nguyễn Thị Hồng,
Huỳnh Thuyên tham gia sinh hoạt ở trường nữ học Đồng Khánh.
- Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc,
Nguyễn Thị An tham gia sinh hoạt hội đỏ của Tân Việt. Nhóm này liên hệ với chị
Xân, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên thành lập tờ Phụ nữ Giải phóng ở Vinh.
- Năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An, Hà Tĩnh
có 12.946 chị tham gia phụ nữ giải phóng, cùng nhân dân đấu tranh thành lập chính
quyền Xô Viết ở trên 300 xã. Ngày 1/5/1930, đồng chí Nguyễn Thị Thập đã tham
gia lãnh đạo cuộc đấu tranh của hơn 4.000 nông dân ở hai huyện Châu Thành, Mỹ
Tho, trong đó có hàng ngàn phụ nữ tham gia.
- Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu
tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực
lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ,
gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra:
13
Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ
chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.
Tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra
Án nghị quyết của Trung ương toàn thể hội nghị về Phụ nữ vận động. Án nghị
quyết nhấn mạnh: “Trong đám quần chúng lao khổ ở thành phố và ở nhà quê, phụ
nữ cũng chiếm một phần lớn. Tình hình sinh hoạt của hai hạng phụ nữ ấy cũng rất
cực khổ. Ngoài những cách bóc lột như nhiều giờ làm, ít tiền lương, họ lại bị phong
tục bó buộc, bị coi là một hạng người tôi mọi rất đê tiện trong xã hội, không có một
chút tự do nào hết. Bởi tình hình sinh hoạt như vậy, nên khi họ đã tiêm nhiễm được
tư tưởng cách mạng thì họ rất hăng hái và quả quyết tham gia vào những cuộc đấu
tranh cách mạng…Lực lượng cách mạng của phụ nữ là một lực lượng rất trọng yếu.
Nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào những cuộc đấu tranh cách
mạng thì cách mạng không thể thắng lợi được. Bởi vậy nên công tác trong quần
chúng phụ nữ…là một cái nhiệm vụ lớn và rất trọng yếu ”. Án nghị quyết nhấn
mạnh: “muốn thâu phục cho được hết thảy các phần tử phụ nữ thì ngoài sự cộng tác
trong phụ nữ công nông ra, Đảng lại còn phải tổ chức ra các đoàn thể phụ nữ “Phụ
nữ hiệp hội”, mục đích là để mưu quyền lợi cho phụ nữ, làm cho phụ nữ được triệt
để giải phóng”. Vì thế ngày 20/10/1930, Hội Phụ nữ phản đế ra đời.
Ngày 16/6/1941, ra đời Đoàn Phụ nữ cứu quốc. Tiếp đến là Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam (20/10/1946) với Đoàn Phụ nữ cứu quốc làm nòng cốt. Tháng
4/1950, hợp nhất Đoàn Phụ nữ cứu quốc vào Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Ngày
8/3/1961, thành lập Hội Phụ nữ giải phóng ở miền Nam và tháng 6/1976 thì hợp
nhất vào Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Dù tên gọi có thay đổi theo từng thời kỳ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
trước sau vẫn là một tổ chức tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ đấu tranh giải
phóng giái cấp và giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng phụ nữ theo
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giang sơn gấm vóc Việt Nam do phụ nữ Việt Nam
trẻ cũng như già dệt thêu mà thêm tốt đẹp rực rỡ”. Trong cuộc đấu tranh giành
chính quyền và trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cũng như trong
quá trình xây dựng, đổi mới đất nước, phụ nữ ta đã có những cống hiến to lớn và
xuất sắc. Phụ nữ nước ta được Bác Hồ tặng tám chữ vàng: “Anh hùng, bất khuất,
trung hậu, đảm đang”. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam được Nhà nước ta tặng
thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và Huân chương Sao Vàng.
2. Lịch sử ra đời của ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10/2010)
Ngày 15/10/2010, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Thông báo số
382-TB/TW nêu rõ:
- Công nhận ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 để thể hiện sâu sắc quan điểm
của Đảng đối với vai trò của phụ nữ và tổ chức phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng
của đất nước. Hằng năm, nhân ngày Phụ nữ Việt Nam, các tổ chức, đoàn thể và
nhân dân có hình thức kỷ niệm phù hợp để phát huy truyền thống tốt đẹp của
14
người phụ nữ Việt Nam, xứng đáng với 8 chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung
hậu, đảm đang” mà Bác Hồ đã tặng.
- Công tác phụ nữ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội
và từng gia đình. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
đoàn thể, các tổ chức xã hội thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến phụ nữ và công tác cán bộ nữ để phụ
nữ phát huy tinh thần làm chủ, tiềm năng, sức sáng tạo và khả năng đóng góp cao
nhất của phụ nữ, góp phần tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để phát triển
đất nước
Từ đó đến nay, hàng năm nhân ngày 20/10, cả nước nói chung và ngành Giáo
dục và Đào tạo tỉnh nhà nói riêng đều có những hoạt động chào mừng ngày Phụ nữ
Việt Nam theo tinh thần Thông báo của Ban Bí thư TW Đảng./.
15
LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 08/03
I. Lịch sử ngày 08/03
Lịch sử ngày 08/03 bắt đầu từ phong trào nữ công nhân nước Mỹ. Cuối thế kỷ 19, chủ
nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ. Nền kỹ nghệ đã thu hút nhiều phụ nữ
và trẻ em vào các nhà máy, xí nghiệp. Nhưng bọn chủ tư bản trả lương rất rẻ mạt, giờ
giấc làm việc không hạn định cốt sao thu được nhiều sản phẩm cho chúng.
Căm phẫn trước sự bất công đó, ngày 8 tháng 3 năm 1857, nữ công nhân nước Mỹ đã
đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Phong trào bắt đầu từ nữ công nhân
ngành dệt và ngành may tại hai thành phố Chi-ca-gô và New York. Mặc dù bị bọn tư bản
thẳng tay đàn áp, chị em vẫn đoàn kết chặt chẽ, bền bỉ đấu tranh buộc chúng phải nhượng
bộ. Cuộc đấu tranh của nữ công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động
trên thế giới. Trong phong trào đấu tranh giai cấp lúc đó đã xuất hiện hai nữ chiến sỹ lỗi
lạc, đó là bà Cla-ra Zet-kin (Clara Zetkin người Đức) và bà Rô-gia Lúc-xăm-bua (người
Ba Lan). Nhận thức được sự mạnh mẽ và đông đảo của lực lượng lao động nữ và sự cần
thiết phải có tổ chức, phải có lãnh đạo để giành thắng lợi cho phong trào phụ nữ, nên năm
1907 hai bà đã cùng phối hợp với bà Crup-xkai-a (vợ đồng chí Lê-nin) vận động thành
lập Ban “Thư ký phụ nữ quốc tế”. Bà Cla-ra Zet-kin được cử làm Bí thư.
Năm 1910, Đại hội phụ nữ quốc tế XHCN họp tại Cô-pen-ha-gen (Thủ đô nước Đan
Mạch) đã quyết định lấy ngày 8/3 làm “Ngày Quốc tế Phụ nữ”, ngày đoàn kết đấu tranh
của phụ nữ với những khẩu hiệu: Ngày làm việc 8 giờ. Công việc ngang nhau, tiền lương
ngang nhau. Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
Từ đó đến nay, ngày 8/3 trở thành ngày hội của phụ nữ thế giới, đoàn kết đấu tranh để
tự giải phóng, thực hiện quyền nam nữ bình đẳng và cũng từ đó, phụ nữ tiến bộ khắp năm
Châu tổ chức ngày 8/3 với những nội dung và hình thức phong phú.
II. Ý nghĩa của ngày Quốc tế Phụ nữ
Trong 365 ngày của một năm, phụ nữ trên toàn thế giới có riêng một ngày để được xã
hội quan tâm và bù đắp những thiệt thòi, vất vả trong cuộc sống.
Không ai có thể phủ nhận vai trò và trách nhiệm to lớn của người phụ nữ thời hiện đại:
Họ vừa là người nội trợ, vừa tham gia lao động xã hội, đóng góp sức lực của mình vào sự
phát triển của đất nước, không những thế họ còn giữ một thiên chức cao cả là một người
mẹ, mang nặng đẻ đau ra những đứa con và nuôi dạy chúng thành người. Phụ nữ ngày
nay đang dần khẳng định mình là phái đẹp chứ không còn là phái yếu như trước kia.
III. Ngày Quốc tế phụ nữ ở Việt Nam
Ở nước ta, ngày 8/3 còn là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, 2 vị
nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc, giành lại chủ
quyền dân tộc. Niềm tự hào và ý chí vươn lên của phụ nữ Việt Nam một phần cũng có cội
nguồn từ truyền thống dân tộc độc đáo đó.
Ngày 8/3/1965, đánh giá cao cống hiến của phụ nữ miền Nam Đảng, chính phủ,
Bác Hồ đã tặng bức trướng thêu 8 chữ vàng "Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu –
Đảm đang" và Nhà nước đã tặng Phụ nữ miền Nam Huân chương "Thành đồng" hạng
nhất.
Hiện nay, ở Việt Nam, phụ nữ chiếm 51% lực lượng lao động và đóng vai trò chính
trong công việc gia đình và nuôi dạy con cái. Trong số các đại biểu của Quốc hội Việt
Nam, tổ chức quyền lực cao nhất, phụ nữ chiếm 27,3% và được Liên Hiệp Quốc đánh giá:
16
"Phụ nữ Việt Nam tham gia hoạt động chính trị cao nhất thế giới". Việt Nam có tỷ lệ nữ
tốt nghiệp đại học là 36,24%, thạc sĩ 33,95% và tiến sĩ 25,96%.
Vào ngày 8/3 hàng năm, những người phụ nữ trong cả nước thường được tặng hoa,
tặng quà hoặc tổ chức những buổi lễ kỷ niệm để thể hiện sự quan tâm, ngợi ca và bày tỏ
niềm kính trọng. Một ngày bù đắp cho những vất vả của những người mẹ tảo tần cho gia
đình và xã hội, những người vợ đảm đang, vun vén dựng xây tổ ấm gia đình.
Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, xin gửi đến những người phụ nữ Việt Nam lời chúc sức
khỏe, hạnh phúc và thành công trên mọi lĩnh vực để xứng đáng tám chữ vàng Bác Hồ
khen tặng "Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang".
17
TRANH, HÌNH ẢNH TRONG CUỘC THI
TUYÊN TRUYỀN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
18
19
20
21
22
23
24