SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRUNG TÂM GDTX LỆ THỦY Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÁC
NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM GDTX CẤP HUYỆN
1. Đặc điểm tình hình
Trung tâm GDTX Lệ thuỷ được thành lập tháng 10 năm 1996. Khi đó Trung
tâm chưa có cơ sở làm việc, đang ghép chung thành một bộ phận của Phòng Giáo dục.
Đội ngũ chỉ có 1 cán bộ làm công tác quản lý. Năm 1997 Trung tâm mới có 6 biên
chế, đến năm 2003, có 9 biên chế và hiện nay có 10 biến chế.
Về cơ cấu tổ chức: Gồm 01 giám đốc, 01phó giám đốc và 8 cán bộ , giáo viên.
Trung tâm có hai tổ: tổ chuyên môn và tổ hành chính. Trình bộ chuyên môn, nghiệp
vụ của cán bộ giáo viên đều đạt chuẩn. Các tổ chức chính trị trong Trung tâm gồm:
Chi bộ có 8 đảng viên (80%), tổ chức Công đoàn; tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
- Về cơ sở vật chất: Trung tâm GDTX Lệ Thủy có diện tích khuôn viên
10978m
2
. Có hai tòa nhà hai tầng gồm: 4 phòng làm việc hành chính, 01 phòng thư
viện, 01 Hội trường có sức chứa 150 chổ ngồi, 01 phòng Hội đồng, 01 phòng vi tính,
01 phòng thí nghiệm và 7 phòng học. Có đầy đủ trang thiết bị dạy học và cấc tiện
nghi phục vụ cho công tác chỉ đạo, quản lý và thực hiện nhiệm vụ đều hiện đại.
Từ khi thành lập đ ến nay, trong qu á trình hoạt động Trung tâm gặp những
thuận lợi khó khăn sau:
1.1. Thuận lợi
Trong quá trình hoạt động Trung tâm luôn được sự quan tâm của Huyện ủy,
UBND Huyện, chỉ đạo trực tiếp của Sở Giáo dục và có sự kết hợp chặt chẽ giữa các
đơn vị giáo dục trên địa bàn huyện do đó có nhiều thuận lợi trong triển khai các
nhiệm vụ chính trị.
Có đội ngũ cán bộ giáo viên của Trung tâm có tỉ lệ Đảng viên cao (80%). nhiệt
tình, trình độ chuyên môn đào tạo 100% đạt chuẩn, có kinh nghiệm và luôn năng
động sáng tạo trong giảng dạy.
1.2. Khó khăn:
Đội ngũ biên chế ít, nhiệm vụ ngành học đa dạng do đó gặp không ít khó khăn
khi triển khai công việc.
Chất lượng văn hoá, chất lượng đạo đức đầu vào thấp, ảnh hưởng nhiều đến quá
trình giáo dục.
Đội ngũ giáo viên hợp đồng biến động, một số giáo viên phương pháp giảng
dạy chưa phù hợp với đối tượng.
Cơ sở vật chất cả một qua strình dài Trung tâm không được đầu tư xây dựng mà
phải học trong những căn phòng cũ kỹ đã xuống cấp, Hệ thông phòng học chỉ mới
được đầu tư xây dựng từ năm 2009, tuy vậy vẫn còn thiếu và chưa đáp ứng tốt cho
hoạt động dạy học cũng như các hoạt động khác của Trung tâm.
Nhận thức của một số quần chúng nhân dân, cán bộ chưa đúng về GDTX, chưa
hiểu rõ chủ trương phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, nên việc mở các lớp học
văn hoá kết hợp nghề, học văn hoá kết hợp THCN còn gặp nhiều khó khăn.
Mặc dù cả một qua strình dài gặp nhiều khó khăn đặc biệt là CSVC, nhưng từ
khi thanh lập đến nay, qua mỗi năm học Trung tâm đều triển khai đầy đủ đồng bộ các
nhiệm vụ của ngành học. Và triểm khai kịp thời các nhiệm vụ theo yêu cầu của địa
phương và sự phát triển giáo dục của từng giai đoạn. Cụ thể các nhiệm vụ đã được
triển khai qua các năm: Công tác: CMC (Mức 1: 1061 học viên; Mức 2: 927 học viên;
Mức 3: 970 học viên), giáo dục sau XMC (530 học viên), Bổ túc Tiểu học (488 học
viên ); Nhiệm vụ Bổ túc THCS và PCTHCS (2353 Hv); nhiệm vụ BTTHPT (2678
Hv); Bồi dưỡng NN (5693 Hv), tin học (1855 Hv); Tổ chức các chuyền đề nâng cao
trình độ , cập nhật kiến thức, đáp ứng nhu cầu người học (74707 lượt mgười); liên kết
đào tạo tại chức VLVH (206 Hv sơ cấp mầm non, 190 Hv Trung cấp MN, 231 Hv
Cao đẳng MN , 131 Hv CĐ Tiểu học , 248 Hv TCKT, 48 Hv CĐKT), tham mưu xây
dựng và phát triển các TTHTCĐ.
Về chất lượng giáo dục: Chất lượng học tập không ngừng được nâng cao, năm
học 2003-2004 lần đầu tiên học viên của Trung tâm dự thi học sinh gỏi giải toán
nhanh trên máy tính casio đã thu được thành tích cao: đồng đội xếp thứ nhì toàn tỉnh,
có 4 giải các nhân, một em dự thi quốc gia đạt giải khuyến khích. Từ đó đến nay đội
tuyển học sinh giỏi của Trung tâm luôn ở vị trí dẫn đầu toàn tỉnh trong khối GDTX
và là đội tuyển chủ chốt đi dự thi khu vực miền Trung. Chất lượng BTTHPT không
ngừng được tăng lện từng bước vững chắc. Tỉ lệ tốt nghiệp lớp 12 năm sau cao hơn
năm trước và luôn dẫn đầu khối GDTX trong tỉnh. (Năm học 2008-2009: 70,53%;
2009-2010: 97,2%; 2010-2011: 100%)
Với những thành tích đạt được Trung tâm đã được Thủ tướng Chính phủ tặng
Bằng khen; 4 lần Bộ GD&ĐT tặng bằng khen; 7 lần được UBND TỈnh tặng cớ thi
đau xuất sắc; 5 lần UBND Tỉnh tặng Bằng khen và 3 lần tặng danh hiệu TẬP THỂ
LAO ĐỘNG XUẤT SẮC.
2. Các Biện pháp đã thực hiện
2.1. Giáo dục nâng cao nhận thức về chính trị, tư tưởng đạo đức trong trung tâm
- Giáo dục nâng cao nhận thức về chính trị đạo đức tư tưởng cho đội ngũ cán bộ
giáo viên. Trung tâm phải cho đội ngũ học tập các Chế định và GD&ĐT, các quyết
địng, văn bản hướng dẫn và chức năng nhiệm vụ của ngành học, các tiêu chuẩn đánh
giá xếp loại giáo viên... để từ đó mà có ý thức thực hiện tốt các nhiệm vụ cua rngành
học
Do đặc điểm đặc thù của các trung tâm GDTX, cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều
kiện giảng dạy không đầy đủ như các trường phổ thông, đối tượng học viên vưa yếu
về học lực, một bộ phận còn yếu về đạo đức. Số lượng cán bộ giáo viên biên chế ít,
nhiệm vụ TRung tâm lại đa dạng. Do đó, công tác tư tưởng cho đội ngũ là rất cần
thiết. Phải làm cho đội ngũ nhận thức được thực trạng từ đó ắngnr sàng hoàn thành
bất cứ nhiệnm vụ nào được giao, tận tâm với nghề nghiệp, tận tuỵ với học viên.
2
- Tuyên truyền quảng bá để cho lãnh đạo các cấp cũng như xã hội có nhậ thức
đúng về GDTX đặc biệt là vai trò của GDTX trong xã hội hội đại, để từ đó tạo điều
kiện cho trung tâm hoạt động tốt.
- Nâng cao nhận thức và giáo dục đạo đức cho học viên.
Đối với học viên bổ túc THPT, đây là một biện pháp vô cùng quan trọng. Bởi vì
khi người học sinh có ý thức, động cơ đúng đắn thì sẽ làm cho việc thực hiện các
nhiệm vụ giáo dục đạt hiệu quả cao. Vì vậy, phải khơi dậy trong học viên ý chí vươn
lên trong học tập và có ý thức thái độ học tập đúng đắn
Phải yêu cầu cao học viên về rèn luyện đạo đức và xử lý nghiêm minh đối với
hững học viên vi phạm để làm gương cho những học viên khác trong trung tâm.
2.2. Nhanh nhạy, nắm bắt kịp thời nhu cầu của cộng đồng, của xã hội để đáp ứng
bằng các hình thức học tập phú hợp.
Đây là vấn đề hết sức quan trọng cuả các Trung tâm GDTX. Bởi các hoạt động
của Trung tâm là nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, muốn vậy phải tìm hiểu, phải
năm bắt mới có khả năng mở lớp kịp thời và duy trì tốt các nhiệm vụ chính trị của
Trung tâm
2.3. Liên kết chặt chẽ các cơ quan, ban ngành, các đơn vị giáo dục trong và
ngoài tỉnh để cùng triển khai các nhiệm vụ giáo dục
Hoạt động GDTX đa dạng, được tổ chức dưới nhiều hình thức nếu chỉ mình đội
ngũ cán bộ giáo viên của Trung tâm sẽ không bao giờ trhực hiện được. Vì vậy, Trung
tâm phải là đầu mối để liie hệ, liên doanh, liên kết đào tạo mới hoàn thành được các
nhiệm vụ của ngành học từ công tác XMC, GDSBC, Bổ túc TIểu học, BTTHCS, đến
công tác đào tạo NN, Tin học và VLVH.
2.4. Thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học của Trung tâm.
Vấn đề này hết sức quan trọng bởi vì chất lượng là vị thế, là uy tín của Trung tâm
trong hệ thống Giáo dục của Tỉnh nói chung và trong hệ thống các Trung tâm GDTX
nói riêng. Có chấtnlượng mới có được tính nhiệm trong cộndg đồng. mơí thu hút được
người học đến với Trung tâm. Để nâng cáo chất lượng cần phải thực hiện đồng bnộ
các biện pháp sau:
2.4.1. Xây dựng và quản lí đội ngũ giáo viên
* Bồi dưỡng đội ngũ bằng nhiều con đường, nhiều hình thức:
- Đầu tư các nguồn tài liệu, sách quí hiếm, sách tham khảo, tài liệu bồi dưỡng
thường xuyên, nối mạng INTERNET đường truyền tốc độ cao tạo điều kiện thuận lợi
cho giáo viên khai thác thông tin, tự học tập, nghiên cứu.
- Tổ chức trao đổi phương pháp dạy học, đặc biệt với đối tượng học viên của
trung tâm, tìm ra con đường, phương pháp dạy học phù hợp đối tượng đầu vào là vấn
đề thiết yếu nhất, cơ bản nhất.
- Cùng với việc bồi dưỡng chuyên môn, khuyến khích tự học,đi đôi với việc
kiểm tra đánh giá quá trình dạy và học của giáo viên như kiểm tra chất lượng dạy của
giáo viên qua dự giờ thăm lớp, góp ý cụ thể chi tiết cho bài dạy, từ những góp ý của
các thây cô giáo có kinh nghiệm các giáo viên trẻ rút ra được những bài học rất lớn
trong giảng dạy.
3
- Bồi dưỡng về hệ thống kỹ năng, kỹ năng thiết kế nội dung, phương pháp dạy
học và giáo dục. Kỹ năng soạn đề kiểm tra theo ma trận, dạy và kiểm tra bám chuẩn
kiến thức – kỹ năng của bộ môn.
- Bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, kỹ năng thiết kế
bài giảng điện tử. Tạo điều kiện về kinh phí cho giáo viên mua máy tính phục vụ cho
hoạt động giảng dạy.
* Quản lí hoạt động sư phạm của giáo viên
Tiếp tục hoàn thiện, sử dụng có hiệu quả các biện pháp quản lý giáo viên thông
qua các khâu
- Quản lý việc thực hiện chương trình: Thông qua kiểm tra hồ sơ chuyện môn,
qua sỏ đầu bài, sổ báo giảng, qua vở ghi chép của học viên.
- Quản lý qúa trình soạn giảng của giáo viên thông qua kiểm tra hồ sơ giáo án.
- Quản lý việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học: thông qua sổ theo dõi mượn
đồ dùng dạy học của cán bộ thiết bị thí nghiệm
- Quản lý giảng dạy của giáo viên trên lớp thông qua dự giờ, thăm lớp, thông
qua tìm hiểu học sinh, thông qua thời gian ra vào lớp của giáo viên.
- Quản lý việc thực hiện kiểm tra đánh giá của giáo viên: Yêu cầu các giáo viên
đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, các đề bài kiểm tra phải được thiết kế trên máy vi
tính và phát đến tận tay học viên. Trong dạy học cũng như trong kiểm tra đánh giá
phải bám chuẩn kiến thức, kỹ năng để ra đề sát với yêu cầu của chương trinh. Thực
hiện ma trận ra đề cho bài kiểm tra từ một tiết trở lên.
Coi kiểm tra phải thật nghiêm túc cương quyết xử lý nghiêm khắc những
trường hợp vi phạm qui chế thi cử, đánh giá đúng thực chất. Điều này có ý nghía vô
cùng quan trọng qua kết qua đạt được học viên sẽ ý thức được mình từ đó phấn đấu
vươn lên trong học tập. Phụ huynh thấy được kết quả học lực của con em mình mà
động viên, nhắc nhở kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi cho học viên trong học tập.
- Quản lý chất lượng sinh hoạt và hoạt động của các tổ chuyên môn: Chỉ đạo tổ
chuyên môn sinh hoạt đúng định kỳ, có chất lượng. Làm sao cho qua buổi sinh hoạt
chuyện môn, đội ngũ giáo viên, đặc biệt là các giáo viên trẻ mới ra trường thấy sáng
rõ vấn đề, và thấy mình có sự lớn lên về chuyên môn nghiệp vụ. Căn cứ vào kế hoạch
chung của Trung tâm, kế hoạch hoạt động của tổ trong năm học mà tổ chuyên môn
chủ động trong hoạt động, lên kế hoạch hoạt động cho từng tháng, từng tuần.
2.4.2. Quản lí tốt hoạt động của học viên
-Tăng cường kiểm tra đánh giá việc giáo dục hạnh kiểm, tinh thần, thái độ,
động cơ học tập đúng đắn cho học sinh.
+ GVCN phải tổ chức các tiết sinh hoạt lớp nghiêm túc, có hiệu quả, không
sinh hoạt qua loa, đại khái mà phải nắm được tình hình cụ thể của từng học viên trong
tuần có sự động viên những học viên tiến bộ,nhắc nhở phê bình những học viên chậm
tiến. Liên hệ chặt chẽ với gia đình học viên để có sự phối hợp trong giáo dục.
+Tổ chức tốt công tác giáo dục đạo đức trong tiết sinh hoạt đầu tuần.
+ Thông qua giờ dạy của mình, giáo viên bộ môn góp phần giáo dục các em về
tinh thần, thái độ học tập bằng cách kiểm tra đánh giá việc chuẩn bị bài ở nhà trước
khi đến lớp.
4
+Tăng cường giáo dục hanh kiểm, đạo đức, lối sống, biết và thật sự tôn trọng
thầy cô, ngay cả thầy cô không dạy lớp mình, người lớn tuổi, hòa nhã với bạn bè, giúp
đỡ bạn khi gặp khó khăn, không nói tục chửi thề, không sử dụng ma túy và các tệ nạn
xã hội, giáo dục truyền thống quê hương, truyền thống cách mạng.
+GVCN phải kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, hàng tháng phải tổ chức
trao đổi với giáo viên bộ môn của lớp mình chủ nhiệm, thống nhất biện pháp giúp học
sinh học sinh yếu kém.
+ Phối hợp với Đòan thanh niên, Công đòan tổ chức các họat động ngoài giờ
lên lớp theo chủ điểm như : Tìm hiểu ma túy, AIDS, an toàn giao thông, sức khỏe
sinh sản vị thành niên.
2.4.3. Thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng
+ Tổ chức bồi dưỡng thêm các môn: Toán, Lý, Hóa, Văn ngay từ tháng 10, các
tiết bồi dưỡng phải được chuẩn bị chu đáo có tác dụng thiết thực đến cả 3 đối tượng,
yếu, trung bình, khá.
+ Tổ chức ôn tập dưới nhiều hình thức: qua các tiết bồi dưỡng, qua hướng dẫn
học viên làm đề cương, qua tổ chức rung chuông vàng....
2.4.4. Triển khai, thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trao thi
đua, tạo động lực cho giáo viên và học viên.
- Thường xuyên phát động các phong trào thi đua trong giáo viên và học viên’
Có sơ kết, tổng kết, đánh giá, xếp lọai, khen thưởng, phê bình và kiểm điểm.
- Làm tốt công tác thi đua- khen thưởng của từng năm học. Khen hưởng phải
đúng người, đúng việc. Công tác thi đua khen thưởng làm tốt sẽ là động lực cho sự
phát triển, nếu làm không tốt sẽ có tác dụng ngợc lại.
- Thực hiện tốt qui chế chi tiêu nội bộ trong trung tâm, tiết kiệm kinh phí để
tăng thu nhập cho đội ngũ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cán bộ cong
nhân viên. Thưởng cao đối với những cán bộ, giáo viên, học viên có thành tích xuất
sắc, mức thưởng phải xứng với công lao đạt được của cán bộ giáo viên.
- Tổ chức cho đội ngũ tham quan, du lịch, để mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết
từ đó càng có tinh thần trách nhiệm cao hơn trong hoạt động của mình.
2.5. Đổi mới công tác quản lý
- Đổi mới cơ bản tư duy và phương pháp quản lý giáo dục theo hướng nâng cao
hiệu lực quản lý nhà nước, xây dựng phát triển vững mạnh các tổ chức chính trị trong
trung tâm. Tăng cường hoạt động quản lý, thanh kiểm tra của tổ chuyên môn. Tạo
được sự thân thiện giữa thầy với thầy, thầy với trò, tận tâm với nghề nghiệp tạo ra môi
trường thân thiện trong giáo dục.
- Đẩy mạnh đưa tin học vào nhà trường, ứng dụng công nghệ thông tin vào
công tác chuyên môn, công tác quản lý, công tác tài chính. Sử dụng các thiết bị kỹ
thuật tiên tiến và ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả công tác quản lý.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ trường học. Sử dụng có hiệu
quả và quản lý tốt các nguồn kinh phí của Trung tâm, ưu tiên đầu tư cho giảng dạy,
học tập, phát triển cơ sở vật chất theo hướng kiên cố hoá, hiện đại hoá.
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí, xây dựng qui chế chi tiêu
nội bộ khoa học có hiệu quả. Ưu tiên cũng cố cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị
dạy học và động viên vật chất tinh thần cho đội ngũ.
5