Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Sử dụng video clip trong giảng dạy môn hóa học gây hứng thú học tập cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.57 KB, 9 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số (do Thường trực HĐ ghi): ……………………………
1. Tên sáng kiến
“Sử dụng video - clip vào bài giảng môn Hóa học gây hứng thú học tập cho học sinh”
(Nguyễn Thị Phương Thúy, Nguyễn Thị Đoan Trang, @THPT Trần Văn Kiết,
Phan Thị Mộng Tuyền, @THPT Lạc Long Quân)

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục THPT
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
Qua quá trình dạy học chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết học sinh chưa thực sự có hứng
thú (hay chưa ham thích) khi học môn hóa học. Điều đó dẫn đến các em chưa phát huy được
tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập, kết quả học tập không cao. Vì vậy
chúng tôi chọn đề tài này để có thể cùng với các bạn đồng nghiệp tìm ra các giải pháp nhằm
giúp học sinh có hứng thú để các em tích cực hơn trong quá trình học tập môn học nói trên
từ đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Muốn học sinh nhớ, hiểu được vấn đề nào đó bên cạnh việc phải củng cố, ôn tập thường
xuyên thì việc tạo cho các em cảm giác hứng thú và say mê với bài học là rất cần thiết.
Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. Nếu
có hứng thú thì HS mới duy trì sự chú ý thường xuyên và cao độ vào bài học, từ đó HS học
tập tích cực hơn, tư duy hơn, dễ nhớ và khắc sâu kiến thức hơn. Có yêu thích bộ môn thì
mới kích thích được sự tìm tòi học hỏi, kích thích được khả năng tự học của HS.
Nhưng trên thực tế GV thường chú ý làm sao để cung cấp cho HS đầy đủ kiến thức của
bài học mà quên đi việc tạo hứng thú cho HS hoặc GV có chú ý đến việc gây hứng thú
nhưng biện pháp sử dụng chưa thật sự hiệu quả. Một số biện pháp GV đã sử dụng như:
+ Sử dụng kiến thức về lịch sử hóa học (kể chuyện): biện pháp này gây được hứng thú


cho HS nhưng phụ thuộc vào năng khiếu, sở trường của GV và không phải bài nào cũng sử
dụng được. Nhiều câu chuyện không liên quan nhiều đến nội dung kiến thức của bài nên chỉ


tạo không khí vui tươi nhẹ nhàng cho tiết học chưa làm HS khắc sâu kiến thức, chưa phát
triển tư duy HS.
+ Sử dụng trò chơi (đố vui, ô chữ): cách này khá gây hứng thú, củng cố được kiến thức
nhưng thường chỉ sử dụng được trong tiết luyện tập, ôn tập hoặc trong phần củng cố bài.
+ Sử dụng những mẩu chuyện vui, câu thơ, câu đố: cách này chỉ đơn thuần là tạo không
khí thoải mái, giảm căng thẳng cho HS và chỉ sử dụng được ở một số bài cụ thể.
+ Sử dụng thí nghiệm: gây được hứng thú đồng thời phát triển tư duy học sinh, khắc sâu
được kiến thức của bài, tuy nhiên mất nhiều thời gian chuẩn bị. Mặt khác GV dạy ít nhất 2
khối và tiết dạy ở các lớp không đều nhau (có lớp sớm hoặc trễ so với chương trình) nên
việc chuẩn bị thí nghiệm cho tất cả các lớp dạy rất khó khăn.
Hóa học là một môn khoa học ứng dụng. Những kiến thức trong chương trình đều gắn
liền với thực nghiệm và ứng dụng. Nếu các em chỉ học lý thuyết đơn thuần sẽ khiến các em
thiếu niềm tin vào khoa học, không thấy được sự liên quan giữa lý thuyết và thực tế. Nhưng
có một số thí nghiệm nguy hiểm, sinh ra những khí độc, khó thực hiện ở điều kiện trên lớp
học thì khi đó các video – clip là nguồn tư liệu quí giá trong giảng dạy. Ngoài ra, một số
thông tin thời sự, hay những sự việc, hiện tượng đã xảy ra trong đời sống có liên quan đến
nội dung bài học cũng cần được cập nhật cho HS thông qua những đoạn video – clip này.
Đặc biệt những đoạn video – clip giới thiệu sẽ tạo được tình huống có vấn đề sẽ hình thành
hứng thú tìm tòi ham thích học tập, khát khao khám phá của HS. Từ đó, các em sẽ chủ động
trong việc học tập của mình, dành nhiều thời gian hơn và có ý thức tự tìm lấy kiến thức
bằng cách đọc sách báo tham khảo, chú ý quan sát hiện tượng xung quanh mình... điều đó
phù hợp với tiêu chí của phương pháp dạy học tích cực hiện nay. Qua đó sẽ nâng cao được
kiến thức, rèn luyện kĩ năng tự học, phát triển tư duy. Vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài “ Sử
dụng video - clip vào bài giảng môn Hóa học gây hứng thú học tập cho học sinh”. Trong
khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm chúng tôi thực hiện đề tài này trong chuỗi bài lưu
huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh – Hóa học lớp 10.


3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1. Mục đích của giải pháp:
Sử dụng một cách hợp lý các video - clip vào bài giảng môn Hóa học nhằm gây hứng thú
học tập cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

3.2.2. Nội dung giải pháp:


Để đạt được mục đích đề ra ở trên, trước hết chúng tôi tham khảo các tài liệu giáo khoa,
sách tham khảo, các bài báo, tạp chí khoa học, thông tin trên internet các video – clip có nội
dung liên quan đến hóa học: như các đoạn phim giới thiệu về các chất hóa học, ứng dụng
của các chất, các đoạn phim thời sự, phim thí nghiệm, các công nghệ sản xuất; kết hợp với
kinh nghiệm của bản thân về nội dung bài học; tìm hiểu đặc điểm trình độ nhận thức của HS
để lựa chọn những đoạn video – clip, phương pháp và thời điểm phù hợp nhất để đưa vào
bài giảng nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

3.2.2.1. Tuyển chọn, biên tập một số đoạn video – clip trong chuỗi bài lưu huỳnh
và hợp chất của lưu huỳnh
Chúng tôi đã tiến hành tìm kiếm các video-clip trên mạng, xem xét và chọn lọc
các video-clip có chất lượng tốt, nội dung rõ ràng, phù hợp với nội dung bài dạy. Sử
dụng phần mềm cắt ghép phim để có tạo ra các video-clip có thời lượng và nội dung
thích hợp đưa vào bài giảng.
* Video – clip giới thiệu về hóa chất
- Video – clip 1: Giới thiệu về đơn chất lưu huỳnh S
- Video – clip 2: Giới thiệu về khí hidrosunfua H2S
- Video – clip 3: Giới thiệu về khí sunfurơ SO2
- Video – clip 4, 5, 6: Giới thiệu về axit sunfuric H2SO4

* Video – clip thí nghiệm

- Video – clip 7: Thí nghiệm S tác dụng với Fe
- Video – clip 8: Thí nghiệm S tác dụng với O2
- Video – clip 9: Thí nghiệm đốt H2S trong khí O2
- Video – clip 10: Thí nghiệm SO2 tác dụng với H2S
- Video – clip 11: Thí nghiệm SO2 làm mất màu dung dịch Br2
- Video – clip 12: Thí nghiệm SO2 làm mất màu dung dịch dd KMnO4
- Video – clip 13: Thí nghiệm SO2 làm mất màu cánh hoa
- Video – clip 14: Thí nghiệm pha loãng H2SO4 đặc
- Video – clip 15: Thí nghiệm tính háo nước của H2SO4 đặc


- Video – clip 16: Thí nghiệm H2SO4 đặc tác dụng với Cu
- Video – clip 17: Thí nghiệm H2SO4 đặc tác dụng với đường

* Video – clip tin tức, phóng sự
- Video – clip 18: Thông tin về vụ ngộ độc H2S làm 4 người tử vong.
- Videp – clip 19: “Núi” lưu huỳnh ứ đọng ở cảng Hoàng Diệu
- Videp – clip 20: Cảnh báo mưa axit đầu mùa

* Video – clip về hiện tượng tự nhiên
- Video – clip 21: Nguyên nhân và tác hại của mưa axit
- Video – clip 22: Tác hại của mưa axit
* Video – clip về công nghệ, sản xuất
- Video – clip 23: Sản xuất lưu huỳnh
- Video – clip 24: Sản xuất axit sunfuric

3.2.2.3. Sử dụng video - clip vào bài giảng gây hứng thú cho học sinh
* Sử dụng video – clip để mở đầu bài giảng hoặc dẫn dắt vào một phần của bài
Ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng. Mỗi bài học hoặc mỗi phần đều cần có phần mở
đầu thuyết phục vì nó sẽ dẫn dắt cả buổi học. Một sự khởi đầu thú vị, hấp dẫn sẽ giúp HS

hứng khởi khi bắt đầu bài học mới. Chỉ khi nào có sự chuẩn bị sẵn sàng, học sinh mới có thể
học tốt. Qua một đoạn video – clip với những hình ảnh, âm thanh, nội dung mới lạ hấp dẫn
sẽ dẫn dắt học sinh vào bài mới với niềm hứng thú trong học tập, mong muốn được khám
phá, giải thích các hiện tượng, các tình huống có vấn đề nêu trong đó, từ đó sẽ phát huy
được tính tích cực, sáng tạo của các em. Ngoài ra, nó còn làm cho tiết học trở nên thú vị,
sinh động hơn, HS yêu thích môn học hơn.
Ví dụ 1: Khi mở đầu bài H2S giáo viên có thể cho HS xem đoạn video – clip 2 giới
thiệu về H2S. GV chiếu đoạn phim và yêu cầu HS đoán xem chất được nói đến trong đoạn
clip là gì? Xem HS nào có thể trả lời nhanh nhất từ các thông tin được nêu trong đoạn clip
(HS trả lời). Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về tính chất của khí H 2S trong tiết học hôm nay.
Với cách mở bài này học sinh vừa hứng thú với hình ảnh, thông tin trên đoạn clip, vừa tạo
cho HS động cơ, mục tiêu để nghiên cứu bài học.
Ví dụ 2: Khi vào phần tính chất vật lý của bài H 2S, GV cho HS xem đoạn video –
clip 18, đó là một đoạn phóng sự về vụ ngộ độc H 2S khiến 4 người tử vong. Từ đó HS biết


được khí H2S là một khí có mùi trứng thối, rất độc, sẽ cẩn trọng hơn về chất khí này. Ngoài
ra, chúng ta có thể sử dụng video – clip này để minh họa sau khi học phần tính chất vật lý và
giới thiệu vào phần tính chất hóa học bằng câu liên kết: “Để hiểu rõ hơn về tính chất của khí
H2S chúng ta chuyển sang phần tính chất hóa học”.
Dùng phương pháp trực quan bằng hình ảnh, âm thanh, nội dung trong mỗi đoạn
video – clip này sẽ có tác dụng trực tiếp, kích thích được tính tò mò tìm hiểu của HS, HS
hứng thú hơn góp phần vào sự thành công của tiết học.

* Sử dụng để tạo bài tập nhận thức, tình huống có vấn đề:
Sử dụng video – clip để tạo những tình huống bất ngờ cho HS, đặt ra những vấn đề
ngược lại với những gì HS đã biết. Từ những kiến thức đã biết kết hợp với khả năng quan
sát, phân tích, tổng hợp HS có thể giải quyết vấn đề, phát hiện ra kiến thức mới. Bằng cách
này vừa gây hứng thú vừa phát triển tư duy HS giúp HS có thể chủ động lĩnh hội kiến thức
từ đó HS nắm vững kiến thức và nhớ lâu hơn.

Ví dụ: Khi dạy phần tính oxi hóa của axit sunfuric đặc, GV có thể tạo tình huống có
vấn đề như sau:
GV đặt câu hỏi: dung dịch axit H 2SO4 loãng không tác dụng với Cu, vậy axit H 2SO4
đặc có tác dụng với Cu không? – HS tư duy, thảo luận với nhau.
GV chiếu video – clip 16: Thí nghiệm Cu tác dụng với axit H 2SO4 đặc - HS quan sát
thí nghiệm để phát hiện vấn đề: Có phản ứng xảy ra không? Hiện tượng như thế nào?
GV lại tiếp tục đặt vấn đề: Tại sao H 2SO4 loãng không tác dụng với Cu còn H2SO4
đặc lại tác dụng với Cu? – HS tiếp tục tư duy và thảo luận tìm ra lời giải thích.

* Sử dụng làm thí nghiệm minh họa, kiểm chứng:
Sau khi dạy về tính chất hay một phản ứng nào đó, mà điều kiện lớp học khó có
thể tiến hành thí nghiệm, hoặc các thí nghiệm độc hại, GV chiếu video – clip thí
nghiệm cho HS xem để minh họa, kiểm chứng. Từ đó, HS có niềm tin vào khoa học,
tin tưởng vào lý thuyết đã học, cảm thấy hứng thú hơn, ghi nhớ bài dễ dàng hơn.
Ví dụ: Một trong những ứng dụng của SO 2 là tẩy trắng, GV có thể chiếu cho HS
xem video – clip 13 khí SO2 làm mất màu cánh hoa để minh họa, kiểm chứng cho vấn
đề này.
* Sử dụng trong hoạt động ngoại khóa, đố vui:
Khi tổ chức ngoại khóa, đố vui cho HS, hoặc luyện tập củng cố dưới hình thức như một
trò chơi, giáo viên có thể đưa những đoạn video – clip giới thiệu về chất và đưa ra một số


câu hỏi (Đây là chất gì? Cho biết một vài tính chất của nó? Ảnh hưởng của chất này đến môi
trường?...) để HS trả lời, hoặc đưa video-clip thí nghiệm để HS nêu và giải thích hiện tượng,
vừa luyện tập, củng cố kiến thức vừa tạo không khí thoải mái, gây hứng thú cho tiết học.

* Sử dụng nhằm mục đích tích hợp giáo dục môi trường, kĩ năng sống
GV có thể sử dụng những đoạn phim này với mục đích giáo dục môi trường, để HS
có những hành động thiết thực, tuyên truyền với những người xung quanh, hạn chế những
việc làm ảnh hưởng xấu đến môi trường gây ra hiện tượng mưa axit, biến đổi khí hậu, …

Bên cạnh đó, giáo dục ý thức học tập, làm việc nghiêm túc, tính cẩn thận khi thực hành thí
nghiệm với những hóa chất độc hại.
Ví dụ 1: Khi dạy bài khí sunfurơ, GV có thể chiếu cho HS xem video – clip 20 hoặc
21, 22 về hiện tượng mưa axit để HS hiểu rõ hơn về nguyên nhân và hậu quả của mưa axit,
từ đó hình thành kĩ năng sống cho HS, giúp HS có ý thức bảo vệ môi trường cũng như bảo
vệ bản thân trước những tác động xấu.
Ví dụ 2: Khi dạy phần tính chất vật lý của axit sunfuric, GV có thể chiếu cho HS
xem video – clip 14 (thí nghiệm pha loãng H 2SO4 đặc) và 15 (thí nghiệm tính háo nước của
H2SO4 đặc) để HS biết lựa chọn cách pha loãng H 2SO4 đặc an toàn, đồng thời HS biết được
H2SO4 đặc là một hóa chất rất nguy hiểm, da thịt tiếp xúc với nó sẽ gây bỏng rất nặng nên
khi làm thí nghiệm phải hết sức thận trọng, từ đó giáo dục HS ý thức học tập và làm việc
nghiêm túc.

* Bảng sử dụng các video – clip vào bài giảng
Sử dụng
Mở đầu bài giảng, giới thiệu vào
một phần của bài
Tạo tình huống có vấn đề
Thí nghiệm minh họa, kiểm chứng
Ngoại khóa, đố vui
Giáo dục môi trường, kĩ năng sống

Video – clip
Từ 1 đến 6, từ 18 đến 24
Tất cả
Từ 7 đến 18
Tất cả
2, 3, 4, 6, 18, 19, 20, 21, 22

Qua bảng trên, chúng ta nhận thấy một đoạn video – clip có thể được sử dụng với

nhiều mục đích khác nhau. Tùy vào mục đích sử dụng mà chúng ta có thể linh hoạt đặt ra
những câu hỏi khác nhau, thiết kế những tình huống khác nhau.

3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Với mỗi video – clip, GV có thể lựa chọn sử dụng để tạo tình huống xuất phát gây
hứng thú cho HS trong tiết nghiên cứu tài liệu mới, hoặc tạo bài tập nhận thức, tình huống
có vấn đề tổ chức cho HS nghiên cứu kiến thức mới, sao cho phù hợp với nội dung và tiến


trình của bài giảng. Ngoài ra cũng có thể sử dụng tốt trong hoạt động ngoại khóa, đố vui…
Sử dụng các video-clip vào bài giảng vừa làm tiết học sinh động, tạo không khí thoải mái,
HS không còn cảm thấy nhàm chán mà trở nên yêu thích môn học, từ đó HS hứng thú, HS
chủ động tích cực học tập, đem lại hiệu quả cao cho tiết học.
Các video-clip vừa làm tiết học sinh động vừa gắn được kiến thức hóa học với thực
tiễn, thực nghiệm và ứng dụng, giúp HS có niềm tin vào khoa học, thấy được sự liên quan
giữa lý thuyết và thực tế, rèn luyện được kĩ năng quan sát, phân tích của HS. Mặt khác, một
số video-clip về thí nghiệm còn rèn luyện được kĩ năng thực hành cho HS.
Các video-clip trên không chỉ sử dụng trong chuỗi bài lưu huỳnh và hợp chất của lưu
huỳnh – Hóa học lớp 10 mà có thể sử dụng tốt cho một số bài có liên quan trong chương
trình hóa học phổ thông, hoặc sử dụng để dạy trong chủ đề tích hợp liên môn. Ví dụ:
Video – clip

Bài sử dụng
Hidrosunfua (lớp 10)
Video-clip 2: Giới thiệu về khí H2S
Hóa học và vấn đề môi trường (lớp 12)
Lưu huỳnh đioxit (lớp 10)
Video-clip 3: Giới thiệu về khí sunfurơ
Hóa học và vấn đề môi trường (lớp 12)
Video-clip 7: Thí nghiệm S tác dụng với Fe Lưu huỳnh (lớp 10)

Sắt (lớp 12)
Video-clip 8: Thí nghiệm S tác dụng với O2 Lưu huỳnh (lớp 10)
Oxi (lớp 10)
Video-clip 11: Thí nghiệm SO2 làm mất màu Các oxit của lưu huỳnh (lớp 10)
Nhận biết chất khí (lớp 12)
dung dịch Br
2

Video-clip 12: Thí nghiệm SO2 làm mất màu
dung dịch dd KMnO4
Video-clip 18: Thông tin về vụ ngộ độc H 2S Hidrosunfua (lớp 10)
Hóa học và vấn đề xã hội (lớp 12)
làm 4 người tử vong.
Hóa học và vấn đề môi trường (lớp 12)
Videp – clip 19: “Núi” lưu huỳnh ứ đọng ở Lưu huỳnh (lớp 10)
Hóa học và vấn đề xã hội (lớp 12)
cảng Hoàng Diệu
Hóa học và vấn đề môi trường (lớp 12)
Videp-clip 20: Cảnh báo mưa axit đầu mùa Các oxit của lưu huỳnh (lớp 10)
Hóa học và vấn đề xã hội (lớp 12)
Video-clip 21: Nguyên nhân và tác hại của Hóa học và vấn đề môi trường (lớp 12)
mưa axit
Video-clip 22: Tác hại của mưa axit
Việc sử dụng video-clip vào bài giảng sử dụng cần kết hợp với các phương tiện kĩ
thuật như laptop, máy chiếu... Hiện nay, hầu hết các trường phổ thông đều đã được trang bị
nên việc sử dụng video-clip này là hoàn toàn có thể thực hiện được và khá dễ dàng với GV.


3.4. Hiệu quả của giải pháp
* Chúng tôi đã sử dụng các video - clip vào các tiết dạy ở bài Lưu huỳnh; Hợp chất của

lưu huỳnh. Dạy thực nghiệm trên 3 cặp lớp trong năm học 2016 - 2017. Nhận thấy: Việc sử
dụng video-clip (lớp thực nghiệm) làm HS hứng thú và tích cực hơn hẳn so với các phương
pháp khác đã sử dụng trước đó (lớp đối chứng).
* Khi tìm hiểu thái độ, tình cảm của HS với tiết học có sử dụng video – clip ở 3 lớp thực
nghiệm bằng phiếu tham khảo ý kiến, kết quả cho thấy đa số HS hứng thú với tiết học có sử
dụng video – clip.
Thái độ
Rất hứng thú
Hứng thú
Bình thường
Không hứng thú

Số ý kiến

Tỉ lệ %

38/110
57/110
14/110
00/110

34,54
51,82
12,73
0

* Kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức bằng bài kiểm tra 15 phút
* Kết quả bài kiểm tra được thống kê trong bảng sau:
Yếu – kém %
TN

ĐC
12,82
28,95

Trung bình %
TN
ĐC
28,20
39,47

Khá %
TN
ĐC
25,64
21,05

Giỏi %
TN
ĐC
33,33
10,52

* Kết quả thống kê cho thấy HS ở lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng.
Như vậy, HS ở lớp thực nghiệm lĩnh hội kiến thức chắc chắn, chính xác hơn và nhớ kiến
thức tốt hơn.
* Chúng tôi cũng đã chia sẽ các video-clip trên với một số đồng nghiệp để sử dụng trong
giảng dạy. Các giáo viên đều nhận xét các video-clip trên có nội dung và thời lượng khá phù
hợp, sử dụng có hiệu quả, gây được hứng thú cho học sinh trong giảng dạy. Các video-clip
này không chỉ ở bài lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh mà còn sử dụng tốt trong một số
bài khác có liên quan trong chương trình, trong hoạt động ngoại khóa..


3.5. Tài liệu kèm theo:
3.5.1. Các đoạn video – clip 1 đến 24 (xem file trên đĩa CD kèm theo)
3.5.2. Giáo án minh họa:
Bài 33: Axit sunfuric – Muối sunfat tiết 1 (xem file power point trên đĩa CD kèm theo)
Trong bài giảng này chúng tôi đã sử dụng video – clip 5, 14, 15, 16, 17.
3.5.3. Đề kiểm tra 15 phút
Câu 1: Dãy chất nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?


A. NaOH, Cu, MgO

B. NaNO3, Fe, Cu(OH)2

C. CaCO3, HCl, Al

D. Na2CO3, Al, Cu(OH)2

Câu 2: Khi pha loãng H2SO4 đặc phải làm như thế nào ?
A. cho từ từ H2SO4 đặc vào nước

B. cho từ từ nước vào H2SO4 đặc

C. Cho cùng lúc nước và axit vào nhau

D. Cho theo tỉ lệ 1V H2SO4 : 2V H2O

Câu 3: Phản ứng nào sau đây H2S thể hiện tính khử?
A. H2S + NaOH  NaHS + 2H2O


B. H2S + 2NaOH  Na2S + 2H2O

C. H2S + Pb(NO3)2  PbS + 2HNO3

D. 2H2S + SO2  3S + 2H2O

Câu 4. Khi sục SO2 vào dd H2S thì
A. Dung dịch bị vẩn đục màu vàng.

B. Không có hiện tượng gì.

C. Dung dịch chuyển thành màu nâu đen.

D. Tạo thành chất rắn màu đỏ.

Câu 5: Chất vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa là:
A. H2S

B. SO3

C. S

D. O2

Câu 6: Để sản xuất SO2 trong công nghiệp người ta sử dụng chất nào sau đây?
A. FeS2 và Na2SO3 B. S và FeS2

C. Na2SO3 và S

D. S và FeS


Câu 7: Hấp thụ hoàn toàn 6,4g SO2 vào 150 ml dung dịch NaOH 1M, muối thu được sau
phản ứng là:
A. Na2SO3

B. NaHSO3

C. Na2SO3 và NaHSO3

D. NaHSO3 và NaOH

Câu 8: Cho một lượng khí H2S sục vào dd Pb(NO3)2 thu được 2,39g kết tủa đen. Thể tích
H2S (đktc) đã phản ứng là:
A. 0,448 lít

B. 224lít

C. 448lít

D. 0,224 lít

Câu 9: Một trong những tác nhân chủ yếu gây mưa axit là
A. CH4.
B. H2S.
C. SO2.
D. CO.
Câu 10: Hoà tan hết 50 gam hỗn hợp gồm Cu và CuO trong dung dịch H 2SO4 đặc nóng dư
thu được 11,2 lít khí SO2 ở đktc. Hàm lượng % của CuO trong hỗn hợp là :
A. 64 %.


B. 36 %.

C. 32 %

D. 68%.

Bến Tre, ngày 19 tháng 3 năm 2018



×