Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

skkn nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học 10 thông qua việc sử dụng hình vẽ trong sách giáo khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.73 KB, 23 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số (do Thường trực HĐ ghi): ………………………………………
1. Tên sáng kiến: Nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học 10 thông qua việc sử
dụng hình vẽ trong sách giáo khoa.
(Lê Văn Chánh, Nguyễn Tri Liêm, @THPT Ngô Văn Cấn)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: bộ môn Hóa học.
3. Mô tả sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Những đổi mới trong SGK hiện nay về cách trình bày như sau: SGK hoá học phổ
thông mới có sự kết hợp chặt chẽ và cân đối tỷ lệ tư liệu, thông tin trong bài học dưới
dạng kênh hình và kênh chữ, trong đó kênh hình được coi như quan trọng hơn về số
lượng và chất lượng. Đây sẽ là những hình ảnh vô nghĩa nếu như GV không khai thác,
vận dụng triệt để trong quá trình dạy học để phát huy tính tích cực của HS.
Thực tế ở trường phổ thông, GV ít quan tâm đến những hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ
bảng biểu có sẵn trong SGK mà chỉ chú trọng đến từ ngữ và chính đều này làm giảm hiệu
quả dạy học.
Ngày nay công nghệ thông tin phát triển như vũ bão. Hiện nay, tin học đã xâm nhập
vào mọi lĩnh vực của cuộc sống trong đó có Hoá học. Ứng dụng có hiệu quả tin học trong
quá trình giảng dạy sẽ hỗ trợ cho bài giảng trên lớp được thuận lợi, dễ hiểu và phong phú
hơn. Đối với môn Hoá học, đôi khi các thầy cô rất cần có một mô hình thí nghiệm để đưa
vào giáo án, giáo trình của mình, hay cần sử dụng những đoạn phim thí nghiệm đối với
những hoá chất độc hại (như tiến hành thí nghiệm với khí Clo, dung dịch Brom, hoặc
giảng dạy về phần lai hoá, hiện tượng hoà tan…) hay dạy những nội dung khó khác ở các
bài chất, thuyết, định luật.
HS ít được hoạt động trong quá trình học, ít được động não, không chủ động tích
cực lĩnh hội tri thức. Do đó, kiến thức không khắc sâu, không chắc chắn, có thể trả lời
đúng những câu hỏi chỉ yêu cầu thuộc bài. Nhưng khi phải trả lời những câu hỏi cần tổng
hợp so sánh thì nhiều HS lúng túng. HS thường bối rối khi giải đáp những vấn đề thực


tiễn (thuộc vận dụng kiến thức trong học tập hoặc trong đời sống sản xuất, HS ít có khả
Trang 1


năng khái quát). Vì vậy khi dạy một bài mới cần khai thác những hình vẽ có sẵn trong
SGK, giúp các em học tốt hơn, có cách nhìn vấn đề một cách sâu sắc và khái quát hơn.
Nội dung chương trình môn hoá học lớp 10 rất khó. Gồm có 7 chương, trong đó có
5 chương nói về thuyết và định luật với nội dung trừu tượng, phức tạp và 2 chương chất
(là những hoá chất độc hại). Hoá học là một khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm nên
hoá học không thể phát triển được nếu không có thí nghiệm quan sát cũng như không có
quá trình tư duy quy nạp (tất nhiên phải kết hợp suy lý diễn dịch). Vì vậy, trong khi dạy
học môn hoá học ở nhà trường nhất thiết phải tận dụng quan sát thí nghiệm học tập, mô
hình, hình vẽ, tranh ảnh để giúp các em hiểu bài một cách sâu sắc, đầy đủ phong phú hơn.
Nên việc sử dụng các mô hình, hình vẽ có sẵn trong SGK để giảng bài là việc hết sức cần
thiết giúp HS tiếp thu dễ dàng các nội dung của các thuyết và định luật.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến.
- Mục đích của giải pháp:
Nghiên cứu sử dụng các hình vẽ trong sách giáo khoa hóa học 10 theo hướng dạy
học tích cực.
Sử dụng các hình vẽ trong sách giáo khoa hóa học 10 nhằm giáo dục ý thức và tăng
hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. Từ đó có thể rèn luyện trí thông minh, phát huy
tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh giúp mang lại kết quả học tập bộ môn cao
hơn.
Giúp các e HS giải quyết các bài tập có liên quan đến hình vẽ trong các kỳ thi.
- Nội dung giải pháp:
+ Điểm mới của giải pháp:
Trong quá trình dạy học Hoá học, các hình vẽ trong sách giáo khoa đóng vai trò đặc
biệt quan trọng.
1/ Giúp HS dễ hiểu bài, hiểu bài sâu hơn và nhớ bài lâu hơn :
+ Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu đặc điểm bên ngoài của đối

tượng và các tính chất của chúng có thể tri giác trực tiếp bằng các giác quan.
+ Giúp cụ thể hoá những cái trừu tượng, giúp HS dễ hiểu những vấn đề phức tạp.
+ Giúp làm sáng tỏ cấu tạo của nguyên tử, chất, hiện tượng lai hoá, những phản
ứng với hoá chất độc hại môi trường. HS dễ thu nhận thông tin về các sự vật hiện tượng
một cách đầy đủ, chính xác.

Trang 2


2/ Giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập hoá học, nâng
cao lòng tin của HS vào khoa học.
3/ Giúp phát triển năng lực nhận thức của HS, đặc biệt là năng lực tư duy (quan
sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá các hiện tượng, rút ra những kết luận có
độ tin cậy cao…).
4/ Giúp GV tiết kiệm được thời gian trên lớp trong mỗi tiết dạy, góp phần nâng
cao hiệu suất lao động của thầy và trò.
5/ Giúp GV điều khiển được hoạt động nhận thức của HS, kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của các em được thuận lợi và có hiệu suất cao hơn.
Nếu người giáo viên kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp sử dụng các hình vẽ
trong sách giáo khoa, ngoài giúp học sinh chủ động, tích cực say mê học tập còn lồng ghép
được các nội dung khác nhau như: bảo vệ môi trường, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con
người thông qua các kiến thức thực tiễn đó. Đây cũng là hướng đi mà ngành giáo dục
nước ta đang đẩy mạnh trong các năm gần đây.
+ Cách thức thực hiện:
1. Cách khai thác hình vẽ trong sách giáo khoa
Hình 1: Nhà Hoá học người Nga Men-de-le-ep (Khi dạy bài 7: Bảng Tuần Hoàn
Các Nguyên Tố Hoá Học – trang 31)

1/ Chức năng
 Thông tin về nhà hoá học nổi tiếng.

2/ Tổ chức khai thác thông tin

Trang 3


 Ông tên đầy đủ là Di-mi-tri I-va-no-vich Men-de-le-ep, sinh ngày 27/01/1834
mất ngày 20/01/1907.
 Công trình khoa học vĩ đại của ông: phát minh ra bảng hệ thống tuần hoàn và
định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
 GV trình bày dưới hình thức kể chuyện lịch sử, chú ý so sánh định luật phát biểu
năm 1869 của Mendelep với cách phát biểu ngày nay và nhấn mạnh dù cách phát biểu có
thay đổi theo sự tiến bộ của khoa học nhưng tinh thần cơ bản của định luật do Mendelep
đưa ra 1869 vẫn giữ nguyên đó là tính chất tuần hoàn.
 GV giảng dạy: Mendelep đem xếp các nguyên tố hoá học theo chiều tăng dần và
đánh số thứ tự rồi liên hệ các tính chất của chúng và phát hiện ra qui luật biến thiên các
tính của chúng mà ông phát biểu thành định luật sau công bố năm 1869: “Tính chất của
các đơn chất, cũng như dạng và tính chất của các hợp chất của các nguyên tố phụ thuộc
tuần hoàn vào các giá trị nguyên tử lượng của các nguyên tố”.
 Ngày nay đã có lý thuyết về cấu tạo hạt nhân nguyên tử. Vì vậy định luật tuần
hoàn được phát biểu như sau: “Tính chất tuần hoàn của các nguyên tố cũng như thành
phần và tính chất của các đơn chất và hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến thiên tuần
hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử”.
 Men-de-le-ep phát hiện ra tính chất tuần hoàn nhưng chưa giải thích, còn ngày
nay ta biết rõ nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn cấu trúc electron của nguyên tử các
nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần.
 Qui luật tuần hoàn mà Mendeleep phát hiện ra vẫn giữ nguyên giá trị.
3/ Kết luận
 Giáo dục HS phải có thức tích cực học tập, lao động.
 Tôn trọng lịch sử hoá học.
 Khả năng to lớn của con người trong việc khám phá ra các quy luật tổng quát của

tự nhiên như định luật tuần hoàn.
Hình 2: Điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm (khi dạy Bài 22: Clo hình 5.3 – trang 100 )

Trang 4


1/ Chức năng
 Mô hình tiến hành điều chế và thu khí Clo trong phòng thí nghiệm.
2/ Tổ chức khai thác thông tin
 GV yêu cầu HS quan sát và nêu tên các dụng cụ và hoá chất được sử dụng trong
hình?
 Yêu cầu trả lời:
• Hoá chất (MnO2, dung dịch HCl, H2SO4 đặc, bông tẩm dung dịch NaOH)
• Dụng cụ: giá đỡ, đèn cồn, bình cầu đáy tròn, phễu nhỏ giọt, ống dẫn khí, 2 bình
rửa khí Clo.
 GV yêu cầu HS nêu cách tiến hành thí nghiệm? (rèn ngôn ngữ hoá học)
- Lắp dụng cụ như hình 5.3
- Cho 1 ít MnO2 vào bình cầu có nhánh, trên miệng bình cầu có đặt 1 phễu có khóa
chứa dung dịch HCl, mở từ từ khóa phiễu cho HCl chảy xuống bình cầu tác dụng với
MnO2, dùng đèn cồn để đun nóng bình cầu.
 HS viết phương trình hoá học minh hoạ cho quá trình điều chế clo và nhận xét
sản phẩm tạo thành?
Phương trình: MnO2 + 4HCl → MnCl2 + 2H2O + Cl2 ↑
Sản phẩm tạo thành gồm có khí clo, hơi (H 2O và HCl). Từ đó, GV liên hệ giải thích
công dụng của hai bình đựng dung dịch NaCl và H2SO4 đặc.
• Bình đựng dung dịch NaCl để giữ HCl: Vì dung dịch NaCl hoà tan tốt khí HCl,
dựa theo nguyên tắc: “Một chất tan tốt trong dung môi có chứa anion đồng dạng của nó,
cụ thể là Cl-”.
• Bình đựng H2SO4 đặc để giữ H2O: Vì H2SO4 đặc có tính háo nước mạnh, nên dùng
để làm khô khí Clo.


Trang 5


 Tác dụng của bông tẩm dung dịch NaOH: Khi Clo đầy bình clo sẽ không bay vào
không khí gây ô nhiễm môi trường.
Phản ứng giữa khí clo và dung dịch NaOH:
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
 GV hướng dẫn HS rút ra điều kiện chọn dung dịch làm khô khí Clo là:
• Dd được chọn làm khô khí đó phải không tác dụng với khí Clo.
• Tiếp xúc dễ dàng với khí Clo.
Vì vậy khi vào phòng thí nhiệm nếu không còn 2 hoá chất NaCl và H 2SO4 đặc thì
HS có thể chọn những hoá chất khác để thay thế nhưng phải đảm bảo hai điều kiện trên.
Ví dụ: ta vẫn có thể chọn dung dịch KMnO4 giữ hơi HCl vì có xảy ra phản ứng sau:
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 8H2O + 5Cl2 ↑
 GV có thể giải thích thêm vì sao không dùng KMnO 4 hay KClO3 để điều chế Cl2
mà lại dùng MnO2?
Trả lời: Khi điều chế Cl2 trong quá trình tiến hành thí nghiệm có đun nóng hoá
chất mà đối với KMnO4 hay KClO3 khi đun nóng có thể sinh ra khí O 2 theo phương trình
sau:
0

t
2KMnO4 →
K2MnO4 + MnO2 + O2↑
MnO

2KClO3 
t
0


2

2KCl + 3O2 ↑

Chính vì lý do đó thường dùng MnO2 hơn
 GV nói về kỹ thuật lắp ráp dụng cụ thí nghiệm: do clo là chất khí độc, có thể gây
viêm đường hô hấp (nếu hít thở phải khí clo). Do đó khi tiến hành thí nghiệm phải lắp
dụng cụ kín.
3/ Kết luận
 Rèn ngôn ngữ hoá học.
 Nắm kỹ thuật tiến hành thí nghiệm với hoá chất độc.
 Biết phương pháp điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm.
 Có ý thức bảo vệ môi trường.
Hình 3: Điều chế axitclohđric trong phòng thí nghiệm (khi dạy Bài 23: Hiđro
clorua – Axit clohđric và muối clorua - hình 5.6 – trang 104)

Trang 6


1/ Chức năng
 Mô hình tiến hành điều chế và thu axit clohđric trong phòng thí nghiệm.
2/ Tổ chức khai thác thông tin
 GV yêu cầu HS quan sát và nêu tên các dụng cụ và hoá chất được sử dụng trong
hình?
 Yêu cầu trả lời:
• Hoá chất (NaCl, H2SO4 đặc, bông tẩm dung dịch NaOH, H2O)
• Dụng cụ: giá đỡ, đèn cồn, ống nghiệm, ống dẫn khí.
 GV yêu cầu HS nêu cách tiến hành thí nghiệm? (rèn ngôn ngữ hoá học)
 HS trả lời: Cho vào ống nghiệm (1) một ít muối ăn rồi rót dung dịch H 2SO4 đậm

đặc vào đủ để thấm ướt lớp muối ăn. Rót khoảng 8 ml nước cất vào ống nghiệm (2) và cụ
như hình vẽ. Đun cẩn thận ống nghiệm (1). Nếu thấy bọt khí mạnh thì tạm ngừng đun.
 HS viết phương trình hoá học minh hoạ cho quá trình điều chế khí HCl?
< 250 C
Phương trình: NaCl + H2SO4 →
NaHSO4 + HCl
0

0

≥ 400 C
2NaCl + H2SO4 →
Na2SO4 + 2HCl

 Tác dụng của bông tẩm dung dịch NaOH: Khi khí HCl đầy bình không cho khí
HCl bay ra gây ô nhiễm môi trường do có phản ứng (*) tạo sản phẩm là muối NaCl không
độc hại.
HCl + NaOH  NaCl + H2O (*).
 GV hỏi: Tại sao khí này được thu bằng cách đẩy không khí?
 HS trả lời: d =

36,5
≈ 1, 26 , nặng hơn không khí nên khí này được thu bằng cách
29

đẩy không khí.
 GV hỏi: Nếu thay NaCl khan bằng dung dịch NaCl, H 2SO4 đặc bằng H2SO4 loãng
thì phản ứng xảy ra như thế nào?
Trang 7



 HS trả lời: Nếu thay NaCl khan bằng dung dịch NaCl, H 2SO4 đặc bằng H2SO4
loãng thì phản ứng không xảy ra vì sản phẩm tạo thành không có kết tủa, khí bay hơi, hơi
nước.
 GV hỏi: Tại sao để điều chế HF và HCl, thường đun cho muối rắn của chúng với
dung dịch H2SO4 đặc nóng; nhưng không sử dụng cách này để điều chế HBr và HI?
 HS trả lời: Để điều chế HF và HCl, thường đun cho muối rắn của chúng với dung
dịch H2SO4 đặc nóng; nhưng không sử dụng cách này để điều chế HBr và HI vì HBr và
HI đều là chất khử mạnh nên phản ứng ngay với H2SO4 đặc nóng.
 GV nói về kỹ thuật lắp ráp dụng cụ thí nghiệm: do HCl là chất khí độc, có thể
gây viêm đường hô hấp (nếu hít thở phải khí HCl). Do đó khi tiến hành thí nghiệm phải
lắp dụng cụ kín.
3/ Kết luận
 Rèn ngôn ngữ hoá học.
 Nắm kỹ thuật tiến hành thí nghiệm với hoá chất độc.
 Biết phương pháp điều chế và thu khí HCl trong phòng thí nghiệm.
Có ý thức bảo vệ môi trường.
Hình 4: Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm (khi dạy Bài 29: Oxi - Ozon - hình
6.2 – trang 126)

1/ Chức năng
 Mô hình tiến hành điều chế và thu oxi trong phòng thí nghiệm.
2/ Tổ chức khai thác thông tin

Trang 8


 GV yêu cầu HS quan sát và nêu tên các dụng cụ và hoá chất được sử dụng trong
hình?
 Yêu cầu trả lời:

• Hoá chất (KMnO4, bông tẩm dung dịch NaOH, H2O)
• Dụng cụ: giá đỡ, đèn cồn, ống nghiệm, ống dẫn khí, chậu thủy tinh.
 GV yêu cầu HS nêu cách tiến hành thí nghiệm? (rèn ngôn ngữ hoá học)
 HS trả lời:
- Lắp dụng cụ như hình 6.2.
- Cho một lượng nhỏ (bằng hạt ngô) KMnO 4 vào đáy ống nghiệm. Đặt một ít
bông gần miệng ống nghiệm.
- Dùng nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua đậy kín ống nghiệm. Đặt ống
nghiệm vào giá đỡ hoặc kẹp gỗ sao cho đáy ống nghiệm cao hơn miệng ống
nghiệm chút ít.
- Nhánh dài của ống dẫn khí sâu gần sát đáy ống nghiệm (hoặc lọ thu).
- Dùng đèn cồn đun nóng cả ống nghiệm chứa KMnO 4, sau đó tập trung đốt
nóng phần có hóa chất . Kali pemanganat bị phân hủy tạo ra khí oxi. Nhận ra
khí trong ống nghiệm (2) bằng que đóm còn hồng.
- Sau khi kiểm tra độ kín của các nút, đốt nóng ống nghiệm chứa KMnO 4. Khí
oxi sinh ra sẽ đẩy không khí hoặc đẩy nước và chứa trong ống nghiệm thu. - - Dùng nút cao su đậy kín ống nghiệm đã chứa đẩy bình oxi để dùng cho thí
nghiệm sau.
 HS viết phương trình hoá học minh hoạ cho quá trình điều chế khí O2?
o

t
Phương trình: 2KMnO4 →
K2MnO4 + MnO2 + O2.

 GV hỏi: Vì sao khi điều chế O 2 trong phòng thí nghiệm, người ta thu khí O 2 bằng
cách đẩy nước?
 HS trả lời: Khi điều chế O 2 trong phòng thí nghiệm, người ta thu O 2 bằng cách
đẩy nước là do khí oxi ít tan trong nước.
 GV hỏi: Có thể thu khí oxi bằng phương pháp khác hay không? Đó là phương
pháp gì?

 HS trả lời: Có thể thu khí oxi bằng phương pháp dời chỗ không khí miệng bình
quay lên.
Trang 9


 Một số lưu ý:
+ Nếu điều chế oxi bằng nhiệt phân chất rắn thì lắp ống nghiệm sao cho miệng
ống nghiệm hơi chúc xuống để đề phòng hỗn hợp có chất rắn ẩm, khi đun hơi nước không
chảy ngược lại làm vỡ ống nghiệm.
+ Khi ngừng thu khí, phải tháo rời ống dẫn khí rồi mới tắt đèn cồn tránh hiện
tượng nước tràn vào ống nghiệm khi ngừng đun.
+ KClO3 là chất dễ gây nổ nên không nghiền nhiều mọt lúc và không nghiền
lẫn với bất kì chất nào khác. Lọ đựng KClO 3 không để hở nút cạnh: P, C, S nút lọ đựng
KClO3 không độn giấy vào.
+ Từ KMnO4 điều chế oxi tuy ít hơn từ KClO3 nhưng dễ mua không cần dùng
chất xúc tác và ít gây nguy hiểm.
+ Khi thu khí O2, để kiểm tra O2 đã đầy bình chưa ta đưa tàn đóm đỏ vào
miệng bình thấy bùng cháy chửng tỏ O2 đã đầy bình.
3/ Kết luận
 Rèn ngôn ngữ hoá học.
 Nắm kỹ thuật tiến hành thí nghiệm với hoá chất độc.
 Biết phương pháp điều chế và thu khí Oxi trong phòng thí nghiệm.
Hình 5: Điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm (khi dạy Bài 32: Hiđro sunfuaLưu huỳnh đioxit-Lưu huỳnh trioxit - hình 6.4 – trang 135)

1/ Chức năng
 Mô hình tiến hành điều chế và thu khí SO2 trong phòng thí nghiệm.
2/ Tổ chức khai thác thông tin

Trang 10



 GV yêu cầu HS quan sát và nêu tên các dụng cụ và hoá chất được sử dụng trong
hình?
 Yêu cầu trả lời:
• Hoá chất (Na2SO3, H2SO4 đặc, bông tẩm dung dịch NaOH)
• Dụng cụ: giá đỡ, đèn cồn, bình cầu đáy tròn, phễu nhỏ giọt, ống dẫn khí, bình thu
khí SO2.
 GV yêu cầu HS nêu cách tiến hành thí nghiệm? (rèn ngôn ngữ hoá học)
- Lắp dụng cụ như hình 5.3
- Cho 1 ít Na2SO3 vào bình cầu có nhánh, trên miệng bình cầu có đặt 1 phễu có
khóa chứa dung dịch H2SO4 loãng, mở từ từ khóa phiễu cho dung dịch H 2SO4 loãng chảy
xuống bình cầu tác dụng với Na2SO3, dùng đèn cồn để đun nóng bình cầu.
 HS viết phương trình hoá học minh hoạ cho quá trình điều chế khí SO2?
Phương trình: Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2↑ + H2O
 Tác dụng của bông tẩm dung dịch NaOH: Khi khí SO 2 đầy bình SO2 sẽ không
bay ra gây ô nhiễm môi trường do có phản ứng (*) tạo sản phẩm là muối NaHSO 3 không
độc hại.
SO2 + NaOH  NaHSO3 (*).
 GV hỏi: Tại sao khí này được thu bằng cách đẩy không khí?
 HS trả lời: d =

64
≈ 2, 2 , nặng gấp 2 lần không khí nên khí này được thu bằng cách
29

đẩy không khí.
 GV nói về kỹ thuật lắp ráp dụng cụ thí nghiệm: do SO 2 là chất khí độc, có thể
gây viêm đường hô hấp (nếu hít thở phải khí SO 2). Do đó khi tiến hành thí nghiệm phải
lắp dụng cụ kín.
3/ Kết luận

 Rèn ngôn ngữ hoá học.
 Nắm kỹ thuật tiến hành thí nghiệm với hoá chất độc.
 Biết phương pháp điều chế và thu khí SO2 trong phòng thí nghiệm.
 Có ý thức bảo vệ môi trường.
Hình 6: Cách pha loãng axit H 2SO4 đặc (khi dạy Bài 33: Axit sunfuric Muối
sunfat – trang 140 – hình 6.6)
Trang 11


Phiếu học tập
1. Hãy nêu những tính chất vật lý của H2SO4 mà các em biết?
2. Khi pha loãng axit H2SO4 đặc, hình vẽ a) hay b) minh họa cách làm đúng?
Tại sao?

1/ Chức năng
 Cách pha loãng axit H2SO4 đặc.
2/ Tổ chức khai thác thông tin

Các hoạt động của GV và HS:
Hoạt động của GV
- GV yêu cầu HS thực
hiện phiếu học tập số 01.
- Nghe HS trả lời

Hoạt động của HS
- Nhớ lại kiến thức đã biết.
- Đọc sách giáo khoa.
- Trả lời câu hỏi trong phiếu bài tập về
+ Tính chất vật lí của H2SO4
+ Cách pha loãng axit

- Lắng nghe ý kiến của bạn
- Bổ sung

- Nhận xét và điều chỉnh

Kết luận:
H2SO4 đặc là chất lỏng, sánh, không màu, không
Trang 12


bay hơi, nặng gần gấp hai lần nước. H2SO4 đặc rất dễ
hút ẩm, tính chất này được dùng làm khô khí ẩm.
H2SO4 đặc tan trong nước, tạo thành những hiđrat
H2SO4.nH2O và toả nhiệt lớn vì vậy khi pha loãng axit
phải cho từ từ H2SO4 vào nước và dùng đũa thủy tinh
khuấy nhẹ.
3/ Kết luận
 Giúp HS rèn ngôn ngữ hoá học.
 Quan sát được hiện tượng hoá học.
Hình 7: H2SO4 đặc tác dụng với đường (khi dạy Bài 33: Axit sunfuric Muối
sunfat – trang 141 – hình 6.7)

1/ Chức năng
 Hiện tượng khi cho H2SO4 đặc vào đường.
2/ Tổ chức khai thác thông tin
 HS quan sát và nêu hiện tượng: Than đen dâng trào lên khỏi cốc.
 GV nên tóm tắt quá trình tiến hành:
• Cho đường kính vào cốc thuỷ tinh.
• Cho từ từ axit sunfuric đặc vào cốc.
• Quan sát hiện tượng: ban đầu hạt đường màu trắng → hạt vàng → dung dịch

quánh nhớt màu sậm → dung dịch đen → cuối cùng CO 2 và SO2 sinh ra đẩy C trào ra
ngoài cốc.
 GV hướng dẫn HS tự kết luận về tính chất đặc biệt của H2SO4 đặc.
Trang 13


• Hình vẽ bên cho thấy hiện tượng than dâng trào ra khỏi cốc thuỷ tinh, chứng tỏ
lượng axit rất đặc và lượng đường kính nhiều. Như ta đã biết: H 2SO4 đặc sẽ gây nguy
hiểm khi rơi vào cơ thể và sản phẩm khí sinh ra của quá trình đó là khí CO 2 và SO2 (hai
khí có hại cho đường hô hấp của con người đồng thời gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng
đến sức khoẻ của các em). Do đó, tốt nhất GV nên nêu cách tiến hành và tận dụng hình
vẽ có sẵn trong SGK để hướng dẫn HS quan sát hiện tượng. HS viết phương trình phản
ứng và kết luận về tính háo nước mạnh của H2SO4 đặc.
Cn(H2O)m

H2SO
4 → nC + mH2O

C + 2H2SO4 → CO2 + 2SO2 + 2H2O.
3/ Kết luận
 Giúp HS rèn ngôn ngữ hoá học.
 Quan sát được hiện tượng hoá học.
 Từ nội dung bài, HS liên hệ giải thích hiện tượng xảy ra trong thực tế: “Vì sao đã
từng có hành động dùng axit tạc vào người khác?”.

2. Thiết kế giáo án: Bài 33: Axit sunfuric - Muối sunfat
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
Biết được:
- Công thức cấu tạo, tính chất vật lí của H2SO4, ứng dụng và sản xuất H2SO4.

- Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat.
Hiểu được:
- H2SO4 có tính axit mạnh ( tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit
yếu...)
- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và
hợp chất) và tính háo nước.
2. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế axit
sunfuric.
- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế.
- Phân biệt muối sunfat , axit sunfuric với các axit và muối khác (CH3COOH, H2S ...)
- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H 2SO4 tham gia hoặc tạo thành trong phản
ứng.
Trang 14


3. Trọng tâm
- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và
hợp chất) và tính háo nước.
- H2SO4 loãng có tính axit mạnh.
II. CHUẨN BỊ:
GV:
Hoá chất: H2SO4 đặc, H2SO4 loãng, Cu, giấy quỳ tím.
Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, giá thí nghiệm.
HS: Chuẩn bị bài theo SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Vào bài: Hàng năm thế giới sản xuất khoảng 160 triệu tấn H 2SO4. Điều này cho
thấy H2SO4 đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Như vậy H 2SO4 có tính
chất vật lí, hóa học như thế nào? Quá trình sản xuất H 2SO4 ra sao? Bài học hôm nay sẽ
giúp các em tìm hiểu vấn đề này.

HĐ của GV
Hoạt động 1:

HĐ của HS
I. AXIT SUNFURIC

Bổ sung

1. Tính chất vật lí

- GV yêu cầu HS thực hiện phiếu - Nhớ lại kiến thức đã biết.
học tập số 01.

- Đọc sách giáo khoa.

- Nghe HS trả lời

- Trả lời câu hỏi trong phiếu bài tập về
+ Tính chất vật lí của H2SO4
+ Cách pha loãng axit
- Lắng nghe ý kiến của bạn
- Bổ sung

- Nhận xét và điều chỉnh

Kết luận:
H2SO4 đặc là chất lỏng, sánh,
không màu, không bay hơi, nặng gần
gấp hai lần nước. H2SO4 đặc rất dễ hút
ẩm, tính chất này được dùng làm khô

khí ẩm.
H2SO4 đặc tan trong nước, tạo
thành những hiđrat H2SO4.nH2O và
toả nhiệt lớn vì vậy khi pha loãng axit
Trang 15


phải cho từ từ H2SO4 vào nước và
- GV: H2SO4 98% có khối lượng dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ.
riêng là 1,84 g/cm3.
Hoạt động 2:
- GV: Cho những chất sau: Fe, FeO, 2. Tính chất hóa học
Fe2O3, Cu, S, Fe(OH)2, FeCO3, a) Dung dịch H2SO4 loãng
BaCl2, NaCl. Chất nào phản ứng HS: Những chất phản ứng được với
được với dung dịch H2SO4 loãng? dung dịch H2SO4 loãng: Fe, FeO,
Viết các phương trình phản ứng? Fe2O3, Fe(OH)2, FeCO3, BaCl2.
Kết luận về tính chất hoá học của Phương trình phản ứng:
H2SO4 loãng?

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
Fe(OH)2 + H2SO4 → FeSO4 + 2H2O
FeCO3 + H2SO4 → FeSO4 + CO2 +
H2O
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓+ 2HCl
Kết luận: dung dịch H2SO4 loãng có
những tính chất chung của axit:
- Làm quỳ tím → đỏ
- Tác dụng với kim loại hoạt động →

H2.
- Tác dụng với oxit bazơ, bazơ.
- Tác dụng với muối của axit yếu hơn
hoặc dễ bay hơi hơn.

Hoạt động 3:

b) Tính chất của H2SO4 đặc

- GV chuyển ý: Cu không tác dụng

♦ Tính oxi hóa mạnh

với với dung dịch H2SO4 loãng, vậy

+ Tác dụng với kim loại (trừ Au, Pt)

Cu có tác dụng với dung dịch H2SO4
đặc không? GV tiến hành thí nghiệm
Cu phản ứng với H2SO4 đặc nóng để
kiểm chứng.
Trang 16


HS nêu hiện tượng.
- GV yêu cầu HS nêu hiện tượng, Cu + 2H2SO4 đặc, nóng→ CuSO4 + SO2 +
viết phương trình phản ứng, xác

2H2O


định số oxi hóa các nguyên tố và vai Ck

c.oxh

trò của các chất phản ứng → HS nhận xét:
Nguyên nhân gây ra tính oxi hoá
mạnh của H2SO4 đặc?

H2SO4 đặc ngoài tính axit cón có tính
oxi hóa mạnh được gây ra bởi gốc
SO 24- trong đó S có số oxi hoá là +6 cao

- GV yêu cầu HS cân bằng các nhất.
phương trình phản ứng
- HS:
Fe + H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 +

2Fe + 6H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 +

SO2 + H2O
Mg + H2SO4 đặc, nóng → MgSO4 + S

3SO2 + 6H2O
3Mg + 4H2SO4 đặc, nóng → 3MgSO4 + S

+ H2O
Zn + H2SO4 đặc, nóng → ZnSO4 + H2S

+ 4H2O
4Zn + 5H2SO4 đặc, nóng → 4ZnSO4 +


+ H2 O

H2S + 4H2O
Tổng quát:

- Từ đó rút ra nhận xét, viết phương M + H2SO4 H2SO4 đặc, nóng →
trình tổng quát M + H2SO4 đặc, nóng
M (SO ) + sản phẩm khử + H O
2

4 n

2

- GV lưu ý: Al, Fe, Cr thụ động hóa n: hóa trị cao nhất của kim loại
trong H2SO4 đặc nguội.
sản phẩm khử: H S; S; SO
2

2

- Có thể dùng bình bằng Al, Fe, Cr
để đựng H2SO4 đặc nguội

+ Tác dụng với phi kim

- GV yêu cầu HS viết phương trình C + 2H SO
2
4 đặc, nóng → CO2 + 2SO2 +

phản ứng xảy ra
2H2O
C + H2SO4 đặc, nóng →
S + 2H2SO4 đặc, nóng → 3SO2 + 2H2O
S + H2SO4 đặc, nóng →
+ Tác dụng với hợp chất
KBr + H2SO4 đặc, nóng →
2KBr + 2H SO
→ K SO +
2

FeCO3 + H2SO4 đặc, nóng →
FeO + H2SO4 đặc, nóng →
Fe2O3 + H2SO4 đặc, nóng →

4 đặc, nóng

2

4

SO2 + Br2 + 2H2O
2FeCO3 + 4H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3
+ SO2 + 2CO2 + 4H2O

- Cân bằng các phản ứng trên, xác 2FeO + 4H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 +
Trang 17


định vai trò các chất trong phản

ứng?

SO2 + 4H2O
Fe2O3 + H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 +
3H2O
- Kết luận: H2SO4 đặc có tính oxi hóa
mạnh
- Fe và một số hợp chất của sắt như

- Nhận xét số oxi hóa của sắt trong FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, .. khi tác dụng
phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư cho
và dung dịch H2SO4 đặc nóng.

muối sắt (III).
- Các oxit và hiđroxit sắt (III) khi tác
dụng với dung dịch H2SO4 đặc chỉ tạo
muối sắt (III) và nước.
♦ Tính háo nước

Hoạt động 4:

HS quan sát → kết luận:

GV: Ngoài tính oxi hóa, axit H2SO4 - H2SO4 đặc có tính háo nước: H2SO4
đặc còn có tính chất nào khác?
đặc hút nước mạnh, có thể lấy nước từ
GV biểu diễn thí nghiệm nhỏ H2SO4 các hợp chất gluxit như đường
đặc vào cốc đựng đường saccarozơ saccarozơ:
→ yêu cầu hs giải thích hiện tượng?


H SO
C11H22O11 
→ 12C + 11H2O
2

4

HS: nhỏ H2SO4 đặc vào tờ giấy thấy
Tương tự nhỏ H2SO4 đặc vào tờ giấy giấy bị đen và thủng.
cho hs quan sát.
HS: Nếu trường hợp bị axit bắn vào da
GV: Khi sử dụng H2SO4 đặc phải và quần áo thì chúng ta lập tức dùng
cẩn thận. Nêu cách xử lý khi bị bỏng nhiều nước để rửa.
H2SO4 đặc?

- Kết luận: H2SO4 đặc ngoài tính axit

GV: so sánh tính chất của dung dịch còn có tính oxi hóa mạnh và tính háo
H2SO4 đặc nóng và dung dịch H2SO4 nước.
loãng ⇒ kết luận chung về tính chất
của dung dịch H2SO4 đặc nóng.
Hoạt động 5:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, 3. Ứng dụng của H2SO4
cho biết H2SO4 có ứng dụng trong
Trang 18


các ngành sản xuất nào?

4. Sản xuất axit H2SO4

- Kết luận
Hoạt động 6:

Gồm 3 giai đoạn:

- GV yêu cầu HS thực hiện phiếu Sản xuất SO2
t
S + O2 
→ SO2
học tập số 02.
o

t
4FeS + 11O2 
→ 2Fe2O3 + 8SO2
o

Sản xuất SO3
VO


2SO2 + O2 ¬


t
2

5

0


2SO2

Hấp thụ SO3 bằng H2SO4
- Dùng H2SO4 98% hấp thụ SO3 được
oleum H2SO4.nSO3
H2SO4 + nSO3→ H2SO4.nSO3
- Dùng lượng nước thích hợp pha
loãng oleum được H2SO4 đặc.
H2SO4.nSO3 + nH2O → (n+1)H2SO4
II. MUỐI SUNFAT – NHẬN BIẾT
ION SUNFAT
Hoạt động 7:
- GV: Có mấy loại muối? Cho ví dụ
và viết phương trình phản ứng
H2SO4 tác dụng với NaOH → muối
axit và muối trung hòa? Tính tan của
muối sunfat?

1. Muối sunfat
HS: 2 loại: muối axit và muối trung
hòa
H2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
- Phần lớn muối sunfat tan.
- BaSO4, SrSO4, PbSO4 không tan.
- CaSO4, Ag2SO4 ít tan.
Trang 19



2. Nhận biết ion sunfat
HS nhận xét:
GV biểu diễn thí nghiệm:

- Dùng thuốc thử là muối tan của bari.

Cho H2SO4 vào dd BaCl2.

- Hiện tượng: tạo kết tủa không tan

- Cho Na2SO4 vào dd BaCl2.

trong axit mạnh.

Cho hs quan sát → nhận xét về

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2HCl

thuốc thử nhận biết ion SO 24-

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2NaCl

Hoạt động 8: Củng cố, dặn dò
Củng cố
Câu 1: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. H2SO4 đặc là chất hút nước mạnh.
B. H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất chung của axit.
C. Khi tiếp xúc với H2SO4 đặc, dễ gây bỏng nặng.
D. Khi pha loãng axit sunfuric, chỉ được cho từ từ nước vào axit.
Câu 2: Dãy kim loại tác dụng được với dd H2SO4 loãng là

A. Cu, Zn, Na.

B. Ag, Fe, Ba, Sn.

C. K, Mg, Al, Fe, Zn.

D. Au, Pt, Al.

Câu 3: Phản ứng hóa học thể hiện tính chất của H2SO4 đặc là
A. Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O.
B. 4H2SO4 + Fe3O4 → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O.
C. 2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O.
D. ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O.
Câu 4: Axit sunfuric là một trong các axit mạnh, nó được ứng dụng nhiều trong ngành
công nghiệp, nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, tơ sợi hóa học, chất dẻo, chất giặt rửa
tổng hợp, dược phẩm ...). Hàng năm, các nước trên thế giới sản xuất khoảng 160 triệu tấn
H2SO4. Cho các phát biểu sau về tính chất của axit sunfuric:
(a) Làm đỏ quỳ tím.
(b) Tác dụng với CaCO3.
(c) Tính axit yếu hơn axit cacbonic.
(d) Nhôm tan được trong dd H2SO4 đặc nguội dư.
Số phát biểu đúng là
Trang 20


A. 4.

B. 2.

C. 3.


D. 1.

Câu 21: Thuốc thử duy nhất có thể dùng để phân biệt 3 dd H2SO4 đặc, BaCl2, HCl là
A. O2.

B. H2O.

C. SO2.

D. Quỳ tím.

Dặn dò: Học bài cũ, làm bài tập sách giáo khoa và xem Bài 34: luyện tập: oxi và lưu
huỳnh
Các phiếu học tập
Phiếu học tập số 01

Phiếu học tập số 01
1. Hãy nêu những tính chất vật lý của H2SO4 mà các em biết?
2. Khi pha loãng axit H2SO4 đặc, hình vẽ a) hay b) minh họa cách làm đúng?
Tại sao?

Phiếu học tập số 02
Phiếu học tập số 02
- Hoàn thành các phương trình phản ứng
(1)
(3)
(4)
FeS 2 
→ SO2 

→ SO3 
→ H 2 SO4

(2)

S

- Dựa vào chuỗi phản ứng trên, nêu các giai đoạn sản xuất axit H2SO4.

3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Trang 21


- Giải pháp đưa ra nhằm tăng tính hứng thú, say mê của các em đối với bộ môn hóa
học. Để thực hiện được, người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến
thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp, hình thành
giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phải mang tính hợp lý
và hài hoà; đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm bảo được mục đích học môn hoá
học.
- Đối với những học sinh học yếu, chúng ta có thể sử dụng những hình vẽ có sẵn
trong sách giáo khoa này để kích thích sự hứng thú học tập của các em, để các em có thái
độ học tập tích cực hơn. Với sự cố gắng của bản thân, tôi tin rằng tỉ lệ học sinh yếu sẽ
được giảm hơn nữa, để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Chúng ta có thể nhận thấy việc sử dụng kênh hình trong dạy học Hoá học ở trường
THPT là rất có hiệu quả. Khi được học với tranh ảnh HS được hoạt động nhiều hơn, nắm
kĩ và hiểu sâu bài, vận dụng được kiến thức để giải bài tập. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều
GV chưa thực hiện thường xuyên. Do vậy chúng ta cần phổ biến để thực hiện sâu rộng
hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
3.4. Hiệu quả lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp:

Khi tôi chưa áp dụng đề tài này thì tỉ lệ học sinh yêu thích bộ môn hóa học rất ít. Từ
đó dẫn đến kết quả học tập của học sinh cũng thấp.
Sau khi tôi áp dụng phương pháp dạy học tích cực nghiên cứu sử dụng hình vẽ vào
bài giảng thì tỉ lệ học sinh thích học bộ môn tăng lên rõ rệt. Trong quá trình nghe giảng
các em thể hiện sự hứng thú và say mê hơn, khả năng thuộc bài và khắc sâu kiến thức tốt
hơn. Lấy điểm bài kiểm tra học kì I môn Hóa học của năm học 2016 – 2017 làm bài kiểm
tra đánh giá trước khi áp dụng sáng kiến, lấy điểm bài kiểm tra học kì II môn Hóa học
năm học 2016-2017 làm bài kiểm tra đánh giá sau khi kết thúc nội dung nghiên cứu.
Bảng điểm so sánh trước và sau khi áp dụng sáng kiến
Lớp

Sĩ số

10C1
10C9

39
38

Điểm trước khi áp dụng
Giỏi Khá
Tbình Yếu
8
16
12
3
12
12
9
5


Điểm sau khi áp dụng
Giỏi
Khá
Tbình
Yếu
11
22
06
00
17
09
12
00

Qua bảng trên cho thấy sáng kiến đã góp phần nâng cao rất đáng kể kết quả học tập
của học sinh hai lớp 10 tại trường trung học phổ thông tôi đang dạy.
Trang 22


Sáng kiến đã rèn cho các em tự tin hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức và vận dụng
kiến thức vào việc giải thích hiện tượng trong thực tế.
Qua sáng kiến này, kiến thức, kĩ năng của học sinh được củng cố sâu sắc, vững chắc
hơn, kết quả học tập được nâng cao hơn. Học sinh nắm bắt được chính xác các dụng cụ,
thao tác tiến hành các thí nghiệm không có điều kiện thực hành trong phòng thí nghiệm.
Thông qua các bài tập có hình vẽ, các em phát triển năng lực tư duy, tổng hợp. Làm được
các bài tập có hình vẽ trích từ các đề thi THPT Quốc Gia của Bộ giáo dục – đào tạo.
3.5. Tài liệu kèm theo: không
Tân Thanh Tây, ngày 17 tháng 03 năm 2018


Trang 23



×