Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc sử dụng phần mềm powerpoint trong dạy học môn gdcd bậc thpt theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.75 KB, 47 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây ở bậc học THPT ở nước ta đã bắt đầu sử dụng
các phương tiện hiện đại vào dạy học như máy vi tính, đầu video, máy chiếu,…
Việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và dạy học môn GDCD nói riêng
đã góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy học. Các phần mềm có khả năng
cung cấp thông tin để giảng dạy môn GDCD dưới nhiều dạng khác nhau: kênh
hình, kênh chữ, kênh tiếng…nó kích thích hứng thú học tập của học sinh thông
qua âm thanh màu sắc và nhiều hình ảnh sống động. Người giáo viên có điều
kiện mở rộng kiến thức, cập nhật thông tin, làm phong phú thêm nội dung bài
giảng.
Ứng dụng CNTT và truyền thông vào dạy học đã tạo ra những điều kiện
thuận lợi cho người dạy và người học. Tuy nhiên trong thực tế thì nhiều giáo viên sử
dụng máy vi tính chỉ như một phương tiện trình chiếu, máy vi tính làm thay việc đọc
chép của giáo viên, các hình ảnh, thông tin chỉ mang tính chất minh hoạ. Do đó giờ
học vẫn buồn tẻ và kém hiệu quả, học sinh vẫn thụ động trong việc lĩnh hội tri thức.
Vấn đề đặt ra là phải có sự phối hợp đồng thời, hiệu quả giữa việc sử dụng các
phương tiện dạy học hiện đại với việc đổi mới phương pháp dạy học.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học
tập của học sinh đang là yêu cầu cấp thiết. Hiện nay môn GDCD là một bộ
môn tích hợp của nhiều bộ môn khác như: kinh tế, chính trị xã hội, đạo đức,
pháp luật…Trong đó có nhiều vấn đề đã đổi mới về nội dung, thậm chí đổi
mới rất nhanh theo sự pháp triển của đất nước, đặc biệt lĩnh vực kinh tế xã
hội và công cuộc xây dựng đất nước theo con đường đi lên CNXH. Chính vì
vậy trong dạy học GDCD nếu chỉ sử dụng phương pháp truyền thống thì
chưa đủ và chưa hiệu quả mà phải kết hợp đồng thời nhiều phương pháp dạy
học và nhiều loại phương tiện dạy học hiện đại phát huy tính tích cực chủ
động học tập của học sinh.
Chương trình GDCD bậc trung học phổ thông có nhiều điều kiện thuận lợi
để ứng dụng CNTT vào giảng dạy và học tập. Tuy nhiên việc giáo viên sử dụng
giáo án điện tử và bài giảng điện tử, áp dụng CNTT trong quá trình dạy học chưa


nhiều đặc biệt là ở các trường miền núi, vùng sâu vùng xa.
1
Nhằm góp phần đưa CNTT vào quá trình dạy học, chúng tôi chọn đề tài”
Sử dụng phần mềm powerpoint trong dạy học môn Giáo dục công dân ở bậc
trung học phổ thông theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh”
làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên thế giới, CNTT là một trong những lĩnh vực mới nhưng có sự phát
triển nhanh chóng, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo
dục. Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy đã được thế giới quan tâm từ nhiều
năm qua, nhất là ở các nước phương Tây.
- Đề án “Tin học cho mọi người”của Pháp, năm 1970.
- Hội thảo quốc tế lần 2 về “ CNTT và truyền thông trong giáo dục đào
tạo” được tổ chức tại Hà Nội, năm 2004.
Ở Việt Nam việc ứng dụng CNTT vào dạy học cũng đã được triển khai
trong những năm gần đây và ngày càng được quan tâm đúng mức hơn. Riêng
trong lĩnh vực giảng dạy Giáo dục công dân đã có một số đề tài, phần mềm được
xây dựng trong nước phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.
Nhiều báo cáo trong các tạp chí, tập san khoa học của các trường Đại học
Sư phạm đã nêu các kết quả nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học và ứng
dụng CNTT trong dạy học của các tác giả như:
+ “ Phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học
phổ thông” của Đinh Văn Đức – Dương Thị Thúy Nga(Đồng chủ biên), Nxb
ĐHSPHN, Hà Nội, 2009.
+ “ Phương pháp thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học môn Chủ Nghĩa
xã hội khoa học” Luận văn Thạc sĩ của Lê Thị Vân Anh, mã số 601410
+ “ Sử dụng CNTT trong thuyết trình bài giảng triết học nhằm phát huy
tính tích cực học tập cho sinh viên trường Cao đẳng SP Lạng Sơn” Luận văn
Thạc sĩ của Hoàng Thị Thanh Thủy, mã số 601410
+ “Giáo án và tư liệu dạy học điện tử môn Giáo dục công dân lớp 11” của

Vũ Hồng Tiến(chủ biên), Nxb ĐHSPHN,2008
Các công trình nghiên cứu trên đã giúp chúng tôi có được cơ sở lí luận
và những tư liệu quý giá, những gợi ý bổ ích để xây dựng đề tài nghiên cứu
của mình.
2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu:
Sử dụng phần mềm powerpoint trong dạy học môn GDCD theo hướng
tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh
- Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu việc sử dụng phần mềm powerpoint trong dạy học môn
GDCD theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh ở một số trường
THPT:
- THPT Nguyễn Tất Thành- ĐHSPHN
- THPT Quảng Oai – Hà Nội
- THPT Tuần Giáo – Điện Biên
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu việc sử dụng phần mềm powerpoint trong dạy học môn
GDCD ở bậc trung học phổ thông theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của
học sinh.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trên cơ sở những lí do và mục đích nghiên cứu đã trình bày trên đề tài tập
trung vào một số nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT vào dạy
học môn GDCD bậc trung học phổ thông theo hướng tích cực hoá hoạt động học
tập của học sinh.
- Phương pháp khai thác phần mềm powerpoint trong dạy học môn GDCD
ở bậc THPT.
- Ứng dụng CNTT thiết kế một số bài giảng cụ thể trong chương trình

GDCD bậc THPT.
- Tiến hành điển cứu một số trường THPT
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, và đưa ra một số kiến nghị để việc
ứng dụng CNTT trong nhà trường có hiệu quả hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
- Phương pháp luận:
+ Phương pháp duy vật biện chứng
3
+ Phương pháp duy vật lịch sử
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể
+ Phương pháp thu thập tài liệu
+ Phương pháp phân tích hệ thống
+ Phương pháp điều tra quan sát
+ Phương pháp chuyên gia
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm
6. Đóng góp khoa học của đề tài:
- Tổng quan được cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT vào
dạy học môn Giáo dục công dân bậc THPT
- Đưa ra được phương pháp khai thác một số phần mềm có sẵn để phục vụ
cho dạy học môn Giáo dục công dân
- Ứng dụng CNTT vào thiết kế một số bài cụ thể trong chương trình Giáo
dục công dân bậc THPT
- Nắm được tình hình ứng dụng CNTT vào dạy học môn Giáo dục công
dân ở bậc THPT thông qua việc điển cứu một số trường THPT.
7. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo đề tài gồm 3
chương, 9 tiết

4
Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM
POWEPOINT TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD BẬC THPT.
1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học là đòi hỏi khách quan
Với sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của khoa học và công nghệ, đặc biệt
là CNTT và truyền thông, nhân loại đang bước đầu quá độ sang nền kinh tế tri
thức. Từ trên nền tảng đó, cùng với những biến đổi lớn lao về chính trị, xã hội
vào các thập niên vừa qua, xu thế toàn cầu hoá mạnh mẽ đang diễn ra trên thế
giới.
Ở nước ta, sau hơn hai thập niên thực hiện đường lối đổi mới, chuyển dịch
từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngay từ đầu và trong suốt
các giai đoạn phát triển. Từng bước phát triển kinh tế tri thức dã đạt nhiều thành
quả. Kết quả đạt dược trong quá trình đổi mới đã tạo cơ sở để nước ta tham gia
quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Có thể nói bối cảnh quốc tế và trong nước đó đã tạo nên một thời kỳ mới
đối với đất nước. Thời kỳ mới đó cũng làm cho nền giáo dục nước ta chuyển
sang một giai đoạn mới, mang những đặc trưng mới về sứ mạng, cơ cấu, chức
năng… Những đặc trưng mới đó cũng làm nảy sinh yêu cầu phải đổi mới mục
tiêu, nội dung và phương pháp dạy học.
“Phương pháp “ một thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp : “Methodos”
theo nghĩa thông thường là con đường để đạt mục đích. Còn theo nghĩa khoa học
phương pháp là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức về các quy luật
khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực
hiện mục tiêu nhất định.
Như vậy chúng ta có thể hiểu phương pháp là cách thức, là con đường,
phương tiện chủ thể tác động vào đối tượng nhằm đạt mục đích đề ra.
Trong quá trình dạy học phương pháp dạy học tồn tại với tư cách là một
thành tố cấu trúc, có quan hệ với các thành tố khác của quá trình dạy học. Đã có
nhiều định nghĩa khác nhau về phương pháp dạy học:

5
Theo cuốn sách Lí luận dạy học – các nhà giáo dục học ở Kazansky và
Nazova cho rằng : “ Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của giáo viên và
học sinh để cho học sinh lĩnh hội những tri thức, kỹ năng kỹ xảo”
Theo Nguyễn Sinh Huy : “Phương pháp dạy học là tổ hợp những thao tác
tự giác liên tiếp được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, hợp quy luật khách quan
mà chủ thể tác động đến đối tượng nhằm tìm hiểu và cải biến nó”
Trong quá trình dạy học, giáo viên phải có cách thức dạy và học sinh phải có
cách thức học, các cách thức dạy và hợp thành phương pháp dạy học giúp cho thầy
và trò hoàn thành chắc nhiệm vụ dạy và học, phù hợp với với mục đích đề ra.
Vì vậy, “phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động của
giáo viên và học sinh nhằm thực tốt nhiệm vụ dạy và học”
Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học, với
tư cách là hai phân hệ độc lập nhưng tương tác chặt chẽ và thường xuyên với
nhau để sinh ra hệ thống toàn vẹn là phương pháp dạy học, phương pháp giữ vai
trò điều khiển
Phương pháp dạy có hai chức năng truyền đạt và điều khiển. Do đó nó
gồm phương pháp truyền đạt nội dung tri thức đến học sinh và điều khiển quá
trình chiếm lĩnh khái niệm khoa học bởi học sinh
Phương pháp học có hai chức năng: Lĩnh hội và tự điều khiển. Nó gồm
phương pháp lĩnh hội nội dung tri thức do thầy truyền đạt và phương pháp tự
điều khiển quá trình chiếm lĩnh khái niệm của bản thân.
Phương pháp hiệu nghiệm là cách thức tổ chức dạy học để giải quyết tốt
ba mối quan hệ
+ Giữa dạy và học
+ Giữa truyền đạt và điều khiển trong dạy
+ Giữa lĩnh hội và tự điều khiển trong học
Giải quyết được mối quan hệ đó sẽ giúp người học chiếm lĩnh được khái niệm.
Trên cơ sở những điều kiện khách quan đã có, phương pháp càng đúng
đắn thì kết quả đạt được càng cao và ngược lại. Nhà triết học duy vật nổi

tiếng người Anh Ph.Bêcơn đã ví phương pháp như “ Ngọn đèn soi đường cho
khách lữ hành trong đêm tối”, còn Hêghen coi phương pháp như “linh hồn
của đối tượng”
6
Phương pháp không phải là những nguyên tắc có sẵn mà nó luôn phải đổi mới
để đáp ứng những đòi hỏi của hoạt động dạy và học ở mỗi giai đoạn lịch sử.
Loài người đang sống một giai đoạn được định danh là thời đại kĩ thuật số
với xu thế toàn cầu hoá. Khả năng thu nhận, xử lý để hiểu biết thông tin một cách
nhanh chóng và chính xác là yêu cầu quan trọng hơn nhiều so với trước đây. Như
thế có nghĩa là phải thay đổi tiêu chí, phương pháp đào tạo trong xã hội thông tin
hiện nay, cần phải đặt khả năng ghi nhớ bằng khả năng tìm kiếm, thu nhận và xử
lý thông tin để đạt tới mục tiêu.
Nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới của thời đại, trên bình diện quốc tế có
một số xu hướng đổi mới về quan điểm dạy học, những định hướng mang tính chiến
lược đó là: Tích cực hoá dạy học, cá thể học, công nghệ hoá dạy học, dạy học định
hướng vào người học, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống
1.1.2. Phương pháp dạy học tích cực
Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về dạy học tích cực, nhưng ở hầu hết
các ý kiến đều có điểm chung là dạy học tích cực phải phát huy được tính tích
cực của người học.
Quan niệm về dạy học tích cực
Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trong đời sống xã
hội. Tính tích cực của con người được biểu hiện thông qua các hoạt động cụ thể
như trong sản xuất, trong cải biến môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
Hình thành tính tích cực xã hội là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của
giáo dục nhằm đào tạo những con người năng động, thích ứng và góp phần phát
triển cộng đồng. Có thể xem tính tích cực như một điều kiện, đồng thời là một
kết quả của sự phát triển nhân cách trong giáo dục.
Tính tích cực nhận thức của người học theo I.F.Kharlamop có thể được
định nghĩa như sau: “Tính tích cực là trạng thái hoạt động của chủ thể, nghĩa là

hành động”
Vậy tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của người học, đặc
trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực trong quá trình nắm vững
kiến thức.
* Phương pháp dạy học tích cực
7
“ Phương pháp dạy học tích cực” là một thuật ngữ ngắn gọn được dùng để
chỉ những phương pháp giáo dục dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của người học.
“Tích cực” trong phương pháp dạy học tích cực được dùng với ý nghĩa
hoạt động chủ động, trái với nghĩa không hoạt động, thụ động chứ không dùng
theo nghĩa trái với tiêu cực.
Như vậy, phương pháp dạy học tích cực là cách dạy hướng tới việc học
tập chủ động chống lại thói quen học thụ động. Nói cách khác phương pháp dạy
học tích cực hoá hoạt động nhận thức của người học chứ không phải tập trung
vào phát huy tính tích cực của người dạy, mặc dù để dạy học theo phương pháp
này thì giáo viên phải nỗ lực cố gắng hơn nhiều.
Trong đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực hoá hoạt
động nhận thức cuả người học, phải có sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hợp
giữa hoạt động dạy và hoạt động học mới thành công. Do đó, thuật ngữ rút gọn
“phương pháp dạy học tích cực “ có ý nghĩa là cả phương pháp dạy và phương
pháp học”
1.1.3. Một số phương pháp dạy học tích cực cần phải được phát triển.
Trong hệ thống các phương pháp dạy học quen thuộc được đào tạo trong
các trường sư phạm ở nước ta cũng có nhiều phương pháp tích cực. Nhiều tài liệu
lí luận dạy học đã chỉ rõ, về mặt hoạt động nhận thức thì tính tích cực được tăng
dần theo chiều hướng các phương pháp dùng lời – các phương pháp trực quan –
các phương pháp thực hành. Trong đó các phương pháp thực hành là “ tích cực
hơn các phương pháp trực quan”
Trong nhóm các phương pháp dùng lời(thì lời của thầy, lời của trò và nội

dung SGK đóng vai trò là nguồn tri thức chủ yếu, đặc biệt quan trọng là lời
thầy).Trong các phương pháp dùng lời cũng có sử dụng các phương pháp trực
quan nhưng các phương tiện này đóng vai trò minh hoạ lời của thầy. Trong các
phương pháp dùng lời thì phương pháp vấn đáp, học sinh làm việc với sách, báo
cáo nhỏ của học sinh có nhiều thuận lợi để phát huy tính tích cực của học sinh.
Trong nhóm các phương pháp trực quan thì phương tiện trực quan là
“nguồn”chủ yếu dẫn đến kiến thức mới, lời nói của thầy đóng vai trò tổ chức, hướng
dẫn sự tri giác các tài liệu trực quan, sự khái quát các kết quả khách quan để dẫn tới
8
tri thức mới. Trong các phương pháp trực quan, học sinh dùng các giác quan để tri
giác các tài liệu do thầy hướng dẫn dùng tư duy để rút ra kiến thức mới.
Trong nhóm các phương pháp thực hành, sinh viên được trực tiếp thao tác
trên các đối tượng dưới sự hướng dẫn của giảng viên, tự lực khám phá tri thức mới.
Lý luận dạy học cũng đã chỉ rõ cần quan tâm tới mặt bên trong của
phương pháp dạy học (giải thích, minh họa, tìm tòi từng phần, nghiên cứu, quy
nạp hay diễn dịch, phân tích hay tổng hợp…) theo hướng phát huy tính tích cực
của học sinh thì cần khai thác các mặt tích cực của phương pháp dùng lời, đồng
thời phát triển các phương pháp thực hành và trực quan, ở mức tìm tòi bộ phận
hoặc nghiên cứu, nhất là đối với các môn khoa học thực nghiệm với các hoạt
động chủ yếu của sinh viên là quan sát và thí nghiệm.
Theo hướng nói trên, cần quan tâm phát triển một số phương pháp
dưới đây:
+ Phương pháp vấn đáp
+ Phương pháp động não
+ Phương pháp dạy học và giải quyết tình huống có vấn đề
+ Phương pháp thảo luận nhóm
Một trong những quan điểm dạy học được nhiều quốc gia có nền giáo dục
tiên tiến chú ý đó là dạy học định hướng vào người học, nhằm chuẩn bị cho học
sinh thích ứng với đời sống xã hội, tôn trọng mục đích nhu cầu, khả năng, hứng
thú, lợi ích học tập của học sinh. Theo quan điểm đó, người học được tăng cường

hoạt động và có tính chất chủ động cao hơn. Các ứng dụng của CNTT đã thực sự
trao quyền chủ động cho học sinh và cũng làm thay đổi vai trò của người thầy
trong giáo dục.
Tại “ Hội nghị Pari về giáo dục dạy học trong thế kỷ XXI” do UNESSCO
tổ chức tháng 10 năm 1998, người ta có tổng kết ba mô hình giáo dục (theo cách
tiếp cận thông tin):
Mô hình Trung tâm Vai trò người học Công nghệ
Truyền thống Người dạy Thụ động Bảng/ti vi/radio
Thông tin Người học Chủ động PC
Tri thức Nhóm Thích nghi PC + mạng
Trong các mô hình trên, mô hình “tri thức” được coi là mô hình giáo dục
hiện đại nhất, hình thành khi xuất hiện Internet.
9
Hiện nay, với việc sử dụng Internet trong dạy học người ta nói nhiều đến
E – Learning (học tập điện tử). Nhiều trường đại học ảo, lớp học ảo đã xuất hiện
trên thế giới và đang xuất hiện ở nước ta. Sự thật, triển vọng của loài hình học
tập này là rất to lớn, nó giúp con người thực hiện được ước mơ gần như huyền
thoại là có thể hấp thụ một nền giáo dục chất lượng cao đối với bất cứ người
nào,bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào.
E – Learning là phương hướng tất yếu mà nền giáo dục chúng ta phải đầu
tư chuẩn bị và phải chuẩn bị một cách khẩn trương, nếu không muốn tụt hậu quá
xa. Việc chuẩn bị cho hướng đi này không chỉ ở cơ sở hạ tầng và các trang thiết
bị khác mà còn ở công nghệ dạy - học, đánh giá tương ứng với loại hình dạy học
đó. Tuy nhiên trong khi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục từ xa, Hội
nghị Pari về giáo dục dạy học cho rằng trong giáo dục phương thức mặt đối mặt
vẫn chiếm vị trí hàng đầu. Tác dụng của sự tương tác được nhấn mạnh ở mọi nơi
và cần thiết phải nhấn mạnh rằng: hai phương thức giáo dục này không hề loại
trừ nhau mà ngược lại có sự liên kết, bổ trợ cho nhau.
Đối với việc đổi mới phương pháp dạy học các chuyên gia lưu ý và quán
triệt những tư tưởng chủ đạo là:

+ Kế thừa những yếu tố tích cực, khắc phục hạn chế của các phương pháp
dạy học truyền thống, phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
+ Sử dụng các phương pháp dạy học đang có và phù hợp với điều kiện và
đặc điểm của bộ môn.
+ Tiếp thu có chọn lọc một số quan điểm, phương pháp tiến bộ của một số
nước phát triển như dạy học kiến tạo, dạy học tương tác, dạy học dự án…
+ Lựa chọn và kết hợp các phương pháp phù hợp với các yếu tố khác của
quá trình dạy học.
+ Tăng cường liên kết phương pháp dạy học với các phương tiện kỹ thuật
và công nghệ hiện đại hỗ trợ cho quá trình dạy học một cách linh hoạt, có lộ trình

10
1.2. PHẦN MỀM POWERPOINT VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
1.2.1. Khái niệm phần mềm và phần mềm powerpoint
Phần mềm được hiểu là chương trình, một đoạn chương trình điều
khiển chức năng của phần cứng và định hướng hoạt động của nó. Có thể phân
chia làm hai loại phần mềm, đó là phần mềm hệ thống (system softnare) và phần
mềm điều khiển như hệ điều hành và hệ thống quản lí cơ sở dữ liệu. Phần mềm
ứng dụng là bất cứ chương trình nào sử lí dữ liệu cho người sử dụng.
Phần mềm máy tính là một hay nhiều chương trình máy tính quản lí bộ
nhớ của máy tính với những mục đích nhất định. Phần mềm thể hiện chức năng
của chương trình, nó thực thi bằng cách trực tiếp cung cấp các hướng dẫn cho
phần cứng của máy tính hoặc phục vụ như là đầu vào của một đoạn khác của
chương trình.
Phần mềm dạy học là phần mềm máy tính với mục đích dạy học, nó bao
gồm toàn bộ chương trình từ cấp mầm non với hang loạt các thành phần có chức
năng giải trí cho tới các chương trình đánh máy, dạy tiếng nước ngoài và các mục
đích dạy học khác.
- Một số khái niệm cơ bản

MS Powerpoint: phần mềm ứng dụng trong bộ phần mềm MS Office của
Microsoft, dùng để thiết kế và trình chiếu thông tin. Đây là một phần mềm phổ
biến được phát triển cho hệ điều hành Microsoft Windows và Mac, được sử dụng
rộng rãi trong giới doanh nhân, trong giáo dục và đào tạo…và được coi là một
dạng phổ biến nhất của công nghệ trình diễn.
Presentation (trình diễn): là sản phẩm được tạo ra của MS Powerpoint.
Trong mỗi Presentation bao gồm các Slide, chúng được sắp xếp theo một trình tự
nhất định.
Slide: là các trang chứa đựng thông tin trình diễn, bản thân trong mỗi Slide
có thể chứa đựng nhiều loại thông tin khác nhau như: chữ (text); hình …
1.2.2. Vai trò của Powerpoint trong dạy học môn Giáo dục công dân
Với khả năng chứa đựng nhiều dạng thông tin trong một Slide, với các
hiệu ứng animation kết hợp với sự sinh động khi chuyển đổi giữa các Slide (Slide
transition), phần mềm này thực sự mạnh và hữu ích trong việc hỗ trợ công việc
11
giảng dạy của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD,
Powerrpoint dung để soạn và trình diễn bài giảng rất thuận tiện và hiệu quả,
phần mềm này cho phép kết hợp nhiều kênh thông tin như chữ viết, hình ảnh,
âm thanh, phim. Powerpoint cũng có thể sử dụng rất nhiều hiệu ứng khác nhau
có tác dụng tạo sự chú ý và gây ấn tượng, cảm xúc cho học sinh, giúp giáo
viên trình bày một vấn đề hấp dẫn hơn nhiều phương tiện dạy học khác
1.3. MÔN GIÁO DUC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.3.1.Vị trí môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông
Mỗi môn học trong trường phổ thông đều có một vị trí nhất định,
môn GDCD được đưa vào giảng dạy trong các trường THPT ở nước ta từ lâu
với những hình thức tên gọi khác nhau. Trước đổi mới và ngay cả những năm
đầu của đổi mới, trong các trường THPT, môn GDCD được gọi là môn chính
trị, là dạy học chính trị, bởi nó phục vụ cho việc định hướng chính trị trong
nhà trường.
Từ năm học 1990 – 1991, chính trị được thể hiện và định hình

thành GDCD, chương trình của môn học này được thiết kế cho cả bậc học phổ
thông và cho từng cấp học. Trên thực tế, trong các trường học, với ý nghĩa
GDCD, chuyện kể và trò chơi dành cho tuổi thơ trong các lớp học mầm non,
các môn tập đọc, làm văn, khoa học thường thức, tự nhiên – xã hội ở bậc tiểu
học, trung học cơ sở cũng chứa đựng không ít những cơ hội để GDCD. Thầy
giáo, cô giáo với tư cách là nhà giáo dục, nhà sư phạm nếu thực sự tâm huyết
với nghề nghiệp, hết lòng thương yêu học sinh thì dù giảng dạy bất cứ môn
nào, ở bất cứ đâu, với bất cứ một tình huống sư phạm nào cũng có thể thực
hiện GDCD đối với học sinh. Tuy nhiên, với đối tượng nghiên cứu, hệ thống lí
thuyết, chức năng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu riêng, môn GDCD
được xác định là môn khoa học xã hội, có vị trí quan trọng trong trường
THPT, nó khác với GDCD theo nghĩa thông thường.
Các tri thức của môn GDCD được truyền thụ cho học sinh có thể
mang nhiều nội dung khác nhau nhưng đều được coi là tri thức lí luận chính
trị. Những tri thức đó được xây dựng trên các môn khoa học cơ bản như: Triết
học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật
học và các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước Việt
12
Nam trong giai đoạn hiện nay. Tri thức của môn GDCD được sắp xếp hợp lí,
kết cấu chặt chẽ, logic, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh, thể hiện rõ
tính đặc thù, riêng biệt, đồng thời khuynh hướng tư tưởng cũng rất rõ ràng và
nổi trội so với các môn khoa học khác.
Cùng với các môn khoa học khác, môn GDCD góp phần hình thành
cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của người công dân trong thời đại mới.
Song, với đặc thù tri thức môn GDCD đã trực tiếp hình thành cho học sinh thế
giới quan khoa học, nhân sinh quan tiên tiến và đạo đức trong sáng, trực tiếp
hình thành niềm tin, lí tưởng và ý thức pháp luật cho các thế hệ công dân của
đất nước Việt nam. Điều đó cho thấy, đây là môn học giữ vai trò chủ chốt
trong việc giáo dục cho học sinh ý thức và hành vi, góp phần hình thành và
phát triển ở học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết của người công

dân trong một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
1.3.2. Vai trò, nhiệm vụ của môn Giáo dục công dân ở trường Trung học
phổ thông
Môn GDCD còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển tâm lực
– một thành tố cơ bản của nhân cách và là nội lực của sự phát triển nhân cách
học sinh. Do đó, môn học này góp phần quan trong vào việc nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại
hoá đất nước và phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Đây là điểm
khác biệt giữa môn GDCD với các môn học khác trong trường THPT, đồng
thời đây cũng là điểm nói lên vị trí rất quan trọng của môn học này.
Với tư cách là môn khoa học xã hội, có vị trí quan trọng trong trường
THPT, môn GDCD cần được coi trọng và đánh giá đúng mức. Trong thực tế đã
có những nhận thức, những quan niệm hết sức sai lệch về môn GDCD: coi đây là
môn học chính trị thuần túy, là một môn học bổ trợ, môn học phụ, do đó bất cứ
giáo viên nào cũng có thể dạy được môn học này. Những nhận thức, quan niệm
này hiện nay vẫn còn tồn tại trong các cấp lãnh đạo và quản lí của ngành Giáo
dục và Đào tạo, trong đội ngũ giáo viên, trong phụ huynh học sinh và bản thân
học sinh. Nhận thức và quan điểm sai lệch như trên đương nhiên sẽ dẫn đến
những sai lầm trong hành động khiến cho quá trình dạy học bộ môn không đạt
được mục tiêu đề ra.
13
Trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới đang có những biến đổi nhanh
chóng, mọi mặt của đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hóa mạnh
mẽ, khi trên đất nước ta đang có những thay đổi toàn diện sâu sắc, thì việc đào
tạo được những thế hệ công dân có lập trường giai cấp vững vàng, có ý thức
tự tôn dân tộc, có lí tưởng cách mạng, tự trọng, giỏi giang là hết sức cần thiết.
Điều đó cho thấy vị trí của môn GDCD là rất quan trọng, phải nhận thức đúng
đắn. đầy đủ về vị trí của môn học này thì mới góp phần thực hiện được” chiến
lược con người” mà chúng ta đang triển khai trong cả tư duy và hành động.
Là môn khoa học xã hội, với những đặc thù tri thức môn học, môn

GDCD trong trường THPT có nhiệm vụ góp phần đào tạo học sinh thành
những người lao động mới, hình thành ở học sinh những phẩm chất tốt đẹp
của người công dân tương lai. Đây là nhiệm vụ của tất cả các môn học, các
hình thức giáo dục trong nhà trường. Song, môn GDCD có vai trò quan trọng
hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ đó. Nó thể hiện ở việc trực tiếp giáo dục
cho học sinh những tri thức cần thiết để trên cơ sở những tri thức đó học sinh
hiểu đúng quy luật phát triển tất yếu của tự nhiên, xã hội và tư duy, nhận thức
đúng đắn rằng cuộc sống của cá nhân và cộng đồng phải phù hợp với quy luật
khách quan của sự phát triển lịch sử xã hội, biết cách sống trong điều kiện cụ
thể, có ý thức vươn tới những chuẩn mực xã hội tốt đẹp.
Đặc thù tri thức của môn GDCD:
Môn GDCD góp phần trực tiếp giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức cho
học sinh.
Giáo dưỡng: giáo dục cho học sinh hệ thống tri thức tương đối hoàn
chỉnh.
Môn GDCD ở trường THPT phải là một hệ thông kiến thức về nhiều
lĩnh vực.
Môn GDCD có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa cao bao quát toàn
bộ thế giới.
Tri thức lí luận gắn liền với thực tiễn.
14
1.4. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHẦN MỀM POWERPOINT TRONG DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO
HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Việc ứng dụng CNTT nói chung và việc sử dụng phần mềm Powerpoint
trong dạy học nói riêng chỉ có thể được tiến hành tại những trường có điều kiện
cơ sở vật chất lớp học thuận lợi. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành điển cứu ở
một số trường sau:
1.4.1. Trường THPT BC Nguyễn Tất Thành - Thuộc Trường ĐHSP Hà Nội
- Đặc điểm:

Trường THPT BC Nguyễn Tất Thành nằm trong khuôn viên Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, Trường THPT BC Nguyễn Tất Thành trông rất khang
trang và được biết đến là một môi trường sư phạm chất lượng cao. Gần mười
năm qua, các thế hệ thầy trò của ngôi trường mang tên Bác đã không ngừng phấn
đấu “Dạy tốt, học tốt” để trường phát triển và trở thành một trong những nơi đào
tạo HS toàn diện của thủ đô.
Trường có 50 giáo viên trong biên chế và nhiều giáo viên thỉnh giảng và
hợp đồng. Trường tuyển chọn đội ngũ giáo viên giỏi, có trình độ cao về khoa học
cơ bản và khoa học giáo dục (40% giáo viên có trình độ TS và ThS), trong đó có
nhiều người là giảng viên trường ĐHSPHN.
Số học sinh của trường ngày càng tăng (năm học 1998-1999: 485 học
sinh, 1999-2000: 1082, 2000-2001: 1323, 2001-2002: 1495, 2002-2003: 1612,
2003-2004: 1815, 2004-2005: 2014, 2005-2006: 1940
Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy các môn học ở trương THPT BC
Nguyễn Tất Thành mặc dù đã được đưa vào chương trình phổ biến hơn nhiều
trường tuy nhiên việc ứng dụng vào giảng dạy môn GDCD còn rất hạn chế chỉ
chiếm khoảng từ 8 đến 10% tổng số tiết(vào khoảng 8 đến 9 tiết trên tổng số 81 tiết).
1.4.2. Trường THPT Quảng Oai – Hà Nội
Trường THPT Quảng Oai là một trường nằm ở Thị Trấn Tây Đằng - Ba
Vì - Hà Tây(nay thuộc Hà Nội).
Năm học 2009- 2010 trường có tổng số 42 lớp, trong đó lớp 10: 16 lớp;
lớp 11: 14 lớp và lớp 12 có 12 lớp. Trường có 113 giáo viên công nhân viên
trong đó giáo viên giảng dạy môn GDCD là 5 giáo viên.
15
Cơ sở vật chất của trường đã và đang được xây dựng với những lớp học
khang trang hơn, tuy nhiên vẫn chưa được trang bị đầy đủ đặc biệt là các các
phương tiện hiện đại phục vụ cho quá trình dạy học như : phòng máy tính, mang
internet, máy chiếu…Vì vậy việc ứng dụng CNTT vào việc dạy và học là rất hạn
chế từ các môn Toán, Lí, Hóa, Địa lý, lịch sử đến môn GDCD thậm chí cả môn
Tin học.

1.4.3. Trường THPT Tuần Giáo – Điện Biên
Trường THPT Tuần Giáo nằm tại trung tâm huyện, là một trong tổng số
16 trường THPT trong toàn tỉnh, là trường nằm ở trung tâm huyện nên tập trung
phần lớn con em các dân tộc trong huyện đến học tập.
Trường THPT Tuần Giáo được thành lập từ năm 1966, đến nay tổng diện
tích của trường gần 7000m2, năm học 2009 – 2010 tổng số học sinh của nhà
trường là 1.575 học sinh,với 35 lớp. Trong đó: khối 10: 16 lớp; khối 11: 10 lớp;
khối 12: 9 lớp. Tổng số cán bộ giáo viên nhà trường là 58, trong đó giáo viên
đứng lớp là 54, giáo viên dạy giáo dục công dân là 2, số phòng học của nhà
trượng là 20 phòng. Học sinh của nhà trường chủ yếu là con em các dân tộc của
21 xã, thị trấn, đời sống gia đình còn gặp nhiều khó khăn.
Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn GDCD ở trường:
Khối lớp Số lớp Tổng số tiết
học
Số tiết ứng
dụng CNTT
Tỉ lệ (%)
Khối 10 16 16 0 0%
Khối 11 10 14 0 0%
Khối 12 9 14 0 0%
16
Chương 2
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC SỬ DỤNG PHẦN
MỀM POWERPOINT TRONG DẠY HỌC MÔN GDCD BẬC THPT
THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2.1. XÂY DỰNG QUY TRÌNH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG GIÁO DỤC CÔNG
DÂN BẰNG POWERPOINT
2.1.1. Tìm hiểu mục tiêu nội dung bài học, các thiết bị dạy học cần thiết
Tiến hành tìm kiếm các dữ liệu (hình ảnh, số liệu, video clip…) phục vụ
cho bài giảng. Việc tìm kiếm dữ liệu có thể từ nhiều nguồn : sách, báo, các phần

mềm có nội dung GDCD liên quan , mạng internet… nguồn tài liệu này sẽ giúp
bổ sung, mở rộng và cập nhật kiến thức cho bài giảng
Ví dụ bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại.
Mục tiêu:
- Hiểu biết về một số vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay như: ô
nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, các dịch bệnh hiểm nghèo
- Thấy được trách nhiệm của công dân và học sinh trong việc tham gia
giải quyết những vấn đề cấp thiết của nhân loại
Xuất phát từ mục tiêu bài học chúng tôi cần tìm kiếm những dữ liệu sau:
+ Tranh ảnh về cháy rừng, chặt phá rừng bừa bãi…
+ Số liệu về các dịch bệnh hiểm nghèo (vi dụ: tính đến đầu năm 2006 ở
nước ta có 104.111 người nhiễm HIV, 17.289 người bị AIDS, 10.071 người tử
vong….)
+ Băng hình về các hoạt động bảo vệ môi trường như: Trồng rừng, tuyên
truyền bảo vệ môi trường…, phòng chống HIV/AIDS…
Biên tập chỉnh lí, sửa chữa, lựa chọn, xây dựng, các dữ liệu (bảng số liệu,
biểu đồ , tranh, ảnh…) phù hợp với yêu cầu của bài
2.1.2. Soạn giáo án
Ví dụ Soạn đơn vị kiến thức 1 bài 15: Ô nhiễm môi trường và trách
nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường
17
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nôi dung cần đạt
GV: Đặt vấn đề
Con người tồn tại trong thế giới vật
chất luôn luôn vận động và biến đổi. Môi
trường thiên nhiên gắn liền với cuộc sống
hàng ngày của con người. Nó cung cấp
cho con người những điều kiện cần thiờt

để duy trì sự sống. Bên cạnh đó, con
người cũng tác động trở lại môi trường
thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của
mình. Như vậy, giữa con người và môi
trường có mối quan hệ hữu cơ không thể
tách rời.
GV: Em hiểu môi trường là gì? Kể tờn
cỏc loại môi trường?
HS: Trả lời
GV: Kết luận
HS: Ghi nội dung bài học
GV: Từ khái niệm trên ta thấy: Môi
trường có vai trò to lớn với cuộc sống con
người. Đó là nơi cư trú, cung cấp nguyên
liệu, nơi diễn ra những hoạt động sản xuất
và tiêu dùng
Môi trường có vai trò hết sức to
lớn nhưng thực tế hiện nay nó đang đứng
trước những vấn đề rất trầm trọng.
GV: Cho HS thảo luận thực trạng môi
trường hiện nay.
HS: Đưa ra ý kiến trả lời
GV: Tổng kết và kết luận
1. Ô nhiễm môi trường và trách
nhiệm của công dân trong việc
bảo vệ môi trường
a) Khái niệm môi trường
Môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất
nhân tạo có quan hệ mật thiết với

nhau, bao quanh con người.
Môi trường gồm có:
- Môi trường tự nhiên: đất,
nước, tài nguyên
- Môi trường nhân tạo: nhà
ở, trường học, bệnh viện
b) Ô nhiễm môi trường
- Thực trạng môi trường
hiện nay:
+ Tài nguyên rừng biển,
khoáng sản bị khai thác cạn kiệt.
18
GV: Từ thực trạng trên, theo em hiểu ô
nhiễm môi trường là như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Chốt ý
HS: Ghi bài
GV: Hiện nay, các phương tiện thông tin
đại chúng đang đề cập rất nhiều về thực
trạng ô nhiễm môi trường không chỉ ở
Việt Nam mà đó còn là tình trạng phổ
biến ở nhiều quốc gia.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường
là rất nghiêm trọng.
HS: Ghi bài
GV: Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng,
nếu tiếp tục hủy hoại môi trường loài
người có nguy cơ tự hủy diệt chính mình.
Để tránh rơi vào thảm họa đó mỗi
chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ môi

trường.
GV: Chúng ta dễ dàng nhận thấy, nhân
loại đang phải trả một cái giá quá đắt cho
những hành động của mình. Vậy chúng ta
cần làm gì để bảo vệ trái đất, bảo vệ hành
+ Môi trường nước, không
khí bị ô nhiễm nặng nề.
+ Mưa lớn, bão lũ, mưa đá,
mưa axit, tầng ozon bị chọc thủng,
trái đất có xu hướng nóng dần
lên

Ô nhiễm môi trường là sự
biến đổi của các thành phần môi
trường không phù hợp với tiêu
chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng
xấu đến con người và sinh vật.
Hậu quả của vấn đề ô
nhiễm môi trường:
Tài nguyên thiên nhiên bị
suy giảm, mất cân bằng sinh thái,
ảnh hưởng tới sức khỏe của con
người , gây nên những diễn biến
phức tạp về thời tiết, ảnh hưởng
tới các hoạt động KT-XH của
nhiều vùng, quốc gia
Bảo vệ môi trường chính là
việc khắc phục mâu thuẫn nảy
sinh trong quan hệ giữa con người
với tự nhiên, làm thế nào để hoạt

động của con người không phá vỡ
các yếu tố cân bằng của tự nhiên.
19
tinh, xây dựng một cuộc sống bền vững
cho chính chúng ta?
HS: Trả lời
GV: Hoàn thiện, tổng kết
HS: Ghi bài
GV (Liên hệ): Ngày 5/6/1992 Hội nghị
thượng đỉnh về bảo vệ môi trường ở Ri-ụ-
đờ-gia-nờ-rụ(Braxin) với 120 nước tham
dự trong đó có 116 nước mà trưởng đoàn
là nguyên thủ quốc gia đã ra lời kêu gọi
nhân loại thế giới cùng nhau bảo vệ trái
đất, bảo vệ hành tinh, xây dựng cuộc sống
bền vững cho mọi người.
GV (Chuyển ý): Cùng với ô nhiễm môi
trường thì bùng nổ dân số cũng đang là
vấn đề nhức nhối, thu hút sự quan tâm,
giải quyết của các quốc gia trên thế giới.
GV: Đưa ra tình huống: Ngọc đang học
lớp 10, là con cả trong gia đình có 3 chị
em gái. Gia đình N cũng thuộc hàng trung
nông. Bố N mặc dù có tư tưởng tiến bộ
trong việc sinh con, nhưng là con trưởng
nên mọi người trong họ thường hay châm
trọc vì chưa có con trai. Bố N vì sức ép từ
nhiều phía nên cũng có ý định sinh cố để
lấy cậu con trai quý tử. Nếu là N em sẽ
làm gì?

HS: Suy nghĩ và đưa ra câu trả lời
GV: Tổng kết: Với những quan niệm xưa
“trọng nam khinh nữ”, “nhất nam viết
hữu, thập nữ viết vụ” không còn phù
c,Trách nhiệm của công dân
trong việc bảo vệ môi trường
- Giữ gìn trật tự, vệ sinh
lớp học, trường học, nơi ở và nơi
công cộng; không xả rác, vứt rác
bừa bãi.
- Bảo vệ và sử dụng tiết
kiệm nguồn tài nguyên thiên
nhiên: nguồn nước, động thực vật;
không tham gia mua bán động
thực vật quý hiếm; không dùng
chất nổ, điện để đánh bắt thủy hải
sản.
- Tích cực tham gia tổng vệ
sinh, trồng cây, phủ xanh đất
trống đồi trọc.
- Có thái độ phê phán, phát
hiện, tố cáo những hành vi vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường.
20
hợp với xã hội bây giờ. Mỗi gia đình nên
thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia
đình để nuôi dạy con tốt, xây dựng một xã
hội lành mạnh và tốt đẹp.
2.1.3. Xây dựng kịch bản và thiết kế bài giảng trên máy tính

Từ giáo án đã soạn tiến hành xây dựng kịch bản cho việc thiết kế bài
giảng trên máy tính (thực hiện trên giấy)
Ví dụ: Toàn bộ bài giảng được thiết kế thành bao nhiêu slide, trên mỗi
slide thể hiện những nội dung gì, nội dung nào thể hiện trước, sau, đưa các biểu
đồ vào những slide nào cho hợp lí, nội dung nào cần tới video clip
Ví dụ thiết kế bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại
Chúng tôi thiết kế bài này gồm 20 Slide
Slide 1: kiểm tra bài cũ
Slide 2: giới thiệu bài
Slide 3: tiêu đề
Slide 5: sơ đồ về ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân
Slide 7: các hình ảnh về ô nhiễm môi trường như: sóng thần, ô nhiễm đất.
Slide 10: trách nhiệm của công dân, có hình ảnh vệ sinh môi trường
Slide 11: sự bùng nổ dân số và trách nhiệm của công dân, có hình ảnh minh họa
Slide12: hình ảnh đói nghèo, bệnh tật – hậu quả của bùng nổ dân số
Slide 15: hình ảnh về các dịch bệnh hiểm nghèo…
Giáo viên xây dựng kịch bản càng chi tiết thì việc thiết kế trên máy càng thuận
tiện, khoa học và hợp lí… đồng thời GV càng chủ động trong quá trình giảng dạy
trên lớp
Thực hiện kịch bản trên máy tính thể hiện nội dung ý tưởng của toàn bộ
kịch bản đã được xây dựng ở bước 4, khi thực hiện bước này đòi hỏi GV phải sử
dụng phần mềm powerpoint để thiết kế các slide trình chiếu
Sau khi đã xây dựng nội dung cần thiết trong bài giảng đã trình bày ở trên
chúng tôi tiến hành thiết kế bài giảng bằng phần mềm Powerpoint
Trình duyệt và điều chỉnh kịch bản cho phù hợp với yêu cầu bài giảng :
cách trình bày, cỡ chữ, phông chữ, màu chữ, màu nền, … sao cho đảm bảo tính
trực quan sư phạm , tránh lạm dụng các tính năng đa phương tiện của phần mềm
Với bài 15 chúng tôi thiết kế và trình bày:
21
Về cỡ chữ:

+ Dòng tiêu đề: 40
+ Nội dung kiên thức: 18
Về phông chữ: Times New Roman
Màu chữ chủ yếu: trắng trên nền xanh
Sau khi hoàn tất việc thiết kế bài giảng, tiến hành lưu vào CD hoặc
USB(tiện sử dụng)
2.2. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG GIÁO
DỤC CÔNG DÂN BẰNG POWERPOINT
2.2.1.Về hình thức:
Phần mềm powerpoint cung cấp nhiều khả năng trình diễn rất sinh động,
những GV mới tập sử dụng dễ bị cuốn hút vào việc tận dụng những khả năng đó
nhiều hơn mức cần thiết dẫn đến khó đạt được mục tiêu giảng dạy, trong nhiều
trường hợp không cần thiết sử dụng quá nhiều sự trình diễn khác nhau, mà cần
chọn lọc các trình chiếu sao cho vừa phát huy được nhiều tính năng ưu việt của
powerpoint vừa đạt hiệu quả sư phạm cao nhất vì vậy khi sử dụng powerpoint để
thiết kế bài giảng, GV cần chú ý một số điểm sau:
- Các trang trình diễn phải thiết kế đơn giản, cấu trúc rõ ràng không sao
chép nguyên văn bài giảng vào các slide mà cần trình bày theo hướng tinh giản
và biểu tượng hoá nội dung tận dụng các ưu thế của powerpoint
- Không nên đổ màu cho các trang trình diễn nếu không thay đổi mục tiêu
của bài giảng
- Tránh lạm dụng quá nhiều hiệu ứng và hạn chế thời gian hiệu ứng… vì
như vậy sẽ phân tán sự tập trung chú ý của học sinh vào những kiến thức cơ bản
- Dùng các phông chữ, khung nền…tương tự nhau trong tất cả các slide
của tệp trình chiếu không nên dùng các kiểu chữ rườm rà, bay bướm. Các dạng
đồ hoạ cần phải được lựa chọn cẩn thận, kết hợp hài hoà, hợp lí với các nội dung
chính để đạt được hiệu quả giảng dạy cao nhất
2.2.2. Về nội dung:
- Mỗi slide khi trình chiếu trên màn hình phải đưa ra được một nội dung
mới của bài giảng, chỉ nên cho những ý chính vào mỗi trang trình diễn không kết

hợp quá nhiều biểu đồ, hình ảnh… trên một slide vì như vậy sẽ làm loãng thông
tin chính
22
- Đảm bảo nội dung cơ bản cần đạt trong Sách giáo khoa và có thêm hình
ảnh minh họa cho bài giảng thêm phong phú
- Hạn chế việc đưa quá nhiều nội dung chữ lên các Slide, tránh việc học
sinh nhìn chép
- Những hình ảnh, video, bài hát… đưa vào bài giảng phải phù hợp với
nội dung bài học và phù hợp với lứa tuổi học sinh và kích thích trí tưởng tượng
của học sinh.
- Việc dùng phần mềm Powerpoint để thiết kế bài giảng chỉ nhằm thúc đẩy,
điều phối tư duy và xây dựng kiến thức thông qua các nội dung như: là công cụ hỗ
trợ cho việc xây dựng kiến thức; là phương tiện thông tin đê khám phá kiến thức…
2.3. PHỐI HỢP CÁC PHẦN MỀM KHÁC ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG PHẦN MỀM POWERPOINT
Để nâng cao hiệu quả sử dụng phần mềm powerpoint, và làm cho bài giảng
môn GDCD thêm sinh động chúng tôi sử dụng kết hợp với một số phần mềm:
2.3.1. Sử dụng phối hợp với phần mềm Microsoft Word để thiết kế bài giảng,
xây dựng biểu đồ, vẽ hình và xử lí hình vẽ
Một trong những tiện ích của Microsoft Word là khả năng đồ họa: vẽ sơ
đồ, chèn tranh, ảnh, chữ nghệ thuật vào văn bản…nhờ vậy khi sử dụng Word để
soạn giáo án môn học Giáo dục công dân nói chung và các bài học có liên quan
đến vấn đề dân số, việc làm…nói riêng thì giáo viên có thể xây dựng các biểu đồ,
sơ đồ, hình vẽ để bổ sung làm tư liệu trực quan hóa bài giảng.
Ví dụ khi soạn bài 11- GDCD lớp 11” Chính sách dân số và giải quyết việc làm”
ngoài những hình ảnh về mật độ dân cư đông, hậu quả của tăng dân số thì có thể
sử dụng Word để lập bảng số liệu và vẽ đồ biểu đồ so sánh dân số nước ta với
một số nước trong khu vực và trên thế giới để chứng minh rằng nước ta có mật
độ dân cư khá cao.
Nhờ đó mà giúp cho học sinh có thể liên hệ được với nội dung tri thức của các

môn học khác như địa lí và có thêm sự hiểu biết về thực trạng vấn đề dân số ở
nước ta.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng những nội dung đó chỉ mang tích chất minh họa
cho bài học, làm cho nội dung bài học thêm phong phú vì thế mà không nên đi
quá sâu.
2.3.2 Sử dụng phối hợp với phần mềm Violet để thiết kế bài tập trắc nghiệm
23
Phần mềm violet của công ty cổ phần tin học Bạch Kim là một phần mềm
có nhiều tiện ích trong dạy học là phương tiện hữu hiệu để ôn tập , kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập của học sinh thông qua những dạng bài tập chuẩn mà nó cung
cấp. Nhờ tính năng này giáo viên có thể xây dựng các đề kiểm tra trắc nghiệm
hay xây d các bài tập giải ô chữ…phục vụ cho việc day học GDCD. Phần mềm
này gồm nhiều dạng bài tập sau:
Bài tập trắc nghiệm: gồm có 4 loại: một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng,
ghép đôi chọn đúng sai
Bài tập ô chữ: trả lời các ô chữ ngang để suy ra các ô chữ dọc
Bài tập kéo thả chữ, kéo thả hình ảnh: học sinh phải kéo thả các đối tượng này
vào đúng nơi quy đinh trước đến một hình ảnh hoặc một đoạn văn bản , bài tập này còn
thể hiện dưới dạng điền khuyết hoặc ẩn hiện
Hiện nay với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phat huy tính tích
cực ô chữ cần được phát huy hơn nữa, nhờ vào việc khai thác phần mềm này sẽ làm
cho bài giảng hấp dẫn học sinh hơn.
2.3.3. Sử dụng phối hợp phần mềm Unlead video studio để tạo phim, âm thanh…
Có thể nói rằng nếu chỉ sử dụng phần mềm powerpoint để thiết kế một bài giảng
mà không có sự phối kết hợp với các phần mềm khác, thì hiệu quả của bài giảng sẽ còn
rất hạn chế và bài giảng chỉ đơn thuần là cho học sinh nhìn và chép. Như vậy sẽ không
thể có những ví dụ minh họa hay và gắn với thực tiễn để làm cho bài học phong phú mà
ngược lại sẽ trở nên khô cứng.
Mặt khác những thế mạnh và ưu điểm của powerpoint không thể phát huy một
cách tối ưu. Vì vậy cũng như việc phối hợp với các phần mềm trên thì phối hợp với

phần mềm Unlead video studio là rất cần thiết. Với phần mềm này giáo viên có thể tạo
ra được những đoạn phim, âm thanh nhỏ để phục vụ cho các đơn vị kiến thức trong bài
học. Từ đó tạo không khí học tập cho lớp học và kích thích sự sáng tạo của học sinh.
* Ngoài ra còn phối hợp với khai thác mạng internet để bổ sung nguồn tư liệu
cho bài giảng. Sử dụng internet giáo viên GDCD có thể khai thác được nguồn
thông tin vô cùng đa dạng và phong phú dưới nhiều hình thức như: tranh ảnh,
video clip, số liệu… để bổ sung nguồn tư liệu trực quan hóa bài giảng. Còn có
thể khai thác dịch vụ khác của internet như mail…để trao đổi thông tin với các
đồng nghiệp hoặc học sinh một cách nhanh chóng, tiện lợi
2.4. SỬ DỤNG PHẦN MỀM POWERPOINT ĐỂ THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG
24
2.4.1. Sử dụng phần mềm powerpoint để thiết kế bài:
SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT
(1 Tiết)
Hoạt
động của GV-
HS
Nội dung cần đạt Phần sử dụng
Powerpoint để trình chiếu
GV : Cho học
sinh đọc SGK
và trả lời câu
hỏi :

người nói :
Con tàu thì vận
động còn
đường tàu thỡ
không ?
Ý kiến

của em thế nào
?
HS : trao đổi
và trả lời
GV : rút ra
nhận xét
GV : điều đó
có nghĩa là sự
vật hiện tượng
trên thế giới
này đều vận
động.
GV cho HS lấy
ví dụ về các sự
vật hiện tượng
1. Thế giới vật chất luôn
luôn vận động
a) thế nào là vận động ?
Chiếu :
1.Thế giới vật chất luôn luôn
vận động
a. Thế nào là vận động
-câu hỏi thế nào là vận
động ?
-hình ảnh con tàu đang
chạy, con gà đang gáy, chim bay,
xe đang rời bến.
-khái niệm vận động : vận
động là mọi sự biến đổi(biến hóa)
nói chung của các sự vật hiện

tượng trong giới tự nhiên và đời
sống xã hội.
Chiếu hình ảnh ví dụ về
vận động
25

×