Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tiểu luận môn phân tích chính sách về Phát triển kinh tế trong thời đại Công nghệ thông tin 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.99 KB, 8 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................2
NỘI DUNG...........................................................................................................3
I. BỐI CẢNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN.....................................................3
II. TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN............................3
1. Ảnh hưởng của CNTT với xã hội..............................................................3
2. Ảnh hưởng của CNTT tới nền kinh tế.......................................................4
III. NGUYÊN NHÂN VẤN ĐỀ........................................................................4
IV. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN CNTT.............................5
LỜI KẾT................................................................................................................6

1


LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển nền kinh tế tri thức đang là một yêu cầu lớn được đặt ra trong
toàn bộ sự phát triển kinh tế. Cùng với Công Nghệ hóa, Hiện Đại hóa, kinh tế tri
thức chính là một trong 2 trục của sự phát triển này. Một câu hỏi đặt ra là với sự
cần thiết như vậy của nền kinh tế tri thức, chúng ta cần phải xác định được đâu
là động lực chính, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tri
thức? Việc xác định này nếu đúng đắn sẽ giúp chúng ta có những định hướng
phát triển đúng, tránh nguy cơ chệch hướng trong phát triển. Chúng ta có thể kể
tới 4 động lực chính của nền kinh tế tri thức đó là: Thể chế, chính sách kinh tế;
Nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực và khả năng sáng tạo; Nâng cao
năng lực khoa học công nghệ quốc gia và xây dựng được hệ thống đổi mới quốc
gia; Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin và truyền
thông. Trong các động lực trên, chúng ta xác định việc đẩy mạnh phát triển hơn
nữa Công Nghệ Thông Tin là động lực to lớn nhất thúc đẩy sự phát triển nền
kinh tế tri thức.

2




NỘI DUNG
I. BỐI CẢNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Toàn cầu hóa những năm 1990 đã làm xuất hiện khuynh hướng xã hội
quan trọng, đó là sự chuyển trạng thái từ xã hội công nghiệp sang xã hội kiến
thức và trong đó thông tin giữ vai trò trọng yếu. Sự phát triển và ứng dụng công
nghệ thông tin (CNTT) ngày nay báo trước một thời kỳ mới với những thay đổi
xã hội lớn lao. CNTT như một công nghệ chung xâm nhập vào mọi lĩnh vực
kinh tế xã hội. Công nghệ thông tin xuất hiện ở Việt Nam từ khá sớm, có thể nói
là nó xuất hiện gần như cùng lúc với sự xuất hiện của CNTT trên thế giới. Là
một ngành tổng thể bao gồm nhiều nhánh nhỏ như mạng lưới bưu chính viễn
thông, truyền thông đa phương tiện, internet..., chúng ta có thể khẳng định rằng
ở Việt Nam đã xây dựng được một cơ cấu hạ tầng có đồng bộ, đầy đủ trong hệ
thống ngành công nghệ thông tin. Ở đây chúng ta có thể kể tới một dấu mốc
đáng nhớ trong sự phát triển ngành CNTT đó là vào năm 1997, nước ta đã biến
“giấc mơ Internet” thành hiện thực bằng việc tham gia kết nối vào mạng toàn
cầu và tính cho tới thời điểm này, Việt nam đã trở thành quốc gia có tỷ lệ tăng
trưởng Internet nhanh nhất trong khu vực và nằm trong số những quốc gia có tỷ
lệ tăng trưởng cao nhất thế giới.
II. TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1. Ảnh hưởng của CNTT với xã hội
Công nghiệp CNTT đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, có tốc độ phát
triển hàng năm cao so với các khu vực khác, có tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng
GDP của cả nước ngày càng tăng. Tăng trưởng doanh thu bình quân toàn ngành
công nghiệp CNTT trong giai đoạn 2001-2009 đạt 20-25%/năm. Đến cuối năm
2010, doanh thu công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số đã đạt gần
2 tỷ USD, doanh thu công nghiệp phần cứng đạt trên 5,6 tỷ USD, doanh thu dịch
vụ viễn thông đạt trên 9,4 tỷ USD, đưa tổng doanh thu toàn ngành viễn thông và
công nghiệp CNTT đạt gần 17 tỷ USD, gấp 19 lần so với năm 2000.

Ứng dụng CNTT trong xã hội, người dân và doanh nghiệp đã có những
chuyển biến tích cực. Mọi tầng lớp xã hội ở mọi miền đất nước đều được tạo
điều kiện để có thể khai thác, sử dụng thông tin điện tử và ứng dụng công nghệ
thông tin vào hoạt động của mình. Việt Nam đã trở thành một trong những nước
có số lượng người dùng Internet cao nhất. Tháng 6/2010, tỷ lệ số hộ gia đình có
máy tính đạt 14,76% tăng hơn 6 lần so với năm 2002. Tỷ lệ số hộ gia đình có kết
nối Internet đạt 12,84% tính đến tháng 12/2010. Đa số các doanh nghiệp đã có
kết nối Internet để phục vụ hoạt động (khoảng 90%), với 67,7% doanh nghiệp
đã có mạng cục bộ LAN và việc ứng dụng phần mềm trong quản lý điều hành
3


bắt đầu được chú trọng. Các dịch vụ công cộng (giáo dục, đào tạo từ xa, chẩn
đoán bệnh từ xa, thư viện điện tử,...) đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Những ứng dụng mang tính kỹ thuật cao đã được áp dụng trong hoạt động của
nhiều ngành như xây dựng, cơ khí, công nghiệp in ấn, dệt may, dầu khí, khí
tượng thuỷ văn,….
2. Ảnh hưởng của CNTT tới nền kinh tế
Phát triển kinh tế tri thức nghĩa là đã đạt tới một trình độ phát triển cao,
trình độ mà trong đó, nhân tố con người với tiềm lực trí tuệ của mình được sử
dụng một cách triệt để. Đi liền với kinh tế tri thức không thể thiếu được sự phát
triển của CNTT – động lực to lớn nhất để đạt tới nền kinh tế tri thức. Muốn có
một nền kinh tế tri thức, CNTT phải có độ phủ sóng rộng rãi tới tất cả các
ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội. CNTT đã và đang góp phần ngày càng
quan trọng đưa nước ta ngày càng phát triển nhanh hơn, góp phần hội nhập quốc
tế hiệu quả hơn.
III. NGUYÊN NHÂN VẤN ĐỀ
Từ những năm 80 của thế kỷ trước, nhiều học giả trên thế giới đã dự báo
về một nền kinh tế - xã hội “hậu công nghiệp” - kinh tế trí thức sẽ xuất hiện
trong tương lai gần, như một tất yếu của sự phát triển xã hội loài người. Nhiều

nhà khoa học Việt Nam, đã tiếp cận và quảng bá rộng rãi dự báo ấy với hy vọng
khích lệ thế hệ trẻ Việt Nam nắm thời cơ, đưa đất nước tiến kịp những nước phát
triển “sánh vai cùng cường quốc năm châu”. Năm 2011, nhìn lại 10 năm đầu của
thế kỷ XXI, trên thế giới cũng như tại Việt Nam, kinh tế tri thức đang dần lộ
diện. Dù muốn hay không thì điện thoại di động, máy vi tính được nối mạng
internet... cũng đã trở thành những vật hiện hữu, là tài sản, là công cụ của mỗi cá
nhân, của các tổ chức, các thành phần trong xã hội, mà các sản phẩm ấy chính là
công cụ của kinh tế tri thức! Trong những năm qua, nhất là sau khi có Chỉ thị 58
của Bộ Chính trị (khoá VIII) về phát triển công nghệ thông tin (CNTT) thì Việt
Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển nhanh. CNTT được ứng dụng
hầu hết trong các ngành, các lĩnh vực kinh tế xã hội và trở thành yếu tố quan
trọng góp phần nâng cao năng suất lao động toàn xã hội.
CNTT đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội trong thời
đại ngày nay. CNTT đã trở thành nhân tố quan trọng, là cầu nối trao đổi giữa các
thành phần của xã hội toàn cầu, của mọi vấn đề. Việc nhanh chóng đưa ứng
dụng công nghệ thông tin vào quá trình tự động hóa trong sản xuất kinh doanh là
vấn đề đang, đã và sẽ luôn được quan tâm bởi lẽ công nghệ thông tin có vai trò
rất lớn trong các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh, bán hàng, xúc tiến
thương mại, quản trị doanh nghiệp.
Công nghệ thông tin (CNTT) là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
kích thích tăng lực đổi mới đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế
quốc dân của mỗi nước nói riêng. Sự phát triển của CNTT đã tạo ra hàng loạt
4


ngành nghề mới có giá trị gia tăng cao, đã đào tạo được hàng triệu nhân công
CNTT có tay nghề cao; tạo ra nguồn thu rất lớn cho ngân sách Nhà nước thông
qua việc thu thuế.
Sự xuất hiện và ứng dụng rộng rãi CNTT trong mọi lĩnh vực của nền kinh
tế đã đẩy nhanh và mạnh hơn nữa việc hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt

Nam. Với việc xác định nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh,
truyền bá sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng trưởng để tạo ra
của cải, việc làm cho tất cả các ngành kinh tế, chúng ta càng thấy rõ và khẳng
định động lực tiên quyết của nền kinh tế tri thức phải là CNTT.
IV. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN CNTT
Qua nhiều lần sửa đổi, luật pháp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, chưa
tạo được một khuôn khổ pháp lý vững chắc cho các ngành phát triển trong đó có
ngành CNTT. Việc nhất thiết có một khuôn khổ pháp lý phù hợp là yêu cầu cần
thiết.
- Cần rà soát và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế,
chính sách nhằm tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ ứng dụng và phát triển
CNTT-TT đáp ứng các yêu cầu về hội nhập toàn diện kinh tế quốc tế, bảo đảm
chủ quyền, an ninh quốc gia, tăng cường và phát huy nội lực, thúc đẩy hợp tác
và cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, tạo điều kiện để mọi thành
phần kinh tế có cơ hội bình đẳng tham gia thị trường, hoàn thiện các thể chế
kinh tế thị trường định hướng XHCN trong lĩnh vực CNTT - TT và bắt kịp xu
hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ Viễn thông - Công nghệ thông tin - Truyền
thông.
- Thể chế hóa chính sách cho lĩnh vực CNTT. Tạo lập môi trường pháp lý
thuận lợi về quyền sở hữu trí tuệ. Bảo vệ những phát minh khoa học theo luật
pháp quốc tế. Có nhiều chính sách về tận dụng những thành tựu khoa học công
nghệ trong nước cũng như tiếp cận, mua bán, sở hữu các thành tựu khoa học về
CNTT của thế giới.
- Tăng cường bộ máy quản lý nhà nước về CNTT - TT theo mô hình quản
lý đa ngành, đa lĩnh vực phù hợp với xu thế hội tụ công nghệ và dịch vụ Viễn
thông - Công nghệ thông tin - Truyền thông. Tổ chức hợp lý bộ máy quản lý nhà
nước trên cơ sở phân biệt rõ các tổ chức có chức năng xây dựng chính sách, luật
pháp với các tổ chức có chức năng thực thi pháp luật; đảm bảo hình thành hệ
thống quản lý nhà nước mạnh theo nguyên tắc “Năng lực quản lý đón đầu yêu
cầu phát triển”. Đổi mới tổ chức, cải tiến quy trình, nâng cao trình độ quản lý,

năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp Bưu chính, Viễn thông và CNTT. Nghiên cứu áp dụng các mô hình
doanh nghiệp sáng tạo mới với các hình thức khác nhau nhằm đa dạng hóa các
hình thức sở hữu. Hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh, thiết lập các liên minh,
5


liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và
Công nghệ thông tin.

LỜI KẾT
Với vai trò là động lực trong nền Kinh Tế, CNTT đã và đang thể hiện và
phát huy hơn nữa sức mạnh của mình. Nhận định đúng đắn về vai trò của CNTT
đã giúp ích rất nhiều cho nước ta trong quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức.
Là một nước đang phát triển, Việt Nam phải thực hiện đi tắt đón đầu nhằm đuổi
kịp với kinh tế của các nước trong khu vực và thế giới, tránh nguy cơ tụt hậu về
kinh tế. Với những xác định như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có hàng loạt
những giải pháp, định hướng để phát triển ngành CNTT đặc biệt là với việc
thông qua đề án: “Đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT và TT” đã thể
hiện “trí tuệ, sức mạnh, quyết tâm của những người làm công nghệ thông tin
nước nhà, thế hệ trẻ Việt Nam, hệ thống chính trị Việt Nam và nhân dân, đồng
chí, đồng bào cả nước…thể hiện khát vọng của thế hệ trẻ Việt Nam muốn thay
đổi thứ hạng của chúng ta trên trường quốc tế trong nhiều lĩnh vực, trong đó có
công nghệ thông tin”, như lời Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

6


7



8



×