Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phương pháp giảng dạy trực quan cho học sinh làm quen các thiết bị máy tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 12 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Phú Lương
1. Tôi (Ghi tên dưới đây):
Số
T
T
1

Họ và tên

Ngày
tháng năm
sinh

Nơi công tác
(hoặc nơi
thường trú)

Trình
Chức
độ
danh chuyê
n môn

Tỷ lệ (%)
đóng góp
vào việc
tạo ra
sáng kiến



13/10/198 Trường THCS Giáo ĐHSP
100%
6
Thị trấn Đu
viên Toán
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến:“Phương pháp giảng dạy trực
Phạm Anh Thắng

quan cho học sinh làm quen các thiết bị máy tính”.
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không có.
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Tin học.
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 18/01/2019
5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
5.1. Thực trạng
Nhiều học sinh có ý nghĩ chưa đúng về bộ Môn Tin học, nghĩ rằng Tin học đơn
thuần chỉ là đánh văn bản, chưa có hứng thú học tập. Là một giáo viên tin học, cần phải
hướng cho các em thấy được tầm quan trọng của Tin học.
Tiết thực hành Tin học luôn là tiết học khiến cho các em học sinh hứng thú
học tập nhất, nếu giáo viên đưa ra được những phương pháp dạy hay.
Sau một tiết thực hành, “học sinh làm được những gì?” là một câu hỏi mà
giáo viên giảng dạy luôn phải đặt ra để chọn phương pháp dạy sao cho có hiệu quả
cao nhất. Tuy nhiên, có một số tiết học thực hành lại không được sử dụng phương
pháp dạy học trực quan. Ví dụ: Bài thực hành đầu tiên của học sinh lớp 6 là bài
thực hành 1: "Làm quen với một số thiết bị máy tính". Khi dạy bài thực hành này,
nhiều giáo viên còn không cho các em lên phòng máy mà chỉ giới thiệu nội dung
trong sách giáo khoa, khiến cho các em không có được hình ảnh trực quan nhất về
1



các thiết bị máy tính. Giáo viên cho các em lên phòng máy nhưng chỉ giới thiệu sơ
qua hình thức bề ngoài của một chiếc máy tính trên phòng máy, ngoài ra còn
những thiết bị bên trong mà giáo viên không dám tháo ra cho học sinh tìm hiểu.
Điều này làm giảm khả năng nhận biết của một số học sinh về kiểu dáng, màu sắc
của máy tính khác nhau và các chi tiết cụ thể.
5.2. Giải pháp
Tôi đưa ra giải pháp như sau:
5.2.1. Chuẩn bị
5.2.1.1. Phòng máy
- Nguồn điện phải ổn định
- Kết nối Internet
- Có máy chiếu
- Số lượng máy đảm bảo 02 em/01 máy.
5.2.1.2. Học sinh: Nghiên cứu nội dung SGK trước.
5.2.1.3. Giáo viên giảng dạy
- Chuẩn bị kế hoạch kỹ càng.
- Tuốc nơ vít, một số máy tính hỏng, thiết bị máy tính hỏng.
- Chuẩn bị kỹ càng cho phòng máy, kiểm tra kết nối Internet.
5.2.2. Thực hiện
- Giáo viên trình bày các thiết bị máy tính có sẵn, bên cạnh đó cần tìm kiếm
trên mạng để có những hình ảnh khác: Ví dụ để giới thiệu về chuột, ta có thể lên
Google. Tìm các hình ảnh về chuột.

- Giáo viên giải thích cho học sinh: Có rất nhiều kiểu dáng và hình thức khác
nhau nhưng cấu tạo thì tương tự nhau, chuột có 3 nút bấm chính. Điều này làm cho

2


các em dễ dàng nhận biết được chuột máy tính mà các em không bị ngỡ ngàng khi

gặp khải loại chuột có kiểu dáng khác với chuột mà mình học trên phòng máy.
- Giáo viên giới thiệu một số thiết bị mà học sinh chưa được biết đến như thẻ
nhớ là một thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trong điện thoại, máy ảnh, máy quay kỹ
thuật số, …

Thiết bị nhớ USB cũng có nhiều kiểu dán khác nhau

- Giáo viên giúp các em nhận biết USB bằng cách quan sát phần giao tiếp
giữa máy và USB

Phần giao tiếp
Đặc biết là khi giới thiệu về một số thiết bị như Ram, Chíp, đĩa cứng, main
của máy tính, nếu không có hình ảnh trực quan thì học sinh sẽ không hiểu được và
chỉ hiểu mơ hồ, làm cho các em không có hứng thú học, giáo viên có thể đưa một
số hình ảnh để học sinh nhận biết.
Ram máy tính

3


Chíp máy tính

Đĩa cứng

Main máy tính

Giáo viên cũng chỉ ra một số thiết bị kết nối với Main máy tính để học

Gắn chíp


Gắn đĩa cứng

Gắn Ram

sinh thấyđược tầm quan trọng của main máy tính.
Hướng dẫn học sinh tháo lắp các thiết bị máy tính hỏng, để các em hiểu
được cấu tạo chung của một bộ máy tính.

4


Sau tiết học, giáo viên kiểm tra lại mức độ nhận biết của học sinh thông qua
hình thức câu hỏi trắc nghiệm ví dụ như: Cho biết tên của các thiết bị máy tính
dưới đây, …
Một số hình ảnh của tiết học:

5


6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Đối với giáo viên:
Cần nắm chắc kiến thức trọng tâm, chủ động hướng dẫn, bồi dưỡng đồng thời
tạo hứng thú cho học sinh, kích thích sự tìm tòi, ham hiểu biết và tương tác tốt với
học sinh để việc tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh đạt hiệu quả cao.
+ Đối với phụ huynh:
.) Quan tâm đến việc học hành của con em mình đầu tư nhiều về thời gian
cho con em học tập.
.) Phối hợp giữa gia dình và nhà trường chặt chẽ hơn.
6



+ Đối với Ban giám hiệu nhà trường:
.) Thực hiện đúng quy chế của Bộ giáo dục về “Chống tiêu cực trong thi cử
và bệnh thành tích trong giáo dục, không để học sinh ngồi nhầm lớp”.
.) Tiếp tục tổ chức thảo luận các chuyên đề cho giáo viên bộ môn Tin trong
từng năm để nâng cao chất lượng dạy học môn Tin.
+ Đối với địa phương:
.) Quản lí chặt chẽ các điểm kinh doanh Internet và các điểm dịch vụ không
lành mạnh làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh.
.) Đầu tư cơ sở vật chất kịp thời trong việc dạy và học
+ Đối với học sinh:
Chú ý nghe, quan sát một cách chủ động, tích cực, tương tác tốt với các bạn
và với giáo viên. Vì thời gian có hạn nên khi học ở nhà, học sinh cần tập trung
nhiều thời gian, phát huy khả năng tự đọc, tự tìm hiểu, tự sưu tầm các nội dung
kiến thức liên quan từ đó có thể mở rộng, sáng tạo…
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:Học sinh ham mê học hơn, các em dễ dàng
nhận biết được một số thiết bị máy tính trong thực tiễn, điều này giúp các em
không bị lạc hậu trong thời đại công nghệ thông tin.
Với giải pháp ở trên học sinh cơ bản đã nắm chắc nội dung kiến thức của từng
bài học.Tôi nhận thấy học sinh dần hứng thú, tập trung hơn với bài thực hành môn
Tin. Các em cẩn thận, chăm chỉ hơn khi làm bài tập thực hành. Qua đó phần nào
giúp các em rèn tính kiên trì, cẩn trọng trong giải quyết vấn đề, …
Các em biết xác định mục tiêu học tập, lập được kế hoạch và thực hiện cách
học, giải quyết tốt vấn đề.
Các em phát triển năng lực tự học, năng lực tư duy, phân tích tổng hợp, năng
lực tích toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực trình bày, năng lực tự học, năng
lực sáng tạo…
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Thị trấn Đu, ngày 06 tháng 05 năm 2019
7


NGƯỜI NỘP ĐƠN

Phạm Anh Thắng

TRƯỜNG THCS TT ĐU
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU CHẤM ĐIỂM SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Phương pháp giảng dạy trực quan cho học sinh làm quen các
thiết bị máy tính.
Tác giả sáng kiến: PHẠM ANH THẮNG
Địa chỉ/đơn vị công tác của tác giả sáng kiến: Trường THCS Thị trấn Đu.
Họ và tên - Chức vụ người chấm: …………………………………………….......
……………………………………………………………………………………….
Tiêu chí xét cho điểm

Số điểm
chấm

1. Sáng kiến có tính mới(điểm tối đa là 30 )
- Nếu giải pháp chưa được công bố ở tỉnh (hoặc cơ sở-trường hợp
chấm ở HĐSK cơ sở) dưới hình thức sử dụng hoặc mô tả trong các
nguồn thông tin kỹ thuật đã được phổ biến, tối đa 30 điểm. Hoặc:

- Nếu giải pháp tương tự như giải pháp đã được mô tả trong các
nguồn thông tin đã có ở tỉnh (hoặc cơ sở-trường hợp chấm ở HĐSK
cơ sở), nhưng được áp dụng trong phạm vi của tỉnh (hoặc cơ sởtrường hợp chấm ở HĐSK cơ sở) và có cải tiến so với giải pháp đã
có, tối đa 20 điểm.
2. Quy mô áp dụng của sáng kiến(điểm tối đa là 40)
8


- Nếu giải pháp đó được áp dụng trong thực tế với quy mô trong
tỉnh, có khả năng áp dụng rộng rãi, tối đa 40 điểm. Hoặc:
- Nếu giải pháp đó được áp dụng trong thực tế với quy mô tại cơ
sở, có khả năng áp dụng rộng rãi ở tỉnh, tối đa 30 điểm. Hoặc:
- Nếu giải pháp đó được sản xuất thử nghiệm, có khả năng áp
dụng trong thực tế, hoặc giải pháp đó được áp dụng trong thực tế
với quy mô tại cơ sở, tối đa 10 điểm.
3. Sáng kiến được áp dụng mang lợi ích thiết thực(điểm tối đa là
30).
- Hiệu quả kinh tế:
+ So sánh các chỉ tiêu tiết kiệm đạt được trên cơ sở kết quả
thử nghiệm, áp dụng thử các giải pháp đề nghị xét công nhận sáng
kiến với giải pháp đã biết (đã có), tối đa 10 điểm.
+ Phân tích, đánh giá những lợi thế có thể đạt được khi áp dụng
giải pháp đề nghị xét công nhận sáng kiến vào thực tiễn đời sống, sản
xuất, tối đa 10 điểm.
- Hiệu quả xã hội, môi trường: Nâng cao điều kiện an toàn lao
động, điều kiện công tác; hoặc góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ
an toàn cơ quan, tài liệu, tài sản; hoặc cải thiện điều kiện sống, làm
việc; hoặc bảo vệ sức khỏe con người; nâng cao hiệu quả trong công
tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; tạo môi trường vui
chơi, giải trí lành mạnh giúp con người phát triển thể chất và trí tuệ

hoặc góp phần tiết kiệm tài nguyên, góp phần phòng, chống thiên
tai, hoặc góp phần cải tạo, bảo vệ môi trường …, tối đa 10 điểm.
Tổng cộng:
Xếp loại sáng kiến: ………………………………………………………………….
HIỆU TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

Thị trấn Đu, ngày
tháng
năm 2019
NGƯỜI CHẤM
(Ký, ghi rõ họ tên)

9


PHÒNG GD&ĐT PHÚ LƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU CHẤM ĐIỂM SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: Phương pháp giảng dạy trực quan cho học sinh làm quen các
thiết bị máy tính.
Tác giả sáng kiến: PHẠM ANH THẮNG
Địa chỉ/đơn vị công tác của tác giả sáng kiến: Trường THCS Thị trấn Đu.
Họ và tên - Chức vụ người chấm: ………………………………………………...
………………………………………………………………………………………
Tiêu chí xét cho điểm

Số điểm

chấm

1. Sáng kiến có tính mới(điểm tối đa là 30 )
- Nếu giải pháp chưa được công bố ở tỉnh (hoặc cơ sở-trường hợp
chấm ở HĐSK cơ sở) dưới hình thức sử dụng hoặc mô tả trong các
nguồn thông tin kỹ thuật đã được phổ biến, tối đa 30 điểm. Hoặc:
- Nếu giải pháp tương tự như giải pháp đã được mô tả trong các nguồn
thông tin đã có ở tỉnh (hoặc cơ sở-trường hợp chấm ở HĐSK cơ sở),
nhưng được áp dụng trong phạm vi của tỉnh (hoặc cơ sở-trường hợp
chấm ở HĐSK cơ sở) và có cải tiến so với giải pháp đã có, tối đa 20
điểm.
2. Quy mô áp dụng của sáng kiến(điểm tối đa là 40)
10


- Nếu giải pháp đó được áp dụng trong thực tế với quy mô trong
tỉnh, có khả năng áp dụng rộng rãi, tối đa 40 điểm. Hoặc:
- Nếu giải pháp đó được áp dụng trong thực tế với quy mô tại cơ
sở, có khả năng áp dụng rộng rãi ở tỉnh, tối đa 30 điểm. Hoặc:
- Nếu giải pháp đó được sản xuất thử nghiệm, có khả năng áp
dụng trong thực tế, hoặc giải pháp đó được áp dụng trong thực tế
với quy mô tại cơ sở, tối đa 10 điểm.
3. Sáng kiến được áp dụng mang lợi ích thiết thực(điểm tối đa là
30).
- Hiệu quả kinh tế:
+ So sánh các chỉ tiêu tiết kiệm đạt được trên cơ sở kết quả
thử nghiệm, áp dụng thử các giải pháp đề nghị xét công nhận sáng
kiến với giải pháp đã biết (đã có), tối đa 10 điểm.
+ Phân tích, đánh giá những lợi thế có thể đạt được khi áp dụng
giải pháp đề nghị xét công nhận sáng kiến vào thực tiễn đời sống, sản

xuất, tối đa 10 điểm.
- Hiệu quả xã hội, môi trường: Nâng cao điều kiện an toàn lao
động, điều kiện công tác; hoặc góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ
an toàn cơ quan, tài liệu, tài sản; hoặc cải thiện điều kiện sống, làm
việc; hoặc bảo vệ sức khỏe con người; nâng cao hiệu quả trong công
tác quản lý, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; tạo môi trường vui
chơi, giải trí lành mạnh giúp con người phát triển thể chất và trí tuệ
hoặc góp phần tiết kiệm tài nguyên, góp phần phòng, chống thiên
tai, hoặc góp phần cải tạo, bảo vệ môi trường …, tối đa 10 điểm.
Tổng cộng:
Xếp loại sáng kiến: …………………………………………………………………
Phú Lương, ngày
tháng
năm 2019
Người chấm điểm
(Ký, ghi rõ họ, tên)
11


12



×