Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Tuyển tập đề thi thử THPT quốc gia môn văn 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.77 MB, 86 trang )

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH
TỔ NGỮ VĂN
(Đề thi có 1 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong rất nhiều tin tức, những câu chuyện tiêu cực đầy rẫy trên báo chí, mạng xã hội trong năm qua,
trong đó nhiều tội ác đáng sợ, những vụ cướp của, giết người, những vụ hành hạ trẻ nhỏ … xuất phát từ những
người có lòng dạ độc ác, bất lương, trong đó phần lớn là thanh niên, thì hành động quên mình, cứu người của
Hoàng Đức Hải sẽ khiến người ta phần nào quên đi những tin tức đó và duy trì niềm tin về những điều tốt đẹp
sẽ còn mãi trong đời thường.
Chỉ cách đây 3 tháng, trên Dân trí đã có bài viết về một giám đốc doanh nghiệp trẻ, Nguyễn Bá Luân
cũng đã tự huy động, tổ chức tàu bè cứu thoát được tới 200 người dân bị nạn, trôi dạt trên biển ở Vạn NinhKhánh Hòa trong tâm cơn bão số 12. Nếu không có hành động kịp thời của anh Luân, đó thực sự là một thảm
họa lớn về thiên tai trong năm 2017. Tất nhiên, anh Luân cũng đã được Nhà nước, từ Chính phủ đến các cơ
quan, đoàn thể địa phương khen thưởng, tôn vinh
Trước đó nữa, báo chí cũng đã từng đăng một bản tin cảm động về một thanh niên tên Trần Hữu Hiệp
(Thạch Thành, Thanh Hóa) đã ra tay cứu thoát 5 người trong một vụ tai nạn đường thủy trên sông Soài Rạp
(huyện Cần Giờ, TPHCM). Anh tử nạn do nhường áo phao của mình cho một thai phụ bị đuối nước, còn chính
mình thì đuối sức và chìm trong dòng nước.
Không dễ kể hết những gương dũng cảm, cứu người trong thời gian gần đây và điều đó cũng cho thấy,ở
ta, những người tốt như những thanh niên trên không phải là hiếm. Rõ ràng là họ đều ý thức được rất rõ những
nguy hiểm rất lớn cho bản thân và thực tế, đã có nhiều người mất mạng vì cứu ngươi, nhưng đúng lúc nguy
hiểm nhất hì họ dường như chỉ nghĩ đến việc cứu người. Đó là những phút giây sinh tử không phải ai cũng làm
được, đó thực sự là những hành động của những người hùng – những anh hùng trong đời thực.
Đã có nhiều hình thức khen thưởng, vinh danh xứng đáng chó những người quên mình cứu người nói
trên, những cá nhân người viết bài này vẫn mong muốn có những cách thức vinh danh họ đặt biệt hơn nữa:


Phong tặng danh hiệu anh hùng, hay tạc tượng, đặt tên cho những con đường … để người dân sẽ nhớ mãi, ghi
long những hành động nghĩa hiệp, phi thường của họ.
(Trích Những anh hùng trong đời thực – Mạnh Quân, báo Dân Trí, 12/02/2018)
Câu 1: Nhận biết
Xác định phong cách ngôn ngữ chính của văn bản
Câu 2: Nhận biết
1

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


Theo tác giả, trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, hành động quên mình cứu người của Hoàng Đức Hải có ý nghĩa
gì?
Câu 3: Thông hiểu
Tại sao tác giả khẳng định những người như Hoàng Đức Hải, Nguyễn Bá Luân, Trần Hữu Hiệp là những anh
hùng trong đời thực?
Câu 4: Thông hiểu
Anh /chị có đồng tình với ý kiến: Phong tặng danh hiệu anh hùng, hay tạc tượng, đặt tên cho những con đường
… để người dân sẽ nhớ mãi, ghi long những hành động nghĩa hiệp, phi thường của họ. Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm) Vận dụng cao
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm về
người anh hùng trong thời đại ngày nay.
Câu 2: (5,0 điểm) Vận dụng cao
Về bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Tây Tiến có hai đặc điểm nổi bật:
cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng”. Qua sự cảm nhận đoạn thơ sau, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.


Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, tập 1)

2

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN BAN CHUYÊN MÔN Tuyensinh247.com
PHẦN
I.ĐỌC HIỂU

II.LÀM VĂN

3

NỘI DUNG
Câu 1.
*Phương pháp: căn cứ các phong cách ngôn ngữ đã học
*Cách giải:
- Phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 2.
*Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn văn
*Cách giải:
Theo tác giả, trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, hành động quên mình cứu người của Hoàng

Đức Hải sẽ khiến người ta phần nào quên đi những tin tức đó (những tin tức không hay,
những chuyện tiêu cực đầy rẫy trên báo chí, mạng xã hội) và duy trì niềm tin về những điều
tốt đẹp sẽ còn mãi trong đời thường.
Câu 3.
*Phương pháp: phân tích, lí giải
*Cách giải:
Họ là những người anh hùng trong đời thực vì: trong cuộc sống đời thường những người
như họ không hiếm gặp. Họ là những con người tốt bụng, dung cảm cứu người mà không
màng đến sự nguy hiểm của bản thân. Rõ rang là họ đều ý thức được những nguy hiểm cho
bản thân minh và thực tế đã có nhiều người mất mạng vì cứu người, nhưng đúng lúc nguy
hiểm nhất thì họ dường như chỉ nghĩ đến việc cứu người.
Câu 4.
*Phương pháp: phân tích, lí giải
*Cách giải:
Học sinh có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm của tác giả nhưng lập luận phải
chặt chẽ, thuyết phục
- Đồng ý: Họ là những người anh hùng, có những hành động nghĩa hiệp nhiều khi hi sinh cả
tính mạng để cứu người bị nạn. Hành động đó xuất phát từ lòng tốt, như vậy để bày tỏ lòng
biết ơn, Nhà nước cần có những hình thức khen thưởng, vinh danh họ một cách xứng đáng
bằng những danh hiệu có giá trị tinh thần bền vững. Phong tặng danh hiệu anh hùng, tạc
tượng, đặt tên cho những con đường. Việc vinh danh như vật còn có tác dụng giáo dục, nêu
gương tốt cho mọi người.
- Không đồng ý: Phong tặng anh hùng, tạc tượng, đặt tên cho những con đường là cách vinh
danh đặc biệt, có ý nghĩa lớn lao với Nhà nước và nhân dân dành cho những người anh
hùng có sự ảnh hưởng rộng lớn, có cống hiến vĩ đại cho cộng đồng, dân tộc. Việc khen
thưởng, vinh danh những tấm gương anh hùng trong đời thực là một việc nên làm nhưng
chúng ta cần chọn hình thức phù hợp
- Vừa đồng tình vừa không đồng tình: kết hợp cả hai ý kiến trên.
Câu 1:
*Phương pháp: Sử dụng các thao tác lập luận để tạo lập một đoạn văn nghị luận (bàn luận,

so sánh, tổng hợp,…)
*Cách giải:
a.Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều
cách khác nhau.
b.Xác định vấn đề nghị luận: Người anh hùng trong thời đại ngày nay.

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


c.Triển khai vấn đề cần nghị luận: vận dụng kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, rút
ra bài học nhận thức và hành động.
-Mở đoạn: giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
-Thân đoạn: có thể triển khai một số nội dung như:
+Giải thích: Anh hùng là người có những hành động phi thường, phẩm chất cao đẹp, có
đóng góp lớn cho cộng đồng.
+Biểu hiện của anh hùng thời nay: Quan niệm về anh hùng được mở rộng
.Anh hùng trong chiến đấu: Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, các chú bộ đội, các chú công
an… ngày đêm bảo vệ sự bình yên cho nhân dân.
.Anh hùng trong lao động: Lao động sản xuất trực tiếp trong nông nghiệp, công nghiệp
Lao động trí tuệ trong các ngành khoa học.
.Anh hùng trong đời thường: Những người dân thường nhưng có những đóng góp lớn, có
những hành động dũng cảm cứu người.
Họ tuy khác nhau về công việc, địa vị xã hội, nghề nghiệp, lứa tuổi nhưng đều có những
đóng góp lớn cho cộng đồng, dân tộc và được Nhà nước và xã hội tôn vinh.
+Mở rộng: Tuy nhiên trong xã hội hiện nay còn một bộ phận không nhỏ sống thiếu trách
nhiệm, thờ ơ, vô cảm với những vấn đề chung của cộng đồng, những người như vậy đáng bị
lên án.
+Bài học nhận thức: Bản thân mỗi người cần tích cực tu dưỡng nhân cách, có những việc
làm thiết thực cho gia đình và xã hội. Bắt đầu từ những việc nhỏ nhất để chúng ta trở thành
anh hùng trong chính những người thân yêu.

d.Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị
luận.
e.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc.
Câu 2:
*Phương pháp:
_Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
_Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản
nghị luận văn học.
*Cách giải:
a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận văn học: có đủ các phẩn, trong đó phẩn Mở bài nêu
được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b.Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ
trong Tây Tiến của Quang Dũng – những hoài niệm về đồng đội của nhà thơ, chân dung
người lính Tây Tiến với vẻ đẹp vừa lãng mạn vừa bi tráng. Từ đó bình luận về cảm hứng
lãng mạn và tính chất bi tráng trong đoạn thơ.
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác lập luận;
kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả, tác phẩm
cũng như cách hiểu về vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi tráng, thí sinh có thể triển khai theo
nhiều cách nhưng phải bám sát vấn đề nghị luận và cần làm rõ một số ý cơ bản sau.
*Giới thiệu khái quát tác giả Quang Dũng, tác phẩm Tây Tiến, đoạn thơ và trích dẫn ý
kiến về bài thơ Tây Tiến.
-Về tác giả: Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc.
Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu và tài
hoa.
-Về tác phẩm: Tây Tiến (in trong tập Mây đầu ô, 1986), tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng,
thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Tây Tiến còn là một trong những tác
phẩm xuất sắc nhất viết về người lính Cách mạng Việt Nam thời kì kháng chiến chống
Pháp.
4


Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


Tây Tiến ra đời cuối năm 1948 tại Phù Lưu Chanh – Hà Đông, khi Quang Dũng đã rời xa
đơn vị Tây Tiến. Lúc đầu, bài thơ có tên Nhớ Tây Tiến, sau được đổi thành Tây Tiến. Cảm
xúc chủ đạo của Tây Tiến là nỗi nhớ…
-Về đoạn thơ: Bài thơ Tây Tiến có hai đặc điểm nổi bật: cảm hứng lãng mạn và chất bi
tráng”, biểu hiện đậm nét trong đoạn thơ khắc tạc bức tượng đài bất tử về người lính Tây
Tiến anh hùng:
*Giải thích: cảm hứng lãng mạn và tính chất bi tráng.
-Cảm hứng lãng mạn trong văn học là cảm hứng khẳng định cái tôi tràn đầy cảm xúc, hướng
về lý tưởng, thích đắm mình vào thế giới phi thường, bí hiểm và những vẻ đẹp xa lạ. Cảm
hững lãng mạn thường đề cao những cảm nhận chủ quan, phát huy cao độ sức mạnh của trí
tưởng tượng, liên tưởng. Bút pháp lãng mạn thường tìm đến cách diễn đạt khoa trương,
phóng đại, sử dụng nhiều yếu tố cường điệu, thủ pháp đối lập, tương phản để tô đậm cái
khác thường, gây ấn tượng mạnh mẽ. Với cảm hững lãng mạn, không chỉ có vẻ hào hùng
bay bổng hay cái cao cả mà nỗi đâu, cái buồn, nỗi cô đơn, cảnh chia li, cái chết… cũng là
phạm trù thẩm mĩ.
-Trong Tây Tiến, cảm hứng lãng mạn gắn liền với tinh thần bi tráng: vừa gợi những buồn
đau, mất mát, bi thương vừa hào hùng, mạnh mẽ - bi mà không lụy. Cái bi được thể hiện
bằng giọng điệu, âm hưởng tráng lệ, hào hùng.
*Cảm nhận vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ – gắn liền với cảm hứng lãng
mạn và tinh thần bi tráng.
1)Cảm nhận đoạn thơ:
Tây Tiến là dòng hồi ức về đồng đội của nhà thơ. Trên nền thiên nhiên núi rừng miền Tây
hùng vĩ, dữ dội mà thơ mộng, Quang Dũng đã khắc tạc một bức tượng đài sừng sững về
người lính Tây Tiến với vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi tráng.
-Hình tượng người lính Tây Tiến lãng mạn và bi tráng qua dáng vẻ, ngoại hình: Tác
giả không miêu tả cụ thể mà bằng bút pháp lãng mạn đã khái quát chân dung của cả một
đoàn binh kì dị, khác thường.

+Hai câu thơ “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm” là lời
giới thiệu độc đáo, một lối định nghĩa đầy tự hào về lính Tây Tiến:
.đoàn binh không mọc tóc
.quân xanh màu lá
.dữ oai hùm
+Hai câu thơ gợi tả dáng vẻ mà cho ta hiểu về cuộc sống chiến đấu gian khổ của đoàn binh
Tây Tiến. Quang Dũng không thể né tranh sự thật nhưng nhà thơ đã lãng mạn hóa hiện thực.
Bút pháp tương phản, cách nóitrẻ trung, ngang tàng đậm chất lính của thơ Quang Dũng đã
tạo ấn tượng khác lạ. Người linh Tây Tiến ốm mà không yếu. Bề ngoài tiều tụy nhuốm chút
phong sương nhưng vẫn toát lên vẻ oai phong lẫm liệt, ẩn chứa một sức mạnh tinh thần lớn
lao.
-Hình tượng người lính Tây Tiến lãng mạn và bi tráng qua đời sống tâm hồn/ thế giới nội
tâm:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiểu thơm…
+Vẻ đẹp hào hùng của người lính Tây Tiến:
.Mắt trừng: sự dồn nén cảm xúc căm thù biểu hiện qua ánh mắt bừng bừng lửa giận. Chữ
trừng vừa gợi hình vừa gợi cảm, dữ dội và mạnh mẽ, gắn liền với chất hùng tráng của hình
tượng người lính Tây Tiến.
.gửi mộng qua biên giới: giấc mộng chiến trường, mộng diệt thù lập công của người anh
hùng thời loạn.
+Vẻ đẹp hào hoa với tâm hồn lãng mạn, mộng mơ của lính Tây Tiến.
5

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


.Đêm mơ Hà Nội…
.dáng kiều thơm.
Ở nơi biên cương viễn xứ, niềm thương nhớ hằng đêm vẫn hướng về HN, về một dáng kiều

thơm. Ẩn bên trong vẻ ngoài bệnh tật, đau ốm và vẻ dữ dằn là tâm hồn vô cùng lãng mạn,
bay bổng. Thế giới tâm hồn phong phú, giàu tình cảm khiến hình ảnh người lính trở nên thật
hơn, đẹp hơn, con người hơn, rất đỗi đời thường, gần gũi. Cảm hứng anh hùng kết hợp với
bút pháp lãng mạn, sự tương phản đối lập trong ngôn từ và hình ảnh thơ (mắt trừng >< mơ
Hà Nội dáng kiều thơm) làm nổi bật vẻ đẹp của những người anh hùng mơ mộng.
-Hình tượng người lính Tây Tiến lãng mạn và bi tráng qua tư thế lên đường vì lí
tưởng:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
+Những nấm mồ nằm rải rác dọc biên giới phản ánh hiện thực khốc liệt, gợi nỗi bùi ngùi
thương cảm. Tuy nhiên, câu thơ bi mà không lụy. Những từ HV trang trọng, thiêng liêng
biêncương, viễn xứ đã biến những nấm mồ hoang lạnh thành mộ chí tôn nghiêm vĩnh hằng,
khiến câu thơ mang âm hưởng bi hùng của những vần thơ biên tái xưa.
+Câu thơ tiếp theo khẳng định khí phách của tuổi trẻ một thời, tôn lên vẻ đẹp anh hùng, át
đi cảm giác bi thương khi nói về cái chết: Chiến trường… đời xanh. Hai chữ chẳng tiếc thể
hiện sự dứt khoát, tinh thần hoàn toàn tự nguyện, thanh thản khi hiến dâng tuổi trẻ, quãng
đời đẹp nhất cho Tổ quốc.
=>Vẻ đẹp chói ngời lí tưởng cao cả, coi cái chết là sự hiến dâng đem lại tính chất bi tráng
cho đoạn thơ, biến những nấm mồ nằm rải rác nơi biên viễn trở thành đài tưởng niệm sừng
sững ghi danh người lính Tây Tiến anh hùng.
-Hình ảnh người lính Tây Tiến lãng mạn và bi tráng qua sự hi sinh lặng thầm mà cao
cả:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
+Người lính Tây Tiến hi sinh nơi núi rừng miền Tây không có cả manh chiếu bọc thân, chỉ
có tấm áo vải bạc màu sờn rách vì nắng gió, thấm mồ hôi và thấm cả máu, giờ bao bọc hình
hài, đưa anh về với đất mẹ.
+Tuy nhiên, câu thơ Quang Dũng không dừng ở tả thực mà tràn đầy cảm hứng bi tráng. Qua
cái nhìn của nhà thơ, người lính hi sinh như được bọc trong tấm áo bào sang trọng. Chiếc
áobào khiến cuộc đưa tiễn bi thương trở thành trang nghiêm cổ kính, tôn vinh sự hy sinh

cao cả. Những người chiến sĩ Tây Tiến không chết đi mà về đất, hóa thành sông núi quê
hương.
=>Nói về cái chết nhưng lại bất tử hóa người lính. Nói về sự bi thương nhưng hình ảnh thơ
thật hùng tráng: Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Sông Mã đại diện cho giang sơn sông núi,
tiễn đưa người chiến sĩ vào cõi bất tử. Lần thứ hai trong bài thơ, Quang Dũng đã dùng chữ
gầm nhân hóa dòng sông, vừa bộc lộ cảm xúc mãnh liệt, vừa tạo không khí bi hùng, làm
toát lên hào khí 1 thời Tây Tiến.
2)Đánh giá khái quát:
Tám câu thơ đã làm nổi bật phong cách nghệ thuật Quang Dũng: phóng khoáng, hồn hậu,
lãng mạn và tài hoa. Âm hưởng cổ kính và trang trọng từ những câu thơ thất ngôn, những từ
Hán Việt được sử dụng đắc địa và hình ảnh chiếc áo bào; giọng thơ đầy hào khí pha chút
ngang tàng, ngạo nghễ, phong sương; những biện pháp tu từ nói giảm nói tránh anh về đất
hay nhân hóa Sông Mã gầm lên khúc độc hành, ngôn ngữ thấm đẫm chất văn chương của
những chàng trai Hà thành lãng mạn (gửi mộng, dáng kiều thơm, đời xanh,…) đã đem đến
cho đoạn thơ một vẻ đẹp đặc biệt, góp phần khắc họa thành công hình tượng người lính Tây
Tiến vô cùng độc đáo: “tiều tụy mà lẫm liệt, lam lũ mà hào hùng, dữ dằn mà đa cảm và đầy
6

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!


thơ mộng” (GS.Nguyễn Đăng Mạnh).
*Bình luận ý kiến:
-Đoạn thơ phảng phất phong thái anh hùng, trượng phu của con người Quang Dũng. Bức
tượng đài người lình Tây Tiến được khắc tạc bằng bút pháp tương phản, vừa hiện thực vừa
lãng mạn, từng đường nét như được khắc đậm bằng những ngôn từ, hình ảnh đầy ấn tượng,
làm nên vẻ đẹp riêng của hình tượng người lính Tây Tiến, thật khác lạ so với những bài thơ
vầ người lính Cách mạng cùng thời.
-Bằng sự kết hợp bút pháp hiện thực và cảm hứng lãng mạn, Quang Dũng đã khắc tạc bức
tượng đài người lính Cách mạng vừa chân thực với những nét độc đáo của lính Tây Tiến,

vừa có sức khái quát, tiêu biểu cho vẻ đẹp và sức mạnh của dân tộc trong thời đại gian khổ
mà hào hùng. Tám câu thơ mà nói đủ diện mạo, tâm hồn, khí phách, thái độ trước cái chết
và vẻ hào hoa rất Hà Thành của người lính Tây Tiến. Đó là bức tượng đài được kết tinh từ
âm hưởng bi tráng của cuộc kháng chiến, được khắc tạc bằng tình yêu thương gắn bó, niềm
trân trọng tự hào và cảm hứng ngợi ca của Quang Dũng đối với đồng đội, với cuộc kháng
chiến gian khổ của cái thời mơ mộng, lãng mạn và hào hùng một đi không trở lại.
d.Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện những suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề
nghị luận.
e.Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc.

7

Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI THAM KHẢO

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây:
Nhiều người cho rằng phát triển là điều tốt. Nhưng chỉ ít người dám cống hiến cả cuộc đời
mình cho sự phát triển đó. Tại sao vậy? Bởi vì muốn phát triển đòi hỏi phải có sự thay đổi, trong khi
đó họ lại không sẵn sàng cho bất cứ sự thay đổi nào. Tuy nhiên, một sự thật hiển nhiên là nếu không
thay đổi thì không thể có sự phát triển. Nhà văn Gail Sheehy đã khẳng định:
“Nếu không thay đổi thì sẽ không bao giờ phát triển. Nếu không phát triển thì không phải là

cuộc sống. Phát triển đòi hỏi phải tạm thời từ bỏ cảm giác an toàn. Điều này có nghĩa là phải từ bỏ lối
sống quen thuộc nhưng luôn bị hạn chế bởi tính khuôn mẫu, tính an toàn, những điều không bao giờ
khiến cuộc sống của bạn tốt hơn được. Những điều đó sẽ khiến bạn không còn tin tưởng vào các giá trị
khác, mọi mối quan hệ đều không còn ý nghĩa. Nhà văn Dostoevsky nói: “Tiến thêm một bước, nói
thêm một lời là những điều đáng sợ nhất”. Nhưng trên thực tế, điều ngược lại mới là điều đáng sợ
nhất.”
Tôi nghĩ không có gì tồi tệ hơn là cứ sống mãi một cuộc sống trì trệ, không bao giờ thay đổi
và không bao giờ phát triển.
(John C. Maxwell - Cách tư duy khác về thành công, NXB Lao động - Xã hội, 2015, tr.130)

Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra tác hại của việc không dám từ bỏ lối sống quen thuộc được nêu trong đoạn trích.
Câu 2. Theo anh/chị, “điều ngược lại” được nói đến trong đoạn trích là gì?
Câu 3. Việc tác giả trích dẫn ý kiến của Gail Sheehy có tác dụng gì?
Câu 4. Anh/Chị có cho rằng việc từ bỏ lối sống an toàn, quen thuộc để phát triển đồng nghĩa với sự
liều lĩnh, mạo hiểm không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về
điều bản thân cần thay đổi để có thể thành công trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm)
Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân hai lần miêu tả cung cách ăn uống của người
vợ nhặt. Chiều hôm trước, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà
xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì.” và sáng hôm
sau, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai
con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng.”
(Kim Lân - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.27 và tr.31)

Phân tích hình ảnh người vợ nhặt trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của
nhân vật này.

------------------ HẾT ------------------


Mức độ cần đạt
Nội dung
Phần
I.
Đọc
hiểu

Nhận biết

- Ngữ liệu: - Chỉ ra
văn bản nhật phương
dụng.
thức biểu
đạt được sử
dụng trong
văn bản

Thông hiểu

Vận dụng

-Anh/chị hiểu
thế nào về ý
nghĩa 2 câu
thơ sau:
"Nếu
tất cả đường

đời đều trơn
láng
Chắc
gì ta đã nhận
ra ta”

- Bày tỏ
thông điệp
nào có ý
nghĩa nhất
với anh/chị?

Vận dụng Tổng số
cao

- Phân tích tác
dụng của các
biện pháp tu
từ.
Tổng

Phần
II.
Làm
văn

Số câu

1


2

1

4

Số điểm

0,5

1,5

1,0

3,0

15%

10%

30%

Tỉ lệ
5
Câu 1: Hãy
viết 01 đoạn
.
văn (khoảng
200 chữ) trình
bày suy nghĩ

của anh/chị
về 2 câu
thơ trong văn
bản ở phần
Đọc hiểu:
"Ta
hay chê rằng
cuộc đời méo

Sao ta
không
tròn
ngay tự trong
tâm”

Đăng tải bởi:

-Viết 01
đoạn văn.


Mức độ cần đạt
Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng


Câu 2: Phân
tích đoạn
trích mở đầu
Tuyên ngôn
độc lập (Hồ
Chí Minh).
Từ đó liên hệ
tới phần mở
đầu của Đại
cáo bình Ngô
(Nguyễn
Trãi) để nhận
xét về cách
xác lập chân
lí về quyền
độc lập dân
tộc của mỗi
tác giả.
Tổng

Tổng
cộng

Vận dụng Tổng số
cao
Viết 01
bài văn.

Số câu


1

1

2

Số điểm

2,0

5,0

7,0

Tỉ lệ

20%

50%

70%

Số câu

1

2

2


1

6

Số điểm

0,5

1,5

3,0

5,0

10,0

Tỉ lệ

Đăng tải bởi:

100%


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

ĐỀ THI KHẢO SÁT CĐ LẦN 1, LỚP 12
NĂM HỌC 2018-2019
MÔN THI: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề).


I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
TỰ SỰ
Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai.
(Lưu Quang Vũ)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau:
"Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta”
Câu 3. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản. Nêu ngắn
ngọn tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa
được gợi nên từ 2 câu thơ trong văn bản ở phần Đọc hiểu:

"Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm”
Câu 2 (5.0 điểm)
Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh viết:

Đăng tải bởi:


Hỡi đồng bào cả nước.
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền
không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do
và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng
ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào
cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng
nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và
bình đẳng về quyền lợi.”
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
(Trích SGK Ngữ văn 12 tập 1- NXB Giáo dục Việt Nam 2016)
Anh chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó liên hệ tới phần mở đầu của Đại cáo bình
Ngô (Nguyễn Trãi) để nhận xét về cách xác lập chân lí về quyền độc lập dân tộc của mỗi
tác giả.
-------------HẾT------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ tên học sinh…………………….....…………..;Số báo danh……………………….

Đăng tải bởi:



SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

Phần

Câu

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KHẢO SÁT CĐ
LẦN 1, LỚP 12
NĂM HỌC 2018-2019
MÔN THI: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề).

Nội dung

I. Đọc hiểu

Điểm
3.0

1

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận và biểu cảm

0.5

2

- “Đường đời trơn láng” tức là cuộc sống quá bằng phẳng, yên ổn,
không có trở ngại, khó khăn. Con người không được đặt vào hoàn

cảnh có vấn đề, có thách thức; không phải nỗ lực hết mình để vượt
qua trở ngại, để chinh phục thử thách mới đến được đích. Khi đó
con người không có cơ hội để thể hiện mình nên cũng không khám
phá và khẳng định được hết những gì mình có; không đánh giá
hết ưu điểm cũng như nhược điểm của bản thân. Con người có trải
qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn.
- Các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản:
Điệp ngữ, liệt kê, đối (đục-trong, cao- thấp, phàm tục - tu hành,
vẫn chảy, vẫn xanh…)
-Tác dụng của các biện pháp tu từ: Từ những điều tất yếu trong
cuộc sống, nhà thơ khẳng định: cho dù điều kiện trái ngược nhau
nhưng mọi sự vật vẫn đi theo quy luật của nó. Mặt khác giúp câu
thơ có nhịp điệu, sinh động hơn .
*Học sinh có thể chọn một trong những thông điệp sau và trình
bày suy nghĩ thấm thía của bản thân về thông điệp ấy:
- Dù là ai, làm gì, có địa vị xã hội thế nào cũng phải sống từ những
điều rất nhỏ; biết nâng niu, trân trọng những cái nhỏ bé trong cuộc
sống mới có được hạnh phúc lớn lao.
- Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng
thành hơn.
- Muốn có được hạnh phúc phải tự mình nỗ lực vươn lên.
- Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ta mong muốn, biết đòi
hỏi nhưng cũng phải biết chấp nhận, biết nhìn đời bằng con mắt lạc
quan, biết cho đi thì mới được nhận lại…
* Vì sao? (Lí giải thuyết phục)

0.5

3


4

Đăng tải bởi:

0,5
0,5

0,25

0,75


II.Làm văn

7.0
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của 2.0
anh/chị về 2 câu thơ trong văn bản ở phần Đọc hiểu: "Ta hay
chê rằng cuộc đời méo mó/ Sao ta không tròn ngay tự trong tâm”

1

a. Đảm bảo hình thức của đoạn văn
0.25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: đứng trước cái “méo mó” của 0.25
nhân sinh, cần có thái độ tích cực, chủ động, lạc quan.
c. Nội dung đoạn văn
1.0
-Ý nghĩa 2 câu thơ: Bản chất cuộc đời là không đơn giản, không
bao giờ hoàn toàn là những điều tốt đẹp, thậm chí có vô vàn những
điều “méo mó”, thử thách bản lĩnh, ý chí của con người. Thái độ

“tròn tự trong tâm” là thái độ tích cực, chủ động trước hoàn cảnh.
- Thái độ “tròn tự trong tâm” sẽ giúp ích nhiều cho cá nhân và xã
hội. Thái độ, suy nghĩ của bản thân sẽ chi phối hành động, từ đó
quyết định công việc ta làm cùng một hoàn cảnh có người chỉ ngồi
than khóc còn người “tròn tự trong tâm” sẽ nỗ lực để đi qua thử
thách đó và hướng đến thành công. Đây là thái độ sống đúng, làm
đúng, không gục ngã trước khó khăn, trước phi lý bất công.
- Nêu và phê phán một số hiện tượng tiêu cực: “ta hay chê”, chỉ
biết than thở, không tích cực suy nghĩ và hành động
- Rút ra bài học cho bản thân: đứng trước cái “méo mó” của nhân
sinh, cần có cái nhìn lạc quan, hành động quyết đoán, tôi rèn nghị
lực để chống chọi với hoàn cảnh, để cải tạo hoàn cảnh…để cuộc
sống có ý nghĩa hơn.
d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp

0.25

e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chính tả, dùng từ, 0.25
đặt câu,...
Anh chị hãy phân tích đoạn trích mở đầu Tuyên ngôn độc 5.0
lập (Hồ Chí Minh). Từ đó liên hệ tới phần mở đầu của Đại cáo
bình Ngô (Nguyễn Trãi) để nhận xét về cách xác lập chân lí về
quyền độc lập dân tộc của mỗi tác giả.

2

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân 0.25
bài triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: phân tích đoạn trích mở đầu 0.5
Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh). Từ đó liên hệ tới phần mở đầu

của Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) để nhận xét về cách xác lập
chân lí về quyền độc lập dân tộc của mỗi tác giả.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Đăng tải bởi:

3.5


* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
0,25
* Phân tích đoạn trích mở đầu Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí
2,25
Minh).
Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các
yêu cầu sau:
- Nội dung: đoạn trích đã khẳng định những quyền thiêng liêng cao
cả của con người không ai có thể xâm phạm. Mọi người, mọi dân
tộc trên thế giới đều bình đẳng, có quyền sống, quyền sung sướng,
quyền tự do…
+ Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trích dẫn
từ hai bản tuyên ngôn của người Pháp và người Mĩ.
+ Dùng phép suy luận tương đồng, sau khi trích Tuyên ngôn
Độc lập của Mỹ, Người còn “Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là: Tất
cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào
cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
+ Rồi cuối cùng khẳng định: “đó là những lẽ phải không ai
có thể chối cãi được”.
- Nghệ thuật lập luận: Cách lập luận của Hồ Chí Minh vừa ngắn
gọn, súc tích, vừa khéo léo vừa kiên quyết, lập luận sắc sảo, linh

hoạt, sáng tạo và đầy sức thuyết phục.
+ Khéo léo: Hồ Chí Minh tỏ ra trân trọng những tư tưởng
tiến bộ, những danh ngôn bất hủ của người Mĩ, người Pháp…
+ Kiên quyết: một mặt Hồ Chí Minh khẳng định quyền
độc lập tự do của dân tộc Việt Nam dựa trên những chân lí mà
người Mĩ và người Pháp đã đưa ra, đồng thời cảnh báo nếu thực
dân Pháp tiến quân xâm lược Việt Nam một lần nữa thì chính họ
đã phản bội lại tổ tiên của mình, làm nhơ bẩn lá cờ nhân đạo, thiêng
liêng mà những cuộc cách mạng vĩ đại của cha ông họ đã dành
được
+ Lập luận sắc sảo, linh hoạt, sáng tạo: lời suy rộng ra của
Người mang tư tưởng lớn của nhà cách mạng. Người đã phát triển
quyền lợi của con người lên (thành) quyền tự quyết, quyền bình
đẳng của các dân tộc trên thế giới. Đây là một đóng góp riêng của
tác giả và cũng là của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tư
tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân
đạo của nhân loại trong thế kỉ XX.
* Từ đó liên hệ tới phần mở đầu của Đại cáo bình Ngô (Nguyễn
Trãi) để nhận xét về cách xác lập chân lí về quyền độc lập dân
tộc của mỗi tác giả.
- Phần đầu Bình Ngô đại cáo: Nêu luận đề chính nghĩa.
+ Nguyễn Trãi chắt lọc lấy hạt nhân cơ bản của tư tưởng
nhân nghĩa và đem đến nội dung mới: nhân nghĩa là yên dân trừ
bạo.

Đăng tải bởi:


+ Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại 1,0
Việt: Cương vực lãnh thổ, nền văn hiến, phong tục, lịch sử riêng,

chế độ riêng, hào kiệt...
+ Giọng điệu: trang trọng, hào hùng mang tính chất của
một lời tuyên ngôn.
- Nhận xét về cách xác lập chân lí về quyền độc lập dân tộc của
mỗi tác giả.
+ Giống nhau: Cả hai tác phẩm đều mang giá trị văn học
-nhân văn sâu sắc. Cả hai đoạn trích đều xác lập cơ sở pháp lí cho
mỗi tuyên ngôn.
+ Khác nhau: Mỗi tác giả đều sáng tạo với vẻ đẹp độc
đáo riêng. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi dựa trên lập trường
"Nhân nghĩa" của dân tộc Việt Nam (yên dân, trừ bạo) còn Tuyên
ngôn độc lập của Hồ Chí Minh đứng trên lập trường quyền bình
đẳng, quyền độc lập, tự do của các dân tộc. Bình Ngô đại cáo có
phạm vi nội bộ trong nước Đại Việt còn Tuyên ngôn độc lập
ngoài việc tuyên bố trước toàn thể dân tộc Việt Nam, Tuyên ngôn
độc lập kế thừa và đưa lên tầm cao mới tư tưởng độc lập dân tộc.
Tác phẩm của Nguyễn Trãi theo thể cáo khi văn sử bất phân còn
tác phẩm của Hồ Chí Minh theo thể tuyên ngôn…
- Lí giải (khuyến khích HS)
+ Giống: bởi vì cả hai tác giả đều là những danh nhân lớn
của Việt Nam, tiếp thu tinh hoa dân tộc từ bao đời, có lòng yêu
nước, yêu nhân dân.
+ Khác: bởi vì hoàn cảnh sống giữa hai tác giả khác nhau,
vốn sống, vốn hiểu biết và tài năng nghệ thuật cũng khác nhau,
đặc biệt là ngoài tinh hoa của dân tộc, Hồ Chủ tịch còn tiếp thu cả
tinh hoa văn hoá thế giới một cách có chọn lọc…
d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với đặc 0.5
trưng tiếp nhận văn học.
e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chính tả, dùng từ, 0.25
đặt câu,...

Tổng điểm

Đăng tải bởi:

10.0


SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN

ĐỀ THI THỬ LẦN I
(Đề thi gồm 01 trang)

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019

Bài thi: NGỮ VĂN 12 (Ngày thi 27/12/2018)
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
“ (1)Tôi năm nay 27 tuổi, là nữ, độc thân, trước nay đều tìm niềm vui từ công
việc, học tập. Tôi tốt nghiệp một đại học có tiếng ở Hà Nội, ngành Kinh tế, có thể làm
việc bằng tiếng Nhật. Hai năm đầu mới ra trường, tôi có công việc khá ổn định tại
công ty sản xuất lớn. Tôi muốn phấn đấu nên đã tìm cơ hội mới. Tuy nhiên, mọi thứ
không như tôi mong muốn.
(2)Ba năm trở lại đây, công việc có nhiều biến cố, tôi phải hai lần thay đổi công
việc. Cho tới giờ tôi làm tại một văn phòng công ty nước ngoài, công việc nhàm chán,
đồng nghiệp chỉ có một sếp và giám đốc kỹ thuật. Tôi đã làm được gần một năm,
nhưng không hề yêu môi trường này. Tôi nhận thấy ở đây không có tương lai, không

động lực phấn đấu.
(3)Tôi biết mình sẽ nghỉ trong thời gian tới nhưng quan trọng tôi không có định
hướng gì cho tương lai, không rõ mình muốn làm gì tiếp. Năm năm với ba công ty,
nghiệp vụ khác nhau và tôi không biết mình có nghề gì trong tay. Tôi rất bế tắc và
đang nghĩ tới việc nghỉ việc, đi học thêm tiếng Anh.
(4)Tôi đã dành đủ tiền cho việc trang trải học tập trong vòng một năm nhưng vẫn
đầy lo lắng, sợ hãi về tương lai, công việc sắp tới. Đặc biệt, nỗi lo sợ bắt đầu ở tuổi
28 và lại là nữ giới... Rất mong nhận được những chia sẻ, ý kiến tư vấn từ bạn
đọc VnExpress. Cảm ơn mọi người nhiều!”
(​Bùi Như Hà​ - ​​)
Câu 1​.​ X
​ ác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2​. ​Trong đoạn văn (2), tác giả đã đưa ra những lí do nào khiến bản thân không
còn động lực phấn đấu trong công việc?
Câu 3​. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn
văn (3).
Câu 4​. Anh/chị hãy đưa ra lời khuyên giúp tác giả thoát khỏi tâm trạng “​lo lắng, sợ
hãi về tương lai”.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1(2,0 điểm):
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị h​ãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về: Tuổi trẻ trước những cơ hội mới.
Câu 2(5,0 điểm)
Bàn về về hình tượng Nhân dân trong đoạn trích Đất Nước (trích Trường ca
Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm), có ý kiến cho rằng vẻ đẹp nổi bật của
hình tượng Nhân dân là sự bình dị, gần gũi, thân thiết. Lại có ý kiến nhấn mạnh: vẻ
đẹp sâu xa của hình tượng này là sự lớn lao, cao cả, phi thường.



Từ cảm nhận của mình về đoạn trích sau, anh/chị hãy bình luận những ý kiến
trên.
“... Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại ...”
(Trích Đất Nước- Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam)


---------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ, tên thí sinh:.……………..…………………………………………​ ​Số báo danh:………………..


SỞ GD&ĐT HẢI PHÒNG
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN

ĐỀ THI THỬ LẦN I
(Đề thi gồm 01 trang)

KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019

Bài thi: NGỮ VĂN 12 (Ngày thi 27/12/2018)
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

A. HƯỚNG DẪN CHUNG
Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh
hoạt trong quy trình chấm, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái
với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
B. HƯỚNG DẪN CHẤM CỤ THỂ
Điểm
Đáp án
PHẦN I. ​ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
3,0
Phương thức biểu đạt: Tự sự
Câu 1
0,5
Câu 2
- Lí do: công việc có nhiều biến cố ...; công việc hiện tại: nhàm chán, “​đồng

nghiệp chỉ có một sếp và giám đốc kỹ thuật”, “​không hề yêu môi trường” làm
0,5
việc này, “nhận thấy ở đây không có tương lai, không động lực phấn đấu”.
- Nêu tên và chỉ rõ 02 biện pháp tu từ trong đoạn văn: liệt kê, điệp từ
Câu 3
0,5
- Hiệu quả: Nhấn mạnh, làm rõ, cụ thể hơn tâm trạng “​lo lắng”, “​hoang mang​”,
“​bế tắc” của tác giả khi nhận thức rõ tình cảnh hiện tại của bản thân: không có
0,5
định hướng gì cho tương lai, không rõ mình muốn làm gì, không biết mình có
nghề gì trong tay; và đang cố gắng thay đổi tình cảnh này.
Học sinh có thể tự do trình bày ý kiến của bản thân. Song, cần đảm bảo suy
Câu 4
1,0
nghĩ đúng đắn, diễn đạt hợp lí. Giáo viên linh hoạt cho điểm.
PHẦN 2. LÀM VĂN
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị h​ãy viết một đoạn văn
Câu 1
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về: Tuổi trẻ trước những cơ hội
2,0
mới.
a) Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận
Trình bày đầy đủ các phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn. Phần Mở đoạn biết
dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân đoạn biết triển khai liên kết chặt
0,25
chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết đoạn chốt lại được vấn đề và
thể hiện được nhận thức của cá nhân.
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tuổi trẻ trước những cơ hội mới.
0,25
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các ý phù hợp; các ý được triển khai theo

1,0
trình tự hợp lí có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển
khai các ý (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết
kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời
sống, cụ thể và sinh động
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ những ý cơ
bản sau:


Câu 2

- “​Tuổi trẻ” là tuổi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người, đó là tuổi của những
khát vọng, đam mê, sáng tạo, lối tư duy mở, có sự ham học hỏi nên nó sẽ là
một mốc thời gian để bạn tạo ra cơ hội, nắm bắt cơ hội và hiện thực hoá nó.
- “​Cơ hội” là một hoàn cảnh hoặc điều kiện đặc biệt mà ta có được, nếu nắm
bắt được cơ hội làm thì cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi theo chiều hướng
tích cực.
-> “​Tuổi trẻ trước những cơ hội mới” – tuổi trẻ cần nhạy bén để nhìn nhận,
chủ động nắm bắt và hiện thực hoá những cơ hội mới.
- Tuổi trẻ luôn khao khát thành công, khẳng định bản thân, muốn thử thách
mình với những điều mới mẻ,... vì thế đứng trước những cơ hội mới chính
là một lần bạn đang thách thức giới hạn của bản thân. Đó là cách bạn trưởng
thành, mạnh mẽ và tự tin hơn, tôi luyện mình trở nên nghị lực hơn – yếu tố
không thể thiếu của người thành công.
- Nếu không nhạy bén trước những cơ hội mới, ta sẽ phải hối hận, tiếc nuối vì
đã lãng phí tuổi trẻ và đặc biệt là đánh mất những cơ hội để có được sự thành
công.
- Khi đứng trước những cơ hội mới, bạn cần phân tích, đánh giá, nhìn nhận, lựa
chọn xem cơ hội đó có đáp ứng nguyện vọng, phù hợp với năng lực của mình
hay không,...

...
d) Sáng tạo
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo, hấp dẫn, thể hiện sự tìm tòi trong cách viết
câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm; thể hiện được quan điểm
và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu
Bàn về về hình tượng Nhân dân trong đoạn trích Đất Nước (trích
Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm), có ý kiến cho rằng
vẻ đẹp nổi bật của hình tượng Nhân dân là sự bình dị, gần gũi, thân thiết. Lại
có ý kiến nhấn mạnh: vẻ đẹp sâu xa của hình tượng này là sự lớn lao, cao cả,
phi thường.
Từ cảm nhận của mình về đoạn trích sau, anh/chị hãy bình luận
những ý kiến trên.
“... Em ơi em/ ...Có nội thù thì vùng lên đánh bại ...”
a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết dẫn dắt
hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết triển khai liên kết chặt chẽ với
nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài chốt lại được vấn đề và thể hiện
được nhận thức, cảm xúc của cá nhân.
b) Xác định đúng vấn đề: ​Bình luận các ý kiến bàn về hình tượng Nhân dân
thông qua cảm nhận đoạn trích: ​“...Em ơi em /... ​Có nội thù thì vùng lên đánh
bại ...”
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm
được triển khai theo trình tự hợp lí có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao
tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích,

0,25
0,25

5,0


0,25

0,5


chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn
chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm rõ những ý cơ bản:
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm:
- Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ thơ
trẻ thời chống Mĩ. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc nồng
nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.
- Đất Nước được trích từ phần đầu chương V của bản trường ca Mặt đường
khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm – bản trường ca được sáng tác tại chiến khu
Trị - Thiên năm 1971.
- Giới thiệu về hai ý kiến bàn về hình tượng Nhân dân qua cảm nhận về đoạn
trích ​“ ...Em ơi em /...​ ​Có nội thù thì vùng lên đánh bại ...”
2. Giải thích các ý kiến:
- Vẻ đẹp nổi bật là vẻ đẹp gây ấn tượng mạnh, dễ nhận thấy, làm nên giá trị nổi
bật cho đối tượng. Ý kiến thứ nhất khẳng định sự bình dị, gần gũi, thân thiết là
vẻ đẹp nổi bật của hình tượng Nhân dân.
- Vẻ đẹp sâu xa là vẻ đẹp ẩn chìm, đòi hỏi phải có tri thức sâu rộng và chiêm
nghiệm công phu mới khám phá được; vẻ đẹp sâu xa làm nên giá trị về chiều
sâu tư tưởng cho đối tượng. Ý kiến thứ 2 nhấn mạnh: sự lớn lao, cao cả, phi
thường là vẻ đẹp sâu xa của hình tượng Nhân dân trong Đất nước của Nguyễn
Khoa Điềm.
3. Cảm nhận về hình tượng Nhân dân trong đoạn trích “ ...Em ơi em /...​ C
​ ó nội
thù thì vùng lên đánh bại ...” và bình luận hai ý kiến.

a. Cảm nhận về hình tượng Nhân dân:
- Vẻ đẹp nổi bật của hình tượng Nhân dân trong đoạn trích ​“ ...Em ơi em /... ​Có
nội thù thì vùng lên đánh bại ...” là sự bình dị, gần gũi, thân thiết:
+ Nhân dân hiện diện qua những người cụ thể như “​anh”, “em”, “những
người con gái, con trai bằng tuổi chúng ta​”,... Hiện thân cụ thể của Nhân dân
còn là ở tình yêu đôi lứa giữa anh – em, tình cảm gia đình “​Họ truyền giọng
điệu mình cho con tập nói​”, tình làng xóm “​Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn
than qua con cúi”​ , tình cảm của thế hệ đi trước và thế hệ sau “​Họ đắp đập be
bờ cho người sau trồng cây hái trái”, ...
+ Nhân dân hiện lên trong những phương diện đời sống bình dị, đời thường:
“​khi cần cù làm lụng”, “​nuôi cái cùng con​”, ... Những con người sống hay chết
đều “Giản dị và bình tâm/ Không ai nhớ mặt đặt tên”...
- Vẻ đẹp sâu xa của hình tượng Nhân dân trong đoạn trích ​“ ...Em ơi em /... ​Có
nội thù thì vùng lên đánh bại ...” là sự lớn lao, cao cả, phi thường:
+ Nhìn về quá khứ rất xa để thấy được năm tháng nào cũng tiếp nối những
“​người người lớp lớp” luôn vừa cần cù làm lụng vừa đánh giặc cứu nước, bất
chấp hy sinh, gian khổ, bất chấp trước bạo lực của kẻ thù “​Có ngoại xâm thì
chống ngoại xâm/ Có nội thù thì vùng lên đánh bại ...”
+ Họ gác lại những tình cảm riêng tư như tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ
chồng để đánh giặc cứu nước

0,5

0,5

2,5


+ Họ là tập thể những người anh hùng, không phân chia già trẻ, đàn ông
hay đàn bà “​Khi có giặc người con trai ra trận/ Người con gái trở về nuôi cái

cùng con/ Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
+ Họ là những người anh hùng bình dị, vô danh, họ đã sống và chết một
cách giản dị và bình tâm, không ai nhớ mặt đặt tên,
+ Họ tạo nên, gìn giữ và truyền lại cho các thế hệ sau, mọi giá trị văn hóa,
tinh thần và vật chất của đất nước như : hạt lúa, ngọn lửa, tiếng nói,…
...
->Những suy nghĩ, phát hiện mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm trên nhiều bình
diện về vai trò của Nhân dân trong việc làm nên lịch sử và truyền thống dựng
nước và giữ nước; khẳng định một chân lí mang tính thời đại: “​Đất Nước của
Nhân dân​”
-> Nghệ thuật khắc định hình tượng:
+ Cảm xúc thơ chân thành, tha thiết.
+ Giọng điệu tâm tình, có sự hòa quyện giữa chất trữ tình và chính luận vừa
thể hiện chiều sâu tư tưởng vừa thấm thía mà sức lay động trái tim con người,
đặc biệt là tinh thần của thế hệ trẻ trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước đương
thời.
+ Hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc, vừa gần gũi quen thuộc vừa mang tính
khái quát
+ Thể thơ tự do, các biện pháp tu từ được sử dụng một cách linh hoạt.
...
b. Bình luận:
- Mỗi ý kiến đều có tính khái quát, sâu sắc, nhấn mạnh một vẻ đẹp khác nhau
của hình tượng Nhân dân. Nếu ý kiến thứ nhất khẳng định vẻ đẹp nổi bật của
hình tượng Nhân dân là sự bình dị, gần gũi, thân thiết thì ý kiến thứ hai nhấn
mạnh vẻ đẹp sâu xa của hình tượng này là sự lớn lao, cao cả, phi thường.
- Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, hợp
thành sự nhìn nhận toàn diện, thống nhất và mới mẻ về vẻ đẹp của hình tượng
Nhân dân trong đoạn trích.
d) Sáng tạo
Có nhiều cách diễn đạt độc đáo, hấp dẫn, thể hiện sự tìm tòi trong cách viết

câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm; thể hiện được quan điểm
và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
e) Chính tả, dùng từ, đặt câu

0,5

0,25

Trên đây chỉ là những gợi ý, đề nghị giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh để tự cân đối
và linh hoạt cho điểm.


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ KHẢO SÁT KIẾN THỨC THPT LẦN 1 NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Loài người không được cho sẵn bất cứ cái gì trên mặt đất này. Tất cả những gì anh ta
cần - anh ta phải làm ra chúng. Và ở đây loài người đối mặt với sự lựa chọn cơ bản nhất của
mình: anh ta chỉ có thể tồn tại được theo một trong hai cách - bằng cách làm việc độc lập với
bộ óc của riêng anh ta, hay là trở thành một kẻ ăn bám sống nhờ bộ óc của những người khác.
Người sáng tạo chọn cách thứ nhất. Kẻ ăn bám thì chọn cách thứ hai. Người sáng tạo một
mình đối mặt với tự nhiên. Kẻ ăn bám đối mặt với tự nhiên thông qua những trung gian.
Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn
bám là chinh phục con người.
Người sáng tạo sống với lao động của mình. Anh ta không cần ai khác. Mục đích cơ

bản của anh ta là chính bản thân anh ta. Kẻ ăn bám sống cuộc đời thứ cấp. Anh ta cần những
người khác. Những người khác trở thành động lực chính của anh ta.
(Trích tiểu thuyết Suối nguồn, Ayn Rand, NXB Trẻ, TP HCM, 2017, tr.1174)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những đặc điểm nào của người sáng tạo?
Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp điệp được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: Mối quan tâm của người sáng tạo là chinh phục tự
nhiên. Còn mối quan tâm của kẻ ăn bám là chinh phục con người? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ về hậu quả của lối sống ăn bám.
Câu 2 (5,0 điểm)
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
(Trích Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr 156)
Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên. Từ đó,
anh/chị liên hệ với tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau để nhận xét quan niệm
về thời gian của hai tác giả.
Trang 1/2



Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
(Trích Vội vàng, Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2007, tr 21-22)
------------- Hết ------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Trang 2/2


×