Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

04 các nguyên nhân gây mờ mắt BS đinh đăng tùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 53 trang )

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY MỜ MẮT

Ths.BS. Đinh Đăng Tùng
BM. Mắt


MỤC TIÊU

1.

Phát hiện triệu chứng, nguyên nhân gây mờ mắt

2.

Chẩn đoán bệnh lý gây mờ mắt

3.

Điều trị bệnh lý, nguyên nhân gây mờ mắt





1 SỐ KHÁI NIỆM THỊ LỰC


Định nghĩa: Thị lực của một mắt là khả năng nhận thức rõ các chi
tiết hoặc nói cách khác thị lực là khả năng của mắt phân biệt rõ 2
điểm ở gần nhau (Thấy được khoảng cách nhỏ nhất giưã hai vật)




Cách khám thị lực: Có thể đánh giá thị lực từng mắt của bệnh nhân
bằng bảng thị lực nhìn xa (đứng cách bảng 5m) hoặc bảng thị lực
nhìn gần (bảng cách mắt 33 cm).



Thị lực nhìn xa: Đây là chỉ tiêu hay được dùng nhất để đánh giá
chức năng thị giác của mắt. Trong điều kiện đủ độ sáng khoảng 100
lux và ở cách xa bảng 5m, thị lực của từng mắt bình thường phải đạt
 10/10


1 SỐ KHÁI NIỆM THỊ LỰC


Nếu thị lực dưới 10/10 thì ghi kết quả theo dòng chữ cuối cùng
đọc được.



Nếu thị lực dưới 1/10 thì cho bệnh nhân đếm ngón tay (ví dụ:
đếm ngón tay 0,5 m (ĐNT 0,5m), đếm ngón tay 1m, đếm ngón
tay 3m ...



Bệnh nhân không đếm được ngón tay thì thầy thuốc khua bàn
tay ở ngay sát trước mắt, nếu thấy được thì ghi kết quả bóng

bàn tay (BBT).



Trường hợp bệnh nhân không thấy được bóng bàn tay thì đánh
giá khả năng thị giác bằng sự nhận biết ánh sáng (có hay không
có ánh sáng của đèn pin, ngọn nến ở trước mắt chừng 20- 30
cm ... ) và vị trí của nguồn sáng (các phía mũi. thái dương, trên
dưới), kết quả sáng tối dương tính (ST(+)).



Khi không còn nhận biết được ánh sáng thì thị lực bằng 0, còn
ghi là sáng tối âm tính (ST(-)).



 Hỏi bệnh
 Khám bệnh:
-

Đo thị lực có chỉnh kính

-

Khám mắt

-

Các xét nghiệm, CĐHA bổ sung



CÁC NHÓM NGUYÊN NHÂN GÂY
NHÌN MỜ


Liên quan đến vấn đề tật khúc xạ và ảnh tập trung trên võng mạc

- Các tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị)
-

Các bệnh về lác (lác cơ năng, lác liệt)

-

1 số bệnh lý giác mạc (giác mạc chóp)

-

Nhược thị


Các nhóm nguyên nhân gây nhìn
mờ


Ảnh hưởng môi trường trong suốt

-


Màng phim nước mắt (khô mắt, tắc lệ đạo)

-

Giác mạc (viêm giác mạc, sẹo giác mạc, phù đục GM)

-

Thuỷ dịch (XH tiền phòng,mủ tiền phòng)

-

Thuỷ tinh thể (đục vỡ T3, lệch T3, đục vỏ-nhân T3)

-

Dịch kính (XHDK, đục DK, thoái hoá DK)


Các nhóm nguyên nhân gây nhìn
mờ



Nhóm bệnh lý võng mạc và thần kinh

-

Bệnh lý mạch máu VM ( VMĐTĐ, tắc ĐM-TM VM..)


-

Bệnh lý thị thần kinh (viêm TTK, glôcôm, teo gai thị)

-

Bệnh lý VM (1 số bệnh di truyền, bệnh VM sắc tố)

-

Bệnh lý về đường dẫn truyền thần kinh và trung khu thị giác


A. LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ TẬT KHÚC XẠ
VÀ ẢNH TẬP TRUNG TRÊN VÕNG MẠC


KHÁI NIỆM

 Mắt

phải phát triển đến kích thước và hình dạng đầy đủ
để có thể nhìn được rõ ràng và dễ chịu.

 Khi

một mắt không phát triển được kích thước hoặc hình
dạng đầy đủ, chúng ta nói rằng mắt có tật khúc xạ

 Một


mắt không có tật khúc xạ được gọi là mắt chính thị


CẬN THỊ

 Cận

thị là khi các tia sáng từ một vật ở xa hội tụ ở
trước võng mạc một mắt ở trạng thái nghỉ ngơi (khi
không đeo kính)


CẬN THỊ

Cận thị có thể do:
Trục

nhãn cầu dài hơn bình thường. Loại
này được gọi là cận thị do trục.

Giác

mạc vồng quá và/hoặc thể thủy tinh
vồng quá, do đó công suất tăng lên. Loại
này được gọi là cận thị do khúc xạ.


Cận thị


Cận thị cao – nhìn xa rất mờ
mờ

Cận thị nhẹ – nhìn xa hơi


CẬN THỊ
 Triệu

chứng: nhìn xa kém,
hay nheo mắt, nhức mỏi mắt

 Khám

mắt, đo khúc xạ, soi
đáy mắt, siêu âm …

 Điều

trị: Đeo kính phân kỳ,
phẫu thuật

 Biến

chứng: thoái hóa võng
mạc, bong VM …


VIỄN THỊ


 Viễn

thị là khi các tia sáng từ một vật ở xa hội tụ ở sau
võng mạc ở một mắt không điều tiết.


Viễn thị
Viễn thị có thể do:
 Trục

nhãn cầu ngắn hơn bình thường. Dạng này
được gọi là viễn thị do trục.

 Giác

mạc và/hoặc thể thủy tinh dẹt quá, do đó
công suất quá yếu. Loại này được gọi là viễn thị
do khúc xạ.


Viễn thị


VIỄN THỊ

 Triệu

chứng: nếu viễn thị
nặng cả nhìn xa và nhìn
gần kém, nhức mỏi mắt,

lác điều tiết

 Khám

mắt: giác mạc nhỏ,
tiền phòng nông…

 Điều

trị: đeo kính cầu hội
tụ , phẫu thuật


LOẠN THỊ



Trong loạn thị, các mặt khúc xạ của mắt không có cùng một độ cong
ở tất cả các kinh tuyến. Các mặt khúc xạ của một mắt loạn thị giống
như bề mặt của một quả bóng bầu dục (hoặc một quả trứng). Một bề
mặt như vậy được gọi là bề mặt loạn thị.


Loạn thị


LOẠN THỊ

 Nguyên


nhân: do bán kính độ
cong giác mạc không đều trên
các kinh tuyến

 Triệu

chứng: giảm thị lực,
nhìn hình méo mó, biến dạng

 Điều

thuật

trị: Đeo kính trụ, phẫu


×