Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hơi trong ruột (Phần 1) Nguyên nhân gây nên ợ hơi là gì? Khả năng ợ hơi có

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.64 KB, 5 trang )

Hơi trong ruột
(Phần 1)

Nguyên nhân gây nên ợ hơi là gì?
Khả năng ợ hơi có ở tất cả mọi người trên toàn cầu. Ợ hơi hay còn gọi là trớ là
một hoạt động tống xuất hơi ra khỏi dạ dày qua đường miệng. Ợ hơi bình thường do
dạ dày căng lên vì nuốt không khí. Dạ dày căng lên gây khó chịu vùng bụng và ợ hơi
tống khí ra ngoài làm giảm khó chịu. Nguyên nhân gây nuốt lượng lớn không khí
thường gặp (chứng nuốt hơi) là nuốt chửng hay uống quá nhanh, lo lắng, thức uống có
ga. ‘Trớ’ ở trẻ sơ sinh là hoạt động rất cần thiết trong khi bú sữa hay bú bình để tống
bớt khí nuốt phải trong thức uống nước hay sữa ra khỏi dạ dày.
Không phải chỉ có lượng khí dư trong dạ dày gây nên ợ hơi. Đối với nhiều
người, ợ hơi trở nên thói quen và không phản ánh lượng hơi trong dạ dày của mình.
Đối với một số người khác, ợ hơi là một phản ứng trước bất kỳ khó chịu nào ở bụng
mà không phải chỉ do tăng lượng khí.
Ai cũng biết rằng khi có khó chịu nhẹ ở bụng thì ợ hơi sẽ làm dễ chịu. Phản xạ
này do khi tăng lượng khí trong dạ dày thường là nguyên nhân của khó chịu nhẹ ở
bụng. Kết quả là người này ợ hơi bất cứ khi nào có cảm giác khó chịu ở bụng – do bất
cứ nguyên nhân nào.
Nếu nguyên nhân gây ra khó chịu không phải là tăng lượng khí thì ợ hơi không
làm dễ chịu. Khi này, ợ hơi được coi như là một dấu hiệu của bất thường nào đó trong
bụng và cần phải tìm ra nguyên nhân. Tuy nhiên ợ hơi tự nó không giúp bác sĩ xác
định được rối loạn vì ợ hơi có thể xuất hiện hầu như ở bất kỳ bệnh lý hay tình trạng
của bụng gây nên khó chịu.
Nguyên nhân gây nên chướng hơi là gì?
Khi nói về đầy hơi thì điều quan trọng là phân biệt chướng hơi và chướng
bụng. Chướng hơi là cảm nhận chủ quan (cảm giác) rằng bụng lớn hơn bình thường.
Do vậy, chướng hơi là một triệu chứng gần giống với triệu chứng khó chịu. Ngược lại,
chướng bụng là kết quả xác định khách quan (khám lâm sàng) cho thấy bụng thật sự
lớn hơn bình thường. Chướng bụng có thể xác định bằng cách quan sát như mặc quần
áo chật hay nhìn xuống dạ dày và thấy lớn hơn bình thường một cách rõ ràng. Trong


một số trường hợp cá biệt, chướng hơi có thể đại diện cho dạng chướng bụng vì thực tế
bụng không lớn lên (bằng cách đi và quan sát) cho đến khi tăng thể tích lên một lít
Anh. (1.135 l). Tuy nhiên, chướng hơi không thể biểu hiện chính xác mức độ chướng
bụng.
Chướng bụng tăng bằng ba cách. Các nguyên nhân gây ra là tăng lượng khí,
dịch hay mô trong bụng. Các bệnh lý hay tình trạng làm tăng bất kỳ một trong các yếu
tố cũng rất khác nhau. Do đó, điều quan trọng là xác định yếu tố nào trong ba yếu tố
trên gây nên chướng bụng.
Có hai dạng chướng bụng:liên tục và từng cơn. Chướng bụng liên tục có tể do
phì đại các cơ quan bên trong ổ bụng, khối u trong ổ bụng, ứ dịch quanh các cơ quan
trong ổ bụng (ascites), hay chỉ đơn thuần là béo phì. Chướng bụng từng cơn thường do
những đợt tích tụ khí hoặc dịch trong dạ dày, ruột non, hoặc đại tràng.
Nguyên nhân gây đánh hơi là gì?
Đánh hơi hay còn gọi là đánh rắm là hoạt động đẩy hơi trong ruột qua hậu môn.
Có 2 nguồn gốc tạo nên khí trong ống tiêu hoá: nuốt khí trời và do vi khuần thường trú
trong ruột, chủ yếu ở đại tràng sản xuất ra. Nuốt không khí hiếm khi gây nên đầy hơi
quá mức. Nguyên nhân đầy hơi thường gặp là sự tạo khí quá mức của vi khuẩn đường
ruột. Các vi khuẩn sản xuất ra khí (hy-drô và/ hoặc mê-tan) trong khi tiêu hoá thức ăn,
chủ yếu là đường và polysaccharides (như tinh bột, cellulose) mà không được tiêu hoá
trong quá trình di chuyển qua ruột non. Các loại đường khó tiêu hoá và kém hấp thu là
lactose, sorbitol, fructose. Lactose là đường trong sữa. Thiếu enzyme lactase lót trong
ruột (là đặc điểm di truyền) gây nên kém tiêu hoá. Lactase rất quan trọng vì nó sẽ cắt
lactose ra các thành phần nhỏ hơn để có thể hấp thu được. Sorbitol thường được sử
dụng làm chất ngọt cho những thức ăn ít calorie. Fructose thường được sử dụng làm
chất ngọt trong tất cả các dạng kẹo và thức uống.
Tinh bột là nguồn tạo khí trong ruột khác thường gặp. Tinh bột là
polysacchrides được sản xuất từ thực vật và cấu tạo từ đường chuỗi dài. Các nguồn
tinh bột rất đa dạng, thường gặp là lúa mì, lúa mạch, khoai tây, bắp và lúa gạo. Lúa
gạo là loại tinh bột dễ hấp thu nhất và một số ít tinh bột từ gạo không được hấp thu sẽ
đến tại đại tràng và gặp các vi khuẩn tại đây. Vì thế ăn cơm (gạo) tạo ra một ít hơi.

Ngược lại, các tinh bột như lúa mì, lúa mạch, khoai tây và ít phổ biến hơn là bắp đều
có một lượng khá lớn đến đại tràng và gặp vi khuẩn. Do đó, các loại tinh bột này tạo ra
trong ruột một lượng hơi đáng kể. Nên ăn những thức ăn này dễ bị đánh rắm.
Tinh bột trong hạt gạo toàn phần cho ra nhiều hơi hơn gạo tinh chế. Do đó, sau
khi ăn thức ăn làm từ bột lúa mì toàn phần sẽ hình thành nhiều hơi hơn ăn thức ăn làm
từ bột lúa mì tinh chế. Có sự khác biệt này là do sự hiện diện của chất xơ trong gạo
toàn phần làm chậm sự tiêu hóa tinh bột khi di chuyển trong ruột non. Hầu hết những
chất xơ ấy được loại ra trong quá trình đi từ gạo toàn phần đến gạo tinh chất. Cuối
cùng, một số trái cây và rau quả nhất định như cải bắp cũng chứa tinh bột tiêu hoá kém
sẽ đến đại tràng và hình thành ra khí. Hầu hết trái cây và rau quả có chứa cellulose,
một dạng pholysaccharide khác không thể tiêu hoá được khi đi qua ruột non. Tuy
nhiên, không giống với đường và các loại tinh bột, cellulose chỉ được vi khuẩn đại
tràng sử dụng rất chậm. Bởi vậy, khí tạo thành sau khi ăn rau và trái cây không nhiều
trừ khi loại rau và trái cây đó cũng có chứa loại polysaccharides khác ngoài cellulose.
Một lượng khí nhỏ luôn được nuốt vào và vi khuẩn không ngừng sản xuất ra
khí. Sự co cơ ruột bình thường sẽ tống hơi ra khỏi ruột và tạo nên đánh hơi. Đánh hơi
ngăn khí tích tụ lại trong ruột. Tuy nhiên, có hai cách khác đưa khí ra khỏi ruột. Trước
hết, khí có thể đuợc hấp thu trong quá trình di chuyển trong ruột vào máu. Khí sau đó
được vào máu và cuối cùng thải vào hơi thở. Thứ đến, khí có thể được loại bỏ và được
vài loại vi khuẩn khác trong ruột sử dụng. Thực tế là phần lớn khí được vi khuẩn tạo
thành trong ruột lại được loại vi khuẩn khác trong ruột loại ra khỏi. (

×