Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

13 nhãn áp BS trần thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.31 KB, 15 trang )

NHÃN ÁP


NHÃN ÁP
Yếu tố sinh lý giúp duy trì cấu trúc và chức năng của nhãn
cầu
Bản chất do các áp lực chất lỏng (thủy dịch, dịch kính) trong
lòng nhãn cầu
Giúp nhãn cầu có hình dạng nhất định, đảm bảo chức năng
quang học của mắt
Đảm bảo tuần hoàn ổn định và dinh dưỡng cho nhãn cầu


NHÃN ÁP
Po= DxR+Pv
◦ Po: nhãn áp (mmHg)
◦ D: lưu lượng sản xuất thủy dịch (µl/phút)
◦ R: trở lưu thủy dịch (µl/phút/mmHg)
◦ Pv: áp lực tĩnh mạch thượng củng mạc (mmHg)


Sản xuất thủy dịch
- Do tua mi
- Lưu lượng thuỷ dịch thay đổi trong ngày từ 2-3 microlit
trong 1 phút
- Tốc độ sản xuất của thuỷ dịch chịu ảnh hưởng của sự toàn
vẹn của hàng rào máu thuỷ dịch, lưu lượng máu vào thể mi
và sự điều hoà thần kinh thể dịch của mạch máu và của tế
bào biểu mô.



Lưu thông thuỷ dịch


Lưu thông thuỷ dịch
Thuỷ dịch từ hậu phòng sẽ được thoát ra khỏi nhãn cầu theo
2 con đường:
1. Qua lỗ đồng tử ra tiền phòng, hệ thống vùng bè củng giác
mạc, ống Schlemm, tĩnh mạch nước, đám rối tĩnh mạch
thượng củng mạc, tĩnh mạch mắt và vào hệ thống tuần
hoàn chung (chiếm 80%)

2. Con đường màng bồ đào củng mạc (chiếm 20%)


Các yếu tố ảnh hưởng đến NA
Thay đổi nhãn áp trong ngày (dao động sinh lý là 3-5 mmHg. trên 5 mmHg coi là có
biểu hiện bệnh lý),
Thay đổi theo tư thế (khi nằm cao hơn ngồi khoảng 0,3-6 mmHg)
Thay đổi dưới tác động của hệ thần kinh
➢Kích thích dây giao cảm cổ gây co các mạch đến nhãn cầu khiến hạ nhãn áp.
➢Kích thích dây thần kinh số V sẽ làm giãn mạch gây tăng nhãn áp.
➢Gây mê gây ức chế hệ thần kinh trung ương có thể gây hạ nhãn áp ( trừ trường hợp
sử dụng Ketamin).
Việc điều tiết kéo dài gây ảnh hưởng lên nhãn áp (nhãn áp ở người trẻ có thể hạ tới
2,5-3 mmHg nếu mắt điều tiết 4D liên tục trong vòng 1 phút).
Độ dày giác mạc : Giác mạc càng dày chỉ số đo nhãn áp càng có xu hướng cao hơn so
với nhãn áp thực. Chiều dày giác mạc cứ thay đổi 100 μm sẽ làm sai lệch chỉ số nhãn
áp so với nhãn áp thực 7mmHg.



Các loại nhãn áp kế: Nhãn áp kế Schiotz:

Nhãn áp kế Schiotz: chỉ số bình thường 10 -20 mmHg


Các loại nhãn áp kế: Nhãn áp kế Maclakov


Các loại nhãn áp kế: Nhãn áp kế Maclakov
Kết quả đánh giá khi dùng quả cân 10g. Nhãn áp bình thường nằm trong
khoảng từ 14-24 mmHg (trung bình 19,5 mmHg).
Nhãn áp thấp dưới 14 mmHg thường gặp trong các trường hơp mắt bị bong
võng mạc, viêm màng bồ đào hoặc bị chấn thương xuyên, teo nhãn cầu.
Nhãn áp cao được chia thành các mức độ :
+ Nhãn áp bán điều chỉnh từ 25- 32 mmHg
+ Nhãn áp không điều chỉnh trên 32 mmHg
+ Khi nhãn áp trong khoảng 24-25 mmHg, cần tiến hành đo lại
nhãn áp 2-3 lần.
Đối với trẻ nhỏ, đo nhãn áp cần tiến hành trong điều kiện trẻ ngủ (do thuốc
hoặc do gây mê) do đó nhãn áp đo được thường thấp hơn thực tế. Chỉ số nhãn
áp bình thường ở trẻ em từ 15 -20 mmHg. Nhãn áp cao khi trên 20 mmHg.


Cornea

Các loại nhãn áp kế: Nhãn áp kế Goldmann

3.06mm

Fluorescein

Meniscus


Các loại nhãn áp kế: Nhãn áp kế Goldmann

Đánh giá kết quả NA bình thường nằm trong khoảng từ 8 –
21 mmHg


Chỉ định đo nhãn áp


Bệnh nhân trên 40 tuổi



Nghi ngờ có tăng nhãn áp: có lõm teo đĩa thị
giác, có tiền sử tra corticoid kéo dài, nhức mỏi
mắt...



Thử nghiệm phát hiện glôcôm



Có bệnh glôcôm, viêm MBĐ, chấn thương
đụng dập




Chuẩn bị cho các phẫu thuật nội nhãn.


Chống chỉ định đo nhãn áp


Viêm kết mạc cấp



Viêm loét giác mạc; các tổn thương - giác mạc
như trợt, viêm biểu mô...



Bỏng mắt



Chấn thương xuyên nhãn cầu


Câu hỏi lượng giá
1. CHỈ SỐ NHÃN ÁP BÌNH THƯỜNG
CỦA CÁC LOẠI NHÃN ÁP KẾ

2. CÁC CON ĐƯỜNG LƯU THÔNG
THỦY DỊCH




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×