Tải bản đầy đủ (.doc) (222 trang)

Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 222 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

LÊ THỊ NGỌC

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


HÀ NỘI 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

LÊ THỊ NGỌC

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ
Ở VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 9.34.02.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC:
1. TS. Trịnh Thanh Huyền
2. TS. Vũ Nhữ Thăng


HÀ NỘI 2019


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu kết quả nêu trong luận án là trung thực có nguồn gốc rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

LÊ THỊ NGỌC


ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i
MỤC LỤC..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ......................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC...............................................................................................xi
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu......................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án.....................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận án............................................................2
4. Những đóng góp mới của Luận án.........................................................................3
5. Kết cấu của Luận án..............................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU..............................................................................................................5
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU......................................................5
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước................................................................5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài..............................................................12
1.2. NHỮNG GIÁ TRỊ ĐƯỢC KẾ THỪA VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU
................................................................................................................................. 13
1.2.1. Những giá trị khoa học và thực tiễn luận án được kế thừa........................13
1.2.2. Những khoảng trống nghiên cứu...............................................................13
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................14
1.3.1. Quy trình nghiên cứu.................................................................................15
1.3.2. Nghiên cứu định tính.................................................................................16
1.3.3. Nghiên cứu định lượng..............................................................................18
1.3.4. Phân tích dữ liệu........................................................................................19
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH
PHỦ............................................................................................................................. 24
2.1. THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ.....................................................24


iii
2.1.1. Trái phiếu Chính phủ.................................................................................24
2.1.2. Thị trường trái phiếu Chính phủ................................................................28
2.2. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ.............................36
2.2.1. Khái niệm, vai trò, lợi ích và điều kiện phát triển thị trường trái phiếu
Chính phủ............................................................................................................36

2.2.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ...............43
2.2.3. Các nhân tố tác động đến sự phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ....46
2.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
CHÍNH PHỦ VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM................................................49
2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ...............49
2.3.2. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam...............................................66
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH
PHỦ Ở VIỆT NAM.....................................................................................................71
3.1. BỐI CẢNH KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC...................................71
3.1.1. Bối cảnh kinh tế quốc tế............................................................................71
3.1.2. Bối cảnh kinh tế trong nước......................................................................72
3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở
VIỆT NAM.............................................................................................................. 74
3.2.1. Tổng quan về sự phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam...74
3.2.2. Thực trạng phát triển thị trường Trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam...........78
3.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ
TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ VIỆT NAM...............................................96
3.3.1. Khảo sát, đánh giá các nhân tố tác động đến sự triển của thị trường trái
phiếu Chính phủ Việt Nam..................................................................................96
3.3.2. Phân tích các nhân tố tác động đến sự triển của thị trường trái phiếu Chính
phủ Việt Nam....................................................................................................100
3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU
CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM..................................................................................110
3.4.1. Những thành tựu......................................................................................110
3.4.2. Những hạn chế.........................................................................................115
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế.............................................................121


iv
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ

Ở VIỆT NAM............................................................................................................129
4.1 BỐI CẢNH, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN
NĂM 2030............................................................................................................. 129
4.1.1. Bối cảnh phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam và nhu cầu
vốn của Chính phủ.............................................................................................129
4.1.2 Định hướng phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam.........132
4.1.3. Mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam.............133
4.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030........................135
4.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô.............................................................................135
4.2.1.1. Xây dựng môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, minh bạch hóa các khoản
đầu tư từ ngân sách...........................................................................................135
4.2.1.2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý..............................................................137
4.2.1.3. Hoàn thiện cấu trúc thị trường trái phiếu Chính phủ...........................140
4.2.1.4. Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hóa về huy động vốn thông qua
hình thức phát hành Trái phiếu Chính phủ........................................................145
4.2.1.5. Tăng cường tuyên truyền về hiệu quả và vai trò của thị trường Trái phiếu
Chính phủ..........................................................................................................146
4.2.1.6. Tăng cường hợp tác quốc tế.................................................................146
4.2.2. Nhóm giải pháp vi mô.............................................................................147
4.2.2.1. Phát triển đa dạng và chuẩn hóa Trái phiếu Chính phủ.......................147
4.2.2.2. Phát triển sản phẩm mới trên thị trường trái phiếu Chính phủ............150
4.2.2.3. Phát triển hệ thống nhà đầu tư định chế...............................................157
4.2.2.4. Phát triển các định chế tài chính trung gian và dịch vụ thị trường......162
4.2.2.5. Phát triển các công cụ phái sinh trái phiếu..........................................170
4.2.2.6. Đổi mới cơ chế điều hành lãi suất và tạo lập đường cong lãi suất chuẩn
.......................................................................................................................... 171
4.2.2.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý thị trường TPCP..........172
4.2.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp.............................................................173



v
4.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ....................................................................................178
4.3.1. Đối với Chính phủ...................................................................................178
4.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước..................................................................178
4.3.3. Đối với Bộ Tài chính...............................................................................179
4.3.4. Đối với Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam.....................................180
4.4. LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ Ở VIỆT
NAM ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030..................................181
4.4.1. Giai đoạn đến 2025..................................................................................181
4.4.2. Giai đoạn 2026-2030...............................................................................183
KẾT LUẬN...............................................................................................................185
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN..............................................................................188
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................189
PHỤ LỤC.................................................................................................................. 196


vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Ký hiệu viết tắt
BHTG
BHXH
BTC
CKPS
CNH-HĐH
CNTT

CQĐP
ĐCLS
GDCK
KBNN
KT-XH
NĐTNN
NHNN
NHTM
NHTW
NSNN
TCTD
TPCP
TPCPBL
TPCQĐP
TPDN
TTCK
TTLKCK
TTTC
UBCKNN

Chữ viết đầy đủ
Bảo hiểm tiền gửi
Bảo hiểm xã hội
Bộ Tài chính
Chứng khoán phái sinh
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Công nghệ thông tin
Chính quyền địa phương
Đường cong lãi suất
Giao dịch chứng khoán

Kho bạc Nhà nước
Kinh tế - Xã hội
Nhà đầu tư nước ngoài
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng trung ương
Ngân sách Nhà nước
Tổ chức tín dụng
Trái phiếu Chính phủ
Trái phiếu Chính phủ bảo lãnh
Trái phiếu Chính quyền địa phương
Trái phiếu Doanh nghiệp
Thị trường Chứng khoán
Trung tâm lưu ký chứng khoán
Thị trường tài chính
Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước
CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

Ký hiệu viết tắt
CPI
GDP
IMF
OTC
PDs
VBMA

Chữ viết đầy đủ
Consumer Price Index - Chỉ số giá tiêu dùng
Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội
International Money Funds - Quỹ Tiền tệ quốc tế

Over the counter - Thị trường phi tập trung
Primary Dealers - Nhà tạo lập thị trường
Vietnam Bonds Market Associations - Hiệp hội Thị trường trái

WB

phiếu Việt Nam
World Bank - Ngân hàng Thế giới


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1.

Tăng trưởng GDP tại Đông Á và Thái Bình Dương (%)

Bảng 3.2.

Các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản

74

Bảng 3.3.


Kỳ hạn bình quân TPCP phát hành qua các năm

81

Bảng 3.4

Khối lượng phát hành trên TTTP giai đoạn 2011- 2017

83

Bảng 3.5.

Khối lượng phát hành TPCP năm 2011 – 2017

83

Bảng 3.6.

Quy mô thị trường trái phiếu giai đoạn 2011-2017

85

Bảng 3.7.

Tỷ lệ đầu tư TPCP so với tổng tài sản, tình hình nắm giữa TPCP

91

Bảng 3.8.


Tỷ lệ mua, đầu tư TPCP so với nguồn vốn ngắn hạn của hệ thống
tổ chức tín dụng tại thời điểm cuối năm 2017

72

91


viii
Bảng 3.9.

Tỷ lệ năm giữ TPCP/ Tổng tài sản của hệ thống tổ chức tín dụng
giai đoạn 2011 – 2017

Bảng 3.10.

Cơ cấu danh mục đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm giai
đoạn 2011 – 2017

Bảng 3.11.

92
93

Tổng tài sản và cơ cấu đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm
phi nhân thọ giai đoạn 2011 – 2017

94


Bảng 3.12.

Cơ cấu đầu tư của Bảo hiểm xã hội giai đoạn 2014 – 2017

94

Bảng 3.13.

Tỷ lệ đầu tư TPCP của BHTG giai đoạn 2014 – 2017

95

Bảng 3.14.

Đánh giá về khuôn khổ pháp lý

97

Bảng 3.15.

Đánh giá về sản phẩm

98

Bảng 3.16.

Đánh giá về nhà đầu tư

98


Bảng 3.17.

Đánh giá về hạ tầng công nghệ

99

Bảng 3.18.

Đánh giá về tính minh bạch

99

Bảng 3.19.

Đánh giá về định chế tài chính trung gian

100

Bảng 3.20.

Đánh giá về phát triển thị trường

100

Bảng 3.21.

Kết quả kiểm định sự tin cậy cho nhân tố khuôn khổ pháp lý

101


Bảng 3.22.

Kết quả kiểm định sự tin cậy cho nhân tố sản phẩm

101

Bảng 3.23.

Kết quả kiểm định sự tin cậy cho nhân tố nhà đầu tư

102

Bảng 3.24.

Kết quả kiểm định sự tin cậy cho nhân tố hạ tầng công nghệ

102

Bảng 3.25.

Kết quả kiểm định sự tin cậy cho nhân tố minh bạch

103

Bảng 3.26.

Kết quả kiểm định sự tin cậy cho nhân tố định chế tài chính
trung gian

103


Bảng 3.27.

Kết quả kiểm định sự tin cậy cho nhân tố phát triển thị trường TPCP 104

Bảng 3.28.

Kết quả phân tích nhân tố cho các biến độc lập

104

Bảng 3.29.

Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc

105

Bảng 3.30.

Kết quả phân tích nhân tố cho các biến độc lập

106

Bảng 3.31.

Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc

106

Bảng 3.32.


Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hướng đến sự phát
triển TPCP thị trường sơ cấp

Bảng 3.33.

107

Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hướng đến sự phát
triển TPCP thị trường thứ cấp

108


ix
Bảng 3.34.

Triển vọng định mức tín nhiệm của Việt Nam

127

Bảng 4.1.

Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của GDP

131

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình, biểu đồ


Tên hình, biểu đồ

Trang

Hình
Hình 1.1.

Quy trình nghiên cứu

15

Hình 1.2.

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

16

Hình 1.3.

Mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường sơ cấp

17

Hình 1.4.

Mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thị trường thứ cấp

18

Hình 2.1.


Các dạng đường cong lãi suất

28

Hình 3.1.

Cấu trúc thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam

77

Biểu đồ
Biểu đồ 3.1. Dư nợ thị trường trái phiếu/GDP giai đoạn 2012 – 2018

76

Biểu đồ 3.2. Lãi suất trúng thầu trái phiếu KBNN qua các năm

82

Biểu đồ 3.3. Khối lượng phát hành trên TTTP giai đoạn 2011-2017

84


x
Biểu đồ 3.4. Quy mô niêm yết và tốc độ tăng trưởng trên thị trường sơ cấp

85


Biểu đồ 3.5. Quy mô thị trường TPCP

86

Biểu đồ 3.6. Quy mô niêm yết và tốc độ tăng trưởng trên thị trường thứ cấp

87

Biểu đồ 3.7. Quy mô giao dịch qua các năm

88

Biểu đồ 3.8. Lợi suất giao dịch trái phiếu Chính phủ qua các năm

89

Biểu đồ 3.9. Giao dịch Outright của NĐT nước ngoài qua các năm

90

Biểu đồ 4.1. Khối lượng thanh toán tiền gốc và lãi TPCP đến năm 2020

129

DANH MỤC PHỤ LỤC

Số hiệu

Nội Dung


Trang

Phụ lục 1

Bảng hỏi khảo sát

196

Phụ lục 1a

Bảng hỏi cho thị trường TPCP sơ cấp

196

Phụ lục 1b

Bảng hỏi cho thị trường TPCP thứ cấp

199

Phụ lục 2

Các chỉ số xếp hạng tín nhiệm

202

Phụ lục 3

Danh sách thành viên đấu thầu TPCP năm 2017


206

Phụ lục 4

Quyết toán và dự toán cân đối NSNN giai đoạn 2011-2019

206

Phụ lục 4a

Quyết toán cân đối NSNN giai đoạn 2011-2016

207

Phụ lục 4b

Dự toán cân đối NSNN giai đoạn 2017-2019

209


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, với xu hướng hội nhập, toàn cầu hoá; bên cạnh
các nguồn vốn tín dụng ngân hàng, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, vốn vay nợ
nước ngoài, việc vay nợ của Chính phủ bằng cách phát hành TPCP nhằm huy động
vốn bù đắp cho bội chi NSNN và cho đầu tư phát triển là cần thiết. Để mục tiêu vay nợ
của Chính phủ bằng phát hành TPCP thành công, một trong những yếu tố quan trọng
là thị trường TPCP phải không ngừng hoàn thiện và phát triển. Phát triển thị trường

TPCP có vai trò quan trọng trong việc điều tiết sự luân chuyển vốn của nền kinh tế,
đồng thời là kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển KT-XH theo mục tiêu của Chính
phủ trong từng thời kỳ.
Thị trường TPCP là một bộ phận của TTTC. Phát triển mạnh thị trường TPCP
được coi là một công cụ quan trọng để phát triển thị trường vốn. Ở Việt Nam, thị
trường TPCP đã và đang trở thành kênh huy động vốn quan trọng hỗ trợ phát triển đối
với nền kinh tế góp phần thúc đẩy sự phát triển của TTTC; tăng cường sự độc lập
trong điều hành chính sách tiền tệ của NHTW.
Phát triển thị trường TPCP tại Việt Nam nhằm huy động nguồn vốn cho NSNN
và cho đầu tư phát triển; tái cấu trúc và thúc đẩy sự phát triển TTCK và TTTC Việt
Nam; thực hiện cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công theo hướng đảm bảo nền tài chính
quốc gia an toàn, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.
Thị trường TPCP Việt Nam đã có bước phát triển đáng kể trong thời gian qua,
quy mô TTTP đã tăng từ mức 19% GDP và dư nợ TPCP chỉ chiếm khoảng trên 9%
GDP năm 2011, đến năm 2017 tổng dư nợ toàn TTTP đạt 37,45%, trong đó dư nợ
TPCP đạt khoảng 27,4% GDP tương đương 1.372.139 tỷ đồng và tăng khoảng 6,6 lần
so với năm 2011 là 206.740 tỷ đồng. Tỷ lệ đầu tư TPCP chiếm 7,28% tổng tài sản hệ
thống ngân hàng, trong khi dư nợ tín dụng chiếm 65% tổng tài sản, tương đương 130%
GDP; tiệm cận mục tiêu dư nợ TTTP đến năm 2020 đạt 45% GDP và khoảng 65%
GDP vào năm 2030, tăng tỷ trọng TPCP do các công ty bảo hiểm, BHXH, quỹ hưu trí,
quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính phi ngân hàng nắm giữ lên mức 50% năm 2020 và
mức 60% vào năm 2030.
Tuy đã có những kết quả đáng kể nhưng xét trên phương diện tổng thể, quy mô
và phạm vi của thị trường vẫn còn nhỏ, tính thanh khoản chưa cao, cấu trúc thị trường


2
chưa hoàn chỉnh, hệ thống nhà đầu tư, đặc biệt các định chế đầu tư dài hạn còn mỏng,
hệ thống hạ tầng dịch vụ cho thị trường chưa phát triển, TPCP chưa trở thành chuẩn
mực cho các công cụ nợ khác. Vì thế, việc nghiên cứu và tìm ra các giải pháp để phát

triển thị trường TPCP Việt Nam là một yêu cầu đòi hỏi mang tính cấp thiết cả về
phương diện lý luận và thực tiễn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thế giới.
Xuất phát từ những lý do nói trên, tác giả đã lựa chọn đề tài  Phát triển thị
trường Trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam” làm luận án nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu về sự phát triển thị trường TPCP theo
các nhân tố tác động đến sự phát triển thị trường; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về
phát triển thị trường TPCP và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Vận dụng khung lý
luận để phân tích thực trạng phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam giai đoạn 20112017, phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển của thị trường TPCP. Đề xuất
giải pháp nhằm phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2030 có cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Về mặt lý luận: Làm rõ lý luận về thị trường TPCP và phát triển thị trường
TPCP, nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự phát triển của thị trường TPCP; Kinh
nghiệm quốc tế về phát triển thị trường TPCP và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn: Phân tích đánh giá thực trạng phát triển thị trường TPCP của
Việt Nam, kết hợp với các nghiên cứu phân tích định tính và định lượng về các nhân tố
tác động đến sự phát triển của thị trường TPCP tại thị trường sơ cấp và thị trường thứ
cấp; từ đó chỉ ra được những kết quả cũng như những hạn chế và nguyên nhân. Dựa
trên bối cảnh, quan điểm định hướng và mục tiêu phát triển thị trường TPCP, đề xuất
hệ thống giải pháp và lộ trình phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận án
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn phát
triển thị trường TPCP ở Việt Nam, bao gồm: hệ thống khuôn khổ pháp lý tác động đến
sự phát triển của thị trường, cấu trúc và quy mô thị trường, hoạt động phát hành TPCP
trên thị trường sơ cấp, hoạt động giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp, hệ thống nhà


3

đầu tư, các định chế tài chính trung gian và dịch vụ thị trường. Ngoài ra, Luận án
nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để bổ sung cơ sở lý luận và thực trạng khi đưa ra các
giải pháp phát triển thị trường.
Phạm vi về nội dung: Luận án nghiên cứu phát triển thị trường TPCP. Xác định
các nhân tố tác động đến sự phát triển thị trường TPCP, trên cơ sở đó phân tích thực
trạng phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam để đề xuất giải pháp.
Phạm vi về không gian và thời gian: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển
thị trường TPCP ở Việt Nam. Luận án tập trung phân tích số liệu thực trạng phát triển
thị trường TPCP ở Việt Nam giai đoạn 2011-2017, đề xuất hệ thống giải pháp và kiến
nghị phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Những đóng góp mới của Luận án
Luận án hệ thống hóa và phân tích góp phần phát triển phong phú thêm những
lý luận cơ bản về thị trường TPCP và phát triển thị trường TPCP theo các nhân tố tác
động tới thị trường.
Luận án tổng kết kinh nghiệm phát triển thị trường TPCP của một số quốc gia
điển hình trên thế giới như Anh, Nhật, Đức, Hàn Quốc là những nước có nền kinh tế
lớn, TTTC và TTTP phát triển và ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu; rút ra một số
bài học có giá trị tham khảo cho Việt Nam.
Luận án đã phân tích làm rõ thực trạng phát triển thị trường TPCP của Việt
Nam. Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng luận án đã
đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến sự phát triển thị trường TPCP trong giai
đoạn 2011-2017. Trên cơ sở đó luận án đã đánh giá những kết quả đạt được và chỉ ra
những hạn chế cũng như các nguyên nhân hạn chế đó. Trong đó nhân tố đa dạng hóa
sản phẩm có tác động mạnh nhất, tiếp theo là nhà đầu tư trên thị trường, khuôn khổ
pháp lý, minh bạch thông tin, định chế tài chính trung gian và dịch vụ thị trường. Cuối
cùng là hạ tầng công nghệ không ảnh hưởng tới phát triển thị trường TPCP.
Từ đó, luận án đề xuất hai nhóm giải pháp lớn với nhiều giải pháp cụ thể và các
điều kiện phát triển thị trường. Đồng thời đưa ra lộ trình thực hiện các giải pháp phát
triển thị trường TPCP đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Các giải pháp đề xuất có
tính hệ thống, cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn.



4
5. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục các bảng, hình
vẽ, biểu đồ, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu
gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Lý luận về phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ
Chương 3: Thực trạng phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam
Chương 4: Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam


5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về trái phiếu, TPCP, TTTP, thị trường
TPCP, phát triển TTTC và thị trường TPCP ở Việt Nam trên các phương diện khác
nhau. Khẳng định vai trò quan trọng của việc phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu có ảnh hưởng và tác động đến sự phát triển
của thị trường TPCP.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu nhìn chung có mức độ, phạm vi và khía cạnh
nghiên cứu khác nhau, đối tượng nghiên cứu có sự khác biệt; do sự biến động của tình
hình phát triển KT-XH giữa các thời kỳ, mỗi công trình nghiên cứu chỉ giải quyết được
một phần liên quan đến vấn đề lý luận về trái phiếu, TPCP và phát triển thị trường
TPCP.
Thứ tư, các nghiên cứu trong thời gian gần đây đã thực hiện đánh giá phát triển
thị trường TPCP trong thời gian qua, tuy nhiên, nếu có sự kết hợp với các nghiên cứu

trên cơ sở phân tích định tính và định lượng để đánh giá tác động của các nhân tố đến
sự phát triển của thị trường TPCP sẽ là những điểm mới của công trình nghiên cứu.
Dưới đây là một số công trình tiêu biểu:
1.1.1.1. Các luận án tiến sĩ
(1). Trần Xuân Hà (2004), “Sử dụng công cụ TPCP để huy động vốn cho đầu tư
phát triển ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. Luận án
đã nghiên cứu bản chất, vai trò và thị trường TPCP; các yếu tố ảnh hưởng đến việc đầu
tư trái phiếu, quan hệ cung cầu TPCP và mối liên hệ của chúng đối với việc thực thi
chính sách tiền tệ. Một số vấn đề sử dụng TPCP để huy động vốn cho đầu tư phát triển
như: Huy động vốn cho đầu tư dưới hình thức TPCP trên thị trường tài chính; sử dụng
trái phiếu kho bạc để bù đắp thiếu hụt NSNN; sử dụng trái phiếu để huy động vốn cho
Chính quyền địa phương; huy động vốn từ TTTP quốc tế. Luận án đã đánh giá việc sử
dụng công cụ TPCP để huy động vốn cho đầu tư phát triển: Thị trường TPCP đã hình
thành và phát triển, thông qua thị trường TPCP đã huy động được một khối lượng vốn
và phát hành ngày càng tăng qua các năm; các công cụ của Chính phủ đã từng bước


6
hoàn chỉnh, tạo khả năng đa dạng hóa các hình thức huy động và là yếu tố quan trọng
để cung cấp các công cụ nợ có chất lượng cao cho thị trường tài chính; phát triển thị
trường TPCP đã mở ra một kênh thu hút tiền nhàn rỗi trong lưu thông và tín phiếu kho
bạc đã trở thành một công cụ để NHNN thực thi chính sách tiền tệ, trái phiếu kho bạc
đã trở thành hàng hóa của thị trường vốn. Trên cơ sở đó tác giả đưa ra các giải pháp
nhằm tăng cường sử dụng TPCP để huy động vốn như: Đa dạng hóa các loại TPCP;
chính sách khuyến khích chính quyền địa phương và Chính phủ phát hành trái phiếu
huy động cho các công trình; cơ chế phát hành TPCP để tăng khả năng huy động vốn;
phát triển thị trường thứ cấp nhằm tạo tính thanh khoản cho TPCP; giám sát và quản lý
phát hành và sử dụng nguồn vốn vay từ TPCP,... Luận án nghiên cứu việc sử dụng
TPCP để huy động vốn cho đầu tư phát triển, về phạm vi thời gian, số liệu về thực
trạng, các giải pháp đưa ra phân tích cho giai đoạn 2001-2010; Luận án chưa đi sâu

nghiên cứu các giải pháp phát triển thị trường TPCP.
(2). Lê Anh Tuấn (2010), “Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt
Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. Luận án đã nghiên cứu và
trình bày về TPCP, thị trường TPCP, đánh giá thực trạng hoạt động của thị trường phát
hành TPCP và thị trường giao dịch TPCP giai đoạn 2000-2009, đề xuất một số giải
pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển thị trường TPCP. Tuy nhiên, Luận án chưa đi sâu
nghiên cứu về phát triển thị trường TPCP, chưa xây dựng các tiêu chí đánh giá và các
nhân tố ảnh hướng đến sự phát triển thị trường TPCP; chưa nghiên cứu và đề xuất các
giải pháp về phát triển sản phẩm mới, hệ thống nhà đầu tư định chế,…Về phạm vi và
thời gian nghiên cứu đến nay cần có nghiên cứu mới phù hợp với điều kiện thực tiễn
phát triển của TTTC, nhằm đề xuất giải pháp phát triển thị trường TPCP ở Việt Nam.
(3). Trịnh Mai Vân (2010), “Phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam”, Luận
án Tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. Luận án đã nghiên cứu những
vấn đề tổng quan về trái phiếu như khái niệm, đặc điểm của trái phiếu, ĐCLS chuẩn,
tác động và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của TTTP; nghiên cứu kinh
nghiệm phát triển TTTP của Hàn Quốc và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam. Qua phân tích thực trạng phát triển TTTP ở Việt Nam giai đoạn 2000-2009, chỉ
ra hạn chế và nguyên nhân của hạn chế làm thị trường chưa phát triển, tác giả đề xuất
một số giải pháp phát triển TTTP về quy mô phát hành, thị trường giao dịch TPCP,


7
hoạt động đầu tư trái phiếu trên thị trường sơ cấp và thứ cấp với vai trò là các nhà đầu
tư lớn hoặc là các nhà tạo lập TTTP. Trong đó, luận án tập trung vào các giải pháp tái
cấu trúc thị trường tài chính và tăng hiệu quả của TTTP; xác định nhu cầu phát hành
TPCP thông qua việc dự báo về bội chi NSNN; hoàn thiện khung khổ pháp lý phát
triển TTTP; nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hóa trong công tác huy động vốn
thông qua hình thức phát hành TPCP; hoàn thiện mô hình tổ chức TTTP; phát triển hệ
thống các nhà tạo lập TTTP; tạo tính thanh khoản cho trái phiếu; phát triển các trung
gian tài chính và tổ chức định mức tín nhiệm,…Luận án nghiên cứu ở phạm vi rộng

hơn về phát triển TTTP ở Việt Nam.
(4). Đặng Anh Tuấn (2010), “Phát triển thị trường vốn ở Việt Nam”, Luận án
Tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. Luận án đã hệ thống hóa được các
khái niệm cơ bản liên quan đến thị trường vốn và phát triển thị trường vốn và phân biệt
thị trường vốn với thị trường chứng khoán, thị trường tín dụng dài hạn; Sử dụng mô
hình lượng hóa để đánh giá mức độ phát triển của thị trường vốn Việt Nam; đánh giá
mức độ phát triển của thị trường vốn thông qua các chỉ tiêu định tính liên quan đến bảo
vệ nhà đầu tư, công tác quản lý giám sát thị trường…; Tuy nhiên, ở nghiên cứu này
chưa đi sâu vào việc phát triển TTTP nói chung, TPCP nói riêng, v ề cơ bản có nhiều

điểm khác biệt về nội dung, phạm vi nghiên cứu so với đề tài mà tác giả đang thực
hiện.
(5). Vũ Hoàng Nam (2014), “Giải pháp phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh
trái phiếu của NHTM”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Luận án đã nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của
NHTM và kinh nghiệm hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM trên thế
giới và bài học kinh nghiệm đối với NHTM Việt Nam; phân tích việc NHTM thực
hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu và nhân tố ảnh hưởng, mô hình tổ chức,
quy trình thực hiện, phương thức quản trị rủi ro và các vấn đề theo chuẩn quốc tế để
hoạt động này phát huy hiệu quả đối với NHTM, đánh giá thực trạng kinh doanh và
hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam; xây dựng mô hình đánh
giá tác động của một số nhân tố chủ quan và khách quan; xây dựng hệ thống tiêu chí
đánh giá hoạt động và đo lường thực trạng hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu của
NHTM. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp và kiến nghị phát triển hoạt động đầu tư kinh


8
doanh trái phiếu của NHTM Việt Nam. Luận án đã đề cập đến nhân tố khách quan về
thực trạng của TTTP thông qua các biến số phản ánh quy mô thị trường TPCP, điều
kiện về TTTP Việt Nam và khuôn khổ pháp lý về thị trường TPCP. Tuy nhiên, phạm vi

và đối tượng nghiên cứu của Luận án có sự khác biệt với đề tài mà tác giả đang thực
hiện.
(6). Bạch Thị Thanh Hà (2014), “Huy động vốn thông qua TPDN cho đầu tư
tăng trưởng của doanh nghiệp ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài
chính, Hà Nội. Luận án đã nghiên cứu TPDN công cụ quan trọng huy động vốn cho
đầu tư tăng trưởng của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, đánh giá thực trạng
và đề xuất giải pháp tăng cường huy động vốn thông qua TPDN cho đầu tư tăng
trưởng của doanh nghiệp ở Việt Nam. Luận án đi sâu nghiên cứu huy động vốn thông
qua TPDN cho đầu tư tăng trưởng của doanh nghiệp ở Việt Nam, trong đó luận án có
nghiên cứu một số nội dung về phát triển thị trường TPCP: xây dựng ĐCLS chuẩn và
phát triển thị trường TPCP tạo điều kiện cho phát triển thị trường TPDN. Luận án tập
trung vào đối tượng nghiên cứu là TPDN.
(7). Trần Vinh Quang (2017), “Phát triển thị trường TPDN ở Việt Nam”, Luận
án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. Luận án đã nghiên cứu TPDN và thị
trường TPDN, phân tích đánh giá thực trạng TPDN của Việt Nam trong thời gian qua,
kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế của thị trường TPDN của Việt Nam tập
trung giai đoạn 2006-2016. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phát triển thị
trường TPDN Việt Nam giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2030, trong đó
tập trung nhấn mạnh 3 nhóm giải pháp bao gồm: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý
về tổ chức thị trường TPDN; giải pháp phát triển thị trường TPDN sơ cấp tập trung
vào các giải pháp xuất phát từ bản thân doanh nghiệp; giải pháp phát triển thị trường
TPDN thứ cấp. Bên cạnh đó, luận án có đề cập đến một số nội dung phát triển thị
trường TPCP: xây dựng hệ số đánh giá tín nhiệm của chủ thể phát hành trái phiếu, xây
dựng khung lãi suất phát hành trái phiếu. Luận án đi sâu nghiên cứu phát triển thị
trường TPDN tại Việt Nam.
1.1.1.2. Những nghiên cứu dưới dạng, đề tài nghiên cứu khoa học
(1). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ


9

Lê Văn Hưng (2005), “Các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn cho đầu
tư phát triển của Nhà nước, giai đoạn 2005-2010”. Trần Đăng Khâm (2007), “Phát
triển các nhà tạo lập thị trường trái phiếu ở Việt Nam”, Đề tài đã tập trung nghiên
cứu, đánh giá thực trạng hoạt động tạo lập thị trường ở Việt Nam, đồng thời khẳng
định nhà tạo lập thị trường là một trong những chủ thể quan trọng giúp cho TTTP phát
triển. Trong đó, tác giả cũng nhận định Việt Nam chưa thực sự có nhà tạo lập thị
trường theo đúng nghĩa, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển các nhà
tạo lập TTTP Việt Nam. Đào Lê Minh (2007) “Hình thành và phát triển thị trường
chứng khoán phái sinh ở Việt Nam”, Đề tài đã nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý
luận về CKPS, sự hình thành và phát triển TTCK phái sinh; phân tích đánh giá thực
trạng TTCK, các điều kiện hình thành và phát triển TTCK phái sinh; trên cơ sở đó đề
xuất giải pháp nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển TTCK phái sinh ở Việt Nam.
Ngô Văn Tuấn (2011), “Xây dựng mô hình công ty định mức tín nhiệm tại Việt Nam
nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường vốn”, Đề tài nghiên cứu, phân tích có hệ thống
và làm rõ thêm một số nội dung lý luận cơ bản về định mức tín nhiệm, tổ chức tín
nhiệm, các nhân tố ảnh hưởng đến việc xếp hạng tín nhiệm, nguyên tắc cơ bản của
hoạt động định mức tín nhiệm; trên cơ sở khảo sát kinh nghiệm của các nước, rút ra
bài học thực tiễn đối với Việt Nam để thành lập tổ chức định mức tín nhiệm, đề xuất lộ
trình phù hợp để thành lập tổ chức đinh mức tín nhiệm tại Việt Nam. Nguyễn Sơn
(2014), “Xây dựng khung pháp lý về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng
khoán phái sinh”, Đề tài đã nghiên cứu tổng quan về TTCKPS và khung pháp lý cho
TTCK phái sinh trong nước và nước ngoài, thực tiễn hoạt động giao dịch chứng khoán
phái sinh ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp và điều
kiện thực hiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động của TTCK phái sinh tại Việt Nam.
Nguyễn Thành Long (2013), “Cơ sở lý luận phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức
nhằm phát triển TTCK Việt Nam”, Đề tài đã nghiên cứu sự phát triển của TTCK và
nhà đầu tư tổ chức, đánh giá thực trạng TTCK và hệ thống nhà đầu tư tổ chức, trên cơ
sở đó đề xuất giải pháp phát triển TTCK dựa trên nền tảng sự phát triển của hệ thống
nhà đầu tư tổ chức.
(2). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước



10
Phạm Trọng Bình (2001), “Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc phát triển trái
phiếu ở Việt Nam”, Đề tài đã khái quát các lý luận cơ bản về thị trường trái phiếu và
đánh giá thực trạng của thị trưởng trái phiếu Việt Nam trong giai đoạn trước và sau khi
thành lập thị trường chứng khoán năm 2000. Tuy nhiên, đề tài mới phân tích chủ yếu
thị trường TPCP ở Việt Nam về quy mô thị trường giao dịch và phát hành TPCP, các
thành viên tham gia thị trường TPCP,…đề tài chưa phân tích sâu việc huy động vốn và
chi phí sử dụng trái phiếu cho đầu tư tăng trưởng. Trần Văn Dũng (2007), “Phát triển
thị trường thứ cấp TPCP Việt Nam”, Đề tài đã nghiên cứu tổng quan về thị trường
giao dịch thứ cấp TPCP Việt Nam và đề xuất giải pháp, kiến cũng tổ chức một cách
tổng thể đặt nền tảng cho sự phát triển ổn định và liên tục thị trường giao dịch. Dương
Ngọc Tuấn (2009), “Hoàn thiện hệ thống thanh toán giao dịch TPCP tại TTCK Việt
Nam”, Đề tài đã nghiên cứu, đề xuất triển khai việc quyết toán bằng tiền tại NHNN
cho các giao dịch trên thị trường TPCP phù hợp với tiến độ xây dựng TTTP chuyên
biệt của UBCKNN, tiến tới đảm nhận chức năng ngân hàng quyết toán thành tiền cho
toàn bộ các GDCK trên TTCK sau này; kinh nghiệm quốc tế và mô hình thanh toán và
quyết toán tiền giao dịch chứng khoán của các nước trên thế giới nhằm rút ra bài học
kinh nghiệm khi áp dụng vào Việt Nam; đề xuất lộ trình và phương án thực hiện thanh
toán giao dịch TPCP tại TTCK Việt Nam. Nguyễn Thị Hoàng Lan (2011), “Xây dựng
đường cong lợi suất chuẩn của TPCP Việt Nam”, Đề tài đã nghiên cứu tổng quan về
đường cong lãi suất, các phương pháp xây dựng ĐCLS và kinh nghiệm quốc tế, trên
cơ sở đó ứng dụng, triển khai xây dựng ĐCLS chuẩn của TPCP Việt Nam.
(3). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện Tài chính
Hoàng Trần Hậu (2003), “Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các trung gian
tài chính trong việc phát triển TTTP nước ta hiện nay”, Đề tài đã hệ thống hóa một
cách khái quát lý luận về TTTP, trình bày vai trò của các trung gian tài chính trong
việc phát triển TTTP.
(4). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành KBNN

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành KBNN (2001) “Một số giải pháp nhằm
tăng cường huy động vốn trung và dài hạn qua phát hành TPCP trong giai đoạn hiện
nay”; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành KBNN (2003) “Huy động vốn cho đầu
tư phát triển của Nhà nước - Thực trạng và giải pháp”; Đề tài nghiên cứu khoa học


11
cấp ngành KBNN (2004) “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động giao dịch TPCP
trên thị trường thứ cấp trong điều kiện hiện nay”; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
ngành KBNN (2006) “Một số giải pháp nhằm góp phần cải tiến và hoàn thiện cơ chế
huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển qua hệ thống KBNN”; Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp ngành KBNN (2007) “Xây dựng trang thông tin về thị trường
TPCP”.
Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành KBNN trên đã đề cập đến một số lý
luận và thực trạng huy động vốn TPCP qua KBNN giai đoạn trước năm 2010, chưa đia
sâu nghiên cứu về phát triển thị trường TPCP.
1.1.1.3. Các bài báo
Phạm Thị Thanh Tâm (2018), “Triển vọng thị trường trái phiếu chính phủ năm
2018”, Tạp chí Tài chính ngày 27/7/2018; Lan Ngọc (2018), “Phát triển thị trường
trái phiếu 2018- Thúc đẩy nhiều giải pháp”, Báo Công thương ngày 1/3/2018; Chu
Thái (2018), “Phát triển thị trường trái phiếu cả bề rộng lẫn chiều sâu”, Tạp chí Tài
chính ngày 27/7/2018; Cục Quản lý ngân quỹ - Kho bạc Nhà nước (2018), “Phát hành
trái phiếu Chính phủ - Kênh huy động vốn hiệu quả của NSNN”, Tạp chí Tài chính
tháng 8/2018; Nguyễn Thị Ngọc Hiếu (2018), “Những đóng góp tích cực, hiệu quả
của Kho bạc Nhà nước trong việc tái cơ cấu ngân sách nhà nước và nợ công thông
qua đổi mới hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước”,
Báo nhân dân; Đặng Đức Việt (2018), “Huy động vốn qua đấu thầu: chiếm 57% tổng
vốn đầu tư khu vực Nhà nước”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia số tháng 9/2018;
Đặng Đức Việt (2018), “Thị trường trái phiếu Chính phủ: Thanh khoản tăng mạnh và
thị trường đang dần phát triển theo chiều sâu”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia

số tháng 9/2018; Hồng Vân (2018) “Thị trường trái phiếu Chính phủ: Bước chuyển
mình để bảo vệ nợ công”, vietnambiz.vn ngày 20/9/2018; Nguyễn Thị Huệ và Mai Thị
Trang (2018) “Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ tại Việt Nam hiện
nay”, Tạp chí Giao thông vận tải ngày 4/6/2018; Ngô Văn Tuấn (2017) “Thị trường
TPCP những dấu ấn thành công”, Thời báo tài chính ngày 1/1/2017; Phan Thị Thu
Hiền (2016) “Thị trường TPCP những bước phát triển nhảy vọt”, Thời báo tài chính
ngày 26/9/2016; Thời báo tài chính (2017), “Triển vọng phát triển thị trường TPCP
năm 2017” ngày 25/10/2017.


×