Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Báo cáo tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.7 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)
KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ
TẠI CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY TỈNH ĐỒNG NAI

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03/2017


MỤC LỤC

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Con người đóng vai trò quan trọng trong tất cả các hoạt động của tổ chức, là
chìa khóa cho sự thành công của các doanh nghiệp, các tổ chức. Trong các cách thức để
tạo ra năng lực cạnh tranh, thì lợi thế thông qua con người được xem là yếu tố căn bản.
Con người được xem là nguồn lực căn bản và có tính quyết định của mọi thời đại.
Nguồn lực từ con người là yếu tố rất cần thiết cho sự phát triển của tổ chức. Bên cạnh
đó cùng với sự phát triển bùng nổ của khoa học kỹ thuật thì sự ứng dụng của khoa học
công nghệ ngày càng mạnh mẽ hơn. Điều này đòi hỏi phải có lượng chất xám cao hơn
nghĩa là phải làm sao để có nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công việc.
Bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào muốn tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh đều phải
xem nguồn nhân lực là yếu tố quyết định cơ bản và quan trọng hàng đầu. Do đó, vai trò
của việc tuyển dụng nhân sự là vô cùng quan trọng nó giúp cho tổ chức có thể đạt được
mục tiêu và nâng cao hiệu quả trong các hoạt động của tổ chức. Việc tuyển dụng nhân
sự của tổ chức một khi được thực hiện tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích trực tiếp hoặc gián


tiếp. Cụ thể, khi tổ chức tuyển dụng được những nhân tài, những người có kĩ năng và
trình độ kiến thức phù hợp với yêu cầu công việc thì chất lượng nhân sự trong tổ chức
sẽ được nâng lên rất nhiều. Từ đó, hiệu quả hoạt động trong công việc của tổ chức cũng
sẽ được thay đổi và ngày càng nâng cao.
Tuy nhiên, không phải tổ chức nào cũng có thể hoàn thiện một cách tốt nhất
công tác tuyển dụng nhân sự tại tổ chức của mình. Hiện nay, Cơ sở điều trị nghiện ma
túy tỉnh Đồng Nai hiện cũng đang phải đối mặt với những thách thức trong quá trình
hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự để ngày càng phát triển mạnh mẽ và bền vững.
Sau thời gian thực tập tại Cơ sở cùng với những kiến thức đã được học và sự cần thiết
của vấn đề tuyển dụng nhân sự của Cơ sở em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác
tuyển dụng nhân sự tại Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai”.

3


2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu:
Nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Cơ sở điều trị nghiện ma túy
tỉnh Đồng Nai.
Nhiệm vụ:
Hệ thống các cơ sở lý luận về vấn đề công tác tuyển dụng nhân sự.
Phân tích đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng nhân sự tại Cơ sở điều trị
nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai.
Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại Cơ sở.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: công tác tuyển dụng nhân sự tại Cơ sở điều trị nghiện ma
túy tỉnh Đồng Nai.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: tại Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai. Địa chỉ: Ấp
Bình Tân, Xã Xuân Phú, Huyện Xuân Lộc, Tỉnh Đồng Nai.

- Phạm vi thời gian: nghiên cứu, phân tích số liệu, đánh giá công tác tuyển dụng nhân
sự của Cơ sở từ năm 2014 đến năm 2016.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tài liệu, thu thập các thông tin và tài liệu rồi tiến hành phân tích.
Thực hiện phối kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê,
phương pháp phân tích-tổng hợp, đối chiếu, so sánh, phân tích từ đó đưa ra các đánh
giá về vấn đề nghiên cứu.
4


5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Nhằm đánh giá công tác tuyển dụng nhân sự tại Cơ sở từ đó đưa ra các giải pháp
thích hợp để hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự hiện nay.
6. Kết cấu đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về tuyển dụng nhân sự.
Chương 2: Thực trạng công tác tuyển dụng nhân sự tại Cơ sở điều trị nghiện ma
túy tỉnh Đồng Nai.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại
Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai.

5


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TUYỂN DỤNG
1.1.1. Khái niệm tuyển dụng
Theo nghĩa hẹp: Tuyển dụng là quá trình thu hút những người xin việc có trình
độ từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức. Đồng thời, là
quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào các yêu cầu

của công việc, để tìm được những người phù hợp với các yêu cầu đặt ra trong số những
người đã thu hút được.
Theo nghĩa rộng: Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, thu hút, lựa chọn và sử
dụng người lao động. Như vậy, có thể hiểu quá trình tuyển dụng bắt đầu từ khi thu hút
ứng viên đến khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Tuyển dụng nhân sự nói một cách dễ hiểu nhất là tuyển chọn con người để sử
dụng cho mục đích hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp. Đó là một quá trình tìm kiếm,
thu hút và tuyển chọn từ nhiều nguồn khác nhau những nhân viên đủ khả năng đảm
nhiệm vị trí mà tổ chức hay doanh nghiệp cần tuyển. Việc tìm được người lao động phù
hợp với vị trí công việc ngay từ khâu ban đầu sẽ giúp cho hoạt động quản trị được dễ
dàng, nhẹ nhàng hơn.Và chuyên viên tuyển dụng là người thực hiện công việc tìm
kiếm, thu hút, lựa chọn ứng viên phù hợp với vị trí mà tổ chức, doanh nghiệp mình
đang cần. Tuyển dụng nhân sự không chỉ là công việc đơn giản bổ sung người lao động
cho tổ chức, mà đó thực sự là quá trình tìm kiếm và lựa chọn cẩn thận. Nó đòi hỏi phải
có sự kết hợp giữa các bộ phận trong tổ chức với nhau, phải có sự định hướng rõ ràng,
phù hợp của lãnh đạo tổ chức.
1.1.2. Mục đích và vai trò của việc tuyển dụng
6


Mục đích
Bất kỳ một doanh nghiệp hay một tổ chức nào khi hoạt động đều có một sứ
mạng, một đích của riêng mình. Để theo đuổi mục đích này tổ chức cần có những kế
hoạch, những chiến lược thật cụ thể trong quá trình tuyển dụng nhân viên để tìm được
những ứng viên có trình độ thích hợp để thực hiện những kế hoạch, những chiến lược
của tổ chức.
Tuyển dụng có một ý nghĩa rất quan trọng với tổ chức vì khi hoạt động tuyển
dụng tốt thì tổ chức sẽ có một đội ngũ nhân viên có trình độ, kinh nghiệm, giúp cho tổ
chức tồn tại và phát triển tốt. Ngược lại, có thể dẫn đến suy yếu nguồn nhân lực, làm
cho những mục tiêu hoạt động của tổ chức kém hiệu quả, lãng phí nguồn lực.

Vai trò của việc tuyển dụng
Tuyển dụng là hoạt động quan trọng đầu tiên của bộ phận nhân sự, nó sẽ quyết
định sự thành công hay thất bại của tổ chức. Quá trình tuyển dụng là khâu quan trọng
giúp cho các nhà quản lý nhân lực đưa ra được các quyết định tuyển dụng một cách
đúng đắn nhất. Quyết định tuyển dụng có ý nghĩa rất quan trọng đối với chiến lược
phát triển của tổ chức, bởi vì quá trình tuyển dụng tốt sẽ giúp cho các nhà tổ chức có
được những con người có kỹ năng phù hợp với sự phát triển của tổ chức trong tương
lai. Tuyển dụng tốt sẽ giúp cho tổ chức giảm được các chi phí do phải tuyển dụng lại,
đào tạo lại, cũng như tránh được các thiệt hại rủi ro trong quá trình thực hiện các công
việc.
Quá trình tuyển dụng nhân sự có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nguồn nhân
lực trong tổ chức sau này. Công tác tuyển dụng có vai trò rất quan trọng đối với tổ chức
bởi tuyển đúng người có năng lực vào làm việc trong tổ chức sẽ là một dấu hiệu quan
trọng cho thành công của tổ chức.
Làm tốt công tác tuyển dụng còn có vai trò giúp cho các hoạt động quản lý khác
được thuận lợi và có hiệu quả hơn như công tác bố trí sử dụng nhân lực, công tác đào
tạo, đánh giá thực hiện công việc....
7


Tuyển dụng còn đóng vai trò rất quan trọng góp phân xây dựng nền móng vững
chắc, tạo cơ sở thực hiện mục đích của tổ chức, đáp ứng được công việc. Tuyển dụng
nhân sự bù đắp nhân sự vào những vị trí còn thiếu, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tổ
chức khi nguồn nhân lực trong tổ chức không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng nhân
lực của mình thì tổ chức tiến hành tuyển dụng lao động từ các nguồn nhằm bù đắp
nhân sự để đảm bảo tổ chức hoạt động tốt và ổn định.
Là công cụ để tổ chức thực hiện các chính sách nhân sự của tổ chức, ở nhiều tổ
chức, nhất là những tổ chức mới thành lập hoặc đang muốn mở rộng, việc xây dụng cơ
cấu nhân sự để phục vụ các chính sách và kế hoạch nhân sự đòi hỏi phải cần một định
biên nhân sự nhất định. Nguồn nhân lực để thực hiện chính sách này thường phải tuyển

dụng từ bên ngoài.
Tuyển dụng là cơ hội để chọn ra người tốt nhất và phù hợp nhất phục vụ cho
mục tiêu của tổ chức, là cơ hội để đánh giá các ứng viên xin việc một cách công bằng
và chính xác năng lực chuyên môn và năng lực cá nhân của mỗi ứng viên. Do đó, khi
tuyển dụng, tổ chức có thể tuyển chọn cho mình những ứng viên phù hợp nhất để thực
hiện những mục tiêu và chính sách của mình.
Ngoài ra, đối với người lao động: tuyển dụng là cơ hội để họ có thể có được việc
làm hoặc thăng tiến lên vị trí cao hơn (về chức vụ hoặc lương bổng,…). Đối với xã hội
việc các tổ chức tuyển dụng người lao động vào làm việc cho mình góp phần giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, tệ nạn xã hội,…giảm
ghánh nặng về an sinh cho xã hội.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác tuyển dụng
-Yếu tố bên trong tổ chức:
+ Uy tín của tổ chức
Trong công tác tuyển dụng nhân sự, uy tín của tổ chức có vai trò rất lớn trong
việc thu hút các ứng viên xin việc “có tiềm năng”. Uy tín càng lớn thì khả năng thu hút
8


các ứng viên càng cao. Ví dụ: Một ứng viên chắc chắc sẽ không mấy hứng thú tham gia
dự tuyển vào một tổ chức không danh tiếng bằng việc tham gia dự tuyển vào một tổ
chức lớn và có uy tín.
+ Quảng cáo và các quan hệ xã hội
Quảng cáo là phương tiện rất hữu ích phục vụ cho công tác tuyển dụng. Thông
qua hoạt động quảng cáo, tổ chức không những quảng bá hình ảnh của mình mà còn
thực hiện việc thông báo tuyển dụng. Các kênh quảng cáo của mỗi tổ chức thường bao
gồm: quảng cáo trên truyền hình, truyền thanh, quảng cáo trên internet, thông qua các
tạp chí, báo, thông qua tờ rơi,…
Các quan hệ xã hội: đây cũng là một kênh cung cấp nguồn ứng viên cho công
tác tuyển dụng nhân sự trong tổ chức. Các mối quan hệ này thường là các tổ chức sản

xuất kinh doanh khác hoặc các tổ chức nhà nước. Khi cần thiết họ có thể giới thiệu
những ứng viên thực sự có khả năng cho vị trí mà tổ chức đang cần tuyển.
+ Các quan hệ với công đoàn, các chính sách về tiền lương, tiền thưởng, phúc
lợi và bầu không khí tâm lý trong lao động
Mối quan tâm hàng đầu của mỗi ứng viên khi nộp hồ sơ xin việc vào một tổ
chức chính là lương bổng và các điều kiện làm việc. Do vậy, việc truyền bá, phổ biến
các chính sách này đến với ứng viên sẽ là một nhân tố thúc đẩy tiến trình công tác
tuyển dụng nhân sự của tổ chức.
+ Chi phí dành cho việc tuyển dụng
Chi phí tuyển dụng là tất cả các chi phí liên quan đến tuyển dụng, thường được
hoạch định trước khi tiến hành các hoạt động tuyển dụng. Chi phí tuyển dụng là nhân
tố ảnh hưởng lớn đến công tác tuyển dụng của tổ chức. Ví dụ: chi phí đi lại, chi phí
quảng cáo, chi phí liên lạc,…
- Các yếu tố bên ngoài tổ chức:
+ Các điều kiện về thị trường lao động ( cung - cầu lao động )
9


Giống như những nhân tố sản xuất khác, sức lao động cũng là một thứ hàng hóa
được trao đổi trên thị trường. Nó cũng hoạt động theo quy luật cung-cầu. Khi cung lao
động tăng, cầu giảm thì công tác tuyển dụng tại thời điểm này gặp nhiều thuận lợi và
khi cầu lao động tăng, nguồn cung giảm thì sẽ gây khó khăn cho công tác tuyển dụng.
+ Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp, các tổ chức khác
Sức lao động cũng là một nguồn đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh. Do
vậy, để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp tiến hành thuê mướn lao động,
từ đó tạo ra một sự cạnh tranh lẫn nhau để giành quyền sử dụng lao động. Do đó, công
tác tuyển dụng chịu sự chi phối của yếu tố này rất lớn.
+ Các xu hướng kinh tế
Các xu hướng kinh tế khác nhau trong từng thời kỳ cũng ảnh hưởng đến nhu cầu
tuyển dụng lao động của các tổ chức, doanh nghiệp. Do đó, trong công tác quản trị

nhân sự, các nhà tuyển dụng cần dự đoán được các xu hướng kinh tế để xây dựng
những kế hoạch tuyển dụng chính xác và kịp thời.
+ Thái độ xã hội đối với một nghề nhất định
Trong xã hội, mỗi nghành nghề, tại mỗi thời điểm, mối quan tâm của xã hội rất
khác nhau. Và thái độ của xã hội đối với mỗi ngành nghề khác nhau là khác nhau, có
thể là ủng hộ hoặc phản đối. Bên cạnh đó, có những ngành nghề được xã hội quan tâm
và khuyến khích phát triển nhằm góp phần giải quyết vấn đề an sinh xã hội và phù hợp
với điều kiện xã hội hiện tại.
1.2. NGUỒN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TUYỂN DỤNG
- Nguồn từ bên trong tổ chức: những ứng viên bao gồm những người lao động
hiện đang làm việc tại các vị trí làm việc khác nhau của tổ chức.
+ Các phương pháp tuyển dụng:

10


• Thông báo tuyển dụng: đây là bảng thông báo về các vị trí cần phải tuyển người. Bộ
phận nhân sự có thể gửi thư cho toàn thể nhân viên trong tổ chức để cung cấp cho họ
thông tin chi tiết về công việc cũng như là yêu cầu của công việc cần tuyển dụng.
• Giới thiệu của cán bộ, công nhân viên chức: dựa vào mối quan hệ của đồng nghiệp
trong tổ chức với những ứng cử viên tiềm năng, nhà tuyển dụng có thể tìm ra những
người có khả năng phù hợp với công việc. Nhiều công ty, tổ chức lớn vẫn đang áp dụng
quy trình tuyển dụng này. Họ còn đưa ra chính sách ưu đãi cho những nhân viên đã có
công giới thiệu nhân tài, điều này không những khuyến khích nguồn nhân lực mà còn
tạo động lực cho những nhân viên hiện tại đang làm việc cho tổ chức.
• Căn cứ vào thông tin hồ sơ nhân viên: thông thường mỗi tổ chức luôn có một danh
sách hồ sơ nhân viên lưu trữ trong phần mềm quản lí của bộ phận nhân sự. Trong đó,
có những thông tin chi tiết về người đó, chẳng hạn như kĩ năng, trình độ giáo dục, kinh
nghiệm nghề nghiệp và những yếu tố cần xem xét cho vị trí cần tuyển dụng.
+ Ưu điểm

Bằng việc sử dụng nguồn nhân lực hiện tại, nhà tuyển dụng không phải mất thời
gian cũng như chi phí cho các công ty môi giới săn đầu người khác. Hơn nữa, đây cũng
là một cách khen thưởng cho những nhân viên đã cống hiến cho tổ chức. Chẳng hạn tổ
chức đang cần tuyển vị trí “Quản lí”, sau khi xem xét năng lực hiện tại, tổ chức thăng
chức cho nhân viên lên chức cao hơn. Điều này cũng khiến họ phấn chấn hơn và cũng
sẽ gắn bó với tổ chức hơn. Ngoài ra, họ cũng quen với đồng nghiệp cũng như lề lối làm
việc trong tổ chức, mọi việc cũng tiến triển dễ dàng hơn.
+ Nhược điểm
Tổ chức có thể đứng trước tình trạng khó khăn trong việc quản lý nhân sự, bởi
vì nội bộ lục đục, nhưng với một vị trí thì không thể có nhiều người làm. Do vậy, có
thể dẫn đến một cuộc đấu tranh ngầm với nhau. Như vậy, nhân viên sẽ xung đột với
nhau, gây ảnh hưởng đến tình đồng nghiệp và có khi, hiệu quả công việc lại không cao.
Ngoài ra, với việc nhờ nhân viên trong tổ chức giới thiệu ứng cử viên, việc kéo bè phái
11


trong tổ chức là không tránh khỏi. Do vậy, cần có những suy nghĩ quyết định thận
trọng trong tuyển dụng.
- Nguồn từ bên ngoài tổ chức: những ứng viên bên ngoài tổ chức là nguồn tuyển
từ thị trường lao động bên ngoài như: những lao động đang thất nghiệp, đang đi học
nhưng sắp tốt nghiệp ra trường hoặc đang làm việc tại tổ chức khác song mức độ thỏa
mãn công việc không cao.
+ Các phương pháp tuyển dụng:
• Đăng quảng cáo trên các phương tiện truyền thông: nhà tuyển dụng có thể đăng
việc tuyển dụng qua kênh truyền hình, báo chí, tạp chí và đài phát thanh. Hiện nay, với
sự phát triển của công nghệ thông tin, phương pháp tiện dụng nhất chính là qua
Internet. Ở Việt Nam, có nhiều website hỗ trợ tuyển dụng lớn. Nhà tuyển dụng chỉ cần
đăng thông tin tuyển dụng với mô tả và yêu cầu công việc rồi những ứng cử viên sẽ
nộp sơ yếu lí lịch trực tuyến. Hoặc nhà tuyển dụng có thể đăng thông tin trên website
chính.

• Trung tâm giới thiệu việc làm: đối với những tổ chức không có bộ phận nhân sự thì
phương pháp này phổ biến nhất, các trung tâm này thường là trường đại học, cao đẳng
và chính quyền lao động địa phương.
• Hội chợ việc làm và sàn giao dịch việc làm: đây cũng là nơi nhà tuyển dụng tiếp
xúc, trao đổi trực tiếp với các ứng cử viên tiềm năng, tìm kiếm những ứng viên triển
vọng, đẩy mạnh nguồn nhân lực.
+ Ưu điểm
Mang lại cho tổ chức nhiều nhân tài, những ững viên mới với những ý tưởng
mới. Nếu gặp được ứng viên đã có nhiều kinh nghiệm làm việc, thì chi phí đào tạo
cũng đỡ tốn kém hơn. Phương pháp này cũng tạo ra sự phát triển nghề nghiệp hợp lí và
công bằng cho mọi người trong tổ chức.
+ Nhược điểm

12


Tuy nhiên, chi phí tuyển dụng cũng khá cao, đặc biệt là qua trung tâm môi giới
việc làm. Tổ chức phải trả cho họ một khoản tiền cho dịch vụ tuyển dụng. Ngoài ra,
việc này cũng có thể gây khó khăn không nhỏ đối với việc quản trị nguồn nhân lực sẵn
có trong tổ chức, bởi rắc rối nảy sinh với những nhân viên nội bộ, những người mong
muốn được thăng chức hay trọng dụng. Vì do có người mới vào, cũng cần một thời
gian nhất định để chấn chỉnh lại sơ đồ tổ chức.
Cả hai nguồn tuyển dụng đều sở hữu những mặt ưu điểm và hạn chế khác nhau.
Tùy thuộc vào những vị trí tuyển dụng và tình hình trong tổ chức của mình mà nhà
tuyển dụng có thể lựa chọn và thực hiện kế hoạch tuyển dụng phù hợp với tổ chức của
mình.
1.3. QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG
Hình 1.1. Quy trình tuyển dụng

Chuẩn bị tuyển dụng


Phỏng vấn lần 2

Thông báo tuyển dụng

Xác minh, điều tra

Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ

Khám sức khỏe

Phỏng vấn sơ bộ

Ra quyết định tuyển dụng



(Nguồn: Trích giáo trình Quản trị nguồn nhân lực tái bản lần 6 của Ts.Trần Kim Dung)
Kiểm tra, trắc nghiệm

Bố trí công việc

Nội dung, trình tự của quá trình tuyển dụng thường được tiến hành theo 10 bước sau:
-Bước 1: Chuẩn bị tuyển dụng
Trong bước chuẩn bị cần phải:
+ Thành lập hội đồng tuyển dụng.

13



+ Nghiên cứu các văn bản, quy định của Nhà nước và tổ chức, doanh nghiệp liên
quan đến tuyển dụng.
+ Xác định tiêu chuẩn tuyển chọn.
-Bước 2: Thông báo tuyển dụng
Các tổ chức doanh nghiệp có thể áp dụng một hoặc kết hợp các hình thức sau:
+ Quảng cáo trên báo, đài, tivi, internet.
+ Thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm.
+ Trên trang web tuyển dụng của công ty, dán thông báo trước cổng công ty…
Thông báo tuyển dụng nên ngắn gọn, rõ ràng và đầy đủ những thông tin cơ bản
cho ứng viên như yêu cầu về trình độ, kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và đặc điểm cá
nhân…
-Bước 3: Thu nhận, nghiên cứu hồ sơ
Hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ sau theo mẫu thống nhất: Đơn xin việc, sơ yếu
lý lịch có chứng thực, giấy chứng nhận sức khỏe, CMND, bản sao hộ khẩu, văn bằng
chuyên môn, nghiệp vụ….
Nghiên cứu hồ sơ nhằm ghi lại các thông tin chủ yếu của ứng viên, bao gồm: Học
vấn, kinh nghiệm, các quá trình công tác, khả năng tri thức, sức khỏe, mức độ lành nghề,
tính tình, đạo đức, nguyện vọng…..
-Bước 4: Phỏng vấn sơ bộ
Phỏng vấn sơ bộ thường chỉ kéo dài 5-10 phút, được sử dụng nhằm loại bỏ ngay
những ứng viên không đạt tiêu chuẩn, hoặc yếu kém rõ rệt hơn những ứng viên khác mà
khi nghiên cứu hồ sơ chưa phát hiện ra.
-Bước 5: Kiểm tra, trắc nghiệm
Áp dụng các hình thức kiểm tra, trắc nghiệm và phỏng vấn ứng viên nhằm chọn
được các ứng viên xuất sắc nhất.
14


-Bước 6: Phỏng vấn lần 2
Phỏng vấn được sử dụng để tìm hiểu, đánh giá ứng viên về nhiều phương diện

như kinh nghiệm, trình độ, các đặc điểm cá nhân như tính cách, khí chất, khả năng hòa
đồng và những phầm chất cá nhân thích hợp đối với doanh nghiệp…
-Bước 7: Xác minh, điều tra
Là quá trình làm sáng tỏ thêm những điều chưa rõ đối với những ứng viên có triển
vọng tốt. Thông qua tiếp xúc với đồng nghiệp cũ, bạn bè, thầy cô giáo hoặc với lãnh đạo
cũ của ứng viên.
-Bước 8: Khám sức khỏe
Dù có đáp ứng đầy đủ về trình độ học vấn, hiểu biết, thông minh, tư cách tốt,
nhưng nếu sức khỏe không đảm bảo cũng không nên tuyển dụng.
-Bước 9: Ra quyết định tuyển dụng
Đây là bước quan trọng nhất quyết định tuyển chọn hoặc loại bỏ ứng viên. Để
nâng cao mức độ chính xác nhà tuyển dụng cần xem xét một cách hệ thống đầy đủ các
thông tin về ứng viên.
-Bước 10: Bố trí công việc
Khi có quyết định tuyển dụng, nhà tuyển dụng sẽ tiến hành ký hợp đồng lao động
với nhân viên mới và họ sẽ hòa nhập vào môi trường làm việc mới với công việc chính
thức của họ dưới sự hướng dẫn của trưởng bộ pận phụ trách quản lý họ.
Trong thực tế, các bước và nội dung trình tự của quá trình tuyển dụng có thể thay
đổi linh hoạt tùy thuộc vào yêu cầu công việc, đặc điểm của doanh nghiệp hay tổ chức,
trình độ của hội đồng tuyển chọn.

15


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI
CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY TỈNH ĐỒNG NAI.
2.1. TỔNG QUAN VỀ CỞ SỞ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN MA TÚY TỈNH ĐỒNG
NAI
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển
Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai được thành lập từ ngày 25/12/1989

với tên gọi “ Trường Giáo dục Lao động Xuân Phú ” có chức năng tiếp nhận, quản lí đối
tượng cưỡng bức lao động theo Nghị định số 135/NĐ-CP của Chính phủ. Đến năm 1993,
được đổi tên thành “ Trung tâm Đào tạo xúc tiến việc làm Xuân Phú ” có chức năng tiếp
nhận, quản lí, trị bệnh cai nghiện, dạy nghề, phục hồi nhân cách cho các đối tượng gồm:
Đối tượng cưỡng bức lao động (gọi tắt là đối tượng 135); đối tượng gái mại dâm (gọi tắt
là đối tượng 05); đối tượng nghiện ma túy (gọi tắt là đối tượng 06). Đến tháng 4/2003
được đổi tên thành “ Trung tâm Giáo dục-Lao động xã hội Đồng Nai ” theo Quyết định
số 1211/QĐ-UBND ngày 24/4/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, có chức năng
tiếp nhận, giáo dục quản lí, chữa bệnh cai nghiện, dạy nghề lao động sản xuất hướng
nghiệp cho dối tượng 05, đối tượng 06 theo Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày
10/6/2004 của Chính Phủ (riêng đối tượng cưỡng bức lao động 135 đưa vào cơ sở giáo
dục do ngành công an quản lí). Đến ngày 04/12/2015 Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai có
Quyết định số 3882/QĐ-UBND quy định về việc đổi tên Trung tâm Giáo dục Lao động
Xã hội Đồng Nai thành Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai. Hiện nay Cơ sở chỉ
tiếp nhận quản lí cai nghiện cho người nghiện ma túy (kể cả bắt buộc và tự nguyện) theo
đúng tinh thần Nghị quyết số 24/2012/QH13 ngày 20/06/2012 của Quốc hội.
Là một đơn vị sự nghiệp công lập có thu trực thuộc Sở LĐTB-XH Đồng Nai, Cơ
sở điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai đóng chân tại ấp Bình Tân, Xã Xuân Phú, huyện
Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai; thực hiện chức năng cai nghiện trị bệnh cho người nghiện ma
túy trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
16


2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ sở
a) Chức năng
Cơ sở điều trị nghiện Ma túy tỉnh Đồng Nai (sau đây gọi tắt là Cơ sở) là đơn vị sự
nghiệp trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có chức năng tổ chức thực hiện
việc chữa bệnh, cai nghiện; giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách; dạy nghề, lao động
sản xuất; tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện ma túy, (sau đây gọi tắt là học viên
06).

Cơ sở có chức năng tiếp nhận, quản lý, chữa bệnh, phục hồi sức khỏe, hành vi
nhân cách cho những người nghiện ma túy (gọi tắt là học viên) theo quy định của Luật
phòng chống ma túy; Luật xử phạt vi phạm hành chính; Nghị định số 135/2004/NĐ-CP
ngày 10/6/2004 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào Cơ sở chữa
bệnh, tổ chức hoạt động Cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và
chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào Cơ sở chữa bệnh;
Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng
biện pháp xử lý hành chính đưa vào Cơ sở cai nghiện bắt buộc; Nghị quyết số 98/NQ-CP
ngày 26/12/2014 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống kiểm soát
và cai nghiện ma túy trong tình hình mới; Quyết định số 2714/QĐ-UBND ngày 9/9/2015
của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt đề án chuyển đổi Trung tâm Giáo dục –
Lao động Xã hội Đồng Nai thành Cơ sở điều trị nghiện ma túy tỉnh Đồng Nai.
Cơ sở có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản và trụ sở riêng; Cơ sở hoạt
động có thu theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP
ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập;
Cơ sở chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác chuyên môn của
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về
chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
17


b) Nhiệm vụ
Tổ chức tiếp nhận, quản lí, điều trị cắt cơn nghiện ma túy, giải độc, phục hồi sức
khỏe, khám bệnh chữa bệnh thông thường cho học viên được đưa vào Cơ sở theo quyết
định của Tòa án nhân dân các huyện, thĩ xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa (gọi tắt là
TAND cấp huyện); người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định và người nghiện
ma túy đủ từ 18 tuổi trở lên tự nguyện vào cai nghiện tại Cơ sở.
Hướng dẫn, tư vấn cho gia đình học viên về chữa trị, cai nghiện, quản lý, giáo dục

tại gia đình và cộng đồng; Việc khám và điều trị thực hiện theo đúng các quy định của
pháp luật về khám bệnh và chữa bệnh.
Tổ chức quản lý, chăm sóc, tư vấn điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS; thông tin,
giáo dục, truyền thông và triển khai các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS tại Cơ
sở;
Phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy; phòng chống HIV/AIDS,
vệ sinh môi trường và công tác đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội cho Cơ sở và cho
học viên tại Cơ sở.
Tư vấn, giáo dục nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, phục hồi nhân cách;
phòng, chống tái nghiện ma túy; dự phòng lây nhiễm HIV và các bệnh truyền nhiễm
khác cho học viên.
Tổ chức dạy văn hóa, dạy nghề lao động hướng nghiệp phù hợp với nhu cầu, đặc
điểm của mỗi học viên và khả năng, điều kiện thực tế của Cơ sở. Tổ chức lao động trị
liệu, dạy nghề, lao động sản xuất, đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động theo quy định của
pháp luật; hướng nghiệp, để học viên tự tìm việc làm và tạo việc làm, thích nghi với đời
sống xã hội;
Tổ chức dạy văn hóa, xóa mù chữ và tiếp tục giáo dục sau khi biết chữ; giáo dục
phục hồi hành vi, nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn; tổ chức các
hoạt động thể dục, thể thao và các hoạt động văn hóa, xã hội cho học viên, để thay đổi
nhận thức, hành vi đảm bảo điều kiện tái hòa nhập cộng đồng;
18


Bố trí địa điểm và thời gian cho học viên tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục,
thể thao, văn nghệ, và các hoạt động vui chơi giải trí khác.
Xây dựng tủ sách và phòng đọc, tạo điều kiện để học viên đọc sách, báo, tạp chí,
xem truyền hình để cập nhật thông tin, nâng cao hiểu biết và kĩ năng sống.
Tổ chức khu vực dành riêng cho học viên là nữ, học viên mắc bệnh truyền nhiễm,
học viên theo quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện, người nghiện ma túy không có
nơi cư trú ổn định và học viên tự nguyện cai nghiện tại Cơ sở theo quy định.

Nghiên cứu thực nghiệm mô hình cai nghiện, chữa trị, phục hồi; phương pháp,
quy trình về chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề và tổ chức lao động. Phối hợp xây dựng mô
hình, quy trình chữa trị, cai nghiện, phục hồi và khám chữa bệnh cho học viên tại Cơ sở.
Tổ chức quản lý, bảo vệ môi trường tại Cơ sở và khu vực nơi trú đóng của Cơ sở;
lồng ghép việc thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường với các chương trình, kế
hoạch và hoạt động của Cơ sở;
Tổ chức quản lý, bảo vệ, gìn giữ trật tự an toàn xã hội tại Cơ sở; Quản lý đội ngũ
cán bộ, viên chức, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ,
viên chức và nhân viên của Cơ sở.
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác
của các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Cơ sở; quản lý biên chế, thực hiện chế
độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối
với cán bộ, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Cơ sở theo quy định của pháp luật
và phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh;
Quản lý tài chính, tài sản của Cơ sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của
Uỷ ban nhân dân tỉnh;
Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình thực hiện
nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật;

19


Thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan quản lý cấp trên giao và theo quy định
của pháp luật.
c) Quyền hạn
Tổ chức các hoạt động tại Cơ sở theo chức năng và nhiệm vụ được giao. Quyết
định khen thưởng, kỷ luật, cho thôi việc đối với cán bộ, viên chức theo đúng quy định
của pháp luật và sự phân cấp của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
Quyết định tuyển dụng cán bộ, viên chức vào Cơ sở sau khi có văn bản chấp thuận của
Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

Quyết định các biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật để quản lý, giáo
dục học viên và đề nghị chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân giúp đỡ
khi cần thiết.
Cấp giấy chứng nhận cho các học viên đã chấp hành xong thời gian cai nghiện bắt
buộc tại Cơ sở. Đánh giá, nhận xét quá trình cai nghiện, chữa bệnh, học tập của học viên
trong thời gian ở Cơ sở để học viên tái hòa nhập với gia đình và với cộng đồng xã hội.
Nhận xét, đánh giá, đề nghị Tòa án nhân dân huyện Xuân Lộc (nơi Cơ sở đóng
chân) xét giảm, miễn thời gian chấp hành cai nghiện tại Cơ sở đối với những học viên
chấp hành tốt nội quy, quy định của Cơ sở, những học viên mắc bệnh hiểm nghèo theo
quy định chung.
Lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hình sự các trường hợp vi phạm
luật hình sự hoặc vi phạm nghiêm trọng nội quy, quy chế của Cơ sở.
Tiếp nhận các trường hợp cai nghiện tự nguyện và thu phí theo quy định của
UBND tỉnh Đồng Nai.
Ký kết các hợp đồng liên kết với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có điều kiện để
thực hiện việc dạy nghề, lao động sản xuất trị liệu và các hoạt động dịch vụ khác theo
quy định của pháp luật.

20


Quyết định các hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với học viên theo các quy
định hiện hành.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy tại Cơ sở
a) Cơ cấu tổ chức bộ máy
Đơn vị có Ban Giám đốc (gồm Giám đốc và 02 phó Giám đốc) và có 06 phòng
nghiệp vụ giúp việc gồm: Phòng Tổ chức – Hành chính – Kế toán, Phòng Giáo dục –
Hòa nhập cộng đồng, Phòng Dạy nghề - Lao động sản xuất, Phòng Y tế - Phục hồi sức
khỏe, Phòng Quản lý học viên, Phòng Bảo vệ.
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy:

Giám đốc

Phó Giám đốc

Phó Giám đốc

Phòng
Giáo
dục HNC
Đ

Phòng
Y tế PHSK

Phòng
Dạy
nghề LĐSX

Phòng
Tổ
chức HC KT

Phòng
Quản
lý học
viên

Phòng
Bảo
vệ


Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính – Kế toán
21




Ban giám đốc
- Giám đốc: Cơ sở làm việc theo chế độ thủ trưởng, đứng đầu là Giám đốc Cơ sở.

Giám đốc Cơ sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cơ sở.
Nhiệm vụ:
+ Xây dựng các chương trình kế hoạch hoạt động của Cơ sở để thực hiện đầy
đủ nhiệm vụ thường xuyên của Cơ sở.
+ Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, về quản
lý tài chính và các hoạt động sản xuất, dịch vụ của Cơ sở. Quản lý và sử dụng có hiệu
quả tài chính và tài sản của Cơ sở.
+ Thực hiện đầy đủ quy chế dân chủ trong hoạt động của Cơ sở.thực hiện tốt
các chế độ, chính sách cho viên chức và học viên.
+ Thực hiện các chế độ báo cáo theo đúng quy định.
Quyền hạn:
+ Lãnh đạo, quản lí, điều hành hoạt động của Cơ sở theo đúng các quy định
của pháp luật.
+ Quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, điều động, tuyển
dụng, thực hiện các chế độ chính sách cho viên chức theo quy định của pháp luật và
phân cấp quản lý.
- Phó Giám đốc: là người giúp Giám đốc Cơ sở điều hành một số mặt công tác
được Giám đốc Cơ sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Cơ sở và trước
pháp luật về nhiệm vụ, lĩnh vực công tác được phân công.

Khi Giám đốc vắng mặt, một Phó Giám đốc được Giám đốc uỷ quyền quản lý
điều hành công việc và các hoạt động của Cơ sở.


Các phòng nghiệp vụ:

22


Các phòng nghiệp vụ của Cơ sở có Trưởng phòng và có không quá 02 Phó
Trưởng phòng. Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng của các phòng nghiệp vụ của Cơ
sở do Giám đốc Cơ sở bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động
dựa trên cơ sở có sự chấp thuận của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
bằng văn bản.
- Phòng Tổ chức – Hành chính – Kế toán (TC-HC-KT): có trách nhiệm tham mưu
giúp Giám đốc Cơ sở thực hiện các nhiệm vụ về công tác tổ chức cán bộ, hành chính,
kế toán và công tác phục vụ học viên theo quy định hiện hành; Việc bổ nhiệm, miễn
nhiệm Kế toám của Cơ sở do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết
định dựa trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Cơ sở.
- Phòng Giáo dục - Hòa nhập cộng đồng (GD-HNCĐ): có trách nhiệm giúp Giám
đốc Cơ sở thực hiện công tác dạy văn hóa, xóa mù chữ cho học viên;
Trên cơ sở các quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tổ chức
công tác giáo dục tại Cơ sở nhằm tuyên truyền đầy đủ, cụ thể các đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng chống tệ nạn
xã hội nói chung và ma túy nói riêng. Các quy định về xử phạt vi phạm hành chính, các
chế độ, chính sách của Nhà nước, trách nhiệm, nghĩa vụ của người nghiện ma túy và
gia đình người nghiện ma túy, các nội quy, quy quy định của Cơ sở đối với học viên
trong thời gian tập trung chữa bệnh tại Cơ sở.
Phối hợp với Phòng Quản lý học viên để tổ chức các hoạt động, các buổi sinh
hoạt nhằm giúp cho học viên xác lập lại những kĩ năng sống cơ bản như kĩ năng giao

tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng hóa giải các cảm xúc tiêu cực của bản thân…
nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, phục hồi nhân cách và chuẩn bị tốt nhất
cho học viên trước khi tái hòa nhập với gia đình và với cộng đồng xã hội.
- Phòng Dạy nghề - Lao động sản xuất (DN-LĐSX): có trách nhiệm phối hợp với
các phòng, bộ phận liên quan để tham mưu giúp Giám đốc Cơ sở thực hiện nhiệm vụ
dạy nghề cho học viên theo đúng quy định hiện hành.
23


Trên cơ sở tài sản đất đai được giao, xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất, tạo ra
sản phẩm để cải thiện đời sống cán bộ và học viên.
Phối hợp chặt chẽ với phòng Quản lý học viên để tổ chức thực hiện lao động trị
liệu, lao động hướng nghiệp, lao động sản xuất phù hợp nhằm phục vụ công tác giáo
dục học viên; đồng thời tạo ra nguồn thu để cải thiện điều kiện vật chất và tinh thần
cho học viên trên cơ sở các hợp đồng liên kết với các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Phòng Quản lý học viên: tham mưu giúp Giám đốc Cơ sở thực hiện việc quản lý
học viên trong thời gian ở tại Cơ sở, bắt đầu từ khâu tiếp nhận cho tới đến khi học viên
tái hòa nhập hoặc chuyển khỏi Cơ sở theo các quy định của pháp luật hiện hành;
Tham mưu giúp Giám đốc Cơ sở phối hợp với Công an và chính quyền địa
phương trong việc xây dựng và thực hiện các phương án quản lý học viên nhằm đảm
bảo an ninh trật tự và an toàn xã hội, phát hiện xử lý ngăn chặn kịp thời các biểu hiện
vi phạm nội quy, gây rối, bạo loạn tại Cơ sở.
Phối hợp chặt chẽ với Phòng Giáo dục – Hòa nhập cộng đồng, Phòng Y tế Phục hồi sức khỏe để kết hợp tốt công tác quản lý với công tác giáo dục học viên nhằm
xây dựng môi trường thân thiện trong quá trình chữa bệnh, giáo dục học viên tại Cơ sở.
Viên chức Phòng Quản lý học viên được trang bị và sử dụng các công cụ hỗ trợ
cần thiết theo quy định của pháp luật. Việc trang bị công cụ hỗ trợ cho viên chức ở các
bộ phận nghiệp vụ khác do Giám đốc Cơ sở quyết định.
- Phòng Y tế - Phục hồi sức khỏe (YT-PHSK): có trách nhiệm thực hiện việc điều
trị, cắt cơn nghiện ma túy, giải độc, phục hồi sức khỏe, khám chữa bệnh thông thường
cho học viên, tuyên truyền giáo dục, tư vấn những vấn đề về ma túy và liên quan đế ma

túy.
Phòng Y tế - Phục hồi sức khỏe thực hiện việc khám, chữa bệnh, phục hồi sức
khỏe, công tác quản lý dược, công tác y tế dự phòng, công tác vệ sinh an toàn thực
phẩm tại Cơ sở theo đúng các quy định hiên hành của ngành y tế và ngành Lao động –
Thương binh và Xã hội.
24


- Phòng bảo vệ: có trách nhiệm phối hợp với Phòng Quản lý học viên tham mưu
giúp Giám đốc Cơ sở trong việc xây dựng và thực hiện các phương án quản lý nhằm
đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội tại Cơ sở; phát hiện, xử lý, ngăn chặn kịp thời
các trường hợp vi phạm nội quy, quy định của Cơ sở.
Thực hiện nhiệm vụ trực khu vực cổng chính, tham gia tiếp nhận học viên và
đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trong quá trình tiếp nhận học viên mới; giao trả học
viên tái hòa nhập.
Thực hiện nhiệm vụ trực các chốt gác tại Cơ sở, tuần tra kiểm soát bên ngoài
hàng rào Khu Quản lý học viên, trực tại khu vực Trạm xá của Cở sở, dẫn học viên tại
Cơ sở tham gia lao động vệ sinh.
Phối hợp với cán bộ Phòng Quản lý học viên giám sát, quản lý các học viên lao
động bên ngoài Cơ sở, kiểm tra nơi ăn, ở của học viên theo kế hoạch, đột xuất.
Phối hợp với Phòng Y tế - Phục hồi sức khỏe và các phòng ban khác thực hiện
việc đưa học viên đi khám, chữa bệnh tại các Bệnh viện tuyến trên.
Viên chức Phòng Bảo vệ được trang bị và sử dụng các công cụ hỗ trợ cần thiết
theo quy định của pháp luật.
b) Nguyên tắc làm việc tại Cơ sở
Cơ sở là việc theo chế độ Thủ trưởng và nguyên tắc tập trung dân chủ, chịu sự
lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
tỉnh Đồng Nai; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội Đông Nai về các mặt công tác chuyên môn của đơn vị do Sở thống nhất quản lý;
mọi hoạt động của Cơ sở đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và quy chế làm

việc của Cơ sở. Cán bộ, viên chức thuộc Cơ sở giải quyết công việc được giao theo
đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm, đảm bảo đúng quy định của pháp luật và
theo sự chỉ đạo của Giám đốc Cơ sở.
Các phòng thuộc Cơ sở phải có tinh thần trách nhiệm, phát huy tính chủ động
sáng tạo, ý thức tự giác, sự phối hợp trong công tác để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
25


×