Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Xây dựng và sử dụng rubric

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.64 KB, 16 trang )

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG RUBRIC TRONG ĐÁNH GIÁ
1. Khái niệm
- Tiêu chí rubric là một ma trận nhằm giúp người đánh giá có th ể đưa

ra những nhận định có hệ thống và tường minh về sản phẩm của
-

người học.
Rubric là một cách đánh giá, công cụ đánh giá được sử dụng khá rộng
rãi trong thực tiễn giáo dục và dạy học hiện nay trên thế giới
(Rubrica theo tiếng Latin có nghĩa là “vùng đất đỏ”, “phần vi ết bằng
mực đỏ trong các cuốn Kinh thánh, sách cổ”; tập tục hoặc qui tắc
được thiết lập để thực hiện /an established custom or rule of

-

procedure).
Rubric (bảng kiểm) là bảng mô tả chi tiết có tính hệ thống (theo
chuẩn, tiêu chí và mức) những kết quả (kiến thức, kỹ năng, thái độ)
mà người học nên làm và cần phải làm để đạt được mục tiêu cuối
cùng khi thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Các Rubric dùng trong dạy
học được thiết kế cho các mục đích đánh giá khác nhau, song đều
dựa trên cùng một nguyên tắc chung: so sánh, đối chi ếu và ki ểm
chứng kết quả đạt được với các chuẩn và tiêu chí đã được thống

-

nhất xây dựng trước khi thực hiện hoạt động.
Có thể coi mỗi Rubric là một ma trận 2 chiều giúp xác định (đo) giá
trị kết quả mà người học đạt được tại một “toạ độ” bất kỳ của kiến


-

thức, kỹ năng hoặc thái độ.
“Toạ độ giá trị” bất kỳ này của người học được xác định và mô tả chi
tiết theo chuẩn, tiêu chí (chỉ số) và mức chất lượng.

Mô tảMức chất lượng

Giá trị Lngười học

Ch
uẩn
(tiê
u
chí)

1


Hình 1. Chiều đánh giá của Rubric
-

Rubric gồm có 3 thành phần quan trọng: Các tiêu chí đánh giá
(Criteria), các mô tả chất lượng (Quality definition) của từng bậc tiêu
chuẩn ứng với từng tiêu chí đánh giá và cách thức cho đi ểm (Scoring
strategy).

-

Tiêu chí đánh giá được sử dụng để phân biệt giữa các kết quả (công

việc) thỏa đáng, đạt yêu cầu và các kết quả không th ỏa đáng. Những
tiêu chí này sẽ khác nhau rõ ràng giữa Rubric này v ới Rubric khác tùy
vào mục tiêu sử dụng của nó nhằm đánh giá kỹ năng nào. Các mô tả
chất lượng diễn giải chi tiết cơ sở đánh giá các kết quả ở từng thứ bậc
chất lượng. Một Rubric phải đưa ra các mô tả riêng biệt cho từng mức
độ thứ bậc chất lượng. Điều này có nghĩa, nếu Rubric có 4 bậc chất
lượng khi đánh giá tiêu chí cấu trúc của một bài ti ểu luận thì nó ph ải
đưa ra đủ 4 mô tả chi tiết và riêng biệt cho tiêu chí này đối với 4 bậc.
Cách thức cho điểm có thể là cho điểm chung (Holistic strategy) hay
cho điểm theo từng thành phần (Analytic Strategy). Khi sử dụng cách
thức cho điểm chung, giảng viên xem xét tất cả các tiêu chí đánh giá
cùng lúc để đưa ra đánh giá kết luận chung đối với kết quả công việc
của sinh viên. Ngược lại, nếu sử dụng cách thức cho điểm từng phần,
giảng viên phải đưa ra điểm số của từng tiêu chí đánh giá trong k ết

-

quả đánh giá cuối cùng. (W. James Popham, 1997).
Những điều trên cho thấy Rubric là một công cụ đánh giá cho đi ểm
trong hoạt động giảng dạy đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi
từ lâu trên thế giới. Điều này bắt nguồn từ chính những lợi ích mà nó
mang lại hay vai trò của Rubric trong việc đánh giá chất lượng công
việc.
2


2. Phân loại Rubric
Căn cứ vào chức năng và mục đích đánh giá, có thể chia rubric thành 2 loại
sau:


-

Định tính/Tổng hợp (Holistic Rubric)
Định lượng/Phân tích (Analytic Rubric)
2.1 . Rubric định tính :
Thường được sử dụng để đánh giá một cách tổng thể toàn bộ quá trình thực

-

hiện nhiệm vụ hoặc sản phẩm cụ thể.
Rubric định tính không đòi hỏi sự mô tả chi tiết về các tiêu chí (chỉ số) thực

-

hiện của từng công đoạn hay kết quả trung gian.
Rubric định tính giúp GV chấm bài nhanh, giúp HS có cái nhìn khái quát và




tổng quan hơn, phù hợp với các kỳ đánh giá tổng kết. Tuy nhiên, đánh giá kiểu
-

này không cung cấp nhiều thông tin phản hồi cho GV và HS.
Ví dụ:
Rubric tổng hợp
Mô tả

Điểm
4

3
2
1
0
2.1.

Hoàn thành đầy đủ các bài tập, chất lượng tốt, đúng hạn.
Hoàn thành đầy đủ các bài tập, chất lượng tương đối tốt, đúng hạn.
Hoàn thành hầu hết các bài tập, còn mắc lỗi, đúng hạn.
Hoàn thành được một số bài tập, còn mắc nhiều lỗi.
Không thực hiện nhiệm vụ.

Rubric định lượng (phân tích):

- Một bảng rubric phân tích mô tả chi tiết các mức độ thực hiện cho từng công
đoạn của nhiệm vụ, qua đó GV có thể đánh giá hoạt động của HS trên từng tiêu chí đã
đề ra. Với rubric phân tích, GV cho điểm từng phần sau đó cộng lại thành một điểm
tổng.
- Một rubric phân tích tương tự như một mạng lưới hoặc ma trận, thường có ba
tính năng cần thiết, cụ thể như sau:
(1) Tiêu chuẩn đánh giá:là những mục tiêu mà HS cần đạt.
(2) Chỉ số đánh giá chất lượng: cung cấp hướng dẫn chi tiết về những gì HS phải
làm để chứng minh một kỹ năng, trình độ hoặc tiêu chuẩn đã đề. Đồng thời, nó cũng
là một nguồn cung cấp thông tin phản hồi cho HS.
3


(3) Thang cấp độ đánh giá: Ứng với từng chỉ số đánh giá là thang cấp độ đánh
giá. Thang này có thể quy về điểm số 4, 3, 2, 1 hay các cấp độ như xuất sắc, giỏi, khá,
trung bình, yếu…

- Rubric phân tích mang nhiều ưu điểm bởi đó là nguồn cung cấp các thông tin chi
tiết, liên tục cho HS, GV lẫn phụ huynh về những điểm mạnh, điểm yếu và sự tiến bộ
trong quá trình học tập của HS. Bên cạnh đó, GV còn có thể sửa đổi, bổ sung và dự
thảo kế hoạch một cách linh hoạt hơn.
- Ví dụ:
Tiêu chí
đánh giá
Hình thức
báo cáo
Nội dung
báo cáo

Kỹ năng
trình bày
Trả lời câu
hỏi
Tham gia
thực hiện

Xuất sắc
10-9
Đẹp, rõ,
không lỗi
chính tả.
Đáp ứng tốt
yêu cầu, có
mở rộng, có
trích nguồn.
Nói rõ, tự
tin, thuyết

phục, giao
lưu người
nghe.
Trả lời đúng
tất cả câu
hỏi.
100% thành
viên tham
gia thực
hiện/ trình
bày.

Mô tả chất lượng
Tốt
Đạt yêu cầu
8-7
6-5

Điểm
Chưa đạt
4-0
Đơn điệu,
chữ nhỏ, còn
nhiều lỗi
chính tả.

Đẹp, rõ, còn
lỗi chính tả.

Rõ, còn lỗi

chính tả.

Đáp ứng tốt
yêu cầu, có
mở rộng.

Đáp ứng đầy
đủ các yêu
cầu.

Không đáp
ứng yêu cầu
tối thiểu.

Không rõ
lời, thiếu tự
tin, ít giao
lưu với
người nghe.
Trả lời đúng
trên ½ câu
hỏi.
≈ 60% thành
viên tham
gia thực
hiện/ trình
bày.

Nói nhỏ,
không tự tin,

không giao
lưu với
người nghe.
Trả lời đúng
dưới ½ câu
hỏi.
< 40% thành
viên tham
gia thực
hiện/ trình
bày.

Nói rõ,tự tin,
giao lưu
người nghe.
Trả lời đúng
2/3 câu hỏi.
≈ 80% thành
viên tham
gia thực
hiện/ trình
bày.
ĐIỂM TỔNG

3. Ưu, nhược điểm
3.1 Ưu điểm

4



* Đối với HS
- Ở góc độ triết lý, rubric mang tư tưởng “tạo dựng” (constructivism) theo
cách hiểu HS có thể tạo cho mình việc học tập có ý nghĩa dựa vào kinh
nghiệm của chính bản thân. Nhờ rubric mà việc học tập của HS tr ở nên rõ
ràng, có tổ chức, dễ dàng kiểm soát do có thể hình dung được các mong đợi
của GV/nhà trường /việc học tập đối với bản thân các em. Từ đó, hình thành
động cơ học tập tích cực vì đã xác định các mục tiêu cần đạt trước đó.
- Rubric là nguồn cung cấp phản hồi liên tục cho HS khi thực hiện một bài
tập hay nhiệm vụ nào đó. Việc thiết lập các tiêu chuẩn, tiêu chí chi ti ết cụ
thể sẽ hỗ trợ các thông tin cần thiết cho HS: các em biết đã làm tốt những gì,
các vấn đề tồn tại cần khắc phục là gì để sửa chữa cải thi ện nhanh chóng
nhất.
- Bên cạnh đó, rubric còn giúp HS biết được bài làm của mình được đánh giá
như thế nào, cần chuẩn bị những gì cho phù hợp vì vậy các em có thể tự đánh
giá kết quả của mình, tạo điều kiện cho việc ki ểm tra xem xét l ại công vi ệc
của mình trước khi nộp bài cho GV. Như vậy, HS sẽ trở nên độc lập hơn, nhận
thức tốt hơn, có trách nhiệm hơn và có thể tự mình giám sát việc học tập của
mình.
- Khi sử dụng rubric, HS biết chính xác những kì vọng của GV và bi ết cách làm
thế nào để có thể đạt được thành tích cao trong học tập. Hầu hết các HS
muốn vượt trội sẽ học tập chăm chỉ nếu các em tin rằng có một cơ hội cho
sự thành công. Các em sẽ nỗ lực và cố gắng nhiều hơn để đáp ứng những kì
vọng rõ ràng thể hiện cho sự thành công đó. - Sử dụng rubric thường xuyên
giúp cho HS phát triển, hoàn thiện kĩ năng giao tiếp thông qua vi ệc trao đổi
với GV và bạn bè nhờ đó mà khoảng cách giữa HS – GV, việc dạy - học có th ể
thu hẹp lại.
* Đối với GV:

5



- GV có thể nâng cao chất lượng giảng dạy bằng cách giúp HS định hướng và
tập trung đến những mục tiêu rõ ràng trong quá trình học tập. Từ đó, rubric
giúp GV có thể hình dung được chất lượng cụ thể do đó có thể lập kế hoạch
cho việc dạy và hướng dẫn HS một cách hiệu quả.
- Vì các tiêu chí là công khai, điều đó cho phép GV đánh giá chính xác, công
bằng kết quả học tập của các em. Việc đánh giá trở nên nhẹ nhàng hơn, khoa
học và thuyết phục và nhất quán hơn, tiết kiệm nhiều thời gian nhờ dựa vào
những tiêu chí đã thống nhất với HS trước đó.
- Ngoài ra, GV có thể kiểm tra được bất cứ lúc nào, nội dung nào mà HS ch ưa
nắm vững: cách sắp xếp, trình bày, ý tưởng hay tổ chức…
* Đối với phụ huynh:
- Giúp phụ huynh trong việc hiểu rõ các công việc và yêu cầu học tập của con
mình qua đó hỗ trợ giúp đỡ các em hoàn thành nhiệm vụ học tập ở nhà đồng
thời theo dõi nắm bắt kịp thời sự phát triển và tiến bộ của các em. Đặc biệt,
họ biết con mình phải làm những gì để thành công.
- Có thể thấy rằng rubric là một cầu nối quan trọng giữa nhà trường, HS và
gia đình.
3.2 . Nhược điểm

- Rubric có thể làm cho công việc nhiều hơn bởi người GV đôi lúc sẽ cảm thấy
mệt mỏi và nặng nề khi tạo và sử dụng chúng.
- Rubric có thể làm hạn chế giáo dục do nó phụ thuộc vào ý kiến chủ quan
của người GV. Những rubric được thiết kế kém chất lượng, những tiêu chuẩn
đề ra quá cao hay không phù hợp sẽ tạo áp lực cũng như trở thành những
khuôn khổ độc đoán cho công việc của các em. Đôi khi, GV bắt HS phải áp
dụng một cách chặt chẽ theo rubric, buộc tất cả mọi người nhìn vào vấn đề
và đưa ra giải pháp theo cùng một cách. Những HS sáng tạo đưa ra những suy

6



nghĩ bên ngoài rubric sẽ bị trừ điểm. Thế nên, điều đó sẽ làm mất đi những ý
tưởng và cách tiếp cận mới mẻ của HS.
4. Nguyên tắc thiết kế Rubric
Một Rubric được thiết kế tốt cần đáp ứng được những nguyên tắc cơ bản
sau:
-

“Lý tưởng hoá”: các mô tả tiêu chí cần phải được diễn đạt theo phổ (dải)

-

đi từ mức cao nhất đến mức thấp nhất (hoặc ngược lại).
Phân hoá: các mô tả tiêu chí cần phải chỉ ra được ranh gi ới (s ự khác bi ệt)
giữa các mức/cấp độ hoàn thành đối với từng người học và giữa các

-

người học với nhau.
Khách quan hoá: các mô tả tiêu chí cần phải thể hiện được hết các đặc
tính, khía cạnh của hoạt động hoặc kết quả sản phẩm thực hiện (theo
mục tiêu), bởi lẽ tiêu chí đánh giá chính là sự “diễn đạt lại mục tiêu” m ột

-

cách cụ thể.
Kích thích, tạo động lực phát triển: các mô tả tiêu chí cần ph ải ch ỉ ra được
những định hướng mà người học/người dạy cần hướng tới để thực hiện
mục tiêu, giúp người học/người dạy tự đánh giá, đánh giá và cùng đánh

giá.

5. Quy trình thiết kế
- Muốn thiết kế được Rubric trong dạy học, trước hết cần phải xác định:






Chuẩn (kiến thức, kĩ năng, thái độ).
Mục tiêu (môn học, nhiệm vụ công việc).
Nhiệm vụ, đối tượng đánh giá.
Các tiêu chí (mô tả lại mục tiêu một cách chi tiết).
Mức đạt mục tiêu (xếp hạng các tiêu chí)

- Quy trình thiết kế gồm 4 giai đoạn:


Bước 1: Xác định các chuẩn học tập mà GV cần HS đáp ứng. Xây dựng
rubric dựa những chuẩn học tập để đảm bảo HS được học những nội

7


dung và kỹ năng thích hợp. Điều này sẽ tạo ra sự phù hợp giữa hướng dẫn
cho điểm với các mục tiêu và chỉ dẫn thực tế.
• Bước 2: Từ những chuẩn học tập này, GV phát tri ển các mục tiêu học tập.
Phác thảo những gì GV muốn HS hiểu hay thể hiện (cũng như những điều
GV không muốn) trong sản phẩm hay quá trình hoàn thành nhiệm vụ học

tập của các em. Chỉ rõ các đặc điểm, kỹ năng hoặc hành vi mà GV mong
đợi, cũng như sai lầm phổ biến mà HS cần tránh.
• Bước 3: Phát triển các mục tiêu thành những tiêu chí cụ th ể, chi ti ết.
• Bước 4: Suy nghĩ những đặc trưng, khía cạnh để mô tả mỗi tiêu chí. Xác
định các cách để mô tả ở mức xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu, kém….
hay qui về điểm số như 4, 3, 2, 1… cho mỗi tiêu chí đã xác định trong bước
3.
• Bước 5a: Đối với rubric tổng hợp, viết các mô tả kỹ lưỡng cho các công
việc theo các cấp độ từ tốt đến kém (hoặc ngược lại) với mục tiêu tổng


thể đã xác định.
Bước 5b: Đối với rubric phân tích, viết mô tả kỹ lưỡng cho công việc theo
các cấp độ từ tốt đến kém (hoặc ngược lại) với từng tiêu chí riêng bi ệt.
Thông thường, nên bắt đầu với mức trung bình, sau đó mới viết mô tả
mức độ cao hơn và thấp hơn. Các mô tả cần thể hiện sự khác biệt tương
đối giữa các mỗi cấp độ. Việc sử dụng các từ ngữ cần phù hợp, rõ nghĩa
tránh gây nhằm lẫn khi mô tả các tiêu chí trong rubric.
• Bước 6: Rà soát, chỉnh sửa và thử nghiệm bản rubric dự thảo

8


 Sơ đồ quy trình thiết kế Rubric:

Xây dựng (chọn) chuẩn môn học (bài học)

Xác định mục tiêu môn học (bài học)
Xác định nhiệm vụ đánh giá


Xây dựng các tiêu chí

Phân hạng tiêu chí tổng thể
Rubric định tính

0Phân hạng tiêu chí theo từng bộ
phận Rubric Định tính

Viết mô tả chi tiết (lựa chọn chỉ số đặc thù)
Mã hóa bằng điểm số, chữ, kí hiệu…
Rà soát, chỉnh sửa, thử nghiệm
Ví dụ: Quy trình thiết kế Rubric trong bài Clo (lớp 10).


Xây dựng chuẩn bài học:
+ Kiến thức: Tính chất vật lí và tính chất hóa học của Clo.
Clo có những ứng dụng gì và điều chế Clo.
+ Kĩ năng: Viết được các phương trình phản ứng của Clo.
Dự đoán được các hiện tượng, phản ứng xảy ra và giải thích
được các thí nghiệm (nếu có) trong bài giảng.
+ Thái độ: Giáo dục học sinh thêm yêu mến môn hóa học.
Học sinh có ý thức tự giác trong giờ học tập, giáo dục ý thức bảo vệ môi

0trường, bảo vệ tài nguyên quốc gia.


Xác định mục tiêu bài học:
+ Nêu được trạng thái của khí Clo ở điều kiện thường.
9



+ Trình bày được các tính chất vật kí đặc trưng của Clo như: dCl2/kk, tính
tan…
+ Tính chất hóa học cơ bản của clo.
+ Viết các phương trình phản ứng minh họa .
+ Các phương pháp điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm và trong công
nghiệp.
+ Trạng thái tự nhiên của clo.
+ Các ứng dụng của Clo.
• Xác định nhiệm vụ đánh giá: Cho thấy được mức độ tiếp thu các kiến th ức
về bài Clo
• Xây dựng các tiêu chí:
• Viết mô tả chi tiết:
6. Cách thức sử dụng rubric
-

Bước 1: Lắng nghe GV giải thích bảng rubric trước khi giao nhiệm vụ học

-

tập cho HS.
Bước 2: Trước tiết học, ở nhà đọc và soạn bài trước dựa trên bảng rubric.
Trong quá trình chuẩn bị bài nếu có thắc mắc hoặc không hiểu phần nào

-

thì tô đậm chỗ đó để vào lớp hỏi bạn bè hay giáo viên.
Bước 3: Khi đến tiết học thì bắt buộc phải đem theo bảng rubric. Trong
quá trình học thì bám sát theo bảng rubric. Nếu chỗ nào tô đậm ch ưa hi ểu


-

và thắc mắc thì sẽ hỏi trực tiếp trên lớp.
Bước 4: Sau tiết học, về nhà HS sẽ học bài cũng dựa trên rubric đã được
bổ sung thêm trong giờ học trên lớp.

7. Yêu cầu của một rubric
-

Đưa ra các tiêu chí đánh giá phải rõ ràng, cần thiết, đủ để đáp ứng đạt
được các mục tiêu. Các tiêu chí đánh giá thường tập trung vào 3 vấn đề
trọng tâm:
• Nội dung công việc được giao cho HS nhất thiết phải rõ ràng, đầy
đủ và chính xác.
• Bài trình bày kết quả công việc của HS: được mô tả đầy đủ về yêu
cầu, thể loại, ngữ pháp, từ ngữ sử dụng, hình ảnh minh hoạ….
• Kỹ năng mà HS đã thể hiện hay đạt được: các kỹ năng cần phải
được phân biệt rõ ràng và độc lập với nhau .
10


-

Ngôn ngữ mô tả phong phú, rõ ràng, chính xác: HS và GV hướng dẫn cần
phải hiểu các định nghĩa, các chỉ số và các mẫu làm việc đ ể họ có th ể s ử
dụng rubric cải thiện việc học và đánh giá. Các từ ngữ mô tả chất lượng
phân biệt nên dễ hiểu và dễ sử dụng cho HS. Một phiếu tự đánh giá nên
luôn luôn mô tả các mức độ khác nhau của hoạt động xác thực, điều

-


khoản về chất lượng trong mỗi mô tả .
Các mức độ đánh giá được phân chia hợp lý. Mức độ đánh giá có th ể chia

-

theo loại hay theo điểm số.
Rubric cần nêu rõ các bằng chứng cho thấy sẽ được sử dụng để đo lường
hiệu suất. Bằng chứng này nên phân biệt giữa "chỉ làm việc đó"
(có/không có loại danh sách kiểm tra hiệu suất) và có khả năng đ ể phân
biệt các mức độ chất lượng hoạt động.Thiết kế một rubric phù hợp sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập bằng cách cung cấp cả HS và GV

-

những hướng dẫn rõ ràng và phổ biến về mục đích.
Rubric phải thể hiện tính công bằng và khách quan
Rubric được phân phát cho HS ngay khi bắt đầu công việc được giao.

8. Chức năng của rubric
- Định hướng, lập kế hoạch, xây dựng động cơ học tập
+ Rubric có thể được sử dụng như một bảng hướng dẫn, mô tả chi tiết,
rõ ràng về các mục tiêu cần hướng tới, nhiệm vụ học tập cần thực hiện để
đạt kết quả tốt nhất. Từ đó HS dễ dàng chủ động, lập kế hoạch học tập cho
bản thân ngay từ khi bắt đầu môn học, chương học( hay bài học). Dựa vào
bảng rubric không chỉ giúp cho HS biết trước nội dung sắp sửa học mà còn
chỉ dẫn cho HS cách thức soạn bài dễ dàng và tốt hơn. Trong quá trình tri ển
khai dạy học, GV và HS có thể cùng điều chỉnh các mô tả trong rubric cho
thật phù hợp với trình độ của HS.
+ Mặt khác, HS sẽ hình thành được động cơ học tập đúng đắn, có trách

nhiệm hơn thông qua việc nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của chính
bản thân khi so sánh, đối chiếu kết quả đạt được tại các th ời đi ểm hoàn
thành khác nhau với các tiêu chí được mô tả trong rubric.
- Hỗ trợ thúc đẩy quá trình dạy học tích cực:
11


+Từ các chuẩn cần đạt, mục tiêu, nhiệm vụ cần triển khai, GV và HS có
thể thiết kế rubric để sử dụng nhiều lần trong suốt quá trình dạy học:
trước, trong và sau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Nhờ bảng rubric đã luôn
theo sát cánh bên GV và HS chính vì vậy đã giúp cho quá trình d ạy h ọc tr ở nên
tích cực hơn dưới sự định hướng của rubric. Hơn thế nữa, rubric có thể được
sử dụng linh hoạt trong các hình thức tổ chức dạy học đa dạng như làm việc
nhóm, giờ thực hành, giờ seminar,…Do đó sử dụng rubric trong quá trình dạy
học sẽ tăng cơ hội chia sẻ, hợp tác làm việc giữa các thành viên trong nhóm,
giữa HS với nhau, tạo cho HS môi trường học tập thân thiện
- Hỗ trợ đánh giá hiệu quả
+ Rubric được sử dụng như một công cụ đánh giá, tự đánh giá và cùng
đánh giá khá hữu hiệu đối với cả HS lẫn GV. Nhờ có các mô tả chi ti ết theo
các mức độ cần đạt, HS luôn theo dõi được sự tiến bộ của bản thân, các
học sinh khác. Ngoài ra, căn cứ vào các tiêu chí được mô tả, HS có th ể giúp
cung cấp cho GV những thông tin phản hồi kịp thời, chính xác về mức độ
lĩnh hội kiến thức, kỹ năng của bản thân. Ngược lại, nhờ có rubric mà GV
có được những thông tin đánh giá một cách khách quan, giúp ki ểm soát
chặt chẽ tiến bộ của HS để có biện pháp xử lý kịp thời.
(Áp dụng đánh giá theo rubric trong d ạy h ọc – TS. Tôn Quang C ường)

12



9. Ví dụ minh hoạ
* Ví dụ 1: Bảng kiểm về tinh thần học tập của HS trên lớp:
Mức độ chăm chú nghe
giảng
TT

Họ và tên
HS

Rất
chăm
chú

Bình
thường

Chưa
chăm
chú

Phát biểu xây dựng bài

Tích
cực

Bình
thườn
g

Chưa

tích cực

Tham gia hoạt
động nhóm
Tích
cực,
hiệu
quả

Chưa
tích cực

1
2
3
4

* Ví dụ 2: Bảng kiểm về thái độ chuẩn bị mẫu vật, phương tiện dạy học

TT

Chuẩn bị mẫu vật/ PTDH
Có chuẩn bị
Chưa
Đầy
Không
đầy
Họ và
đủ,
chuẩn

Đầy đủ,
đủ,
tên HS
mẫu
bị
mẫu tốt
mẫu
không
không
tố t
tố t

Thái độ thực hành
Tích
cực,
hiệu
quả

Tích cực,
chưa
Chưa tích
hiệu
cực
quả

1
2
3
4


* Ví dụ 3: Các tiêu chí đánh giá năng lực của học sinh sau khi làm bài ki ểm tra
chương Hidrocacbon không no, chương trình lớp 11 THPT cơ bản
Nội dung
Bài kiểm tra
chương:
Hidrocacbon

Mức độ
Kém

Các tiêu chí đánh giá
- Không nắm được các kiến thức cơ bản của
chương.
- Không giải được những câu ở mức độ
13


Yếu

Trung bình
không no (hình
thức trắc
nghiệm khách
quan)

Khá

Giỏi

hiểu.

- Biết được các kiến thức của chương
nhưng chưa vận dụng để giải bài tập được.
- Nắm được các kiến thức cơ bản của
chương.
- Vận dụng được các kiến thức cơ bản để
đọc tên hợp chất, giải được một số bài tập
ở mức độ vận dụng thấp.
- Làm bài khá, nắm được lý thuyết chương
nhưng còn 1 vài sai xót trong giải bài tập.
- Chưa làm được các bài có mức độ vận
dụng cao
- Làm bài tốt, chính xác.
- Vận dụng được tất cả các kiến thức đã
học để giải được các câu theo các mức độ
khác trong bài kiểm tra.

* Ví dụ 4: Khi đưa ra một kết hoạch dạy học dự án cho bài 61: Axit cacboxylic:
Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng (Hóa 11 nâng cao), GV đưa ra ý tưởng
dự án như sau:
‘‘ Nhằm chào đón năm Kỉ Hợi 2019 sắp đến, đồng thời tạo một tình huống sinh
khí mới cho chuyên mục Em yêu Khoa hoc, Đài truyền hình TP. Huế tổ chức cuộc
thi ‘‘ Đánh thức ý tưởng’’. Sau khi vượt qua các vòng loại đầy gam go, 4 đạo diễn
trẻ tài năng cùng ekip của mình bước vào vòng chung kết. Thử thách do ban tổ
chức đặt ra trong vòng thi này là: Thực hiện một video chủ đề GIẤM- GIA V Ị C ỦA
NGÀY TẾT’’. Với vai trò là đạo diễn các em hãy cùng ekip của mình thực hiện m ột
video demo cho chương trình thể hiện được những kiến thức cơ bản của axit
axetic: tính chất hóa học, điều chế, ứng dụng… đặc biệt là ứng dụng của gi ấm
trong chế biến thực phẩm và một số thí nghiệm vui từ axit axetic’’.
Phiếu đánh giá sản phẩm của HS được GV thiết kế kèm theo dự án này như
sau:

Tiêu chí
4
Ý tưởng thực - Ý tưởng thể
hiện
hiện sự sáng
tạo, có tính
giáo dục và

3
- Ý tưởng hay,
có tính giáo
dục và khoa
học cao.

2
- Ý tưởng thể
hiện sự sáng
tạo, có tính
giáo dục và

1
- Ý tưởng thể
hiện sự sáng
tạo, có tính
giáo dục và
14


khoa học cao.
- Hấp dẫn, gây

ấn tượng,
thích thú cho
người xem.

- Có sự đầu tư,
gây được chú
ý cho người
xem.

khoa học cao.
- Có sự đầu
tư.Hấp dẫn,
gây ấn tượng,
thích thú cho
người xem.

khoa học cao.
- Ít đầu tư.

Thế hiện hiểu
biết tính chất
hóa học của
axit axetic
chính xác, đầy
đủ thông qua
thí nghiệm
hấp dẫn, thú
vị
Cách lên men Hướng dẫn
giấm

chi tiết rõ
ràng cách lên
men giấm và
các lưu ý cần
thiết
Sản xuất
Giới thiệu đầy
trong CN
đủ các
phương pháp
sản xuất
trong CN kèm
theo các
PTPƯ rõ ràng,
chính xác, đầy
đủ.
Ứng dụng
Cung cấp
nhiều thông
tin trong các
lĩnh vực chính
xác, sinh động.
Hình thức
- Các nội dung
được sắp xếp
một cách
logic, chặt
chẽ, làm nổi
bật được
những thông

tin chính của
đề tài.

Thế hiện hiểu
biết tính chất
hóa học của
axit axetic
chính xác, đầy
đủ thông qua
thí nghiệm.

Thế hiện hiểu
biết tính chất
hóa học của
axit axetic
chính xác,
tương đối đầy
đủ thông qua
thí nghiệm.

Thế hiện sơ
sài một vài
tính chất hóa
học của axit
axetic.

Hướng dẫn
chi tiết rõ
ràng cách lên
men giấm.


Hướng dẫn
khá đầy đủ
cách lên men
giấm.

Hướng dẫn
chưa chi tiết
cách lên men
giấm;

Giới thiệu đầy
đủ các
phương pháp
sản xuất
trong CN kèm
theo các
PTPƯ chính
xác.

Giới thiệu khá
đầy đủ các
phương pháp
sản xuất
trong CN kèm
theo các
PTPƯ chính
xác.

Giới thiệu

chưa đầy đủ
các phương
pháp sản xuất
trong CN, còn
một số sai sót.

Cung cấp
nhiều thông
tin trong các
lĩnh vực chính
xác.
- Các nội dung
được sắp xếp
một cách
logic, nhưng
chưa làm nổi
bật được
những thông
tin chính của
đề tài.

Cung cấp
tương đối
nhiều thông
tin trong các
lĩnh vực.
- Các nội dung
sắp xếp một
cách thiếu
logic, chưa

thể hiện được
thông tin cần
chuyển tải.
- Ít đầu tư về
kĩ thuật.

Cung cấp
thông tin sơ
sài, không có
sự đầu tư.

Nội dung
Tính chất
hóa học của
axetic

- Các nội dung
sắp xếp
không logic,
thông tin
không thể
hiện rõ.
- Kỹ thuật xử
lí công nghệ
15


Khả năng
diễn xuất


Hợp tác

- Kỹ thuật xử
lí công nghệ
tốt.
- Âm thanh,
hình ảnh phù
hợp với, hấp
dẫn, ghi chú
chính xác đầy
đủ phụ đề,
thu hút người
xem.
Tự nhiện,
nhập vai tốt,
lời thoại sinh
động, phù hợp
gây hứng thú
cho người
xem.
- Sản phẩm
mang tính tập
thể cao.
- Hợp tác tốt,
phân công
công việc hợp
lí, tạo được
hiệu quả cao.

- Có đầu tư về

kỹ thuật..
- Âm thanh,
hình ảnh phù
hợp với, ghi
chú đầy đủ
phụ đề, thu
hút người xem

- Âm thanh,
hình ảnh, ghi
chú phù hợp
nhưng chưa
đầy đủ.

tốt.
- Âm thanh,
hình ảnh còn
sơ sài, ghi chú
chưa chính
xác, sai lỗi
chính tả.

Tự nhiện,
nhập vai khá
tốt, tương đối
hấp dẫn, lời
thoại phù
hợp .

Thiếu tự

nhiện, diễn
chưa tập
trung, lời
thoại chưa
hợp lí.

Nhập vai
gượng gạo,
chưa nghiệm
túc, lời thoại
chưa hợp lí.

- Sản phẩm
mang tính tập
thể.
- Hợp tác
tương đối tốt,
phân công
công việc khá
hợp lí, tạo
hiệu quả cho
công việc.

- Sản phẩm
chưa thể hiện
rõ tính tập
thể.
- Hợp tác chưa
cao, phân
công công

việc chưa hợp
lí, hiệu quả
công việc
chưa cao.

- Sản phẩm
mang tính cá
nhân.
- Hợp tác kém,
phân công
công việc
chưa hợp lí,
hiệu quả công
việc thấp.

16



×