Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Tổ chức dạy học chương “sóng ánh sáng” vật lí 12 theo định hướng bồi dưỡng năng lực học tập hợp tác của học sinh ở trung tâm giáo dục thường xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

VŨ THI ̣ THANH VÂN

TỔ CHỨC DA ̣Y HỌC CHƢƠNG "SÓNG ÁNH SÁNG", VẬT LÍ 12
THEO ĐINH
HƢỚNG BỒI DƢỠ NG NĂNG LƢ̣C HỌC TẬP HỢP TÁC
̣
CỦA HỌC SINH Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM VẬT LÍ

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

VŨ THI ̣THANH VÂN

TỔ CHỨC DA ̣Y HỌC CHƢƠNG "SÓNG ÁNH SÁNG", VẬT LÍ 12
THEO ĐINH
HƢỚNG BỒI DƢỠ NG NĂNG LƢ̣C HỌC TẬP HỢP TÁC
̣
CỦA HỌC SINH Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM VẬT LÍ
CHUYÊN NGÀ NH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN VẬT LÍ

Mã số : 8 14 01 11



Ngƣời hƣớng dẫn khoa ho ̣c: TS. Ngô Diêụ Nga

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là cô

ng trin
̀ h nghiên cứu của chin
́ h

tác giả dưới sự
hướng dẫn trực tiế p của TS . Ngô Diê ̣u Nga . Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luâ ̣n văn này hoàn toàn trung thực , chưa từng đươ ̣c công bố trong bấ t kì mô ̣t công trình
của tác giả nào khác.
Hà Nội, tháng 10 năm 2017.
Tác giả

Vũ Thị Thanh Vân

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa học và đề tài nghiên cứu này , tác giả đã nhận được sự quan
tâm và giúp đỡ rất lớn từ quí Thầy cô, đồng nghiệp và gia đình. Tác giả xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành của mình đến:
TS. Ngô Diệu Nga - người trực tiếp hướng dẫn về mặt chuyên môn, đã rất tận

tình chỉ dẫn, định hướng và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn .
Ban giám hiê ̣u , đô ̣i ngũ cán bô ̣ quản lý , các thầy cô giảng dạy lớp cao hoc khóa
11 - Trường Đa ̣i ho ̣c Giáo du ̣c - Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i đã truyề n thu ̣ cho tác giả
những kiế n thức và kinh nghiê ̣m quý báu đã tận tình giảng dạy , chỉ dẫn tác giả trong
suốt quá trình học tập tại trường.
Phòng Sau đại học , các thầy cô trong khoa Vật lí Trường Đa ̣i ho ̣c Giáo du ̣c - Đa ̣i
học Quốc gia Hà Nô ̣i đã tạo điều kiện , hỗ trợ việc học tập và nghiên cứu của các học
viên.
Ban giám hiệu , các Thầy cô , đồng nghiệp Trung tâm giáo dục thường xuyên
Thạch Thất, Hà Nội đã quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tác giả trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài này.
Cuối cùng , tác giả xin chân thành cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã sát cánh
động viên và giúp đỡ tác giả rất nhiều trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian
hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, tháng 10 năm 2017.
Tác giả

Vũ Thị Thanh Vân

ii

,


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Viết đầy đủ


CNTT

Công nghệ thông tin

DH

Dạy học

DHHT

Dạy học hợp tác

GDTX

Giáo dục thường xuyên

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

HTHT

Học tập hơ ̣p tác

KN


Kỹ năng

NLHT

Năng lực hợp tác

NLHTHT

Năng lực học tập hợp tác

PPDH

Phương pháp dạy học

SGK

Sách giáo khoa

STAD

Student team-achievement division

TGT

Team - Game - Tournament

TNSP

Thực nghiệm sư phạm


TTGDTX

Trung tâm giáo du ̣c thường xuyên

THCN

Trung học chuyên nghiê ̣p

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii
Danh mu ̣c các ký hiê ̣u, các chữ viết tắt ......................................................................... iii
Mục lục .......................................................................................................................... iv
Danh mu ̣c các bảng ....................................................................................................... vii
Danh mu ̣c các hình vẽ , sơ đồ ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu. ..........................................................................................2
2.1. Những vấn đề nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài. .................................2

2.2. Những vấn đề nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài ......................................3
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài ...................................................................................4
4. Giả thuyết khoa học .....................................................................................................4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................4
6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................................4
7. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................5
8. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................5
8.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận. ..............................................................................5
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ...........................................................................5
8.3. Phương pháp thố ng kê toán học. ..............................................................................5
9. Những đóng góp mới của đề tài ..................................................................................5
10. Cấu trúc luận văn .......................................................................................................5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC VẬT LÍ
THEO HƢỚNG BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC HỢP TÁC Ở HỌC SINH ..................7
1. 1. Những khái niê ̣m cơ bản về ho ̣c tâ ̣p hợp tác. ..........................................................7
1.1.1. Khái niệm hợp tác ..................................................................................................7
1.1.2. Nhóm học tập hợp tác ............................................................................................7
1.1.3. Hoạt động học tập hợp tác .....................................................................................8

iv


1.2. Năng lực học tập hợp tác ..........................................................................................9
1.2.1. Khái niệm năng lực................................................................................................9
1.2.2. Năng lực học tập hợp tác .....................................................................................10
1.2.3. Các kĩ năng thành phần của năng lực học tập hợp tác ........................................11
1.3. Dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực hợp tác ..................................................13
1.3.1. Dạy học hợp tác ...................................................................................................13
1.3.2. Một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực tự chủ
chiếm lĩnh kiến thức và bồi dưỡng năng lực học tập hợp tác ở học sinh ......................15

1.4. Thực trạng da ̣y ho ̣c theo hướng bồ i dưỡng năng lực ho ̣c tâ ̣p hơ ̣p tác củ a ho ̣c sinh ở
Trung tâm Giáo dục thường xuyên ................................................................................21
1.4.1. Một số nghiên cứu về Trung tâm giáo dục thường xuyên...................................21
1.4.2. Thực tiễn về hoạt động dạy học Vật lí theo hướng bồi dưỡng năng lực hợp tác
của học sinh ở Trung tâm GDTX thuộc thành phố Hà Nội..........................................25
Kết luận chương 1. ........................................................................................................29
Chƣơng 2. THIẾT KẾ PHƢƠNG ÁN DẠY HỌC CHƢƠNG “SÓNG ÁNH
SÁNG” VẬT LÍ 12 THEO HƢỚNG BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC HỢP TÁC Ở
HỌC SINH. ..................................................................................................................30
2.1. Vị trí của chương “ Sóng ánh sáng” Vật lí 12 ........................................................30
2.2. Phân tích nội dung kiến thức chương “Sóng ánh sáng” – Vật lí 12 .......................31
2.2.1. Nội dung kiến thức khoa học về tính chất sóng của ánh sáng .............................31
2.2.2. Cấu trúc nội dung chương “Sóng ánh sáng” – Vật lí 12 .....................................40
2.3. Mục tiêu dạy học chương “Sóng ánh sáng” – Vật lí 12 .........................................41
2.3.1. Mục tiêu kiến thức và cấp độ nhận thức ..............................................................41
2.3.2. Mục tiêu kĩ năng. .................................................................................................43
2.3.3. Mục tiêu tình cảm, thái độ. ..................................................................................44
2.4. Thiết kế các phương án dạy học chương “ Sóng ánh sáng” Vật lí 12 theo định hướng
phát triển năng lực ...........................................................................................................44
Kế t luâ ̣n chương 2 .........................................................................................................70
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM...................................................................71
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm .......................................................................71
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ......................................................................71

v


3.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ............................................................................71
3.4. Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm .......................................................71
3.5. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm .............................................72

3.5.1. Đối tươ ̣ng và hình thức đánh giá .........................................................................72
3.5.2. Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm .................................................72
3.5.3. Phân tích diễn biến và đánh giá của quá trình thực nghiệm sư phạm qua từng bài
học..................................................................................................................................80
Kết luận chương 3 .........................................................................................................93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................94
1. Kết luận......................................................................................................................94
2. Khuyến nghị ..............................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................96
PHỤ LỤC .....................................................................................................................98

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Nhóm KN tổ chức và quản lí của năng lực hợp tác ......................................11
Bảng 1.2. Nhóm KN hoạt động của năng lực hợp tác ...................................................12
Bảng 1.3. Nhóm KN đánh giá của năng lực hợp tác .....................................................13
Bảng 1.4. Cơ chế đánh giá theo cấu trúc STAD............................................................16
Bảng 1.5. Cơ chế đánh giá theo cấu trúc TGT ..............................................................17
Bảng 1.6. Các bước tổ chức hoạt động nhóm theo cấu trúc ghép hình ........................18
Bảng 1.7. Qui trình tổ chức dạy học theo nhóm ...........................................................19
Bảng 3.1. Bảng tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ trên phiếu học tập ..72
Bảng 3. 2. Bảng tiêu chí đánh giá tính tích cực hoạt động học tập của nhóm .............73
Bảng 3.3. Bảng tiêu chí đánh giá bài thuyết trình và Powerpoint của mỗi nhóm HS ...75
Bảng 3.4. Bảng tiêu chí đánh giá quá trình hoạt động nhóm ........................................77
Bảng 3.5. Bảng kết quả phiếu học tập (điểm GV 1) .....................................................85
Bảng 3.6a. Bảng kết quả thực hiện các nhiệm vụ của nhóm (GV2) .............................86
Bảng 3.6b. Bảng kết quả thực hiện các nhiệm vụ của nhóm (GV2) .............................87

Bảng 3.7. Bảng kết qủa đánh giá thuyết trình và powpoint (GV3) ...............................87
Bảng 3.8. Bảng điểm đánh giá quá trình hoạt động nhóm (HS) ...................................87
Bảng 3.9. Bảng điểm đánh giá các bài kiể m tra (KT) ...................................................88
Bảng 3.10. Bảng kết quả học tập ...................................................................................90

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Sơ đồ cấu tạo quang phổ lăng kính................................................................33
Hình 2.2. Quang phổ liên tục .........................................................................................34
Hình 2.3. Quang phổ vạch phát xạ của một số chất ......................................................34
Hình 2.4. Quang phổ vạch hấp thụ ................................................................................34
Hình 2.5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm giao thoa ..................................................................36
Hình 2.6. Sơ đồ nguyên lý thí nghiệm giao thoa ...........................................................37
Hình 2.7. Lưỡng lăng kính Fresnel và lưỡng thấu kính Billet ......................................38
Hình 2.8. Xác định tính chất vân giao thoa ...................................................................38
Sơ đồ 2.1. Cấu trúc nội dung các kiến thức chương tính chất sóng ánh sáng ...............41

viii


ix


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất nước ta đang thực hiện chính sách mở cửa , đẩ y ma ̣nh quan hê ̣ với các
nước trên thế giới, để đáp ứng yêu cầu của xã hội chúng ta phải đào tạo được những
con người biế t ho ̣c tâ ̣p , biế t làm viê ̣c hơ ̣p tác . Trong những năm qua, Đảng và nhà

nước ta đã thực hiê ̣n nhiề u chủ trương , chính sách để đổi mới , làm hiện đại hóa nền
giáo dục theo hướng tiếp cận các nền giáo dục tiên tiến thế giới nhưng phù hợp với
thực tiễn, văn hóa Viê ̣t Nam. Nghị quyết kì họp thứ 8, Quốc hội khoá XI về đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam đã nêu rõ: "Phát triển giáo dục và đào tạo
là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình
giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm
chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường
kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội".
Nghị quyết đặc biệt nhấn mạnh đến việc đổi mới phương pháp dạy học hiện
nay là: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại;
phát huy tính tích cực; chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người
học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy
cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi
mới tri thức, kĩ năng phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ
chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên
cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học".
Các quan điểm đó được thể chế hóa trong luật Giáo dục

2005, điều 5.2 nêu

rõ: Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy
sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực
hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.
Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiê ̣n bước chuyể n từ chương trin
̀ h tiế p
câ ̣n nô ̣i dung sang chương trình tiế p câ ̣n năng lực của người ho ̣c

, nghĩa là từ chỗ

quan tâm đế n viê ̣c HS ho ̣c đươ ̣c cái gì đế n chỗ quan tâm HS vâ ̣n du ̣ng đươ ̣c cái gì

qua viê ̣c ho ̣c. Để đảm bảo đươ ̣c điề u đó nhấ t đinh
̣ phải thực hiê ̣n thành công chuyể n
từ PPDH theo lố i truyề n thu ̣ mô ̣t chiề u sang da ̣y cách ho ̣c , cách vận dụng kiến thức,
rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh.
Trong các loa ̣i năng lực cầ n hình thành và phát triể n ở học sinh có năng lực
hợp tác. Năng lực hơ ̣p tác đươ ̣c hiể u là khả năng tương tác của cá nhân với cá nhân

1


và tập thể trong học tập và cuộc sống . Năng lực hơ ̣p tác cho thấ y khả năng làm viê ̣c
hiê ̣u quả của cá nhân trong mố i quan hê ̣ với tâ ̣p thể , trong mố i quan hê ̣ tương trơ ̣ lẫn
nhau để cùng hướng tới mô ̣t mu ̣c đić h chung . Đây là một năng lực rất cần thiết
trong xã hô ̣i hiê ̣n đa ̣i, khi chúng ta đang số ng trong mô ̣t môi trường , mô ̣t không gian
rô ̣ng mở của quá trình hô ̣i nhâ ̣p . Năng lực hợp tác được xem là một trong những
năng lực quan trọng của con người trong xã hội hiện nay, chính vì vậy, phát triển
năng lực hợp tác từ trong trường học đã trở thành một xu thế giáo dục trên thế giới.
Chương “Sóng ánh sáng” Vật lí 12 là một chương rất quan trọng trong chương
trình vật lý THPT và được ứng dụng nhiều tr ong thực tiễn , có rất nhiều vấn đề cần
khai thác để làm tích cực hóa hoa ̣t đô ̣ng nhâ ̣n thức của ho ̣c sinh , giúp HS phát triển
các năng lực. Tuy nhiên viê ̣c phát triể n năng lực hơ ̣p tác cho HS trong da ̣y ho ̣c Vâ ̣t
lí vẫn chưa được nhiề u tác giả quan tâm nghiên cứu.
Với tấ t cả những lí do nêu trên , chúng tôi đã cho ̣n đề tài “ Tổ chức dạy học
chương “Sóng ánh sáng” Vật lí 12 theo đi ̣nh hướng bồ i dưỡng năng lực học tập
hợp tác của học sinh ở Trung tâm

Giáo dục Thường xuyên ” nhằ m đóng góp mô ̣t

phần tư liê ̣u cho viê ̣c giảng da ̣y bô ̣ môn Vâ ̣t lí phù hơ ̣p với xu hướng phát triể n năng
lực của HS góp phần đổ i mới phương pháp dạy học ở nước ta hiê ̣n nay .

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Những vấn đề nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài
Những phương pháp ho ̣c tâ ̣p hơ ̣p tác đươ ̣c phát triể n vào những năm 1970 (như
Nhóm học sinh -Phân chia thành công
(Student Teams -Achievement Divisions
STAD) hay Nhóm -Trò chơi -Giải đấu (Teams-Games-Tournaments), Phương pháp
Johnsons (Johnsons’ methods)) tuy áp du ̣ng tố t xuyên suố t các khố i lớp và môn ho ̣c ,
lại không đặc biệt phù hợp với một môn học hay khối lớp cụ thể nào . Vì thế, những
phương pháp này chỉ mang tin
́ h hỗ trơ ̣ cho phương pháp giảng da ̣y truyề n thố ng . Từ
năm 1980, Đa ̣i ho ̣c Johns Hopkins đã bắ t đầ u chú ý vào phương pháp ho ̣c tâ ̣p hơ ̣p
tác toàn diện , nhằ m thay thế hoàn toàn phương pháp cũ ở tấ t cả các môn ho ̣c và
khố i lớ p. Hai dự án chính đươ ̣c nghiên cứu và đã thành công là Team Accelerated
Instruction – TAI dành cho môn toán từ lớp 3 đến lớp 6, và Cooperative Integrated
Reading and Composition – CIRC dành cho các môn đo ̣c , viế t và nghê ̣ thuâ ̣t ngôn
ngữ từ lớp 3 đến lớp 5.
Tại quận Bay Shore (New York), giáo viên của 2 trường trung ho ̣c đang sử du ̣ng
phương pháp CIRC trong da ̣y đo ̣c, viế t và nghê ̣ thuâ ̣t ngôn ngữ , còn phương pháp

2


STAD đươ ̣c dùng trong môn toán

. Ở Alexandria , Virginia, Trường MT . Vernon
Community đang làm viê ̣c với dự án Làm chủ trong ho ̣c tâ ̣p thuô ̣c Tổ chức giáo du ̣c
quố c gia, nhằ m lên kế hoa ̣ch xây dựng trường ho ̣c hơ ̣p tác . Nhiề u trường trên khắ p
nước Mỹ đã áp du ̣ng thành công phương pháp TAI giờ tiếp tục chuẩn bị thêm CIRC
vào trong các môn đọc và viết , và hướng đến ứng dụng toàn bộ mô hình trường học
hơ ̣p tác . Không chỉ các trường cấ p tiể u ho ̣c , mà cả các trường trung học cơ sở và

trung ho ̣c phổ thông cũng đã bắ t đầ u nghiên cứu theo hướng đi này .
Mô hiǹ h ho ̣c tâ ̣p hơ ̣p tác đã đươ ̣c thử nghiê ̣m thành công ta ̣i nhiề u ngôi trường
thành phố, nông thôn hay ngoa ̣i ô ở Mỹ , Canada, Israel, Tây Đức và Nigeria , ở tất
cả các cấp lớp từ lớp 2 đến lớp 12, và trong tất cả các môn học như toán , nghê ̣ thuâ ̣t
ngôn ngữ , viế t, đo ̣c, nghiên cứu xã hô ̣i , và khoa học . Từ các môn ho ̣c khó như đo ̣c
hiể u, giải quyết các vấn đề toán học

, cho đế n những môn cơ bản như phát

âm,

phương pháp Ho ̣c tâ ̣p hơ ̣p tác đề u cho thấ y hiê ̣u quả tić h cực . [20]
2.2. Những vấn đề nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu tổ chức dạy học thế nào để bồi
dưỡng được năng lực học tập hợp tác đã được quan tâm ở các cấp học, các môn học.
Có nhiều nhà nghiên cứu khoa học giáo dục, các nghiên cứu sinh và học viên cao
học quan tâm tới việc nghiên cứu về vấn đề này: Trong cuốn “Phương pháp dạy
học truyền thống và đổi mới” tác giả Thái Duy Tuyên đã khái quát bản chất, đặc
điểm và ý nghĩa của dạy học hợp tác, Hoàng Công Kiên với đề tài “vận dụng
phương pháp dạy học hợp tác trong môn toán ở Tiể u học” (Luận án tiến sĩĐHSPHN- 2010), Trần Thị Thanh Huyền với đề tài “Sử dụng phương pháp dạy học
hợp tác nhóm nhỏ trong dạy học Hóa học lớp 11- chương trình nâng cao ở trường
THPT” (Luận văn Thạc sĩ- ĐHSP TP HCM- 2010), Nguyễn Thành Kỉnh với đề tài
“Phát triển kỹ năng dạy học hợp tác cho giáo viên Trung học cơ sở” (Luận án Tiến
sĩ- ĐH Thái nguyên-2010), Lê Hải Thanh với đề tài “Xây dựng và tổ chức dạy học
chủ đề tích hợp “Âm thanh” ở THCS” nhằm bồi dưỡng năng lực học tập hơ ̣p tác ở
học sinh (Luận văn Thạc sĩ- ĐH GD- ĐHQGHN- 2016)…
Về vấn đề nghiên cứu cách thức tổ chức dạy học chương Tính chất sóng – Vật lí
12 theo hướng phát huy tính tích cực chiếm lĩnh kiến thức, bồi dưỡng năng lực tự
học ở học sinh cũng đã có các nghiên cứu như: Nguyễn Thị Vui với đề tài: “Biên
soạn tài liệu và tổ chức hướng dẫn học sinh tự học theo môđun trong dạy học

chương “Sóng ánh sáng” Vật lí lớp 12 THPT” (Luận văn Thạc sĩ- ĐHSPHN2-

3


2014), Bùi Văn Thành với đề tài “Xây dựng Rubric để tổ chức dạy học chương
“Tính chất sóng ánh sáng” theo định hướng phát triển năng lực” (Luận văn Thạc sĩĐHSPHN2- 2016)…
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu hệ thống quan điểm lý luận về dạy học theo định hướng phát triển năng
lực học sinh để thiết kế phương án dạy học chương “Sóng ánh sáng” Vâ ̣t lí 12 nhằm
phát huy tích cực tự chủ chiếm lĩnh kiến thức, năng lực học tập hợp tác của học sinh
ở Trung tâm Giáo du ̣c Thường xuyên .
4. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng cơ sở lí luận dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh,
thiết kế được phương án dạy học chương “Sóng ánh sáng” Vâ ̣t lí 12 phù hợp với
vốn kiến thức, trình độ nhận thức của học sinh ở Trung tâm Giáo dục Thường xuyên
thì có thể phát huy tích cực tự chủ chiếm lĩnh kiến thức, năng lực học tập hợp tác
của học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận da ̣y ho ̣c về đổ i mới PPDH Vâ ̣t lí để thiế t

kế tiế n trình

dạy học Vật lí theo hướng bồi dưỡng NLHT của HS.
- Nghiên cứu nội dung chương trình vật lí 12, nghiên cứu sâu chương "Sóng ánh
sáng”
- Điều tra thực trạng dạy học chương "Sóng ánh sáng" Vật lí 12 ở Trung tâm
GDTX trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
- Thiết kế tiến trình dạy học chương "Sóng ánh sáng" theo đinh
̣ hướng bồ i dưỡng

năng lực hơ ̣p tác ở học sinh.
- Tiế n hành thực nghiệm sư phạm ở trung tâm GDTX nhằm đánh giá tính khả
thi của các tiến trình dạy học đã đề xuất.
6. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống lí luận về dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
- Các hoạt động dạy và học của GV và HS khi dạy học chương "Sóng ánh sáng"
Vật lí 12.
* Khách thể nghiên cứu:
- Hoạt động dạy học ở trung tâm GDTX

4


- Mẫu khảo sát : Học sinh ở Trung tâm GDTX huyện Tha ̣ch Thấ t , thành phố Hà
Nô ̣i.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung kiến thức về "Sóng ánh sáng" Vật lí 12.
- Thiết kế phương án dạy học chương "Sóng ánh sáng" Vật lí 12 theo đinh
̣
hướng bồ i dưỡng năng lực hơ ̣p tác ở học sinh.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu luật Giáo dục , Văn kiện của Đảng , Nhà nước cùng các chỉ thị của
bô ̣ Giáo du ̣c và đào ta ̣o v ề vấn đề đổi mới PPDH hiện nay ; Nghiên cứu các tạp chí
khoa học, tạp chí Giáo dục , kỷ yếu hội thảo ; Nghiên cứu cơ sở lý luâ ̣n về DHHT
theo hướng bồ i dưỡng NLHT cho HS; Nghiên cứu nội dung, chương trình vật lí lớp
12 đặc biệt chú trọng chương "Sóng ánh sáng"
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng dạy học môn Vật lí ở Trung tâm

GDTX .
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức dạy học thực nghiệm các
phương án dạy học đã thiết kế để kiểm nghiệm tính khả thi của giả thuyết khoa học.
8.3. Phương pháp thố ng kê toán học
Sử du ̣ng phương pháp thố ng kê toán ho ̣c để xử lí kế t quả thực nghiê ̣m sư pha ̣m.
9. Những đóng góp mới của đề tài
- Về lý luâ ̣n:
+ Góp phần hệ thống hóa được cơ sở lí luận của việc DH theo hướng bồ i dưỡng
NLHT cho ho ̣c sinh THPT;
+ Xây dựng được công cụ câu hỏi, bài tập, tiêu chí xác định tính tích cực, tự chủ,
năng lực hợp tác.
- Về thực tiễn : Các phương án dạy học chương "Sóng ánh sáng" theo hướ ng
bồ i dưỡng năng lực hợp tác ở ho ̣c sinh có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên
Vật lí ở Trung tâm GDTX, sinh viên các trường sư phạm. Qua đó đóng góp phần
nào việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí ở
trường Phổ thông.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nô ̣i dung luận văn gồm có 3 chương:

5


Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của da ̣y ho ̣c Vâ ̣t lí theo hướng bồ i
dưỡng năng lực hợp tácở ho ̣c sinh.
Chương 2. Thiết kế các phương án dạy học chương "Sóng ánh sáng" Vật lí 12
theo hướng bồ i dưỡng năng lực hợp tác ở học sinh.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm

6



CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC VẬT LÍ
THEO HƢỚNG BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC HỢP TÁC Ở HỌC SINH
1. 1. Nhƣ̃ng khái niêm
̣ cơ bản về ho ̣c tâ ̣p hơ ̣p tác
1.1.1. Khái niệm hợp tác
Theo từ điển Tiếng Việt, hợp tác là “chung sức, giúp đỡ qua lại với nhau”. Theo
Nguyễn Lân trong “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” hợp tác là cùng làm một việc với
nhau.
Nhìn chung, hợp tác là sự kết hợp giữa hai hoặc nhiều người thành một nhóm,
trong đó mỗi người đảm nhận một vai trò khác nhau và cùng phối hợp, giúp đỡ,
chia sẻ lẫn nhau nhằm giải quyết một nhiệm vụ chung nào đó.
Phân tích về định nghĩa hợp tác trong các từ điển và sự hợp tác trong cuộc sống,
có thể rút ra một số đặc điểm của sự hợp tác như:
- Có mục đích chung trên cơ sở cùng có lợi
- Bình đẳng, tin tưởng lẫn nhau và tự nguyện hoạt động
- Phụ thuộc lẫn nhau trên cơ sở trách nhiệm cá nhân cao
- Cùng chung sức, giúp đỡ hỗ trợ và bổ sung cho nhau
1.1.2. Nhóm học tập hợp tác
Khi phân tích, so sánh đặc trưng của nhóm học tập hợp tác và các nhóm xã hội
khác, ta thấy chúng tồn tại những khác biệt. Sự khác biệt này được quy định bởi nội
dung hoạt động mà nhóm học tập đang tiến hành. Vì vậy, sẽ là sai lầm nếu chúng ta
chỉ dừng lại phân tích các đặc trưng của nhóm học tập hợp tác trên phương diện
Tâm lí học xã hội bỏ qua phương diện lí luận DH. Các quan hệ tình cảm và quan hệ
giao tiếp giữa cá nhân trong nhóm vừa là kết quả vừa là phương tiện, điều kiện để
tiến hành hoạt động chung. Như vậy, hoạt động học tập chung đã biến một tập hợp
các cá nhân riêng rẽ thành một cộng đồng năng động và liên kết, một đơn vị cấu
thành nên tập thể lớp học.
Từ toàn bộ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng: Nhóm học tập hợp tác là

một đơn vị cấu thành của tập thể lớp học bao gồm một tập hợp những cá nhân HS
được liên kết với nhau trong một hoạt động chung nhằm thực hiện những nhiệm vụ

7


học tập chung, đồng thời trong quá trình liên kết đó sẽ hình thành và tích hợp các
quan hệ tình cảm, các chuẩn mực và qui tắc nhóm.
1.1.3. Hoạt động học tập hợp tác
Học tập hợp tác là một bộ những phương pháp hướng dẫn , theo đó ho ̣c sinh với
những năng lực ho ̣c tâ ̣p khác nhau làm viê ̣c theo các nhóm nhỏ . Học sinh trong mỗi
nhóm không chỉ học những kiến thức được dạy trên lớp , mà còn có trách nhiệm
giúp đỡ các bạn cùng nhóm tiến bộ . Thường sẽ đưa ra mu ̣c tiêu của nhóm , và cả
nhóm sẽ đượ c thưởng khi đa ̣t đươ ̣c mu ̣c tiêu đó . Trong mô hin
̀ h này , dù ở bất kì
môn ho ̣c nào , học sinh cũng đều được khuyến khích không chỉ đưa ra kết quả mà
còn giải thích những ý tưởng hay kĩ năng để đạt được kết quả đó cho bạn bè

cùng

hiể u.
1.1.3.1.Đặc điểm của học tập hợp tác
- Dựa vào tính độc lập, tích cực của các thành viên trong nhóm. Mục tiêu học
tập được cấu trúc sao cho mọi thành viên quan tâm tới kết quả chung của toàn nhóm
cũng như của mỗi cá nhân. [6]
- Trách nhiệm cá nhân cần được xác định rõ ràng khi giao nhiệm vụ và khi đánh
giá kết quả.
- Các thành viên trong nhóm cần được lựa chọn theo sự đa dang về năng lực,
tính cách và sự trải nghiệm của bản thân.
- Mục tiêu hoạt động tập trung vào sự phát triển tối đa năng lực của mọi thành

viên và duy trì quan hệ thân ái giữa các thành viên trong nhóm.
- Cuối mỗi hoạt động học tập, mỗi nhóm cần cùng giáo viên phân tích kết quả để
xác lập kiến thức đúng đắn và rút ra các kinh nghiệm cho các hoạt động tiếp theo.
1.1.3.2.Những ưu, nhược điểm của hoạt động học tập hợp tác
*Ưu điểm
- Tạo sự thành công trong học tập cho mỗi thành viên trong nhóm. Khi hoạt
động học tập hợp tác , không chỉ giúp ho ̣c sinh thể hiê ̣n hế t năng lực của mình , học
tâ ̣p hơ ̣p tác còn giúp cho lớp ho ̣c thành công hơn nhờ viê ̣c khuyế n khích ho ̣c sinh
giúp đỡ lẫn nhau . Những ho ̣c sinh châ ̣m có thể hiể u lời giảng rõ hơn khi có ba ̣n bè
“phiên dich”
̣ hô ̣ “ngôn ngữ của giáo viên” thành “ngôn ngữ của tr ẻ em” . Ngay cả
các học sinh giỏi cũng được lợi từ hoạt động này , vì mỗi lần giảng giải cho bạn hiểu
cũng là một lần các em hiểu bài kĩ hơn . Cuố i cùng, vì trong học tập hợp tác tất cả sẽ

8


cùng nhau làm việc , nên những học sinh yếu sẽ không có cơ hội để giấu khuyết
điể m mà buô ̣c phải tiế n bô ̣ bằ ng mo ̣i cách . [16]
- Tăng cường khả năng tư duy phê phán. Khi học tập hợp tác, mỗi học sinh
được tham gia chính quá trình tư duy của mình và cuộc thảo luận lành mạnh trong
một môi trường được tôn trọng sẽ giúp họ nắm bắt, kiểm tra, đánh giá thông tin một
cách hợp lí, áp dụng chúng một cách phù hợp, sáng tạo, đồng thời các thao tác tư
duy được rèn luyện với tần số cao.
- Tạo ra tâm lí lành mạnh. Được tham gia các hoạt động học tập hợp tác, học
sinh được rèn luyện những phẩm chất tốt như: tình cảm chín chắn, yêu thương lẫn
nhau, thấu hiểu hoàn cảnh của người khác một cách có ý thức và tình cảm,tính cách
mạnh mẽ, trung thực, lạc quan…
- Tăng cường thái độ tích cực với môn học, Khi hoạt động học tập hợp tác, giúp
cho mọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho

các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên
quan đến nội dung bài học, cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ học tập để
chiếm lĩnh được kiến thức. [16]
* Nhược điểm
- Một số học sinh do nhút nhát hoặc vì một lí do nào đó không tham gia vào
hoạt động chung của nhóm, nên nếu GV không phân công hợp lí có thể dẫn đến tình
trạng chỉ có một vài học sinh khá tham gia còn đa số học sinh khác không hoạt
động.
- Ý kiến các nhóm có thể quá phân tán hoặc mâu thuẫn gay gắt với nhau (nhất
là đối với các môn Khoa học xã hội).
- Thời gian có thể bị kéo dài
- Với những lớp có sĩ số đông hoặc lớp học chật hẹp, bàn ghế khó di chuyển thì
khó tổ chức hoạt động nhóm. Khi tranh luận, dễ dẫn tới lớp ồn ào, ảnh hưởng đến
lớp khác.
1.2. Năng lực học tập hợp tác
1.2.1. Khái niệm năng lực
Theo Bernd Meiner - Nguyễn Văn Cường, năng lực được định nghĩa như sau:
“Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải
quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong các tình huống thay đổi thuộc các tính lĩnh vực

9


nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm
cũng như sẵn sàng hành động”. [5]
Theo các tác giả này thì cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là
sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương
pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể.
- Năng lực chuyên môn (professional competency): Là khả năng thực hiện các
nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách

độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Nó được tiếp nhận qua
việc học nội dung- chuyên môn và chủ yếu gắn với khả năng nhận thức và tâm lí
vận động.
- Năng lực phương pháp (Methodical competency): Là khả năng đối với
những hành động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các
nhiệm vụ và vấn đề. Năng lực phương pháp bao gồm năng lực phương pháp chung
và phương pháp chuyên môn. Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả
năng tiếp cận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức. Nó được tiếp nhận
qua việc học phương pháp luận - giải quyết vấn đề.
- Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích trong
những tình huống giao tiếpứng xử xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác
nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Nó được tiếp nhận qua
việc học giao tiếp.
- Năng lực cá thể (Induvidual competency): Là khả năng xácđịnh, đánh giá
được những cơ hội phát triển cũng như giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu,
xây dựng và thực hiện kế hoach phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá
trịđạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử. Nó được tiếp nhận
qua việc học cảm xúc - đạo đức và liên quan đến tư duy, hành độngtự chịu trách
nhiệm.
Bốn năng lực thành phần trên cũng có thể được chia nhỏ hơn thành các năng
lực cụ thể như năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng
lực giao tiếp… trong đó năng lực học tập hợp tác là một trong những năng lực quan
trọng, giúp học sinh thích ứng được với cuộc sống.
1.2.2. Năng lực học tập hợp tác
Năng lực luôn gắn với một hoạt động cụ thể, năng lực gắn với hoạt động hợp
tác trong nhóm gọi là năng lực hợp tác. Năng lực hợp tác là khả năng tổ chức và

10



quản lí nhóm, thực hiện các hoạt động trong nhóm một cách thành thạo, linh hoạt,
sáng tạo nhằm giải quyết nhiệm vụ chung có hiệu quả.
Một người có năng lực hợp tác phải có kiến thức, kĩ năng và thái độ hợp tác
như:
- Kiến thức hợp tác: người có kiến thức hợp tác là người nêu được khái niệm,
mục đích, ý nghĩa hợp tác; phân tích được quy trình hợp tác, các hình thức hợp tác;
Trình bày được các cách tạo nhóm, kĩ thuật hoạt động nhóm, vai trò của từng vị trí
trong nhóm...
- Các kĩ năng hợp tác: người có năng lực hợp tác cần phải thực hiện được các kĩ
năng (KN) thành phần như sau: KN tổ chức nhóm hợp tác, KN lập kế hoạch hợp
tác, KN tạo môi trường hợp tác, KN giải quyết mâu thuẫn, KN diễn đạt ý kiến, KN
lắng nghe và phản hồi, KN viết báo cáo, KN tự đánh giá, KN đánh giá lẫn nhau.
Đây là thành tố biểu hiện cao nhất của năng lực hợp tác. [16]
- Thái độ hợp tác:
+ Tích cực hoạt động nhóm: Các thành viên trong nhóm tích cực tham gia hoạt
động nhóm và động viên nhau cùng tham gia.
+ Chung sức hoàn thành nhiệm vụ: Các thành viên trong nhóm đồng tâm, hợp
lực hoàn thành nhiệm vụ chung, có trách nhiệm với sự thành công của nhóm.
+ Chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau: Các thành viên trong nhóm tôn trọng, chia sẻ, ủng
hộ, giúp đỡ lẫn nhau cùng hoàn thành nhiệmvụ.
1.2.3. Các kĩ năng thành phần của năng lực học tập hợp tác
Để hình thành và phát triển NLHT cho HS, cần phải xác định cấu trúc NLHT.
NLHT gồm kiến thức về hợp tác, KN hợp tác và thái độ hợp tác. Trong nghiên cứu
này, chúng tôi chú trọng đến rèn luyện các KN hợp tác, từ việc rèn luyện KN hợp tác
HS cũng hiểu sâu hơn về kiến thức hợp tác và có thái độ tốt trong quá trình hợp tác.
Các kỹ năng hợp tác bao gồm: [10] , [16]


Nhóm kỹ năng tổ chức và quản lí
Bảng 1.1. Nhóm KN tổ chức và quản lí của năng lực hợp tác


Kĩ năng
Tiêu chí
Tổ chức Biết cách di chuyển,
nhóm
tập hợp nhóm.
hợp tác
Đảm nhận được các
vai trò khác nhau
trong nhóm.

Yêu cầu đạt đƣợc
Di chuyển một cách trật tự, nhanh nhẹn, tập hợp
đúng nhóm theo yêu cầu, thời gian dưới 1 phút
Xác định đúng nhiệm vụ và công việc cụ thể
của từng vị trí trong nhóm, thực hiện có hiệu
quả các hoạt động để hoàn thành tốt nhiệm vụ

11


Tập trung chú ý.

Xác định được cách
thức hợp tác.
Lập kế Đảm nhận được các
hoạch
vai trò khác nhau
hợp tác
trong nhóm.

Tự đánh giá và đánh
giá đồng đẳng.

Tạo môi
trường

Có thái độ hợp tác.

Chia sẻ, giúp đỡ lẫn
nhau.
Tranh luận ôn hòa.

Giải
quyết
mâu
thuẫn


Biết kiềm chế bản
thân.
Phát hiện và giải
quyết được mâu
thuẫn.
Nhóm kỹ năng hoạt động

đó.
Tập trung ở nhóm trong suốt quá trình làm việc,
chú ý vào công việc của bản thân và nhóm,
không xao nhãng.
Xác định được cách thức hợp tác phù hợp để

giải quyết nhiệm vụ.
Xác định đúng nhiệm vụ và công việc cụ thể
của từng vị trí trong nhóm, thực hiện có hiệu
quả các hoạt động để hoàn thành tốt nhiệm vụ
đó.
Tự đánh giá được năng lực của bản thân và
đánh giá được năng lực của từng thành viên
trong nhóm từ đó phân công nhiệm vụ đúng,
phù hợp với năng lực mỗi người hoặc chủ động
tiếp nhận nhiệm vụ phù hợp với năng lực bản
thân.
Tôn trọng, lắng nghe và bày tỏ sự ủng hộ. Gợi
mở, kích thích các thành viên khác tham gia
hoạt động nhóm.
Chia sẻ tài liệu, thông tin cho người khác, giúp
đỡ bạn tạo sự thành công cho nhóm để hoàn
thành nhiệm vụ
Tranh luận đúng vào nội dung cần giải quyết,
không hướng vào đả kích cá nhân người trình
bày với thái độ nhẹ nhàng, không chỉ trích, xúc
phạm người khác. Chấp nhận ý kiến trái ngược
nếu ý kiến đó là đúng.
Luôn bình tĩnh, kiềm chế được sự bực tức, nóng
nảy. Linh hoạt, sẵn sàng có thiện chí thỏa hiệp.
Phát hiện, điều chỉnh việc thực hiện nhiệm vụ
lệch với chủ đề.

Bảng 1.2: Nhóm KN hoạt động của năng lực hợp tác
Kĩ năng
Tiêu chí

Yêu cầu đạt đƣợc
Diễn đạt Trình bày được ý Trình bày ý tưởng/báo cáo của nhóm một cách
ý kiến
kiến/ báo cáo của ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu; kết hợp với ngôn
nhóm
ngữ cử chỉ, nét mặt để tăng hiệu quả, sức thuyết
phục.
Biết bảo vệ ý kiến Đưa ra được những giải thích, lí lẽ chứng minh
của mình
quan điểm, ý kiến của mình một cách ôn hòa,

12


Lắng
Biết lắng nghe
nghe và
phản hồi
Thể hiện được ý
kiến không đồng
tình
Viết báo Tổng hợp, lựa chọn
cáo
sắp xếp ý kiến các
thành viên trong
nhóm


không gay gắt.
Lắng nghe, hiểu và ghi lại, diễn đạt lại ý kiến

của người khác, không ngắt ngang lời người
khác.
Thể hiện ý kiến không đồng tình một cách lịch
sự, nhã nhặn. Khéo léo đặt câu hỏi để làm rõ
hoặc góp ý cho người khác.
Tổng hợp và lựa chọn ý kiến của các thành viên
trong nhóm, lựa chọn từ ngữ, cách trình bày
phù hợp, sắp xếp thành hệ thống để báo cáo
trước lớp.

Nhóm kỹ năng đánh giá
Bảng 1.3: Nhóm KN đánh giá của năng lực hợp tác

Kĩ năng
Tiêu chí
Tự đánh Tự đánh giá
giá
Đánh giá Biết đánh giá
lẫn nhau
lẫn nhau

Yêu cầu đạt đƣợc
Đánh giá chính xác, khách quan kết quả đạt được của
bản thân. Rút kinh nghiệm cho bản thân.
Đánh giá một cách chính xác, khách quan, công
bằng kết quả đạt được của người khác, nhóm khác.
Rút kinh nghiệm từ người khác cho bản thân.

1.3. Dạy học theo hƣớng bồi dƣỡng năng lực hợp tác
1.3.1. Dạy học hợp tác

1.3.1.1. Khái niệm dạy học hợp tác
Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ còn được gọi bằng một số tên
khác như "Phương pháp thảo luận nhóm" hoặc phương pháp dạy học hợp tác. Đây
là một phương pháp dạy học mà học sinh được phân chia thành từng nhóm nhỏ
riêng biệt, chịu trách nghiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua
nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức
lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung.
Dạy học hợp tác bao hàm cả về phương pháp dạy của thầy và phương pháp học
của trò. Nếu xét từ góc độ GV với hoạt động dạy học người ta thường nói dạy học
hợp tác, còn nếu xét từ góc độ người học sẽ là "học hợp tác". Thông thường các tài
liệu lí luận dạy học phương Tây, do xuất phát từ quan điểm dạy học lấy người học
với hoạt động học là trung tâm thì khái niệm "học hợp tác" được dùng khá phổ biến.
Ở Việt Nam, trong lí luận dạy học, dạy học hợp tác được nghiên cứu tiếp cận từ
nhiều góc độ khác nhau:

13


- Dạy học hợp tác là một hình thức tổ chức dạy học tức là đã xem nó như một
cách thức tổ chức tiến hành hoạt động dạy học phù hợp với mục đích, nội dung bài
học.
- Dạy học hợp tác là một phương pháp dạy học: tức là đề cập tới nó như một
cách thức, một con đường để đạt được mục đích của dạy học.
Cách tiếp cận dạy học hợp tác như là một phương pháp dạy học được các nhà lí
luận dạy học thừa nhận và được gọi chung là phương pháp dạy học hợp tác. Trong
cuốn: “Sự phát triển nhận thức học tập và giảng dạy”, F. E. Weinert đã viết: “Giờ
học nhóm, HS tự làm việc trong tổ, thảo luận tập thể và giảng dạy lẫn nhau, đó là
một số định dạng dùng để chỉ một kiểu dạy học và chỉ dẫn thể hiện tính xã hội,
trong đó, từng nhóm cá nhân học với nhau và học hỏi lẫn nhau”. Quan điểm này
được một số nhà lí luận dạy học Việt nam như Nguyễn Kỳ, Trần Bá Hoành, Thái

Duy Tuyên …thừa nhận.
- Dạy học hợp tác là sự giao thoa giữa phương pháp dạy học và hình thức tổ
chức dạy học.Trong quá trình dạy học, có những loại công việc vừa đóng vai trò là
phương pháp,vừa đóng vai trò là một hình thức tổ chức dạy học.
1.3.1.2. Qui trình dạy học hợp tác
Khi dạy học hợp tác, lớp học được chia thành những nhóm. Tùy mục đích sư
phạm và yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có
chủ định, được duy trì ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi theo từng hoạt động,
từng phần của tiết học, các nhóm được giao nhiệm vụ giống nhau hoặc mỗi nhóm
nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung.
Theo chúng tôi, qui trình dạy học hợp tác tuân theo các bước
- Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ để học sinh làm việc cá nhân ở nhà. Những
nhiệm vụ học tập thường là: Ôn tập kiến thức cũ có liên quan đến nhiệm vụ học tập
mới, các phương tiện phục vụ học tập, thu thập các thông tin từ các nguồn tài liệu
như SGK Vật lí, sách tham khảo, Internet...
- Bước 2. Chia nhóm, giao nhiệm vụ học tập cho mỗi nhóm
- Bước 3. Tổ chức làm việc nhóm : thảo luận nhóm để thực hiện các nhiệm vụ
học tập của nhóm, viết báo cáo kết quả hoạt động của nhóm,
- Bước 4. Tổ chức để các nhóm báo cáo và thảo luận chung toàn lớp
- Bước 5. GV thể chế hóa kiến thức. Giao nhiệm vụ để học sinh thực hiện ở
nhà.

14


×